WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tuyệt vọng và bất lực

968E10EE-448D-4055-B22D-7E9B7C841A32_w640_r1_s

Tuần rồi, tôi gặp một số người quen từ Việt Nam sang Úc chơi. Hầu hết đều là người miền Nam và thuộc giới khoa bảng, có bằng cấp cao và hiện giảng dạy tại các trường đại học lớn ở Việt Nam. Lúc chuyện trò, chẳng hiểu sao, câu chuyện lại hướng về Đại hội đảng lần thứ XII vừa mới kết thúc.

Điều khiến tôi ngạc nhiên vô cùng là không ai có vẻ hiểu biết gì về đại hội ấy. Người ta biết rất lờ mờ về kết quả bầu cử; về chuyện ai đi ai ở lại; về chuyện trong Bộ Chính trị hay Ban Chấp hành Trung ương có bao nhiêu người; và hoàn toàn không biết gì về những cuộc đấu đá giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Với chút ngượng nghịu, họ thú nhận là họ không biết gì nhiều. Rồi, cũng với chút ngượng nghịu, họ phân bua: Họ không để ý theo dõi. Không đợi tôi hỏi, họ phân bua tiếp: Ông nào lên, ông nào xuống thì Việt Nam cũng vẫn thế. Không có gì thay đổi cả. Biết vậy thì quan tâm để làm gì? Thì giờ, người ta để dành cho việc kiếm sống. Rảnh, thì rủ bạn bè ra quán, nhậu. Vậy thôi.

Chưa hết, người ta còn thanh minh thêm: Không phải chỉ có họ, mà ngay cả các đảng viên ở Sài Gòn cũng vậy, cũng chả tha thiết gì đến chuyện chính trị. Rồi họ đọc cho tôi nghe một câu ca dao mới nói về tính cách của người “Nam kỳ”:

Nam kỳ ăn nhậu lai rai

Nghị quyết đọc hoài chẳng nhớ một câu.

Thú thực, tôi đã nghe những lời phân trần như vậy khá nhiều lần. Và lần nào cũng ngạc nhiên. Bởi nó khác hẳn kinh nghiệm thường ngày của tôi tại Úc. Ở Tây phương, người ta hay khuyên không nên nói đến chuyện chính trị vốn là yếu tố rất dễ gây ra bất đồng. Nhưng đó là lời khuyên giành cho những người lạ, ở chỗ sơ giao. Trên thực tế, trong khoa tôi dạy, giữa các đồng nghiệp, chúng tôi vẫn rất hay nói đến chuyện chính trị. Người ta ít khi trình bày lộ liễu chủ kiến của mình nhưng qua sự phân tích, hầu như ai cũng chứng tỏ là họ rất hiểu biết về các biến động trong sinh hoạt chính trị tại Úc cũng như ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt tại Mỹ. Sự hiểu biết ấy trở thành một dấu chỉ của khái niệm trí thức.

Sẽ rất đơn giản nếu chúng ta quy việc thiếu quan tâm đến chính trị của người Việt Nam như một biểu hiện của chứng vô cảm. Đành là đúng. Sống trong một quốc gia mà người ta không hề để ý đến các biến cố quan trọng có sức ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước và tương lai của dân tộc, nếu không gọi là vô cảm thì là cái gì? Nhưng vấn đề là: tại sao người ta vô cảm như vậy? Câu trả lời đầu tiên là chính sách tuyên truyền cho tất cả hãy để cho “nhà nước lo” ở Việt Nam. Hậu quả của chính sách tuyên truyền ấy là mọi người xem chuyện đất nước thuộc trách nhiệm của ai đó, không dính líu gì đến mình. Không quan tâm đến đất nước, người ta cũng chả thèm để ý đến các sinh hoạt chính trị như đại hội đảng hay các cuộc hội nghị trung ương.

Tuy nhiên, bên cạnh sự vô cảm ấy, tôi nghĩ còn có một tâm lý khác: tuyệt vọng.

