Sơ lược buổi trò chuyện cùng nghị sĩ Đức Tom Koenigs về Nhân Quyền ở VN
Trong một ngày đẹp trời thứ sáu 15.08.2014 tại Berlin, một nhóm người Việt tị nạn đã có cuộc gặp gỡ trò chuyện tại văn phòng của ông Tom Koenigs – nghị sĩ đặc trách về Nhân Quyền của chính phủ Đức.
Ngài nghị sĩ này có một lịch sử khá thú vị liên quan đến Việt Nam. Năm 1972, lúc mới 28 tuổi, ông ta đã hiến tặng toàn bộ tài sản thừa kế của mình “hai giỏ xách đựng đầy tiền“, ước chừng đến 5 triệu Đức Mã – do gia quyến trong ngành ngân hàng để lại, cho Việt Cộng trong chiến tranh Việt Nam.
Một cuộc trò chuyện trong không khí dân chủ đã diễn ra với phần kể chuyện của ông Nghị sĩ cũng như của người tham dự đặt câu hỏi chất vấn.
Câu hỏi hóc búa đặt ra: “ Ông có ngờ rằng, số tiền ông hiến tặng cho Việt Cộng có thể dùng để mua vũ khí ?“. Ông ấy đã trả lời :“ Tôi không loại trừ khả năng này…, tôi đã không hỏi họ dùng số tiền đó để làm gì. Nhưng nếu ngày nay trong trường hợp này, thì tôi sẽ hiến tặng cho những tổ chức nhân đạo như Unicef để biết tiền của tôi sẽ dùng vào mục đích gì…“
Nói thêm, sau khi hiến tặng tài sản trên, ông Tom Koenigs cũng đã từng có thời gian vất vả làm tài xế taxi, công nhân để chi tiêu cho cuộc sống, trước khi chính thức đặt chân vào chính trường Đức quốc.
Trong thập niên 60 đầu thập niên 70, theo trào lưu phản đối chiến tranh Việt Nam nổ ra khắp thế giới nhất là ở Mỹ và Châu Âu. Tại Đức, hàng ngàn người Đức xuống đường hô vang „Hồ Chí Minh… Hồ Chí Minh…“ đòi Mỹ chấm dứt tham chiến tại Việt Nam. Trong những người xuống đường đó cũng có nhiều khuôn mặt không xa lạ trong chính trường Đức sau này. Sau cuộc chiến Việt Nam 1975, nước Đức gần như quên đi số phận của những người thua cuộc. May mắn là có con tàu Cap Anamur của hai người khởi xướng „ Con tàu cho thuyền nhân Việt Nam“- ông bà Rupert Neudeck và ông Heinrich Böll, tự phát cứu vớt người Việt vượt biển những năm 1979 và thập niên 80, làm dư luận Đức quốc một lần nữa phải quan tâm.
Theo ông, CHXHCN Việt Nam có chân trong Hội đồng Nhân quyền Quốc tế không phải là điều xấu. Bởi trong bản tường trình mỗi ba năm của Việt Nam về Nhân quyền trong nước sẽ được hội đồng đem ra mổ xẻ…
Trước câu hỏi „Hình như giới chính trị gia và dân Đức hầu như quên đi tình trạng Nhân Quyền ở Việt Nam sau cuộc chiến 75 !? “, ông cũng công nhận điều này. Bởi nhiều lẽ, trong đó có một điều quan trọng là chính người Việt tại Đức cũng đã không có đủ nỗ lực tạo sự chú ý cho người Đức về nhiều vấn đề đáng được quan tâm như tình trạng Nhân Quyền tồi tệ ở Việt Nam.
Về vấn đề Nhân Quyền ở Việt Nam, ông kể lại trong lần thăm Việt Nam cuối cùng, ông cũng từng bị theo dõi chặt chẽ bởi công an chìm của Việt Nam. Chuyện liên quan của người đồng nghiệp người Đức Heiner Bielefeld – Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo, bị sách nhiễu bởi chính quyền CSVN cũng đã được truyền thông Đức loan tin.
