16 tổ chức xã hội dân sự VN họp mặt ở Sài Gòn
Hôm 05/06/2014 đại diện của 16 tổ chức xã hội dân sự và tôn giáo đã họp mặt tại chùa Liên Trì ở quận 2 Saigon, để trao đổi về hiện tình đất nước. Đây là dấu hiệu cho thấy phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam đã có được bước tiến mới khi ngồi chung lại với nhau mà không bị ngăn trở đáng kể.
Hiện diện trong buổi họp có đại diện các tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự, Hội Cựu tù nhân lương tâm, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Hội Anh em Dân chủ, Hội Bầu bí Tương thân, Liên đới Dân oan, Hiệp hội Dân oan, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị Tôn giáo, Con đường Việt Nam, Bạch Đằng Giang Foundation, Hội Phụ nữ Nhân quyền, Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế, và các giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1975 đến nay mới có một cuộc họp đông đủ các hội đoàn xã hội dân sự.
Các hội nhóm cho rằng phải tranh đấu để có được quyền tự do hội họp và tự do lập hội, và trong tương lai gần cần có công đoàn độc lập thực sự để bảo vệ quyền lợi công nhân thay vì công đoàn do Nhà nước thành lập như hiện nay.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đại diện cho Diễn đàn Xã hội Dân sự nhận định, mới cách đây một năm việc tập hợp một số lượng người bất đồng chính kiến như vậy là rất khó khăn, còn hai năm trước là việc không tưởng. Như vậy đây là dấu hiệu cho sự tương đối thống nhất và manh nha của hoạt động dân chủ, và cũng là một biến chuyển khá nhanh mà theo ông, đó là một xu thế.
Về giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng đây là sự kiện làm hội tụ nhiều trái tim yêu nước, trong đó cuộc họp lần này là một « Diên Hồng » nho nhỏ để bàn bạc về hiện tình đất nước. Họa xâm lăng từ Trung Quốc cũng làm cho một số chính khách trở nên dứt khoát với việc phụ thuộc vào « thiên triều » trước đây.
Bình luận về việc Hoa Kỳ bắn tiếng muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, theo ông Phạm Chí Dũng, nếu Nhà nước Việt Nam không nắm lấy cơ hội này thì sẽ không còn cơ hội nào nữa, sẽ mất tất cả và lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Ông nhận xét, cần phải tận dụng được xu thế để Nhà nước Việt Nam từng bước chấp nhận không chỉ xã hội dân sự mà còn cả công đoàn độc lập.
Được biết tuy công an có theo dõi, canh gác nhưng những người dự họp không bị làm khó dễ. Riêng đoàn của Phó tổng lãnh sự Đức đến tham gia đã phải quay về vì chướng ngại vật bày ra ở đầu đường vào chùa Liên Trì, quận 2.
Theo RFI
NÓI VỀ NGUYÊN LÝ KHOA HỌC CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ
Nguyên lý khoa học là nguyên lý khách quan, nó được cấu tạo do bản chất khách quan của tồn tại sự vật mà không phải xuyên qua ý muốn chủ quan của con người. Cấu trúc nguyên tử, các tổ hợp phân tử nơi mọi sự vật trong không gian, đó đều là những thực tại khach quan, chúng tạo nên mọi sự vật, ngay cả là nền tảng cho thế giới sự sống của thế giới sinh vật.
Trong xã hội loài người cũng thế, mỗi cá nhân là một đơn vị nguyên thủy khách quan tạo thành nền tảng chung cho toàn xã hội. Giai cấp chỉ là một khái niệm được khái quát hóa cho những thực tế cá nhân mang hoàn cảnh kinh tế nào đó giống nhau, hoàn cảnh đó có thể thay đổi tùy theo điều kiện riêng của từng cá nhân mỗi lúc, nên giai cấp không phải là cái gì luôn rắn chắc, bất biến.
Nói khác đi xã hội không thể nào là xã hội phi giai cấp như Mác nói, đó chỉ là huyễn hoặc, tưởng tượng, bởi giai cấp cũng chỉ là dạng cấu trúc của xã hội, và mọi sự vật trong thế gian không khi nào không có cấu trúc riêng nào đó của nó. Phi cấu trúc cũng có nghĩa là phi tồn tại, và đó cũng chỉ là ý tưởng hay quan điểm huyền hoặc, không khi nào có thực. Nó chỉ có thể phỉnh dụ được những ai có nhận thức thấp kém, là điều đã xảy ra ngay từ buổi đầu khi học thuyết Mác thành hình và tồn tại.
Bởi vậy xã hội chuyên chính vô sản, xã hội thuần nhất chỉ có các đoàn thể của tổ chức nhà nước, chỉ có duy nhất đảng của nhà nước, tất cả mọi sự dị biệt khác nhau trong lòng nó đều bị xóa bỏ, theo quan điểm nhà nước vô sản của Mác, tất cả mọi công dân chỉ còn là một đơn vị thuần túy như nhau, tuân theo mọi lệnh lạc, chỉ huy của đảng cầm quyền được mệnh danh là đảng vô sản, thật không gì phản xã hội, phản khách quan, phản tự nhiên, phản nhân bản theo kiểu như thế. Cái sai lầm trong quan điểm ngớ ngẩn của Mác đã trở thành một quan điểm tai hại cho xã hội, cho lịch sử, cho mọi cá nhân khách quan, tự nhiên chính là điều đó.
Không những mọi sự vật vô cơ đều có cấu trúc riêng của nó, mặc dầu có biến chuyển chậm theo thời gian, mà các vật chất hữu cơ, hay các sinh vật, cấu trúc này lại càng thiết yếu, nhằm bảo đảm cho sự sống được cân đối, không ngừng phát triển vươn lên, đó là quy luật sinh học khách quan hay quy luật xã hội tự nhiên chung đều không đi ra ngoài bản thân nền tảng đó.
