WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhìn lại nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế 2007

 

Ngân Hàng Trung Ương Mỹ vào tháng 12/2015 tăng lãi suất chỉ đạo 0.25%, đến tháng 1/2016 con số thất nghiệp giảm dưới 5%. Hai bước đánh dấu khúc quanh quan trọng khi Hoa Kỳ được xem như thoát ra cuộc suy trầm kinh tế lớn thứ nhì trong lịch sử chỉ sau Đại Khủng Hoảng 1929, nên đây là dịp để nhìn lại và tìm hiểu các lý do dẫn đến cuộc Đại Suy Trầm này. Bài học đáng chú ý là những nguyên nhân chồng chất và chồng chéo lên nhau từ vĩ mô đến cá thể trong suốt 17 năm tựa như bánh da lợn nhiều lớp, sâu xa và phức tạp đến nổi cả hai vị cựu Thống Đốc Ngân Hàng lỗi lạc là Alan Greenspan và Ben Bernanke cho đến đầu năm 2007 đều không tiên liệu được mức độ trầm trọng của khủng hoảng.

Lý do dẫn đến cuộc Đại Suy Trầm có thể chia ra ba hạng bực: nền tảng (hay nền nhà, gồm những thay đổi cội rễ trên thế giới sau Chiến Tranh Lạnh), cấu trúc (hay sườn nhà, hay chính sách kinh tế của quốc gia), và thị trường (gồm doanh nghiệp, đầu tư và mua bán).

NỀN TẢNG

Có thể nói cội rễ của Đại Suy Trầm 2007 bắt đầu 17 năm trước đó khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt. Bức màn sắt sụp đổ, cộng thêm những tiến bộ vượt bực trong lãnh vực giao thông liên lạc qua Internet tạo điều kiện cho các công ty Âu-Mỹ-Nhật ồ ạt đầu tư vào những nước kém mở mang mà quan trọng nhất trong số đó là Trung Quốc. Trọng tâm kinh tế toàn cầu di chuyển từ Tây sang Đông là một tiến trình còn đang xảy ra và mỗi ngày thêm gấp rút nên các nhà chuyên môn đều nhận xét đây là một cơn đại chấn (titanic shift) mấy trăm năm mới xảy đến một lần và sẽ còn ảnh hưởng rất nhiều lên thế giới trong toàn bộ thế kỷ 21.

Trở lại vấn đề kinh tế, tình trạng đầu tư ồ ạt của các nước công nghiệp bơm ra bong bóng tại những nước đang mở mang. Tình trạng lạm chi trầm trọng khiến tư bản tháo chạy dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chánh 1998 bắt đầu từ Thái Lan, rồi nhanh chóng lan ra toàn vùng Đông-Á, sau đó đến Nga, Đông-Âu và Nam Mỹ với hậu quả trầm trọng làm sụp đổ nhiều chính quyền độc tài ở Indonesia, Nam Hàn, Argentina. Nhưng sau đó đà tăng trưởng của các nước đang mở mang phục hồi nhanh chóng nhờ vào tiềm năng sản xuất của khối này vẫn rất dồi dào. Giống như người bị phỏng nặng một lần nên các quốc gia nói trên đều ghi khắc một bài học là phải tạo dựng quỹ dự trữ ngoại tệ lớn nhằm ngăn ngừa tình trạng tư bản tháo chạy lần nữa trong tương lai.

Từ năm 2000 bắt đầu xuất hiện ba bọc tiền khổng lồ: thứ nhất từ quỹ dự trử của các nước Đông Á mà chủ yếu dựa vào xuất cảng; thứ hai là các túi tiền căng phòng của Nga-Saudi-Na Uy do giá dầu tăng vọt; và cuối cùng gồm những quỹ hưu trí của các nước công nghiệp khi dân Âu-Mỹ-Nhật chuẩn bị cho tuổi già. Các nhà chuyên môn cho rằng ba bọng tiền lớn này chính là tình trạng thặng dự tư bản vì khi lăng đến đâu thì đè bẹp mọi cấu trúc kinh tế của nước đó, kể cả những nơi có hệ thống quản lý và giám sát chặc chẽ như Hoa Kỳ. Nói đơn giản là tiền nhiều quá làm mờ con mắt.

pobrane

Thay đổi cấu trúc cuối cùng là chính sách tự do tài chánh (financial liberation) nhằm giúp tư bản lưu thông dễ dàng – hàng tỷ USD chuyền tay chỉ qua một cái nhắp chuộc – đáp ứng cho nhu cầu đầu tư và thu vốn giữa các quốc gia. Tiền như nước lúc nào cũng tìm chổ trũng chảy vào sanh lợi, nhưng tuôn vào nhanh và nhiều quá lại sanh ra lụt lội.

