WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhóm Khởi Xướng “Cuộc Cách Mạng Nhân Vị”

Nhóm Khởi Xướng “Cuộc Cách Mạng Nhân Vị”: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Sự Trổi Dậy của Đảng Cần Lao

(Vanguard of the “Personalist Revolution”: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu and the Rise of the Cần Lao Party)

Edward Miller

 

LỜI GIỚI THIỆU – Năm 2010, Văn Phòng Sử Gia (Office of The Historian) thuộc Sở Công Vụ (Bureau of Public Affairs) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có tổ chức một cuộc Hội thảo quốc tế tại George C. Marshall Conference Center tại Washington DC trong hai ngày 29 và 30 tháng 9 năm 2010 với chủ đề “Kinh nghiệm Hoa Kỳ tại Đông Nam Á, 1946-1975” (The American Experience in Southeast Asia, 1946-1975).

Trong buổi sáng ngày thứ nhì của Hội thảo, đề tài được thảo luận là “Với Bạn Hữu Như Thế: Hoa Kỳ và Đồng Minh” [With Friends Like These: The United States and its Allies] với ba diễn giả. Một trong ba diễn giả là Giáo sư Edward Miller thuộc Đại học Darmouth College (Hanover, New Hampshire) với bài thuyết trình có tựa đề là “Nhóm Khởi Xướng ‘Cuộc Cách Mạng Nhân Vị’: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Sự Trổi Dậy của Đảng Cần Lao” (Vanguard of the “Personalist Revolution”: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu and the Rise of the Cần Lao Party).

Phần thuyết trình của Giáo sư Miller gồm phần trình bày miệng và một xấp hình ảnh được phân phát cho cử tọa. Dưới đây là bản Việt dịch từ bản chép lại (transcript) chính thức được đăng trên trang Web của Office of The Historian – Photo từ Internet.

————————————————

 

Edward Miller

Edward Miller

[…] Đề tài của tôi hôm nay là một trong những đảng phái chính trị nổi tiếng và ô nhục [infamous] nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Tên chính thức của đảng nầy là Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng. Tên dịch tiếng Anh chính thức là “The Revolutionary Personalist Labor Party”. Nhưng đối với người Việt và người nước ngoài, đảng nầy được biết đến đơn giản là Đảng Cần Lao. Đảng Cần Lao là một phần chủ chốt của bộ máy an ninh của chính quyền Ngô Đình Diệm tại Nam Việt Nam vào khoảng giữa năm 1954 và năm 1963. Điều kiện để gia nhập đảng là dựa trên lòng trung thành với Diệm và gia đình họ Ngô. Sự tồn tại của đảng Cần Lao đã được chính thức thừa nhận, nhưng hầu hết các đảng viên giữ bí mật đảng tịch của mình, phần lớn vì các đảng viên Cần Lao được dùng làm mật báo viên cho chế độ trong toàn bộ nhà nước, quân đội, và các định chế khác của Việt Nam. Đảng cũng có những chức năng khác. Đảng thúc đẩy ý thức hệ chính thức của chính phủ Diệm, được gọi là chủ nghĩa Nhân Vị, đảng kiểm soát một mạng lưới các lợi ích kinh doanh. Đảng thực hiện một loạt các nhiệm vụ chính trị và tình báo bí mật.

Thật ra, tất cả những điều này đã được biết đến và thừa nhận từ lâu trong giới học thuật về chiến tranh Việt Nam và về giai đoạn Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên, cho đến nay, các sử gia đã không dành nhiều nỗ lực để thực sự điều tra đảng nầy và để làm giống như bóc những lớp vỏ phía sau lớp màn bí mật che đậy đảng nầy. Vì vậy, bài viết này là một nỗ lực sơ bộ để làm điều đó. Trong cố gắng làm điều này, tôi đã sử dụng một số tài liệu của Mỹ , trong đó có một số tài liệu trong các tập FRUS [ Foreign Relations of the United States ]. Đặc biệt là tập “Việt Nam” cho giai đoạn 1958-1960 có rất nhiều tài liệu thú vị, tài liệu có nhiều tiết lộ về đảng Cần Lao và tổ chức của đảng.

Ngoài ra, còn có một số tài liệu giải mật gần đây rất có giá trị. Thomas Ahern , một sử gia CIA, đã công bố một nghiên cứu về mối quan hệ của Cục CIA với anh em nhà Ngô. Nghiên cứu nầy được gọi là “CIA and the House of Ngo” [CIA và Nhà Ngô]. Tài liệu nầy có sẵn để chúng ta tải về miễn phí trên trang web FOIA của CIA . Nó đã được giải mật khoảng một năm trước đây. Nhờ vậy, tôi đã lấy thông tin từ đó.

Nhưng như Erin đã nêu rõ [Erin Maham, Sử gia cao cấp của Bộ Quốc Phòng Mỹ - Chủ tọa buồi Hội thảo], tôi cũng đã lấy thông tin từ các nguồn khác không phải từ người Mỹ. Có rất nhiều nguồn tiếng Pháp trong các văn khố quân sự và ngoại giao Pháp về đảng Cần Lao. Người Pháp đã thực sự duy trì một mạng lưới tình báo rất tốt ở Nam Việt Nam sau năm 1954. Tôi cũng đã sử dụng rất nhiều tài liệu tiếng Việt, trong đó có hồi ký của những cựu đảng viên đảng Cần Lao. Và như Erin cho biết, điều này được rút ra từ ​​một dự án sách lớn mà tôi đang viết về toàn bộ lịch sử của chính quyền Diệm.

Còn về những gì tôi sẽ trình bày hôm nay, tôi sẽ nói thật ngắn gọn về nguồn gốc của đảng Cần Lao trong cuối thập niên 40s và đầu thập niên 50s, và sau đó tôi sẽ tập trung vào giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1960, là những năm mà quý vị có thể nghĩ đến như những năm hình thành của đảng Cần Lao.
[Liệu mọi người có xấp tài liệu phát tay chưa? Có rồi - Tôi đã in ra - tốt rồi, tuyệt vời.]

Về những nguồn gốc của đảng Cần Lao, có người đôi khi gợi ý rằng đảng Cần Lao là tạo phẩm của CIA hoặc của vài cơ quan khác của Chính phủ Mỹ. Điều này thì đơn giản là không đúng sự thật. Đảng Cần Lao nổi lên khỏi những hoạt động chính trị của Ngô Đình Nhu trong cuối thập niên 40s và những năm đầu thập niên 1950s. Trong thời gian này, Diệm không ở Việt Nam. Ông ta đang sống lưu vong, tự nguyện sống lưu vong tại Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên Nhu, em trai của ông ta, ở lại Việt Nam và tiến hành các hoạt động khác nhau với danh nghĩa của Diệm. Một hoạt động mà Nhu đã tham gia là thành lập một nhóm ở thành phố Đà Lạt vùng cao nguyên tại miền Nam Việt Nam khoảng năm 1949. Nhóm này, về cơ bản, bắt đầu như một nhóm nghiên cứu triết học, [và bức ảnh lớn trên một mặt của xấp tài liệu phát tay là một bức ảnh của nhóm đó]. Trong bức ảnh nầy, quý vị sẽ thấy Ngô Đình Nhu. Quý vị cũng sẽ thấy một linh mục người Pháp tên là Cha Ferdinand Parrell. Parrell và Nhu đều rất quan tâm đến triết thuyết Nhân Vị vốn có liên quan đến, trong số những người khác, một triết gia Pháp tên là Emmanuel Mounier. Và thuyết Nhân Vị sau đó sẽ trở thành học thuyết chính thức không chỉ của đảng Cần Lao mà còn của chính phủ Diệm nữa. Vậy thì, cho những vị nào có biết về lịch sử của chính phủ Diệm thì hẵn cũng biết rằng thuyết Nhân Vị đã được biết đến như một điều gì đó rất sâu sắc, rất khó hiểu. Nhưng điều đó không có nghĩa là thuyết nầy vô nghĩa hoặc rối rắm. Tôi nghĩ rằng thuyết Nhân Vị đã có một ý nghĩa nào đó cho Diệm và Nhu và cho các đảng viên thuộc vòng trung ương, và do đó nó quan trọng.

Một mặt, thuyết Nhân Vị rất chống Cộng sản. Nó phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa tập sản của Marx. Nhưng nó cũng phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa tự do, đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân tự do. Và do đó, những nỗ lực của Mounier trong việc xây dựng học thuyết Nhân Vị này là, về cơ bản, một nỗ lực để chia đều sự khác biệt, để cố gắng tìm một chủ nghĩa trung dung, một lý tưởng cộng đồng. Vấn đề là chuyển hóa quan điểm trung dung đó, hoặc một con đường thứ ba đó, thành một chương trình hành động tích cực. Đây là điều mà chính phủ Diệm luôn luôn gặp khó khăn khi thực hiện. Tuy nhiên, tôi cho rằng thuyết Nhân Vị là quan trọng để đặc biệt hiểu được những suy nghĩ của Ngô Đình Nhu trong giai đoạn khởi đầu này.

Ngoài chuyện triết lý này, Nhu cũng rất bận rộn trong việc xây dựng mạng lưới nhân sự trong những năm đầu của thập niên 50s. Nhu và Cha Parrell cuối cùng đã mở rộng nhóm nghiên cứu này thành một hoạt động trên toàn Đông Dương. Họ đã tổ chức một loạt các sự kiện lớn hơn, các sự kiện công cộng tại Hà Nội và Sài Gòn và tại các thành phố khác, và những sự kiện này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người Việt chống Cọng nổi tiếng. Và sau đó, Nhu thiết lập các mối quan hệ với nhiều người trong số các người chống Cọng nầy và đã có thể tuyển dụng một vài người trong số họ vào đảng Cần Lao.

