Dương Danh Dy: ‘Hậu quả tai hại của Hội nghị Thành Đô’
…Hơn 20 năm sau Hội nghị Thành Đô, nay có dịp nhìn lại vấn đề, người ta sẽ thấy “ngộ” ra được một số điều mà ngay từ khi được phổ biến kết quả của Hội nghị, những người quan tâm đến tình hình đất nước lúc đó đã ít nhiều biểu thị sự không đồng tình.
Bước đầu, xin mạnh dạn công khai một số yếu kém của phía chúng ta, cũng như xin thẳng thắn đề cập tới một vài tác hại của những “quyết đoán” sai lầm khi đó đối với đất nước.
Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc.
Ngoài những nhân nhượng vô nguyên tắc về Campuchia như đã trình bày ở bài trước, phía Việt Nam đã không hề (hay không dám) đề cập tới nguyên nhân tạo ra bất đồng trong quan hệ Việt Trung trong hơn 10 năm qua nhất là cuộc Chiến tranh Biên giới tháng 2 năm 1979 do Ban lãnh đạo Bắc Kinh cố tình, chủ động gây ra.
Phía Việt Nam đã hoàn toàn cho qua vấn đề sau khi nghe Giang Trạch Dân nói trong diễn văn: quan hệ hai nước từ nay “hãy gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”.
Đó là những điều ngưòi viết bài này thu nhận được sau khi đã hỏi kỹ đồng chí phiên dịch và nói chuyện nghiêm túc nhiều lần với đồng chí Hồng Hà khi đồng chí còn sống tại một số cuộc họp và tại phòng làm việc của đồng chí tại số 2 Nguyễn Cảnh Trân và tại nhà riêng của tôi do đồng chí chủ động tới gặp.
Không dám hé một lời
Chúng ta không đòi Trung Quốc phải bồi thường chiến tranh trong khi đã nêu vấn đế Mỹ bồi thường chiến tranh là điều kiện tiên quyết để bình thường hoá quan hệ hai nước nhưng tại sao trong đàm phán bí mật lại không dám nói dù chỉ là một lời với Trung Quốc về cuộc chiến tranh tàn ác đó và buộc họ chí ít phải nói ra câu ‘lấy làm tiếc’ về hành động phi nghĩa của mình?
Nhượng bộ vô nguyên tắc này của Việt Nam đã làm cho Trung Quốc dường như giành được ‘vị thế chính nghĩa’ trước dư luận quốc tế và nhất là trong đông đảo nhân dân Trung Quốc dù họ mang hơn 60 vạn quân chính quy xâm lược, giết hại nhiều đồng bào ta, tàn phá nhiều cơ sở vật chất của ta tại vùng sáu tỉnh biên giới Việt Nam.
Làm cho một bộ phận người trên thế giới cho rằng những vu cáo bịa đặt của Trung Quốc: ‘Việt Nam xua đuổi người Hoa’, ‘Việt Nam xâm lược Campuchia’… là đúng, việc thế giới ‘lên án, bao vây cấm vận Việt Nam’ là cần thiết, việc Trung Quốc ‘cho Việt Nam một bài học’ là phải đạo…trong khi chính chúng ta mới là ngườì có công lớn trong việc đánh tan bọn Khơme Đỏ, cứu nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng. Tóm lại là đã làm cho khá nhiều người trong thời gian khá dài hiểu lầm, ác cảm với Việt Nam.
Cho tới khi đặt bút viết những dòng này mặc dù đã mất nhiều công sức tìm hiểu, người viết vẫn chưa biết ai là người đề xuất chủ trương cấm không được nói lại chuyện cũ với Trung Quốc, khiến cho trong hơn 20 năm qua, trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam không hề có một tin tức nào động chạm tới Trung Quốc. Ngay cả tên tuổi, nghĩa trang của các liệt sĩ hy sinh trong cuộc đấu tranh yêu nước thần thánh trên cũng bị cố tình lảng tránh không dám công khai nói tới, thậm chí bị lãng quên.
Cần phải nói ra đây một sự thực là trong khi đó, báo, mạng chính thống của Trung Quốc vẫn ra sức tung hoành, không hề bị một sự cấm đoán, hạn chế nào, ngày ngày tìm hết cách để bôi xấu, xuyên tạc Việt Nam về mọi mặt, đến nỗi phần lớn người dân Trung Quốc bình thường khi được hỏi về Việt nam cũng thốt lên, Việt Nam là ‘vô ơn bội nghĩa, là kẻ ăn cháo đá bát’…
Theo tài liệu chính thức của Trung Quốc trong một cuộc điều tra công khai, đã có tới “80% dân mạng Trung Quốc – tức khoảng 300 triệu ngưòi-chủ yếu là thanh niên và người có học – tán thành dùng biện pháp vũ lực với Việt Nam tại Biển Đông.
