WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tuần trăng mật của Washington ở Vịnh Cam Ranh

Đồng sàng dị mộngThái độ hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông đã buộc Mỹ trở lại một quân cảng chiến lược và tạo lên sự gắn bó giữa hai cựu thù.

Trong vở kịch lừng danh “Bão Tố” của Williams Shakespeare có cảnh “đồng sàng dị mộng” của anh hề Trinculo và Caliban. Theo hầu Caliban ở một hòn đảo hoang vu, bất thình lình bão ập tới, tầu đắm, không nơi trú ẩn, quần áo rách rưới, Trincula núp dưới áo khoác rộng của Caliban để tránh gió mưa. Trú ẩn trong đó, Trinculo ngửi thấy toàn mùi tanh hôi, thốt lên “Không biết đây là người hay cá?”; “Không biết đây là người hay xác chết?”, nhưng thà phải hít mùi tanh hôi còn hơn chết cóng ngoài kia.

Đưa một áng văn, về chiếc áo khoác của Caliban, áp dụng vào sân khấu chính trị thế giới, nhân vật chính phải mau lẹ, dẹp bỏ những khác biệt khá tanh hôi nhỏ lẻ để cùng nhau chống lại kẻ thù chung. Dù ai cũng biết, khi bão tố qua đi, Trinculo sẽ thoát ngay ra khỏi chiếc áo tanh hôi. Điều này đã xảy ra trong Thế chiến II ở trường hợp Liên Xô.

Chính trị châu Á, nhất là Việt Nam đã trải qua nhiều pha “đồng sàng dị mộng” giữa Mỹ và Việt Nam. Trung Quốc quá hung hăng ở Biển Đông, đã buộc hai kẻ cựu thù ngồi lại với nhau đề cùng bảo vệ bầu trời và biển Việt Nam.

Ngày 23/5, nhân chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Obama đã gỡ bỏ lệnh cấm mua bán vũ khí sát thương và xiết chặt quan hệ kinh tế với Việt Nam trong khi thành tích nhân quyền của Việt Nam đã rơi xuống đáy. Những chi tiết cụ thể mà hai chính phủ đã bàn thảo không được công khai. Obama phủ nhận quyết định của ông nhằm vào Trung Quốc. Thế mà có người vẫn tin Obama đã hạ nhục Trung Quốc trong chuyến đi này.

Vậy, Hà Nội và Washington là hai nhân vật trong “Bão Tố”của Shakespeare không? Khi cơn bão tố đã qua, ai sẽ chui ra?

Tin đồn rằng Hà Nội mở cửa Cam Ranh cho Mỹ là một món “lại quả” sau quyết định gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí của Obama. Nếu vậy, (xin đừng nổi nóng với tôi ở đây) lãnh đạo Việt Nam đã nhập vai Trinculo, núp trong áo khoác của Caliban, để tránh gió mưa trong khi vẫn để Trung Quốc ngủ chung giường.

Tùy thuộc vào những thỏa thuận, Việt Nam để cho Hải quân Mỹ được sử dụng Cam Ranh khi hoạt động ở phía tây Biển Đông, rộng khoảng 1.4 triệu dặm vuông. Trong khi Trung Quốc coi thường luật biển, luôn đưa ra luận điệu “lãnh thổ không thể phủ nhận” trải dài toàn bộ bầu trời và vùng biển Đông Nam Á, có những chỗ lấn sâu vào lãnh hải Việt Nam. Vây, Washington buộc phải phản ứng lại những thách đố này.

Mỹ đưa tàu chiến và máy bay vào vùng tranh chấp cùng với những đồng minh là để khẳng định cộng đồng quốc tế không cho Bắc Kinh cướp biển trời của những nước láng giềng. Không cho Bắc Kinh coi thường luật pháp quốc tế, mở rộng lãnh hải.

Những quốc gia quanh Biển Đông phải luôn nhớ điều này, liên tục duy trì sự tự do hàng hải. Có một thứ luật bất thành văn rằng: Mọi điều luật chỉ là giấy lôn. Những nước quanh Biển Đông sẽ mất tất cả theo thời gian, nếu chính phủ của họ lờ đi những phần lấn sân nhỏ giọt của Trung Quốc. Nếu Việt Nam bỏ qua mặt trận pháp lý, không đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế, thì sớm muộn gì Việt Nam cũng mất sạch.

Mọi hoạt động từ việc thăm dò, nghiên cứu lòng đại dương, chuyến bay, vùng đặc quyền, thềm lục địa v.v.. phải được bảo đảm của Hiến chương Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Không dùng những phương tiện pháp lý này là một tổn thất lớn.

