WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nước Mỹ Vĩ Đại

 

Nhận định về nước Mỹ của một người Việt sống ở quốc gia này trên 40 năm nhân dịp Lễ Độc Lập Hoa Kỳ 2015.

laba.ws_USA_Independence_Day

Nhờ phim ảnh và sách báo, từ nhỏ tôi đã nghĩ là Hoa Kỳ là một nước vĩ đại. Không đầy hai thế kỷ từ ngày lập quốc, Hoa Kỳ đã trở thành một cường quốc số một của thế giới sau Đệ Nhất Thế Chiến. Vào đầu thập niên 70, sau nhiều cam go, xin được học bổng của Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế (U.S. Agency for International Development viết tắt là USAID) tôi được đặt chân đến Hoa Kỳ, một cơ hội cho tôi lần mò tìm hiểu làm thế nào Hoa Kỳ lại hùng mạnh đến như vậy.

Cơ quan USAID đề nghị ba trường đại học cho tôi tự ý chọn: Ohio State University, Louisiana State Unversity, và University of Florida. Tôi sợ lạnh nên lựa đại học của vùng nắng ấm Florida. Khi tôi nhập học, trường cho tôi ở chung với ba sinh viên Hoa Kỳ trong một phòng lớn có hai phòng ngủ và một phòng khách và bếp nối liền nhau ở tầng 9 trong một cao ốc 12 tầng.

Không đầy một tháng, tôi được tin cơ quan Quản Trị Hàng Không và Không Gian Quốc Gia (National Aeronautics and Space Administration viết tắt là NASA) báo tin về ngày phóng phòng thí nghiệm không gian (skylab) vào quỹ đạo trái đất. Tôi muốn chứng kiến một chương trình vĩ đại của nước Mỹ. Rất tiếc rằng cửa sổ phòng của chúng tôi hướng về phía bắc, trong khi đó Cape Canaveral, nơi phóng hỏa tiến lại ở về hướng nam. Cho dù ở cùng hướng, tôi cũng không nhìn thấy hỏa tiễn phóng lên, vì hai nơi cách xa nhau 170 dặm.

Những thứ vĩ đại của nước Mỹ người ta thường nghĩ đến là những tòa nhà chọc trời ở New York, hệ thống xa lộ chằng chịt bao trùm khắp nước Mỹ, chương trình Appolo đưa con người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, phi thuyền con thoi, số giải thưởng Nobel dành cho những nhà bác học Hoa Kỳ, lợi tức đầu người trung bình của người dân Hoa Kỳ và những trường đại học nổi tiếng. Theo điều nghiên của Đại Học Jaotong tại Thượng Hải, trong 20 trường đại học tốt nhất thế giới, 17 trường là của Hoa Kỳ. 1/

Kề từ ngày tới Mỹ du học đến nay, tôi đã ở liên tục trên đất nước này trên 40 năm, nhiều hơn cả thời gian ở Việt Nam. Thời gian này dài đủ để buộc tôi phải hiểu thêm về quốc gia trẻ trung và hùng mạnh này. Vai trò đại cường quốc mà nước Mỹ đạt được không phải là nhờ nước Mỹ rộng lớn, trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương. Thật vậy, Liên Bang Nga lớn gấp bội so với Hoa Kỳ. Trung Quốc và Canada có một diện tích xấp xỉ với Hoa Kỳ. Brazil và Úc cũng không thua Hoa Kỳ về diện tích bao nhiêu.

Nước Mỹ vĩ đại cũng không phải vì dân số đông. Thật vậy, Trung Quốc và Ấn Độ có dân số lớn gấp trên dưới bốn lần so với dân số của Hoa Kỳ nhưng tổng sản phẩm nội địa trung bình đầu người của Trung Quốc và Ấn Độ thua xa Hoa Kỳ. Singapore, Norway, và Switzerland có lợi tức đầu người trung bình hơn cả Hoa Kỳ mặc dù ba nước này rất nhỏ về cả diện tích lẫn dân số.

Nước Mỹ làm được những thứ vĩ đại chính là nhờ vào những điều rất tầm thường nhưng vô cùng quan trọng, nhiều quốc gia như Việt Nam không có được vì gánh nặng văn hóa chậm tiến đè nặng trên vai trên cổ của họ cùng với một mớ giáo điều lỗi thời.

Tôi đến nước Mỹ lần đầu tiên vào mùa xuân 1970 trong một chương trình huấn luyên quân nhu và du sát trong 4 tháng. Thỉnh thoảng chúng tôi được cho đi thăm thú một vài danh lam thắng cảnh của nước Mỹ bằng xe buýt. Mỗi khi gần đến các đoạn đường có đường xe lửa chạy ngang, ông tài xế cho ngừng xe lại, mở hết các cửa xe ra, rồi mới vượt qua đường sắt, mặc dù ở ngay giữa đồng không mông quạnh, không thấy một bóng dáng xe cộ nào cả. Ngày nay, thỉnh thoảng lái xe ban đêm khoảng một hai giờ sáng, tôi vẫn thấy người ta chịu khó chờ đèn xanh chứ không vượt đèn đỏ, mặc dù đường xá vắng tanh. Tinh thần kỷ luật của dân Mỹ nói chung rất cao là một trong những yếu tố làm cho nước Mỹ hùng mạnh. Dân Mỹ tôn trọng kỷ luật một phần vì luật pháp ở Hoa Kỳ rất nghiêm minh. Luật do chính người dân làm ra qua những người đại diện của họ trong chính quyền hoặc các cơ quan lập pháp.

Tôi làm việc nhiều năm trong Washington-DC. Thỉnh thoảng tôi đi bộ đến National Geographic Society (NGS) vào giờ trưa để xem triển lãm, tìm kiếm bản đồ, và sách báo về địa dư. Trong một thời gian rất lâu tôi vẫn tưởng NGS là một cơ quan của chính phủ, vì tầm vóc của cơ quan này về phương tiện cũng như hoạt động rất lớn, nhưng thật ra đây là một hội tư nhân bất vụ lợi, thành lập từ năm 1888, chuyên nghiên cứu về địa dư, khảo cổ, khoa học tự nhiên, và bảo vệ môi trường. NGS có 700 triệu độc giả mỗi tháng. Những ấn phẩm được in bằng 40 ngôn ngữ khác nhau. Ngân sách hàng năm vào khoảng $500 triệu.

NGS là một trong hơn 1.5 triệu tổ chức phi chính phủ (non-governmental organization viết tắt là NGO) tại Hoa Kỳ. 2/ Những tổ chức này đóng những vai trò tích cực trong việc soạn thảo luật, hoạch định chánh sách của chính phủ, ảnh hưởng đến mọi tầng lớp của xã hội. Hoạt động của những tổ chức này bao gồm các vấn đề như nhân quyền, lao động, môi trường, phát triển, sức khỏe, kế hoạch gia đình, từ thiện, bảo vệ súc vật, bảo vệ nhóm thiểu số, v.v. Một số tổ chức không cung cấp dịch vụ, mà chỉ nhắm vận động hành lang để bênh vực quyền lợi của nhóm người mà tổ chức đại diện. NGO đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp cho Hoa Kỳ hùng mạnh.

Tôi có một người bạn già tri kỷ ở cùng tiểu bang Virginia. Anh ta có một người con học rất khá ở bậc trung học, nên University of Virginia (UVA) cho học bổng toàn phần 4 năm. Theo xếp hạng của U.S. News & World Report, UVA đứng thứ 23 trên toàn nước Mỹ nhưng đứng đầu về chương trình kỹ sư bậc cử nhân, hạng nhì so với các trường đại học công, và hạng 6 về ngành kinh doanh. Nhưng đứa con của anh bạn tôi từ chối học bổng này và chọn University of Pennsylvania, một trong tám trường Ivy League nổi tiếng, xếp hạng thứ 8 trong tổng số các trường đại học ở Mỹ. Khi học xong bậc cử nhân, đứa con của bạn tôi được cả năm trường đại học giỏi nhất nước Mỹ nhận vào học.

Ở Hoa Kỳ, sinh viên giỏi có nhiều cơ hội lựa chọn trường tốt. Các trường dành sinh viên giỏi. Các công ty và các cơ quan chính phủ đôi khi đến tận các trường nổi tiếng để tuyển sinh viên giỏi tốt nghiệp. Hệ thống ganh đua và lựa chọn như vậy đã giúp đưa nhiều người tài năng vào những chức vụ lãnh đạo trong mọi lãnh vực. Chính vì vậy mà nước Mỹ tiến mạnh, không một quốc gia trên thế giới hiện nay có thể bắt kịp.

