WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tranh cử 2016: Có bắt buộc phải sinh trưởng tại Mỹ?

635593373125990943-1204550

1

Từ đầu năm ngoái, tin Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Ted Cruz ra tranh cử Tổng Thống là một trong những tin nổi bật của chính trường Hoa Kỳ.

Tin này lớn vì nhiều lý do khác nhau. Ông Cruz năm nay mới 45 tuổi, là “con cưng” của tập thể bảo thủ cực đoan Tea Party chủ trương cắt giảm chi tiêu để tránh nợ nần, mới đắc cử nghị sĩ đại diện cho tiểu bang Texas được vài năm nhưng nhanh chóng trở thành người cử tri biết đến vì những lời tuyên bố nảy lửa ở nghị trường, chẳng hạn như gọi hàng ngũ lãnh đạo Thượng Viện Cộng Hòa là “đám ngu xuẫn” vì “chỉ biết gật đầu đồng ý với ngân sách do Tổng Thống Dân Chủ Barack Obama gửi sang”. Ông cũng là người cùng các dân biểu Hạ Viện (trong nhóm Tea Party) ngăn cản không cho Quốc Hội bỏ phiếu thông qua ngân sách -đẩy chính phủ Mỹ đến chỗ phải tạm đóng cửa hồi 2013-, đồng thời cũng chính là vị dân cử mà các đồng viện không ai muốn đụng tới, chẳng ngần ngại dùng những chữ như “điên khùng”, “ngớ ngẩn”, “chẳng biết làm việc”, “xem quyền lợi cá nhân hơn quyền lợi tập thể”, v.v… để nói về tư cách lẫn lối làm việc “quái gỡ” của ông.

Ngay sau khi tin ông Cruz ra tranh cử tổng thống được tung ra, cử tri Hoa Kỳ, giới quan sát bầu cử và giới truyền thông đã tốn khá nhiều thì giờ, giấy mực, để bàn về chính trị gia trẻ tuổi này. Đại để mọi người nghĩ ông khó thành công vì chưa có nhiều kinh nghiệm, có dư luận cho rằng ông ra tranh cử lần này “chỉ để rút tỉa kinh nghiệm cho lần tới”, chẳng ai ngờ ông luôn đứng trong hàng ngũ 3 ứng cử viên triển vọng nhất của đảng, số cử tri ủng hộ và những nhà tài phiệt giúp tiền ông tranh cử ngày một nhiều. Tối thứ Hai tuần này ông thắng lớn tại Iowa, trở thành chính trị gia Cộng Hòa có nhiều hy vọng sẽ được đảng đề cử và biết đâu, sẽ trở thành vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

Chuyện ông Cruz tranh cử tổng thống còn là đề tài được nói tới vì ông… không sinh trưởng trên đất Mỹ. Giấy khai sinh ghi rõ: ông sinh tại Calgary, Canada, bố mang quốc tịch Cuba, nhưng ông là công dân Hoa Kỳ vì mẹ mang quốc tịch Mỹ. Câu hỏi mang tính pháp lý được nêu ra: nếu không sinh trưởng ngay tại Mỹ, ông Cruz có được tranh cử tổng thống hay không? Lý do câu hỏi này được nêu ra vì hiến pháp Hoa Kỳ quy định chỉ có “natural-born citizen” mới được làm tổng thống.

“Natural-born citizen” là gì? Là người phải sinh ra ngay trên đất Mỹ hay là người có quốc tịch Hoa Kỳ ngay khi mở mắt chào đời, bất kể sinh trưởng ở đâu? Câu hỏi này còn được nêu ra vì thông thường, hầu hết cử tri Hoa Kỳ đều hiểu “natural-born” có nghĩa là phải sinh ngay tại Mỹ (physically born in the United States), và dựa theo hiểu biết thông thường đó, phải chăng ông Cruz dù có đắc cử vẫn không được quyền tuyên thệ nhậm chức để lãnh đạo quốc gia?.

2

Năm năm trước đây, giữa lúc nước Mỹ đang ồn ào về đồn đãi chung quanh lý lịch của Tổng Thống Barack Obama, Cơ Quan Nghiên Cứu thuộc Quốc Hội Liên Bang the Congressional Research Service) cho mở cuộc nghiên cứu để tìm hiểu cặn kẽ ý nghĩa chữ “natural-citizen” ghi trong hiến pháp. Cuộc nghiên cứu hoàn tất hồi 2011 với bản phúc trình do chuyên viên Jack Maskell viết, trong đó có đoạn ghi rằng “hầu hết các chuyên gia pháp lý và những nhà nghiên cứu sử học ủng hộ quan điểm cho rằng chữ ‘narural-citizen’ dùng để chỉ một người sinh trưởng ngay tại Mỹ hoặc một người ngay khi sinh ra đã hội đủ các điều kiện hiến định để trở thành công dân Hoa Kỳ, kể cả những người sinh ở nước ngoài nhưng cha mẹ, hoặc cha hay mẹ, là công dân Mỹ”.

Dựa theo kết quả cuộc nghiên cứu, đoàn luật sư đại diện cho dảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa đồng ý với nhau ở một điểm: ông Ted Cruz hội đủ điều kiện hiến định để tranh cử tổng thống, vì mẹ ông là công dân Mỹ nên khi sinh ra ông cũng là công dân Mỹ, cho dù ông sinh trưởng ở nước ngoài. Khi tham khảo với nhau, hai đoàn luật sư Dân Chủ và Cộng Hòa cũng đồng ý ở một điểm khác: chỉ có những người nhập tịch (naturalized citizens) mới không được quyền ứng cử.

