WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lê Công Định: Lần đầu ra tòa

LS Lê Công Định

LS Lê Công Định

Tốt nghiệp trường luật năm 1989, tôi trải qua nhiều công việc khác nhau trong ngành luật, sau đó mới tham gia Đoàn Luật sư Sài Gòn năm 1996. Khoảng vài tuần trở thành luật sư tập sự, tôi nhận vụ án hình sự đầu tiên, biện hộ theo sự chỉ định của tòa án (gọi nôm na là ‘cãi chỉ định’), một dạng Pro Bono Work ở các nước Tây phương.

Theo luật, trẻ vị thành niên phạm pháp và bị cáo có khả năng bị truy tố đến mức án chung thân và tử hình phải được luật sư biện hộ dù họ hoặc gia đình không thuê luật sư. Ở Việt Nam thời đó, luật sư thực thụ và luật sư tập sự đều phải đảm nhận các vụ cãi chỉ định như thế. Tất nhiên, luật sư tập sự thường tranh thủ tham gia nhiều hơn để học nghề và nâng cao kỹ năng tranh tụng trước tòa.

Trong vụ án đầu tiên của mình, tôi biện hộ cho một cậu bé 15 tuổi bị cáo buộc hiếp dâm một bé gái 5 tuổi. Cậu bé có vẻ mắc bệnh liên quan đến tâm thần, trông ngờ nghệch khác thường, phần do thiếu ăn, nên hình dáng bên ngoài giống như đứa trẻ tầm 7 tuổi. Cả hai cháu, nạn nhân và bị cáo, đều ngây thơ và đáng thương.

Tôi đọc hồ sơ ở tòa xong, làm thủ tục xin gặp bị cáo tại trại giam Chí Hòa. Khi đang ngồi trong phòng chờ, cậu bé xuất hiện sau cánh cửa, bộ dạng đầy sợ sệt, nép người vào cán bộ quản giáo đứng giám sát gần lối ra vào. Tôi đứng dậy chào thân chủ của mình và tự giới thiệu là luật sư bảo vệ cậu, nhưng cậu bé không hiểu luật sư là ai, thậm chí còn nghi ngờ tôi có thể gây phương hại đến mình. Tôi từ tốn giải thích thế nào là luật sư, lý do tôi đến là để hỏi về hoàn cảnh và sự việc lúc diễn ra hành vi bị cáo buộc hiếp dâm.

Cậu bé hoàn toàn ngơ ngác trước mọi câu hỏi và lời giải thích của tôi. Sau hơn một giờ bất lực thuyết phục thân chủ có chút ý niệm nào đó về mình và ý định của mình, tôi đành ra về, nhưng trong đầu đã định sẵn lập luận biện hộ. Tôi cẩn thận ghi lại ý chính của các lập luận trong một tờ giấy, cùng những trích dẫn từ các bút lục của hồ sơ vụ án.

Diễn biến tại phiên tòa, tuy nhiên, hoàn toàn bất ngờ so với hình dung ban đầu của tôi. Nguyên do chính là vì các thẩm phán thật ra chỉ cần sự hiện diện của luật sư nhằm đáp ứng yêu cầu luật định về biện hộ bắt buộc dành cho trẻ vị thành niên phạm pháp. Mặc cho tôi đề nghị phải giám định tình trạng tâm thần của bị cáo, mà tôi chưa thấy có trong hồ sơ, tòa dứt khoát không chịu dừng buổi thẩm vấn lại và vẫn tiếp tục xét xử.

Tôi liền tỏ thái độ nghi ngờ về những lời khai đó, vì có khả năng cơ quan điều tra viết sẵn rồi ép cậu bé chấp nhận. Do thất học, cậu bé không biết ký tên mình, nên trên tất cả các bản cung đều có dấu hai ngón tay trỏ in vào phần chữ ký của người khai. Với sự ngờ nghệch và hiền lành của bị can, các điều tra viên khôn ngoan không khó đạo diễn mọi tình tiết của hoàn cảnh và hành vi “hiếp dâm” như ghi nhận trong những bản cung. Khi tôi đề nghị điều tra lại, vị thẩm phán chủ tọa thẳng thừng bác bỏ, với lý do “không có cơ sở nghi ngờ công tác điều tra”.Do ngờ nghệch và chẳng hiểu những gì đang diễn ra, cậu bé gật đầu đáp lại mọi câu hỏi thiên về luận tội của hội đồng xét xử, chứ không riêng của công tố viên. Khi tôi phản đối cách đặt câu hỏi theo hướng “suy đoán có tội” của thẩm phán và hội thẩm nhân dân, mà lẽ ra họ phải giữ vai trò trung lập lúc điều hành phiên xử, thì được trả lời rằng họ chỉ hỏi theo những gì bị cáo đã khai nhận tại cơ quan điều tra căn cứ các bản cung trong hồ sơ vụ án.

