WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhóm Khởi Xướng “Cuộc Cách Mạng Nhân Vị”

Nhóm Khởi Xướng “Cuộc Cách Mạng Nhân Vị”: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Sự Trổi Dậy của Đảng Cần Lao

(Vanguard of the “Personalist Revolution”: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu and the Rise of the Cần Lao Party)

Edward Miller

 

LỜI GIỚI THIỆU – Năm 2010, Văn Phòng Sử Gia (Office of The Historian) thuộc Sở Công Vụ (Bureau of Public Affairs) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có tổ chức một cuộc Hội thảo quốc tế tại George C. Marshall Conference Center tại Washington DC trong hai ngày 29 và 30 tháng 9 năm 2010 với chủ đề “Kinh nghiệm Hoa Kỳ tại Đông Nam Á, 1946-1975” (The American Experience in Southeast Asia, 1946-1975).

Trong buổi sáng ngày thứ nhì của Hội thảo, đề tài được thảo luận là “Với Bạn Hữu Như Thế: Hoa Kỳ và Đồng Minh” [With Friends Like These: The United States and its Allies] với ba diễn giả. Một trong ba diễn giả là Giáo sư Edward Miller thuộc Đại học Darmouth College (Hanover, New Hampshire) với bài thuyết trình có tựa đề là “Nhóm Khởi Xướng ‘Cuộc Cách Mạng Nhân Vị’: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Sự Trổi Dậy của Đảng Cần Lao” (Vanguard of the “Personalist Revolution”: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu and the Rise of the Cần Lao Party).

Phần thuyết trình của Giáo sư Miller gồm phần trình bày miệng và một xấp hình ảnh được phân phát cho cử tọa. Dưới đây là bản Việt dịch từ bản chép lại (transcript) chính thức được đăng trên trang Web của Office of The Historian – Photo từ Internet.

————————————————

 

Edward Miller

Edward Miller

[…] Đề tài của tôi hôm nay là một trong những đảng phái chính trị nổi tiếng và ô nhục [infamous] nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Tên chính thức của đảng nầy là Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng. Tên dịch tiếng Anh chính thức là “The Revolutionary Personalist Labor Party”. Nhưng đối với người Việt và người nước ngoài, đảng nầy được biết đến đơn giản là Đảng Cần Lao. Đảng Cần Lao là một phần chủ chốt của bộ máy an ninh của chính quyền Ngô Đình Diệm tại Nam Việt Nam vào khoảng giữa năm 1954 và năm 1963. Điều kiện để gia nhập đảng là dựa trên lòng trung thành với Diệm và gia đình họ Ngô. Sự tồn tại của đảng Cần Lao đã được chính thức thừa nhận, nhưng hầu hết các đảng viên giữ bí mật đảng tịch của mình, phần lớn vì các đảng viên Cần Lao được dùng làm mật báo viên cho chế độ trong toàn bộ nhà nước, quân đội, và các định chế khác của Việt Nam. Đảng cũng có những chức năng khác. Đảng thúc đẩy ý thức hệ chính thức của chính phủ Diệm, được gọi là chủ nghĩa Nhân Vị, đảng kiểm soát một mạng lưới các lợi ích kinh doanh. Đảng thực hiện một loạt các nhiệm vụ chính trị và tình báo bí mật.

Thật ra, tất cả những điều này đã được biết đến và thừa nhận từ lâu trong giới học thuật về chiến tranh Việt Nam và về giai đoạn Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên, cho đến nay, các sử gia đã không dành nhiều nỗ lực để thực sự điều tra đảng nầy và để làm giống như bóc những lớp vỏ phía sau lớp màn bí mật che đậy đảng nầy. Vì vậy, bài viết này là một nỗ lực sơ bộ để làm điều đó. Trong cố gắng làm điều này, tôi đã sử dụng một số tài liệu của Mỹ , trong đó có một số tài liệu trong các tập FRUS [ Foreign Relations of the United States ]. Đặc biệt là tập “Việt Nam” cho giai đoạn 1958-1960 có rất nhiều tài liệu thú vị, tài liệu có nhiều tiết lộ về đảng Cần Lao và tổ chức của đảng.

Ngoài ra, còn có một số tài liệu giải mật gần đây rất có giá trị. Thomas Ahern , một sử gia CIA, đã công bố một nghiên cứu về mối quan hệ của Cục CIA với anh em nhà Ngô. Nghiên cứu nầy được gọi là “CIA and the House of Ngo” [CIA và Nhà Ngô]. Tài liệu nầy có sẵn để chúng ta tải về miễn phí trên trang web FOIA của CIA . Nó đã được giải mật khoảng một năm trước đây. Nhờ vậy, tôi đã lấy thông tin từ đó.

Nhưng như Erin đã nêu rõ [Erin Maham, Sử gia cao cấp của Bộ Quốc Phòng Mỹ - Chủ tọa buồi Hội thảo], tôi cũng đã lấy thông tin từ các nguồn khác không phải từ người Mỹ. Có rất nhiều nguồn tiếng Pháp trong các văn khố quân sự và ngoại giao Pháp về đảng Cần Lao. Người Pháp đã thực sự duy trì một mạng lưới tình báo rất tốt ở Nam Việt Nam sau năm 1954. Tôi cũng đã sử dụng rất nhiều tài liệu tiếng Việt, trong đó có hồi ký của những cựu đảng viên đảng Cần Lao. Và như Erin cho biết, điều này được rút ra từ ​​một dự án sách lớn mà tôi đang viết về toàn bộ lịch sử của chính quyền Diệm.

Còn về những gì tôi sẽ trình bày hôm nay, tôi sẽ nói thật ngắn gọn về nguồn gốc của đảng Cần Lao trong cuối thập niên 40s và đầu thập niên 50s, và sau đó tôi sẽ tập trung vào giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1960, là những năm mà quý vị có thể nghĩ đến như những năm hình thành của đảng Cần Lao.
[Liệu mọi người có xấp tài liệu phát tay chưa? Có rồi - Tôi đã in ra - tốt rồi, tuyệt vời.]

Về những nguồn gốc của đảng Cần Lao, có người đôi khi gợi ý rằng đảng Cần Lao là tạo phẩm của CIA hoặc của vài cơ quan khác của Chính phủ Mỹ. Điều này thì đơn giản là không đúng sự thật. Đảng Cần Lao nổi lên khỏi những hoạt động chính trị của Ngô Đình Nhu trong cuối thập niên 40s và những năm đầu thập niên 1950s. Trong thời gian này, Diệm không ở Việt Nam. Ông ta đang sống lưu vong, tự nguyện sống lưu vong tại Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên Nhu, em trai của ông ta, ở lại Việt Nam và tiến hành các hoạt động khác nhau với danh nghĩa của Diệm. Một hoạt động mà Nhu đã tham gia là thành lập một nhóm ở thành phố Đà Lạt vùng cao nguyên tại miền Nam Việt Nam khoảng năm 1949. Nhóm này, về cơ bản, bắt đầu như một nhóm nghiên cứu triết học, [và bức ảnh lớn trên một mặt của xấp tài liệu phát tay là một bức ảnh của nhóm đó]. Trong bức ảnh nầy, quý vị sẽ thấy Ngô Đình Nhu. Quý vị cũng sẽ thấy một linh mục người Pháp tên là Cha Ferdinand Parrell. Parrell và Nhu đều rất quan tâm đến triết thuyết Nhân Vị vốn có liên quan đến, trong số những người khác, một triết gia Pháp tên là Emmanuel Mounier. Và thuyết Nhân Vị sau đó sẽ trở thành học thuyết chính thức không chỉ của đảng Cần Lao mà còn của chính phủ Diệm nữa. Vậy thì, cho những vị nào có biết về lịch sử của chính phủ Diệm thì hẵn cũng biết rằng thuyết Nhân Vị đã được biết đến như một điều gì đó rất sâu sắc, rất khó hiểu. Nhưng điều đó không có nghĩa là thuyết nầy vô nghĩa hoặc rối rắm. Tôi nghĩ rằng thuyết Nhân Vị đã có một ý nghĩa nào đó cho Diệm và Nhu và cho các đảng viên thuộc vòng trung ương, và do đó nó quan trọng.

Một mặt, thuyết Nhân Vị rất chống Cộng sản. Nó phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa tập sản của Marx. Nhưng nó cũng phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa tự do, đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân tự do. Và do đó, những nỗ lực của Mounier trong việc xây dựng học thuyết Nhân Vị này là, về cơ bản, một nỗ lực để chia đều sự khác biệt, để cố gắng tìm một chủ nghĩa trung dung, một lý tưởng cộng đồng. Vấn đề là chuyển hóa quan điểm trung dung đó, hoặc một con đường thứ ba đó, thành một chương trình hành động tích cực. Đây là điều mà chính phủ Diệm luôn luôn gặp khó khăn khi thực hiện. Tuy nhiên, tôi cho rằng thuyết Nhân Vị là quan trọng để đặc biệt hiểu được những suy nghĩ của Ngô Đình Nhu trong giai đoạn khởi đầu này.

