WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những điều đọc thấy mà đau cái đầu

Đạo luật S-219 do thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải khởi xướng đã được chính phủ Canada chính thức ban hành ngày 23.04.2014.

Dù không phải là người sống ở Canada, tôi cũng chung vui với những đồng bào VN bên đó và cũng đã có một bài viết trên DanChimViet.infos.com về đề tài này.

Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui cũng có những điều khó hiểu sau khi đạo luật được ban hành khiến tôi phải suy nghĩ ( đau đầu) viết thêm về đề tài này.

Chế độ CSVN lồng lộn, điên cuồng, hung hăng phản đối đạo luật S-219, đạo luật của một quốc gia cách xa mình hàng chục ngàn cây số là điều khôi hài, nếu không muốn nói là ruồi bu, nhưng còn có thể hiểu được bởi những lập luận kết thành đạo luật có nói rõ, đạo luật được ban hành do sự vi phạm hiệp định Paris của CSBV, xua quân xâm chiếm miền Nam, dẫn tới sự thất thủ của chế độ VNCH vào ngày 30.04.1975 khiến cho hàng triệu người phải rời bỏ đất nước ra đi vì không chấp nhận chế độ CSVN.

Điều khó hiểu là đạo luật S-219 như thế chỉ nhắm vào 300.000 người Việt Nam sinh sống ở Canada, hoàn toàn không liên hệ gì tới chế độ CSVN, hoặc người Việt Nam sống ngoài Canada, cái tên Ngày Hành Trình Đến Tự Do chỉ dành cho những người Canada gốc Việt, không hiểu sao lại gây tranh cãi khá ồn ào giữa ngượi Việt tị nạn CS khắp nơi ở hải ngoại, nhất là ở Mỹ, nơi đông người VN nhất trên thế giới, dẫn đến những bôi nhọ, nhục mạ nhau lẫn cá nhân ông Ngô Thanh Hải.

Tôi là một kẻ vô danh, không quen biết gì với TNS Ngô Thanh Hải, ông Lê Xuân Nhị, bà Hoàng Lan Chi, không sống ở Canada cũng không có quốc tịch nước này, nên bài viết chỉ nêu lên quan điểm của một cá nhân với tầm nhìn hạn chế, không đại diện cho ai, thiểu số hay đa số nào.

Ngay từ khi đạo luật được đề xuất, đã có nhiều người không đồng ý với tên Ngày Hành Trình Đến Tự Do ( Journey to Freedom Day ), họ đòi hỏi phải dùng tên Ngày Quốc Hận, họ cho rằng chỉ có tên Ngày Quốc Hận mới hợp lý vì theo họ lý luận 30.04.1975 là ngày người dân miền Nam mất nước.

TNS Ngô Thanh Hải

TNS Ngô Thanh Hải

Qua những liên lạc với bạn bè tôi được biết, lúc đầu TNS Ngô Thanh Hải cũng định dùng tên Ngày Quốc Hận hay Black April Day cho dự luật, nhưng có lẽ suy nghĩ lại, ông thấy không ổn, chữ Quốc Hận phải dịch như thế nào cho đúng, hợp lý, hợp tình, có khả năng thuyết phục để đạo luật được thông qua, cũng như Thủ tướng Canada, Harper cho rằng tên Black April có vẻ nhậy cảm?

Khi đạo luật được thông qua và ban hành ngày 23.04.2014, những tưởng chuyện tranh luận sẽ qua đi ( Khi ván đã đóng hòm, xin lỗi! ván đã đóng thuyền ), không ngờ tôi vẫn nhận được những email đang tiếp tục tranh cãi với những lời tiên đoán rằng đạo luật sẽ làm lợi cho cộng sản như thế này, như thế kia hoặc người Canada gốc Việt phải đón nhận, phải vận dụng nó như thế nào mới là điều quan trọng…vân vân và…vân vân.

Bên cạnh cuộc tranh luận (vẫn còn) ôn hòa giữa hai nhân vật trong làng văn chương hải ngoại là ông Trường Sơn Lê Xuân Nhị và bà Hoàng Lan Chi, kéo theo bài viết của ông/bà Hữu Nguyên phản biện bài của ông Mặc Giao ” 40 năm vẫn còn cãi nhau về một cái tên ” đăng trên Forum Ba Cây Trúc, còn có những cuộc tranh luận gay gắt, chửi rủa, mạ lỵ nhau nhưng tôi không trích dẫn đưa vào đây vì chỉ làm bẩn mắt độc giả.