Theo bảng xếp hạng hàng năm của Viện Quốc Phát Triển Quản Trị (International Institute of Management Devlopment viết tắt là IMD) tại Lausanne, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ đứng đầu trong danh sách những nước có khả năng cạnh tranh cao nhất thế giới, tiếp theo là Thụy Sĩ, Hồng Kông, Thụy Điển, và Singapore. Đức đứng hạng 9. Trung Quốc và Nga lần lượt đứng hạng 21 và 42 trong số 60 quốc gia IMD nghiên cứu.

Một trong những lý do khiến Hoa Kỳ có khả năng cạnh tranh cao là do năng suất lao động của Hoa Kỳ cao. Năng suất lao động được đo lường bằng tỉ lệ tổng sản lượng nội địa trên tổng số giờ làm việc. Theo thống kê 2012 của Tổ Chức Hợp Tác Kinh Tế và Phát Triển (Organization for Economic Cooperation & Development viết tắt là OECD), Hoa Kỳ xếp hạng thứ tư sau Norway, Luxembourg, và Ireland. Nga đứng hạng 36, trên Mexico trong số 37 nước thành viên trong tổ chức OECD. 3/

Một trong những khổ tâm trong thời gian học tại Việt Nam là lối học từ chương. Khi chuẩn bị thi tú tài, học trò phải thuộc lòng cùng một lúc nhiều môn học khác nhau đã học suốt năm. Vì học theo sách vở và rất ít thực hành nên nhiều khi thuộc như con vẹt mà không hiểu và do đó thi xong là quên. Lối giáo dục này tiếng Mỹ gọi là “drill-and-kill teaching” hiện vẫn còn áp dụng ở Trung Quốc và Việt Nam cộng thêm giáo điều xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ Chí Minh. Một trong điều may mắn khi được học ở nước Mỹ là chương trình theo lối tín chỉ. Thi xong môn nào vừa học trong ba hay sáu tháng là có điểm môn đó. Thường thường học mới có nửa khóa là đã phải thi giữa khóa. Các bài thi đòi hỏi sinh viên phải suy nghĩ chứ không phải thuộc lòng.

Sinh viên sợ nhất là thi mở sách (open book exam hay take-home exam) vì phải dùng sự xét đoán rất nhiều, thường áp dụng cho sinh viên cao học. Lối học thuộc lòng làm thui chột óc sáng tạo. Khi thính giảng tại School of Advanced International Studies của Johns Hopkins University, tôi thường cho sinh viên chọn một cuốn sách trong danh sách sách cần đọc và thường chỉ đòi sinh viên trả lời bốn câu hỏi: (1) Tác giả muốn nói gì?; (2) Những điểm đồng ý và tại sao; (3) Những điểm không đồng ý và tại sao? và (4) Kết luận.

Sáng tạo và khả năng cạnh tranh liên quan trực tiếp với nhau. Theo GS Richard Florida, University of Toronto, không ai rõ sự phồn thịnh, một phép lạ ở Hoa Kỳ trong hơn một thế kỷ vừa qua, thực sự do những nguyên nhân nào. Tuy nhiên theo ông, sự thành công của Hoa Kỳ do một nhân tố then chốt là việc đón nhận những ý kiến mới. Ý kiến không từ trên trời rơi xuống mà đến từ con người. Tất cả những tiện nghi và những phát minh làm gia tăng năng suất như iPod và GPS đều do con người tạo ra. Khối nhân lực sáng tạo 38 triệu người của Hoa Kỳ bao gồm những khoa học gia, kỹ sư, kiến trúc sư, nhà giáo dục, nghệ sĩ, nhạc sĩ, và những người giúp vui. Nhiệm vụ của họ là tạo ra những sáng kiến, kỹ thuật mới, hoặc là nội dung mới. 4/ Để khuyến khích sức sáng tạo, luật pháp Hoa Kỳ tuyệt đối bảo vệ các phát minh và bản quyền, kể cả một tấm hình vừa được máy ảnh thu vào hay một bản nhạc vừa được sáng tác.

Nhờ vào chính sách di dân rộng rãi, Hoa Kỳ đã thu nhận nhiều nhân tài từ những nước khác, đặc biệt từ Âu Châu khi nhiều người trốn tránh chế độ Phát Xit và Cộng Sản trong thời kỳ Thế Chiến Thứ Hai và chiến tranh lạnh. Nhà Vật Lý và Triết Gia Albert Einstein, từng mang nhiều quốc tịch khác nhau: Wurttenberg, Thụy Sĩ, Áo, và Đức. Trong một chuyến viếng thăm nước Mỹ vào 1933, là một người theo đạo Do Thái, ông quyết định không trở lại Đức khi Adolf Hitler lên làm tổng thống để trốn tránh chế độ Nazi. Albert Einstein trở thành công dân Mỹ vào năm 1940.

Kỹ Sư Không Gian gốc Đức Wernher von Braun định cư tại Hoa Kỳ sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt ở Âu châu. Khoa Học Gia Điện Toán gốc Nga Sergey Mikkhaylovich Brin di dân đến Mỹ vào năm 1979 khi mới 6 tuổi. Gần 20 năm sau, ông cùng với bạn học cũ Larry Page ở Stanford University thành lập công ty Google. Kỹ Sư Điện gốc Ấn Độ Sabeer Bhatia du học ở Mỹ từ năm 1988, đồng sáng lập Hotmail cùng với đồng nghiệp Jack Smith vào năm 1996 với 369 triệu người sử dụng, xếp hạng hai sau Google. 5/

Kinh tế Hoa Kỳ phát triển qua ba thời đại. Trước nhất là thời đại nông nghiệp. Kế tiếp là thời đại kỹ nghệ hóa. Trong ba hay bốn thập niên vừa qua, Hoa Kỳ đã bước vào thời đại sáng tạo. Trong 10 năm gần đây có những dấu hiệu chứng tỏ sức sáng tạo của Hoa Kỳ gặp nguy cơ đi xuống. Thật vậy, theo sự nghiên cứu của GS Richard Florida, tỉ lệ của khối nhân lực sáng tạo trên tổng số nhân công của Hoa Kỳ đứng hạng thứ 11 sau mười nước như Ái Nhĩ Lan, Bỉ, Úc, Hòa Lan, Tân Tây Lan, Estonia, Anh, Canada, Phần Lan, và Iceland. Theo tạp chí Business Week, trong số 25 công ty công nghiệp cao, chỉ có sáu công ty đặt cơ sở tại Hoa Kỳ trong khi đó 14 công ty đặt tại Á Châu.

Về công ăn việc làm người ta thường nói đến nạn thất nghiệp và công việc chuyển ra nước ngoài. Nhưng theo GS Florida vấn đề quan trọng hơn là tình trạng thiếu tài năng sáng tạo. Kinh tế gia Lawrence Summers, cựu Viện Trưởng Harvard University và kinh tế gia Edward Montgomery, cựu Thứ Trưởng Lao Động, cho rằng vấn đề thiếu tài năng sáng tạo khó tránh khỏi. Hoa Kỳ cần phải cạnh tranh với những nước phát triển khác để thu hút và trọng dụng nhân tài bằng chương trình di dân và chiếu khán rộng rãi. Trong khoảng 24 năm gần đây, kể từ 1990 đến 2013, Hoa Kỳ đã nhận 24.2 triệu di dân hợp pháp, trung bình mỗi năm là khoảng 1 triệu người. 6/

Gần đây nhân dân Mỹ phàn nàn rất nhiều về tình trạng đảng phái cấu xé nhau tàn tệ tại Quốc Hội. Một trong những hậu quả đã xẩy ra là việc chánh phủ đã buộc phải đóng cửa 16 ngày trong năm 2013. Một cường quốc lãnh đạo mà đã để xẩy ra tình trạng như vậy không thể không mất uy tín và lòng tin cậy của thế giới. Một việc kéo dài từ vài năm nay chưa giải quyết được là chương trình y tế “Patient Protection and Affordable Care Act” (PPACA) gọi tắt là Obamacare do sự xung khắc về quyền lợi mà hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đại diện. Tuy nhiên đây là chuyện nội bộ của nước Mỹ.