Ngoài chuyện triết lý này, Nhu cũng rất bận rộn trong việc xây dựng mạng lưới nhân sự trong những năm đầu của thập niên 50s. Nhu và Cha Parrell cuối cùng đã mở rộng nhóm nghiên cứu này thành một hoạt động trên toàn Đông Dương. Họ đã tổ chức một loạt các sự kiện lớn hơn, các sự kiện công cộng tại Hà Nội và Sài Gòn và tại các thành phố khác, và những sự kiện này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người Việt chống Cọng nổi tiếng. Và sau đó, Nhu thiết lập các mối quan hệ với nhiều người trong số các người chống Cọng nầy và đã có thể tuyển dụng một vài người trong số họ vào đảng Cần Lao.

Tổ chức trở thành đảng Cần Lao đã không thực sự thành hình mãi cho đến năm 1953. Và vào thời điểm lần đầu tiên xuất hiện, nó đã thực sự chỉ là một liên minh lỏng lẻo. Có những người trí thức, có các nhà hoạt động chính trị, có một ít sĩ quan trong Quân đội Quốc gia Việt Nam. Có rất nhiều người Công giáo trong đảng Cần Lao vào thời điểm này, nhưng thực sự cũng có rất nhiều người không-Công giáo nổi bật. Và một trong những điều thú vị về đảng Cần Lao là nó trở nên tương đối có nhiều người Công giáo hơn sau năm 1954.

Đó là tình hình lúc bấy giờ, vào mùa xuân năm 1954, khi CIA lần đầu tiên bắt đầu dính dự với đảng Cần Lao. Trạm CIA tại Sài Gòn đã liên lạc với Ngô Đình Nhu kể từ năm 1951, nhưng lúc đầu Trạm CIA xem Nhu chủ yếu chỉ như một nguồn thông tin về chính trường Sài Gòn. Chỉ đến vào mùa xuân năm 1954, ngay trước khi Ngô Đình Diệm nắm quyền lãnh đạo của vùng đất sẽ trở thành miền Nam Việt Nam, thì Trạm CIA mới đề xuất nâng cấp quan hệ với Nhu. Nhân vật chủ chốt ở đây là cá nhân một sĩ quan của Trạm tên là Paul Harwood, người đứng đầu phân ban hoạt động bí mật. Harwood tìm hiểu về đảng Cần Lao từ Nhu và ông ta đề nghị giúp Nhu biến nó thành một công tác chuyên hoạt động chính trị bí mật. Và điều này đã bắt đầu một thời kỳ dài của CIA dính dự với đảng Cần Lao và các bộ phận liên hệ, vốn kéo dài, lúc có lúc không, cho đến những năm đầu thập niên 1960s.

Một trong những lý do mà CIA quyết định dính dự với đảng Cần Lao là vì tại thời điểm đó, Nhu đang chuẩn bị để tái tổ chức lại đảng Cần Lao hầu làm cho nó có tính cơ cấu hơn và trở thành một công cụ chính trị mạnh mẽ hơn. Và những gì Nhu làm là tạo ra ba bộ phận mới gắn kết với đảng Cần Lao. Vì vậy, tôi chỉ muốn nói ngắn gọn về ba bộ phần nầy và lãnh đạo của chúng.

■ Một vài quý vị có thể quen thuộc với tổ chức đầu tiên của ba bộ phận này, vốn là một tổ chức được gọi là Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia (PTCMQG). PTCMQG là một tổ chức chính trị nổi; nghĩa là, nó hoạt động một cách công khai. Đó là một tổ chức vận động quần chúng. Nó được cho là phương tiện mà chế độ này có thể sử dụng để tranh thủ người dân Việt bình thường ủng hộ chính phủ. PTCMQG sử dụng những kỹ thuật tuyên truyền và tâm lý khác nhau để thực hiện điều này, tổ chức nhiều cuộc biểu tình ủng hộ chế độ, các bài phát biểu, các buổi tuyên truyền. Và cuối cùng nó đã xây dựng được một mạng lưới về tận nông thôn xuống đến cấp làng xã. PTCMQG đã đóng một vai trò quan trọng trong một hoạt động gọi là Chiến Dịch Tố Cộng, vốn là một chiến dịch vận động khối lượng lớn quần chúng, được ra mắt vào năm 1955.

Bề ngoài, PTCMQG là một đảng chính trị độc lập, nhưng trong thực tế, Phong Trào được điều khiển bởi đảng viên cấp cao của đảng Cần Lao và nó thực sự là một tổ chức ngoại vi của đảng Cần Lao. Nhân vật chủ chốt của PTCMQG là một người tên là Trần Chánh Thành. [Và nếu quý vị nhìn vào mặt trái của xấp tài liệu, quý vị sẽ thấy ảnh của ông ta trong đó]. Thành vừa là Chủ tịch của Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia vừa là Bộ trưởng Bộ Thông Tin của chế độ Diệm. Vì vậy, ông ta cơ bản là chuyên viên tuyên truyền cao nhất trong những năm đầu của chế độ. Giống như những người anh em nhà Ngô, ông ta gốc miền Trung Việt Nam. Điều thú vị là ông ta không phải người Công giáo. Một điều thú vị khác về Thành là ông ta nguyên là một cựu quan chức Việt Minh. Ông ta đã gia nhập Việt Minh vào năm 1945. Ông ta đã thực sự phục vụ trong vài năm như một quan chức trong chính phủ của Hồ Chí Minh trước khi vỡ mộng. Cuối cùng, ông ta về Sài Gòn trong những năm đầu thập niên ‘50s và đó là nơi ông móc nối được với Nhu và trở thành một đảng viên sáng lập của đảng Cần Lao.

Trong hai năm 1955 và 1956, Thành xây dựng hệ thống tuyên truyền sâu rộng ở Nam Việt Nam, và trong quá trình đó, quyền lực của ông ta trở nên rất mạnh. Rất nhiều báo cáo tại Nam Việt Nam trong năm 1955 cho Thành là nhân vật quyền lực nhất tại Nam Việt Nam mà không phải là một thành viên của gia đình họ Ngô. Vì vậy, dù sao thì có một lúc, ông ta trở nên khá có thế lực.

■ Tổ chức chi nhánh thứ nhì của đảng Cần Lao mà Nhu thiết lập trong năm đầu tiên Diệm cai trị là một nhóm gì đó mà tên tiếng Việt là Liên Kỳ Bộ Nam-Bắc Việt, đơn giản rút ngắn là Liên Kỳ. Liên Kỳ rất khác Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia. Một điều rõ ràng là Liên Kỳ nhỏ hơn nhiều. Đó là một tổ chức bí mật. Nó chỉ gồm các đảng viên đảng Cần Lao, và nó được trao cho một số trách nhiệm liên quan đến các hoạt động nội bộ của đảng. Điều quan trọng nhất của những trách nhiệm này là kinh tài. Từ đầu năm 1955, Liên Kỳ bắt đầu xây dựng một mạng lưới kinh doanh do đảng Cần Lao kiểm soát, và cuối cùng phát triển thành một đế chế kinh doanh khá đáng kể, đến mức mà đảng Cần Lao đã tham gia vào rất nhiều, nếu không phải hầu hết, các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp lớn ở miền Nam Việt Nam.

Người được Nhu chọn để điều hành Liên Kỳ là Huỳnh Văn Lang. [Một bức ảnh của ông ta cũng xuất hiện trên xấp tài liệu]. Ông ta còn rất trẻ. Ông ta chỉ khoảng 26 tuổi vào năm 1955 nhưng đã có vài phẩm chất giúp tiến cử ông ta với Nhu. Ông ta là một người Công giáo. Ông xuất thân từ đồng bằng sông Cửu Long. Ông ta có một bằng cấp cao về kinh tế. Ông vừa du học ở nước ngoài về nên hấp dẫn Nhu. Trước đây, ông ta không phải là đảng viên của đảng Cần Lao. Tuy nhiên, ông ta đã tham dự hội thảo Đà Lạt. [Nếu quý vị lật lại tấm ảnh của buổi hội thảo, nhìn qua hết bên trái của bức ảnh, người đó chính là chàng thanh niên Huỳnh Văn Lang]. Vì vậy, ông ta thực sự có hiểu biết điều gì đó về thuyết Nhân Vị, và điều nầy làm Nhu thấy hấp dẫn .

Lang vẫn còn sống. Tôi phỏng vấn ông ta hai năm trước đây. Ông ta giải thích cho tôi làm thế nào ông ta đã xây dựng mạng lưới kinh doanh Liên Kỳ này. Tôi sẽ không làm quý vị chán với các chi tiết đẫm máu [gory details] ở đây, nhưng về cơ bản, ông ta đã có một việc làm – ông ta đã có một việc làm ban ngày trong vai trò là người đứng đầu của Viện Hối Đoái, và ông ta đã có thể rót tiền mà Viện Hối Đoái thu được như tiền phạt các giao dịch tiền tệ bất hợp pháp chẳng hạn. Ông ta đã có thể rót số tiền này vào các hoạt động của Liên Kỳ. Và trong quá trình đó, ông ta đã có thể xây dựng được mạng lưới các doanh nghiệp nầy.