Tôi chỉ xin nói đến cuộc tranh luận ( vẫn còn ) ôn hòa giữa ông Lê Xuân Nhị và bà Hoàng Lan Chi. Tôi không nói đến nghề nghiệp, chức vụ, tiểu sử của hai người này vì ( nghĩ rằng ) không cần thiết phải giới thiệu họ, bởi họ cũng chỉ là một cá nhân, tiếng nói của họ chưa hẳn đại diện cho ai hay cho tổ chức nào, dù ông Lê Xuân Nhị trong một email có ghi rõ là một cán bộ của Liên Minh Dân Chủ.

Độc giả muốn biết rõ hơn tiểu sử 2 người này xin cứ vào Google search tìm, tôi chỉ muốn đưa lên 2 khuynh hướng nhận định về một vấn đề.

Có thể xem ông Trường Sơn Lê Xuân Nhị đại diện cho bên ủng hộ đạo luật S-219, bà Hoàng Lan Chi đại diện bên chống. Cả 2 người, theo tôi biết đều sống ở Mỹ, tức không dính dáng gì đến Canada.

Chữ chống ở đây phải hiểu rằng chống cái tên chứ không chống nội dung đạo luật.

Ông Lê Xuân Nhị chú trọng nhiều đến mục đích, nôi dung đạo luật, những lý luận, nguyên nhân khiến đạo luật hình thành, theo đó chế độ CSVN bị lên án vì đã dùng vũ lực xâm chiếm miền Nam khi hiệp định Paris được ký kết năm 1973 chưa ráo mực mà Canada là một thành viên trong ủy ban quốc tế kiểm soát đình chiến như đã nói ở trên.

Khi đạo luật được ban hành ông Lê Xuân Nhị cũng có lời lẽ hơi trịch thượng với những người không đồng ý quan điểm của mình.

Bà Hoàng Lan Chi đại diện bên chống, chủ yếu nhắm đến cái tên, cho rằng tên Ngày Hành Trình Đến Tự Do không thích hợp với ngày 30.04, ngày 30.04.1975 là ngày đau buồn, uất hận của người dân miền Nam Việt Nam nên phải dùng chữ Quốc Hận mới đúng.

Từ cái tên của đạo luật, bà Hoàng Lan Chi suy luận, vẽ ra những viễn cảnh bất lợi cho cộng động NVHN Canada nói riêng và trên thế giới nói chung. Lý luận của bà Hoàng Lan Chi tóm tắt như sau:

1. Vào ngày 30.04, cộng đồng Người Việt Quốc Gia tại Hoa Kỳ và các nơi vẫn tổ chức ngày Quốc Hận, treo cờ rũ , tưởng niệm người đã khuất. Chấm hết. Không làm bất cứ điều gì thêm trong ngày này [sic].

2. Trong tương lai nhóm người Canada gốc Việt, di cư từ Hải Phòng, sẽ làm lễ rùm beng vào ngày 30/4 với cái tên “Hành Trình đến tự do” và sẽ ca hát, nhảy múa.

Những hình ảnh này, sẽ được vc đưa về trong nước với chú thích lươn lẹo của chúng, nhằm lường gạt đồng bào không có điều kiện tiếp cận thế giới qua internet, rằng ” Người Việt tại Canada đang ăn mừng ngày 30/4″. Chúng tôi hy vong, lúc bấy giờ, ô Ngô Thanh Hải sẽ không có mặt ở đó.

Nhưng chúng tôi e rằng, sẽ lại có vài “tên” dân biểu, TNS “vớ vẩn” người Canadien sẽ đến theo lời mời của “nhóm Canada di cư từ Hải phòng nầy”. VC là chúa mưu mẹo, lươn lẹo, mập mờ đánh lận con đen. Người quốc gia, không nên tạo kẽ hở cho vc lợi dụng [sic].

Một trong những lý do khác cũng quan trọng không kém mà bà Hoàng Lan Chi đề cập tới khi phản đối cái tên Ngày Hành Trình Đến Tự Do là cuộc gặp gỡ của ông Ngô Thanh Hải với thứ trưởng ngoại giao Việt cộng Nguyễn Thanh Sơn.

Theo bà Hoàng Lan Chi, ông Ngô Thanh Hải đã có ý định mờ ám, đen tối trong việc không công khai cuộc gặp gỡ này cho đồng hương biết, đến khi Nguyễn Thanh Sơn khoe ầm lên, ông Hải mới nhìn nhận.