Đảng cộng sản, trong giai đoạn giành chính quyền, để thu phục nhân tâm, lúc nào cũng vẽ ra bao nhiêu hy vọng cho dân chúng, từ hy vọng về độc lập cho đất nước đến hy vọng về tự do và no ấm, hay xa và lớn hơn nữa, về một thiên đường xã hội chủ nghĩa, nơi mọi người đều bình đẳng với nhau. Giành được chính quyền rồi, trong những giai đoạn chiến tranh hay kinh tế khó khăn, người ta lại vẽ nên những hy vọng khác, về thống nhất và về thịnh vượng. Tuy nhiên, sau năm 1975, tất cả những gì người dân chứng kiến và kinh nghiệm đều chỉ là sự áp bức và sự khốn cùng. Chỉ có giai đoạn gọi là đổi mới, những tia hy vọng ấy mới sáng lên trong lòng dân chúng. Nhưng chỉ được vài năm. Sau đó, tuy đời sống của người dân khá lên một chút, nhưng kinh tế đất nước vẫn ì ạch trì trệ với số các đại công ty bị phá sản càng lúc càng nhiều và đặc biệt, nợ công càng lúc càng chồng chất. Giáo dục và đạo đức càng ngày càng suy đồi. Cán bộ thì tham nhũng. Đi đâu cũng gặp tham nhũng. Những lời hứa hẹn diệt trừ tham nhũng cứ như những lời nói đùa. Những lời hứa hẹn cải cách này nọ chỉ là những lời hứa hẹn hão. Dân chúng, từ lâu, biết rõ điều đó, nên họ đúc kết thành ca dao: “Sửa sai thì lại sửa sai / Sửa thì cứ sửa, sai thì cứ sai.” Sống trong hoàn cảnh như thế, kéo dài cả hơn nửa thế kỷ, dần dần người ta đâm ra tuyệt vọng. Không ai còn tin là đảng cầm quyền sẽ thực sự thay đổi hoặc có một chính sách nào thực sự có hiệu quả để đất nước được phú cường và dân chủ cũng như nhân quyền được tôn trọng.

Bên cạnh sự tuyệt vọng ấy là cảm giác bất lực.

Ở đâu quyền lực chính trị cũng chỉ nằm trong tay một số người. Tuy nhiên, ở các quốc gia dân chủ, những người bị trị ít nhất cũng có một số quyền lực nhất định. Ở việc bầu cử. Ở việc lên tiếng phê phán hoặc thậm chí, xuống đường phản đối một số chính sách họ cho là sai lầm. Giới lãnh đạo không thể không quan tâm trước những sự phê phán và những sự phản đối ấy bởi, nếu không, họ có thể bị thất cử ở kỳ bỏ phiếu kế tiếp. Ở Việt Nam, ngược lại. Dân chúng hoàn toàn không có quyền bỏ phiếu cho những người lãnh đạo đất nước: Đó là công việc trong nội bộ đảng của họ. Dân chúng chỉ được quyền bầu các đại biểu Quốc hội, tuy nhiên, ở đây lại có hai điều đáng chú ý: Một, tất cả những đại biểu ấy đều do đảng lựa chọn và đề cử; hai, thắng cử rồi, các đại biểu ấy đều làm việc và bỏ phiếu theo chỉ thị của đảng chứ không phải theo nguyện vọng của cử tri. Còn việc phê phán và phản đối của dân chúng đối với các chính sách của đảng và của chính phủ thì hoàn toàn bị cấm đoán. Dân chúng, do đó, dù biết các chính sách của nhà nước là sai lầm và nguy hại, cũng không có cách gì ngăn chận được. Họ hoàn toàn bị bất lực.

Cảm giác tuyệt vọng và bất lực ấy được thấy rõ nhất trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ai cũng biết Trung Quốc đã từng chiếm hải đảo Việt Nam và đang âm mưu lấn chiếm cả vùng biển của Việt Nam. Và ai cũng biết, trước các nguy cơ lấn chiếm ấy của Trung Quốc, phản ứng của chính quyền Việt Nam rất yếu ớt và không có hiệu quả. Biết vậy, nhưng người ta không làm gì được. Xuống đường biểu tình chống đối Trung Quốc thì bị đánh đập, bắt bớ, tù đày. Sợ hãi và mệt mỏi, người ta đành buông xuôi.