Cảm tình, ấn tượng tốt đẹp của đa số nhân dân Trung Quốc về một nước Việt Nam anh dũng trong chiến đấu, cần cù trong lao động, hữu nghị với Trung Quốc trước đây dường như không còn nữa. Hậu quả tai hại này chưa biết bao giờ mới xoá bỏ được.
Chấp nhận yêu sách trắng trợn của phía Trung Quốc gạt bỏ mọi chức vụ trong và ngoài đảng đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, rồi lợi dụng mọi cơ hội đế đến Đại hội 8 Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức làm được việc đó khi đồng chí là một trong số rất ít người lãnh đạo có tư duy sáng tạo, am hiểu tình hình quốc tế, có sức khoẻ dồi dào, có uy tín quốc tế, nhất là đối với các nước Phương Tây là một việc làm thể hiện sự yếu kém về bản lĩnh và sự tha hoá về tình nghĩa cộng sản, là một việc làm dại dột “vác đá tự ghè chân mình”…
Có thể nói mà không sợ quá mức rằng, nếu Nguyễn Cơ Thạch còn trong ban lãnh đạo cấp cao Đảng ta một nhiệm kỳ nữa thì việc bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ và việc Việt Nam gia nhập Asean chắc chắn không phải mãi đến năm 1995 mới thực hiện, chậm hơn việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc tới gần 5 năm.
Ban lãnh đạo Bắc Kinh các thế hệ, lo sợ ảnh hưởng của Nguyễn Cơ Thạch tới mức, mặc dù ông buộc phải nghỉ hưu và mất đã khá lâu mà hơn hai mươi năm sau ngày bình thưòng hoá quan hệ Việt Trung, tại Đại hội lần thứ XI ĐCSVN tháng 1 năm 2011 họ còn không muốn để con trai ông làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam (lời nguời lãnh đạo đảng ta lúc đó nói, tôi được nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Trọng Vĩnh trực tiếp cho biết)
Cần nói thêm, việc ngoan ngoãn chấp hành yêu sách gạt bỏ đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã tạo điều kiện để từ sau đó, Bắc Kinh can thiệp ngày càng sâu hơn vào công tác cán bộ, nhân sự chủ chốt của đảng và nhà nước ta qua mấy kỳ đại hội Đảng (IX, X, và XI) nhằm có người thân Trung Quốc trong cơ cấu lãnh đạo cấp cao.
Việc tỏ ý không muốn thấy con trai đồng chí Nguyễn Cơ Thạch nêu trên chỉ là một ví dụ gần đây nhất.
Đây là việc chưa từng có trong Đảng ta. Chúng ta đều biết thời Bác Hồ, trong Đảng ta tuy có người này kẻ kia thân Liên Xô, thân Trung Quốc nhưng ngưòi nào cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành đường lối của Đảng, thời đồng chí Lê Duấn là người lãnh đạo chủ yếu đã không duy trì được nếp chung sống đó, nhưng bất kể là ai hễ thân Liên Xô, thân Trung Quốc trong đảng đều bị loại trừ.
Có thể nhận định thế này thế nọ về hiện tượng trên nhưng có một điều có thể khẳng định, thời đó nước ngoài và nhất là Trung Quốc, không thể trực tiếp thò tay can thiệp vào nội bộ Đảng ta nhất là vê công tác nhân sự tổ chức.
Nhưng từ năm 1991 đến nay, việc Trung Quốc can thiệp vào nội bộ ta đã hầu như đã diễn ra thường xuyên và chưa hề bị lên án. Phải chăng đã xuất hiện ‘Nhóm lợi ích thân Trung Quốc’ trong Đảng ta? Không giải quyết được tình trạng này thì hậu hoạn khôn lường.
Bài học bị dắt mũi nhớ đời
Không thể dùng các từ ngữ thông thưòng để đánh giá các hậu quả trên mà phải dùng từ “cái giá phải trả bằng xương máu” mới phản ánh đúng bản chất của vấn đề.
Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã…
Vì vậy một vấn đề cũng quan trọng không kém mà người viết xin mạnh dạn khởi đầu trước: từ những cái giá phải trả đó chúng ta cần rút ra những bài học gì? Cần ghi nhớ những bài học nào?
1. Những ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta lúc đó hầu như không nắm được những thay đổi, những diễn biến lớn trên trường quốc tế, nhất là về các nước XHCN Đông Âu, tình hình Liên Xô, tình hình Mỹ cũng như tình hình đối thủ trực tiếp của mình lúc đó là Trung Quốc. Từ đó đã có những nhận định rất sai lầm để rồi đưa ra những quyết định rất sai lầm.
Thắng lợi của Công đoàn Đoàn kết tại Ba Lan, sự kiện Bức tường Berlin bị nhân dân Đức xoá bỏ, việc Yeltsin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Liên bang Nga, Gorbachev từ bỏ chủ nghĩa xã hội và đảng cộng sản… đã không làm cho một số ngưòi trong ban lãnh đạo chúng ta thấy rằng chủ nghĩa xã hội đã không còn được nhân dân ở chính ngay những nước đó ưa thích, theo đuổi, sự sụp đổ của họ là lẽ tất nhiên.
Trong tình hình như thế mà lại chủ trương ‘bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chống đế quốc’, ‘Mỹ và Phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản’.
“Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng là nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.” (trích Hồi ký Trần Quang Cơ)
Cần thấy rằng, trước đó Liên Xô là chỗ dựa về nhiều mặt của Việt Nam, tuy vậy phải nói thẳng ra rằng, so với Cuba thì Việt Nam tương đối ít lệ thuộc hơn. Thế nhưng trong khi Cuba phụ thuộc nặng nề vào Liên Xô, lại ở ngay sát nách Mỹ đã không tỏ ra hoảng hốt khi Liên Xô tan rã, và các bạn ấy vẫn hiên ngang đứng vững từ đó đến nay, Mỹ không dám can thiệp… thì Việt Nam đã phải vội vã quay sang tìm đồng minh ngay với kẻ đang là đối thủ nguy hiểm trực tiếp của mình chỉ vì cái đại cục chung chung, chỉ vì sợ mất chỗ dựa, sợ có thể mất chủ nghĩa xã hội, mất Đảng.
Không thấy hết những khó khăn trong ngoài nước của Trung Quốc lúc đó. Trong nước họ vừa xảy ra sự kiện Thiên An Môn, Triệu Tử Dương bị cách chức Tổng Bí thư, nội bộ lãnh đạo cấp cao bất đồng sâu sắc, một bộ phận nhân dân bất mãn với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Do đàn áp đẫm máu học sinh sinh viên, Trung Quốc bị các nước Phương Tây chủ yếu cấm vận về chính trị, kinh tế, quân sự, có hạng mục như xuất khẩu kỹ thuật cao trong quân sự đến nay vẫn chưa huỷ bỏ.
Họ ở vào thế không có lợi nhiều mặt khi bình thường hoá quan hệ với ta, nhưng do mấy nhà lãnh đạo chúng ta lúc đó đánh giá không đúng tình hình nên không những không sử dụng được lợi thế của mình, mà còn bị Trung Quốc ‘dắt mũi’ kéo theo, thiệt đơn thiệt kép trong xử lý quan hệ cũ và trong giai đoạn bình thường quan hệ mới, cho tới tận bây giờ và cả trong tương lai nữa.
Không thể không đề cập tới một vấn đề nữa là trong hơn 10 năm đối kháng, nhà nước Xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không từ thủ đoạn nào trong đối xử với nước ta, không những thế thái độ của họ trong đối xử với Liên Xô, trong đối xử với nước Ấn Độ láng giềng đồng tác giả với họ trong đề xướng 5 nguyên tăc chung sống hoà bình những năm trước đó.
Chẳng lẽ Ban lãnh đạo Việt Nam lúc đó lại không thấy chút nào?
2. Bằng những thoả thuận tại Hội nghị Thành Đô, mấy nhà lãnh đạo chủ yếu của Đảng ta lúc đó đã tự đánh mất bản lĩnh kiên cường, bất khuất, không sợ địch mà nhiều thế hệ lãnh đạo đã nêu cao, để sẵn sàng nhận sai về phần mình trước kẻ thù, tuỳ tiện đổ lỗi cho người tiền nhiệm.
