Ngoại trưởng Trung Quốc hỗn – Chính phủ Canada lãnh đủ
Đầu tuần này, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc – Vương Nghị đến thăm Canada. Ông đã để lại một hình ảnh xấu nếu không nói là khá thô lỗ sất sược trên truyền thông và cả trong lòng người Canada.
Sáng thứ Tư, tại buổi họp báo chung giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, Stéphane Dion và Vương Nghị, nữ phóng viên Canada, Amanda Connolly của tờ iPolitics đặt câu hỏi cho Ngoại trưởng Canada:
“Có quá nhiều nỗi lo lắng về thành tích nhân quyền của Trung Quốc. Thí dụ, việc giam giữ bất hợp pháp những người bán sách tại Hong Kong. Vợ chồng Garratts nguời Canada bị buộc tội làm gián điệp mà không có bằng chứng. Chưa kể đến tham vọng lãnh thổ ở Biển Đông, quân sự hoá vùng biển này. Đó là những quan ngại lớn. Tại sao Canada lại theo đuổi chính sách thân thiện với Trung Quốc? Với vai trò là Ngoại trưởng Canada, ông định làm gì để cải thiện tình trạng nhân quyền và an ninh trong vùng Đông Nam Á? Ông có đặc biệt đưa trường hợp giam giữ Garratts ra bàn thảo với Ngoại trưởng Trung Quốc hôm nay không?”
Câu hỏi của nữ phóng viên Canada, giành cho Ngoại trưởng Canada, nhưng Vương Nghị lấn sân để trả lời:
“Tôi muốn trả lời câu hỏi này mà phóng viên vừa nêu lên mối quan tâm về Trung Quốc. Tôi nói thẳng rằng, câu hỏi của bà là kỳ thị chống lại Trung Quốc với thái độ kiêu ngạo mà tôi cũng không biết nó đến từ đâu. Câu hỏi này không thể chấp nhận. Bà có hiểu tý gì về Trung Quốc khổng? Bà đã tới Trung Quốc chưa? Bà có biết rằng Trung Quốc từ một quốc gia lạc hậu nhưng đã đưa 600 triệu người thoát cảnh đói nghèo. Bà có biết rằng giờ đây Trung Quốc là cường quốc kinh thế thứ hai thế giới với thu nhập bình quân 8000 Mỹ kim đầu người / năm. Nếu chúng tôi không bảo vệ nhân quyền, liệu Trung Quốc có thể đạt được thành tựu vĩ đại này không? Bà có biết rằng Trung Quốc viết rõ quyền con người vào trong Hiến pháp không? Tôi nói cho bà biết. Chỉ có người Trung Quốc, chính người Trung Quốc mới hiểu rõ thành tích nhân quyền của họ. Không phải bà. Bà không có quyền để nói về vấn đề này. Bởi vậy, làm ơn đừng nêu ra những câu hỏi vô trách nhiệm nữa. Trung Quốc nghe những ý kiến xây dựng, nhưng chúng tôi phủ nhận tất cả những cáo buộc không có cơ sở.”
Đó là chưa kể đến thái độ và cử chỉ hống hách trịch thượng của Vương Nghị khi trả lời.
Cùng dự buổi họp báo có các phóng viên của The Canadian Press, The Globe and Mail, Reuters, CBC, The Wall Street Journal and The Tyee, The New York Time.
Truyền thông đã chỉ trích Ngoại trưởng Canada không can thiệp để Vương Nghị chiếm diễn đàn, không bảo vệ phóng viên. Ông bào chữa rằng nữ phóng viên Connolly là một cây viết cự phách, nhiều kinh nghiệm, chẳng cần đến sự cứu giúp.
Tuy vậy, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã công khai bày tỏ sự không hài lòng với cách xử sự của cả Ngoại trưởng Vương Nghị và viên Đại sứ Trung Quốc tại Canada. Ông tuyên bố: Tự do ngôn luận, tự do biểu đạt là những quyền vô cùng quan trọng trên đất Canada. Công việc của giới truyền thông là để hỏi về những vấn đề gai góc.