Căn cứ vào những chỉ trích, chống đối dự luật S-219 ( mà bà Hoàng Lan Chi gọi là làn sóng ) nay đã trở thành đạo luật, bà Hoàng Lan Chi cho rằng đa số NVTNCS khắp nơi trên thế giới không ủng hộ, hay nói rõ hơn là phản đối đạo luật ( dù chưa có ai làm thống kê hay thăm dò ý kiến để biết tỉ lệ đa số bà Chi nói là bao nhiêu phần trăm ).

Điều cần nói ở đây là trong các email trả lời ông Lê Xuân Nhị, bà Hoàng Lan Chi trong danh xưng, khi dùng tôi, lúc dùng chúng tôi, dù bà luôn khẳng định những gì bà viết chỉ là ý kiến cá nhân.

Bà Hoàng Lan Chi cũng dẫn link đến các bài của Hữu Nguyên, Mặc Giao, Hoàng Ngọc An để củng cố cho lập luận của mình.

Qua những bài viết của các tác giả Mặc Giao, Hữu Nguyên, Hoàng Ngọc An ( Hoàng Lan Chi ), sau khi loại bỏ những cáo buôc, suy diễn của bà Hoàng Lan Chi cũng như của Hữu Nguyên về cá nhân ông Ngô Thanh Hải, tôi rút ra được những ý chính sau:

1. Ông Mặc Giao không chống cũng không ủng hộ đạo luật S-219, ông cho rằng có hoặc không có đạo luật S-219 thì công cuộc chống cộng của NVHN cũng không nhanh hơn hay chậm đi.

Vì lý do không ai nói được ai, nên theo ông Mặc Giao, ai thích gọi ngày 30.04 là gì thì cứ gọi, Ngày Quốc Hận, Ngày Hành Trình Đến Tự Do, Ngày giải phóng miền Nam, Ngày Tháng Tư Đen…, tên gọi không quan trọng, tùy theo nhận định và vị trí đứng của mỗi người ở đâu vào ngày 30.04.1975.

2. Ông Mặc Giao cho rằng nhiều người phản đối đạo luật S-219 ( có thể ) vì vị trí và thành công của ông Ngô Thanh Hải trên chính trường.

Tuy nhiên ông Mặc Giao cũng đưa ra 2 lỗi lầm khiến ông Ngô Thanh Hải bị tấn công dữ dội, đó là chuyện ông không công khai cuộc gặp gỡ của ông với thứ trưởng ngoại giao VC Nguyễn Thanh Sơn và chuyện ông đưa 2 ông Nguyễn Ngọc Bích, Lâm Chấn Thọ vào quốc hội Canada để trình bày về giải pháp phục hồi hiệp định Paris.

3. Ông/Bà Hữu Nguyên phê bình bài viết của ông Mặc Giao một là vô tình, hai là ngấm ngầm tiếp tay cho CS, tìm cách xóa bỏ chữ Ngày Quốc Hận khi lấy ngày 30.04 làm ngày Hành Trình Tìm Tự Do.

4. Ông/Bà Hữu Nguyên cho rằng hầu hết người TNCSVN đều đồng ý và ủng hộ đạo luật S-219 với điều kiện duy nhất không được dùng ngày 30.04 làm Ngày Vui Mừng Hành Trình Tìm Tự Do.

Ông/Bà Hữu Nguyên gọi đạo luật S-219 là Ngày Vui Mừng Hành Trình Tìm Tự Do, đồng thời cho rằng lấy bất cứ ngày nào trong năm làm Ngày Vui Mừng Hành Trình Tìm Tự Do đều được ngoại trừ ngày 30.04. ( Tôi không đọc thấy 2 chữ vui mừng nào trong toàn văn bản đạo luật bằng Anh ngữ, không biết Hữu Nguyên lấy ở đâu ra hai chữ Vui Mừng trong đạo luật S-219?)

Qua những tranh luận trên chúng ta thấy rõ rằng cuộc tranh cãi sẽ không đi tới đâu vì 2 lý do:

1. Luật đã được ban hành với tên Journey to Freedom Day – Ngày Hành trình đến tự do ( Đến chứ không phải tìm ).

Muốn đổi tên đạo luật, ông Ngô Thanh Hải phải đệ trình quốc hội, điều khó có thể xẩy ra.