Tồi tệ hơn là chương trình ngoại thương Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, viết tắt là TPP) liên quan đến 11 nước khác đã kéo dài nhiều năm. TPP đã không kết thúc được vào năm vừa qua như mong muốn. 2015 có thể là năm dứt điểm vì tình trạng căng thẳng ở Biển Đông và sự cạnh tranh của Trung Quốc và Nga qua việc thành lập Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu (Asian Infrastructure Investment Bank viết tắt là AIIB) và Liên Hiệp Kinh Tế Âu Á (Eurasian Economic Union viết tắt là EAEU). Tuy nhiên Hoa Kỳ đang vấp phải khó khăn nội bộ. Vấn đề lao động gây chia rẽ ngay trong Đảng Dân Chủ, giữa phe hành pháp và lập pháp và đàng sau là những công đoàn lao động của Hoa Kỳ.

Tôi tin đây trên đây là những khó khăn ngắn hạn và tạm thời. Thật vậy, truyền thông thương mại và truyền thông xã hội dân sự đã lên án gắt gao tình trạng ngưng trệ tại Washington. Một xã hội cởi mở với tự do báo chí và tự do bầy tỏ như xã hội Hoa Kỳ sẽ giúp cho Hoa Kỳ tự sửa đổi như đối với nạn kỳ thị chủng tộc và nam nữ bất bình đẳng. Cạnh tranh và hợp tác là truyền thống tạo nên sức mạnh tại quốc gia này.

Ngay sau khi chính thức thất cử trong cuộc tranh cử tổng thống vào năm 2008, TNS John McCain tuyên bố TNS Barack Obama là vị tổng thống của tôi và kêu gọi mọi công dân Hoa Kỳ chúc mừng TNS Obama và ủng hộ tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ. Ông cũng nói rằng lần đầu tiên trong lịch sử một công dân Hoa Kỳ gốc Phi châu được bầu làm tổng thống. Đây là một niềm hãnh diện lớn lao và là một bằng chứng rõ ràng rằng Hoa Kỳ đã tiến một bước rất xa về vấn đề kỳ thị chủng tộc. TNS McCain nói tiếp rằng TNS Obama và ông đã tranh luận về những khác biệt, nhưng TNS Obama đã thắng. Chắc chắn rằng những khác biệt đó vẫn còn, nhưng ông hứa rằng ông sẽ giúp TNS Obama trong quyền hạn của mình để đối phó với những thử thách trước mặt. 7/

 Nghi thức đầu hàng của Tướng Robert E. Lee (ngồi bên trái) tại Appomatox Court House Virginia, ngày 9-4-1865 (hình của The Major)


Nghi thức đầu hàng của Tướng Robert E. Lee (ngồi bên trái) tại Appomatox Court House
Virginia, ngày 9-4-1865 (hình của The Major)

Một thế kỷ rưỡi trước đây, Hoa Kỳ đã để lại một gương sáng cho nhân loại về tinh thần mã thượng của dân tộc Hoa Kỳ. 8/ Cuộc nội chiến kéo dài bốn năm, ba tuần và sáu ngày chấm dứt vào 9-4-1865 (theo Tuyên Ngôn là 9-5-1865). Tướng Robert E. Lee của quân miền Nam nhận đầu hàng với đại diện quân miền Bắc là Tướng Ulysses S. Grant tại Appomattox Court House, Virginia qua một nghi thức giản dị nhưng trang nghiêm. Quân lính miền Nam được tự do trở về nguyên quán và không ai bị trừng phạt hay bị tù đầy. Binh sĩ tử trận được chôn chung trong cùng một nghĩa trang, ngoại trừ thân nhân muốn mang thi hài chôn cất ở nơi khác. Theo lệnh của Tướng Grant, quân miền Bắc không được ăn mừng chiến thắng. Sau này Tướng Lee trở thành viện trưởng của một đại học nay gọi là Washington and Lee University tại Lexington, Virginia. Ông chống lại toan tính tổ chức nổi loạn tiếp tục chống lại chánh phủ liên bang, ủng hộ việc giúp cựu quân nhân miền Nam hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ, và kiến thiết lại đất nước.

Gần đây hơn, sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, Hoa Kỳ đã không hề chủ trương chém giết những kẻ thua trận mà trái lại còn giúp các nước đồng minh và cả các nước cựu thù xây dựng lại những đổ vỡ. Hoa Kỳ chi khoảng $13 tỉ (tương đương với $120 tì theo thời giá bây giờ) qua Chương Trình Phục Hồi Âu Châu (European Recovery Program viết tắt là ERP) hay còn gọi là Kế Hoạch Marshall, theo tên của Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ George Marshall. Tướng Douglas McCarthur, Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, chỉ huy lực lượng chiếm đóng Nhật từ 1945-1951, đã giúp nước này soạn thảo hiến pháp mới, loại bỏ quyền tư lệnh tối cao của Hoàng Đế Nhật, cải tổ nước Nhật thành một nước dân chủ, thực hiện chương trình cải cách ruộng đất. Ngày nay, dân Nhật coi McCarthur là một trong những người có công lớn trong việc tái thiết nước Nhật. 9/

Sau hết nhưng không kém phần quan trọng là lòng yêu chuộng tự do của dân Hoa Kỳ. Tự do giúp con người phát triển năng khiếu và sáng kiến. Tự do giúp sự thông tin được nhanh chóng, đa chiều và trung thực hơn, giúp mọi người bầy tỏ lập trường dễ dàng và như vậy dễ tìm được chân lý. Tự do, trái ngược với sự bưng bít, giúp xã hội cởi mở, hạn chế được những sai trái và tội phạm.

Tự do tất nhiên đưa đến dân chủ. Phần lớn các nước dân chủ đều là những nước giầu có. Kinh tế gia đoạt giải Nobel người Ấn Độ Amartya Sen nghiên cứu về nghèo đói và dân chủ đã đưa ra một lời tuyên bố nổi tiếng: “Không bao giờ có một nạn đói nào đáng kể xẩy ra ở một nước độc lập, dân chủ và có tự do báo chí.” 10/ Nạn đói chỉ xẩy ra ở những độc tài hay bị chiếm đóng.

Tương tự như vậy, tham nhũng thường lan rộng ở những nước thiếu dân chủ. Hậu quả của tham nhũng là không đạt được sự chọn lựa tốt nhất, gia tăng phí tổn, làm hại đến sự sáng tạo, và nuôi dưỡng tội phạm. Những bằng chứng cụ thể từ những cuộc nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới cho thấy rằng tham nhũng làm giảm đầu tư (nội địa cũng như nước ngoài), giảm phát triển, giới hạn giao thương, làm sai lệch chi phí quốc gia, làm suy yếu hệ thống tài chánh, và củng cố nền kinh tế đen (underground economy). Quan trọng hơn cả là tham nhũng làm tăng sự nghèo nàn và chênh lệch lợi tức. 11/ Tham nhũng và tình trạng phe đảng, con ông cháu cha (cronyism) tại Trung Quốc và Nga sẽ tiếp tục nhận chìm những nhân tài và khả năng cạnh tranh của hai nước này. 12/

Trong bảng xếp hạng về mức độ tham nhũng tại 177 quốc gia trên thế giới vào năm 2014 do Transparency International thiết lập, đứng đầu danh sách (trong sạch nhất) là Đan Mạch, kế đến là Tân Tây Lan, Phần Lan, Thụy Điển và Na Uy. Hoa Kỳ đứng hạng thứ 17. Trung Quốc: 100. Việt Nam: 119. Nga: 136. 13/ Hoa Kỳ có thể cố gắng hơn để cải tiến hơn nữa về lãnh vực này.