Nhân đây có đôi lời về ông Kevin Garratt và vợ Julia Dawn Garratt, bị Trung Quốc bắt vào tháng 8/2014 về tội gián điệp. Sự thực, vợ chồng Garratt là những người truyền giáo Tin Lành. Họ đã tới vùng hẻo lánh nằm giữa biên giới Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, mở một quán café nhỏ để sống và truyền đạo.
Ngay sau khi Canada tố cáo Trung Quốc dùng hacker để đánh cắp tài liệu của Ủy ban Nghiên cứu Quốc gia, thì Trung Quốc bắt vợ chồng Garratt và buộc tội gián điệp. Những bằng chứng mà phía Trung Quốc nêu ra thì phía Canada cho là vô căn cứ. Sau những trận đấu ngoại giao bà Garratt đã trở về Canada, nhưng chồng vẫn đang bị giam giữ.
Clement nguyên ngoại trưởng dưới thời chính phủ của đảng Bảo Thủ phát biểu: Cư xử của Vương Nghị là không thể chấp nhận trên đất Canada. Nếu chúng ta tới Bắc Kinh với vai trò một bộ trưởng hay thủ tướng. Chúng ta luôn tôn trọng văn hóa Trung Quốc và sự khác biệt giữa hai quốc gia. Còn ông ta đến đây ông ngồi xốm lên những giá trị thiên liêng của Canada. Không thể chấp nhận được.
Ngoại trưởng Canada cùng với cả chính phủ của tân Thủ tướng Justin Trudeau đang bị dư luận Canada phê phán nghiêm khắc về việc phản ứng quá chậm và quá yếu trước thái độ hỗn láo của Vương Nghị.
Canada, Saturday 4/6/2016
Trần Gia Hồng Ân
Đó là bé cái lầm, tại sao không đòi hỏi vừa nuôi sống, vừa sống tốt, vừa hợp nhân quyền mọi mặt mà chỉ nhằm thỏa mãn có nuôi sống thôi. Chính quan điểm cao ngạo cộng sản ngày xưa đã trở thành quan niệm ngụy biện ngày nay của nhiều người cộng sản hiện thời về nhân quyền là như thế. Nói chung từ đầu đến cuối học thuyết Mác không đem lại cho con người điều gì cao quý cả, nó chỉ đem lại sự tầm thường là chỉ biết sống ở trạng thái sinh học mà quên đi hết hay bất chấp mọi ý nghĩa phong phú của con người mà cả nhân loại từ ngàn đời xưa đã có. Đúng là quan điểm duy vật thô lậu thì khó có được quan điểm nhân quyền nhân văn chỉ đơn giản là như vậy.
Đời sống kinh tế tập thể, đời sống xã hội sinh học thuần túy, đời sống kỹ cương trại lính, nói cho cùng đó là các tiêu chí tối hậu mà ngày xưa chủ trương đấu tranh giai cấp của Mác đã từng mơ ước đến như một đáp số của bài toán xã hội cần giải quyết. Mác chưa đủ thông minh hay sự tram lắng để thấy được rằng mọi gút mắc của xã hội loài người chỉ có thể giải quyết tốt đẹp bằng ý thức đạo đức và tri thức khoa học mà không phải bằng độc tài để nhằm thực hiện đấu tranh giai cấp giả dối theo môt kiểu cách u mê và ảo tưởng.
MÂY NGÀN
(09/6/16)
TỪ KIÊU NGẠO CỘNG SẢN ĐẾN VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN NGỤY BIỆN
Học thuyết chủ nghĩa Mác từng tuyên bố nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại nên những lớp người cộng sản đầu tiên đi theo nó thường tỏ ra kiêu ngạo vì nghĩ rằng mình nắm lẽ phải, nắm chân lý, việc làm của mình là tốt, mình là giai cấp tiên phong, tiên tiến nên coi thường hết mọi người khác là lạc hậu, là phản động, là tư sản ích kỷ.
