WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Quán không tên quanh nhà

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn Internet

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn Internet

Hà Nội trước có nhiều quán ăn, uống không có biển hiệu. Thậm chí là còn chẳng có cửa hàng ngoài mặt đường. Vì ngày ấy thời hợp tác xã, mậu dịch. Đến bán nước sôi cũng phải vào hợp tác xã đừng nói là đến các thứ khác. Nhiều nhà bán hàng như là bán chui.

Nhiều nhà bán đồ ăn, đồ uống ở trong nhà. Có khi đi vào một căn hộ, leo lên trên gác ăn một bát cháo, miến giữa nhà chủ. Xung quanh là đồ đạc gia đình, góc nhà còn có cái giường có đứa bé còn đang ngủ. Ở ngõ nhà mình có nhà bà Năng bán cà phê, bàn ghế đơn sơ, mấy cái ghế gỗ dựa màu xanh như ghế trẻ con ở lớp mẫu giáo, một cái bàn gỗ bằng cái tivi 14 ins. Khách đến uống cà phê mà lén lút như là khách đi đến bàn đèn hút thuốc phiện.

Sau này nhà bà Năng chuyển ra chỗ cuối hàng Mắm, đầu hàng Bạc. Bàn ghế vẫn tuềnh toàng, cửa hàng chả trang trí gì nhưng khách vẫn chen chúc ngồi uống.

Chẳng biết do thói quen thời cấm đoán đó còn lại hay vì giữ thói quen, nhiều nhà đến bây giờ bán hàng cũng chả cần biển và cũng chả cần ra mặt đường, cũng chẳng quảng cáo trên mạng mẽo. Có lẽ họ vẫn đông khách nên thấy không cần thiết phải phô trương.

Ở Tạ Hiền có mấy quán ăn, họ toàn đóng kín cửa, ai đi qua khó biết đó là quán ăn. Chẳng hạn như nhà số 13 Tạ Hiền. Ở đó có đủ những món ngon như chin quay, ba ba hồng xíu, súp lươn, súp vây cá Nhìn bên ngoài như nhà dân ở, mà đúng là nhà dân ở thật, mấy cái bàn ăn để giữa nhà. Còn góc nhà còn có cái bàn học và cả gia đình ngồi xem tivi ở đó. Khách vào gọi món thì họ vào bếp làm, bê ra cho khách ăn, quay lại xem tivi và nói chuyện trong gia đình tiếp. Ít lâu sau hình như để lấy chỗ cho khách họ kê thêm bàn chỗ cả nhà hay xem tivi. Rời chỗ sinh hoạt lên gác.

Món chim quay ở đó tuyệt đỉnh không ở đâu bằng, kể cả phở xào cũng vậy. Hồi mình bé bố dẫn đến đó ăn. Nhớ mãi không thôi, lúc Tí Hớn 4 tuổi dẫn nó đến đó ăn chim quay. Nó bốc ăn nhồm nhoàm hết veo hai con, ăn xong thần người ra nói.

- Hôm nay thật là một ngày hạnh phúc.

Bố hỏi vì sao, Tí Hớn bảo vì được ăn chim quay.

Từ đấy thỉnh thoảng vẫn mua chim quay ở đó cho Tí Hớn ăn. Tí Hớn lúc nào cũng phần bố cái đầu và hai cái chân khẳng khiu bé xíu, bảo bố ăn đi.

Một lần mình có việc đi xa dài ngày không về. Mẹ Tí Hớn mua chin quay ở chợ, Tí Hớn gặm được một tí bảo mẹ không mua chỗ bố vẫn mua à, chỗ đó ở Tạ Hiền, nhà có cửa xanh xanh số 13 ý. Lúc mình đi xa hẳn, thỉnh thoảng bác Bùi Hằng hay chú Bạch Hồng Quyền chợt nhớ Tí Hớn đến chơi, cũng nhớ mua chim quay ở dó cho Tí Hớn ăn.