Nhưng lại nữa, mỗi cá nhân không phải chỉ là con người bằng xương bằng thịt cụ thể theo cách sinh học, đặc biệt cá nhân còn có ý thưc, ý chí, nhận thức, đó chính là nền tảng chung cho toàn xã hội cũng như là cơ sở tồn tại riêng cho mỗi cá nhân. Đây cũng là nền tảng đầu tiên và chung nhất của mọi xã hội dân sự, tạo nên xã hội dân sự chính là nền tảng đầu tiên và cơ bản nhất của toàn xã hội. Cho nên chế độ tự do dân chủ khách quan, quyền tự do dân chủ của mỗi con người trong xã hội, mọi công dân trong một nhà nước đều luôn luôn chính đáng và thiết yếu.
Đây chính là những tổ hợp xã hội chính đáng khác nhau của mọi cá nhân trong xã hội. Đó chính là những tổ chức tôn giáo, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, nghề nghiệp, chính trị, xã hội, nhân văn, thân hữu, ước nguyện khác nhau không thể nào phủ nhận trong thực tế hay không thể thiếu để tạo nên toàn bộ xã hội một cách khách quan, sinh động, hữu ích, mà bất cứ nhà nước chân chính nào đều cũng phải hậu thuẫn, hỗ trợ, và giúp điều hòa chung. Bản chất chế độ dân chủ tự do khách quan tự nhiên chính là như thế và sự tồn tại chính đáng của nó chính là như thế.
Các đoàn thể đó chỉ tuân theo quy luật xã hội, tuân theo sự điều hành chung của pháp luật, nó họp thành những đoàn thể xã hội tiêu biểu, thâm chí những đảng phái, tức những chính đảng, vừa là sự kết hợp những công dân tự do đồng thời cũng là những yếu tố nền tảng khách quan tự nhiên cho đời sống chính trị chung của cả nước, đó cũng chính là nền tự do dân chủ đa nguyên, đa đảng mà không bất kỳ ai có thể phản bác một cách sai trái được.
Như vậy rõ ràng học thuyết độc tài chuyên chính giai cấp của Mác thực chất chỉ là một học thuyết phi khoa học, phi khách quan, học thuyết bá vơ, nó trái với nguyên tắc nhân văn và đi ngược lại các quy luật lịch sử và xã hội muôn đời mặc dầu nó tự mệnh danh hay tự nhận bừa là nguyên lý lịch sử khoa học duy nhất đúng. Nó tạo nên một kiểu xã hội trại lính, độc đoán, toàn trị theo kiểu xã hội bao cấp, kiểu xã hội đàn bầy một chiều, cuối cùng chỉ có lợi cho thiểu số nắm quyền chuyên đoán, nhưng cá nhân nhân danh đủ thứ mà thực chất là phản xã hội, phi xã hội chính đáng tự nhiên, nhưng vẫn cố tự mệnh danh là xã hội chủ nghĩa về mọi khía cạnh như trên đã thấy.
Có nghĩa lịch sử xã hội phát triển qua mọi thời đại là do sự tranh đấu về mặt nhận thức, mặt ý thức, mặt lao động, mặt tự phát triển đi lên chính đáng của mọi cá nhân và giữa mọi cá nhân. Trong đó khoa học kỹ thuật, ý thức đạo đức, ý thức và tinh thần cộng đồng, xã hội là những nền tảng, nguyên lý khách quan và bảo đảm chung nhất. Trái lại đấu tranh giai cấp chỉ là điều phi lý mà Mác đưa ra. Sự phong tỏa tự do báo chí, tự do tranh biện và phản biện, đó là điều tệ hai nhất trong lịch sử loài người của học thuyết Mác
Nên đấu tranh giai cấp, thực chất là cách đấu tranh kiểu quyền lợi cục bộ, cá nhân, tư riêng, nó chỉ cản ngại cái chung và không bao giờ làm cho lợi ích hay mục đích chung phát triển. Chính lý trí và đạo đức là yếu tố làm triệt tiêu mọi sự ngu dốt, mọi bản năng hạ cấp, hau giai tầng trí thức mọi loại là đầu tàu, động cơ, động lực làm lịch sử phát triển mà không bao giờ là thành phần công nhân thiếu hiểu biết như đã bị Mác huyễn hoặc, mê tín, theo kiểu hoàn toàn trái khách quan và khoa học.
Nên nói tóm lại, học thuyết Mác từ đầu đến cuối chẳng mang lại được điều gì khách quan, trong sáng, tiến bộ và phát triển cho toàn xã hội. Ngược lại nó chỉ là kiểu kỳ đà cản mũi đối với mọi loại lý thuyết hay chủ nghĩa xã hội chân chính. Bởi nó tự mệnh danh là chủ nghĩa xã hội duy nhất đúng thì đâu còn chừa chỗ cho mọi chủ nghĩa hay học thuyết xã hội chân chính khác.
Chính chủ nghĩa Mác đã cản đường và hủy hoại mọi nhu cầu chủ nghĩa xã hội chân chính, khoa học và thực tế, quả không gì khác hơn điều đó. Chận đứng mọi sự phát triển xã hội khác nhau qua việc làm bế tắt nơi chính bản thân của xã hội dân sự chân chính, thì học thuyết thực chất là học thuyết cách mạng, hay chỉ là học thuyết thật sự phản động ? Đó chính là điều mà mọi người ngày nay cần nền khách quan, tĩnh tâm và sáng suốt xem xét.
ĐẠI NGÀN
(11/02/16)