WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Làm sao ngăn được đà suy thoái về văn hóa?

Văn hóa đã bắt đầu suy thoái từ rất lâu

Tôi nhớ đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, khi miền Bắc đang “vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”, người dân Tràng An đã than phiền về nạn càn quấy của đám trai trẻ mặc quần ống tuýp, để tóc dài khiến các quý thanh niên “Cờ đỏ” đông nhan nhản ở Bờ Hồ phải thủ sẵn kéo lăm le cắt ống quần, cắt tóc dài để dạy chúng bài học vỡ lòng về … phép ứng xử văn hóa (!).

Tôi nhớ cũng từ những năm đó, nhà văn Nguyễn Khải kể chuyện có lần ông đi xem phim ở rạp BắBieutinh-Saigon-kepcoc Đô, Hàng Giấy. Khi đèn đã tắt, phim đã bắt đầu chiếu, thấy mấy cậu choai choai ngồi hàng phía trên nói chuyện rào rào, phì phèo thuốc lá, ông bèn khẽ khàng nhắc nhở : “Các cháu tắt thuốc đi nhé !”. Bất ngờ ông nghe thấy giọng nạt nộ : “ Này thằng già, liệu mà câm mồm đi !”, và các mẩu thuốc cháy dở tới tấp bay vào người ông. Không một ai lên tiếng bênh vực ông. Ông đành phải câm mồm thật, nếu không muốn bị khủng bố tiếp. Nhà văn ngậm ngùi đúc kết : “Thời nay, cái Thiện đã chịu thua cái Ác !”.

Thời ấy người ta cũng đã từng đâm chém nhau vì va chạm … xe đạp. Các vị cán bộ nhà nước mặc đại cán nghiêm chỉnh cũng đã từng không kiêng dè, to tiếng cãi vã so bì nhau từ lạng chè, bao thuốc đến chiếc vành, chiếc lốp hay chục cái nan hoa mua theo sổ căng-tin cơ quan, chưa nói đến cuộc “đại chiến” vì phiếu mua xe đạp phân phối hay những căn phòng nhà tập thể không khép kín…

Thời ấy đã lan truyền trong dân gian câu khái quát về mối quan hệ người – người còn đúng tới tận giờ : “ Nhất thân, nhì thế, tam chế (chế độ), tứ tiêu (tiêu chuẩn), ngũ liều, lục đả (cùng lắm thì dở nắm đấm!)”. Hay câu vè khá thật thà nôm na : “Tiền là tiên là phật / Là sức bật tuổi trẻ / Là sức khỏe tuổi già / Là cái đà tiến thân / Là cán cân công lý / Tiền là hết ý !”.

Vài dòng gọi là “ôn nghèo gợi khổ“, hoài niệm thời bao cấp để cùng nhau từ bỏ ảo tưởng : Khi chia đều sự nghèo túng, chúng ta có thể xây dựng được một nền văn hóa đầy ắp tình người “. Và đành phải thừa nhận rằng văn hóa chúng ta thực ra đã có dấu hiệu suy thoái từ rất lâu.

Thực trạng suy thoái văn hóa hiện nay

Không phải tôi không nhìn thấy những “việc tử tế” trong đời sống chúng ta hiện nay : những tấm gương làm việc hiệu quả, bất chấp hiểm nguy để kiềm chế tội phạm, vượt khó khăn cứu chữa bệnh hiểm nghèo, vật vã mang con chữ lên vùng cao, nhường cơm sẻ áo với người bất hạnh… Tôi vẫn tin trước sau gì thì cái tốt, cái đẹp cũng sẽ trở thành nét chủ đạo trong cuộc sống.

Nhưng để sớm đạt tới điều mong muốn đó, chúng ta không thể ru ngủ nhau bằng những lời khen. Hãy đừng vội hài lòng mà cùng hướng sự chú ý đến những mặt tối, dần loại bỏ cái xấu để tự hoàn thiện.

Từ mấy thập niên gần đây, không ai không cảm thấy văn hóa – tôi muốn nói đến văn hóa đạo đức xã hội – đang mỗi năm lại càng thêm lao dốc, chưa hề thấy có điểm dừng. Nhiều người thường nhắc đến những thói xấu dễ nhận thấy ở người Viêt như thói ham chuộng hư danh, thói say mê bia rượu, ăn nhậu đánh chén; thói liệt dây thần kinh xấu hổ khi chen lấn xô đẩy nhau, tranh tài lộc, giành nhau miếng ăn; thói quen bắt chước đua đòi, “con gà tức nhau tiếng gáy”… Những nhận xét “bắt bệnh” này đều đúng.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của tôi, xin mạo muội tạm nêu ra 4 biểu hiện, theo tôi là rõ rệt hơn cả của tình trạng suy thoái trên. Đó là: Đồng tiền bất chính; Bạo lực lên ngôi; Giả dối thắng thế; Con người vô cảm.