Sự tuyệt vọng, bất lực và buông xuôi ấy rõ ràng là một tai hoạ cho đất nước. Việt Nam không thể thay đổi, không thể mạnh hơn và không thể bảo vệ được chủ quyền của mình trên biển đảo nếu dân chúng đều mặc kệ như thế.

Tuy nhiên, oái oăm là chính quyền lại muốn nuôi dưỡng cái tinh thần mặc kệ ấy .

Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

11 Phản hồi cho “Tuyệt vọng và bất lực”

  1. ĐẦU ÓC CỦA PHẦN LỚN NGƯỜI VIỆT NAM XƯA NAY

    Đầu óc của phần lớn người Việt Nam từ xưa nay là đầu óc thấp kém, điều đó trong thời hiện đại phải nhận thức ra, nếu không như thế đất nước và dân tộc cứ tiếp tục lạc hậu, xã hội tứ tiếp tục ruỗng nát, không ngoi lên được bằng người, hết thuốc chữa.

    Điển hình như bà hàng xóm mất trộm gà. Thế là cứ mặc nhiên vén váy lên chưởi, chưởi đổng bao nhiêu ngày chưa đã, chưởi bằng đủ loại ngôn ngữ trên đời, chưởi đã rồi tàn, thế thôi. Như trước đây người cộng sản chưởi đế quốc đủ mọi điều, chưởi chỉ là chưởi theo, bắt chước, đôi khi không hiểu biết gỉ, không ý thức gì, nhất là đám quần chúng đi theo, bị lùa theo.

    Bây giờ thì ngược lại nhiều người chỉ biết chưởi cộng sản một cách ra rã, chưởi để chưởi, như là biện pháp duy nhất để xóa sổ cộng sản, chưởi theo kiểu cảm tính, chưởi suông mà không hề ý thức triển vọng hay khả năng nào giải quyết tốt nhất. Người Việt phần lớn từ xưa nay đều kém tư duy, đều thiếu hiểu biết khoa học hay phương pháp luận, phương pháp lý luận là vậy.

    Chính tính cách cảm tính như thế nên cứ cho bọn Tây là Tây dương theo kiểu khinh bỉ, quay mặt, kết quả bị thực dân Pháp đô hộ trên 80 năm. Đến khi có phong trào cộng sản quốc tế, phần lớn cũng chỉ biết hùa theo Nga, Tàu mà không hề có tư duy độc lập, kết quả chiến tranh triền miên trong 30 năm, mọi truyền thống cũ của dân tộc đều bị tiêu hoại hết, tốn phí về mọi mặt, cuối cùng Liên Xô tan rã thì mới hướng tới đổi mới, quay trở lại kinh tế thị trường.

    Có nghĩa tư duy duy lý của người Việt không có truyền thống, nên thuần thường sống cảm tính và dễ bị thụ động theo hoàn cảnh bên ngoài. Tư duy độc lập không có thì cũng rất khó sự độc lập trong ý thức, trong nhận thức, và trong thực tế đất nước và dân tộc cũng khó mà hoàn toàn được độc lập theo ý muốn.

    Học thuyết Mác là nguồn cội của nhiều sai lầm và tai hại đã qua trên thế giới. Thế nhưng bây giờ thấy thế giới bỏ thì nhiều người cũng chỉ bỏ theo bên ngoài hay cố giữ lại bên trong vì những lý do riêng tư nào đó, chẳng khi nào biết nó sai tại sao và nó có sai thật sự hay không. Một số thành phần trí thức nào đó còn thế thì quáng đại quần chúng nhân dân có biết điều gì rành rọt được.