Tổ chức trở thành đảng Cần Lao đã không thực sự thành hình mãi cho đến năm 1953. Và vào thời điểm lần đầu tiên xuất hiện, nó đã thực sự chỉ là một liên minh lỏng lẻo. Có những người trí thức, có các nhà hoạt động chính trị, có một ít sĩ quan trong Quân đội Quốc gia Việt Nam. Có rất nhiều người Công giáo trong đảng Cần Lao vào thời điểm này, nhưng thực sự cũng có rất nhiều người không-Công giáo nổi bật. Và một trong những điều thú vị về đảng Cần Lao là nó trở nên tương đối có nhiều người Công giáo hơn sau năm 1954.

Đó là tình hình lúc bấy giờ, vào mùa xuân năm 1954, khi CIA lần đầu tiên bắt đầu dính dự với đảng Cần Lao. Trạm CIA tại Sài Gòn đã liên lạc với Ngô Đình Nhu kể từ năm 1951, nhưng lúc đầu Trạm CIA xem Nhu chủ yếu chỉ như một nguồn thông tin về chính trường Sài Gòn. Chỉ đến vào mùa xuân năm 1954, ngay trước khi Ngô Đình Diệm nắm quyền lãnh đạo của vùng đất sẽ trở thành miền Nam Việt Nam, thì Trạm CIA mới đề xuất nâng cấp quan hệ với Nhu. Nhân vật chủ chốt ở đây là cá nhân một sĩ quan của Trạm tên là Paul Harwood, người đứng đầu phân ban hoạt động bí mật. Harwood tìm hiểu về đảng Cần Lao từ Nhu và ông ta đề nghị giúp Nhu biến nó thành một công tác chuyên hoạt động chính trị bí mật. Và điều này đã bắt đầu một thời kỳ dài của CIA dính dự với đảng Cần Lao và các bộ phận liên hệ, vốn kéo dài, lúc có lúc không, cho đến những năm đầu thập niên 1960s.

Một trong những lý do mà CIA quyết định dính dự với đảng Cần Lao là vì tại thời điểm đó, Nhu đang chuẩn bị để tái tổ chức lại đảng Cần Lao hầu làm cho nó có tính cơ cấu hơn và trở thành một công cụ chính trị mạnh mẽ hơn. Và những gì Nhu làm là tạo ra ba bộ phận mới gắn kết với đảng Cần Lao. Vì vậy, tôi chỉ muốn nói ngắn gọn về ba bộ phần nầy và lãnh đạo của chúng.

■ Một vài quý vị có thể quen thuộc với tổ chức đầu tiên của ba bộ phận này, vốn là một tổ chức được gọi là Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia (PTCMQG). PTCMQG là một tổ chức chính trị nổi; nghĩa là, nó hoạt động một cách công khai. Đó là một tổ chức vận động quần chúng. Nó được cho là phương tiện mà chế độ này có thể sử dụng để tranh thủ người dân Việt bình thường ủng hộ chính phủ. PTCMQG sử dụng những kỹ thuật tuyên truyền và tâm lý khác nhau để thực hiện điều này, tổ chức nhiều cuộc biểu tình ủng hộ chế độ, các bài phát biểu, các buổi tuyên truyền. Và cuối cùng nó đã xây dựng được một mạng lưới về tận nông thôn xuống đến cấp làng xã. PTCMQG đã đóng một vai trò quan trọng trong một hoạt động gọi là Chiến Dịch Tố Cộng, vốn là một chiến dịch vận động khối lượng lớn quần chúng, được ra mắt vào năm 1955.

Bề ngoài, PTCMQG là một đảng chính trị độc lập, nhưng trong thực tế, Phong Trào được điều khiển bởi đảng viên cấp cao của đảng Cần Lao và nó thực sự là một tổ chức ngoại vi của đảng Cần Lao. Nhân vật chủ chốt của PTCMQG là một người tên là Trần Chánh Thành. [Và nếu quý vị nhìn vào mặt trái của xấp tài liệu, quý vị sẽ thấy ảnh của ông ta trong đó]. Thành vừa là Chủ tịch của Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia vừa là Bộ trưởng Bộ Thông Tin của chế độ Diệm. Vì vậy, ông ta cơ bản là chuyên viên tuyên truyền cao nhất trong những năm đầu của chế độ. Giống như những người anh em nhà Ngô, ông ta gốc miền Trung Việt Nam. Điều thú vị là ông ta không phải người Công giáo. Một điều thú vị khác về Thành là ông ta nguyên là một cựu quan chức Việt Minh. Ông ta đã gia nhập Việt Minh vào năm 1945. Ông ta đã thực sự phục vụ trong vài năm như một quan chức trong chính phủ của Hồ Chí Minh trước khi vỡ mộng. Cuối cùng, ông ta về Sài Gòn trong những năm đầu thập niên ‘50s và đó là nơi ông móc nối được với Nhu và trở thành một đảng viên sáng lập của đảng Cần Lao.

Trong hai năm 1955 và 1956, Thành xây dựng hệ thống tuyên truyền sâu rộng ở Nam Việt Nam, và trong quá trình đó, quyền lực của ông ta trở nên rất mạnh. Rất nhiều báo cáo tại Nam Việt Nam trong năm 1955 cho Thành là nhân vật quyền lực nhất tại Nam Việt Nam mà không phải là một thành viên của gia đình họ Ngô. Vì vậy, dù sao thì có một lúc, ông ta trở nên khá có thế lực.

■ Tổ chức chi nhánh thứ nhì của đảng Cần Lao mà Nhu thiết lập trong năm đầu tiên Diệm cai trị là một nhóm gì đó mà tên tiếng Việt là Liên Kỳ Bộ Nam-Bắc Việt, đơn giản rút ngắn là Liên Kỳ. Liên Kỳ rất khác Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia. Một điều rõ ràng là Liên Kỳ nhỏ hơn nhiều. Đó là một tổ chức bí mật. Nó chỉ gồm các đảng viên đảng Cần Lao, và nó được trao cho một số trách nhiệm liên quan đến các hoạt động nội bộ của đảng. Điều quan trọng nhất của những trách nhiệm này là kinh tài. Từ đầu năm 1955, Liên Kỳ bắt đầu xây dựng một mạng lưới kinh doanh do đảng Cần Lao kiểm soát, và cuối cùng phát triển thành một đế chế kinh doanh khá đáng kể, đến mức mà đảng Cần Lao đã tham gia vào rất nhiều, nếu không phải hầu hết, các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp lớn ở miền Nam Việt Nam.

Người được Nhu chọn để điều hành Liên Kỳ là Huỳnh Văn Lang. [Một bức ảnh của ông ta cũng xuất hiện trên xấp tài liệu]. Ông ta còn rất trẻ. Ông ta chỉ khoảng 26 tuổi vào năm 1955 nhưng đã có vài phẩm chất giúp tiến cử ông ta với Nhu. Ông ta là một người Công giáo. Ông xuất thân từ đồng bằng sông Cửu Long. Ông ta có một bằng cấp cao về kinh tế. Ông vừa du học ở nước ngoài về nên hấp dẫn Nhu. Trước đây, ông ta không phải là đảng viên của đảng Cần Lao. Tuy nhiên, ông ta đã tham dự hội thảo Đà Lạt. [Nếu quý vị lật lại tấm ảnh của buổi hội thảo, nhìn qua hết bên trái của bức ảnh, người đó chính là chàng thanh niên Huỳnh Văn Lang]. Vì vậy, ông ta thực sự có hiểu biết điều gì đó về thuyết Nhân Vị, và điều nầy làm Nhu thấy hấp dẫn .

Lang vẫn còn sống. Tôi phỏng vấn ông ta hai năm trước đây. Ông ta giải thích cho tôi làm thế nào ông ta đã xây dựng mạng lưới kinh doanh Liên Kỳ này. Tôi sẽ không làm quý vị chán với các chi tiết đẫm máu [gory details] ở đây, nhưng về cơ bản, ông ta đã có một việc làm – ông ta đã có một việc làm ban ngày trong vai trò là người đứng đầu của Viện Hối Đoái, và ông ta đã có thể rót tiền mà Viện Hối Đoái thu được như tiền phạt các giao dịch tiền tệ bất hợp pháp chẳng hạn. Ông ta đã có thể rót số tiền này vào các hoạt động của Liên Kỳ. Và trong quá trình đó, ông ta đã có thể xây dựng được mạng lưới các doanh nghiệp nầy.

■ Tổ chức cuối cùng mà Nhu thiết lập vào giữa những năm 1950s dưới sự bảo trợ của đảng Cần Lao là khá kín đáo và có tên là Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội. Tổ chức này được thành lập như một cơ quan chính thức của Chính phủ Nam Việt Nam, vì vậy nó thực sự – một lần nữa – không phải là một bí mật về mặt cơ chế. Đó là một cơ quan mở. Không giống như các bộ phận khác của đảng Cần Lao, cơ quan này đã gần như luôn luôn được gọi bằng tên tiếng Pháp của nó, và đặc biệt là gọi bằng cách xếp những mẫu tự tiếng Pháp của mình, S-E-P-E-S [Services d' Etudes Politiques Et Sociales], phát âm là “xê-pê”.