Môi trường tự do dân chủ và một nền văn hóa siêu việt đã giúp cho Hoa Kỳ phát triển như hiện nay với lợi tức đầu người tính theo mãi lực quân bình vào năm 2013 là $53,042, xếp hạng sau bẩy nước mà phần đông là những nước sản xuất dầu: Qatar, Kuwait, Singapore, Brunei, Norway, Switzerland, và Saudi Arabia. Hoa Kỳ bỏ xa Nga ($25,248) và Trung Quốc ($11,906). 14/

GS Jonathan Adelman thuộc University of Denver viết: “một câu châm ngôn chính trị xưa nói rằng ‘Anh không thể đánh bại một ai nếu người đó không có đối thủ.’ Ngay bây giờ không có một nước nào hiện ra ở chân trời sẽ bắt kịp hoặc thử thách Hoa Kỳ một cách nghiêm chỉnh trong thời hạn ít nhất một hay hai thập niên sắp tới.” 15/

Sau khi viết bài nhận định này gần xong, dựa trên những dữ kiện vừa phân tách, tôi có khuynh hướng đồng ý với nhận định của GS Adelman. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là một đại cường quốc về kinh tế cũng như về quân sự không bị thử thách trong một tương lai có thể thấy được. Nga và Trung Quốc còn khá lâu mới có thể là đối thủ cân xứng với Hoa Kỳ. Thay đổi một thể chế chính trị cần từ vài năm đến vài thập niên. Cải tổ một nền văn hóa cần từ vài thế hệ cho đến vài thế kỷ để trở thành một nước vĩ đại.

© Nguyễn Quốc Khải

© Đàn Chim Việt

——————————————————-

Chú thích:

1/ Jonathan Adelman, “Why the U.S. Remains the World’s Unchallenged Superpower,” Forbes, November 24, 2013.
2/ Wikipedia, “Non-government Organization,” May 28, 2015.
3/ Theo thống kê của tổ chức OECD, Labor – Productivity Levels in the total economy, May 27, 2015.
4/ Richard Florida, “America’s Looming Creativity Crisis,” Harvard Business Review, October 2004.
5/ Như trên.
6/ Wikipedia, “Immigration to the U.S.”, May 28, 2015.
7/ John McCain, “McCain’s Concession Speech,” The New York Time, November 4, 2008.
8/ Vũ Ngọc Tấn, “Tinh Thần Mã Thượng Trong Nội Chiến Mỹ,” Việt Luận, 12-2011.
9/ Wikipedia, “Marshall Plan”, May 28, 2015.
10/ Amartya Sen and Amartya K. Sen, “Poverty and Famines – an Essay on Entitlement and Deprivation”, Oxford University Press, London, 1983.
11/ The World Bank, “The Economic and Social Consequences of Corruption in Transition Countries.”
12/ Susan Adams, “The World’s Most Competitive Countries,” Forbes, May 30, 2013.
13/ Transparency International, “Corruption Perceptions Index 2014,” 2014.
14/ Theo số thống kê của World Bank.
15/ Như chú thích 1/.

34 Phản hồi cho “Nước Mỹ Vĩ Đại”

  1. Minh Đức says:

    Mỹ có nhiều khuyết điểm mà từ xưa đến nay đã có nhiều người chê . Nhưng Mỹ có một số điều mà một số nước khác không làm được:

    Cai trị theo luật lệ. Tổng thống Mỹ mà tham nhũng thì cũng bị tù . Trong khi đó, tại Nga, Trung Quốc, Việt Nam thì ông lớn tham nhũng chẳng bị làm sao.

    Ấn Độ là một nước dân chủ nên có một số người cố chứng minh là rồi thì Ấn Độ sẽ tiến nhanh hơn Trung Quốc. Nhưng ở Ấn Độ luật lệ không được tôn trọng. Dân Ấn thường lươn lẹo, luồn lách pháp luật. Vì pháp luật không được đặt lên cao hơn hết mà các ông lớn, những kẻ giàu có có thể không tôn trọng pháp luật. Ấn Độ có đủ loại tôn giáo và đôi khi tập tục của tôn giáo cũng đứng trên pháp luật. Cai trị theo luật lệ nghe tưởng là dễ mà không phải nước nào cũng làm được.

    Nước Mỹ theo chế độ liên bang nhưng các tiểu bang có quyền hạn nhất định, nhưng vẫn phải tuân lệnh của chính quyền liên bang trong một số lãnh vực. Trong khi đó, khi Nga chuyển sang dân chủ, các tiểu bang không nghe lời trung ương, các địa phương tự ý làm không theo luật lệ. Nga chỉ ổn định được khi có một người như Putin dùng mưu mẹo thủ đoạn, dối trá, bạo lực để thu tóm quyền vào tay và ban phát của cải cho thủ hạ như một ông vua ban pháp lợi lộc cho quần thần. Và ông vua và quần thần đó đứng trên pháp luật. Muốn tổ chức được chế độ cai trị theo luật lệ như Mỹ xem ra không phải là dễ. Nga làm không nổi.

    Ông Lý Quang Diệu khen ở Mỹ có sự bình đẳng trong việc ganh đua về kinh tế, về sáng kiến. Điều này tại Nga, Trung Quốc và Việt Nam cũng chưa làm được. Ông Bùi Kiến Thành nói tại miền Nam trước 75, tuy phải đối phó với chiến tranh nên kinh tế không phát triển được nhiều nhưng nền kinh tế tại miền Nam có sự bình đẳng, ai cũng có thể tham gia. Người Mỹ họ không theo chủ nghĩa Cộng Sản chủ trương san bằng giai cấp nhưng ở nhiều nơi họ đi đến họ san bằng xã hội, để cho mọi người có quyền như nhau.

  2. Thế Giới says:

    Nước Mỹ vĩ đại? Đánh bọn khủng bố ở Afganitan còn thua bỏ chạy, nay đánh một IS cũng đang thua. Vậy vĩ đại cái gì? Đó là cái loa rỗng. Thật là bài báo chơi khăm uy tín Mỹ rồi.

  3. Nhị Hà says:

    Mỹ xui các nước châu Âu chống Nga, bản thân đưa vũ khí khủng sát Nga nhưng hôm nay đái ra quần vì Nga tuyên bố đặt hỏa tiễn S400 sát biên giới để đối phó làm cho Mỹ, NaTo và đồng minh kinh hoàng luôn. Xin các bạn đọc bài báo từ Mỹ đã đưa tin sáng nay:
    Báo Mỹ: Hệ thống tên lửa S-400 của Nga có thể “vô hiệu hóa” sức mạnh không quân NATO
    Thứ bảy, 27/06/2015, 18:02 (GMT+7)
    – Theo phương tiện truyền thông Mỹ, hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-400 của Nga có thể “vô hiệu hóa” sức mạnh không quân của Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đó chính là nguyên nhân khiến Liên minh này phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi khiến căng thẳng Nga-NATO leo thang.
    >> Quá tin Mỹ, NATO trở nên ‘mong manh’ trước Nga
    Hệ thống tên lửa S-400 có thể thách thức sức mạnh không quân NATO
    Ngày 26-6, Nga tuyên bố triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 dọc biên giới phía tây của mình nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trên không trước mối đe dọa liên tục từ NATO. Đây được xem như là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa toàn bộ quân sự của Moscow cho tới năm 2020.
    Phản ứng với tuyên bố trên, tờ Watch Out của Mỹ nhận định: “Việc triển khai hàng loạt hệ thống tên lửa S-400 dọc theo biên giới Nga là mối đe dọa to lớn đối với NATO. Đồng thời thách thức khả năng phòng thủ và chiến đấu của không quân Liên minh trong trường hợp một cuộc xung đột xảy ra với Nga”.
    Bởi lẽ, hệ thống vũ khí chống máy bay thế hệ mới, S-400 có thể phát hiện và loại bỏ tất cả các loại mục tiêu trên không bao gồm chiến đấu cơ, trực thăng, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trong phạm vi 250 dặm, ở độ cao gần 19 dặm.
    Bên cạnh đó, S-400 còn được trang bị 3 loại tên lửa khác nhau và một radar có khả năng theo dõi cùng một lúc lên tới 300 mục tiêu trong phạm vi 370 dặm.
    Robert Farley- một giáo sư người Mỹ cho rằng, hệ thống phòng không S-400 là một thách thức lớn đối với toàn bộ phương Tây trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Hơn thế nữa, hiện tại nó còn được xem là vũ khí “tối thượng” trên không.
    Ông nói: “Nếu chiến tranh xảy ra, ít nhất là trong những ngày đầu của cuộc chiến, S-400 và các hệ thống có liên quan của nó có thể vô hiệu hóa không quân NATO, phá hoại một trong những lực lượng phòng không trụ cột trọng tâm của phương Tây”.
    Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ashton Carter tuyên bố rằng, Nhà Trắng sẽ triển khoảng 250 xe tăng, xe bọc thép và thiết bị quân sự tại Đông Âu, trong đó có Bulgaria, Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, và Romania. Đây được cho là động thái khiêu khích, gây nguy hiểm đối với nước Nga.