Trước khi sang phần kế tiếp người viết xin nhấn mạnh rằng các sự kiện nói trên đều TỐT vì giúp kinh tế toàn cầu phát triển và nhân loại tiến bộ, nhưng những thay đổi cơ bản như vậy không khỏi dẫn đến nhiều hệ lụy bất ngờ!

CẤU TRÚC

Phần này chú trọng vào Hoa Kỳ vốn là trung tâm của cuộc Đại Suy Trầm 2008.

Tiền bạc dư thừa nên ai cũng muốn gởi một phần dự trữ sang Mỹ vốn được xem như nơi đầu tư an toàn nhất. Ngược lại công nghiệp sản xuất và chế biến ở Hoa Kỳ đang chạy sang Trung Quốc nên chính quyền Bush tìm cách thúc đẩy tăng trưởng qua việc giảm thuế để tăng tiêu thụ và đầu tư. Cho nên thuế má thu nhập giảm cọng thêm gánh nặng chiến tranh Iraq tăng nhưng Hoa Kỳ vẫn vay mượn dễ dàng từ ba bọng tiền nói trên.

Nhờ vậy nợ công nước Mỹ tuy tăng vọt mà NHTƯ Hoa Kỳ vẫn có thể giữ lãi suất cực thấp nhằm thúc đẩy tư nhân đầu tư và tiêu thụ. Nhưng ngành sản xuất chạy ra nước ngoài nên tiền đầu tư trong nước chạy vào địa ốc. Trong suốt 7 năm giá nhờ dễ mượn tiền nên giá nhà tăng vọt, qua đó tạo thêm công ăn việc làm trong các ngành xây dựng, tài chánh và dịch vụ, qua Tổng Thống Bush mới giữ được lá phiếu trong khi chiến tranh kéo dài tốn kém, ngân sách thiếu hụt và ngành sản xuất sa thải công nhân. Nói cách khác tuy lương bổng không tăng nhưng dân Mỹ cảm thấy giàu hơn vì giá nhà tăng.

Quốc Hội lại khuyến khích hai công ty địa ốc khổng lồ Fannie Mae và Freddie Mac cho vay dễ dãi tạo cơ hội thực hiện giấc mộng Hoa Kỳ (American Dream) trong đó mỗi gia đình sở hữu một căn nhà (và các vị dân cử mua thêm lá phiếu). Hai hãng địa ốc bán công nói trên cùng với nhiều công ty tài chánh như Bear & Stearns và Lehman Brothers được xem như có sự bảo đảm bán chính thức của nhà nước Mỹ nên khi suy sụp tạo ra rất nhiều xáo trộn trong thị trường vì không ai biết nhà nước có sẽ dùng tiền thuế của dân chúng cứu vớt hay không.

Những chính sách nói trên tạo ra cái khung cho doanh nghiệp đầu tư, dẫn đến các nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng vào thị trường và người mua bán.

THỊ TRƯỜNG

Lãi suất thấp nhưng không có chổ đầu tư nào khác ngoài địa ốc (công nghệ thông tin chưa hoàn toàn phục hồi sau bong bóng tin học 2001), nhà đất lại được nhà nước ưu đãi nên các tay phù thủy tài chánh hăng hái bắt tay vào việc.

Trước đây, ngân hàng trực tiếp cho vay mua nhà rồi hàng tháng chờ thu tiền. Nhưng nhiều chuyên viên tài chánh nảy sanh sáng kiến là họ có thể bán các gói nợ địa ốc cho những nhà đầu tư khác nhằm gây vốn mới cho vay thêm một lần nửa để sanh lời nhanh và nhiều hơn. Các nhà đầu tư quản lý của ba bọc tiền từ Đông-Á, của những nước bán dầu và các quỹ hưu trí cũng hài lòng vì họ không còn bị giới hạn phải mua nợ công hay chứng khoáng của Mỹ, nhưng nay họ có thể đầu tư vào thị trường địa ốc tại Hoa Kỳ với lợi nhuận cao và độ rủi ro thấp. (Nói chung thì an toàn nhất là công phiếu, rồi đến địa ốc và sau cùng là cổ phiếu).