Hôm nay, chàng thanh niên trẻ Tom Koenigs ngày nào từng hiến tặng toàn bộ tài sản thừa kế của mình ủng hộ cho lý tưởng Cộng Sản Việt Nam đẹp đẽ…, đã trở thành một quý ông Tom Koenigs đưa tay đón nhận bộ hồ sơ những tù nhân lương tâm bị cầm tù bất chấp Nhân Quyền của chính thể chế mà ông từng ủng hộ.
Theo Facebook Huỳnh Minh Tú
Sử gia Trần Gia Phụng : Năm 1972, nữ tài tử Jane Fonda đến Bắc Việt chụp những tấm hình đăng khắp các báo trên thế giới quảng cáo cho cộng sản Bắc Việt. Về Hoa Kỳ, bà tham gia phong trào phản chiến để yêu cầu Hoa Kỳ rút quân. Năm 1988, chính Jane Fonda đã hối hận khi trả lời phỏng vấn của ký giả Barbara Walters: “Tôi sẽ còn hối tiếc đến lúc xuống mồ về những bức hình chụp tôi đứng cạnh mấy khẩu súng bắn máy bay, trông như tôi đang nhắm bắn các máy bay Mỹ… Hành động đó làm hại bao nhiêu chiến sĩ… Ðó là hành động kinh khủng nhất mà tôi có thể phạm. Ðúng là không biết suy nghĩ.”
Thưa,
Thôi thì để thực sự TẠ LỖI , yêu cầu nàng Jane Fonda xinh đẹp nổi tiếng nhiều người biết , lại sang du lịch Việt Nam , đi ngời ngời ngoài phố Hà Nội, chợ Đồng Xuân , đội nón màu Vàng Ba Sọc Đỏ , có in bốn chử Việt Nam Cộng Hòa cho dân Hà Nội sáng sáng đôi mắt…chứ để chị Mạc Việt Hồng lại bảo dân Bắc Kỳ ngoài í chẳng ai biết cờ Vàng Ba Sọc Đỏ na nàm sao cả.
Hà hà , nàng Fonda tắt phone trốn biệt….
Đồng thời với ông Koenigs thì còn rất nhiều trí thức, học giả, tài tữ như quý bà Baez, Jane Fonda, Simone de Beauvoir, quý ông Jean-Paul Sartre, Charles Aznavour, Louis Aragon, Bertrand Russell, Jorge Semprun, cùng vô số khác thiên tả (Cộng Sản hay Stalinists) v.v.
Một số tỉnh ngộ trước khi lìa trần, số còn lại tiếp tục dấn thân hay do khư khư không chấp nhận thực tế (Aragon); những kẻ giác ngộ thì xoay qua vận động và giúp đở đám « boat people » sau đó, cùng với nhóm Île de Lumière của Bernard Kouchner, v.v.
Vaut mieux tard que jamais….
Cách Mạng Nhân Quyền
Cách mạng nhân quyền thế giới ơi!
Dân tôi chờ đợi đã lâu rồi
Mà sao ngươi vẫn hoài xa cách?
Tự do, dân chủ, quyền con người.
Cách mạng nhân quyền tại Đông Âu
Dân tôi kỳ vọng biết là bao!
Nhưng rồi vận hạn nào đâu dứt
Vẫn búa liềm kia kẹp cổ đầu.
Cách mạng nhân quyền qua Liên xô
Dân tôi mừng rỡ muốn reo hò!
Nhưng rồi kiếp nạn còn dai dẳng
Đành phận nô vong với đảng Hồ.
Cách mạng nhân quyền sang Trung hoa
Dân tôi hồi họp đợi từng giờ
Nhưng rồi chúng đã dìm trong máu
Quyền sống vẫn hoài một ước mơ.