Tôi cũng yêu cầu triệu tập nạn nhân, người giám hộ và nhân chứng độc lập (nếu có) tại phiên tòa để chính tôi thẩm vấn về các tình tiết không rõ ràng của vụ án. Tuy nhiên, tòa án đã không làm vậy và cũng không sẵn lòng dừng buổi xét xử để triệu tập họ một cách hợp lệ vào ngày khác. Cuối cùng, với tất cả những thiếu sót về thủ tục tố tụng như thế, tôi đề nghị tòa ra lệnh điều tra lại vụ án, hoặc nếu không phải tuyên bố cậu bé vô tội và trả tự do.

Mọi nỗ lực của tôi tất nhiên trở nên vô dụng và vô vọng, vì hội đồng xét xử hầu như bỏ ngoài tai tất cả lời yêu cầu và trình bày của luật sư. Đây là bài học lớn của tôi ngay khi bước vào nghề “thầy cãi”. Kết quả của “án tại hồ sơ” (tức xét xử chỉ dựa theo kết luận điều tra của công an và cáo trạng của viện kiểm sát) là cậu bé chịu mức án 6 năm tù giam, chỉ vì đã bị cha mẹ của nạn nhân tố cáo sờ soạng con gái của họ trong bối cảnh được mô tả là bị cáo đứng ôm nạn nhân ngồi trên bệ hồ nước phía sân sau nhà, dù quần áo của cả hai vẫn còn mặc nguyên vẹn trên người.

Bước ra khỏi phòng xử án, mặc cho cảm giác buồn rầu từ thất bại ngay trong lần đầu tiên hành nghề luật sư, lòng tôi lại nặng trĩu suy nghĩ làm sao phải thay đổi cách thức điều tra, truy tố và xét xử hình sự của hệ thống này, nếu không sự phỉ báng công lý như vậy vẫn còn diễn ra. Lúc kể lại diễn biến sự việc ở tòa cho một luật sư đàn anh nhiều kinh nghiệm về án hình sự trong đoàn luật sư, tôi nhận được lời an ủi mà nghe xong còn chán hơn: “Luật sư chúng ta chỉ ngồi cho đủ tụ để tòa án chơi hợp lệ ván bài sắp đặt sẵn mà thôi!”

Đấy là lần đầu ra tòa của tôi.

——————————————————–

Tác giả Lê Công Định là cựu luật sư và cựu Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh. Ông là luật sư sáng lập và từng điều hành hãng luật DC Law. Ông còn là một giảng viên luật và là tác giả của nhiều bài báo về pháp luật và dân chủ. Các bài viết và hoạt động tranh tụng của ông cho một số nhà hoạt động nhân quyền khiến ông bị chính quyền Việt Nam bắt giữ năm 2009 và chỉ được trả tự do vào năm 2013.

Theo tạp chí Luật Khoa

9 Phản hồi cho “Lê Công Định: Lần đầu ra tòa”

  1. Hoàng Lan says:

    Thời nay, ai chưa sáng mắt sau khi đọc bài này là “mất trí” nặng lắm. Có thể trí tuệ ở tình trạng bệnh “đơ”, cần tích cực chữa chạy.

  2. LUẬT PHÁP VÀ CÁCH MẠNG

    Nói về luật là dựa vào xã hội
    Nhưng thật ra cơ bản vẫn con người
    Khi nhân văn thì luật mới gần đời
    Còn ngang ngược thì luật thành bạo ngược

    Khi nói luật là nói người xét xử
    Có công tâm thì luật mới đàng hoàng
    Còn nếu mà bỏ sót hoặc sai oan
    Thì tòa án có gì đâu đáng nói

    Mà luật sư khác gì người thầy thuốc
    Chữa bệnh lành cũng chỉ một cá nhân
    Xã hội cần những đầu óc công tâm
    Làm cách mạng mới vì dân vì nước

    Nhưng cách mạng đâu phải làm lấy được
    Cứ nghe người rồi oằn cổ noi theo
    Cuối cùng thành chỉ kiểu cách mạng lèo
    Xếp hàng một đi lên trong bầy nhóm

    Nên nhân bản loài người cần tỏ rạng
    Phải tự do dân chủ mới nên người
    Kiểu đàn bầy nào có khác chim muông
    Hót một giọng thì đâu gì quý giá

    Người văn minh mỗi cá nhân đều quý
    Xã hội thành phương tiện phục vụ đời
    Mỗi con người đều độc lập tự do
    Ấy mới thực khiến đời ra nhân bản

    THƯỢNG NGÀN
    (08/6/15)

  3. BốcPhét says:

    Sống chết mặc bay, tiền thày, thày bỏ túi!
    Cuộc đời toàn may rủi, thần cônglý, đồ đui!
    Đâu cũng rứa thui, nói ra càng thêm tủi!
    Dânchủ tựdo nghĩa là tựdo cày và tựdo đóng thuế!
    Cứ lầmlủi kwa ngày và cuốicùng về cátbụi…!!!