    • Trần Vinh says:

      17/06/2015 10:52

      Phụ tá TT Putin tuyên bố Nga không muốn chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ

      Sau khi TT Nga Putin hôm qua đe dọa là Nga sẽ tăng thêm số vũ khí nguyên tử, một phụ tá hàng đầu của ông hôm thứ tư 17/6 nói Moscow không muốn chạy đua vũ trang quá tốn kém với Hoa Kỳ.

      Yury Ushakov, cố vấn ngoại giao cao cấp của ông Putin, trong một cuộc họp báo, tuyên bố: “Nga đang phản ứng lại với các khả năng bị hăm dọa mà thôi, nhưng chúng tôi chống lại việc chạy đua vũ trang, vì nó sẽ làm suy yếu kinh tế của Nga”

      Tuy về nguyên tắc ông Ushakov nói Moscow chống lại mọi hình thức chạy đua vũ trang, nhưng khi các phóng viên hỏi liệu có nguy cơ xảy ra đối đầu quân sự giữa Nga và phương Tây hay không thì ông ta từ chối bình luận.

  4. hoa tử đằng says:

    Tác giả nhắc tới các đại học của Mỹ có những thành quả xuất sắc như là một bằng chứng của “nước Mỹ vỹ đại”. Nhưng tại sao đại học Mỹ lại hơn thiên hạ? Tôi nghĩ các đại học Mỹ hơn thiên hạ vì có những yếu tố sau đây:

    1. Giáo dục Mỹ ở bậc đại học được mở rộng và bình đẳng cho đại chúng (egalitarianism) thay vì dành riêng cho một thiểu số ưu tú (elitism). Và kết quả là nhiều người có cơ hội tiến thân dễ dàng hơn dù thiếu điều kiện tài chánh hay hồi nhỏ ham chơi học dốt nhưng lớn lại chăm chỉ học giỏi. Thí dụ, ở một vài nước ở Âu Châu, khi học xong lớp 10, học sinh đã được chọn để được học đại học hay học nghề. Và nếu ở lớp 10 mà lỡ dại học kém thì khó có cơ hội tiến thân cao hơn. Ở Mỹ thì không như thế. Thí dụ như chàng Tuệ Nguyễn, qua Mỹ không biết tiếng Anh, học xong trung học chỉ vào học ở đại học cộng đồng tầm thường, nhưng học quá suất xắc trong 2 năm, được MIT là đại học bậc nhất của Mỹ nhận học tiếp năm thứ 3, Tuệ Nguyễn đặt kỷ lục mới ở MIT vì đạt được 7 bằng (1 tiến sĩ, vài cao học, vài cử nhân).

    Cũng dựa theo nguyên tắc egalitarianism, nhiều đại học tư nổi tiếng (như Harvard, Princeton, Chicago, Stanford, Yale) để dành 10% chỗ cho sinh viên “con giòng cháu giống” có cha mẹ xuất thân cùng trường. 5 tới 10 phần trăm dành cho sinh viên da đen, 5 tới 10 phần trăm dành cho dân gốc Nam Mỹ để duy trì yếu tố đa dạng ở Mỹ. 5 phần trăm dành cho những sinh viên chuyên về thể thao. Phần còn lại 50% tới 70% dành cho sinh viên giỏi. Những đại học khác như CalTech lựa sinh viên hòan tòan do yếu tố học giỏi. UC Berkeley, UCLA cũng thế, nhưng cũng dành 5% cho sinh viên thể thao)

    Các đại học công lập ở Mỹ cũng dựa vào nguyên tắc egalitarianism, cho nên rất uyển chuyển trong việc chọn lựa sinh viên. Tôi nghĩ tiểu bang Michigan là nơi tiên phong đặt ra hệ thống đại học kiểu mẫu cho các tiểu bang khác bắt chước: đại học được chia thành 3 cấp bậc, đại học hạng nhất nhận 15% học sinh giỏi nhất từ trung học (như UC Berkeley, UCLA, University of Michigan), đại học hạng nhì nhận 50% học sinh điểm cao nhất (như Cal State Fullerton, Michigan State University), và đại học hạng ba là đại học cộng đồng cấp bằng cao đẳng 2 năm, chỉ cần tốt nghiệp trung học là được học. Ở nhiều nước khác, không trúng tuyển vào đại học thì… thua. Ở Mỹ, có thể vào đại học cộng đồng, đi làm kiếm tiền, đi học bán thời gian, rồi từ từ ngoi lên trường cao hơn để học tới tiến sĩ nếu có khả năng.

    2. Mỹ là nước sinh sau đẻ muộn. Họ học được nhiều bài học từ Âu Châu rồi qua mặt thầy. Thí dụ, ở Đức, đại học là một nơi nghiên cứu. Ở Anh, đại học là nơi dạy học. Khi Mỹ bắt đầu xây dựng đại học, họ kiêm hợp cả hai kinh nghiệm Đức và Anh: đại học vừa là nơi nghiên cứu vừa là nơi dạy học. Và mô hình này quá thành công nên Âu Châu và thế giới lại bắt chước Mỹ.

    3. Ở Mỹ, các đại học tư là nơi đào tạo nhân tài hữu hiệu, bớt đi gánh nặng ngân sách chính phủ. Chính phủ Mỹ (được hiểu là chính phủ liên bang) không điều hành bất cứ một đại học nào mà chuyện này do chính quyền tiểu bang hay tư nhân điều hành. Vì thế chính phủ liên bang không phải tốn kém chi phí cho đại học. Nhưng chính phủ liên bang vẫn có ảnh hưởng tới đại học bằng cách chi rất nhiều tiền cho đại học cho những chương trình nghiên cứu.

    4. Các đại học tư ở Mỹ hầu hết là hội bất vụ lợi (non-profit). Chỉ một số rất ít đại học mở ra để kiếm tiền, thường là trường xòang xoàng dạy nghề (bác sĩ, luật sư, y tá). Như vậy, tuy là trường tư, nhưng không kiếm lời thì cũng không khác gì trường công. Tại các đại học tư nổi tiếng, học phí sinh viên trả chỉ có thể đài thọ 25% chi phí của trường. Cho nên họ phải có những chương trình gây quỹ để trang trải chi phí (Bloomberg tặng John Hopkins $1.1 tỷ, Gordon Moore của Intel tặng CalTech $600 triệu). Những đại học tư lớn của Mỹ đều có quỹ để dành (trust endowment) để đầu tư kiếm lời lấy tiền nuôi trường. Yếu tố để xếp hạng trường cũng được căn cứ vào số tiền trường có. Trường có endowment càng lớn, thường được xếp hạng cao. Thí dụ Harvard có 36 tỷ, Yale có 23 tỷ

    https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_colleges_and_universities_in_the_United_States_by_endowment

    Nguyên tắc xây dựng quỹ endowment bắt nguồn từ Cambrige hay Oxford bên Anh đã có gần ngàn năm trước. Các đại học Mỹ bắt chước và đẩy khía cạnh này lên tuyệt đỉnh và trở thành khuôn mẫu mới cho thế giới. Bây giờ, trong 50 endowment lớn nhất của đại học toàn thế giới, Mỹ chiếm đa số, nhưng cũng có lác đác vài trường từ Saudi Arabia, Nhật, Singapore cũng chen chân vào danh sách top 50 này.
    http://www.nonprofitcollegesonline.com/wealthiest-universities-in-the-world/

    5. Có hai loại đại học tư: đại học “quốc gia” (national) và đại học “liberal arts”. Đại học “quốc gia” là đại học lớn, dạy nhiều ngành, và thường có trường “nhà nghề” (professional) là các ngành y khoa, nha khoa, dược khoa, và luật. Còn đại học “liberal arts”, tôi chẳng biết dịch qua tiếng Việt là gì, là loại đại học chỉ dạy tới cấp cử nhân, thường là trường chỉ có khỏang 2 ngàn sinh viên, các lớp chỉ có từ 20 sinh viên trở lại nên thầy trò biết nhau rất rõ. Họ chủ trương đào tạo sinh viên một cách toàn diện và các sinh viên phải học nhiều về các bộ môn liberal arts như ngôn ngữ, triết, lịch sử, nhân văn… cộng với các lớp chuyên ngành của mình. Đại học liberal arts thường có học phí rất cao. Một vài trường nổi tiếng như Swarthmore College, Pomona College, Harvey Mudd College chuyên về kỹ sư. Tổng thống Obama cũng học ở một đại học liberal arts, Occidental College ở Los Angeles, trước khi chuyển lên Columbia rồi vào Harvard Law.