Cách mạng nhân quyền tại Á Phi
Dân tôi mong ước gió đưa về
Hoa lài bát ngát hương công lý
Mà vẫn còn đây kiếp não nề.
Cách mạng hoa lài hay hoa hồng?
Dân tôi bừng tỉnh giấc mơ mòng
Tư do phải được mua bằng máu
Dân chủ nào ai đem biếu không.
Cách mạng nhân quyền tại Việt Nam
Phải do ta nghĩ, tự ta làm
Bằng tình yêu nước vô bờ bến
Trước đảng nội thù, giặc ngoại xâm.
Phan Huy MPH
http://fdfvn.wordpress.com
Nữ ca sĩ Hoa kỳ Joan Baez vốn là một trong những tay phản chiến mạnh miệng nhất trong thời kỳ chiến tranh Việt nam. Tuy nhiên, chỉ trong vòng bốn năm sau cuộc chiến, bà đã cùng 78 nhân vật nổi tiếng khác đã gửi thư lột mặt nạ của con Ác quỷ Việt cộng :
OPEN LETTER TO THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Four years ago, the United States ended its 20-year presence in Vietnam. An anniversary that should be cause for celebration is, instead, a time for grieving. With tragic irony, the cruelty, violence and oppression practiced by foreign powers in your country for more than a century continue today under the present regime.
Thousands of innocent Vietnamese, many whose only “crimes” are those of conscience, are being arrested, detained and tortured in prisons and re-education camps. Instead of bringing hope and reconciliation to war-torn Vietnam, your government has created a painful nightmare that overshadows significant progress achieved in many areas of Vietnamese society.
Your government slated in February 1977 that some 50,000 people were then incarcerated. Journalists, independent observers and refugees estimate the current number of political prisoners between 150,000 and 200,000. Whatever the exact figure, the facts form a grim mosaic. Verified reports have appeared in the press around the globe, from Le Monde and The Observer to the Washington Post and Newsweek.
We have heard the horror stories from the people of Vietnam from workers and peasants, Catholic nuns and Buddhist priests, from the boat people, the artists and professionals and those who fought alongside the NLF. The jails are overflowing with thousands upon thousands of “detainees.” People disappear and never return. People are shipped to re-education centers, fed a starvation diet of stale rice, forced to squat bound wrist to ankle, suffocated in “connex” boxes. People are used as human mine detectors, clearing live mine fields with their hands and feet. For many, life is hell and death is prayed for.
Many victims are men, women and children who supported and fought for the causes of reunification and selfdetermination; those who as pacifists, members of religious groups, or on moral and philosophic grounds opposed the authoritarian policies of Thieu and Ky; artists and intellectuals whose commitment to creative expression is anathema to the totalitarian policies of your government.
Requests by Amnesty International and others for impartial investigations of prison conditions remain unanswered. Families who inquire about husbands, wives, daughters or sons are ignored. It was an abiding commitment to fundamental principles of human dignity, freedom and selfdetermination that motivated so many Americans to oppose the government of South Vietnam and our country’s participation in the war.
It is that same commitment that compels us to speak out against your brutal disregard of human rights. As in the 60s, we raise our voices now so that your people may live. Raise our voices now so that your people may live. We appeal to you to end the imprisonment and torture-to allow an international team of neutral observers to inspect your prisons and re-education centers. We urge you to follow the tenets of the Universal Declaration of Human Rights and the International Covenant for Civil and Political Rights which, as a member of the United Nations, your country is pledged to uphold. We urge you to reaffirm your stated commitment to the basic principles of freedom and human dignity… to establish real peace in Vietnam.
Joan Baez President,
Humanitas/International Human Rights Committee
Bản Việt ngữ
Dịch nguyên văn như sau:
“Cách đây 4 năm, Hoa Kỳ đã chấm dứt 20 năm hiện diện ở Việt Nam. Một dịp kỷ niệm đúng ra là nguyên nhân để đón mừng, nhưng thay vào đó, lại là lúc để đau buồn.