■ Tổ chức cuối cùng mà Nhu thiết lập vào giữa những năm 1950s dưới sự bảo trợ của đảng Cần Lao là khá kín đáo và có tên là Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội. Tổ chức này được thành lập như một cơ quan chính thức của Chính phủ Nam Việt Nam, vì vậy nó thực sự – một lần nữa – không phải là một bí mật về mặt cơ chế. Đó là một cơ quan mở. Không giống như các bộ phận khác của đảng Cần Lao, cơ quan này đã gần như luôn luôn được gọi bằng tên tiếng Pháp của nó, và đặc biệt là gọi bằng cách xếp những mẫu tự tiếng Pháp của mình, S-E-P-E-S [Services d' Etudes Politiques Et Sociales], phát âm là “xê-pê”.

Các nhiệm vụ chính thức của SEPES là rà soát các ứng viên xin vào làm việc cho chính phủ. Nhưng trong thực tế, SEPES có một bản toát yếu rộng hơn nhiều; thực hiện đủ loại nhiệm vụ bí mật. SEPES tiến hành hoạt động gián điệp và tình báo liên quan đến Bắc Việt Nam, hoạt động phản gián chống lại cán bộ đặc vụ Cộng sản tại miền Nam Việt Nam. Việc giám sát nhà nước Việt Nam, giám sát bộ máy hành chánh, và giám sát quân đội thì chủ yếu do SEPES thực hiện. Rà soát các đảng viên mới của đảng Cần Lao, đào tạo và cải tạo tư tưởng, cũng như thực hiện các loại kinh tài – ví dụ, bán giấy phép nhập khẩu và xuất khẩu. Và cuối cùng, SEPES cũng đã tham gia vào việc bắt giữ – điều tra, câu lưu, tạm giữ những ai bị nghi ngờ là kẻ thù của chế độ, bao gồm một mạng lưới các nhà tù đặc biệt.

Người đứng đầu SEPES là một cá nhân tên là Trần Kim Tuyến. Ông được nhiều người biết đến chỉ đơn giản như là “Bác sĩ Tuyến”. Ông là một người Công giáo Bắc Việt Nam. Ông vốn là một cựu chủng sinh Công giáo. Ông đã từng học y khoa. Ông chưa bao giờ thực sự hành nghề như một bác sĩ, nhưng vì ông đã học y khoa nên tất cả mọi người gọi ông là Bác sĩ Tuyến. Về thể chất, tầm vóc của ông rất nhỏ. [Tấm ảnh trên tập kèm theo có lẽ không hoàn toàn phản ảnh đúng với ông ấy]. Hình như ông cân nặng dưới 45 ký. Nhưng ông đã tỏa một cái bóng lớn trên cảnh quan Nam Việt Nam.

Ông là một nhân vật rất có thế lực trong một giai đoạn. Trong cuộc chiến tranh Đông Dương đầu tiên, ông đã tham gia vào những âm mưu chống Cộng trong vùng Công giáo ở Bắc Việt Nam. Đó là lần đầu tiên ông ta gặp anh em nhà Ngô. Sau đó, ông đã được họ tuyển dụng vào năm 1954 rồi bổ nhiệm đứng đầu SEPES năm 1955.

Tóm lại, đó là ba bộ phận chủ chốt của đảng Cần Lao do Nhu thiết lập. Tôi chỉ muốn có hai nhận xét về ba tổ chức nầy. Trước hết, điều quan trọng là cần nhận ra rằng ba tổ chức này chỉ hoạt động ở phần phía nam của Nam Việt Nam, tức là Nam Kỳ cũ, về cơ bản là các khu vực chung quanh Sài Gòn và Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này là vì các phân bộ của đảng Cần Lao miền Trung Việt Nam thì lại dưới trướng của Ngô Đình Cẩn, một trong những anh em nhà Ngô, và lát nữa, tôi sẽ nói thêm về điều nầy.

Điểm khác tôi muốn nhận xét ở đây là CIA đã có mối quan hệ với tất cả ba bộ phận này. Bắt đầu với Paul Harwood và tiếp tục với những người kế nhiệm của ông ta, CIA đã tài trợ và huấn luyện cho Trần Chánh Thành và Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia. Họ cũng hỗ trợ cho Trần Kim Tuyến và SEPES một phần vì họ muốn cộng tác trong lãnh vực thu thập tình báo với SEPES. CIA cũng đã có một mối quan hệ với Huỳnh Văn Lang. Mối quan hệ nầy hình như không liên quan đến việc hỗ trợ vật chất, nhưng họ chắc chắn biết ông ta là ai và đã tiếp xúc với ông ta.

Như vậy, CIA chắc chắn đã dính dự với đảng Cần Lao. Mặc dù vậy, CIA không đạt được những gì họ muốn từ đảng Cần Lao. Và công trình nghiên cứu của Thomas Ahern mà tôi đề cập trước đây thực sự đã trình bày điều này khá rõ ràng. Và dĩ nhiên câu hỏi mà điều này đặt ra là tại sao? Tại sao không xãy ra như cách CIA muốn? Cơ quan này kết luận rằng tại vì Nhu có những ưu tiên khác, rằng ông ta không thực sự quan tâm đến việc hợp tác với họ. Quan điểm của tôi là tôi không nghĩ rằng điều nầy hoàn toàn đúng. Tôi nghĩ rằng, trên thực tế, các quan chức Mỹ và Ngô Đình Nhu đã thực sự không phải khác xa nhau về mục tiêu cho đảng Cần Lao. Tôi nghĩ cả hai bên đều đồng ý rằng xây dựng đảng Cần Lao thành một tổ chức hoạt động chính trị bí mật là một mục tiêu cả hai đều mong muốn. Đối với Nhu, xây dựng được sự hỗ trợ của quần chúng cho chế độ là một điều tốt. Năm 1958 – đây chính là một tài liệu trong tập [FRUS] đầu tiên – Elbridge Dubrow, đại sứ Mỹ tại Nam Việt Nam, nói rằng, xin trích dẫn, ông ta “không phản đối chuyện đảng Cần Lao giúp điều hành đất nước và phối hợp kỷ luật với phát triển.”

Vì vậy, vấn đề ở đây không phải là vì người Mỹ thì đang cố gắng thúc đẩy những lý tưởng dân chủ trong lúc Nhu thì lại độc tài toàn trị. Tôi nghĩ rằng vấn đề liên quan đến vài đặc tính của đảng Cần Lao và cách thức mà Nhu lập đảng. Và nói rất ngắn gọn, tôi nghĩ rằng có hai loại vấn đề với đảng Cần Lao. Một là ý thức hệ; hai là một loạt các vấn đề về tổ chức. Về những vấn đề ý thức hệ, không có bằng chứng cho thấy học thuyết Nhân Vị có sức hấp dẫn rộng lớn ở Nam Việt Nam. Và trên thực tế, không thực sự có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy bất cứ ai, ngoài Diệm và Nhu và một vài người khác – một số nhỏ những người ủng hộ chế độ, là có thể thực sự hiểu được những gì Nhu trình bày về thuyết Nhân Vị.

Thực tế là tôi đã không tìm ra được nhiều tài liệu của đảng Cần Lao trong kho lưu trữ tại Sài Gòn, tuy nhiên, có một tài liệu tôi đã tìm ra, vốn phát hành từ năm 1960, là một tài liệu huấn luyện coi như các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Nhân Vị. Và [trong đó] dường như gợi ý rằng điều quan trọng là các đảng viên cần một khóa học bồi dưỡng bởi vì không ai trong tổ chức thực sự hiểu triết lý chính thức của chủ nghĩa Nhân Vị là gì cả. Vì vậy, tôi nghĩ rằng ý thức hệ là một vấn đề đối với đảng Cần Lao.

Ngoài các vấn đề ý thức hệ, còn có những vấn đề tổ chức. Ngay từ đầu, đảng Cần Lao đã bị bao vây bởi tình trạng bè phái. Các phe phái khác nhau của đảng cạnh tranh ác liệt và gay gắt [fierce and bitter] với nhau. Tình trạng bè phái này không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên. Đúng ra, nó là một hàm số của cách thức mà Nhu lập đảng. Đôi khi, có người gợi ý rằng đảng Cần Lao được tổ chức theo nguyên tắc của Lênin. Người ta nghĩ rằng mặc dù thực tế Nhu là một người chống Cộng nhưng thực sự đã vay mượn chiến lược tổ chức của Lênin. Tôi không nghĩ rằng điều này là đúng. Trong một đảng theo kiểu của Lênin, cuối cùng, quý vị sẽ có một tổ chức rất tập trung. Đảng Cần Lao không bao giờ có một bộ chính trị hay một ủy ban trung ương. Trong nhiều trường hợp, Nhu đã làm điều ngược lại. Ông ta đã thành lập các bộ phận khác nhau với cách làm thế nào để về cơ bản, sẽ bảo đảm những tổ chức nầy chống lại nhau.