    Mỹ chỉ dở hơn thiên hạ ở chỗ học phí ở những đại học tư quá cao. Sinh viên ở Cambridge hay Oxford bên Anh chẳng phải trả học phí. Mãi gần đây, một số đại học như Stanford, Harvard, Princeton mới có nguyên tắc miễn học phí hoàn toàn cho sinh viên có cha mẹ chỉ kiếm được ít hơn $70 ngàn hay $100 ngàn đô la (tùy trường) mỗi năm

    6. Yếu tố nữa làm các đại học Mỹ hơn thiên hạ là họ không dồn đại học về một nơi ở thủ đô mà cứ để những đại học này thành những trung tâm rải rác khắp nơi rồi cạnh tranh nhau dữ dội. Các đại học tranh nhau xin tiền từ giới nhà giàu hay từ các chương trình tài trợ của chính phủ, tranh nhau để có phát minh mới, tranh nhau nghiên cứu, tranh nhau đào tạo nhân tài, và tranh giành các giáo sư giỏi, sinh viên giỏi. Một thí dụ nhỏ nhưng điển hình của việc cạnh tranh này là Đại học USC, trong hai chục năm gần đây lên thứ hạng cao rất nhanh nhờ có nhiều sinh viên giỏi. Khi một học sinh lớp 11 thi PSAT được lọt vào 1.5 % thí sinh có điểm cao nhất, được gọi là National Merit Scholars, thì USC liên lạc ngay, và sẵn sàng tặng đầy đủ học bổng toàn phần dù cha mẹ giầu có (các trường khác đều làm thế nhưng USC hiệu nghiệm hơn, lại sẵn sàng cho tiền dù cha mẹ giàu). Vì thế trong 20 năm gần đây USC tuyển được rất nhiều sinh viên giỏi. Sinh viên giỏi mới làm trường giỏi. Thứ hạng của trường sẽ lên cao vì trường sẽ được tiếng là đã loại nhiều sinh viên dở, và trường sẽ khá hơn vì sinh viên vào năm thứ nhất có điểm trung bình và SAT cao. Năm 2014, USC nhận 17.8% đơn xin, trong khi đại học UCLA gần đó và là “địch thủ” của nhau, nhận 18.6% đơn xin. Thế là USC được tiếng là “khó” hơn UCLA. Yếu tố “khó hơn” chưa chắc làm đại học giỏi hơn, nhưng trên đây là thí dụ ở Mỹ các đại học cạnh tranh từng chút như thế đó. Stanford gần đây nổi tiếng hơn Harvard vì chỉ nhận 5% sinh viên xin học, thấp hơn Harvard một chút. Các khoa trưởng, viện trưởng cũng luôn luôn… nghe ngóng, thấy giáo sư danh tiếng nào (nhất là có giải Nobel), mà đang bất mãn với trường đang dạy, liền lập tức có… lễ vật để dụ khị giáo sư đó đầu quân trường mình. Và khi thành công rồi thì hãnh diện khoe là đã “steal” học giả này bác học kia từ nơi khác…

    • hoa' says:

      Khoe khoang vớ vẩn bỏ mẹ, ai chẳng biết anh là là viện trưởng viện bình dân giáo dục làng Cổ nhuế

      • Nóng Mũi says:

        Nóng mũi hã em?
        Hoa Tử Đằng kể đúng về hệ thống đại học của Mỹ đó. Nếu anh cho là khoe vớ vẩn, anh có thể chứng minh những điểm tệ của nó. Đồng thời anh có thể đưa ra cái hay lối giáo dục giáo điều “ưu việt” của Nga hay Tàu đi.
        Còn nếu thấy chủ Móc cu Nga hay Bắc cu Tàu của mình dỡm không bằng ai thì câm đi.

  5. HN says:

    Đế quốc Mỹ là tên sen đầm quốc tế, tầu chiến đế quốc nghênh ngang trên các đại dương…..

    ấy thế mà sống tại đế quốc thì sướng bỏ cha, nay các em đại gia đỏ, Vẹm … CHUYÊN NGHỀ ĂN CẮP CỦA DÂN đang nối đuôi xếp hàng trước sở dịch vụ xin thẻ xanh để sang ở với thằng đế quốc. Lũ ăn cắp mặt dầy sang nhà đế quốc mà vẫn ca ngợi búa liềm
    Mình ghét nó nhưng bơ sữa của nó bổ hơn đồ hộp Trung Quốc, đồ của sư fụ Trung quốc ăn vào có ngày lở miệng rụng răng ghê bỏ cha

    Bác Hồ nói đánh cho Mỹ cút nhưng LŨ CHÁU ĂN CẮP của bác vơ vét được ít đô la lại chạy theo đế quốc

  6. HN says:

    Đế quốc Mỹ là tên sen đầm quốc tế, tầu chiến đế quốc nghênh ngang trên các đại dương…..
    ấy thế mà sống tại đế quốc thì sướng bỏ cha, nay các em đại gia đỏ, Vẹm … CHUYÊN NGHỀ ĂN CẮP CỦA DÂN đang nối đuôi xếp hàng trước sở dịch vụ xin thẻ xanh để sang ở với thằng đế quốc. Lũ ăn cắp mặt dầy sang nhà đế quốc mà vẫn ca ngợi búa liềm
    Mình ghét nó nhưng bơ sữa của nó bổ hơn đồ hộp Trung Quốc, đồ của sư fụ Trung quốc ăn vào có ngày lở miệng rụng răng ghê bỏ cha
    Bác Hồ nói đánh cho Mỹ cút nhưng LŨ CHÁU ĂN CẮP của bác vơ vét được ít đô la lại chạy theo đế quốc

  7. Ba Sún says:

    Cái tạo ra sự vĩ đại của nước Mỹ là nhờ nguyên lý Dân Chủ và Tự Do của những người lập quốc (Founding Fathers); Đọc lại những văn bản tham luận liêng bang (The federalist letters) mới thấy họ là những người vĩ đại đã đặt nền móng cho sự bản Hiến Pháp và và nhờ đó mà nước Mỹ càng ngày cang phát triển tốt đẹp và hoàn thiên hơn.

  8. Toàn những nhà báo rởm kiểu Sài gòn trước năm 1975 mà thôi. Xin nói trắng ra điều này: Xin nói thẳng Trung quốc không hề sợ đối đầu với Mỹ về quân sự mà chỉ sợ bị Mỹ và các nước cấm vận kinh tế mà thôi. Vì sao? Vì vũ khí Trung quốc chẳng kém Mỹ bao nhiêu nhưng cơ số thì nhiều hơn, tiền lại nhiều như cát. Nhưng vì kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu là chính nên bị cấm vận là thua liền. Với Nga cấm vận họ không sợ vì kính tế họ tự chủ và dễ dàng điều chỉnh hướng Đông. Còn Trung quốc thì hướng về đâu? Về giơ tay mà chào cờ đầu hàng. Mỹ sao lại không biết điều này? Có giám làm như đã làm với Nga hay không? Tôi xin gửi lời này đến ông Obama qua ông Đại sứ Mỹ tại Hà nội nhé. Xin quý báo chuyển giùm! Xin chân thành cảm ơn.

    • Dân Đen says:

      Không hiểu “đồng chí” biết được từ đâu mà giám khẳng định là TQ tiền nhiều như cát ? Tiền nhiều như thế mà dân TQ vẫn đói rách, lạ quá ! Thế thì xin chiều cống nước Việt cho Tầu để mong tìm được tí “cát” là tột đỉnh trí tuệ đấy. Mỹ là thằng tư bản ngông cuồng, đang giẫy chết nhưng tòa Đại sứ Mỹ ở Tầu lúc nào cũng đông như kiến để xin đi Mỹ, không biết phải giải thích những hiện tượng đó như thế lào ?
      TQ cầm rất nhiều đô la của Mỹ là sự thật, với số đô la ấy TQ sang Mỹ muốn mua cài gì cũng có, từ chip linh kiện điện tử đến hoả tiễn xe tăng, nhưng ngược lại cầm một mớ tiền Dân tuệ của Tầu người ta chỉ mua được mớ quần áo và giầy dép “hàng nhá” của các nước Âu Mỹ thôi.
      Chưa nói đến nếu Mỹ nó cũng chơi trò vc mà đổi tiền thì TQ sẽ trắng mắt ra mà nhìn đống CÁT thôi !

