WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thu nhập người Việt sắp thấp hơn cả Lào, Campuchia?

thunhaptb

Chỉ 3 đến 5 năm tới, thu nhập người Việt Nam sẽ bị Lào, Campuchia, Myanmar vượt qua”.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Chí Dũng – Thứ trưởng Bộ KHĐT tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam đến năm 2025: Cơ hội và thách thức”, do Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) tổ chức, ngày 10/10.

Tờ Tiền Phong dẫn lời ông Dũng cho hay, kinh tế Việt Nam bắt đầu xu thế giảm từ năm 2007. Tới năm 2012, tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất trong 15 năm. Từ 2013 tới nay, tăng trưởng cao hơn trước, nhưng chưa như kỳ vọng.

Điều này do các tác động tăng trưởng truyền thống đã tới hạn, nền kinh tế mất cân đối và kém hiệu quả. Tăng trưởng dựa nhiều vào vốn và lao động, hiệu quả đầu tư thấp.

“Trong khu vực ASEAN, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ hơn Lào, Campuchia, Đông Timo, Myanmar. Nếu vẫn phát triển như hiện nay, các nước này chỉ mất 3-5 năm tới là vượt mình, đó là điều đáng buồn. Đã tới lúc kinh tế nước ta cần thay đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển”, ông Dũng nói.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1.910 USD/người, Lào 1.645 USD/người, Campuchia 1.007 USD/người; Myanmar 900 USD/người.

Trước đó, ngày 15/4, tại cuộc hội thảo về “Bẫy thu nhập trung bình” do Ban Kinh tế Trung ương và Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức, nhiều chuyên gia kinh tế đã mổ xẻ Việt Nam mới bước vào vị trí quốc gia có thu nhập trung bình được vài năm và vẫn đang là một nền kinh tế dựa vào tài nguyên, gia công và lắp ráp.

Giáo sư Kenichi Ohno (Nhật Bản), Giám đốc Dự án Diễn đàn Phát triển Việt Nam lo ngại, kể từ khi bước lên nấc thang cao hơn thì các dấu hiệu của bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam lại trở nên rõ ràng hơn.

Ông tóm lược: Tăng trưởng ngày càng chậm, năng suất kém, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chỉ mang tính hình thức, các chỉ số xếp hạng toàn cầu vẫn trì trệ.

Cùng đó, các vấn đề nảy sinh do tăng trưởng gây ra đều đã hiện hữu ở Việt Nam như lạm phát, bong bóng bất động sản, tắc nghẽn giao thông, môi trường, tham nhũng.

Ông chia sẻ, với mức thu nhập trung bình thấp như vậy thì còn quá sớm để chấp nhận tăng trưởng kinh tế chậm lại. Việt Nam có cơ cấu dân số vàng, với 70% dân số ở độ tuổi lao động trẻ. Điều này sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế hàng năm. Nhưng hiện nay, dân số Việt Nam đang già đi.

“Nếu vẫn giữ tình trạng như hiện nay , rất có thể, Việt Nam sẽ rơi vào cảnh chưa giàu đã già”, GS Ohno cảnh báo. Ảnh minh họa

Năm 2008, thời điểm Việt Nam đang được kỳ vọng sẽ “cất cánh bay lên”, hoặc sẽ như một “ngôi sao mới”, hay sẽ trở thành con rồng châu Á thì nguy cơ bẫy thu nhập trung bình trong tương lai cũng đã được cảnh báo.

“Đến nay, tôi có thể nói rằng, Việt Nam đang rơi vào bẫy này”, vị giáo sư người Nhật đã có 20 năm nghiên cứu về Việt Nam khẳng định.

TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng thẳng thắn: “Ta hãy còn sĩ diện khi nói thẳng vào vấn đề này. Theo tôi là chúng ta ta đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình rồi”.

“Sau 30 năm đổi mới, cơ cấu kinh tế của ta vẫn là khai thác tài nguyên, gia công dệt may với gia giày và lắp ráp. Chúng ta xác định quan điểm là một nước công nghiệp công nghệ cao, hiện đại nhưng thực chất, lại không rõ công nghiệp hiện đại, công nghệ cao là như thế nào? Cả 3 nhóm chủ lực nhất của một nền kinh tế công nghiệp đều ở đẳng cấp thấp. Tình trạng này còn có thể kéo dài nữa”, TS Thiên phân tích.