2. Bên ủng hộ đạo luật nhắm vào nội dung và mục đích, bên phản đối lại nhắm vào cái tên.

Có tranh luận tới tết…Congo cũng không tìm được sự đồng thuận. Thế thì tranh luận để làm gì khi cuối cùng chỉ gây thêm chia rẽ, nghi kỵ, hận thù, chống phá lẫn nhau giữa những người cùng chung chiến tuyến chống chế độ cộng sản VN?

© Thạch Đạt Lang

© Đàn Chim Việt

 

28 Phản hồi cho “Những điều đọc thấy mà đau cái đầu”

  1. noileo says:

    Tại sao mà có đạo luật ngày tưởng nhớ “hành trình tìm [hay đến] tự do”, “Journey to Freedoom Day” Act?

    Tại sao mà mấy trăm ngàn người Việt, người Canada góc Việt ấy, đang sống ở nước VNCH tử tế, lại phải bỏ nước ra đi tìm tự do, và đến với tự do tại Canada?

    Gọi “to” là “tìm” hay “đến” thì cũng chỉ vì từ cái ngày 30-4-1975 ấy bọn cộng sản VNDCCH tội ác, Hồ chí Minh & Lê Duẩn & bọn trí thúc lao động tàu đẻ, trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ, trí thức kiki…, tay sai của cộng sản quốc tế Nga tàu, đã chiếm đóng VCHH, áp đặt chế đọ cộng sản VNDCCH tội ác lên đất nước VNCH, thi hành tội ác cộng sản, tội ác “xây dụng chủ nghĩa xã hội” trên VNCH, xích hóa VNCH, tước đoạt tự do của người dân VNCH,

    vì thế đã có hàng triệu nguòi dân VN phải bỏ nước ra đi tìm tụ do trong số đó có 300,000 nười đến đụoc bến bờ Canada tự do.

    “Mất tự do” thì đưong nhiên là “đen tối”. “Mất tự do” là một trong những nỗi đau của ngày Quốc hận 30-4-1975 ngày bọn cộng sản VDCCH xâm lăng chiếm đoạt nước VNCH

    Đạo luật “Journey to Freedoom” Day đã nói lên điều ấy, [ngừoi VN bị mất tự do vì cộng sản xâm lăng chiếm đóng nên đã phải bỏ nước ra đi & người VN phải bỏ nước ra đi tỵ nạn cộng sản, tìm tự do, đến tự do, vì bị cộng sản tước đoạt tự do & người VN phải bỏ nước ra đi vì nước Việt nam bị quân cộng sản VNDCCH chiếm đóng, tước đoạt tự do của người dân VN], như vậy là đạo luật “Journey to Freedoom” Day cũng đã nói lên một tính cách của ngày Quốc hận của người VN,

    như vậy đạo luật “Journey to Freedoom Day” của Canada, của người Việt tỵ nạn cộng sản tại Canada, không có gì là “đi ngược” lại ý nghĩa “đen tối” của ngày Quốc hận, không có gì là “xóa đi” tính cách “Quốc hận” & tính cách “đen tối” của ngày 30-4-1975

    *****

    300,000 người Việt tỵ nạn cộng sản tại CAnada không bỏ nước ra đi trong cùng một ngày một giờ, mà cuộc ra đi đã diễn ra với nhiều nhóm khác nhau, kéo dài hàng chục năm từ ngày 30-4-1975,

    Nhưng dù ra đi trong thời điểm nào thì cũng vì, và chỉ vì, ngày 30-4-1975 cộng sản xâm lăng chiếm đóng Sài gòn, VNCH,

    do đó hoàn toàn là hợp lý khi đạo luật lấy ngày 30-4 làm ngày cho “The Journey to Freedoom Day”