Đồng tiền bất chính. Đồng tiền không có gì xấu. Bản thân nó là một thành tựu lớn của văn minh nhân loại. Nhưng kiếm tiền bằng cách giẫm đạp lên lợi ích của cộng đồng mới thực sự là đáng chê trách.

“Sống chết mặc bay; tiền thầy bỏ túi”. Lờì nhận xét sỗ sàng này đã trở thành phương châm ứng xử của vô số người trong xã hội. Người nuôi heo sẵn sàng tiêm thuốc mê, bơm nước lã để tăng trọng lượng con vật khi bán để kiếm thêm lợi nhuận, bất chấp tác hại. Người nông dân vốn hiền lành bỗng biết dành riêng cho mình khoảnh vườn chè, vườn rau sạch, còn rau bẩn, chè bẩn thì để bán cho các bạn được gọi là “công nông liên minh”(!). Hàng giả, hàng lậu, hàng nhái mặc sức tung hoành; không hải quan, biên phòng nào bắt giữ hết được. Một cơ quan nhà nước ở Tổng cục Thủy sản thu bộn tiền do ngang nhiên bán khống hàng trăm giấy chứng nhận (với giá 5 triệu đồng/cái) kiểm định vật tư ngư nghiệp đạt chuẩn. Nhà giáo, thầy thuốc vốn là nghề cao quý được trọng vọng ngày xưa, nay cũng không nhiều người tránh được sự cám dỗ của đồng tiền. Muốn học bạ có điểm cao ư ? Không học thêm lớp của các thầy cô trong trường thì đừng có mơ. Muốn cấp cứu ư ? Nộp đủ tiền chưa mà muốn vào phòng mổ ?

Tệ hại nhất về kiếm tiền bất chính không ai khác ngoài đám quan chuyên nghề “cướp ngày” ( “Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”). Cơ hội chui vào Đảng, lý lịch man khai, bằng thật học giả, bỏ vốn ra mua chức, có ghế cao rồi dễ dàng hoàn vốn và thu về lãi khủng.

Không khó biết tham nhũng cụ thể là ai. Nhưng hầu như không mấy ai đủ dũng cảm “vào hang bắt cọp”, để đến nỗi vị quan khả kính nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đưa ra nhận xét để đời: “ Tham nhũng vẫn ổn định !”.

Từ năm 1999, Hội nghị TƯ 6 (lần 2, khóa VIII) đã ra Nghị quyết về xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Gần 15 năm sau, Hội nghị TƯ 4 (khóa XI, năm 2012) lại tiếp tục thông qua Nghị quyết cùng về vấn đề trên, thừa nhận tình trạng suy thoái tư tưởng, đạo đức lối sống trong Đảng vẫn không thuyên giảm, nếu không nói là còn nghiêm trọng hơn, “đe dọa đến sự tồn vong của chế độ”. “Người ta ăn của dân không từ một thứ gì” (lời nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan). Từ một vài con sâu, tham nhũng đã phát triển thành “cả bầy sâu” ! (chữ dùng của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang).

Khi một “bộ phận không nhỏ” các quan “phụ mẫu”, những người được cho là “tinh hoa” dân tộc, là thành viên của “đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân ưu tú nhất” lại đồng thời là kẻ cắp theo nghĩa đen thì quả thật văn hóa đạo đức xã hội đã tụt xuống đáy. Cha ông ta đã dạy: “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Tham nhũng là cội nguồn của các bất công, khiến lòng dân không yên. Tham nhũng cũng mở đường cho các suy thoái văn hóa đạo đức ở các tầng lớp khác trong xã hội, trước hết là các thanh niên , khi lớp trẻ mới vào đời thấy các bậc cha chú “đầu têu” hành xử bất chấp đạo đức và pháp luật.

Bạo lực lên ngôi. Có thể là từ trong vô thức, từ tuổi vị thành niên, nhiều người trong chúng ta đã bị ám ảnh bởi các ý tưởng cao siêu , đại loại như: “Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội”; “Đấu tranh giai cấp song hành cùng bạo lực cách mạng”. “Họng súng đẻ ra chính quyền”. “Đấu tranh ôn hòa, bất bạo động là cải lương, là thiếu tinh thần cách mạng triệt để”… Bạo lực tất nhiên khó tránh đổ máu cho cả hai phe. Khi lòng hận thù được nuôi dưỡng, từ “bạo lực cách mạng” đến bạo lực trong đời thường chỉ còn cách vài bước chân… Vô hình trung bạo lực đã được tôn vinh !