Ngưỡng để một quốc gia bị coi là rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới là kẹt cứng vị trí này trong 28 năm và ngưỡng thời gian rơi vào bẫy thu nhập trung bình cao là 14 năm.

Theo GS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đai học Kinh tế quốc dân, với mức thu nhập khoảng 2.000 USD/người như Việt Nam, muốn vượt bẫy thu nhập trung bình thì trong vòng 28 năm, phải có tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người ít nhất là 4,7%/năm.

Giáo sư Vương Đình Huệ, Trưởng Ban kinh tế Trung ương cho biết, bẫy thu nhập trung bình là tình huống tiến thoái lưỡng nan trong xây dựng và phát triển chính sách kinh tế. Vướng vào bẫy này thì các hiệu quả của sự nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ bị suy giảm.

“Việt Nam mới gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập trung bình, nhưng cũng sẽ phải quan tâm để sớm tránh bẫy này”, GS Huệ nhấn mạnh.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 21/9, tại diễn đàn phát triển châu Á lần thứ 5 với chủ đề “Thách thức và chiến lược hướng tới phát triển bền vững của châu Á”, nhiều ý kiến nhận định phải tới năm 2058 Việt Nam mới thoát “bẫy thu nhập trung bình”. Trong các nước châu Á, Việt Nam thuộc nhóm phải mất nhiều thời gian nhất để cải thiện.

Theo Thái Linh/ Đất Việt

8 Phản hồi cho “Thu nhập người Việt sắp thấp hơn cả Lào, Campuchia?”

  1. Người góp ý says:

    Đảng CSVN có tội rất lớn đối với nhân dân VN là lừa dối , bóc lột , đàn áp , trù dập những thành phần vì cuộc sống nhân dân mà góp ý .Thử hỏi tại sao trẻ em đi học phải đóng tiền nhất là cấp tiểu học chẳng nhẽ đảng sáng suốt , tài tình lại thua bọn Pháp ,Mỹ ngụy.Đảng cố bám ghế,mặt dạng mày dầy dùng công an cảnh sát để yên vị ra sức vơ vét qua các công trình khủng,Hồ chí Minh nói cũng không gì sai đuổi được Mỹ ngụy ta xậy dựng gấp 10 lần hơn ,hơn đây là cán bộ đảng viên nhà cao cửa rộng chớ không phải nhân dân ,xây dựng nhiều để tiện bề bỏ túi riêng . Cai trị không ra gì nhưng lợi dụng xương máu ,tài lực nhân dân để vun đấp cho gia đình ,thân tộc .

  2. thieu jia says:

    Người chơi thối ở đây không phải là ông Nguyễn Phú Trọng, một người bình thường có phần khiêm tốn.Thủ tương Nguyễn tấn Dung mới chính là ngưõi đã đẩy xãy hội Viẹt nam đen giai đoan suy thoái như hiên nay.Tu khi ông TT Dũng nên năm quyền Xã hội Việt nam bị chia năm se bảy vì những phe nhom lợi ích.,Nguời dân nhao nhác vì mất niêm tin ,khi ông Dũng giành hết mội đạc quyền đặc lợi cho Gia đình riêng và Phe nhom của ông.Và có tham vong nắm giữ hêt một quyền hành, đẻ dẽ bề thành một nhà Độc tài Cha truyền con nối , mà ban thân ông thi cũng chưa làm được Công lao gì to lơn đối với đất nước,mà Bổng lọc thì Gia đình ông Dũng đã hưởng qua nhiều ,khiến lòng ngươi ly tán,

    • Trúc Bạch says:

      thieu jia sai rồi….

      Không phải lỗi của riệng Trọng…lú, cũng không phải là lỗi của riêng Dũng 3X;

      Đó là tội lỗi của Hồ Chí Minh và toàn thể đảng viên đảng CSVN !!

      “Nước Việt Nam Rừng Vàng Biển Bạc; Người Việt Nam Thông Minh, Cần Cù, Ham Học Hỏi…” thế mà nước VN cứ tụt hậu, dân VN cứ nghèo .Chỉ vì VN vô phước bị Hồ Chí Minh rước cái chủ nghĩa CS (chó đẻ) từ Nga Tầu về làm cho đất nước tan hoang, dân tình thống khổ theo đúng tinh thần “vô sản chuyên chính” mà hắn ta học được từ các thày Xít, thày Mao .