Để duy trì một lực lượng hải quân, hải giám rất cần hải cảng. Tàu thuyền không thể ở ngoài khơi lâu bởi nó cần bảo trì và hậu cần.

Cam Ranh là một cảng quan trọng do người Pháp xây dựng vào cuối thế kỷ 19, thời Đông Dương thuộc địa. Nó đã tham dự vào những sự kiện lịch sử quan trong của thế giới. Thí dụ, Đô đốc người Nga Zinovy Rozhestvensky đã đưa Chiến hạm Baltic gần như kiệt quệ vào Cam Ranh tu sửa, tiếp nhiên liệu, thực phẩm, rồi tiến thẳng về hướng bắc giao chiến với hạm đội Nhật dưới sự chỉ huy của Đô đốc Heihachiro Togo. Cuộc thư hùng trên biển này được biết tới với tên “Trận đánh trên Eo biển Tsushima” vào ngày 27/5 cách đây 111 năm.

Nếu không có vai trò của Cam Ranh mà Nhật đã chiếm vào 1941 thì Nhật không thể tiến xa đến các quốc gia duyên hải Đông Nam Á. Vị trí chiến lược của Cam Ranh đã trở thành địa điểm lý tưởng cho Nhật mở cuộc tấn công chiếm gọn Malaysia và Singapore.

Bắt đầu vào giữa thập kỷ 1960s, quân đội Mỹ xây dựng hạ tầng để tiếp vận cho cuộc chiến ở Việt Nam. Sau biến cố 1975, Liên Xô thiết kế mở rộng và nâng cấp. Gần đây, Việt Nam xây dựng theo thiết kế của Liên Xô, cung cấp dịch vụ cho tầu quốc tế.

Giờ đây, người ta chỉ mong đợi quyết định của Hà Nội cho Hải quân Mỹ trở lại nơi này. Hy vọng rằng cả Hà Nội và Washington cùng bịt mũi lại để đỡ ngửi mùi tanh hôi của nhau, để quyết định cho tàu Mỹ về lại bến cảng xưa.

Thuyền trưởng Alfred Thayer Mahan đã giải thích vai trò quan trọng của một của quân cảng như Cam Ranh. Theo ông: Một quân cảng chiến lược có ít nhất một trong ba đặc điểm: Vị trí địa lý. Khả năng phòng thủ tự nhiên và trả đũa nếu bị tấn công. Nguồn cung ứng hậu cần. Áp dụng những kiến thức của Mahan thì Cam Ranh có đủ cả ba đặc điểm trên.

Cam Ranh nằm trên giao điểm từ miền đông tới Eo biển Malacca. Nó có thể kiểm soát được toàn bộ con đường hàng hải huyết mạch này. Cam Ranh rất gần vùng biển tranh chấp, gần hơn quãng đường từ cảng Sanya, Hải Nam tới vùng tranh chấp.

Cam Ranh còn có khả năng đưa tàu ngầm lặn sâu vào đáy đại dương rất nhanh. Tàu ngầm sẽ biến mất ngay khi vừa rời bến, vì biển ở đây rất sâu. Tám năm qua Hà Nội đã đầu tư vào đội tàu ngầm động do Nga chế tạo để ứng phó với Trung Quốc.

Sức mạnh của một quân cảng là gì? Không có một căn cứ quân sự nào, kể cả Cam Ranh, thoát khỏi tầm ngắm của tên lửa. Nhưng Cam Ranh vẫn là một địa điểm tốt hơn bất cứ mọi quân cảng khác. Bởi, hình thể, kích thước, và cấu trúc địa lý tư nhiên của nó có thể đánh lừa được mọi đấu thủ. Điều này cũng giúp khả năng nghi binh, tránh được mọi hình thức tấn công, tăng cường khả năng phòng thủ.

Cuối cùng, Cam Ranh đươc bao quanh bởi nguồn thiên nhiên phong phú. Quân cảng Cam Ranh nằm không xa vịnh, không xa vùng giàu có của Nam Việt Nam, không quá xa Sài Gòn, thực phẩm và nhiên liệu dồi dào.

Nếu Hà Nội đồng ý để Hải quân Mỹ sử dụng quân cảng này lâu dài, thì việc tu sửa, thiết bị, nâng cấp, cung ứng cho Cam Ranh chỉ là chuyện nhỏ. Hải quân Mỹ đã từng đồn trú ở nhiều quốc gia trên thế giới hàng thập kỷ. Điều này cũng được áp dụng trên bờ biển Việt Nam.