Không biết từ bao giờ không ít người Việt Nam chúng ta trở nên hung hãn, gương mặt bặm trợn, lúc nào cũng sẵn sàng nói chuyện bằng dao kiếm. Xe máy va chạm ngoài phố – thay vì ôn tồn xin lỗi nhau rồi đường ai nấy đi, người ta sẵn sàng hùng hổ lao vào giành phần đúng, rồi rút dao, rút kiếm đâm chém nhau. To tiếng khi ăn nhậu, bị coi là “nhìn đểu” – đều có thể đổ máu. Vợ chồng con cái xích mích – ai đó có thể bị tưới xăng đốt. Bảo mẫu túm ngược chân trẻ mười mấy tháng tuổi dúng đầu vào sô nước vì mắc tội … chậm ăn cháo. Cô giáo thẳng tay tát học sinh, bắt học sinh liếm ghế. Nữ sinh xúm vào túm tóc đánh bạn vì những chuyện không đâu…

Đáng lưu tâm nhất là bạo lực không còn hiếm ngay cả với những người được giao nhiệm vụ bảo vệ pháp luật mà Nội quy treo trong phòng làm việc ghi rõ “phải kính trọng, lễ phép với dân”. Bao nhiêu người dân, kể cả trẻ vị thành niên, đang khỏe mạnh , sau khi bị tạm giam, đã bất ngờ trở về với tổ tiên (nhiều người vì lý do “chán đời thắt cổ tự vẫn” ở tư thế ngồi ?), hoặc may mắn hơn, thì chỉ bị tàn tật.

Nhiều người xuống đường tham gia tụ tập ôn hòa với các biểu ngữ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ chủ quyền biển đảo toàn vẹn đã bị các quý anh mặc trang phục “Thanh niên xung phong” (?) lao vào đấm đá không thương tiếc, không kiêng dè đối với cả phụ nữ và trẻ em vì lý do khó tin là họ đã bị “thế lực thù địch” chưa được phát hiện nào đó “kích động gây rối” (?). Đó quả thật là một hình ảnh không thể xấu hơn trước con mắt của bạn bè quốc tế khi đến thăm Thành phố “Vì hòa bình” !
Bạo lực đẻ ra bạo lực. Chẳng còn mấy người ngạc nhiên khi súng đã nổ, đồng chí đã bắn vào đồng chí ngay trong trụ sở của một Văn phòng Tỉnh ủy…

Giả dối thắng thế. Có lẽ đối với không ít người, giả dối là cách đỡ hao tâm tổn trí nhất để đạt được điều mình muốn. Dốt nát, sợ điểm kém ư ? Đã có thể quay cóp bài của bạn hay dấu mang vào phòng thi đủ loại phao bé bằng hai ngón tay. Chưa học hành tử tế để đạt bằng cấp cao ư ? Thì đã có vô số trường dởm, thầy dởm, người sẵn sàng thi hộ, viết hộ luận án giúp anh dễ dàng có được tấm bằng để rồi bắt đầu cuộc hành trình leo lên chức này chức nọ. Thích được huân chương hay có danh hiệu anh hùng để lòe thiên hạ ư ? Có thể bịa ra các chiến tích để đạt được điều này. Muốn địa phương mình có thành tích vượt trội – nào là mức tăng trưởng kinh tế hai con số, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiêp cao chót vót, nhiều vùng đạt danh hiệu “Nông thôn mới “ , số “Gia đình văn hóa” chiếm quá 90%… từ đó để cái gọi là “tài năng lãnh đạo” của mình được cấp trên thừa nhận, cá nhân mình dễ bề tiếp tục leo cao – cách dễ nhất là chỉ đạo thuộc cấp bịa đặt ra các con số đẹp như ý, sẵn sàng vay nợ đầm đìa để đạt bề ngoài phồn vinh. (Xin mở ngoặc nói thêm : Người ta thường phê phán căn bệnh “chạy theo thành tích”; nhưng thử hỏi : Nếu không bày ra chuyện “Thi đua khen thưởng” với cả bộ máy rình rang từ trên xuống dưới thì còn ai phải “chạy theo thành tích “ ?).