Những chuyên viên tài chánh lại tìm thêm cách để giảm thiểu rủi ro qua việc mua bảo hiểm cho các gói nợ địa ốc để các nhà đầu tư càng thêm an tâm, trong lúc chủ bảo hiểm lớn nhất là đại công ty AIG cũng hài lòng bán bảo hiểm ào ạt mà không sợ bị thua lổ vì giá trị các gói nợ cứ tăng vọt theo giá nhà đất.

Áp lực lợi nhuận ngày càng tăng khiến ngân hàng, các nhà đầu tư và công ty bảo hiểm đua nhau tạo ra các gói nợ mới tác động trực tiếp đến người tiêu thụ. Kẻ mua người bán đều công khai gian dối một cách hợp pháp khi nhiều người ở Mỹ còn nhớ đến các khoảng cho vay hàng trăm ngàn USD mà không cần vốn (zero down), không cần chứng minh thu nhập (no proof of income), lãi suất bong bóng (balloon interest), bơm phồng giá trị nhà để tái vay mượn (re-finance) vào năm 2004-2007.

Các chuyên viên tài chánh kể cả những kinh tế gia thượng thặng tính toán đến khả năng giảm thiểu rủi ro ngay khi giá nhà sụt tệ hại xuống 6%. Hơn thế các mô hình (simulations) chỉ dự trù địa ốc mất giá chỉ ở vài địa phương chớ không thể toàn nước Mỹ cùng một lúc. Nhưng không ngờ do tình trạng cho vay cẩu thả tràn lan ở mọi tiểu bang nên đến năm 2007 con số người quịt nợ do vay mượn quá khả năng tăng nhanh, giá nhà theo đó giảm 10%, rồi 20%, 30%. Khi đó thì ngân hàng, các nhà đầu tư quốc tế và hãng đại bảo hiểm hốt hoảng: những gói nợ địa ốc trộn lẫn trong đó cả nợ tốt lẫn nợ xấu theo kiểu chả lụa thịt heo trộn thịt chuột, lại chuyền tay nhiều lần giữa các nhà đầu tư nên không ai còn biết mình lời lỗ bao nhiêu. Ngân hàng sợ thiếu thanh khoảng nên đóng băng ngừng cho vay khiến những đại công ty như GE cũng không có tiền trả lương nhân viên. Dòng tiền chảy là mạch máu của kinh tế thị trường nhưng bị tắt nghẽn bắt đầu cho cuộc Đại Suy Trầm 2007-2009.

KẾT LUẬN

Bài học đáng nói nhất là ngoại trừ việc vay mượn cẩu thả trong giai đoạn cuối thì những nguyên nhân còn lại dẫn đến cuộc Đại Suy Trầm đều là các bước tích cực góp phần phát triển và ổn định kinh tế toàn cầu, hay nhằm giải quyết các nhu cầu quốc gia trong trung và ngắn hạn.

Từ sau cuộc Đại Suy Trầm đến nay lại thêm một quả banh tài chánh thứ 4 lớn hơn cả ba bọc tiền còn lại (mother of all) giá trị 16 ngàn tỷ USD do các Ngân Hàng Trung Ương Âu-Mỹ-Nhật-Hoa bơm, và đang tiếp tục bơm, để cấp cứu thị trường hay thúc đẩy tăng trưởng. Liệu thế giới có đang đi vào một cuộc khủng hoảng mới, không sẽ là chủ đề trong một bài viết sắp tới đây.

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Nhìn lại nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế 2007”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    NÓI VỀ NỀN TẢNG XÃ HỘI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

    Mọi phát triển kinh tế đều được xây dựng trên những nền tảng xã hội nhất định, phương diện mỗi nước và phương diện toàn cầu cũng thế. Có nghĩa các nguồn tài chánh dùng để đầu tư, các nguồn nhân lực và kỹ thuật dùng để thực hiện, đạt tới những kết quả hay thành tựu nào đó đều đã có sẳn trong xã hội, không bứt ra khỏi được nhịp đập chung cũng như những nguồn tích lũy đã có trong xã hội, từng mỗi khu vực, từng
    nước, hay trên toàn thế giới cũng vậy.