Người viết bài này không hiểu vì sao, người đại diện cho Đảng ta, một nhân vật có tinh thần sáng tạo lớn với ý chí kiên cường đã tích cực phát triển đường lối cải cách và Đổi mới và chỉ đạo toàn Đảng toàn dân thu được những thành tích to lớn rất quan trọng bước đầu, thế nhưng trước đối thủ Trung Quốc hình như chỉ còn là chiếc bóng, mất hết cảnh giác cách mạng gật đầu tin tưởng và làm theo mọi đề xuất mang đầy chất lừa bịp ‘vì chủ nghĩa xã hội’, ‘vì đại cục’ của Trung Quốc, thậm chí chấp nhận để họ can thiệp vào công việc nhân sự cấp cao của đảng ta.
Bài học này, cần được phân tích sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, một mặt để thấy rõ sai lầm quá khứ, một mặt để ngăn chặn, phá tan những âm mưu, mánh khoé mới của ngưòi ‘láng giềng bốn tốt’, của ‘những đồng chí’ luôn rêu rao ’16 chữ vàng’ đang không ngừng vận dụng những thành quả cũ vào trong quan hệ với Việt Nam chúng ta hiện nay và trong tương lai.
Nguồn: BBC
ANH HÙNG
Thế gian khó có anh hùng
Thường thi chỉ lắm bọn khùng bọn điên
Khùng điên gặp vận huyên thuyên
Nhân gian đành phải đảo điên bao lần !
Thôi thì đời vốn chỉ phù vân
Cái gì rồi cũng một lần vậy thôi !
Hơi đâu trách đứng than ngồi
Anh hùng đâu để cuộc đời phải than !
Khùng điên gặp vận rỡ ràng
Có than cũng vậy tình tang sự đời !
Nên thôi cũng chẳng bồi hồi
Anh hùng hiếm lắm dễ ngồi mà than !
SAO NGÀN
(27/11/14)
Thế gian rất hiếm anh hùng
Nhưng nhiều trọc hí khùng khùng Ngàn ĐIÊN
Khùng điên láo lếu huyên thuyên
Ngàn Mây Ngàn Hổn Ngàn Điên Ngàn Lần
Khá khen tạo hóa phù vân
Ngàn này Ngàn nọ chật sân chật đồi
Thơ thì cũng thế mà thôi
Khô như mướp rách lôi thôi dài dòng!
Lý Thị Dung
DUNG NHƯ CON CHÓ
Mày như con chó Dung ơi
Mầy chuyên xơi cứt trên đời nên hư
Nhục thay ai dạy mày chừ
Xem mày cũng biết chủ mày là ai !
PHIẾM NGÀN
(27/11/14)
Thơ hơi có vẻ huề vốn nhưng mà hay
HUỀ VỐN
Vốn nào mà vãi tung hê
Người khôn ăn nói mọi bề đều khôn
Ai ngu giữa chốn cô hồn
Mà đi gây chuyện hỏi còn khôn sao
Cuộc đời phải biết thế nào
Kệ cha bọn họ xông vào mà chi
Nói năng phải biết khi thì
Lăn dưa đá cá ích gì nói năng !
TRÍ NGÀN
(28/11/14)
Trích: “phía Việt Nam đã không hề đề cập tới nguyên nhân tạo ra bất đồng trong quan hệ Việt Trung trong hơn 10 năm qua nhất là cuộc Chiến tranh Biên giới tháng 2 năm 1979 do Ban lãnh đạo Bắc Kinh cố tình, chủ động gây ra”
Nguyên nhân bất đồng giữa Việt Nam – Trung Quốc theo ông Dương Danh Dy đó là gì? Nguyên nhân bất đồng gây ra xung đột đó là việc Việt Nam đứng về phía Liên Xô và để cho Liên Xô bành trướng ảnh hưởng ở Đông Nam Á và biển Đông. Trung Quốc đánh Việt Nam tức là đánh phe Liên Xô. Khi Liên Xô bị tan rã thì Liên Xô không còn là mối đe dọa với Trung Quốc ở Đông Nam Á và biển Đông nữa. Chỉ còn mình Việt Nam không có viện trợ của Liên Xô thì không đủ để đe dọa Trung Quốc. Nguyên nhân bất đồng đó tự nhiên biến mất khi Liên Xô tan rã.
Nhưng giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn nguyên nhân bất đồng khác. Đó là Hoàng Sa và Trường Sa.