    Ngày xưa nhà ái quốc Phan Chu Trinh đã từng sáng suốt nhận thấy : khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh chính là như thế. Dân trí mà không có thì nói gì dân khí được. Dân khí mà không có thì nói gì dân sinh đúng nghĩa con người.

    Bởi vậy dân trí đó ngày nay là sự nhận thức khách quan khoa học mọi thực tế trong đời sống. Phải hiểu rõ thật sự cái sai trái của một ý thức hệ giả tạo thì đất nước mới có thể trưởng thành, sáng suốt, đi lên và phát triển thành công đúng nghĩa. Vậy nhưng có nhiều người vẫn tự bị ham hãm trong cảm tính thiển cận, chẳng thấy ra được đâu là nhu cầu then chốt của người dân, đất nước và xã hội thì quả thật đều là những sự kiện đáng buồn.

    ĐẠI NGÀN
    (16/02/16)

    • Hùng says:

      Chú mày viết thế này thì con người, đầu óc lẫn tâm tính của chú mày điều trong sáng vô cùng! Hiếm thấy!

    • Trần Vinh says:

      Trần Phương, nguyên phó Thủ tướng, triệu tập một cuộc hội thảo trước Ngày Đại hội Đảng gồm những nhân vật từng là tai to mặt lớn trong đảng, gay gắt đặt câu hỏi: “Trong các anh, ai có thể giải thích cho tôi nghe chủ nghĩa xã hội là gì nào?”. Tuyệt nhiên không nghe một ai có thể giải thích được !

      Lữ Phương – nguyên Thứ trưởng Thông tin Văn hóa của Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Miền nam Việt nam – hỏi Võ văn Kiệt « Phải chăng Ông Lê Duẩn không đọc Tư Bản Luận của Mác ? » . Ông Kiệt phá lên cười « Cấp lãnh đạo ta, không có ai đọc tới đó cả . Vả lại, họ cũng không cần đọc thì mới lên làm lãnh đạo được » .

  2. mẹcộng says:

    “Tuần rồi, tôi gặp một số người quen từ Việt Nam sang Úc chơi. Hầu hết đều là người miền Nam và thuộc giới khoa bảng, có bằng cấp cao và hiện giảng dạy tại các trường đại học lớn ở Việt Nam. Lúc chuyện trò, chẳng hiểu sao, câu chuyện lại hướng về Đại hội đảng lần thứ XII vừa mới kết thúc.
    Điều khiến tôi ngạc nhiên vô cùng là không ai có vẻ hiểu biết gì về đại hội ấy. Người ta biết rất lờ mờ”
    Người quen của NHQ thuộc giới khoa bãng ,dạy ĐH (đồng nghiệp) VN tức cũng thuộc loại tuổi NHQ .
    Sống tron một XHCS như xh vn ,mọi thứ đều có thẻ chụp mũ mất việc và đi tufcho nên không ngạc nhiên về nhận xét về họ của NHQ khi Ôngta hỏi về chính trị ,đại hội 12 và Trọng Lú và Dũng Y tá…
    Họ không trã lời ,lắc đầu .NHQ phê phán họ không biết gì ,và :”phán” họ vô cảm .bất lục ,tuyệt vọng …
    Ong NHQ vu oan cho họ chớ họ trã lời qua hai câu ca dao thời đại rồi:
    “Nam kỳ ăn nhậu lai rai
    Nghị quyết đọc hoài chẳng nhớ một câu.”
    Họ được nhà nước CS cho đi ra nước ngoài chơi ăn nhậu mua săm là được rồi .Bàn luận chính trị ư?Lở Ông HQ đưa lên mạng như ri thì “chết cửa tứ” mất việc bị bắt và có thể bị tù,,,Thôi thì làm như ba con khĩ chùa cầu :bỉ mắt ,bịt tai bịt miệng ” thì hay hơn
    Ong HQ không nhớ là hè năm nào cũng dẫn sv về VN (có phụ huynh thắc mắc ,sao không đưa sv tới các QG khác?)ăn nhậu nói cười vui vẻ vói các cấp chính quyền địa phương và bạn bè…Thế mà vì một câu trong bài viêt nói về Lich sữ.”làm mấy ảnh NHỘT” nên năm sau lại về VN :Học trò thì vào ,còn Thấy thì về (Úc)trong cùng một ngày ! Như vậy mà còn trách bạn bè làm chi nữa hở trời ! (Anh có nước Úc đẻ về họ có gì hay lên Tiên Lãnh chơi với Tiên ?).
    CS Mao- xénh -xáng có câu nói bất hũ “trí thức không bằng cục phân ” !
    Bạn anh có lẻ hiểu rỏ nên chọn IM LẶNG ,vậy anh “théc méc” bạn bè mần chi ! .
    Sang năm họ có thể sang thăm anh mà ! Cho họ thoải mái …THỞ Một Chút !
    (mc)