    Tất nhiên, trong nền kinh tế thị trường tự do, ở mọi nơi đều đã có những định chế kinh tế vốn có sẳn hay đang tồn tại nào đó, những định chế tài chánh đã giữ vững hay đang tồn tại nào đó, nhưng điều đó không có nghĩa những cái cũ luôn luôn lấn át cái mới, khống chế cái mới. Với những giai đoạn cách mạng khoa học kỹ thuật luôn không ngừng xảy ra, đó đều là những cơ hội cho các lực lượng mới, những nhân tố mới phát triển đi lên, nhiều khi qua mặt và lẫn lướt cả những thực thể cũ đã có sẳn. Điều đó có thể nói chính nền tảng xã hội luôn là yếu tố để các động lực kinh tế xuất hiện và đi lên là như vậy. Luôn luôn có những kết quả tư bản mới bổ sung hay thêm vào, hoặc nhiều khi thậm chí thay thế cho các lực lượng tư bản cũ, đó là cơ sở hay nền tảng khách quan tự nhiên của xã hội đối với phát triển kinh tế không bao giờ có thể phủ nhận được.

    Có nghĩa hoạt động kinh tế của toàn xã hội nói chung luôn là cơ sở vĩ mô, và nền tảng xã hội vĩ mô luôn là cơ sở thiết yếu của toàn thể guồng máy kinh tế nói chung mà không thể nào có con đường khác. Tất nhiên kinh tế và xã hội luôn luôn chỉ là hai mặt của một thực thể. Thực thể đó là có thể hay cơ chế toàn thế giới cũng như những đất nước riêng biệt, những vùng, những khu vực riêng biệt nào đó. Và trong những thực thể hay “thân xác” đó, mỗi cá nhân, yếu tố liên cá nhân được tổ chức lại, chẳng khác gì hệ thống những tế bào, những mô, những bộ phận thân xác cùng liên kết và hoạt động chung mà không ai không biết.

    Như vậy một cơ thể sống thì không thể có lúc không bệnh hoạn. Nhưng hễ bệnh là có cơ chế đề kháng, có biện pháp chữa, rồi lành mạnh lại, đó là quy luật của đời sống. Thế nhưng ngày xưa Mác lại nhìn lệch lạc, xuyên tạc với nền kinh tế thị trường tự do. Ông ta chỉ nhìn phần lớn ở góc cạnh vi mô mà không nhìn rộng ra khía cạnh vĩ mô. Bởi vậy Mác thổi phồng sự bóc lột, thổi phồng các khủng hoảng định kỳ, cho nền kinh tế tư bản là bênh hoạn và không khách quan, chủ trương tiêu diệt nó để thay vào bằng nền kinh tế kế hoạch hóa chỉ huy giả tạo, nền kinh tế bao cấp, sản xuất và phân phối trực tiếp hết sức phiền toái, phản hiệu quả và tai hại. Sự thử nghiệm cả gần thế kỷ của Liên Xô và phe XHCN trước kia đều hoàn toàn cho thấy mọi sự tiêu cực của con người và xã hội về điều đó.

    Nói chung lại, đầu óc của Mác chỉ là đầu óc lêch lạc, không khách quan, thậm chí có cả cái nhìn bệnh hoạn về con người, lịch sử và xã hội. Như ông cho mọi nhà nước đều là nhà nước của giai cấp, của thống trị, tức ông ta sổ toẹt hết nên mọi ý nghĩa, chức năng xã hội chính trị của nhà nước dân chủ tự do, còn cho rằng chỉ có nhà nước đấu tranh giai cấp và kinh tế bao cấp mới có thể giúp thoát ra được. Thật là bé cái lầm vì nó trái quy luật tự nhiên nên đã hoàn toàn thất bại. Cơ chế xã hội là cơ chế sống, đi theo với ý thức, nhận thức, không phải chỉ là cơ chế hoàn toàn cơ giới, máy móc kiểu vật chất. Nên mọi quan điểm phi khoa học, trái khách quan, đôi khi mang chất bệnh hoạn và phản xã hội, phản lịch sử của ông ta đã từng gây nên biết bao những hệ lụy làm thiệt hại chung cho con người và xã hội là như thế.

    THƯỢNG NGÀN
    (11/02/16)

Phản hồi