Những người lãnh đạo đảng CSVN lúc đó lo sợ nên mới phải đi Thành Đô. Từ năm 1986, Liên Xô bắt đầu cắt viện trợ cho Việt Nam. Bị mất viện trợ, Việt Nam rút bớt quân ở Kampuchia về. Trong khi đó, Trung Quốc liên tục quấy rối ở biên giới phía Bắc suốt từ 1979. Khi mất viện trợ của Liên Xô thì Việt Nam sẽ không còn đủ sức chống đỡ với sự quấy rối của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc.
Vào tháng 2 năm 1989, quân Trung Quốc chiếm phần đất của Việt Nam tại Hà Giang tự nhiên lặng lẽ rút đi. Đó là dấu hiệu những người lãnh đạo đảng CSVN đã có thỏa thuận ngừng thái độ thù địch với Trung Quốc. Qua năm sau, 1990, phái đoàn lãnh đạo đảng CSVN đi Thành Đô.
Trích: “Có thể nói mà không sợ quá mức rằng, nếu Nguyễn Cơ Thạch còn trong ban lãnh đạo cấp cao Đảng ta một nhiệm kỳ nữa thì việc bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ và việc Việt Nam gia nhập Asean chắc chắn không phải mãi đến năm 1995 mới thực hiện, chậm hơn việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc tới gần 5 năm.”
Có thể nói một cách chắc chắn, nếu không có bọn cộng sản VNDCCH , VC Hồ chí Minh, VC Phạm Văn Đồng, VC Võ nguyên Giáp, VC trường Chinh, VC Cù huy Cận, không có cuộc phản bội tháng 8-1945, do đó chinh quyền VN không bị cộng sản hoá, không bị mất liên tục, thì VN, đã giành lại độc lập từ ngày 11-3-1945, đã có quan hệ ngoại giao với Mỹ ngay từ tháng 9-1945,
chứ cần đéch gì phải chờ đến 1990, 1995, cần đéch gì phải chờ đến mây tên cộng sản như Nguyễn Cơ Thạch, mà chính là Nguyễn Cơ Thạch đã dạy cho Duong Danh Di là không đuọc phản đối giặc Tàu xâm lược chiếm đong Hoàng Sa để đuọc giặc Tàu chống lưng đỡ đầu cho hành động tội ác xâm lăng VNCH, reo rắc tội ác “xây dụng chu nghĩa xã hội” của VC hồ chí Minh phảm quốc vào VNCH,
phá vỡ mối bang giao Việt-Mỹ do VNCH thiết lập từ 1954, từ 1950, qua đó tiến hành công cuộc xây dựng & phát triển VN theo khuynh huóng dân chủ tự do Tây phương & kinh tế thị truòng rất thành công, mà sau đó từ 1975 đã bị quân cộng sản VNDCCH vong bản ngoại lai tay sai giặc Tàu, trong đó có VC nguyễn Cơ Thạch voi cuoc chien tranh ho chi minh toi ac tàn phá tan hoang, xô đẩy VN vào vòng tụt hậu, nô thuộc giặc Tàu
“Chúng ta đều biết thời Bác Hồ ….nhưng có một điều có thể KHÃNG ĐỊNH, thời đó nước ngoài và nhất là Trung Quốc, không thể TRỰC TIẾP THÒ TAY can thiệp vào nội bộ Đảng ta nhất là vê công tác nhân sự tổ chức.” (LÁO)
“Người viết bài này không hiểu vì sao, người đại diện cho Đảng ta, một nhân vật có tinh thần sáng tạo lớn với ý chí kiên cường” (TRÍCH)
“không hiểu sao” là đúng rồi, vì “người viết” đến giờ nầy vẫn mù mờ, vẫn lấp liếm, nguỵ biện cho thằng cọng sản ở hang HCM (lời Stalin) NGUYÊN NHÂN của mọi NGUYÊN NHÂN đã rước voi về dày mã tổ, đã đm chủ nghĩa chết tiệt tròng vào cổ dân Việt, đã phá tan hoang văn hoá, đạo đức của dân tộc theo lời quan thầy Mao và Stalin, đã giết gần 200 ngàn sinh mạng dân lành trong CCRĐ từ 1953-1956 và giết hại biêt bao nhân sĩ trí thức trong NVGP vì châm ngon chết tiệt ngu dốt “trí phú dịa hào, đào tận gốc, trốc tận rể”.
Đúng là đàu óc của ông bà VẸM “cắt mạng thành lão” chỉ có loại bỏ hứ không sủa đổi được.