  3. NON NGÀN says:

    CHÍNH TRỊ : TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ

    Chính trị mà đi theo một lý thuyết tiền chế nào đó, lở lý thuyết đó hỏng, cả nền chính trị cũng toi theo.

    Nhưng lý thuyết chính trị theo kiểu ý thức hệ định sẳn cũng đưa lại một thực tế chính trị phát sinh từ đó mà ra, chuyện độc đảng chuyên chế và chuyện suy nghĩ một chiều, làm theo một chiều mà không có gì khác.

    Tính bế tắt của kiểu chính trị ý thức hệ tiền chế và bó buộc chỉ luôn luôn là như thế.

    Nhưng ai là người đưa ra ý thức hệ tiền chế, kiểu chính trị tiền chế để tạo ra thứ thực tế chính trị cũng cũng cùng cách như thế, lại là điều người ta ít khi nghĩ đến. Lấy tư tưởng một cá nhân để bao trùm lên toàn xã hội đó chỉ là điều khờ khạo, kém ý thức, vô trách nhiệm, mà chỉ có những người tơ mơ hay lợi dụng mới làm thế được. Bởi như thế, trước sau cũng tạo nên một nền chính trị bị lũng đoạn, những cá nhân xấu, những phe nhóm xấu sẽ nhân cơ hội, điều kiện và môi trường đó để đục khoét, lạm dụng chính trị đó để nhằm cho tư lợi riêng của họ mà bất chấp hết mọi người, bất chấp hết toàn xã hội.

    Vậy thì ý nghĩa chính đáng nhất của chính trị là gì ? Đó là khoa học chính trị và một thực tế chính trị hoàn toàn tự do dân chủ trong sáng đúng nghĩa. Khoa học chính trị phải do những người có trình độ, có chuyên môn nghiên cứu, nó là những ý nghĩa, những giá trị, những nguyên tắc, những yêu cầu khách quan để làm tốt nhất mọi mặt cho xã hội và có một nền báo chí tự do, một nền xuất bản tự do, một nền giáo dục khoa học và lành mạnh để truyền đạt, để phổ biến toàn thể những cái đó ra tất cả mọi người, ra toàn xã hội.

    Và cũng chính từ nền tảng đó mà một nền chính trị lành mạnh, tự do, trong sáng, hiệu quả được thành hình. Tức không có những đảng phái hay cá nhân riêng biệt nào có thể lũng đoạn chính trị, có thể khuynh loát hay khống chế chính trị để nhằm thủ lợi riêng, mà nền chính trị là nền chính trị hoàn toàn lãnh mạnh của toàn xã hội. Mọi đảng phái cùng đấu tranh nhau trong yêu cầu chân lý khoa học, trong lợi ích chung, trong mọi thực tiển đời sống hiệu quả, dẹp bỏ tất cả mọi ý thức hệ tiên kiến về chính trị, dẹp bỏ mọi lý thuyết tầm ruồng phản xã hội và phản chính trị lành mạnh.