Các nhiệm vụ chính thức của SEPES là rà soát các ứng viên xin vào làm việc cho chính phủ. Nhưng trong thực tế, SEPES có một bản toát yếu rộng hơn nhiều; thực hiện đủ loại nhiệm vụ bí mật. SEPES tiến hành hoạt động gián điệp và tình báo liên quan đến Bắc Việt Nam, hoạt động phản gián chống lại cán bộ đặc vụ Cộng sản tại miền Nam Việt Nam. Việc giám sát nhà nước Việt Nam, giám sát bộ máy hành chánh, và giám sát quân đội thì chủ yếu do SEPES thực hiện. Rà soát các đảng viên mới của đảng Cần Lao, đào tạo và cải tạo tư tưởng, cũng như thực hiện các loại kinh tài – ví dụ, bán giấy phép nhập khẩu và xuất khẩu. Và cuối cùng, SEPES cũng đã tham gia vào việc bắt giữ – điều tra, câu lưu, tạm giữ những ai bị nghi ngờ là kẻ thù của chế độ, bao gồm một mạng lưới các nhà tù đặc biệt.

Người đứng đầu SEPES là một cá nhân tên là Trần Kim Tuyến. Ông được nhiều người biết đến chỉ đơn giản như là “Bác sĩ Tuyến”. Ông là một người Công giáo Bắc Việt Nam. Ông vốn là một cựu chủng sinh Công giáo. Ông đã từng học y khoa. Ông chưa bao giờ thực sự hành nghề như một bác sĩ, nhưng vì ông đã học y khoa nên tất cả mọi người gọi ông là Bác sĩ Tuyến. Về thể chất, tầm vóc của ông rất nhỏ. [Tấm ảnh trên tập kèm theo có lẽ không hoàn toàn phản ảnh đúng với ông ấy]. Hình như ông cân nặng dưới 45 ký. Nhưng ông đã tỏa một cái bóng lớn trên cảnh quan Nam Việt Nam.

Ông là một nhân vật rất có thế lực trong một giai đoạn. Trong cuộc chiến tranh Đông Dương đầu tiên, ông đã tham gia vào những âm mưu chống Cộng trong vùng Công giáo ở Bắc Việt Nam. Đó là lần đầu tiên ông ta gặp anh em nhà Ngô. Sau đó, ông đã được họ tuyển dụng vào năm 1954 rồi bổ nhiệm đứng đầu SEPES năm 1955.

Tóm lại, đó là ba bộ phận chủ chốt của đảng Cần Lao do Nhu thiết lập. Tôi chỉ muốn có hai nhận xét về ba tổ chức nầy. Trước hết, điều quan trọng là cần nhận ra rằng ba tổ chức này chỉ hoạt động ở phần phía nam của Nam Việt Nam, tức là Nam Kỳ cũ, về cơ bản là các khu vực chung quanh Sài Gòn và Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này là vì các phân bộ của đảng Cần Lao miền Trung Việt Nam thì lại dưới trướng của Ngô Đình Cẩn, một trong những anh em nhà Ngô, và lát nữa, tôi sẽ nói thêm về điều nầy.

Điểm khác tôi muốn nhận xét ở đây là CIA đã có mối quan hệ với tất cả ba bộ phận này. Bắt đầu với Paul Harwood và tiếp tục với những người kế nhiệm của ông ta, CIA đã tài trợ và huấn luyện cho Trần Chánh Thành và Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia. Họ cũng hỗ trợ cho Trần Kim Tuyến và SEPES một phần vì họ muốn cộng tác trong lãnh vực thu thập tình báo với SEPES. CIA cũng đã có một mối quan hệ với Huỳnh Văn Lang. Mối quan hệ nầy hình như không liên quan đến việc hỗ trợ vật chất, nhưng họ chắc chắn biết ông ta là ai và đã tiếp xúc với ông ta.

Như vậy, CIA chắc chắn đã dính dự với đảng Cần Lao. Mặc dù vậy, CIA không đạt được những gì họ muốn từ đảng Cần Lao. Và công trình nghiên cứu của Thomas Ahern mà tôi đề cập trước đây thực sự đã trình bày điều này khá rõ ràng. Và dĩ nhiên câu hỏi mà điều này đặt ra là tại sao? Tại sao không xãy ra như cách CIA muốn? Cơ quan này kết luận rằng tại vì Nhu có những ưu tiên khác, rằng ông ta không thực sự quan tâm đến việc hợp tác với họ. Quan điểm của tôi là tôi không nghĩ rằng điều nầy hoàn toàn đúng. Tôi nghĩ rằng, trên thực tế, các quan chức Mỹ và Ngô Đình Nhu đã thực sự không phải khác xa nhau về mục tiêu cho đảng Cần Lao. Tôi nghĩ cả hai bên đều đồng ý rằng xây dựng đảng Cần Lao thành một tổ chức hoạt động chính trị bí mật là một mục tiêu cả hai đều mong muốn. Đối với Nhu, xây dựng được sự hỗ trợ của quần chúng cho chế độ là một điều tốt. Năm 1958 – đây chính là một tài liệu trong tập [FRUS] đầu tiên – Elbridge Dubrow, đại sứ Mỹ tại Nam Việt Nam, nói rằng, xin trích dẫn, ông ta “không phản đối chuyện đảng Cần Lao giúp điều hành đất nước và phối hợp kỷ luật với phát triển.”

Vì vậy, vấn đề ở đây không phải là vì người Mỹ thì đang cố gắng thúc đẩy những lý tưởng dân chủ trong lúc Nhu thì lại độc tài toàn trị. Tôi nghĩ rằng vấn đề liên quan đến vài đặc tính của đảng Cần Lao và cách thức mà Nhu lập đảng. Và nói rất ngắn gọn, tôi nghĩ rằng có hai loại vấn đề với đảng Cần Lao. Một là ý thức hệ; hai là một loạt các vấn đề về tổ chức. Về những vấn đề ý thức hệ, không có bằng chứng cho thấy học thuyết Nhân Vị có sức hấp dẫn rộng lớn ở Nam Việt Nam. Và trên thực tế, không thực sự có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy bất cứ ai, ngoài Diệm và Nhu và một vài người khác – một số nhỏ những người ủng hộ chế độ, là có thể thực sự hiểu được những gì Nhu trình bày về thuyết Nhân Vị.

Thực tế là tôi đã không tìm ra được nhiều tài liệu của đảng Cần Lao trong kho lưu trữ tại Sài Gòn, tuy nhiên, có một tài liệu tôi đã tìm ra, vốn phát hành từ năm 1960, là một tài liệu huấn luyện coi như các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Nhân Vị. Và [trong đó] dường như gợi ý rằng điều quan trọng là các đảng viên cần một khóa học bồi dưỡng bởi vì không ai trong tổ chức thực sự hiểu triết lý chính thức của chủ nghĩa Nhân Vị là gì cả. Vì vậy, tôi nghĩ rằng ý thức hệ là một vấn đề đối với đảng Cần Lao.

Ngoài các vấn đề ý thức hệ, còn có những vấn đề tổ chức. Ngay từ đầu, đảng Cần Lao đã bị bao vây bởi tình trạng bè phái. Các phe phái khác nhau của đảng cạnh tranh ác liệt và gay gắt [fierce and bitter] với nhau. Tình trạng bè phái này không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên. Đúng ra, nó là một hàm số của cách thức mà Nhu lập đảng. Đôi khi, có người gợi ý rằng đảng Cần Lao được tổ chức theo nguyên tắc của Lênin. Người ta nghĩ rằng mặc dù thực tế Nhu là một người chống Cộng nhưng thực sự đã vay mượn chiến lược tổ chức của Lênin. Tôi không nghĩ rằng điều này là đúng. Trong một đảng theo kiểu của Lênin, cuối cùng, quý vị sẽ có một tổ chức rất tập trung. Đảng Cần Lao không bao giờ có một bộ chính trị hay một ủy ban trung ương. Trong nhiều trường hợp, Nhu đã làm điều ngược lại. Ông ta đã thành lập các bộ phận khác nhau với cách làm thế nào để về cơ bản, sẽ bảo đảm những tổ chức nầy chống lại nhau.

Vì vậy, ba bộ phận mà tôi đã đề cập ở trên đã có mối quan hệ với rất nhiều tranh chấp gần như ngay từ đầu. Ví dụ, bắt đầu từ khoảng năm 1956, Trần Chánh Thành thấy mình là đối tượng của một chiến dịch bôi nhọ, mà cuối cùng được truy trở lại từ Bác sĩ Tuyến và SEPES. Thành bị chỉ trích trên báo chí do Tuyến điều khiển. Điều nầy làm nỗ ra một cuộc chiến mà về cơ bản kéo dài cho đến năm 1960. Kết quả là Thành bị lật đổ khỏi vị trí người đứng đầu của Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia. Ông xoay sở để vẫn còn làm Bộ trưởng Thông Tin cho đến năm 1960, nhưng vào thời điểm đó, cuối cùng, Tuyến cũng đã qua mặt ông và Trần Chánh Thành bị gửi đến nhiệm sở mới của mình như là Đại sứ Nam Việt Nam tại Tunisia, vốn ít hấp dẫn một cách đáng kể hơn so với vị trí cũ của mình.

Huỳnh Văn Lang cũng đã đối diện với một cuộc chiến với Bác sĩ Tuyến. Năm 1958, Nhu nói với Lang rằng Nhu sẽ giải tán Liên Kỳ. Lang điều tra và phát hiện ra rằng Nhu đang giải quyết một số khiếu nại của Bác sĩ Tuyến chống lại Lang. Vì vậy, đã có rất nhiều tranh chấp trong các tổ chức do Nhu thành lập.

