WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đàm phán TPP “trắng tay” phút chót

Các bộ trưởng thương mại tham gia đàm phán TPP chụp ảnh chung - Ảnh: New York Times.

Các bộ trưởng thương mại tham gia đàm phán TPP chụp ảnh chung – Ảnh: New York Times.

Cuộc họp của đại diện thương mại 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cuối cùng đã kết thúc trong bế tắc, hôm 31/7. Cuộc họp đã kết thúc mà không có một thỏa thuận đáng kể nào được thông qua.

Các bên tham gia đàm phán không thể tìm được tiếng nói chung để giải quyết vấn đề bảo hộ đối với các công ty dược phẩm cũng như tiếp cận với thị trường nông nghiệp.

Ông Michael Froman, đại diện thương mại Mỹ, công bố: “Chúng tôi đã cùng thống nhất được về nhiều vấn đề và đạt được những bước tiến mới trong đàm phán. Tôi rất ấn tượng với kết quả làm việc thời gian qua”.

Tuyên bố là vậy nhưng hiện chưa có kết quả cuối cùng nào tích cực hơn được công bố.

Trong tuần qua, các cuộc đàm phán dù sao cũng đã có một số thành công nhất định. Thỏa thuận về bảo vệ môi trường đã được ký kết. Theo đó, tất cả 12 nước tham gia TPP sẽ phải thực hiện đầy đủ các cam kết về bảo vệ động vật hoang dã. Các chương trình trợ cấp có khả năng gây hại cho môi trường sẽ bị cấm.

Tuy nhiên, tiến trình đàm phán đình trệ là tổn thất lớn đối với chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama. Trước đó, giới quan sát đã đặt nhiều kỳ vọng vào vòng đàm phán cuối cùng này. Mỹ và Nhật gần như đã giải quyết được bất đồng trong lĩnh vực ôtô và nông nghiệp. Tháng trước, quyền đàm phán nhanh của Tổng thống Mỹ đã được thông qua.

Các nước cũng thống nhất về việc sẽ dán nhãn địa lý với sản phẩm xuất khẩu như thế nào. Ngoài ra, là bộ quy tắc chung về việc giải quyết xung đột lợi ích cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài.

Song, thất bại trong vòng đàm phán lần này đồng nghĩa với việc Chính phủ Mỹ chỉ có thể phê chuẩn nó sớm nhất vào năm 2016, năm bầu cử Tổng thống Mỹ. Các ứng viên Đảng Cộng hòa nhiều khả năng sẽ ủng hộ TPP, trong khi ý kiến của các ứng viên Đảng Dân chủ còn nhiều chia rẻ. Ứng viên tranh cử Tổng thống năm 2016, bà Hillary Rodham Clinton, đã từ chối đưa ra quan điểm của mình với TPP.

Thất bại của vòng đàm phán lần này cho thấy những khó khăn để đi đến kết luận cuối cùng, khi có quá nhiều nước với hệ thống chính trị khác biệt tham gia. Cho dù, một số nước như Việt Nam, Malaysia, New Zealand đã nhượng bộ rất nhiều để có cơ hội thâm nhập vào thị trường Mỹ.

Theo Vneconomy

3 Phản hồi cho “Đàm phán TPP “trắng tay” phút chót”

  1. TT says:

    Gần sắp đạt được thỏa thuận trao đổi tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP. Trên đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry nhân chuyến thăm Singapore ngắn ngủi ngày 04/08/2015.
    (http://vi.rfi.fr/chau-a/20150804-ngoai-truong-my-hiep-dinh-ttp-sap-hoan-tat)

    vậy mà VNeconomic lại nói là “trắng tay” phút chót? Nếu vậy chắc đây là “VNeconomic lạ?”

  2. Minh Đức says:

    Nói về “có quá nhiều nước với hệ thống chính trị khác biệt tham gia” nên TPP không thể thỏa thuận mà bài trên đưa ra thì có bao nhiêu hệ thống chính trị trong số các nước tham gia thương thuyết về TPP?