  2. Austin Pham says:

    Tôi cũng xin mượn bài của anhTDL để tiếp lời:
    Dự luật “Journey To Freedom” trước khi thành luật đã được tranh cãi, thảo luận bởi những cá nhân có ý thức, có vị trí đương nhiệm là lãnh đạo cộng đồng và có cả khả năng thuyết phục chính giới của Canada chấp thuận dự luật này để dẫn đến thành công. Xét về danh xưng, Hành Trình Đến Với Tự Do không có gì là sai trái đối với chúng tôi, những người Canada gốc Việt. Chúng tôi lấy ngày 30 tháng tư làm ngày tưởng niệm tất cả những đồng bào đã bỏ mạng trên đường đào thoát để đến với bến bờ tự do cho dù đó là Canada, Mỹ, Úc, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Pháp, Nhật hay bất cứ nơi nào không có bóng dáng của bọn quỷ cộng sản. Cùng lúc nó là dịp để chúng tôi tỏ lòng tri ân đến đất nước và con người Canada, cũng như chính quyền sở tại dùng nó để bày tỏ sự cám ơn của họ đối với những đóng góp to lớn của cộng đồng người Canada gốc Việt cho quốc gia này . Dùng ngày 30 tháng tư, những cá nhân nêu trên đã nghĩ đến nguyên nhân chung dẫn đến sự đào thoát, tỵ nạn cộng sản của người miền nam. Dùng cái danh xưng “Journey To Freedom”, họ đã nghĩ đến success rate để nó trở thành luật. Dùng content của đạo luật này, họ đã nêu ra những sự kiện lịch sử và giải thích rõ ràng tại sao đại đa số người Việt có mặt tại Canada. Tất cả những cái đó đã được dùng để chắc chắn 1 điều rằng thế hệ con cháu của chúng tôi sẽ tiếp tục việc tưởng niệm này vào ngày 30 tháng tư mỗi năm nhằm ôn lại quá khứ đau thương của ông bà/cha mẹ, lên án chủ nghĩa cộng sản độc ác phi nhân, vinh danh và lưu truyền những gía trị nhân bản mà chúng đang được hưởng tới những người bất hạnh khác. Trước mắt, dự luật này đã được cảm nhận và thông qua thông qua bởi đại đa số dân biểu quốc hội mà trong đó có 2 người dân biểu gốc Việt sinh đẻ tại Canada. Họ là: Hoàng Mai-NDP- Brossard—La Prairie (Québec) và Anne Minh-Thu Quach-NDP- Beauharnois—Salaberry, QC. Kính mong BBT cho phép tôi dẫn link chứa những lời phát biểu của các dân biểu tại đây: https://openparliament.ca/bills/41-2/S-219/
    Như bà Hoàng Lan Chi đã đặt câu hỏi thì tôi xin trả lời: nếu người bắc Hải Phòng có ăn mừng ngày này thì không ai có quyền ngăn cản họ, dẫu cái danh xưng của ngày 30 tháng tư trên luật có là ngày Quốc Hận hay Hành Trình Đến Với Tự Do. Duy nhất chỉ có lương tâm và ý thức là 2 yếu tố sẽ khiến họ think twice và từ bỏ việc ăn mừng này.

  3. vb says:

    - Hành trình đến Tự Do.
    - Hành trình đến… lòng biển. Hay,
    - Hành trình vào trại giam… đều là HỆ QUẢ cuả một NGUYÊN NHÂN: mất VNCH (MẤT NƯỚC, QUỐC HẬN,… đối với những công dân cuả nó).

    Hệ quả có thể khác nhau, tuỳ hoàn cảnh, tuỳ con người, tùy vị trí…Nhựng không nên lấy HỆ QUẢ để ‘gọi tên’ hoặc THAY THẾ cho NGUYÊN NHÂN!

    Ngày mẹ ta mất, vẫn mãi mãi là ngày MẸ MẤT, (rồi sẽ là ngày GIỖ). Không thể vì do mẹ mất, mà những đứa con có đứa có khí lực, trưởng thành, tương lai đẹp sáng…thì gọi là ngày “Thành Công” , còn đối với những đứa thiếu nghị lực, suy sụp tinh thần sau khi không còn mẹ để nâng đỡ… thì gọi là ngày …”Thất Bại”!

    Đưa ra ví dụ này, (và có vẻ như ‘chẻ chữ” nguyên nhân- hậu quả) chỉ để làm sáng tỏ và phản biện những lập luận cho rằng “Ngày Hành Trình Đến Tự Do” …CŨNG LÀ ngày ‘Quốc hận” (mất nước!

    Tôi không quan trọng hóa luật S-219 mà ông Ngô Thanh Hải trình cho QH Canada, có cũng tốt, mà không cũng chả ảnh hưởng nhiều đối với những người chống Cộng (hay hết Cộng, chỉ còn chống độc tài toàn trị..). Tôi cũng thông cảm với ông NTH là, làm chính trị phải biết “thoả hiệp’ (miễn là không vì thoả hiệp mà đánh mất đích nhắm cuối cùng, góp phần làm cho chế độ trong nước càng ngày càng suy yếu để một ngày không xa, bị sụp đổ hay phải thay đổi …toànn diện).
    Vì thế không nên suy diễn quá xa, cũng không nên binh vực quá lố, nói ra để rút kinh nghiệm hơn là để chì chiết, chụp mũ, chống đối nhau!

Leave a Reply to Austin Pham