    Cũng từ kết quả thực tế đó mà mọi công dân đều thấy có trách nhiệm phải tham gia chính trị theo cách chính đáng, tích cực và lành mạnh. Họ sẽ không còn dững dưng với chính trị, quay lưng lại chính trị, bịt mắt bưng tai đối với chính trị, hoàn toàn tiêu cực từ khước mọi quyền tự do dân chủ chính đáng, cần thiết của mình để chỉ bỏ mặc cho một thiểu số nào đó lũng đoạn hoàn toàn nền chính trị trước toàn xã hội, làm tê liệt ý thức phản kháng và làm tiêu cực, bất lực tất cả mọi người.

    Vậy kết luận nguyên nhân của mọi chính trị sai trái, tai hại đều bắt nguồn từ những tư duy, những ý thức cá nhân sai lầm. Từ đó luôn nhất thiết dẫn đến mọi sự lũng đoạn, lạm dụng chính trị của một thiểu số trong xã hội để nhằm thủ lợi riêng cho họ một cách phi đạo đức, phản xã hội, từ đó cũng dẫn đến mọi sự mê muội, mụ mẩm về chính trị đối với toàn xã hội, đối với toàn dân. Bởi thế mọi lý thuyết độc tài, mọi ý thức hệ độc tài đều là những tai họa, những thiệt hại đối với xã hội, chỉ có khoa học chính trị đích thực, ý thức và sự hiểu biết về sự tự do dân chủ đích thực mới luôn luôn là nền tảng, giá trị cũng như mọi mục đích chính trị lành mạnh và hoàn hảo nhất.

    ĐẠI NGÀN
    (12/02/16)

    • tonydo says:

      (Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, về tự nhiên và xã hội.
      Những kiến thức hay học thuyết mới nầy, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp.)

      Thầy Ngàn viết:
      (Chính trị mà đi theo một lý thuyết tiền chế nào đó, lỡ lý thuyết đó hỏng, cả nền chính trị cũng toi theo.) (hết trích)

      Xã hội, dù là mạnh, tốt đẹp như những nước Dân Chủ giàu có trên thế giới hiện nay cũng vẫn phải “thử nghiệm” và “thay đổi” liên tục để tiến lên.

      (Cho đến khi loài người không còn hiện diện trên trái đất hoặc quả đất tròn không còn nữa thì người ta vẫn phải dựa vào cái gì đó “Thuyết” để đưa xã hội giàu lên, sung sướng hơn, hạnh phúc hơn…v.v “theo kinh nghiệm và cách suy diễn của họ.”)

      Ai sống ở Mỹ một thời gian sẽ thấy:
      Hiệp Chủng Quốc, sở dĩ được như ngày nay là vì họ dựa vào những kinh nghiệm, văn hoá và “Thuyết sống” của dân họ để điều hành quốc gia

      Tuy nhiên, cái quan trọng nhất:
      Họ chấp nhận thay đổi (Improvement), và trên thực tế chỉ 40 chục năm thôi, người Mỹ đã thay đổi rất nhiều trong nhận thức xã hội, văn hóa, sắc tộc..v.v..cũng như cách thức điều hành guồng máy quốc gia…v.v. (cho hợp lòng dân họ và hoàn cảnh thế giới)

      Chúc mừng Năm Mới Thầy Ngàn và gia quyến!

      • KHOA HỌC LUÔN LUÔN ĐI ĐÔI VỚI DÂN CHỦ

        Đây là nói khoa học thực chất hay thực sự và dân chủ thực chất hay thực sự mà không phải tự mệnh danh tức “nhay nháy”. Bởi vậy học thuyết phi khoa học của Mác đi theo với chế độ chuyên chính độc tài do ông ta chủ trương chỉ là như vậy. Trong khi đó, nơi mọi xã hội tự do dân chủ thật sự, ai cũng có thể đưa ra lý thuyết khoa học để cốt cho xã hội tham khảo, nhưng không ai có tham vọng hay dùng phương cách gì để áp đặt độc đoán giả thuyết hay nguyên lý mới đó lên trên toàn thể xã hội cả.