Ngoài quán cà phê Năng ở ngõ nhà mình, mình còn biết cái quán cà phê trên gác ở chỗ Đinh Tiên Hoàng, chỗ hay gọi là Bách Hoá 12 Bờ Hồ hay trước bến tàu điện. Quán đó đi vào ngõ sâu, leo lên cầu thang, vào nhà có hai hay ba cái bàn ngồi uống. Chục năm gần đây quán nhiều người biết, nhất là các bạn trẻ sinh viên, nên quán đông. Chủ nhà dẹp hết đồ đạc sinh hoạt chuyên bán cà phê. Nhưng quán cũng chả có biển bảng gì. Không biết vì không khí thay đổi hay cà phê giờ nhiều, đến uống không thấy ngon như mọi khi. Nghĩ mãi mới nhận ra là do đông, chật ngồi san sát, các bàn bên chuyện trò đủ thứ nên uống không còn thư thái để cảm nhận vị cà phê như trước.

Nhưng mà cái hàng phở Kế thì bao năm ăn vẫn thấy ngon, đầu tiên bán ở cuối Lương Ngọc Quyến, rồi nghỉ một dạo quay lại bán ở Hàng Giầy. Bán mãi từ đó đến giờ ở Hàng Giầy, cũng chẳng biển bảng gì. Ai đi qua nhìn thấy biết là hàng phở, cần gì biển nữa. Lúc cao điểm ăn chẳng có chỗ ngồi, nhu cầu tất sinh ra cung ứng. Bạn chỉ cần vào hàng nước cách đó vài nhà gọi cốc rượu hay cốc trà đá hoặc quán cà phê đối diện gọi sẵn cốc cà phê , nhờ chủ quán sang bên kia gọi bát phở như yêu cầu. Cứ ngồi sẽ có người mang phở, đũa bát, dấm, chanh, ớt đến tận nơi.

Cái hàng bít tết Lợi ở hàng Buồm cũng thế, bao năm bán tít trong ngõ sâu thăm thẳm, lối đi vào tối om, ẩm ướt , hai người đi còn phải tránh nhau. Nói đây lại nhớ thằng Trung con nhà đó, học cùng trường Trần Nhật Duật với mình. Hồi đó mình chuyển trường đến đó, là lính mới, học lớp 5a. Thằng Trung học lớp 5b. Mấy thằng 5b quen trường sang bắt nạt ma mới, đòi trấn bút và thước kẻ. Mình đi đôi dép nhựa gia công cứng như gạch, đá cho phát vào mặt, mũi dép làm rách mặt nó máu tuôn xuối xả. Thằng Vinh A Tủa, em A Páo nhảy vào can. Cũng tự băng bó, về nhà bảo bố mẹ đưa đi khâu , kêu ngã. Không báo thầy cô hay trả thù gì nhau cả.

Bít tết Lợi nổi tiếng từ xưa, mười năm trước đây mình đến đó ăn, vẫn phải đi vào ngõ, khổ nhất đoạn gửi xe. Vào đến nơi có khi còn đứng đợi bàn một lúc, có bàn nào khách ăn xong mới đến lượt. Nhưng hay nhất ở mấy quán ăn này, không có khách ngồi la cà nhậu nhẹt hét váng dô dô chạm cốc rồi huyên náo ầm ĩ. Người ta dường như đến đó là thưởng thức món ăn ngon chứ không phải là nơi tụ tập để nhậu nhẹt, bàn tán. Có thể ăn chậm để thưởng thức vị ngon, thơm chứ không lai rai, kề cà như quán nhậu.