Thêm vào tình trạng nầy là một cuộc tranh chấp to lớn khác để kiểm soát đảng Cần Lao, diễn ra trong nội bộ gia đình họ Ngô. Và ở đây, hai kẻ đối kháng là Ngô Đình Nhu một bên và người em khác mà tôi đã đề cập trước đó, Ngô Đình Cẩn. Kể từ năm 1954, như tôi đã đề cập, đảng Cần Lao đã có sự phân chia quyền lực theo địa lý. Nhu điều hành phía Nam và Ngô Đình Cẩn là lãnh tụ tối cao ở miền Trung. Lúc đầu, Cẩn đồng ý là chỉ điều hành miền Trung Việt Nam, nhưng khoảng 1957, ông ta bắt đầu xâm nhập vào lãnh thổ của Nhu. Ông ta gửi người trung thành với mình như các tỉnh trưởng để tiếp quản các tỉnh tại đồng bằng sông Cửu Long. Ông ta cũng mở rộng bộ máy bí mật của mình ở phía Nam. Cẩn gửi các cán bộ của mình vào Sài Gòn và họ bắt đầu thực sự cạnh tranh và xung đột với một số người của Nhu. Một số thành viên của nhóm Huỳnh Văn Lang bị bắt, bị bỏ tù vài tháng vì một tỉnh trưởng ủng hộ Ngô Đình Cẩn, và Trần Kim Tuyến và SEPES thực sự phải thu nhỏ tổ chức lại, giới hạn hoạt động lại để nhường chỗ cho Cẩn.

Nhưng, trong dài hạn, nỗ lực của Cẩn tìm cách một mình kiểm soát hết đảng Cần Lao đã không thành công. Vào khoảng năm 1960, ảnh hưởng của Cẩn rơi sâu xuống dốc và Nhu mạnh mẽ trở lại. Và điều này rất quan trọng đối với lịch sử tiếp theo của chế độ Diệm vì Nhu rất có thế lực, thực sự trở thành một nhân vật nổi bật trong chế độ từ năm 1960 trở đi. Tôi sẽ không nói về những lý do của sự trở lại này. Nhưng nếu chúng ta muốn khám phá nó trong phần vấn đáp, chúng ta chắc chắn có thể thảo luận điều đó. Nhưng chúng ta dư sức nói rằng những tác động lâu dài của sự trở lại này là rất quan trọng đối với chế độ Diệm. Những sự ganh đua giữa các anh em họ Ngô sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến chế độ, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ vào năm 1963.

Để kết luận, tôi chỉ xin nêu ba điểm.

● Điểm đầu tiên là, như tôi đã chỉ ra, đảng Cần Lao là một tổ chức hết sức bè phái. Và điều này có ý nghĩa lớn đối với cách chúng ta hiểu nền chính trị Nam Việt Nam trong giai đoạn Diệm. Trái ngược với quan điểm phổ biến, đảng Cần Lao không siêu-tập trung kiểu Leninit. Đã có những phân hóa giữa các bộ phận của đảng Cần Lao khi Nhu thiết lập đảng. Và sau đó, ngoài sự phân hóa trên, lại có sự cạnh tranh giữa Nhu và Cẩn.

● Điểm thứ hai ở đây là cách ứng phó của Cơ quan Tình báo Trung ương CIA đối với đảng Cần Lao cần phải được hiểu trong ánh sáng của tình hình bè phái nói trên. CIA chắc chắn ý thức được có các tranh chấp trong đảng Cần Lao, nhưng dường như CIA đã hiểu rất chậm rằng những tranh chấp đó đã ảnh hưởng và phá hoại cái tham vọng mà họ dành cho đảng Cần Lao.

● Điểm cuối cùng, và một cách nào đó cũng là điểm quan trọng nhất, liên quan đến những tác động lâu dài đối với lịch sử của chế độ Diệm từ những phát hiện về đảng Cần Lao. Trong bài thuyết trình này, tôi sẽ không thảo luận về năm 1963 và các sự kiện dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Diệm, nhưng ở đây, tôi sẽ cung cấp cho quý vị chỉ một sự kiện thú vị về thời kỳ đó.

Năm 1963, tôi chắc chắn rằng tất cả quý vị đều biết, đã có một cuộc khủng hoảng lớn tại Nam Việt Nam và đã có rất nhiều âm mưu đảo chính đồng diễn ra chống lại chế độ Diệm. Có ba âm mưu đảo chính tiến hành vào mùa thu năm 1963 được coi là đặc biệt có thực chất hoặc nghiêm trọng. Âm mưu đầu tiên, tất nhiên, là âm mưu đã thành công. Âm mưu này được lãnh đạo bởi các tướng hàng đầu trong quân đội miền Nam Việt Nam. Những kẻ cầm đầu âm mưu này là tướng Trần Văn Đôn và Trần Văn Minh. Họ không phải là đảng viên đảng Cần Lao. Tuy nhiên, để âm mưu thành công, họ phải tuyển mộ những sĩ quan quân đội là đảng viên Cần Lao. Và sỉ quan Cần Lao quan trọng nhất trong số này là một vị tướng tên là Tôn Thất Đính, người chỉ huy vùng Sài Gòn. Vậy thì âm mưu đầu tiên đã có một yếu tố Cần Lao quan trọng trong đó.

Hai âm mưu khác cũng đang được tiến hành vào mùa thu năm 1963, một âm mưu do Huỳnh Văn Lang, cựu giám đốc của Liên Kỳ, lãnh đạo. Và âm mưu kia thì được lãnh đạo bởi không ai khác hơn là Bác sĩ Tuyến, người vào năm 1963 đã hoàn toàn thoát ra khỏi Nhu. Vì vậy, tôi nghĩ rằng điều này cho thấy đảng Cần Lao là thực sự quan trọng trong lịch sử của chế độ Diệm, nhưng quan trọng theo cách – theo cách chính trị mà tôi không nghĩ rằng chúng ta đã hiểu rõ, và hy vọng chúng ta sẽ học hỏi thêm khi có nhiều nghiên cứu được thực hiện về chủ đề này.

[Xin cảm ơn nhiều. Vỗ tay]

Dịch từ “Vanguard of the “Personalist Revolution”: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu and the Rise of the Cần Lao Party” của Edward Miller, 2010.

Người dịch: Vĩnh Long

 

44 Phản hồi cho “Nhóm Khởi Xướng “Cuộc Cách Mạng Nhân Vị””

  1. Minh Đức says:

    Ông Edward Miller trình bày bài này trong một buổi hội thảo không phải là để nói tốt cho Việt Nam Cộng Hòa. Cái tên của buổi hội thảo nói lên điều đó: “Với Bạn Hữu Như Thế: Hoa Kỳ và Đồng Minh”. Ông Edward Miller cũng không cho chế độ Ngô Đình Diệm là tốt khi ông ta dùng đầu đề nói lên nội dung bài của ông ta: “A House Divided: Nhu and the Can Lao Party and the Internal Politics of the Diem Regime, 1954 to 1960.”, nghĩa là “Chia rẽ nội bộ: Nhu và đảng Cần Lao và chính trị trong nội bộ chế độ Diệm”. Tuy nhiên ông Edward Miller đã đi từ lúc mà thuyết Nhân Vị xuất hiện rồi đảng Cần Lao xuất hiện để cho thấy chế độ Ngô Đình Diệm đã hình thành ra sao. Các sự kiện này cho thấy chế độ Ngô Đình Diệm không phải là do Mỹ dựng lên như tuyên truyền của miền Bắc và ông Diệm cũng không phải là tay sai của Mỹ.

    Chế độ Ngô Đình Diệm là do nỗ lực của anh em ông Diệm. Nếu người Mỹ không can thiệp vào Việt Nam thì anh em ông Diệm cũng vẫn tiếp tục phong trào của mình vì họ đã khởi đầu hoạt động của họ trước khi người Mỹ biết đến họ. Trong cuốn Bên Giòng Lịch Sử, linh mục Cao Văn Luận có viết lúc ông Diệm còn ở Hà Tĩnh, sau khi từ quan và trước khi xuất ngoại, thì ông ta có viết ra tài liệu nói về thuyết Quốc Gia Xã Hội và phổ biến cho thanh niên trong vùng ông ta ở. Có điều nếu không có sự giúp đỡ của người Mỹ thì miền Nam có thể đã mất sớm và anh em ông Diệm có thể mất mạng sớm hơn dưới bàn tay Cộng Sản .

    Vu cho chế độ Ngô Đình Diệm do Mỹ dựng lên và “Diệm là tay sai của Mỹ” là luận điệu không có căn cứ. Trong khi các dữ kiện của ông Edward Miller và nhiều luận điệu của người Mỹ nói về chế độ ông Diệm là có căn cứ, nhưng ý nghĩa của nó có thể nhìn theo các cách khác nhau và gây tranh cãi thì luận điệu của chế độ CSVN là hoàn toàn bịa đặt.

    Cũng là sự vu khống, bịa đặt khi nói chế độ Ngô Đình Diệm là tay sai của Vatican. Theo bài này, thuyết Nhân Vị tuy là do ông Ngô Đình Nhu làm việc chung với một ông cha nhưng không có nghĩa là ông Ngô Đình Nhu là tay sai của Vatican. Điều này cho thấy thuyết Nhân Vị có từ nguồn gốc của trí thức Công Giáo như có người tại miền Nam trước 75 khi viết về chế độ Ngô Đình Diệm đã viết.

    Vì thế mà nói rằng bài thuyết trình này của ông Edward Miller không đi ngược lại những gì đã biết về chế độ Ngô Đình Diệm trước đó.