Hãy để ý vào chuyến viếng thăm tuyệt vời của Obama. Câu hỏi đầu tiên mà ai cũng quan tâm: Lãnh đạo Việt Nam có để cho Mỹ sử dụng quân cảng Cam Ranh hay không? Câu hỏi thứ hai là: Nếu có, thì theo thể thức nào? Chỉ chấp nhận hình thức “thăm viếng chu kỳ”? Hay, Hà Nội uyển chuyển hơn cho đồn trú lâu dài. Câu hỏi thứ ba: Hà Nội cho phép được sử dụng trên diện tích bao nhiêu với loại cẩu cảng nào? Loại tàu nào được cập bến?

Cái gì đã làm cho Hà Nội phải cho Hải quân Mỹ đồn trú tại Cam Ranh? Đón chào một cựu thù trở lại lãnh thổ Việt Nam không phải là một việc nhỏ, dù rằng bốn thập kỷ đã trôi đi. Liệu hải quân của hai quốc gia có thể hợp tác tuần tra trong vùng tranh chấp? Liệu Hải quân Việt Nam có thể bảo vệ được vùng biển của Việt Nam không? Hay Hà Nội nên để Mỹ toàn quyền ứng phó với mọi hoàn cảnh?

Hãy tưởng tượng ra, Trinculo trú ẩn dưới vạt áo của Caliban chỉ vì lợi ích tạm thời. Nhưng lãnh đạo Việt Nam sẽ nhìn rõ cách mà Hải quân Mỹ cư xử. Biết đâu họ sẽ đổi ý, để cho Hải quân Mỹ sử dụng vịnh Cam Ranh mà không hề mất chủ quyền. Kẻ thù xưa giờ đây là bạn sẽ là sức mạnh.

(Dịch từ Washington’s Honeymoon in Cam Ranh Bay; by James Holmes; May 23, 2016; The FP magazine)

© Trần Gia Hồng Ân
© Đàn Chim Việt

6 Phản hồi cho “Tuần trăng mật của Washington ở Vịnh Cam Ranh”

  1. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Tập cận Bình qua thăm thì VN Cộng láo bắn 21 phát súng chào, Nguyễn phú Trọng đại diện đảng Cộng Việt ra rước, đi cập kè với Tập cận Bình…
    Một cao, mập, một lùn, ốm o, y hệt như cha con.

    Obama qua thăm, thì Chỉ có một anh…thứ trưỡng ra đón xã giao…
    Mày không phải…cha tao, ngoại giao với mày để …kiếm cơm, kiếm mánh, khác với quan hệ (chử Cộng láo) cha con giữa tao mí Tàu Cộng sản.

    Nhưng dân VN thì khác,
    Họ phun phèo phèo vao mặt nhà nước VN Cộng láo và Tập cận Bình. Có người thì mày qua …kệ mày, có người thì ê, mày trả biển Đông lại cho tao nghe mày…
    Với Obama thì họ…hồ hỡi phấn khởi, xuống đường mà la…cái nồng nhiệt, hoan hô tới tấp, không phải đợi cò mồi Cộng láo đến thúc sau đít như cái vụ xuống đường khóc Hồ chí Minh…

    Điều đó nói lên được cái gì?

    Thưa, nói lên được rằng thì là, nhân dân VN đã…hiểu.

    Thằng nhà nước VN cố bám theo Tàu Cộng thì…kệ mẹ tụi bay, dân tụi tao vẫn khoái cái gì nó tự do mà không…láo hơn.
    Nay tụi bay cầm vũ khí, công an, quân đội trong tay, cò mồi rình rập từng nhà, tụi tao…nín thinh. Nhưng có dịp, nhất định phải…nói chuyện phải quấy với cái lũ CS láo tụi mày.

    Chúc dân VN sớm có cơ hội…

  2. Haile says:

    Tuần trăng mật giữa Mỹ với Việt cọng là trăng mật của diện “ĐỒNG TÌNH LUYẾN ÁI” Hy-vọng hay thất-vọng. Người chồng (Mỹ) có được đất cắm dùi ở Việt-Nam hay không ? Nếu không thì đúng nghĩa mà tạo-hóa đã an-bài cho diện Đồng-tình luyến-ai. Chỉ có một đời rồi tuyệt chủng.

  3. Tudo.com says:

    Trích: (Sức mạnh của một quân cảng là gì? Không có một căn cứ quân sự nào, kể cả Cam Ranh, thoát khỏi tầm ngắm của tên lửa. Nhưng Cam Ranh vẫn là một địa điểm tốt hơn bất cứ mọi quân cảng khác. Bởi, hình thể, kích thước, và cấu trúc địa lý tư nhiên của nó có thể đánh lừa được mọi đấu thủ. Điều này cũng giúp khả năng nghi binh, tránh được mọi hình thức tấn công, tăng cường khả năng phòng thủ.)