Trong cuốn “ Đagestan của tôi” Rasul Gamzatov đã tưởng tượng ra cuộc đua chinh phục lòng người giữa Giả dối và Sự thật. Và không bất ngờ, Giả dối đã giành phần thắng vì thường hay làm mọi người thấy “dễ chịu thoải mái” dù biết là đang lừa nhau, còn Sự thật chịu thua vì khiến người ta “đau đớn lo âu” ! Tinh thần “Nhìn thẳng vào sự thật” những năm đầu Đổi mới có vẻ đã mai một khá nhiều.

Dù thế nào thì người ta vẫn hay nhắc nhau : “Nói thật mất lòng” và nhấn mạnh rằng “thuốc đắng” mới “rã tật”. Một xã hội đề cao Sự thật mới mong được phát triển bền vững. Dối trá trước sau gì cũng dẫn tới đổ bể.

Con người vô cảm. Một người ngã xe bên đường, nằm bất động, nhiều xe đi qua không dừng lại cứu giúp, coi như không thấy. Một chiếc xe khách không may lăn xuống vực, nhiều người lần xuống theo; thay vì cứu chữa người bị nạn thì lại thản nhiên lần mò lấy cắp hành lý, tư trang. Một lái xe taxi đang tâm đẩy nữ hành khách bị vỡ ối xuống vệ đường khi bệnh viện đã ở ngay trước mặt. Một bọn gọi là bảo vệ bệnh viện, để bảo kê cho xe cứu thương của mình, “quyết liệt” ngăn cản xe gia đình thuê đưa đứa bé đang hấp hối thở ôxy trở về nhà. Không hiếm các điều tra viên muốn lập thành tích phá án nhanh đã sẵn sàng dùng nhục hình, bức cung ép người dân lành phải nhận tội, chịu ngồi tù oan hàng chục năm trời, gia đình tan nát. Chỉ cần các điều tra viên, các vị giữ quyền công tố, các thẩm phán cầm cán cân công lý có chút tình thương với bị cáo thì họ sẽ động lòng, thoát khỏi trạng thái vô cảm, và thấy ngay những bất cập trong hồ sơ để rồi hủy án.

Cái vô cảm đáng sợ nhất là vô cảm trước tình cảnh hiểm nghèo của Đất nước. Người ta đua nhau quên hết sự đời , say sưa theo bắt con vật ảo Pokemon. Số đông hình như vẫn “bình chân như vại” không nhìn thấy trước mắt mối nguy lù lù như trái núi : Nợ trong nước, nợ ngoài nước tăng cao, mới nứt mắt chào đời đã mang nợ hàng chục triệu đồng; nợ xấu, nợ công sắp vượt ngưỡng an toàn; thu không đủ chi , bội chi ngân sách năm sau cao hơn năm trước; nhiều dự án lỗ hàng ngàn tỷ đồng đắp chiếu; nhiều dự án hàng ngàn tỷ đồng khác được vẽ ra đang chờ duyệt để xây … tượng đài, xây trung tâm hành chính hoành tráng trong khi trẻ con đi học qua sông phải đu dây hay chui vào túi ni-lông, bệnh nhân phải nằm 2-3 người một giường…Thảm họa môi trường làm cá chết, biển chết, người lao đao. Khi chủ quyền biển đảo trên Biển Đông bị xâm phạm trắng trợn thì tình hình đã rất nghiêm trọng, không thể là bình thường, là “ vũ như cẫn” nữa rồi!

Có cảm tưởng rằng, khi trộm cướp đã vào đến trong sân nhà thì hàng xóm gần, hàng xóm xa đua nhau la to giùm, trong khi chủ nhà thì giữ ý, im lặng. Thật là ngược đời !

Điều gì có thể ngăn chặn được đà suy thoái về văn hóa ?

Trả lời câu hỏi này, nhiều người nghĩ ngay tới sự cần thiết phải cải cách lĩnh vực giáo dục một cách căn bản, toàn diện – từ trong gia đình, nhà trường đến ngoài xã hội. Điều này không sai. Nhưng theo thiển ý của tôi, còn có một việc khác cấp bách hơn, có sức tác động sâu rộng hơn, mạnh mẽ hơn nhiều lần, bao trùm lên mọi lĩnh vực, kể cả giáo dục. Đó là việc cải cách thể chế xã hội; nói khác đi là đổi mới chính trị.

Từ hơn 10 năm trước, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006) đã chỉ rõ sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới chính trị.
Tiếc rằng trên thực tế chúng ta chưa làm được bao nhiêu theo hướng này.