Phố cổ nhiều quán ăn không biển hiệu, người ta chỉ gọi là quán bà này, quán ông kia. Quán có khi là tận dụng lối đi chung của cả hộ. Như mụ Thuỷ vợ Cường Cát ở 86 Mã Mây thì phải, bán miến cua ở đầu lối đi của cả hộ. Trước đó lâu rồi thì chỗ đấy cũng bị tổ phục vụ mậu dịch đắp hai cái lò than bán nước sôi. Sau mụ Thuỷ bán miến cua nép vào một bên trái lối đi, miến cua mùa nào rau đó, nhưng mùa có rau rút là ăn ngon nhất. Những cái quán như thế ở phố cổ chỉ bán bằng uy tín, cho người chung quanh ăn và đồn dần đi, không có biển bảng gì. Nên không ngon hay làm ẩu khách lượn đi hết tức khắc. Cái nhà phở Thấu cũng ở Mã Mây, trước cửa có cây bàng sai quả, mình vẫn rình tầm 2 giờ chiều nhà đó vắng khách để trèo hái. Có lần hái bàng trên cậy rơi bàng tõm vào bát phở khách ăn ở dưới. Những năm 80 hàng phở Thấu đông khách kìn kịt, người ở mọi nơi kéo đến ăn nườm nượp. Về sau ông bố yếu, nhường cho ông con trai là ông Tiến Thấu bán, ông Tiến Thấu đêm hôm chắn cạ, tá lả, chiều thì lô đề. Sáng ra bán hàng mắt mũi bơ phờ, phở càng ngày càng bi bét rồi giải tán luôn cái thương hiệu phở Thấu một thời oath liệt ở khu đó.
Nghĩ lại lúc ngồi ăn bát cháo tim gan, uống cốc cà phê, ăn phở xào giữa nhà người ta. Xung quanh là giường ngủ, tủ quần áo. Có khi đang ăn góc nhà có cậu bé học bài, đằng kia bà chị kéo tấm ri đô thay quần áo, một bà già ngồi đơm áo. Chủ quán nấu trong bếp nhỏ, bê bát phở hay bát cháo lên rồi quay ra đọc báo hoặc xem ti vi ở ghế đi văng. Chắc sẽ không bao giờ còn gặp lại ở kiếp này nữa, ở Hà Nội có khi chẳng còn huống chi là mang kiếp lưu vong ở trời Âu này.

Nếu mà mình về được, mình sẽ mở cái quán cà phê kiểu thế , giữa nhà luôn. Khách đến vào cửa là 100 nghìn ( tạm tính thời giá bây giờ ), uống bao nhiêu ly cà phê không cần biết. Chê đắt thì lượn, đây bán không gian là chính chứ không hẳn là cà phê. Mình đã sưu tầm được gần đủ những thứ đồ thời bao cấp như đồng hồ bàn, treo tường, máy khâu, quạt điện, tranh ảnh….chỉ cần nghe cộng sản sụp cái là đóng thùng chuyển tàu biển và mua vé máy bay về quê hương làm ăn.

Còn cộng sản không sụp thì ngồi đây mà mơ thôi chứ biết làm sao. Chả lẽ ra sứ quán làm đơn tha thiết nhận thấy lỗi lầm, mong được đảng và nhà nước khoan hồng để được về quê hương sống và làm việc theo đường lối, chủ trương của đảng và nhà nước à .?

Làm thế Tí Hớn nó cười cho, nó lại bảo.

- Tưởng bố thế nào.

Theo Facebook Người Buôn Gió – Bùi Thanh Hiếu

9 Phản hồi cho “Quán không tên quanh nhà”

  1. peter says:

    xin chía xẻ vói các bạn “chuyện cười” cuối tuần đẻ cùng “cười”(nếu cười đươc):
    Một người Pháp, một người Mỹ và một người Việt Nam tranh luận xem Adam và Eva là người nước nào.
    Người Pháp nói: “Chúng nó trần truồng và trụy lạc ngay trước mặt Thượng Đế, lãng mạn như thế, chỉ có thể là dân Pháp”.
    Người Mỹ nói: “Tự do luyến ái đến mức lẽ ra có thể sống hạnh phúc, chỉ cần đừng đụng đến điều cấm, nhưng với khát vọng tự do cá nhân họ vẫn không chịu sự cấm đoán đó, thì chỉ có thể là dân Mỹ”.
    Cuối cùng, người Việt Nam nói: “Không áo, không quần, nhà cửa chẳng có, thậm chí đến ăn một trái tápo mà cũng bị cấm, thế mà vẫn luôn miệng bảo là đang sống trên Thiên đường, thì chắc chắn là dân … Việt Nam !”
    (p.copy nguyên văn)

  2. Trần Tưởng says:

    “Nếu mà mình về được, mình sẽ mở cái quán cà phê kiểu thế , giữa nhà luôn. Khách đến vào cửa là 100 nghìn ( tạm tính thời giá bây giờ ), uống bao nhiêu ly cà phê không cần biết. Chê đắt thì lượn, đây bán không gian là chính chứ không hẳn là cà phê. Mình đã sưu tầm được gần đủ những thứ đồ thời bao cấp như đồng hồ bàn, treo tường, máy khâu, quạt điện, tranh ảnh….chỉ cần nghe cộng sản sụp cái là đóng thùng chuyển tàu biển và mua vé máy bay về quê hương làm ăn.”