    Việc CSVN dùng lối vu khống đã đánh lạc sự chú ý của quần chúng . Trong khi vu cáo như thế thì quần chúng chú ý vào điểm chế độ Ngô Đình Diệm có làm tay sai hay không mà không còn chú ý đến lý do tại sao anh em ông Diệm và người quốc gia nói chung chống Cộng. Khi chú ý vào lý do tại sao chống Cộng thì người ta sẽ xem xét là chủ nghĩa Cộng Sản đúng sai ra sao, đường lối phát triển kinh tế tại miền Nam và miền Bắc khác nhau ra sao, quan niệm về giáo dục giữa miền Nam và miền Bắc khác nhau ra sao, cơ cấu về chính quyền và xã hội khác nhau ra sao. Vì quần chúng bị đánh lạc sự chú ý như vậy nên một số người tại miền Nam ủng hộ chế độ CSVN sau năm 1975 đã sửng sốt thấy rằng chế độ mà đảng CSVN muốn đặt tại miền Nam không tốt đẹp như là họ mong đợi, và nhiều người tại miền Bắc thấy miền Nam không tệ hại như họ tưởng.

  2. Austin Pham says:

    Xin các ông/bà lưu ý rằng chữ “infamous” được dịch trong bài này đã sai nghĩa. Chính xác thì nó phải được dịch là: mang tai tiếng. Nó là lối chơi chữ của tác giả, giữa “famous” và “infamous”. Một bên là có tiếng tăm (tốt), một bên là bị mang tai tiếng (xấu). Nó không phải là ô nhục hay tồi tệ gì hết.
    Một chữ dịch sai trong hoàn cảnh cần sự tế nhị đã khiến diễn đàn hơi…căng thẳng.
    Lỗi này là do….dùng từ điển và…lặp lại.

  3. Văn Hóa says:

    Ông Đoàn Văn Âu ơi, ông ĐVÂ à, ông Âu đâu dồi? Sao ông “lặn” kỹ thế hử? Bình lặn hơi của ông chắc to cũng phải bằng cỡ cái bình gaz nhà tôi chứ chẳng chơi đâu nghen. Đã cả tuần nay rồi. Tôi đọc đi đọc lại, đọc tái đọc hồi, bài của ông Hoàng Hiệp Sĩ trong : “Thơ gởi Ông Đoàn Văn Âu” Trên trang nhất của Sáchhiếm mà khoái chí tử. Quá đả, quá đả.
    Ông Hiệp Sỹ này viết đâu ra đấy, đoạn nào cũng có dẫn chứng tài liệu, sự kiện lịch sử, sự kiện thời sự đàng hoàng, với người thật, việc thật, có điều tôi thấy ông ấy “dậy dỗ” ông Âu hơi hơi nặng, với những từ như : Ngu đần, dốt nát, lưu manh, vô trí, hèn hạ.
    Nhưng ông í nói rằng : Những từ này do ông Âu tạo ra trên từng “Centimet” ấy quên, trên từng sự kiện. (Khổ, đang chuyện nọ lại xọ chuyện kia). Trong cái bài múa bút của chính ông Âu chứ chẳng phải đâu xa lạ cả. Hèn chi ông Âu bị “mắng” còn hơn tát vào mặt, ấy vậy mà cứ thế : “Nghe mưa rơi, mà cấu đùi”. Lại lộn nữa, “Nghe mưa rơi, mà cúi đầu”. Mưa rơi đây là bị mắng như giội nước, mà vưỡn phải cúi đầu, ấy mà.
    Ông Âu nếu không dám lên sachhiếm.net phản biện “Hiệp sĩ áo choàng vàng” một bài cho ra trò, với những tài liệu dẫn chứng là Hiệp Sĩ đã sai ở chỗ mô? Thì từ nay xin ông anh Bằng Phong Đoàn Văn Âu đổi tên thành Chim Cánh Cụt Đoàn Văn Ẩu đi nghen.
    Khổ, từ nay ông Âu mỗi lần lên mạng viết bài là lấm la, lấm lét, lưỡi le, lắm lắm đây, chắc mỗi lần viết xong là phải đưa cho “ông thầy” nào đó giỏi lịch sử nếu không bằng cỡ GS Trần Trung Ngọc,hoặc GS Nguyễn Mạnh Quang thì hạng chót về lịch sử cũng phải cỡ như Văn Hóa tui đây trở lên xem lại cho hử? Chứ không thì sẽ bị hố nặng đó nghe chửa?
    Ông Âu ơi, ông Âu à, có phải ông chính là caillou không đây? Nếu đúng thì ông phải lên mạng SH mà đấu với ông Hiệp Sỹ áo vàng, chứ sao ông lại “xỉa xói” Văn Hóa tôi là sao hử? Người có VH là người không bao giờ chụp mũ ai là CS, khi chưa chứng minh được người đó CS ở chỗ nào, hiểu chửa, ông Âu?
    Con chiên chien đẻ (CCCĐ) tin vắn (số), đứng nghiêm chỉnh, sửa bộ dạng lại nghe ta dậy đây : Thèng CS Tiên Võ nào đó nó đã tự lột mặt nạ, nhận nó là CS thì việc đéo gì mà nó phải xài nhiều Nick làm gì cho mệt cả hiểu chửa? Con chiên thì lý luận gì thì cũng tự mâu thuẫn mà không biết, cứ nhắm mắt nói bừa.
    Còn chiên chien đẻ Tiên Ngu, nghe ta thay đổi tư duy cho đây : Giỏng tai lên mà nghe cho kỹ rồi ngẫm nghĩ nghe chưa? : Bọn điếm thật sự là đây nè :
    1/ Tháng 3 năm 2000 Vatikeo đăng đàn xin lỗi toàn thể nhân loại về 7 núi tội lỗi đã phạm với nhân loại. Thì 14 năm sau vẫn tiếp tục phạm tội với nhân loại. Và bị LHQ điểm thẳng vào mặt mà tô cáo là đã : Bao che, dung túng nạn hiếp dâm con nít nè :
    http://www.bbc.com/ – LHQ lên án Vatican vì các vụ hiếp trẻ
    Đông não thử xem, Cái nào nên để trên đầu giường mà đọc (Giao Điểm), hay Vatican để cho CCCĐ Tiên Ngu đặt lên đầu thờ còn hơn thờ mả tổ nữa hử?
    2/ Ngô Đình Diệm mà các CCCĐ đang tôn thờ là “anh minh” đéo có được giải Magsaysay phét dỗm nào cũng tự claim là đã được giải đó và đem donated toàn bộ số tiền 10.000 đơlơ tiền tươi cho ngài Datlailatma của Tây Tạng : Bị Giao Điểm phanh phui ra. Thử động não xem Giao Điểm là “Điếm” hay Tổng Thống anh minh của các CCCĐ là ĐIếm chẩy?
    3/ Cuốn “Chính Đề VN” Của ông Lê Văn Đồng, nhưng các CCCĐ cứ phồng mỏ ra claim nó là của nhà chiến lược đại tài Ngô Đinh Nhu bị CCCĐ Nguyễn Gia Kiểng lật mặt trong bài :
    http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuN/NguyenGiaKieng.php. Có một đoạn của Kiểng như sau :
    Tác giả khẳng định dứt khoát một lần nữa là “ông Ngô Đinh Nhu không liên quan gì tới cuốn Chính Đề Việt Nam. Tác giả cuốn sách này là ông Lê Văn Đồng một cựu công sự viên của hai ông Diệm và Nhu nhưng đã chia tay ngay từ năm 1957 vì bất đồng quan điểm”…Chỉ dậy cho CCCĐ sơ sơ có 3 chuyện thôi đó.
    Còn nhiều, nhiều chuện kinh khủng nữa, Các CCCĐ đừng nên chọc vào ổ kiến lửa của sự thật mà chỉ bị hố nặng thôi nghe chửa? Động não dùm Con chiên Chien đẻ (CCCĐ) Tiên Ngu để từ nay có mở mõm ra gọi ai là điếm phải suy nghĩ kỹ nghe chưa?

    • tin vắn says:

      văn hoá là nick của đứa nào vậy ta ?

      Là của tên vi- xi Tien võ đã và đang đội nhiều nicks vào trang mạng với những lời lẽ tục tĩu sặc mùi đả phá, mạ lỵ tôn giáo . Dưới đây là một số nicks điển hình của nó :

      Học hỏi, , vkieu my, maco baoxita lỗ trí thâm , hiện hữu, chungson, tú gõ, Giải Magsaysay Phét Dỗm, nắn sĩ ,huy, maco lo tri tham, hova ranh mach, công tằng tôn nữ nhu mì, conmeo, tạ bảo công ,sao vàng rực rỡ, le thi nhung, mp, lữ dương, trần hùng, hùng, “quockhach”, le huong lan, théc méc thư sinh, tuphuong, nắn sĩ, minh phuong, vietquoc, sự thật, vũ như vũ, su that, hoang v…v…,

      Tien võ says:
      05/11/2013 at 22:29

      Cũng chả có gì mà phải giấu giếm. Tự giới thiệu, tôi là một Đảng Viên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tôi sinh hoạt đảng tại một chi bộ ở Ang Giang.

      • @tin vắn.viết : …Là của tên vi-xi Tien Võ…
        Thằng tổ bẩy đời nhà mài nghe chưa con chiên chien đẻ (CCĐ) tin vắn (số), chỉ những bọn cccđ của chúa dêsù như mài mới thẩy nón cối lên đầu người khi đéo cãi lại được những sự thật nêu lên thôi, nghe chưa? CCCĐ tin vắn (số) thử chỉ chon nào là CS trong phần viết của Văn Hóa không? Nếu không chỉ được ra thì đúng là loại Con chiên chien đè ngoa ngụy rồi còn gì hử????

  4. Trung Kiên says:

    Càng đọc về ông Diệm tôi càng say mê ông, một con người Việt Nam chân chính “yêu dân yêu nước” và thật can đảm, dám đương đầu cả với Bảo Đại, Pháp và Mỹ để giành quyền TỰ CHỦ và ĐỘC LẬP cho Việt Nam!!

    Này nhá!