Thể chế xã hội là điều tác động mạnh nhất đến văn hóa nói riêng. Một thể chế phù hợp, đáp ứng được nhu cầu phát triển con người và xã hội một cách bền vững là thể chế trước tiên phải bảo đảm các quyền cơ bản của con người – đó là “quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do dân chủ, quyền mưu cầu hạnh phúc” như Tuyên ngôn độc lâp năm 1776 của nước Mỹ đã khẳng định và Hồ Chủ tịch đã nhắc lại tại Quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9/1945.

Cần đặc biệt lưu ý tới quyền tự do dân chủ. Đây chính là giá trị cốt lõi của một thể chế tốt đẹp nói chung và của văn hóa nói riêng.

Hiến pháp năm 2013 của nước ta đã long trọng khẳng định các quyền con người và công dân cơ bản : quyền bầu cử, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền lập hội, quyền tự do tôn giáo, quyền biểu tình…theo quy định của pháp luật.

Để những quyền cấp thiết trên đây từ trang giấy còn thơm mùi mực in bước được vào cuộc sống, cần rất nhiều điều luật cụ thể mà Quốc hội và Chính phủ còn mắc nợ nhân dân. Nhiều người tâm đắc với phát biểu rành rẽ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phiên họp Chính phủ ngày 1 tháng 8 vừa qua : “ Ở nước ta hiện nay, con đường dài nhất là con đường từ lời nói đến việc làm !”.

Chỉ có dân chủ mới tạo điều kiện xác lập được trên thực tế tinh thần “thượng tôn pháp luật”. Chỉ có dân chủ mới có thể phát huy tính chủ động sáng tạo, tính hướng thiện, tính cộng đồng của người dân thực sự có sở hữu tài sản trên mọi lĩnh vực xã hội, từ đó hình thành nên một thị trường đúng nghĩa, buộc mọi người phải làm ăn tử tế.

Chỉ có dân chủ mới lựa chọn được những người có tài có đức nhất vào bộ máy quản trị xã hội, loại bỏ hoàn toàn những kẻ bất tài, thất đức leo cao vì chạy chức chạy quyền. Chỉ có dân chủ mới có thể đặt quyền lực dưới sự giám sát hiệu quả, nghiêm khắc, khiến không một vị quan nào có thể có điều kiện tham nhũng mà không bị sớm phát giác. Chỉ có dân chủ mới loại bỏ được tham nhũng – giặc nội xâm tàn phá đất nước, tàn phá đạo đức, văn hóa.

Dân chủ là tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người về sự hiểu biết, về niềm tin và quyền lợi. Không áp đặt thô bạo ý kiến của mình với người nghĩ khác mình, lấy đối thoại thay cho đối đầu. “Cầu đồng tồn dị” là phương châm hành xử của mọi người : cố tìm điểm chung, gác lại bất đồng để cùng ghé vai chung sức làm điều hay cho cả cộng đồng. Với tinh thần khoan hòa khoan dung, người ta sẽ loại trừ được bạo lực ra khỏi đời sống. Thói hung hãn tôn sùng nắm đấm sẽ lùi vào dĩ vãng. “ Từ đây người biết thương người / Từ đây người biết yêu người…” (Văn Cao). Và đó chính là văn hóa.

Dân chủ gắn liền với Sự thật. “Một nửa cái bánh mỳ là bánh mỳ; một nửa Sự thật không còn là Sự thật”. Dân chủ có nghĩa là Sự thật tròn vẹn, không thể bị che dấu, dù chỉ một phần. Dân chủ đồng nghĩa với minh bạch và công khai. Dưới ánh sáng của minh bạch và công khai, Giả dối sẽ không còn đất sống.

Dân chủ biến mỗi người dân từ thân phận “thần dân” thụ động trở thành công dân tích cực, không phó mặc việc nước chỉ cho một nhóm người khác lo, mà luôn coi việc nước là việc nhà, không ngoảnh mặt làm ngơ trước các hiểm họa cũng như thời cơ hiện ra trước Đất nước. Con người vô cảm đáng trách sẽ không còn lý do tồn tại.

Dân chủ không phải là không có mặt trái. Nhưng phải thừa nhận rằng “dân chủ là lựa chọn ít xấu nhất” để phát huy sức mạnh tích cực của mọi người dân. Dân chủ quả là “chìa khóa vạn năng” để giải quyết mọi khó khăn. “ Dễ trăm lần, không dân cũng chịu / Khó vạn lần, dân liệu cũng xong” (Thanh Tịnh).
Ngăn chặn đà suy thoái về văn hóa, làm nó trở nên tốt đẹp, đáp ứng được vai trò là điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững con người và Đất nước quả là một việc “khó vạn lần”.