    Phần thượng dẫn trên cho thấy tác giả hơi mâu thuẫn, vì nếu không thoát khỏi tầm ngắm của tên lửa thì làm sao có thể đánh lừa được đối thủ?
    Đó là chưa nói tình báo, đặc công của Tàu tràn ngập ở VN hiện nay, chúng có thể ném lựu đạn, gài mìn tấn công trên bộ bất cứ lúc nào nếu so những căn cứ an toàn bên Philipines như vịnh Subic chẳng hạn với Cam Ranh.
    So sánh lợi thế nước sâu, tàu đậu để tránh bão của Cam Ranh với các cảng khác thì đúng. Tuy nhiên, về quân sự chỉ đúng với đầu thế kỷ trước cho hải quân Mỹ và hiện nay với các nước hải quân yếu kém như VN, Trung Cộng hay Nga mà thôi.
    Trong khi hải quân Mỹ với bảy hạm đội, với 12 hàng không mẫu hạm loại hiện đại (không kể 8 HKMH đời củ) sử dụng hoàn toàn năng lượng hạch nhân và cùng nhiều trăm chiến hạm, với quân số 5 sư đoàn, trên 700 chiến đấu cơ đủ loại, được trang bị nhiều ngàn hoả tiển hạt nhân tấn công nếu xảy ra trận chiến với Nga Tàu, có thể tự lọc nước biển thành nước ngọt để dùng, thực phẩm được dự trữ cho 50,000 quân đó chiến đấu trong một thời gian dài lên đênh trên biển.
    Cho nên người ta tự hỏi, với những cái “đảo nổi” như vậy trên bốn đại dương, thì Mỹ cần Cam Ranh để làm cái. . .con khỉ gì?
    Trong binh thư có câu “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, thế thì Tàu và Nga làm sao phải biết được hằng trăm “mục tiêu” trên bốn đại dương để thắng Mỹ?
    Cho nên Cam Ranh chỉ là cái cớ để Mỹ trở lại nắm đầu tên cựu thù con ranh csvn để bài binh bố trận tát ngược vào mặt Tàu vì nhờ Mỳ mà nó trổi dậy định làm bá chủ.

  4. H x Pham says:

    May ngai My nhu 41 nam truoc bay gio ca bay tuong lai, cac ong ay chang can Cam ranh dau, cu tuong bo, ong ay da co cac dao o Pacific, o Japan, o S. Korea them nua Philippine moi Ong ay roi. Neu o ay can, O ay da giu tu 40 nam truoc roi. Giac Cong suc may ma danh duoc, dung ham. Ca den Panana ong ay con chang can chu Cam ranh thi loi ich gi. Meo von chuot, chuot lam bo chui ruc ong cong vay thoi. Cac ngai hoc rong hieu sau biet chu hay lam bo khong biet, khong nghe, khong thay, khong noi, khong khong va khong tu tung.

  5. Người Sàigòn says:

    Rât đồng ý với bác Viễn Kiến
    Chỉ tội nghiệp cho dân Việt nam mình, vẫn cái tính dễ bị ru ngủ và cũng dễ quên, dù đã bao nhiêu lần bị lừa gạt đến thê thảm!
    Chỉ còn một cách là tất cả đồng loạt vùng lên để chôn sống cái đảng CS ác ôn, thì đất nước mới ngóc đầu lên được!

  6. Viễn kiến says:

    Chuyến viếng thăm VN của ông “Ô bà má ” làm dân VN “tự sướng ” và lên gân hơi nhiều , với sự đạo diễn của đảng CSVN đã làm tan loãng phần nào sự lệ thuộc vào TQ nhưng sự thật tình thế vẫn “vũ như cẫn” không thể nào đảo ngược được và Obama thừa hiểu biết nên đã khẳng định VN phải tự cứu lấy mình đừng mong chờ các thế lực bên ngoài .Mỹ và TQ chỉ vờn nhau ngoài biển Đông như ta thấy nhưng bên trong không ai biết được họ đã thỏa thuận với nhau điều gì,việc cả hai tiến đến xung đột , bắn nhau rất khó xảy ra như Liên xô và Mỹ ngày xưa có khi nào bắn nhau mặc dù cả hai có kho vũ khí khổng lồ hay chỉ xúi dại các nước đàn em thử các vũ khí mới được Mỹ ,Liên xô chế tạo ? Obama nói cũng không có gì sai khi nói VN trước đây đã không tự mình quyết định được số phận đất nước và bài học lịch sử này được lập lại hay không ?

Leave a Reply to Haile