Vì vậy, ba bộ phận mà tôi đã đề cập ở trên đã có mối quan hệ với rất nhiều tranh chấp gần như ngay từ đầu. Ví dụ, bắt đầu từ khoảng năm 1956, Trần Chánh Thành thấy mình là đối tượng của một chiến dịch bôi nhọ, mà cuối cùng được truy trở lại từ Bác sĩ Tuyến và SEPES. Thành bị chỉ trích trên báo chí do Tuyến điều khiển. Điều nầy làm nỗ ra một cuộc chiến mà về cơ bản kéo dài cho đến năm 1960. Kết quả là Thành bị lật đổ khỏi vị trí người đứng đầu của Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia. Ông xoay sở để vẫn còn làm Bộ trưởng Thông Tin cho đến năm 1960, nhưng vào thời điểm đó, cuối cùng, Tuyến cũng đã qua mặt ông và Trần Chánh Thành bị gửi đến nhiệm sở mới của mình như là Đại sứ Nam Việt Nam tại Tunisia, vốn ít hấp dẫn một cách đáng kể hơn so với vị trí cũ của mình.

Huỳnh Văn Lang cũng đã đối diện với một cuộc chiến với Bác sĩ Tuyến. Năm 1958, Nhu nói với Lang rằng Nhu sẽ giải tán Liên Kỳ. Lang điều tra và phát hiện ra rằng Nhu đang giải quyết một số khiếu nại của Bác sĩ Tuyến chống lại Lang. Vì vậy, đã có rất nhiều tranh chấp trong các tổ chức do Nhu thành lập.

Thêm vào tình trạng nầy là một cuộc tranh chấp to lớn khác để kiểm soát đảng Cần Lao, diễn ra trong nội bộ gia đình họ Ngô. Và ở đây, hai kẻ đối kháng là Ngô Đình Nhu một bên và người em khác mà tôi đã đề cập trước đó, Ngô Đình Cẩn. Kể từ năm 1954, như tôi đã đề cập, đảng Cần Lao đã có sự phân chia quyền lực theo địa lý. Nhu điều hành phía Nam và Ngô Đình Cẩn là lãnh tụ tối cao ở miền Trung. Lúc đầu, Cẩn đồng ý là chỉ điều hành miền Trung Việt Nam, nhưng khoảng 1957, ông ta bắt đầu xâm nhập vào lãnh thổ của Nhu. Ông ta gửi người trung thành với mình như các tỉnh trưởng để tiếp quản các tỉnh tại đồng bằng sông Cửu Long. Ông ta cũng mở rộng bộ máy bí mật của mình ở phía Nam. Cẩn gửi các cán bộ của mình vào Sài Gòn và họ bắt đầu thực sự cạnh tranh và xung đột với một số người của Nhu. Một số thành viên của nhóm Huỳnh Văn Lang bị bắt, bị bỏ tù vài tháng vì một tỉnh trưởng ủng hộ Ngô Đình Cẩn, và Trần Kim Tuyến và SEPES thực sự phải thu nhỏ tổ chức lại, giới hạn hoạt động lại để nhường chỗ cho Cẩn.

Nhưng, trong dài hạn, nỗ lực của Cẩn tìm cách một mình kiểm soát hết đảng Cần Lao đã không thành công. Vào khoảng năm 1960, ảnh hưởng của Cẩn rơi sâu xuống dốc và Nhu mạnh mẽ trở lại. Và điều này rất quan trọng đối với lịch sử tiếp theo của chế độ Diệm vì Nhu rất có thế lực, thực sự trở thành một nhân vật nổi bật trong chế độ từ năm 1960 trở đi. Tôi sẽ không nói về những lý do của sự trở lại này. Nhưng nếu chúng ta muốn khám phá nó trong phần vấn đáp, chúng ta chắc chắn có thể thảo luận điều đó. Nhưng chúng ta dư sức nói rằng những tác động lâu dài của sự trở lại này là rất quan trọng đối với chế độ Diệm. Những sự ganh đua giữa các anh em họ Ngô sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến chế độ, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ vào năm 1963.

Để kết luận, tôi chỉ xin nêu ba điểm.

● Điểm đầu tiên là, như tôi đã chỉ ra, đảng Cần Lao là một tổ chức hết sức bè phái. Và điều này có ý nghĩa lớn đối với cách chúng ta hiểu nền chính trị Nam Việt Nam trong giai đoạn Diệm. Trái ngược với quan điểm phổ biến, đảng Cần Lao không siêu-tập trung kiểu Leninit. Đã có những phân hóa giữa các bộ phận của đảng Cần Lao khi Nhu thiết lập đảng. Và sau đó, ngoài sự phân hóa trên, lại có sự cạnh tranh giữa Nhu và Cẩn.

● Điểm thứ hai ở đây là cách ứng phó của Cơ quan Tình báo Trung ương CIA đối với đảng Cần Lao cần phải được hiểu trong ánh sáng của tình hình bè phái nói trên. CIA chắc chắn ý thức được có các tranh chấp trong đảng Cần Lao, nhưng dường như CIA đã hiểu rất chậm rằng những tranh chấp đó đã ảnh hưởng và phá hoại cái tham vọng mà họ dành cho đảng Cần Lao.

● Điểm cuối cùng, và một cách nào đó cũng là điểm quan trọng nhất, liên quan đến những tác động lâu dài đối với lịch sử của chế độ Diệm từ những phát hiện về đảng Cần Lao. Trong bài thuyết trình này, tôi sẽ không thảo luận về năm 1963 và các sự kiện dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Diệm, nhưng ở đây, tôi sẽ cung cấp cho quý vị chỉ một sự kiện thú vị về thời kỳ đó.

Năm 1963, tôi chắc chắn rằng tất cả quý vị đều biết, đã có một cuộc khủng hoảng lớn tại Nam Việt Nam và đã có rất nhiều âm mưu đảo chính đồng diễn ra chống lại chế độ Diệm. Có ba âm mưu đảo chính tiến hành vào mùa thu năm 1963 được coi là đặc biệt có thực chất hoặc nghiêm trọng. Âm mưu đầu tiên, tất nhiên, là âm mưu đã thành công. Âm mưu này được lãnh đạo bởi các tướng hàng đầu trong quân đội miền Nam Việt Nam. Những kẻ cầm đầu âm mưu này là tướng Trần Văn Đôn và Trần Văn Minh. Họ không phải là đảng viên đảng Cần Lao. Tuy nhiên, để âm mưu thành công, họ phải tuyển mộ những sĩ quan quân đội là đảng viên Cần Lao. Và sỉ quan Cần Lao quan trọng nhất trong số này là một vị tướng tên là Tôn Thất Đính, người chỉ huy vùng Sài Gòn. Vậy thì âm mưu đầu tiên đã có một yếu tố Cần Lao quan trọng trong đó.

Hai âm mưu khác cũng đang được tiến hành vào mùa thu năm 1963, một âm mưu do Huỳnh Văn Lang, cựu giám đốc của Liên Kỳ, lãnh đạo. Và âm mưu kia thì được lãnh đạo bởi không ai khác hơn là Bác sĩ Tuyến, người vào năm 1963 đã hoàn toàn thoát ra khỏi Nhu. Vì vậy, tôi nghĩ rằng điều này cho thấy đảng Cần Lao là thực sự quan trọng trong lịch sử của chế độ Diệm, nhưng quan trọng theo cách – theo cách chính trị mà tôi không nghĩ rằng chúng ta đã hiểu rõ, và hy vọng chúng ta sẽ học hỏi thêm khi có nhiều nghiên cứu được thực hiện về chủ đề này.

[Xin cảm ơn nhiều. Vỗ tay]

Dịch từ “Vanguard of the “Personalist Revolution”: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu and the Rise of the Cần Lao Party” của Edward Miller, 2010.

Người dịch: Vĩnh Long

 

44 Phản hồi cho “Nhóm Khởi Xướng “Cuộc Cách Mạng Nhân Vị””

  1. NVQG says:

    Ông Tiên Ngu chửi ít thì hay hơn, lên DCV là thấy ông chửi, chỗ nào cũng thấy ông chửi, trúng trật gì ông cũng chửi, ông chửi nhiều sẽ gây nhiều ảnh hưởng
    -TRƯỚC HẾT ÔNG LÀM MẤT HẾT GIÁ TRỊ CỦA TRANG DCV, có người độc giả nay bỏ DCV nói với tôi là trang này bị những người Ba giai Tú Xuất bôi bẩn
    -Ông bạ đâu chửi đấy sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, có thể thành bệnh điên

    • Tien Ngu says:

      Xời….

      Cò mồi với lũ Giáo Điếm, đứa nào mà không…chửi anh Ngu như em?

      Những gì anh Ngu trình bày, toàn nà sự that. Có cái gì trật đâu nói anh nghe coi?

      Cái nà anh Ngu…chửi bậy đâu, nói anh nghe coi?

      Bỏ cái tật…láo, phán khơi khơi đi em..

    • Tien Ngu says:

      Xin thêm,

      Giáo điếm, ý quên, giáo phái khi xưa tự cho rằng chúng hay hơn Diệm Nhu,

      Có chúng ra tay tế độ, miền Nam VN sẽ..yên bình, tự do, hạnh phúc…, hơn một tỉ lần.

      Và chúng chung tay với các đảng phái tự do khác, chống đối chính quyền Diệm Nhu tới bến.
      Hạ gục luôn Diệm Nhu…

      Chúng tự xưng là người Việt quốc gia.

      Hỡi ơi, chí lớn nhưng…nhỏ tài

      Miền Nam rơi vào tay chúng để rồi…tanh bành té bẹ và kết quả là…đi đứt.