Con đường đi đến thực thi dân chủ thực sự cũng là một việc “khó vạn lần”, lắm gian nan, nhiều trở ngại do chính hạn chế của dân trí và dân khí, nhất là do các nhóm lợi ich sẽ cảm thấy bị “thiệt thòi” khi quyền lực ngon lành bấy lâu bị kiểm soát từ phía người dân và từ xã hội dân sự.

Dân chủ không thể từ trên trời rơi xuống. Dân chủ không thể là thứ mà ai đó có thể ban phát. Dân chủ phải đồng tâm hiệp lực đấu tranh mới có thể giành lấy được. Và đây là chủ đề của một bàn luận khác./.

Phan Hồng Giang
Nguồn: Viet-studies

13 Phản hồi cho “Làm sao ngăn được đà suy thoái về văn hóa?”

  1. Tran Vinh says:

    Văn hóa của cộng sản Hà nội là đàn áp và quì mọp :

    Nhà văn Dương Thu Hương- gia nhập Thanh Niên Xung Phong xâm nhập Miền Nam . Có hơn 15 tác phẩm-: “Về mặt đại cuộc, tôi thấy trong toàn thể lịch sử nước Việt, có lẽ cái triều đình Cộng sản hiện nay là cái triều đình hèn hạ và khốn nạn hơn tất cả những triều đình bán nước trước kia .

    “Bây giờ, mặc dù họ còn giữ được chính quyền nhưng cái thất bại thì rõ ràng không ai có thể chối cãi được là họ đã trở thành một bộ phận nô lệ của triều đình Cộng sản phương Bắc và cái sự bán nước của họ dù diễn ra trong bóng tối, nhưng nhân dân và tất cả nh người có lương tâm đều đoán được một cách chính xác “.

    ***Hoàng minh Chính- nguyên Viện trưởng Viện Triết học Mác Lê- : “…quỳ gối dâng đất nước cho ngoại bang thì đấy là một trọng tội, không thể tha thứ được…“Hiện nay, việc bán đất nước là do lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản. Họ lợi dụng quyền khống chế của họ với quốc hội và chính phủ. Họ độc quyền mà, nên họ cứ làm bừa…” .

    Nghệ sĩ ưu tú Kim Chi: “Về quan hệ quốc tế thì Việt nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc một cách thảm hại cả kinh tế lẫn chính trị:

    – Biển đảo, đất đai biên giới của Việt nam bị Trung Quốc ngang nhiên lấn chiếm mà các lãnh đạo Việt nam cam tâm im lặng . Đáng lẽ ra Việt nam phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về việc Trung quốc ngang nhiên đưa con tàu HD 981 vào hải phận Việt nam. Không dám kiện đã là hèn. Hèn hơn nữa là thẳng tay đàn áp những ai lên tiếng phản đối. Đội ngũ công an luôn sẵn sằng khủng bố, bắt bớ, tù đầy những người chống Trung Quốc. Đám dư luận viên hung hãn như một lũ chó ghẻ điên khùng , chúng vô học , vô giáo dục , vô lương tri , chúng tấn công, chửi bới những người đi tưởng niệm các chiến sĩ đã hi sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa. Chúng gán tội , ghép tội , dán cho những người dám đấu tranh cái nhãn hiệu là “ phản động”….

    Nhà thơ Trần mạnh Hảo :“ Một nhà nước mang tiếng là nhà nước của nhân dân, bảo vệ dân, bảo vệ đất nước mà lại đi bắt người đi biểu tình chống ngoại xâm? Thì nó biểu hiện một điều khủng khiếp nhất trong lịch sử dân tộc. Không có ai đi đàn áp nhân dân mình chỉ vì nhân dân mình yêu nước cả” .

  2. Ho^ng` Ga^m' says:

    Nếu anh không chống đảng thì chẳng ai phải dung` vũ lực như thế với anh cả. Nếu mọi người đều yêu nước, theo đảng, theo Bác thì xã hội VN sẽ vô cùng tốt đẹp vì văn hóa XHCN rất là tốt đẹp. Chỉ tại có những kẻ tay sai, phản động nên nước ta mới có chiến tranh, bạo lực như vây. Bạo lực là cần phải có để trấn áp những kẻ phản động.

    • Tran Vinh says:

      Thực trạng Việt nam của dư lợn viên HG:

      - Đất đai của tổ tiên thì ngày một bị thu hẹp lại…

      - Tham nhũng tràn lan, quan sống phè phỡn, đạo đức xã hội suy đồi, con giết cha , mẹ bán con, vợ giết chồng …

      - Kinh tế ,chính trị, y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội xuống cấp, tụt hậu thê thảm so với thế giới.