Với một thảm họa thật mỉa mai, sự tàn ác, bạo lực và đàn áp do các thế lực nước ngoài áp đặt lên đất nước quý vị trong hơn một thế kỷ qua, đang tiếp tục ngày hôm nay dưới chế độ hiện thời.
Hàng ngàn người Việt Nam vô tội, nhiều người mà “tội” của họ chỉ là các vấn đề thuộc lương tâm, hiện đang bị bắt giữ, tạm giam và tra tấn trong tù hoặc các trại cải tạo. Thay vì mang lại hy vọng và hòa giải cho đất nước Việt Nam bị chiến tranh tàn phá, thì nhà nước của quý vị lại tạo ra một cơn ác mộng đau đớn và che khuất đi những tiến bộ quan trọng đã đạt được trong nhiều phạm vi của xã hội Việt Nam.
Nhà nước quý vị đã tuyên bố vào tháng 2/1977 rằng có khoảng 50 ngàn người đang bị giam giữ lúc đó. Nhiều ký giả, các nhà quan sát độc lập và người tỵ nạn ước lượng rằng con số tù nhân chính trị hiện thời khoảng giữa 150 ngàn và 200 ngàn người.
Con số chính xác có là gì đi nữa, thì sự thật đang tạo thành một bức tranh tăm tối. Nhiều tin tức được xác hận đang xuất hiện trên báo chí thế giới, từ báo Le Monde và The Observer đến Washington Post và Newsweek. Chúng tôi đã nghe nhiều câu chuyện của những người đến từ Việt Nam -công nhân và nông dân, các nữ tu Công giáo và tu sĩ Phật giáo, các thuyền nhân, văn nghệ sĩ và các nhà chuyên môn cũng như những người đã từng chiến đấu bên cạnh Mặt trân giải phóng.
- Các nhà tù đang tràn ngập với hàng ngàn đến hàng ngàn “tù nhân”.
- Nhiều người bị mất tích và không tìm được tông tích.
- Nhiều người bị đưa đến các trại cải tạo, cho ăn bằng những khẩu phần gạo chết đói, buộc phải ngồi với cổ tay và cổ chân bị trói chặt, đến ngạt thở trong các thùng connex.
- Nhiều người bị dùng như những vật dò tìm bom mìn, dọn các bãi mìn bằng tay chân trần trụi.
Ðối với nhiều người, sống là địa ngục và cái chết là điều mong ước. Nhiều nạn nhân là đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã từng ủng hộ và chiến đấu cho mục tiêu thống nhất đất nước và quyền dân tộc tự quyết, họ là những người vì hòa bình, thành viên của các tổ chức tôn giáo hoặc vì các nền tảng đạo đức triết lý đã chống đối lại các chính sách độc đoán của chế độ Thiệu Kỳ; họ là các văn nghệ sĩ và trí thức quyết tâm được tự do sáng tạo bị hất hủi bởi các chính sách độc tài của nhà nước quý vị.
Yêu cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế và nhiều tổ chức khác để được tự tìm hiểu tình trạng lao tù vẫn chưa được đáp ứng. Các gia đình muốn biết tin tức về vợ chồng con cái họ đều bị thờ ơ.
Chính một quyết tâm bền bỉ về các nguyên tắc cơ bản của nhân cách, tự do và quyền tự quyết đã là động cơ thúc đẩy rất nhiều người Mỹ phản đối chính quyền miền Nam và sự tham dự của đất nước chúng tôi vào cuộc chiến. Cũng chính vì một quyết tâm tương tự bắt buộc chúng tôi phải lên tiếng phản đối sự bất chấp đến tàn bạo về nhân quyền của quý vị.
Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy chấm dứt ngay việc bỏ tù và tra tấn –cho phép một nhóm quốc tế gồm các nhà quan sát trung lập được đến để thanh tra các nhà tù và trung tâm cải tạo của quý vị.