      Cộng láo xâm nhập thêm…dể dàng. Sinh linh trở nên…đồ thán.

      Ấy thế, bị anh Ngu khỏ trúng mỏ ác, lũ khốn không biết mắc cở, lại rống lên ra vẽ…người..đàng hoàng.

      Nghe thương quá, em?

    • Samson says:

      Tien Ngu là người phe ta. Những kẻ ghét Tien Ngu nếu không là phe Cộng thì cũng thuộc hạng ngậy ngô chính trị . Loại ruồi nhặng này rời trang mạng là điều tốt .

  2. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ;…”Về những nguồn gốc của đảng Cần Lao, có người đôi khi gợi ý rằng đảng Cần Lao là tạo phẩm của CIA hoặc của vài cơ quan khác của Chính phủ Mỹ. Điều này thì đơn giản là không đúng sự thật. Đảng Cần Lao nổi lên khỏi những hoạt động chính trị của Ngô Đình Nhu trong cuối thập niên 40s và những năm đầu thập niên 1950s. Trong thời gian này, Diệm không ở Việt Nam. Ông ta đang sống lưu vong, tự nguyện sống lưu vong tại Mỹ và châu Âu. (ngưng trích).

    Chỉ đoạn này thôi cho thấy, tác giả cũng chỉ là người “gom nhặt” từ những người viết trước,…ĐÚNG – SAI thế nào… là chuyện khác… !

    Thế nhưng, viết rằng;…”Trong thời gian này, (thập niên 1950) Diệm không ở Việt Nam. Ông ta đang sống lưu vong, tự nguyện sống lưu vong tại Mỹ và châu Âu” thì Không đúng sự thật, mà là ông Diệm đi vận động, tranh thủ sự hỗ trợ của Pháp, Mỹ và Vatican … như dưới đây;

    Wikipedia; “Trong thời gian ở Nhật, ông (Diệm) gặp tướng Douglas MacArthur chỉ huy quân Mỹ tại Nhật để thuyết phục Mỹ ủng hộ nền độc lập của Việt Nam, nhưng tướng Douglas MacArthur tiếp kiến ông và Giám mục Ngô Đình Thục rất lạnh nhạt, không có biểu hiện gì cho thấy tướng Douglas MacArthur sẽ ủng hộ Việt Nam. Theo lời khuyên của Wesley Fishel, giáo sư chính trị Đại học Michigan, ông Diệm sang Hoa Kỳ để thuyết phục Tổng thống Mỹ Eisenhower ủng hộ Việt Nam độc lập.
    -Tháng 9 năm 1950, Ngô Đình Diệm đến Washington gặp các viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ
    -Tháng 10 năm 1950, Ngô Đình Diệm sang Vatican gặp Giáo hoàng rồi đến Paris gặp các quan chức Việt và Pháp đồng thời đề nghị Bảo Ðại bổ nhiệm ông làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam với điều kiện ông có đủ thẩm quyền để chỉ đạo các cơ quan hành chính tại Việt Nam, nhưng Bảo Đại chỉ trả lời chung chung.
    Thời gian hai năm kế tiếp Ngô Đình Diệm sang Mỹ phần lớn lưu trú tại các trường dòng Lakewood ở New Jersey và trường dòng Ossining ở New York. Ông dùng đủ mọi cách để tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền Eisenhower nhưng cũng không thành công vì Mỹ đang bận tham chiến tại Triều Tiên và Mỹ không muốn làm mất lòng người Pháp.
    Đây cũng là thời kỳ Ngô Đình Diệm gặp Hồng y Spellman, người đồng ý làm trung gian để ông có cơ hội diện kiến với những nhân vật quan trọng trong chính quyền Hoa Kỳ.
    Qua trung gian của Hồng y Spellman, ông Diệm đã gặp gỡ và tranh thủ được tình cảm của dân biểu Walter H. Judd, Thượng nghị sĩ Mike Mansfield, nhất là Thượng nghị sĩ John F. Kennedy (Kennedy sau này trở thành Tổng thống Mỹ).
    Ngô Đình Diệm tìm kiếm sự hỗ trợ của người Mỹ cho những kế hoạch chính trị của ông cũng như thu hút những người Mỹ tin vào phát triển, hiện đại hoá và khả năng biến đổi Việt Nam dựa trên nền công nghệ Mỹ.
    Ðặc biệt, ông tìm cách khai thác những quan tâm chính thức mới (của Mỹ) trong việc “hỗ trợ kỹ thuật” cho nước ngoài.
    Cũng nhờ sự giới thiệu của Spellman và một vài nhân vật cấp cao của CIA, Ngô Đình Diệm vào ở ẩn ở các chủng viện lớn như Maryknoll, Lakewood rồi vào trường đại học Michigan tham gia một số khóa học. Có thể nói, người đã giúp đỡ ông Diệm rất nhiều khi ở Mỹ là Hồng y Spellman
    “.

    Bình luận => Qua sự vận động trên, ta ông Diệm là người đầy nhiệt huyết, là người rất quan tâm đến vận mạng Việt Nam, ông là người rất tích cực, đã đôn đáo đi tìm kiếm sự hỗ trợ của các cường quốc để giúp phục hồi đất nước…

    Tác giả viết rằng “Ông ta đang sống lưu vong, tự nguyện sống lưu vong tại Mỹ và châu Âu” là hoàn toàn sai! …Viết như thế khiến người đọc nghĩ rằng; ông Diệm là người tiêu cực, thụ động…như một kẻ “nằm chờ thời”…?

  3. Lan says:

    Gory details mà cụ này dịch là “chi tiết đẫm máu” thì đúng là tiếng Mỹ giỏi hơn thằng Lại Văn Sâm hay gì gì đó nhà mấy anh cộng phỉ?

    Nói đến tài liệu CIA thì xin nhớ đến ông ngoại trưởng Mỹ Colin Powell ngày ông ra trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc dùng tài liệu CIA tố thằng Saddam Hussein có weapons of mass destruction để xin cho Mỹ nện nó một trận. Hoá ra nện xong rồi thì CIA thằng này đổ lỗi thằng kia… Anh tướng Mỹ không buồn làm thêm nhiệm kỳ hai.

    Và chuyện các ngài sử da Mỹ viết sử Việt Nam thì cũng nên nói đến giáo sư William Duiker người đã bỏ công mấy chục năm nghiên cứu và viết một cuốn sách rất… hoành tráng về ông Minh râu của chúng ta. Sách đó có câu ngôn chắc nịch rằng ông Minh đã có chỗ trong đền thờ của những anh hùng cách mạng “pantheon of revolutionary heroes”, và ông Minh râu là người đã mang lại tiếng nói cho những người bị áp bức… Khổ thay đến lúc ngài Duiker muốn in sách ra tiếng Việt tại Việt Nam thì mấy anh nông nô Ba Đình chúng ta bắt phải bỏ đi một vài trang, thằng báo Far Eastern Economic Review số đăng tin về vụ này cũng bị tịch thu ở Việt Nam, tại Hàn Nồi thì phải (?). Hoá ra cụ Duiker không thuộc thành phần được phát tem phiếu có tiếng nói nên vẫn bị bóp cổ bởi cái cơ chế di sản cụ Minh râu chế tạo và xây dựng nên. Và cũng nghĩ lan man rằng đọc phần tài liệu cụ Duiker trưng ra thì thấy có rất nhiều ở kho hợp tác xã Ba Đình. Nếu những tài liệu đó cũng đã được… cải thiện như định làm với sách cụ Duiker thì cái công trình nghiên cứu của cụ Duiker xem ra, nếu theo kiểu cách các nghiên cứu khoa học, cũng nên vứt bố nó đi cho rồi.

    Nhưng dĩ nhiên, nói là nói thế thôi, anh Edward Miller dĩ nhiên là phải viết đúng!

  4. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Gì chứ cò mồi Cộng láo và lũ Giáo Điếm khoái cái em tác giả này lắm.

    Chúng ngâm cứu và trích dịch…lia cu chia.

    Mẹ nó chớ, mình là người Việt, mà lại đi tin những em Tây viết về…lịch sử Việt!

    Những em Tây này, ngoại trừ những học giả đàng hoàng viết that, còn ra toàn là mần research trên…tài liệu sách báo, phim ảnh…

    Đếch có sống trong xã hội miền Nam, đủ để hiểu chuyện…đời.

    Nhiều em còn lãnh tiền để…viết, research…

    Câu chuyện Ngô đình Diệm với sự phụ tá của người em, ổn định được cái xã hội miền Nam đã tanh bành té bẹ sau thời thuộc Pháp, thật không phải là chuyện dể làm.
    Ấy thế nhưng dưới cặp mắt hí của Tây…dốt, của cò mồi Cộng láo, của lũ Giáo điếm, lại biến thành câu chuyện…độc tài gia đình trị…

    Lê máy chém đi khắp miền Nam, chém đầu dân…vô tội
    Bán nước cho đế quốc Mỹ để lấy tiền…chơi gái, hút á phiện
    Bóp cổ thầy chùa, đuổi ra để tịch th…chùa làm chổ…chơi
    Kềm kẹp dân miền Nam tới bến, đói khổ muôn trùng…

    Thời Diệm dưới cái sự tuyên truyền láo của lũ điếm và cò mồi, nó tệ hại như …địa ngục trần gian…

    Những thành tựu về giáo dục, phát minh kỹ thuật, văn minh xã hội, đạo đức truyền thống, người sống ra người, chúng…né, coi như…không hế có dưới cái xã hội Ngô đình Diệm!