        Vả lẽ, tất nhiên khoa học trước tiên hết luôn phải là lý thuyết để tiếp đó cho kỹ thuật áp dụng. Nhưng lý thuyết đây luôn là lý thuyết mở không phải lý thuyết đóng. Có nghĩa lý thuyết để nhằm kinh qua thử nghiệm, thí nghiệm nhằm để uốn nắn, chỉnh sửa, bổ sung tiếp, không phải lý thuyết tự đóng khung cứng nhắc. Khi thấy thực tế không thể tương thích, vậy có nghĩa lý là thuyết đã sai và bị loại bỏ để thay vào lý thuyết khác, mới hơn, đúng hơn, và tiếp tục như thế. Ý nghĩa dân chủ trong khoa học phải luôn bắt buộc là như thế.

        Học thuyết Mác tự cho là khoa học rồi chủ trương sự độc tài để cố áp đặt học thuyết đó. Chính sự tự mâu thuẫn và cái phi khoa học của Mác lại là ở đây mà không gì khác.
        Có người bảo học thuyết Mác luôn đúng, chỉ do Lênin làm sai. Thật ra Lênin không thể nào làm đúng nếu học thuyết Mác sai. Kết quả Liên Xô sụp đổ và tan rã là do lỗi của thuyết Mác, không phải do sự thực hành của Lênin. Trước đây có nhiều người vì muốn tránh né đã hô lên lỗi của hệ thống, thật ra thực chất chính là lỗi của lý thuyết đã đẻ ra hay làm phát sinh ra lỗi của hệ thống.

        PHƯƠNG NGÀN
        (15/02/16)

      • Hùng says:

        Chú em mày cứ dạy đời bằng ba cái triết học thùng rác Mác lê này hoài ,nhàm lắm . Chú em mày làm anh đây mất công dạy dổ ,mất thì giờ quá !
        Hảy chữi cha bọn cộng láo còn có ích hơn là làm ra vẻ ta đây muốn dạy dổ diễn đàn !

      • Hùng says:

        Giời ơi, chú mày lại giả đò lấy nick của anh mày để kiếm đường phỉ bàng Ngàn. Cò mồi Cộng láo lắm trò vặt nhể !

        Việt Nam Cộng Hòa muôn năm nhé! Hãy vùng lên tiêu diêt Cộng láo cho bằng được bà con ơi!

      • Nói Toẹt Móng Heo says:

        Sao vậy bác Hùng ?

        Tui có thấy bác Tonydo nói gì đến mác-míu gì đâu mà bác phang bác ta mạnh thế?

        Không phải là người VN mình vô cảm với chính trị, mà vì nghe mấy ông VC nói riết đâm chán, trăm voi không được một bát xáo, vậy thì éo nghe họ nói nữa cho đỡ bực mình?

      • tonydo says:

        (Trích từ Thầy Ngàn)
        (Vả lẽ, tất nhiên khoa học trước tiên hết luôn phải là lý thuyết để tiếp đó cho kỹ thuật áp dụng.
        Nhưng lý thuyết đây luôn là lý thuyết mở không phải lý thuyết đóng. Có nghĩa lý thuyết để nhằm kinh qua thử nghiệm, thí nghiệm nhằm để uốn nắn, chỉnh sửa, bổ sung tiếp, không phải lý thuyết tự đóng khung cứng nhắc.)
        (hết trích)
        Đây mới đúng và chính xác trí thức của Thầy. Và cũng là lòng yêu nước tự đáy lòng của đàn anh!
        Lý thuyết mà cứ đóng khung thì bỏ mẹ dân!

        Thông minh đến như Stephen Hawking còn phải chấp nhận “thua, sai” xin lỗi đồng nghiệp bao nhiêu lần? Toà Thánh với người Chủ Chăn là Đức Giáo Hoàng cũng đã bao lần dũng cảm xin lỗi nhân loại và con chiên mình?

        Theo một cái thuyết nào đó….khi thấy không khá, loài người từ bỏ nó, phải can đảm; bỏ mẹ nó đi cho dân nhờ.
        Kính Thầy!

Phản hồi