      Đâu có nước nào theo chủ nghĩa CS mà người dân không xuốt đời phải chịu nghèo khó ?

      Đâu có cán bộ đảng viên đảng CS nào mà không nhà cao cửa rộng, ăn uống ngập mồm, con cái ra đời làm cha thiên hạ ?

      Tóm lại :Đất nước VN tụt hậu, con người VN khốn khổ là hoàn toàn do tội lỗi Trời Không Dung, Đất Không Tha của Hồ Chí Minh và toàn thể đảng viên đảng CSVN !

  3. Dĩ vãng ấy hôm nay xa rồi says:

    Dĩ vãng ấy hôm nay xa rồi
    Luyến lưu bao ngày qua
    Mà nay biết tìm đâu?

    ( Trích ) Tiến sĩ Trần Đăng Hồng: Năm 2012, cơ quan Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế công bố chỉ số GDP đầu người cho 185 quốc gia, bắt đầu từ năm 1960 .

    Vào thời điểm 1960, trong số 10 quốc gia Á châu, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH, South Vietnam, 223$) có GDP đầu người đứng sau Singapore (395$), Malaysia (299$), Philippines (257$), nhưng nhiều hơn Nam Hàn (155$), hơn gấp đôi Thailand (101$), gấp 2,4 lần Trung quốc (92$), gấp 2,7 lần Ấn độ (84$), và gấp 3 lần Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (North Vietnam, 73$).

    Trong thời gian từ 1954 đến 1975, năm 1960 là năm VNCH có nền kinh tế huy hoàng nhất. Vào năm này VNCH xuất cảng (xuất khẩu) tổng cộng 84 triệu US$, gồm 2 sản phẩm chánh là cao su (40 triệu US$) và gạo (27,7 triệu US$). Riêng về xuất cảng gạo, năm 1960 là đỉnh cao nhất kể từ 1955 với khoảng 340.000 tấn.

    Tổng sản lượng quốc gia VNCH năm 1960 là 82 tỉ đồng VN, trong số này gồm có 4,481 tỉ đồng (5,5%) là tiền viện trợ .

  4. Nguyễn Trọng Dân says:

    Một điều hết sức lọa nhưng có thật là ở Việt Nam , thu nhập của ĐÀY TỚ NHÂN DÂN lúc nào cũng lại cao hơn…NHÂN DÂN , vốn là ông chủ của những thằng đầy tớ đó !

    Việt Nam là một quốc gia mà ĐÀY TỚ NHÂN DÂN chưa hề bị chết đói mà lại còn giàu sụ , chỉ có NHÂN DÂN , vốn là ông chủ , bị chết đói mà thôi !

  5. Việt cộng đần độn says:

    “Nguyễn Chí Dũng – Thứ trưởng Bộ KHĐT : “Chỉ 3 đến 5 năm tới, thu nhập người Việt Nam sẽ bị Lào, Campuchia, Myanmar vượt qua”. Trích

    6/3/14: TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia : Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản.

    Theo thống kê của Bộ Khoa học – Công nghệ , cả nước có 24.300 tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ.

    PGS-TS Phạm Bích San – Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam: “Số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á “ .

    Nhưng hỡi ôi, GDP của người Nhật là 38492 USD so với người Việt 1910 USD !

  6. Thế Kỷ says:

    Thật không hiểu nổi? Con rẻ của TT Dũng sắp mua lại đội bóng với gía chỉ có 100 triệu Mỹ Kim,một người còn rất trẻ mà đã có một món tiền lớn đến như thế,đã là triệu phú.Không hiểu sao ông này không phổ biến bí kíp làm giầu cho bà con nhờ,để khỏi phải thua cả Cambodia.Mà có lẽ là nhà nước CS đã thua thật,họ đã chế được xe ôtô,mẹ ôtô con rồi mà nghe đâu nền công nghệ của ta mới lchế được con đinh bù long.
    Ôi đỉnh cao trí tuệ loài gì nhỉ?

  7. Dung Leanhd says:

    chiều cao thanh-niên VN hiện nay đã thấp nhất khu vực.

Leave a Reply to Nguyễn Trọng Dân