    Mẹ bà nó, láo trắng trợn vậy mà cũng có đứa tin.

    Giá em Tây này biết tiếng Việt, anh Ngu sẽ gửi tặng em bài Khúc ca ngày mùa của Lam Phương.
    Nghe cho nó…rộng kiến thức với người ta…

  5. Minh Đức says:

    Trích: “Một mặt, thuyết Nhân Vị rất chống Cộng sản. Nó phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa tập sản của Marx. Nhưng nó cũng phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa tự do, đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân tự do.”

    Ông Ngô Đình Nhu chắc là đã bỏ nhiều tâm huyết để nghiên cứu thuyết Nhân Vị và đem nó ra làm chủ thuyết cho chế độ chính trị của mình. Nhưng số người hiểu thuyết Nhân Vị thì rất ít, có lẽ vì nó lý luận trừu tượng quá. Chủ nghĩa Cộng Sản cũng rất khó đọc và phải có trình độ đến mức nào đó thì mới đọc nổi các tác phẩm của Karl Marx, nhưng chủ nghĩa Cộng Sản đưa ra một tương lai rất là đẹp đẽ. Nhiều người có thể không hiểu hết những điều viết trong Tư Bản luận nhưng họ say sưa với chế độ không còn bóc lột, làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu. Còn thuyết Nhân Vị thì hứa hẹn gì với thế giới? Một xã hội mà ai cũng được tôn trọng về nhân vị thì đâu có hấp dẫn bằng xã hội làm tà tà mà được hưởng tối đa, không ai bị thất nghiệp, không ai giàu hơn ai, không ai bị bóc lột. Thuyết Nhân Vị khó hiểu và không có cái huyễn, tuy không thật nhưng lại làm mê lòng người như chủ nghĩa Cộng Sản.

  6. vybui says:

    “Tổ chức cuối cùng mà Nhu thiết lập vào giữa những năm 1950s dưới sự bảo trợ của đảng Cần Lao là khá kín đáo và có tên là Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội. Tổ chức này được thành lập như một cơ quan chính thức của Chính phủ Nam Việt Nam, vì vậy nó thực sự – một lần nữa – không phải là một bí mật về mặt cơ chế. Đó là một cơ quan mở. Không giống như các bộ phận khác của đảng Cần Lao, cơ quan này đã gần như luôn luôn được gọi bằng tên tiếng Pháp của nó, và đặc biệt là gọi bằng cách xếp những mẫu tự tiếng Pháp của mình, S-E-P-E-S [Services d' Etudes Politiques Et Sociales], phát âm là “xê-pê”.
    Các nhiệm vụ chính thức của SEPES là rà soát các ứng viên xin vào làm việc cho chính phủ. Nhưng trong thực tế, SEPES có một bản toát yếu rộng hơn nhiều; thực hiện đủ loại nhiệm vụ bí mật. SEPES tiến hành hoạt động gián điệp và tình báo liên quan đến Bắc Việt Nam, hoạt động phản gián chống lại cán bộ đặc vụ Cộng sản tại miền Nam Việt Nam. Việc giám sát nhà nước Việt Nam, giám sát bộ máy hành chánh, và giám sát quân đội thì chủ yếu do SEPES thực hiện. Rà soát các đảng viên mới của đảng Cần Lao, đào tạo và cải tạo tư tưởng, cũng như thực hiện các loại kinh tài – ví dụ, bán giấy phép nhập khẩu và xuất khẩu. Và cuối cùng, SEPES cũng đã tham gia vào việc bắt giữ – điều tra, câu lưu, tạm giữ những ai bị nghi ngờ là kẻ thù của chế độ, bao gồm một mạng lưới các nhà tù đặc biệt.”(trích)

    Viết như thế này thì được khen là …nói mò!

    Văn bản nào do Đảng Cần Lao thiết lập và điều hành? Còn nói là “do Cần Lao BẢO TRỢ”, thì hỡi ôi, thằng nào nói thế mà chả …trúng!

    Một cơ quan tình báo trực thuộc Phủ Tổng Thống, đảm nhiệm vai trò vừa tình báo quốc nội, tình báo quốc ngoại, phản gián , điều hành cuộc chiến bí mật (xâm nhập) v.v…

    Chú bé Edward Miller thử trưng bằmg cớ, chẳng hạn một báo cáo cuả Sở Nghiên Cứu Chính Trị trình cho “cấp trên” là Đảng Cần Lao xem nào!
    Lại có cái chuyện phải đi bán giấy phép xuất nhập khẩu nữa (cho …đủ bộ!).

    “Thực tế là tôi đã không tìm ra được nhiều tài liệu của đảng Cần Lao trong kho lưu trữ tại Sài Gòn, tuy nhiên, có một tài liệu tôi đã tìm ra, vốn phát hành từ năm 1960, là một tài liệu huấn luyện coi như các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Nhân Vị. Và [trong đó] dường như gợi ý rằng điều quan trọng là các đảng viên cần một khóa học bồi dưỡng bởi vì không ai trong tổ chức thực sự hiểu triết lý chính thức của chủ nghĩa Nhân Vị là gì cả. Vì vậy, tôi nghĩ rằng ý thức hệ là một vấn đề đối với đảng Cần Lao.”.(trích).

    Đã không tìm ra được nhiều tàì liệu về Đảng Cần Lao , chỉ căn cứ vào tài liệu huấn luyện mà nói “thánh nói tướng”. Ai ở SG thời đó mà không biết “Liên Kỳ Bộ” là “đầu não” cuả Cần Lao? Ai gọi PTCMQG là “Đảng chính trị độc lập”? Chắc là các “Sử Da” Âu -Mỹ! Ai không biết Phong Trào CMQG là “cơ quan ngoại vi” cuả CL, cần gì phải chờ đến sáu, bẩy mươi năm sau mới được tiết lộ?

    “Nhưng, trong dài hạn, nỗ lực của Cẩn tìm cách một mình kiểm soát hết đảng Cần Lao đã không thành công. Vào khoảng năm 1960, ảnh hưởng của Cẩn rơi sâu xuống dốc và Nhu mạnh mẽ trở lại. Và điều này rất quan trọng đối với lịch sử tiếp theo của chế độ Diệm vì Nhu rất có thế lực, thực sự trở thành một nhân vật nổi bật trong chế độ từ năm 1960 trở đi. Tôi sẽ không nói về những lý do của sự trở lại này.”trích)

    WHAT?????

    “Tôi sẽ không nói về lý do trở lại này”(cuả Ngô Đình Nhu) . ( trích)

    Đây là cách “chạy làng” chăng???

    Cuối cùng, cái phát hiện vĩ đại của Ed. Miller về đảng Cần Lao là …”HẾT SỨC BÈ PHÁI”!
    Còn cái gọi là “ô nhục” (infamous) là gì? Nếu cần tài liệu, xin mách là nó đầy ra ở trong “văn khố” tận Hà Nôi!!!

    • Tuan Le says:

      Người mình ít ai chịu nghiên cứu tài liệu các v/đ chính trị, thí dụ nghiên cứu về đảng CS, về Hồ chí Minh mà thường chỉ nói theo cảm tính, kinh nghiệm
      Người Tây phương thường dựa theo tài liệu, lối làm việc của họ có tính khoa học nhưng cũng không phải vì thế mà lúc nào cũng khách quan
      Về đảng Cần lao thì phía VN theo tôi biết ít chưa thấy ai nghiên cứu (theo tài liệu) cho đầy đủ nên người muốn tìm hiểu lại phải dựa vào sách báo ngoại quốc
      Ông t/g này nói tương đối khách quan, không chỉ trích chê bai và cũng không tang bốc chế độ Diệm, tuy nhiên ông ta chỉ có thể làm đến thế
      Tôi là người đã trưởng thành khi sống dưới chế độ Ngô đình Diệm, theo báo chí thì đảng Cần Lao chỉ mang tính bè phái và sụp đổ nhanh khi chế độ sụp đổ, sau 1963 họ chẳng còn tí sức mạnh chân rết nào cả
      Dưới thời ông Diệm chỉ những người trong Phong trào CMQG và đảng Cần Lao mới được thăng tiến như Tướng Lâm Quang Thi kể lại thì ông bị chèn ép vì không phải là Cần Lao
      đ/v những người không có cảm tình với chế độ nhìn v/đ một cách khác, những ngưởi ủng hộ lại nhìn khác, nhìn một v/đ cho khách quan là điều khó
      Đ

      • vybui says:

        Tôi không rõ chuyện đời khúc mắc củaa ông Lâm quang Thi ra sao, bị Cần Lao chèn ép thế nào, nên không dám lạm bàn.
        Nếu có thời giờ, ông có thể tìm hiểu đời binh nghiệp cuả ông Thi , đặc biệt từ 1955 dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà với hai người cùng xuất thân khoá 3 Võ Bị Liên quân Đà Lạt, người anh là Tướng Lâm Quang Thơ, người kia là Tướng Nguyễn Xuân Thịnh.
        Để thêm phần khách quan, ông có thể so sánh ông Thi với những vị Tướng xuất thân từ Binh chủng Pháo Binh như các đàn anh khá xa cuả ông Thi như ThiếuTướng Nguyễn Xuân Trang,Thiếu Tướng Bùi Hữu Nhơn v.v..
        Xin nói thêm rằng, lên cấp bậc QĐ trong thời bình và dưới thời TT NĐD rất là khó khăn chứ không như sau khi “Cách Mạng” lật đổ TT Diệm thì các ông Tướng phong cho nhau tá lả , chưa kể có người còn…tự phong!
        Nếu không nhầm thì trong thời gian ông Diệm làm Thủ Tướng rồi TT thì ông LQThi lên 2 cấp. Được đi du học Hoa kỳ 2 lần, nắm những chức vụ khá quan trọng ( 1956 Chỉ Huy Trưởng Pháo binh QĐ I, 1959 Chỉ Huy Phó binh chủng Pháo Binh, và 1960 Chỉ Huy Trưởng PB QĐ VNCH và thăng cấp Trung Tá).