3

Đầu tháng Năm 2008, Ban Vận Động Tranh Cử McCain cho phổ biến đoãn video quảng cáo trên TV, ghi lại hình ảnh Thượng Nghị Sĩ John McCain ngồi cạnh mẹ, chăm chú nghe bà kể lại ngày ông mở mắt chào đợi. Trong đoạn phim kéo dài đúng một phút đồng hồ, bà Roberta McCain còn nhớ “hôm đó là ngày thứ Bảy, tôi bào với nhà tôi là hôm nay vợ chồng mình sẽ có thằng cu”. Bà không quên “John chào đời vào buổi trưa, nằm bệnh viện sinh con nhưng tôi nghe kể lại ở Câu Lạc Bộ Sĩ Quan, anh em trong đơn vị mua 27 chai rượu scotch đặt trên bàn để mừng nhà tôi”.

Đoạn video được phổ biến đúng ngày Mothers Day 2008 để giới thiệu vơi cử tri về thân thế của ứng cử viên đại diện cho đảng Cộng Hòa tranh ghế tổng thống. Ông McCain sinh ngày 29 tháng Tám năm 1936 tại căn cứ Hải Quân Hoa Kỳ ở Vùng Kênh Đào Panama (Panama Canal Zone), nơi thân phụ ông được phái sang làm việc. Nếu đắc cử, ông sẽ là vị tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên sinh trưởng ngoài nước Mỹ.

Từ những tháng trước đó, chuyện ông McCain sinh trưởng ngoài nước Mỹ đã là câu hỏi được một số người nêu ra, thắc mắc không biết “một người không sinh trưởng tại Mỹ như ông McCain có thể trở thành tổng thống Hoa Kỳ hay không?”. Theo Giáo Sư Sarah Duggin, một chuyên gia về hiến pháp của Đại Học Luật Khoa Catholic University, “đây là một câu hỏi rất hay về mặt pháp lý” vì “khi soạn thảo bản hiến pháp, các tổ phụ của nước Mỹ không định nghĩa rõ thế nào là ‘natural-citizen’, và “có lẽ chính các Ngài cũng không ngờ điều kiện các Ngài ghi trong hiến pháp lại là điều thế hệ mai sau sẽ tranh cãi, phải tìm cách giải quyết”.

Vẫn theo Giáo Sư Duggin, “vấn để này rất khó giải quyết, có thể sẽ được đưa lên Tối Cao Pháp Viện để nhờ phân xử”, cho dù bà tin rằng các vị thẩm phán Tòa Tối Cao sẽ ra phán quyết có lợi cho ông McCain dựa vào “các lý do bố mẹ ông đều là công dân Mỹ, thân phụ ông là một quân nhân, phải đi công tác bất cứ nơi nào cấp chỉ huy chỉ định, ngoài ra lúc đó khu vực Kênh Đào Panama là một lãnh địa của nước Mỹ”. Bà bảo thêm bất kỳ lý do nào “cũng có lợi cho ông McCain” nhưng nhấn mạnh “đó cũng chỉ là dự đoán, vì không thể biết các vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện sẽ định nghĩa ‘natural-citizen’ như thế nào”, tức không biết Tòa Tối Cao có nghĩ chỉ những người sinh trưởng trong nước Mỹ mời được quyền làm tổng thống hay không?.

Thấy tranh cãi ngày một sôi nổi hơn, ông McCain quyết định mời 2 luật gia Theodore B. Olson (Cộng Hòa) và Laurence H. Tribe (Dân Chủ) giúp nghiên cứu vấn đề, xem hiến pháp có ý nói gì khi quy định chỉ có “natural-citizen” mới được quyền làm tổng thống. Kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy “Thượng Nghị Sĩ McCain hội đủ điều kiện “natural-citizen” vì bố mẹ ông đều là công dân Mỹ, ông sinh năm 1936 ở căn cứ quân sự Hoa Kỳ trong Vùng Kênh Đào Panama, lúc đó còn là lãnh địa của Mỹ, tức đương nhiên là một phần của nước Mỹ”.

Giải thích đó vẫn chưa khiến cuộc tranh cãi chấm dứt, đẩy Thượng Viện Liên Bang Hoa Kỳ phải nhảy vào vòng chiến với hy vọng kết thúc chuyện “nhảm nhí”, theo lời Thượng Nghị Sĩ Barack Obama, lúc đó đang vận động tranh cử bên đảng Dân Chủ. Cùng với Thượng Nghị Sĩ Hillary Clinton -lúc đó cũng đang vận động tranh cử bên đảng Dân Chủ, ông Obama đưa ra một nghị quyết, được Thượng Viện thông qua ngày 30 tháng Tư 2008 với nội dung xác định ông McCain là “natural-citizen”, được quyền tranh cử tổng thống theo quy định của hiến pháp. Nguyên văn bản nghị quyết chỉ có vài dòng nhưng rất quan trọng này như sau: “John Sidney McCain, III, is a ‘natural born Citizen’ under Article II, Section 1, of the Constitution of the United States”.

Cũng cần phải nói hai ông John McCain và Ted Cruz không phải là những chính trị gia đầu tiên sinh trưởng ở nước ngoài ra tranh cử tổng thống. Hồi 1968, ông Thống Đốc George Romney (sinh ở Mexico, cha mẹ là công dân Hoa Kỳ) và Thượng Nghị Sĩ Lowell P. Weicker (sinh trưởng ở Paris, cha mẹ cũng là công dân Mỹ). Bốn năm trước đó (1964), Thượng Nghị Sĩ Barry Goldwater cũng gây sôi nổi khi ra tranh cử, vì ông sinh năm 1909 ở Arizona, lúc vùng đất này vẫn còn là một lãnh địa của Mỹ, chưa xin gia nhập để trở thành tiểu bang.

© Nguyễn Văn Khanh

© Đàn Chim Việt

 

Phản hồi