    Ui, ”thượngđế” của tui, đến baorờ ông mới rụi???

    Cho tui hốt hụi…

  4. NẠN NHÂN VIỆT NAM says:

    Xin cho tôi hỏi : ” Các sinh viên học luật ỏ Việt Nam ngày nay có phải là chọn lầm nghề, đã tốn của tốn công mất thì giờ mà rút cục lại mang hận, không nhỉ . Đã có trình độ Đại học, một nhận thức kha khá, lại thêm phương tiện ” tin học ” ( computer ) tại sao họ lại không biết ở Việt Nam dưới chế độ cộng sản ngày nay làm gì có luật pháp mà học với hành nhỉ ? .

    • LUẬT PHÁP VÀ CHÍNH TRỊ

      Luật pháp và chính trị
      Luôn cần độc lập nhau
      Có thế mới công lý
      Mới khoa học hàng đầu

      Khi chính trị ông chủ
      Còn luật pháp con hầu
      Chính trị trở thành dỏm
      Luật pháp hóa con sâu

      Ông chủ thì ai khiến
      Nên luật pháp có đâu
      Chỉ theo hầu ông chủ
      Xã hội toàn đều rầu

      Bởi pháp luật độc lập
      Chẳng ai dám ngo ngoe
      Ấy tự do dân chủ
      Nếu không thành trò hề

      PHIẾM NGÀN
      (08/6/15)

    • Minh Đức says:

      Học luật mà muốn thực thi công lý mới khó. Học luật nhưng khi hành nghề thì chạy theo cái thối nát của ngành luật, chạy án, công lý vất vào sọt rác thì rất là giàu.

  5. Minh Đức says:

    Trích: “Luật sư chúng ta chỉ ngồi cho đủ tụ để tòa án chơi hợp lệ ván bài sắp đặt sẵn mà thôi!”

    Thời xưa, nhà báo Chu Tử tại miền Nam cũng đã từng viết điều này. Ông Chu Tử đã từng theo học luật nên khi Việt Minh cầm quyền, ông ta là sinh viên luật nên được cán bộ cho làm luật sư bào chữa. Khi ra tòa bào chữa ông ta nói rất hăng. Cán bộ thấy thế đến nói nhỏ với ông ta là đừng cãi hăng quá. Thấy thế ông ta hiểu rằng luật sư chỉ để làm cảnh để làm ra vẻ là tòa án cộng sản cũng được tổ chức giông giống như tòa án các nước văn minh khác.

  6. Minh Đức says:

    Trích: “lòng tôi lại nặng trĩu suy nghĩ làm sao phải thay đổi cách thức điều tra, truy tố và xét xử hình sự của hệ thống này, nếu không sự phỉ báng công lý như vậy vẫn còn diễn ra.”

    Lần đầu tiên luật sư Lê Công Định nhìn thấy cách xử án của tòa án cộng sản. Lối xử án này có từ thời Stalin, nghĩa là cách lúc ông Lê Công Định đi bào chữa 60 – 70 năm rồi. Cách xử án này được ông Hồ Chí Minh nhập cảng về Việt Nam và ngày nay, tượng ông Hồ Chí Minh được dựng khắp nơi tại Việt Nam để vinh danh. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cũng muốn tìm cách thay đổi lối xử án của chế độ CS và luật sư Nguyễn Mạnh Tường cũng chịu chung số phận như luật sư Lê Công Định ngày nay. Nhiều người có học luật đi theo chế độ CS mà lòng họ hình như không thấy nặng chĩu suy nghĩ và không quan tâm đến thay đổi như ông Võ Nguyên Giáp, luật sư Nguyễn Hữu Thọ, luật sư Trịnh Đình Thảo, luật gia Ngô Bá Thành thì sự nghiệp của họ được thông suốt.

    • tudo says:

      Vì ! lợi ích trồng cây…..trăm năm trồng Người… ( ngộm ! ) phải đi theo đường ….bát ( 8 ) đi ; .

Leave a Reply to ĐỈNH NGÀN