        Để rộng đường dư luân, ông có thể đọc thêm sách cuả ông Huỳnh Văn Lang, “chứng nhân” cuả chế độ, người mà Ed. Miller đã phỏng vấn hơn là CHỈ …theo báo chí.

      • Trung Kiên says:

        Không biết ông Lâm Quang Thi bị “chèn ép” như thế nào. Nhưng theo Wikipedia thì “Đời binh nghiệp” của ông Thi “thăng” như diều gặp gió;

        - 1951 ra trường với cấp bực Thiếu úy (Quân đội Quốc Gia VN)
        - 1953 Trung úy
        - 1954 Đại úy (vào Nam, thời ông Diệm)
        - 1955 Thiếu tá
        - 1960 Trung tá
        Khi ông Diệm bị đảo chính và sát hại, ông Thi đang ở Mỹ

        Sau đó; Đại tá 1964, Chuẩn tướng 1966, Thiếu tướng 1968, Trung tướng 1971.

        Cũng cần nên biết, thời ông Diệm … cấp bậc rất có giá trị (được quý trọng) chứ không “lạm phát” như sau ngày 2/11/1963…các trự đảo chánh tâng bốc gắn lon cho nhau hầm bà lằng…!

      • TL says:

        Tôi công nhận ông Diệm làm được nhiều sự nghiệp tốt đẹp cho miền nam VN, đã dẹp loạn sứ quân, bình định miền nam nhưng không phải là không có nhiều khuyết điểm
        Khuyết điểm lớn nhất là bè phái, chèn ép các đảng phái, giáo phái QG chống Cộng. Chuyện ông Lâm Quang Thi kể lại trong hồi ký của ông (nhân một buổi ra mắt sách của ông) là một trong nhiều nhân chứng
        Tuy nhiên nói về mặt tích cực và tiêu cực thì nhiều v/d lắm, lịch sử cũng đã sang trang rồi, tôi không nằm trong số những người bênh hoặc chống chế độ

  7. says:

    Đọc lại hồi ký vua Bảo Đại, một phần cho thấy thời điểm 1954 vua Bảo Đại mời ông Diệm về làm thủ tướng và trao quyền thế nào? Một quan Bộ Lại như ông Diệm rũ áo từ quan, điều này cho thấy ông không phải là những quan lại tham quyền, ăn bám triều đình. Ít ra ông là kẻ sĩ, liêm chính. Gia thế của ông là gia đình đạo đức, quan lại triều đình không như đa số quan lại hoặc những người lãnh đạo Cộng sản Việt nam kết tụ từ những tên đầu đường só chợ. Kẻ làm phu tàu để trốn ra nước ngoài. Xin gia nhập lính Tây nhưng không thành. Cuối cùng trở thành đảng viên Cộng sản để đưa một chủ thuyết lai căng, hại dân hại nước cho đến ngày nay. Thê nhưng, có những người vẫn còn mù quáng, ngu ngốc để đem báo đài Hà nội ra dẫn chứng ông Diệm chỉ là tên quan lại, không biết gì chính trị. Đứng trong vị trí của ông Diệm dẫu sao một nhân vật hơn xa những tên đầu gấu Cộng sản VN thời đại ấy. Vì họ chỉ là những tên thừa lệnh thi hành từ Nga, Tàu. Ngay cả Cải cách ruộng đất, họ phải nhận chỉ thị từ Nga Tàu. Chỉ thị ấy bất công, bất nhẩn với đồng bào khi nâng thành phần trung nông lên hàng địa chủ để đấu tố giết chết họ. Đây cũng là một thứ chính trị tồi tệ tiêu diệt con người để độc quyền độc tôn cai trị trên một vùng lãnh thổ của hành tinh này. Từ Hồ chí Minh cho đến Đỗ Mười, Lê khả Phiêu là những tên thất học, bần nông, công nhân. Họ đã trở thành những tên chính trị cúi đầu dâng hiến một phần đất đai, biển đảo cho giặc để mong tiếp tục nắm giữ gian sơn đất nước. Có phải đây cũng là những tên quan lại thời đại khốn khiếp hơn cả những tên quan lại thời mạc vận của các triều đình vua chúa VN?
    Chẳng qua, sự mạc vận của đất nước VN kéo dài một chuỗi lịch sử làm nô lệ, bị đô hộ giặc Tây, hơn 20 năm nội chiến ý thức hệ Tự do, Cộng sản. Cái tội ấy vẫn chưa rửa sạch được. Vì Dân tộc VN phải sống dưới cọng kìm một chế độ CS độc tài, tàn ác và ngu xuẫn sau khi thống nhất Bắc Nam mà một số người cứ ngỡ là Hòa bình, no ấm đến với dân tộc. Kiếp vận hạn của VN quá nặng nên đã tự giết đi một con rồng vàng lẽ ra sẽ khôi phục lại Việt nam ấm no, hạnh phúc. Có lẽ, 100 năm sau mới tìm được con rồng vàng như chí sĩ Ngô đình Diệm.

  8. haingoia says:

    Bài này viết đàng hoàng, khách quan tuy không đưa ra được cái gì mới mẻ
    Trong bài có nói tới tài liệu giải mật CIA và nhà Ngô (Nguyễn kỳ Phong đã dịch) trong đó có nói CIA đã liên lạc móc nối với Ngô đình Nhu từ 1954, 52 gì đó
    Chuyện này khó tin, năm 1954 khi ông Diệm được mời về làm Thủ tướng tháng 7-1954, báo chí đài Hà Nội cho biết ông Diệm là người chưa từng hoạt động chính trị, ít ai biết tới (ông Diệm là quan lại trong triều) thế thì ai biết tới ông Nhu mà CIA phải liên lạc với Nhu?
    Mấy ông CIA này cứ thấy sang bắt quàng làm họ

    • Minh Đức says:

      Theo tác giả Edward Miller thì từ 1949, ông Nhu đã tổ chức các buổi hội họp chính trị để thảo luận về thuyết Nhân Vị. Ông Diệm từ 1950 xin xuất ngoại lấy cớ dự lễ ở Vatican rồi đi sang Nhật, châu Âu, Mỹ. Năm 1951, tại Nhật ông Diệm có gặp một giáo sư Mỹ làm việc ở Nhật và nhờ giáo sư này giới thiệu với chính phủ Mỹ để nhờ Mỹ giúp. Chính phủ Mỹ không có ý giúp ông Diệm nhưng viên giáo sư kia làm việc cho CIA nghĩa là CIA biết đến ông Diệm từ lúc đó nhưng không có ý định giúp. Ở Việt Nam thì ông Nhu tổ chức các buổi hội họp và chắc là có giao thiệp nhiều với giới làm chính trị nên CIA để ý đến và muốn qua ông Nhu lấy thêm tin tức trong giới hoạt động chính trị chống Cộng. Trước khi xuất ngoại thì ông Diệm đã từng hoạt động chính trị và có nhóm của ông ta tuy không phải chính thức là đảng nhưng nhóm này chủ trương ủng hộ Cường Để, giành độc lập để đưa Cường Để về làm vua. Ông Trần Trọng Kim viết trong cuốn Một Cơn Gió Bụi có kể là vào năm 1945, khi Nhật mời ông ta ra làm việc với Bảo Đại, ông Trần Trọng Kim nói với người Nhật là sao không mời những người có tổ chức sẵn, chẳng hạn như ông Ngô Đình Diệm.

  9. Minh Đức says:

    Bài trình bày của Edwad Miller khá thận trọng, chỉ nói đến những gì ông ta biết, và có lẽ là có bằng chứng. Những gì ông ta trình bày không đi ngược lại một số sự kiện mà nhiều người đã biết về chế độ Ngô Đình Diệm.

    Đáng lẽ ra người Việt Nam cũng nên có thái độ và cách làm việc thận trọng như ông Edward Miller khi nghiên cứu về lịch sử và đặc biệt về chế độ Ngô Đình Diệm.