    Ngô Đình Diệm muốn miền Nam Việt Nam hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc Pháp lẫn Bảo Đại. Ông cho rằng Pháp đã thất bại trong cuộc chiến chống lại người cộng sản cũng như những người theo chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam. Chế độ thuộc địa đã chấm dứt và những lời hứa hẹn của Pháp về nền độc lập của Việt Nam đã bị phá vỡ.

    Theo ông cơ hội duy nhất cho chính phủ quốc gia Việt Nam đứng vững được là phải thoát khỏi những ảnh hưởng còn sót lại của Pháp, và ông quyết định phải thực hiện mục tiêu đó. Quan điểm của Ngô Đình Diệm là “Muốn thuyết phục được nhân dân Việt Nam là chính quyền này độc lập thì cần thiết về mặt chính trị phải tỏ ra là chống thực dân và đặc biệt là chống Pháp.

    Chỉ sau vài tháng nắm quyền thủ tướng, tháng 12 năm 1954 ông bãi bỏ quyền phát hành giấy bạc của Ngân hàng Đông Dương (một cơ quan do Pháp thành lập), từ nay giấy bạc lưu hành trên lãnh thổ miền Nam sẽ do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam mới thành lập phát hành và cục hối đoái giao cho chính phủ Quốc gia Việt Nam quản lý. Tiếp đó ông yêu cầu chính phủ Pháp trong vòng năm tháng thực hiện chuyển giao cho Quốc gia Việt Nam mọi công tác của Quân đội Quốc gia Việt Nam còn phụ thuộc vào bộ chỉ huy Liên hiệp Pháp.

    Phản ứng lại hành động của Thủ tướng Ngô Đình Diệm đang từng bước loại bỏ ảnh hưởng của Pháp tại Việt Nam, Pháp muốn duy trì ảnh hưởng tại miền Nam nhưng lại gặp phải một Thủ tướng có tinh thần dân tộc nên họ tìm mọi cách loại bỏ để thay thế bằng một người lãnh đạo thân Pháp.

    Thông qua một số nhân vật ngoại giao như đại sứ Mỹ Donald Heath tại Sài Gòn, đại sứ Mỹ Douglas Dillon tại Paris, Pháp tìm cách thuyết phục Mỹ đồng ý loại trừ ông Diệm bằng cách chỉ trích ông thiếu năng lực và không có khả năng đại diện nhân dân vì không có được sự cộng tác và ủng hộ của các phe phái tại Miền Nam do đó không có khả năng thắng trong cuộc Tổng tuyển cử dự tính được tổ chức năm 1956. Tài liệu mật số 1691/5 (ngày 15 tháng 4, 1955) của Bộ Quốc phòng Mỹ ghi nhận Pháp muốn giữ vai trò lịch sử lâu dài của mình tại Việt Nam và bảo vệ những đầu tư kinh tế, tài chính của Pháp tại đây.

    còn tiếp…

    • Trung Kiên says:

      Đối với những người có lý trí và hiểu biết thời cuộc sau hơn 50 năm “gạn đục khơi trong”, thì… đều nhận ra rằng;…Ông Diệm là một hiền nhân đức độ, ông không hề kỳ thị và ngược đãi đối với Phật giáo như một số đạo tặc và “bài Ngô” vu láo, cáo gian…!

      Ngược lại, ông Diệm đã giúp đỡ xây dựng và trùng tu cả ngàn ngôi chùa… Điều mà Phái đoàn điều tra của LHQ… đã điều tra, đã tìm hiểu “sự thật” và ghi chép đầy đủ, đúc kết trong bản “Report of the United Nations Fact-Finding Mission to South Viet-Nam”,

      … mặc dù LHQ trong cuộc họp khoáng đại ngày 13/12/1963 đã không đem ra bàn luận và công bố, họ cho rằng vì ông Diệm đã chết nên không cần thiết phải bàn thảo nữa (sic). Điều này chắc chắn có sự mờ ám do một thế lực đen tối, hay bàn tay lông lá của Mỹ giựt dây ?

      Vì rằng, dù ông Diệm đã chết, nhưng “SỰ THẬT” thì vẫn là “SỰ THẬT” cần phải được phơi bày dưới ánh sáng mặt trời để minh chứng cho việc “giết” ông Diệm (là chính đáng…nếu ông Diệm có đàn áp “thật sự”)…

      Bằng ngược lại, thì cũng phải “minh oan” cho ông Diệm, đồng thời lật mặt những kẻ vu láo cáo gian, ngậm máu phun vào ông Diệm…ra trước bàn dân thiên hạ, để Phật tử và nhân dân Việt Nam nhận diện kẻ gian tà mà phỉ nhổ vào mặt chúng…!

      Cũng vì ông Diệm không đàn áp tôn giáo như bọn tà ma ngoại đạo (đạo tặc) khoác áo Càsa, và đám “bài Ngô” tố cáo, nên chúng chỉ còn biết lu loa cho qua chuyện rằng,… “Theo LHQ, hồ sơ này là “inconclusive” vì chưa đưa ra LHQ thảo luận, và vì chỉ mới phỏng vấn một phần trong hai bên thôi“. (sic)

      Còn nếu như trong bản “Report of the United Nations Fact-Finding Mission to South Viêtnam”…mà có ghi chép những “tiêu cực”, có “dấu chỉ đàn áp”… thì chắc chắn nhóm người này, vốn bản tính gian ác, dối trá sẽ không ngần ngại khai thác triệt để, sẽ thổi phồng thêu dệt, khua môi gióng trống để “biến con muỗi thành con bò” theo ý đồ của chúng để bôi xấu ông Diệm cho thoải mái?

      Bằng chứng cụ thể là, sau khi “thua me thì chúng định gỡ bài cào” cấu kết với nhau giở trò chơi bài tráo (ba lá) bằng cách… dùng những bài viết trong sáchhiếm.net, Giaođiểm.Online và cả “hồi ký” của những tên loạn tướng nói xấu ông Diệm (Đỗ Mậu, Trần Văn Đôn) quăng lên mạng…

      … những bài viết này thì ai cũng đã biết, đó chỉ là của những “tên hèn” (mạt tướng) tham tiền Mỹ, vọng ngoại, ra tay làm phản, giết hại vị nguyên thủ quốc gia… rồi đổ lỗi cho nhau để chạy tội!!!

      => https://www.youtube.com/watch?v=R__zOxmVqz4

      Thực ra thì ông Diệm là người thế nào?

      Theo nhà biên khảo Minh Võ thì:…”đối với Tổng Thống Diệm hai vấn đề nguyên tắc và chiến lược tối cao là quan trọng hơn cả. Thà phải hy sinh tính mệnh, chứ không thể vì sự sống của mình mà hy sinh chủ quyền quốc gia. Còn chết là chuyện ai cũng phải có lúc chết. Anh hùng có ai sợ chết ?…/…Thực tế lịch sử những năm sau đó đã chứng minh, dù Mỹ đem đại quân vào, và dùng đủ mọi thứ vũ khí tối tân vẫn không thắng được VC. Nguyên nhân chính mà ngày nay ai hiểu về chính trị và nhất là về hình thức chiến tranh ý thức hệ của CS đều phải công nhận. Đó là, sở dĩ Mỹ thua và phải rút quân, để cho miền Nam rơi vào tay CS, để rồi bị nhiều người dân miền Nam oán trách cho đến bây giờ, chính vì họ đã tự ý đem quân tác chiến vào, Mỹ hóa cuộc chiến, khiến cuộc chiến chống cộng (có chính nghĩa) trở thành cuộc chiến chống Việt Nam (phi nghĩa), chẳng khác gì chiến tranh xâm lược như VC thường rêu rao.…”

      Theo Wikipedia:…”Ngô Đình Diệm muốn miền Nam Việt Nam hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc Pháp lẫn Bảo Đại. Theo ông, cơ hội duy nhất cho chính phủ quốc gia Việt Nam đứng vững được là phải thoát khỏi những ảnh hưởng còn sót lại của Pháp, và ông quyết định phải thực hiện mục tiêu đó. …/…Thủ tướng Ngô Đình Diệm trực tiếp đối đầu với Quốc trưởng Bảo Đại khi ông thông qua Dụ số 21 ngày 11 Tháng Ba, 1955 chính thức sát nhập Hoàng triều Cương thổ lại vào Trung phần[30] chấm dứt đặc quyền của người Pháp và Cựu hoàng Bảo Đại trên vùng Thượng và danh xưng Cao nguyên Trung phần được dùng lại. Ông còn tổ chức những chiến dịch tuyên truyền chống lại Quốc trưởng Bảo Đại[31]. …/…Quốc trưởng Bảo Đại thấy không điều khiển được Ngô Đình Diệm cũng tán thành theo người Pháp, gây áp lực đòi Mỹ rút lại mọi ủng hộ cho chính phủ Ngô Đình Diệm và gây sức ép buộc ông này từ chức.… Bảo Đại muốn đưa Nguyễn Văn Xuân lên làm Thủ tướng, hoặc Phó thủ tướng, Nguyễn Văn Hinh làm Tổng Tham mưu trưởng còn tướng Bình Xuyên Bảy Viễn làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Các giáo phái lớn tại miền Nam không quyết định hoàn toàn ủng hộ bên nào…

      Học giả Geoffrey Shaw (Canada) nói về ông Diệm;…”“Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người có sứ mệnh từ trời sai xuống (Thiên Mệnh) để giúp dân tộc Việt Nam thoát khỏi sự cai trị của chủ nghĩa cộng sản, nhưng đã bị các tướng tá phản bội giết hại một cách dã man.