Nhưng chính bản thân Mác cũng mắc bệnh chủ quan, kiêu ngạo hơn ai cả, vì Mác cả tin lý thuyết cộng sản của mình là đúng, giai cấp công nhân tiên phong là đúng, nên Mác chủ trương quan điểm độc tài vô sản tức chuyên chính vô sản. Thật sự Mác chỉ bé cái lầm, vì ông ta mù quáng, mê tín vào biện chứng luận duy tâm Hegel một cách trái quẻ, nên sinh kiêu ngạo cho rằng mình là người chiếm lĩnh chân lý khách quan, chủ trương độc tài bất chấp tự do dân chủ là yêu cầu chân chính của thế giới loài người.
Nhưng bởi do tính cách cao ngạo trong lý thuyết, từ Stalin đến Mao Trạch Đông, đến Pôn Pốt … đều cao ngạo như thế cả. Điều đó dẫn đến các hậu quả như các cuộc thành trừng của Stalin, các tại tập trung tại Nga thời sau cách mạng, chính sách trăm hoa đua nở hay chính sách cải cách ruộng đất của Mao Trạch Đông v.v… đều cùng trong trạng thái cao ngạo trở thành ngược ngạo đó. Kiểu Krutschev từng lột giày đạp lên bàn tại diễn đàn LHQ cũng là thứ như thế.
Nhưng ngày nay sau khi Liên Xô sụp đổ và tan rã, ai cũng biết quan điểm cao ngạo của cộng sản trước kia đã xẹp xuống rồi, chỉ cón lại một số tép riu nào đó còn bám víu, như trường hợp Vương Nghị trả lời trong cuộc họp báo tại Canada vừa qua là một sự điển hình. Ngày nay nhiều người đã thấy học thuyết Mác là phi khoa hoc, phi thực tế, không giải phóng cho ai cả, trái lại chỉ đưa nhân loại vào chỗ độc tài độc đoán một chiều, vào chỗ chậm phát triển, lạc hậu nhiều mặt, thế thì có gì để cao ngạo nữa.
Cho nên ý nghĩa của con người là nắm được khách quan, chân lý đích thực và tôn trọng lẫn nhau. Nếu chỉ cưỡng đoạt được sự thật giả dối, điều đó cũng chẳng gì giá trị, và sự hiểu lầm về ý nghĩa con người cũng chẳng có gì giá trị. Bởi ý nghĩa của con người là ý thức, tinh thần, quyền làm người, quyền tự do dân chủ mà không phải chỉ được nuôi sống. Trong trại chăn nuôi thì loài vật cũng được nuôi sống mà làm gì có nhân quyền, vật quyền cũng chưa chắc là có. Cho nên sự lạc hậu trong quan điểm của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã cho mọi người thấy rõ. Nghị tự hào nhà nước Trung Quốc đã nuôi sống, đã phát triển được cả tỳ dân đó đã là nhân quyền rồi.
Đó là bé cái lầm, tại sao không đòi hỏi vừa nuôi sống, vừa sống tốt, vừa hợp nhân quyền mọi mặt mà chỉ nhằm thỏa mãn có nuôi sống thôi. Chính quan điểm cao ngạo cộng sản ngày xưa đã trở thành quan niệm ngụy biện ngày nay của nhiều người cộng sản hiện thời về nhân quyền là như thế. Nói chung từ đầu đến cuối học thuyết Mác kh
Bần cố nông lên lớp với trưởng giả có khác!
Đúng là: “Thương gà, gà mổ mắt; thương chó, chó liếm mặt”!
Nhìn nét mặt Vương Nghị trong bài viết trên cùng với cách “cướp giật” câu trả lời của ngoại trưởng Canada ( Canada là một trong những nước thuôc G7) ngay trong nước Canada thì bốn tên tốt ( Trọng, Quang, Phúc, và Ngân) làm sao mà không sợ!