    • Lê Dân says:

      Là người đã sống trong và qua 4 chế độ: Thực dân, Việt Minh, Cộng Sản, Cộng Hòa nhưng có lẽ vì trình độ yếu kém, nên tôi thấy qủa là người Mỹ trẻ Edward Miller có thận trọng như Minh Đức nhận định. Nhưng hai chữ “thận trọng” này, phải được viết trong ngoặc kép thì mới chỉnh.

      Hoặc chí ít, nên thêm rằng Anh ta rất thận trọng trong việc đọc tài liêu của CIA, mà CIA thì vừa tự mình sưu tập trong những giai đoạn cơm không lành, canh không ngọt, vừa dựa vào Thích Trí Quang ngày trước và Giao Điển ngày nay, nên thấy không hợp Diệm vì ông ta cứ nhất định suy nghĩ, phân tách, vạch kế hoạch trị quốc bằng nỗi đau và thành kiến của người Việt Nam sau 100 bị đô hộ, đàn áp, vắt kiệt bời thực dân Pháp, nó vốn không hợp với khẩu vị của những người ở cách xa nửa vòng trái đất, lại được giáo dục đàng hoàng trong bối cảnh văn minh, tư do, no đủ, hạnh phúc với quyền con người được tôn trọng đến mức tối đa. Cho nên, khi Anh ta cho rằng đảng Cần Lao là một đảng chính trị nổi tiếng và ô nhục, thì…

      Cũng chỉ là một nhà nghiên cứu lịch sử qua kính quang học mà thôi.

      Nổi tiếng và ô nhục ư? ô nhục nào bằng một đảng chính trị bán đất, bán biển, bán núi, bán sông, bán đảo, bán tài nguyên cho Tầu Cộng và bán con dân ra nước ngoài làm nông nô hay nô lệ tình dục?

      Ô nhục nào bằng nỗi ô nhục tự tay mình tàn sát chính dân mình qua các cuộc Cải Cách Ruống Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, Huế Mậu Thân v.v…như đảng CSVN hôn nay?

      Đó là chưa kể ngày nay, Việt Nam dưới thế chế XHCN của gian đảng CSVN là một nước mà nhân tâm , đạo đức, văn hóa suy sụp đủ điều.

      Có buồn chăng, là buồn Miền Nam chỉ 20 năm dưới chế độ VNCH, nhưng đã có bao nhiêu trí thức, chạy CS ra ngoài, chỉ sau 40 năm mà đã hội nhập, sánh vai cùng nhân loại văn minh trên khắp địa cầu. Ấy vậy mà…cứ im, cứ cam chịu. Dĩ nhiên, phải thêm ở đây là không kể đến những chí thức “nhạy cảm”, mon men phù thịnh, dù cái thịnh của lũ tham tàn, đầu óc cơ bắp.

      • Khách Quan says:

        “Infamous” có nhiều nghĩa,chứ không chỉ “ô nhục”.Dịch tuỳ theo “hứng”
        của dịch giả.Ghét thì dịch nghĩa xấu nhất (ô nhục).Khách quan thì dịch
        là “tồi tệ” nếu so với thành tích các đảng phái khác,như đảng ra đời đã
        lâu ở các nước dân chủ phương Tây hay đảng CS.chẳng hạn.

      • TuổiTrẻViệtNamYêuNước says:

        Ông Miller nói cũng đúng?
        Đảng Cần Lao của ông Nhu nổi tiếng vì đã giúp ông Diệm kiến tạo đất nước chỉ cần 9 năm sau khi Pháp rút, là đã xây dựng được nền đệ nhật cộng hoà.

        Nhưng nó trở thành “ô nhục” khi ông Diệm bị lật đổ và bị giết, nó bị các ông tướng đảo chánh và những ông phật tử ghét ông Diệm bôi xấu, Đảng Cần Lao vì thế mà từ chỗ nổi tiếng bị dìm xuống bùn đen thành ô nhục?

      • Austin Pham says:

        Infamous khác với famous ở chỗ nó có nghĩa là nổi tiếng…xấu xa. Đại loại là vang danh…cà chớn. Như ông/bà nói thì cũng phải, tùy theo ngữ cảnh. Tuy nhiên thường thì đoạn văn phải nói rõ là xấu xa về vấn đề gì. Xấu xa thì khác với tồi tệ, theo tôi.
        Trong thực tế, khi một bài viết bằng tiếng Anh có dùng chữ infamous thì nó chỉ đơn thuần có nghĩa là “nổi tiếng xấu”. Người ta không dùng chữ famous để chỉ sự nổi tiếng của một cá nhân, đoàn thể qua những lời nói, hành động mất thiện cảm….

      • Khách Quan says:

        Góp ý với ông Austin Phạm,
        Lẽ ra,tôi phải dùng chữ “thành công” thay cho “thành tích”
        thì dễ hiểu hơn,tức là so với các đảng khác thì đảng CL.bị
        chính phe “quốc gia” tiêu diệt sớm,chứ không được lâu dài
        như đảng CsVN.còn tác oai tác quái đến hôm nay.
        “Tồi tệ” tôi muốn nói là có nghĩa như vậy.Trân trọng.

  10. Nguyễn Trọng says:

    Sách mới xuất bản tháng Giêng năm 2016 “The Lost Mandate of Heaven, the American Betrayal of Ngo Dinh Diem, President of Vietnam” (Thiên Mệnh Bị Ðánh Mất – Sự Phản Bội của Hoa Kỳ Ðối Với Tổng Thống VNCH Ngô Ðình Diệm) :

    ***Trong cuốn sách The Lost Mandate of Heaven này, tác giả Geoffrey Shaw dựa vào các tài liệu được giải mật từ các cơ quan chính quyền Hoa Kỳ như cơ quan tình báo CIA, Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, Tòa Bạch Ốc, v.v… để trình bày một cách khoa học diễn tiến các sự kiện thực tế đưa đẩy đến cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một người mà ông công nhận đã được lãnh “thiên mệnh” theo truyền thống văn hóa Đông Phương để dẫn dắt dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến Quốc-Cộng từ sau khi đất nước bị chia cắt theo Hiệp Định Geneva năm 1954.

    Với những chứng cớ xác thực trong tay, tác giả Geoffrey Shaw lên án chính quyền Tổng Thống John F. Kennedy vào năm 1963 đã quyết định lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm bằng cách xúi dục một cuộc đảo chánh vào ngày 1 Tháng Mười Một, 1963, do một nhóm tướng lãnh Việt Nam tổ chức, mà người cầm đầu là Đại Tướng Dương Văn Minh.

    Tác giả kết luận là sai lầm của chính quyền Kennedy đã làm mất đi cơ hội duy nhất có thể chiến thắng được Cộng Sản tại Việt Nam .

    Sau khi ấn hành, cuốn sách được rất nhiều người khen ngợi, trong đó có ông John M. Poindester Đô Đốc Hải Quân Hoa Kỳ, Hải Quân Đại Tá Andrew R. Finlayson, Tiến Sĩ Thomas A. Marks và Mark Moyar tác giả nhiều cuốn sách viết về chiến tranh Việt Nam.

    ***Tác giả Geoffrey Shaw tốt nghiệp trường Ðại Học Manitoba, Canada, với bằng cấp tiến sĩ, chuyên môn về lịch sử ngoại giao và quân sự Hoa Kỳ tại Ðông Nam Á. Từ năm 1994 đến 2008, ông làm phụ tá giáo sư về lịch sử học cho trường Ðại Học Quân Sự Hoa Kỳ. Ông viết nhiều tác phẩm và đi thuyết trình rộng rãi về sự dính líu quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam và Trung Ðông. Ông hiện là chủ tịch Alexandrian Defense Group, một nhóm “nghiên cứu chiến lược” (think tank) về chiến tranh chống nổi dậy.

    • chửichacs says:

      Cám ơn ông NTda94 nói lên những gì tôi muốn nói sau khi đọc bài thuey61 trình trên đây mà muốn ngứa gan ngứa ruột. Một nhà sử học từng ‘nghiên cứu’ tất cả các tài liệu về Đệ 1 CH thậm chí còn uốn viết sách sử về “nhà Ngô” mà thuey61 trình một cách thiếu khách quan và thiếu chính xác thế này thì quả thật là chúng ta nên gửi đến ông ta quyển sách của ông Geoffrey Shaw cho đọc để ‘thông thái’ hơn một chút trước khi đi ra đời giảng dạy cho thiên hạ. Đúng là tg lại một anh khoa bảng nhưng chẳng có một tí tị kinh nghiệm gì về người Việt và chiến tranh VN cả, chỉ ăn nói qua sách vở. Mà tất cả mọi người đều biết sau 63, có còn tài liệu gì của ‘chế độ cũ’ được gìn giữ, rồi sau 75 thì toàn lịch sử viết lại của “bên thắng cuộc” thì nghiên với chẳng cứu!
      Chỉ còn một kết luận khả thi nhất là anh chàng Miller này ăn phải bả hay được hỗ trợ tài chánh bởi nhóm lobby Giao Điểm của nhà nước xhcnvn. Khách quan ở đâu? Thế mà đòi làm sử gia!

Leave a Reply to Minh Đức