      Ông Bùi Kiến Thành nói với Mặc Lâm RFA;…”“Cái tội của những anh đảo chính Ngô Đình Diệm là tội ngu dốt không biết tình hình kinh tế, tình hình chính trị, tình hình chiến lược trên thế giới nó như thế nào, họ làm cái việc tự mình sát hại mình, đi đến chỗ 10 năm sau phải chắp tay đầu hàng cộng sản…/…Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Việt Nam đi vào cuộc chiến tranh tàn khốc do sự thiếu hiểu biết của một số người nông cạn của phía Mỹ cũng như Việt Nam.

      => https://www.youtube.com/watch?v=IDgLN9aodVg

      Những gì trên đây đã củng cố cho suy luận (đúng đắn) của tôi về ông Diệm, cộng thêm (+) trải nghiệm cuộc sống từ ngày 2/11/1963, sau khi ông Diệm bị sát hại cho tới ngày hôm nay, tất cả các “chính khách” đã xuất hiện trên chính trường Việt Nam, không có được một “trự” nào có được tầm vóc, phong cách, đạo đức và khả năng như cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm...!

      Ngược lại, những kẻ to miệng chống đối, đả kích ông Diệm (kể cả lãnh đạo các đảng phái) đều đã để lộ ra “bộ mặt chuột” của những kẻ bất tài, vô đức…Vì thế mà miền Nam đã bị rơi vào khủng hoảng chính trị trầm trọng với bốn (4) năm dài không chính phủ…

      Đây là “SỰ THẬT”! Một Sự Thật vô cùng phủ phàng… không thể chối cãi ???

      • Nam Kỳ Phỏng Giái says:

        Tôi ít học, bình thường như bao người bình thường khác. Tôi đọc sách ít, vì trình độ giới hạn. Ngày ngày kiếm miếng ăn nuôi vợ nuôi con nên không biết đời luận về ông Diệm ra sao.

        Tôi chỉ biét nhìn vào tôi, vào chòm xóm, vào con người, vào xã hội cùng đinh mà tôi đã sống, chín năm dưới chế độ Đệ nhất Cộng Hòa của anh em ông Diệm và Miền Nam, thì thấy rằng dân được gọi là cùng đinh như chúng tôi, dể thở, yên bình, con cái được ăn học, đau ốm có thấy, có thuốc đàng hoàng và khá thanh thản gấp một triệu lần dưới chế độ XHCN của Bác Hồ và Đảng CSVN hôm nay.

        Cho nên, giờ gần 90 tuổi, tôi vẫn khóc khi nhìn bức hình anh em ông chết lăn queo trền sàn chiến xa do bọn phản tướng cầm đầu là Dương Văn Minh tự Minh Xún giết ông.

        Tôi tu tại gia, từ 50 năm nay nhưng biết mình không thể bám tới gót chân Phật được, vì tôi buông tất cả, không hận thù mà còn thương hại cả Cộng Sản, dù CS đã làm tôi điêu đứng và gia đình ly tan.

        Nhưng chỉ có một thứ mà tôi buông thả được, đó là mỗi khi nhớ đến những tên phản, hèn tướng Minh, Đôn, Xuân, Đính, Kim là máu huyết lại chạy lung tung với lời nguyển Nếu có đấng Linh Thiêng thì hãy đầy đọa những thằng tướng gốc “Lê Dương” này, đời đời trong ngục a tì không siêu thoát được.

        Phần tôi, biết sẽ phải theo chúng xuống địa ngục cũng cam !

      • Phạm Trung Kiên says:

        Chào bác “Nam Kỳ Phỏng Giái”

        Nói lên “SỰ THẬT” và “BẢO VỆ CÔNG LÝ” là trách nhiệm của tất cả những ai có lương tâm và … YÊU CÔNG LÝ…

        Cám ơn những lời chân tình của Bác, và xin mời Bác cùng với Trung Kiên sống lại giây phút êm đềm của miền Nam Thân yêu;

        => https://www.youtube.com/watch?v=E5ou9SF_wNs

        Xin phép được phổ biến “góp ý” trên đây của Bác đến nhiều người…

        Kính chúc Bác sức khoẻ, luôn kiên cường và nhiều nghị lực…

  5. Chuyện thường ngày says:

    Đâu có gì mà dzô dziên, chuyện thường ngày mà, chống cộng hoài hổng thấy nó sụm, chống nhau chơi dzui hơn, tri tret, phỉ báng chống nhau cho nó lành, mắc cười quá…!

    • Tien Ngu says:

      Ậy,

      Đó là cò mồi Cộng láo nó tự bơmn, tự sướng thế thôi…

      Có đứa nào ngu, đi lấy…củ cãi mà chống Cộng không? nàm gì có chuyện đó?

      Ở đây thiên hạ chỉ nói chuyện…lịch sử, nghe cho nó…thông. Lấy cái mẹ gì mà…chống Cộng? Nó có AK, nó bắn, thì…bà hú…

      Sự thật, sự…láo, đương nhiên là phải có cãi cọ. Ấy mới nà chuyện thường ngày.

      Thông chưa, cò?

  6. Dai cho says:

    Bạn hơi vô duyên đấy
    Người ta thích gì thì nói nấy, đâu có buộc họ phải nói đều này điều nọ, chỉ có CS mới ép buộc người khác như vậy, đây là xứ tự do mà

  7. Văn Hóa says:

    Con chiên chien đẻ (CCCĐ) tưởng đã bớt liệt não, sau khi được những cao thủ như Chưng Sơn, Mắng Sĩ, Cưa Sĩ, Théc Méc Thư Sinh dậy dỗ tận tình, nhưng dường như chỉ những Con (CCĐ) hạng 1 như Tú Gàn, Nguyễn Gia Kiểng, và hạng 2 như Nguyễn Trọng Dân là có chuyển biến khá lên được (vì lâu nay không còn thấy viết lếu láo về Phật Giáo nữa), còn những con (CCĐ) hạng nhầng nhầng như Vy Bùi, Tudo.com và hạng bét dzem như Tiên Ngu, Mõ thi thôi “Quên chúng đi”. Vì những ngữ này liệt não kinh niên dzồi còn đâu? Có mà chạy điện cao thế vào óc chúng nó cũng kể như vô vọng.
    Ông Mắng Sĩ đã dậy các con (CCĐ) rằng : Muốn chê bai, hay mạt sát ai thì phải dẫn chứng, nghĩa là phải có bằng cớ, hay ít ra cũng phải lý luận chỉ ra đôi giòng rằng họ sai, xấu xa, điếm đàng ở chỗ nào?
    Các con (CCĐ) ra rả nói xấu Giao Điểm là giáo điếm nhưng chưa hề chỉ ra tờ báo này điếm ở chỗ nào? Thản nhiên viết bậy, bôi bác về đối tượng nhưng không đưa ra được chứng cớ thì không phải là những Con Chiên Chien Đẻ thì là gi nữa đây hử trời? Trrrơờời bwwớớ trờời.
    Còn nhớ cách đây không lâu, dường như ông Tạ Bảo Công thì phải, có đưa ra phần thưởng 200 đơlơ tiền tươi, và 2 vé ăn “all you can eat” ở Hometown Buffet cho bất cứ con (CCĐ) dám gồng mình chỉ ra GĐ và SH sai (chứ chưa phải hẳn là “Điếm”). Nhưng tịnh vô, từ con chiên chien đẻ hạng “delux” như Tú Gàn, Minh Võ cho tới những con (CCĐ) hạng bét dzem chưa con (CCĐ) nào dám “gồng mình” để được lãnh thưởng cả. Thật đáng buồn cho trí khôn của tòn thể các con (CCĐ).
    Vừa rồi có ông Hoàng Hiệp Sỹ thấy ngứa mắt vì Đặng Văn Âu (ĐVÂ) viết ngu dốt, trí trá, bịa bịp về nhà Ngô, về Hòa Thượng Thích Quảng Đức nên đã bỏ công dậy dỗ cho ĐVÂ một bài khá dài, nhưng rất cặn kẽ, kỹ lưỡng với những tài liệu dẫn chứng rõ ràng. Và ngôn từ, lời lẽ thì rất là nghiêm khắc, nặng nề như một ông thầy giáo mắng mỏ một tên học trò học hành chẳng chịu học ( Vì tài liệu dẫn chứng một đống), chỉ đi viết bậy bạ lăng nhăng, bôi bác về những vấn đề đã được ông ta dậy dỗ rồi. Những từ ông thầy dùng để mắng tên học trò rắn mắt, tối tăm Đoàn Văn Âu như : Đần độn, lưu manh, trí trá và cả “chó đẻ” nữa, nhưng ông thần HHS lại cho rằng ĐVÂ xứng đáng với những từ này vì chính hắn Âu tạo ra với những chứng cớ rõ ràng.
    Nhưng đau một điều là thầy HHS có thách là ĐVÂ nếu thấy điều gì sai trong cách dùng chữ, mà ông đã dùng để tặng cho ĐVÂ thì Âu cứ lên tiếng. Nếu sai sự thật thì thầy sẽ xin lỗi. Nhưng cho tới nay là quá 72 giờ rồi mà Âu thì cứ “Lặng lẽ cúi đầu” cố nuốt niềm đau buồn, nhục nhã. Âu đó cũng là bài học cho Âu vì Âu lên mạng mà tưỏng mình đang đi du lịch Âu Châu. Muốn viết trí trá, lưu manh ầu ơ, ù xọa sao cũng được. Đau thật, đang huyênh hoang là hiệp sĩ trừ gian, “diệt gián, đập ruồi” thì chỉ vì một bài viết ngu dốt không có dẫn chứng bất cứ tài liệu nào, của mình mà bị HHS lật mặt nạ để trở thành kẻ lưu manh, đần độn, trí trá.
    Hy vọng từ nay Âu muốn với tới những vấn đề như Ngô Đình Diệm, HT Thích Quảng Đức, GS Trần Trung Ngọc, Catô lích, Catô lác thì Âu phải muôn vàn thận trọng và nhất là phải tham cứu tài liệu rõ ràng, biết chắc đúng thì hãy viết, cái gì chưa chắc, hay không biết rõ thì đừng “mó vào” phỏng tay như chơi đó nghe.
    Các Con (CCĐ) cũng nên đọc kỹ cái bài đã làm cho ĐVÂ phải chạy “tuột mẹ nó quần” và trở thành chiến sỹ “Không Quần” nè :
    http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=6660
    • Các Con (CCĐ) cũng nên dùng bài này làm tấm gương soi chung, cho bớt liệt não đi nghen.