  9. Mỹ mà đưa lính vào Ucraina thì kết quả là gì? Chắc chắn Nga sẽ trang bị cho quân đội vùng ly khai tiêu diệt hay bắt sống để mà các nước này biết thế nào là lễ độ Lúc đó phải quỳ mà lạy Nga giải cứu cho mà xem. Hãy cờ đấy, kết quả đã trông thấy trước rồi. Thật là dại khờ, vĩ đại gì, đi dính vào Ucraina để Trungq uốc đang xua đuổi khỏi ảnh hưởng ở châu Á mà không biết. Đến kẻ ngu nhất cũng thấy rõ như vậy huống là “các nhà chiến lược vĩ đại Mỹ? “

    • Trần Vinh says:

      6-24-2015

      Mỹ đưa vũ khí đến châu Âu để đáp trả Nga

      Washington dự định đưa khí tài quân sự, trong đó có xe tăng và phương tiện bọc thép, tới một loạt các nước châu Âu gần Nga nhằm đáp trả cái gọi là “sự khiêu khích” từ Moscow.

      Đây là những phản ứng với sự khiêu khích của Nga”, CBS News dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trong cuộc phỏng vấn tại Estonia, một trong những quốc gia được cho là đã “cảm thấy” mối đe dọa cận kề từ Nga.

      Bulgaria, Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan và Romania sẽ là nơi đặt khí tài quân sự mới. Những nước này có thể sử dụng chúng trong tập trận, RT dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm qua phát biểu trước những người đồng cấp từ Estonia, Latvia và Litva tại thủ đô Tallinn, Estonia.

      Số khí tài này sẽ bao gồm xe tăng chiến đấu Abrams, phương tiện chiến đấu Bradley và pháo tự hành. “Mục đích là giúp làm phong phú hoạt động huấn luyện và tăng tính cơ động cho các lực lượng ở châu Âu”, ông Carter nói.

      Bộ trưởng quốc phòng các nước trên cho rằng đây là một thông điệp gửi đến Nga. “Nga không phải là đối thủ của Mỹ hay Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trên thế giới nhưng ở góc này, ông Putin có ưu thế trong khu vực”, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Sven Misker nói, đồng thời cho biết Tallinn sẵn sàng và muốn tổ chức đồn trú cho các phương tiện ngay lập tức.

      Giới lập pháp Romania cũng đã phê duyệt xây dựng hai trung tâm mới của NATO tại thủ đô Bucharest trong cuộc bỏ phiếu hôm qua.

      Mỹ cùng các đồng minh NATO nhiều lần lên án cái họ gọi là “sự gây hấn” của Nga, cáo buộc Moscow đang tham gia vào cuộc chiến ở Ukraine. NATO gần đây thông báo kế hoạch tăng cường lực lượng phản ứng nhanh ở châu Âu lên 40.000 người.

      Đại sứ Mỹ tại NATO Douglas Lute cho rằng Washington không vi phạm Thỏa thuận Sáng lập quan hệ Nga – NATO. Washington cũng không tính đến việc tái điều động vũ khí hạt nhân đến châu Âu.

      Bộ Quốc phòng Nga lo ngại những vũ khí hạng nặng có thể khiến căng thẳng leo thang. “Nếu Mỹ đưa vũ khí hạng nặng, như xe tăng, hệ thống pháo, đến châu Âu thì đây là bước đi gây hấn nhất của NATO và Lầu Năm Góc từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc cách đây một phần tư thế kỷ”, Interfax dẫn lời tướng Yury Yakubov, quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Nga, tuần trước cho biết.

    • Nguyen Quang says:

      25/06/2015 23:46

      Đích thân TT Nga Putin đã chủ động gọi điện thoại cho TT Obama

      Trong một thông cáo báo chí, TT Obama đã tái nhắc nhỡ là Mỹ yêu cầu Nga phải thực hiện cam kết theo hiệp ước hòa bình được ký ở Minsk trước đây, gồm cả việc rút tất cả quân đội và vũ trang ra khỏi Ukraine. Cuộc chiến tại Ukraine đã giết chết hơn 6,500 người trong hơn một năm qua.

      Bản tin của AFP đánh đi từ Hoa Thịnh Đốn vào giữa đêm thứ năm giờ California cho biết rằng đích thân TT Nga Putin đã chủ động gọi điện thoại cho TT Obama để bàn về nhiều vấn đề trọng đại của thế giới hiện nay như tình hình Ukraine, nhà nước Hồi Giáo IS, tình hình nguyên tử của Iran, tình hình Syria,…

      Cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã tạo ra sự khủng hoảng nặng nề nhất giữa Nga và phương Tây kể từ cuộc chiến tranh lạnh và Mỹ đã tuyên bố vào tuần qua là Mỹ sẽ huy động vũ khí hạng nặng đến vùng Trung Âu và Đông Âu lần đầu tiên sau khi chiến tranh lạnh kết thúc.

      Tuyên bố của Mỹ tiếp theo sau những lời cam kết của NATO vào hôm thứ hai là NATO sẽ gia tăng hiện diện quân sự ở Đông Âu.

      Putin là người liên tục phủ nhận sự ủng hộ của phiến quân thân Nga tại Ukraine.

      Trong một thông cáo báo chí, TT Obama đã tái nhắc nhỡ là Mỹ yêu cầu Nga phải thực hiện cam kết theo hiệp ước hòa bình được ký ở Minsk trước đây, gồm cả việc rút tất cả quân đội và vũ trang ra khỏi Ukraine. Cuộc chiến tại Ukraine đã giết chết hơn 6,500 người trong hơn một năm qua.

  10. Vĩ đại cái con khỉ. Thật là nhu nhược và kém cỏi mới đúng. Thua hết nước nọ sang nước kia kể cả các quốc gia nghèo khó nhất là Afganitan, Irac, Somalia, Cu ba, Việt nam v.v…thì có cái gì để mà gọi là vĩ đại? Thật là chuột trù khen mèo lắm lông! Nay Trung quốc không còn để Mỹ trong mắt, nó xây đảo làm căn cứ quân sự đó, thách đố sức mạnh Mỹ đó. Nước Mỹ có làm gì được nó không? Hay là chỉ nói mồn mà thôi. Xin quý vị hãy đọc bài báo sau đây thì rõ:
    Ý đồ thực sự của Mỹ trong cuộc chiến chống IS – Kỳ cuối
    Bằng cách loại bỏ chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein ở Iraq, Mỹ đã vô tình (dù không muốn) mở rộng vòng cung ảnh hưởng địa lý của Iran cho đến tận Palestine, điều này khiến cho dự án mở rộng các vùng định cư của Israel dễ bị tổn thương hơn.
    >> Ý đồ thực sự của Mỹ trong cuộc chiến chống IS-Kỳ 1
    Ý đồ thực sự của Mỹ trong cuộc chiến chống IS – Kỳ cuối
    Lực lượng tình nguyện tham gia chiến dịch chống IS tập trung huấn luyện tại Habaniyah, phía tây thủ đô Baghdad. (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Khi còn đương chức, cựu Tổng thống George W. Bush đã sớm bắt tay vào việc thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt trục kháng chiến này bằng cách ra sức vô hiệu hóa các đồng minh của Israel là phong trào Hezbollah ở Liban, Syria và phong trào Hamas ở Palestine, nhưng đều đã thất bại. Tuy nhiên, sau đó, phong trào Mùa Xuân Arập đã mang đến một cơ hội mới: Mỹ và các đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ và các nền quân chủ Arập ở vùng vịnh Persian chuyển sang hành động để tạo điều kiện cho một sự thay đổi chính quyền ở Syria.