    Bán quán hay bán ký ức,bán kỷ niệm ? Kỷ niệm thì lúc nào cũng đẹp . Có điều là kỷ niệm của
    tôi (sống ở miền Nam ) khác xa những người Hanoi , vào quán cũng như không ,còn nghe thêm lẻ
    loi, chua chát .

  3. Nói Toẹt Móng Heo says:

    Bác Hiếu cưỡi gió đi buôn sang tận đất Huê kỳ, ngồi gãi háng nhớ về cố hương, nơi mà bác từng ăn chim quay với những món đồ khoái khẩu trong những gia đình chật hẹp?

    Cái thời hợp tác xã ấy đã qua rồi thế mà hình ảnh mộc mạc xưa kia không phai mờ trong dĩ vãng. Nhưng bác Gió ơi, đi mới khó chứ về chẳng khó tí nào, nhà Sản bây giờ đang cần $ nên đi về không còn là vấn đề nữa.

    Những món đồ mà bác sưu tầm được từ thời bao cấp như đồng hồ bàn, treo tường, máy khâu, quạt điện, tranh ảnh….thì hãy giữ gìn cẩn thận, thế nào nhà Sản cũng sẽ sụp, ngày đó những món đồ cổ thời bao cấp của bác chắc chắn sẽ làm cho giới trẻ sinh sau đẻ muộn phải há hốc mồm kinh ngạc về cái xã hội chủ nghĩa thời bác Hồ, chứ chả chơi đâu.

  4. tonydo says:

    Trích bài chủ:
    (Mấy thằng 5b quen trường sang bắt nạt ma mới, đòi trấn bút và thước kẻ. Mình đi đôi dép nhựa gia công cứng như gạch, đá cho phát vào mặt, mũi dép làm rách mặt nó máu tuôn xuối xả.)
    (hết trích)

    Viết lách thế này mới đúng là văn chương Gió!
    Đọc đã con mắt.
    Hay và ngộ lắm Gió ạ.

    Gió mà mặc thêm bộ quân phục Trâu Điên VNCH và thay đôi dép nhựa gia công cứng như gạch bằng đôi Bút Đờ Xô “Ngụy” thì thằng A Tủa, A Pháo chỉ có mà vỡ quai hàm.

    Cho tớ tham gia cái đoạn kết của Gió một chút:

    (trích bài chủ)
    (Chả lẽ ra sứ quán làm đơn tha thiết nhận thấy lỗi lầm, mong được đảng và nhà nước khoan hồng để được về quê hương sống và làm việc theo đường lối, chủ trương của đảng và nhà nước à .?
    Làm thế Tí Hớn nó cười cho, nó lại bảo.
    - Tưởng bố thế nào.) (hết trích)

    Gió có đùa không đấy? Tí Hớn nhớ bố thấy mồ. Ở đó mà cười.
    Khối kẻ tranh nhau cái vé trái mùa $800 đô để về Việt Nam, chửi nhau như chó với mèo đấy.
    Có lão còn lên VTV cười khóc như điên kiếm tiền trà lá.

    Muốn cho có vẻ đẳng cấp thì viết ít bài chửi thằng này nâng thằng kia, may ra tự động kẻ nắm quyền trong đảng mời ta về. Thế là oai ra phết. Bé Tí Hớn xanh mặt, cho bố là Anh Hùng.

    Bài này hay đấy Gió. Thanks!
    Năm mới chúc sức khỏe Gió.
    Cầu xin cho Gió sớm được đoàn tụ với bé Tí Hớn và gia đình.

  5. Nguyễn Thi says:

    Các tiệm ăn, nhà hàng ở Mỹ đều bị chính quyền tới kiểm soát về vấn đề vệ sinh và thực phẩm an toàn .

  6. Lamson72 says:

    Trời thần ơi chế độ xã nghĩa . Tãn Đà hay Tiên Ngu thì “nhiêu khê ” quá nào là đồ ăn ngon, chén bát ngon người ngồi ăn ngon thì mới ngon . Cộng Hòa Xã Nghĩa ăn cắp chỉ cần nhìn râu bác hồ là ngon hết xẩy .