      - Tình trạng dân oan khiếu kiện kéo dài, oán hận không được giải quyết .

      - Tôn giáo bị đàn áp, linh mục và hòa thượng quốc doanh thì tăng lên theo cấp số nhân.

      - Công lý bị phỉ báng, tự do bị tước đoạt và nhân quyền bị bóp nghẹt

      - Hàng chục ngàn cô gái Việt Nam bị bán sang nước ngoài để bán thân, trong đó có cả những em bé.

      - Hàng trăm ngàn lao động phải chạy ra ngước ngoài để bán bán sức .

      - Bao cảnh đời khó khăn khổ sở đói nghèo trong nước phải làm những nghề mạt hạng ăn xin, bán dâm, giết người trộm cắp…

  3. Minh Đức says:

    Trích: “Văn hóa đã bắt đầu suy thoái từ rất lâu”

    Văn hóa suy thoái bắt đầu từ chính sách của đảng Cộng Sản chủ trương “Cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Nghĩa là đảng Cộng Sản có thể dùng tất cả mọi phương tiện, bất chấp luật pháp, bất chấp đạo đức để đạt được mục đích. Một người làm giàu bất chấp pháp luật, bất chấp đạo đức thì có thể sẽ trở thành giàu mau hơn là người lương thiện. Một đảng đoạt quyền lực bằng cách bất chấp luật pháp, bất chấp đạo đức thì sẽ có lợi thế hơn các đảng khác trong việc tranh đoạt quyền lực. Nhưng làm giàu bất chính thì nếp sống đảo điên sẽ ảnh hưởng đến gia đình, ảnh hưởng đến con cái. Một đảng đoạt quyền lực bằng mọi thủ đoạn và cai trị bất chấp đạo đức thì sẽ ảnh hưởng đến văn hóa của dân tộc.

    Dân chủ có thể tạo điều kiện để có một chính quyền khác lương thiện và biết cách cai trị hơn nhưng trong dân phải có những người lương thiện và biết cách làm việc. Chế độ độc tài toàn trị làm sa đọa mọi lãnh vực mà không cho người ở ngoài phe mình được tham gia chính trị nên khó tìm được người có kinh nghiệp nắm quyền để thay thế cho nhóm đương quyền.

    Sự tự do trong xã hội là giải pháp để ngăn đà suy thoái về văn hóa. Trong một nước tương đối tự do, có các nhóm độc lập với nhau, khi một nhóm trở thành sa đọa, các nhóm khác không bị ảnh hưởng và vẫn tiếp tục truyền thống sinh hoạt tốt của mình. Trong hoàn cảnh đó, dân chủ tạo điều kiện cho những người còn tốt có thể lên cầm quyền, thay thế cho những kẻ đã trở thành sa đọa.

  4. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa quí đồng hương,

    Tác giả Phan Hồng Giang viết dài dòng, lý luận lòng vòng, để rồi kết luận cần DÂN CHỦ HOÁ, nhưng lại nhát nhúa không dấm nói thẳng nói thật là, tất cả do cái LỖI HỆ THỐNG, nói khác đi THỦ TIÊU ĐỘC TÀI ĐỘC ĐẢNG càng sớm càng tốt là điều tối cần thiết (“a MUST”)

    Làm gì có chuyện chọn người tài đức nắm quyền, hay cải tổ thực sự, một khi cái đảng CS còn sờ sờ ra đó. Đó là HÒN ĐÁ TẢNG ngăn trở tiến trình dân chủ hoá VN.

    Thú thật đọc các bài viết như thế (hay các vần thơ của ông “dissident cuối mùa” Thái Bá Tân) mà mình thấy chán như nhá cơm nếp nát và chả buồn đọc kỹ làm chi cho mất thì giờ.
    Chẳng hạn thế câu kết bài viết cực kỳ vô duyên, một khi tác giả không có hùng tâm đởm lược nói toạc móng heo ra là DIỆT CỘNG là phương cách duy nhất ở ta.
    Tác giả “đánh bùn sang ao” thật lố bịch và hèn nhát: “Dân chủ phải đồng tâm hiệp lực đấu tranh mới có thể dành lấy được. Và đây là chủ đề của một bàn luận khác” !

    • tonydo says:

      Em xin giơ cả hai tay đồng ý với quan bác!
      Phải diệt Cộng trước. Nghĩa là dân chúng trong nước phải vùng lên……Không có chuyện lòng vòng lý thuyết, rồi ngồi chớ Việt Cộng…….thay đổi….văn hóa.