“Người viết bài này không hiểu vì sao, người đại diện cho Đảng ta, một nhân vật có tinh thần sáng tạo lớn với ý chí kiên cường” (TRÍCH)
“không hiểu sao” là đúng rồi, vì “người viết” đến giờ nầy vẫn mù mờ, vẫn lấp liếm, nguỵ biện cho thằng cọng sản ở hang HCM (lời Stalin) NGUYÊN NHÂN của mọi NGUYÊN NHÂN đã rước voi về dày mã tổ, đã đm chủ nghĩa chết tiệt tròng vào cổ dân Việt, đã phá tan hoang văn hoá, đạo đức của dân tộc theo lời quan thầy Mao và Stalin, đã giết gần 200 ngàn sinh mạng dân lành trong CCRĐ từ 1953-1956 và giết hại biêt bao nhân sĩ trí thức trong NVGP vì châm ngon chết tiệt ngu dốt “trí phú dịa hào, đào tận gốc, trốc tận rể”.
Đúng là đàu óc của ông bà VẸM “cắt mạng thành lão” chỉ có loại bỏ hứ không sủa đổi được.
Nhiều năm trước cuộc chiến VN-TQ 1979,ngày 30 tháng 3,năm 1973,công an CSVN bắt được Lê xuân Thành(làm gián điệp TQ tại Quảng Ninh,vùng vịnh Hạ Long),có mang trong chỉ thị mật của Quân ủy TW đảng CS.TQ ghi rõ là:”…Nước ta(TQ),và nhân dân VN có mối THÙ HẰN dân tộc hàng nhìn năm nay…Chúng ta KHÔNG được coi họ là đồng chí CHÂN CHÍNH của mình,đem tất cả vốn liếng của ta trao cho họ.Ngược lại,chúng ta phải tìm mọi cách,làm cho NƯỚC họ ở trong tình trạng KHÔNG MẠNH,không yếu,mới có thể BUỘC họ trong tình trạng hiện nay…Về BỀ NGOÀI,chúng ta đối xử với họ như đồng minh của mình,nhưng trên tinh thần,ta phải chuẩn bị họ trở thành KẺ THÙ của chúng ta.”
Sau đấy,tháng 2/1979,trước khi Đặng Tiểu Bình xua quân đánh VN,hắn đã gửi thông điệp kết thân với Mỹ là: “Giữa chúng tôi(TQ),và VN,KHÔNG cùng Ý THỨC HỆ,dù đều là đảng CS”.
Vậy mà từ đó,qua Hội nghị Thành đô(=Tầu Dzô),cho đến nay, các”lãnh chúa” CSVN tiếp tục bị TQ bịt mắt,bịt tai, và bịt mồm bằng”16 răng vàng”(của chú Chệt!),và”tứ Hảo lớ”,vì”còn Đảng,còn mình,
dù mất nước”…đến chân rồi!
……Mua danh ba vạn,bán danh nữa đồng,CSVN ….tư nổ tự bơm cho cố rồi cuối cùng bơm quá nên nổ,tự nổ,giờ cháy nhà lòi mặt chuột là lủ bù-nhìn bán nước để bảo về đãng CSVN.Nếu CSVN dựng lên được thủ-tướng Hunsen cũa Campuchia,thì Tàu-cộng cũng dựng lên được Hồ-chí-Minh hay Võ-nguyên-Giáp..!!!.CSVN không dám phãn thầy Tàu-cộng,vì Tàu-cộng dựng lên được CSVN thì ho cũng hạ bệ được bằng chứng là họ đặt giàn khoan vừa rồi làm CSVN đội…….quần với dân,nhục muốn ngượng chín cả mặt.Nếu cần Tàu-cộng sẽ tạo ra nhiều Hồ-chí-Minh khác,nhiều Võ-nguyên-Giáp khác như họ đã làm,CSVN sợ tàu là đúng vì nếu không còn tàu-cộng chống lưng nữa đãng CSVN sẽ mất địa vị……NHưng số trời đã định,tàu-cộng ngày càng lớn mạnh,dù bợ địt gioi cở nào tàu-cộng cũng sẽ làm thịt cSVN nếu CSVN không trở thành khu trự trị theo Tàu……CSVN đi dây cở nào cũng bị tàu-cộng diệt,đó là ý trời,tới chừng đó một mà CSVN bán nước rồi dân Việt sẽ đứng lên diệt cộng,hoặc CSVN tháo chạy.Rồi sẽ có cuốn sách…”khi cộng sãn việt-nam tháo chạy”…nay kính.