    Nếu không tin, Tiên Ngu hỏi Tony đù coi . Đù ta vừa nhìn râu bác hồ vừa đớp Shi. t ..ngon hết ý Xã Nghĩa đâu cần nem công chả phượng . Tản Đà thiệt là nhảm nhí .

  7. Tien Ngu says:

    Câu chuyện của bác Gió thật nà kinh ngạc đến…sững người…

    Chuyện…có thật đấy à?

    Sống như thế thì còn gì nà…khoái khẫu?
    Ông Tãn Đà mà sống lại, chắc phải đi đến chổ…tự ải.

    Thức ăn ngon, chổ ngồi…ngon, bát đũa cũng ngon, ăn mới…ngon chớ?

    Thế mà các cán và cò mồi cứ thi nhau ca ngợi xã hội…ưu việt, là sao?

    Miền Nam bị Mỹ Nguỵ kềm kẹp, đâu có thế. Tiệm quán đường hoàng. Xe mì xe hủ tiếu, hàng rong, cho đến các đệ nhất tữu lầu…
    Ai có tiền là có quyền vào…chén, bất kể anh có là Việt Cộng hay…lính Cộng hoà.

    Hèn chi làm nghề…điệp ở xã hội Mỹ Nguỵ thì dể gắp tỉ lần mần nghề….điệp ở xã hội miền Bắc. Điệp miền Nam ra Bắc cứ nà bị tóm gọn.
    Đói chả có chổ ăn, léng phéng vào các tiện ăn kiểu đó là bị nhân dân phát hiện ngay.
    Ưu việt nà chố đấy chăng?

    Các cò mồi, em Đù đâu hết rồi, ra …khoe nghe thử?

    • tonydo says:

      Cò mồi đâu không thấy, chứ em Đù thì có ngay đây, thưa Thầy!
      Gió nó nói thật đấy Thầy.

      Đó là cái văn hoá ẩm thực Hà Thành đấy Sư Phụ ạ.
      Kiếm khắp thế giới năm châu bốn biển. không nơi nào giống nơi….ấy đâu.

      Em ngồi trong Mall chờ bà xã vung tiền mua quần áo Made in China. Hai cháu du sinh, một nam một nữ ngồi gần em, giọng Hà Nội-Nghệ Tĩnh Bình (như mấy ả xướng ngôn viên BBC), tưởng em người Triều Tiên, nên luyên thuyên với nhau:

      Nào là nhớ Cháo Chửi-Hàng Gà, Phở Đập-Cửa Nam, Cơm Thọc-Bến Nứa, rồi Bún Ốc Mò-Phố Huế….thêm Cuốn Móc-Thụy Khuê….Rồi chúng nó rơm rớm nước mắt nhớ nhà, nhớ đồ ăn…nhớ quán….Tội nghiệp lắm Thầy ơi.

      Vợ chồng con gái em về Việt Nam chơi, Cô nó com măng khách sạn ngay phố Cổ, nói là 3 sao, Việt Kiều ở đông lắm.

      Em vô Google Map of Hanoi thấy không ổn, phải đổi qua Hồ Tây cho các cháu. Cô nó la quá trờì; nào là uổng tiền, đi chơi cả ngày làm gì phải nộp điạ lấy tiếng, ăn uống thì toàn đồ Tây, nuốt không vào đâu…v.v.

      Và Cô than:
      Ở đây đi bộ lại Nhà Chung nhá!
      Bước qua Lý Quốc Sư là có Cháo Chửi ăn nhá!
      Lễ xong, tạt qua Phủ Doãn là có Bánh Cuốn Bóp nhá…..v.v.

      Kính Thầy về thử kẻo tiếc cả đời….nhá!

      • Tien Ngu says:

        Văn hoá ẩm thực của xứ Đù quả nà ưu việt. Ngoài sức anh Ngu tưỡng tượng.

        Thế cớ sao Đù nại từ bỏ nó mà qua Mỹ?

        Anh Ngu đề nghị em Đù nên hồi hương.

        Nhưng Đù qua Mỹ…diện gì đấy? Nghi quá…

Leave a Reply to peter