    Các nước tham gia gồm: Brunei, Chile, New Zealand (Tân Tây Lan), Singapore, Hoa Kỳ, Úc, Peru, Việt Nam, Mã Lai, Mexico, Canada, Nhật . Brunei thì có vua, Việt Nam là chế độ độc đảng, còn tất cả các nước còn lại là chế độ dân chủ đa đảng. Việc Brunei cai trị bởi vua và Việt Nam cai trị bởi một đảng duy nhất có gây ra trở ngại để không thỏa thuận được hay không? Không thấy nói trở ngại gì gây ra từ phía Brunei và Việt Nam cả mà sự bất đồng ý kiến là giữa các nước theo chế độ dân chủ, mà lý do bất đồng không phải là vì chế độ chính trị mà vì lý do kinh tế.

    Nhưng có thể thấy, tại các nước dân chủ đa đảng, có đảng đồng ý với các điều kiện của TPP có đảng không đồng ý. Đó là vì có các đảng đại diện cho các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội nên giữa các đảng cũng có sự tranh cãi, bất đồng, nghĩa là có sự cân nhắc xem lợi hay hại cho quốc gia nhiều hay ít vì khi tán thành các điều kiện của TPP thì nhóm dân này có thể có lợi hơn trong khi nhóm dân kia bị thiệt.

  3. Minh Đức says:

    Trích: “Thất bại của vòng đàm phán lần này cho thấy những khó khăn để đi đến kết luận cuối cùng, khi có quá nhiều nước với hệ thống chính trị khác biệt tham gia.”

    Tác giả bài báo này đổ lỗi sự thất bại trong đàm phán TPP là do có nhiều nước có hệ thống chính trị khác biệt tham gia. Nhưng ở bên trên thì sự khó khăn nêu ra là:

    “không thể tìm được tiếng nói chung để giải quyết vấn đề bảo hộ đối với các công ty dược phẩm cũng như tiếp cận với thị trường nông nghiệp.”

    Vấn đề là một số nước không thể bãi bỏ sự bảo hộ một số sản phẩm và việc bảo vệ dược phẩm. Cụ thể hơn, bài báo của BBC cho biết:

    “New Zealand nói nước này sẽ không ủng hộ một thỏa thuận không mở cửa đáng kể các thị trường sữa, nhất là tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada và Mexico. Bộ trưởng các nước cũng chưa thể nhất trí về thời gian bảo vệ các thông tin sử dụng để chế tạo thuốc sinh học. Các nhà sản xuất dược phẩm tại Hoa Kỳ muốn 12 năm, nhưng Úc lại chỉ muốn 5 năm và Chile không muốn năm nào.”

    Tân Tây Lan thì muốn các nước Mỹ, Nhật, Canada, Mexico bỏ sự bảo hộ mậu dịch về sữa. Ở Canada, giới sản xuất sữa sợ sữa Tân Tây Lan rẻ hơn sẽ làm cho các nhà sản xuất sữa tại Canada phải phá sản, nhiều người sẽ bị thất nghiệp, nhiều nông trại sẽ chết vì không thể tiếp tục sản xuất sữa. Đây là vấn đề về kinh tế chứ không dính dáng gì đến hệ thống chính trị khác biệt như bài ở trên nói. Vấn đề có thể vì tỉ giá hối đoái làm cho sữa Tân Tân Lan rẻ hơn, hoặc có thể vì Tân Tây Lan nuôi nhiều bò, sản xuất lớn nên sữa rẻ trong khi tại Canada sữa do các nông trại gia đình sản xuất nên giá cao hơn. Các lý do đó là do sự khác biệt về cách sản xuất, nghĩa là thuộc về kinh tế chứ không phải vì khác hệ thống chính trị. Tân Tây Lan, Mỹ, Canada, Nhật và Mexico có hệ thống chính trị giống nhau đều là nước dân chủ cả.

Phản hồi