    • tin vắn says:

      văn hoá là nick của đứa nào vậy ta ?

      Là của tên vi- xi Tien võ đã và đang đội nhiều nicks vào trang mạng với những lời lẽ tục tĩu sặc mùi đả phá, mạ lỵ tôn giáo . Dưới đây là một số nicks điển hình của nó :

      Học hỏi, , vkieu my, maco baoxita lỗ trí thâm , hiện hữu, chungson, tú gõ, Giải Magsaysay Phét Dỗm, nắn sĩ ,huy, maco lo tri tham, hova ranh mach, công tằng tôn nữ nhu mì, conmeo, tạ bảo công ,sao vàng rực rỡ, le thi nhung, mp, lữ dương, trần hùng, hùng, “quockhach”, le huong lan, théc méc thư sinh, tuphuong, nắn sĩ, minh phuong, vietquoc, sự thật, vũ như vũ, su that, hoang v…v…,

      Tien võ says:
      05/11/2013 at 22:29
      Cũng chả có gì mà phải giấu giếm. Tự giới thiệu, tôi là một Đảng Viên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tôi sinh hoạt đảng tại một chi bộ ở Ang Giang.

    • Tien Ngu says:

      Nhắc Tào Tháo, có…con gà mái dầu xuất hiện lien tức khắc…

      Chổ nào có Diệm, có Nhu, là y như rằng có…con gà mái dầu, nhào ra la quang quác.

      Em điếm nào cũng tự cho là mềnh hay hơn Diệm, tài tình hơn Nhu.
      Hạ Diệm Nhu rồi các em sẽ…lên đồng, mang bàn thờ rượt VC, rượt Thiên Chúa giáo, đem …sướng lại cho thiên hạ.

      Dưới cặp mắt…hí của chúng, thiên hạ nghe chúng vạch mặt chuột Diệm Nhu, Thiên Chúa giáo, mà sẽ cùng nhau đi theo…lũ điếm…

      Mắc cười quá. Con gà mái dầu này cứ mần như thiên hạ là nông dân của 1945-1975…

      Đứt thần kinh ngượng, lớp 7 quốc học Huế!

    • caillou says:

      Vậy mà cũng lấy nick là Văn Hóa ư ?
      Quà là con cháu VC có khác . VN CS ngày nay KHÔNG GIÓNG XƯA
      Mọi thứ đều đão lộn,.ngựợc ngạo
      Như VC ,đọc tài áp bức ,phi nhân tính thì mở miêngg ra là dân chủ tự do (dân chủ đến thế là cùng !)…
      An nói hàm hồ ,chửi bới lung tung thì lại cho là có Văn hóa …)
      Văn hóa ?????
      Văn Hóa Công Sản…
      (caillou)

  8. Trung Kiên says:

    Cám ơn bạn Nguyễn Trọng đã giới thiệu…Sách mới “The Lost Mandate of Heaven, the American Betrayal of Ngo Dinh Diem, President of Vietnam” (Thiên Mệnh Bị Ðánh Mất – Sự Phản Bội của Hoa Kỳ Ðối Với Tổng Thống VNCH Ngô Ðình Diệm)!

    => http://viendongdaily.com/ra-mat-tac-pham-the-lost-mandate-of-heaven-thien-menh-bi-danh-mat-bu3bvEmg.html

    Thanh Phong viết;…Tác giả dẫn chứng nhiều lời phát biểu về cái chết của cố Tổng Thống Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu, trong đó có Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Johnson. Milliam Colby ngay năm 1966 cũng đã nhận định, sau khi TT Ngô Đình Diệm bị sát hại, miền Nam Việt Nam không bao giờ vực trở lại được nữa, và điều đó đã xảy ra đúng như vậy. Đặc biệt, trong cuốn sách, tác giả ghi lại những lời chỉ trích của cựu Đại Sứ Mỹ, tướng Harkins chỉ trích sự sai lầm của các ông Hilsman, Hariman, nhất là giới truyền thông Hoa Kỳ đã đóng góp phấn lớn vào việc làm sụp đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa tại Việt Nam.” (ngưng trích)

    => Nhưng dù cho bất cứ một sử gia ngoại quốc nào (kể cả Mỹ, Pháp, Nhật) viết về lịch sử VN thì Trung Kiên tôi cũng chỉ đọc cho biết và tham khảo khi cần. Vì rằng, họ là người ngoại quốc, chỉ có thể nắm bắt được phần nào diễn biến của VN và viết theo cảm nghĩ của họ (tương tự đoạn văn ở dưới của E. Miller mà tôi đã phản biện)

    Với tôi thì những chứng nhân lịch sự Việt Nam vẫn quan trọng gấp trăm lần. Tôi trân quý những phát biểu của cụ Cao Xuân Vỹ, GS Huỳnh Văn Lang, Nghị sĩ Lê Châu Lộc, LS Lâm Lễ Trinh, Bùi Kiến Thành…vân vân….và ngay cả ông Bùi Tín và người nghiên cứu trẻ Đặng Chí Hùng.

    Phát biểu của học giả Geoffrey Shaw (Canada); “Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người có sứ mệnh từ trời sai xuống (Thiên Mệnh) để giúp dân tộc Việt Nam thoát khỏi sự cai trị của chủ nghĩa cộng sản, nhưng đã bị các tướng tá phản bội giết hại một cách dã man.” … làm tôi liên tưởng đến phần trả lời của ông Bùi Kiến Thành với Mặc Lâm RFA;

    Cái tội của những anh đảo chính Ngô Đình Diệm là tội ngu dốt không biết tình hình kinh tế, tình hình chính trị, tình hình chiến lược trên thế giới nó như thế nào, họ làm cái việc tự mình sát hại mình, đi đến chỗ 10 năm sau phải chắp tay đầu hàng cộng sản…/…Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Việt Nam đi vào cuộc chiến tranh tàn khốc do sự thiếu hiểu biết của một số người nông cạn của phía Mỹ cũng như Việt Nam.

    => https://www.youtube.com/watch?v=IDgLN9aodVg

  9. Khôn NHà says:

    Minh Đức là một nhà trí thức từng được biết đến từ trước năm 1975 tại Sài Gòn. Từng du học Phương Tây và hiểu thế giới như “lòng bàn tay”.

    Liên hệ mật thiết với Miền Nam chưa bị đảng CSVN thống trị, nên cũng đã hiểu Miền Nam qua các thời Bảo Đại, Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa…”như lòng bàn tay”, kể cả cái xấu lẫn cái tốt của nó.

    Vì thế ước mong tác giả đem sở học cao như núi của mình ra để giúp những người kém may mắn trên đường học vấn như chúng tôi, đại đa số những người không có bằng cấp và sở học như tác giả, bằng cách tạm ngừng chỉ dạy chúng tôi về Miền Nam và các chế độ Cộng Hòa mữa.

    Thay vào đó, xin tác gỉa bài “Tin Sách” trên, chỉ dạy thêm cho chúng tôi về Miền Bắc và đảng CSVN do Tầu và Liên tổ chức, huấn luyện, điều hợp và bằng cách nào họ đểu cáng, bán nước cho Tầu, tàn độc như qủy dữ như vậy mà vẫn thắng, vẫn có những người học cao hiểu rộng như Trần Đức Thảo, Nguyễn Khắc Viện v.v…theo phò, để rồi đến cuối đời, mới nói lời xám hối.

    Được như vậy thì tạ ơn Minh Đức biết bao nhiêu.

    • Dai cho says:

      Bạn hơi vô duyên đấy
      Người ta thích gì thì nói nấy, đâu có buộc họ phải nói đều này điều nọ, chỉ có CS mới ép buộc người khác như vậy, đây là xứ tự do mà

      • Tien Ngu says:

        Đúng đúng…

        Thím ba Minh Đức…tàì tình thiên cỗ luỵ, hơn hẳn Diệm Nhu.

        Cái thuyết nhân vị của Ngô đình Nhu, đối với thím ba là chuyện…phong thần bán bánh kẹp, bị thím…chê rề.

        Nhân vị cũng y chang như…Cộng sản, là…không tưởng.

        Việt nam thời Diệm Nhu coi bộ…xui, thời đó mà có thím ba Minh Đức ra tay tế độ, chế ra một cái thuyết hơ nhân vị mí cộng sản,

        Là dân VN sẽ…yên vui, thái bình, cơm no bò cõi đời đời…

        Có đâu mà bị Giáo điếm với cs hạ gục một cách Tệ lậu.

        Xứ tự do,

        Xưa có nhóm ca ra veo, Ngô bá Thành, Dương quỳnh Hoa, Huỳnh tấn Mẩm, Chân tín, linh mục…cài Lan đó quên rồi…, vân vân.
        Nay chúng ta có…thím ba Minh Đức…

        Hãy để cho thím ấy lên tiếng, một cách bền bỉ…

        Diệm Nhu …đi đứt rồi, chính nghĩa chính tông gì nữa mà không nói chớ?

Leave a Reply to caillou