    Mục tiêu bao trùm của hành động này là phá vỡ sự liên tục về địa lý – thông qua Iraq, Syria và Liban – giữa Iran và Palestine. Khi kế hoạch thay đổi chính quyền ở Syria thất bại, Mỹ đã chuyển sang kế hoạch 2: chia rẽ Syria thành nhiều thực thể cạnh tranh nhau để làm suy yếu Nhà nước trung ương và tạo ra một “vùng đệm” thân Mỹ nằm dọc biên giới với Israel. Cũng như vậy, Mỹ muốn chia rẽ Iraq để làm suy yếu chính phủ trung ương bằng cách kích động những sự chia rẽ giữa người Kurd, người Sunni và người Shiite. Và đây mới chính là những ưu tiên của Mỹ.

    Ý đồ thực sự của Mỹ trong cuộc chiến chống IS – Kỳ cuối
    Toàn cảnh Hội nghị Ngoại trưởng 20 quốc gia trong liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu ở thủ đô Paris ngày 2/6. (Ảnh: AFP/TTXVN)
    Chỉ cần nhìn những gì Mỹ đã làm mới đây ở Iraq là thấy được chính xác kế hoạch bí mật này. Các cuộc không kích của Mỹ cho đến nay được coi là ác liệt nhất là khi thành phố Erbil của người Kurd và các vùng xung quanh bị tổ chức IS đe dọa. Quốc hội Mỹ đã vi phạm tất cả những tiêu chuẩn quốc tế bằng cách thông qua một đạo luật tán thành trang bị vũ khí trực tiếp cho các dân quân Sunni và người Kurd, mà không để mắt đến chính phủ trung ương ở Baghdad.

    Và bất chấp nhiều lời hứa và cam kết, Mỹ đã không thành lập được và cũng không trang bị có hiệu quả cho quân đội và các lực lượng an ninh của Iraq. Bởi vì một Iraq suy yếu và chia rẽ sẽ không có nguy cơ trở thành một cường quốc khu vực liên minh với Iran và trục kháng chiến chống Mỹ. Một Syria suy yếu và chia rẽ càng không có nguy cơ làm được như vậy. Nhưng nếu chừng nào không có sự kiểm soát của Mỹ đối với các chính phủ trung ương này thì cách thức duy nhất đạt được điều đó là gây ra một cuộc xung đột bè phái và sắc tộc dẫn đến việc lập ra những vùng đệm thân Mỹ ở bên trong các nhà nước của trục kháng chiến hoặc “một vùng đệm Sunni” thù địch, phá vỡ sự liên tục về địa lý giữa Iran với Palestine.

    Tướng Walid Sukariyya, một người Sunni thân phe kháng chiến của Quốc hội Liban, nói: “Đối với Mỹ và Israel, có tổ chức IS tốt hơn là có một Iran, một Iraq và một Syria hùng mạnh… Nếu Mỹ đạt được các mục đích của mình thì Nhà nước Sunni ở Iraq sẽ phá hoại trục kháng chiến của Palestine”. Từ lâu nay, Mỹ đã tìm cách tạo ra một vùng đệm ở Iraq và ở biên giới Syria và đã ra sức tìm kiếm và dựng lên các nhà lãnh đạo Iraq Sunni chỉ biết tuân theo Mỹ, nhưng không đạt kết quả. Thí dụ minh chứng cho điều đó là đoàn các quan chức thành phố Anbar, do Tướng Mỹ John Allen chọn lựa vào tháng 12/2014, để thăm Washington, trong đó không có các đại diện của hai bộ tộc Sunni quan trọng nhất đang chiến đấu chống IS ở Iraq – các bộ tộc Albu Alwan và Albu Nimr. Một người phát ngôn của hai bộ tộc này đã phàn nàn với tờ báo Al – Jarida: “Chúng tôi chiến đấu chống IS, nhưng chúng tôi đang bị tàn sát bởi vì chúng tôi thiếu vũ khí. Trong khi đó, có những người khác tới Washington để lĩnh tiền, nhận vũ khí, để rồi họ sẽ được chỉ định làm các nhà lãnh đạo của chúng tôi”.

    Đấy chính là mẹo chia rẽ người Iraq của Mỹ. Nhưng tại sao người Mỹ lại phớt lờ các nhóm Sunni đang chiến đấu chống IS? Chẳng phải đó là những đồng minh tự nhiên của Mỹ ở Iraq đó sao? Chừng nào những người Sunni chống IS không đủ mạnh, thì đấy mới là mục tiêu thực sự của Mỹ, vì khi ấy, IS dư sức để biến dự án “vùng đệm” của Mỹ thành thực tế cụ thể. Điều đó có nghĩa là Mỹ không cần chi nhiều tiền của, sức lực và không mất một giọt máu, nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu của mình – lập các vùng đệm giữa các quốc gia Iraq và Syria, và các vùng đệm ngay bên trong lãnh thổ từng nước, để không có được trong tương lai sự “liên thông” giữa Iran với toàn vũng lãnh thổ rộng lớn này, để kéo tới tận Palestine.

    Thậm chí, nhiều nguồn tin báo chí nước ngoài còn nói rằng ngay từ năm 2014, nhiều nhà lãnh đạo Iraq đã lên tiếng than phiền về việc vũ khí của Mỹ được thả dù xuống cho IS. Trong khi đó, các nguồn tin quân sự Iraq đã công khai một sự thật là liên minh do Mỹ cầm đầu đã phớt lờ phần lớn những yêu cầu của Iraq về việc yểm hộ trên không và tác chiến trên bộ. Thủ tướng Iraq Haider Al – Abadi, được coi là một quan chức Iraq tương đối thân Mỹ, đang ra sức duy trì sự cân bằng giữa những lợi ích của Mỹ và của nước láng giềng hùng mạnh của Iraq là Iran, cũng đôi lần tỏ ý bất bình với Mỹ.

    Sau khi Ramadi thất thủ và các thông tin xấu tương tự khác từ Syria, ông Al – Abadi đã không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc cố gắng hạn chế những tổn thất của quân chính phủ, đã ra lệnh triển khai hàng nghìn dân quân ở tỉnh Anbar để giành lại quyền kiểm soát Ramadi. Ông kêu gọi Mỹ tăng cường khả năng quân sự cho Iraq, coi đây là khả năng duy nhất có thể giúp đẩy lùi các chiến binh IS, nhưng hiện vẫn không được đáp ứng. Trong khi đó, ưu tiên tuyệt đối của ông Al – Abadi là phá hủy “vùng đệm của IS” giữa Syria và Iraq, đương nhiên cũng không được Mỹ quan tâm, điều đó càng khiến người ta dễ nhận thấy mục tiêu thực sự của Mỹ trong cuộc chiến chống IS là gì.
    Theo TK (theo tờ “Chính trị thế giới”)

    • Minh Đức says:

      Sao các phe ở Trung Đông đánh nhau làm gì để cho Mỹ có cớ xen vào? Tại Iraq, sau khi Saddam Hussein bị lật đổ thì đã thành lập một chế độ dân chủ đa đảng. Lúc đầu Mỹ đã cố ngăn chặn phe Shia ở Iraq đừng chèn ép phe Sunni để Iraq có trở thành một nước mà mọi phe đều có quyền tham gia chính trị ngang nhau. Nhưng rồi phe Shia đi chèn ép phe Sunni và đi bắt tay với Iran. Còn phe Sunni thì đi theo bọn IS để đánh phe Shia.

      Nếu các phe ở Iraq không giải quyết sự tranh chấp quyền lợi bằng vũ lực mà bằng giải pháp bỏ phiếu bầu thì Iraq đâu có bị lâm vào cảnh chiến tranh.

      Trước đây, có người Mỹ đề nghị các phe tại miền Nam cứ việc tổ chức bầu cử, ai được đa số sẽ thắng. Nếu được như thế thì miền Nam đã không có chiến tranh. Trong khi phần nhiều các phe ở miền Nam có thể chấp nhận giải pháp bầu cử thì CSVN không chịu và cứ nhất định phải dùng vũ lực để chiếm chính quyền tại miền Nam. Đối với người Mỹ, ai được bầu lên không quan trọng, điều quan trọng là miền Nam có thanh bình để Mỹ làm ăn, buôn bán với Việt Nam Cộng Hòa. Chỉ vì CSVN nhất định dùng vũ lực chiếm miền Nam nên Mỹ mới phải ủng hộ ông này, ông kia vì ông ta có khả năng chỉ huy quân đội chống Cộng. Nếu không có CS tấn công thì ông nào được bầu lên tại miền Nam cũng được Mỹ xem chẳng khác gì một ông nào đó được bầu lên ở Pháp, ở Anh hay ở Đức.

Phản hồi