Chúng tôi khuyến cáo quý vị nên tuân theo các nguyên tắc của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà đất nước quý vị là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, đã cam kết phải thi hành.
Chúng tôi khuyến cáo quý vị nên xác định lại cam kết mà quý vị đã tuyên bố về các nguyên tắc về tự do và phẩm cách con người… để thiết lập một nền hòa bình thật sự tại Việt Nam.
Ký tên: Joan Baez”
oOo
Thư được 78 nhân vật nổi tiếng ký tên, trong đó có I. F. Stone, Barton Bernstein, Daniel Berrigan, Jerome Weisner, Bert Coffey, Benjamin Dreyfus, Sanford Gottlieb, Terence Hallinan, Staughton Lynd, Allen Ginsberg, Edmund Pat Brown, Ginetta Sagan, Cesar Chavez, và Nat Hentof, v.v.
Bọn phản chiến , chờ đến lúc tụi nó ăn năn là dân tộc Việt Nam Cộng Hòa của tui phải chết bì bõm mấy trăm ngàn người ở biển Đông
Bởi vậy cái đám này , tha thứ cho tụi nó thì cũng …OK bởi dân tộc Việt Nam Cộng Hòa rộng lượng bao dung
Ây nhưng mà , nếu có dịp thì cũng cầm cái kềm bẻ thử một cái răng coi tụi nó có đau không? thay thay vì bóp cổ lè lưỡi
Mất một cái răng mà chúng nó đau quặn thế , thì cả trăm ngàn công dân Việt Nam Cộng Hòa mất nhà mất cửa , mất vợ , mất chồng , cha , con… etc..thì bọn phản chiến nghĩ sao?
Bởi vậy , chúng ta phải đốc thúc bọn này “diễn tiến hòa bình” diệt Cộng thiệt nhanh mới được , khiến huơng hồn của bao người Việt Nam là nạn nhân Cộng Sản , đến rằm tháng bảy cũng đở phiêu diêu sầu thãm
Tổng Thống Richard Nixon: “Không có biến cố lịch sử nào của nước Mỹ mà bị hiểu lầm nhiều hơn cuộc chiến Việt Nam. Lúc ấy nó đã bị tường trình sai, và ngày nay nó bị nhớ sai. Hiếm khi nào nhiều người đã sai lầm đến thế. Chưa bao giờ sự hiểu lầm về cuộc chiến đó có những hậu quả bi thảm đến như vậy”
——————————————————————————————
Nixon:”Có quá nhiều trí thức Mỹ và những bậc thượng lưu ưu tú của nền văn hóa Mỹ đã tự tỏ ra là họ xuất sắc sáng lạn, nhưng họ bị chột một con mắt: Họ có xu hướng chỉ thấy điều xấu xa ở phía bên Hữu, chứ không thấy xấu ở phía bên Tả. Họ có thể cực kỳ đơn sơ và ngây thơ về những thực tế của cuộc chiến toàn cầu mà chúng ta đang chiến đấu trong đó. “Chiến tranh là xấu”. “Hòa bình là tốt”. Ngày nay, vấn đề Phương Tây sống hay chết nằm trong tay lực lượng ưu tú mới của mình.
Nước Mỹ thua ở Việt Nam vì lực lượng ưu tú này luôn luôn mô tả trước là Diệm rồi sau là Thiệu là những nhà độc tài tham nhũng, và rằng cuộc chiến là xấu xa không đáng để tham chiến. Họ làm ngơ không đếm xỉa đến điều là nếu không chiến đấu thì sự thể sẽ còn tồi tệ hơn như thế nào….Các đài truyền hình thì lãng mạn hóa đối phương gọi chúng là những nhà cách mạng, cũng giống như tờ Nữu Ước Thời Báo lãng mạn hóa phe Fidel Castro hai thập niên trước, làm cho cuộc cách mạng của hắn ta trở nên chính đáng, và làm cho hắn ta nắm chắc phần thắng”.