      Lão Ngoan Đồng viết:
      (Và đây là chủ đề của một bàn luận khác” !)

      Kính xin đàn anh, nếu có thể, nên viết một bài về chủ đề này. Nếu ngài bận, ít nhất xin một ý kiến để mọi người chia sẻ.
      Thanks Sir!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear tonydo,

        Tôi chỉ có thể nêu đại cương những ý nghĩ cá nhân như sau:

        1/
        Khó mà kết hợp thành một (số) tổ chức mạnh, có khả năng đối đầu hay đối trọng với V+. Cho nên rất cần áp dụng nguyên tắc DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN, tức TÔN TRỌNG KHÁC BIỆT trong chủ trương đường lối chống Cộng.

        Phát biểu theo cụ Trần Văn Ân đại khái là: Nếu một con số không đang muốn chuyển động để làm cái gì đó, nếu không hổ trợ được thì đừng thọc gậy bánh xe !

        Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn nêu ý kiến phản bác các bài viết của Thạch kiếm sĩ về vụ Việt Tân bấy lâu nay, cho dù tôi từng là nạn nhân của Việt Tân, cũng như không hài lòng lắm về phương cách tranh đấu của họ !

        2/
        Phải mạnh dạn TRỰC DIỆN đối đầu với CS để rút kinh nghiệm và đánh có hiệu quả hơn là ngồi ngoài này tranh đấu gián tiếp (cho nhân quyền, tín ngưỡng, văn hoá, kinh tế, chính trị).
        Dĩ nhiên tốt nhất nên đánh địch theo khả năng và sở trường sẵn có, chứ không bó buộc phải về nước mới đánh được địch.

        3/
        Câu hỏi quan trọng hàng đầu: Làm sao để có CHỖ ĐỨNG vững chắc trong nước để làm hậu thuẫn cho mình ? Đó là chủ đề cần nghiên cứu và bàn luận kỹ.

        Riêng tôi chủ trương ban đầu cần TÂM CÔNG thật mạnh để lấy lòng dân, cụ thể những người nghèo cô thế, nông dân thợ thuyền … Cũng như cần LÀM QUEN trận địa. Chính trị là vùng cấm địa, nhảy vào ngay ban đầu là sẽ … từ chết đến bị thương. Kinh tế cũng khó mà xâm nhập trong lúc tranh tối tranh sáng của mô hình “kinh tế thị trường theo đinh hướng XHCN”,

        Thực tế cho ta thấy, V+ bấy lâu nay bỏ rơi địa hạt xã hội để cố thủ trên địa hạt chính trị và cả kinh tế. Chính vì thế ta chủ động giành ưu thế trong CỨU TẾ XÃ HỘI để mua lòng dân, cũng như ủng hộ phong trào DÂN OAN thật tích cực, đồng thời tìm mọi cách kết hợp công nhân thành các nghiệp đoàn tư kiểu công đoàn đoàn kết Ba Lan …

        Nói khác đi cần làm sao làm tạo điều kiên để nảy sinh ra ngày môt nhiều các XÃ HỘI CÔNG DÂN (civil societies) ở mọi lãnh vực, nhất là mặt xã hội, để dành thế chủ động, và có thể vận động thành những cao trào DÂN SỰ BẤT PHỤC TÙNG CHÍNH PHỦ (Civil disobediance).
        Phải giáo dục và tập huấn dần dần cho dân chúng biết cách đối kháng với chính quyền CS qua các phương cách vận động hiện đại nhất, như mạng xã hội.

        Đại cương các ý nghĩ thô thiển cá nhân, mong được nghe thêm cao kiến.

        Kính bái,
        LNĐ

  5. Minh Đức says:

    Trích: “đám trai trẻ mặc quần ống tuýp, để tóc dài khiến các quý thanh niên “Cờ đỏ” đông nhan nhản ở Bờ Hồ phải thủ sẵn kéo lăm le cắt ống quần, cắt tóc dài “

    Thật ra quần ống túyp, tóc dài không phải là sự suy thoái về văn hóa mà chỉ là một kiểu để tóc khác và một kiểu quần khác. Những người để tóc dài và mặc quần túyp cũng có thể là những người có văn hóa, cư xử lễ độ với người khác, có kiến thức. Chẳng qua là họ chọn cho có bề ngoài khác.

  6. Minh Đức says:

    Trích: “Tôi nhớ đầu thập niên 70…”

    Nếu làm một con toán thì 70 – 54 = 16. Mấy cậu choai choai mất dậy đó là những người sinh ra trong khoảng thời gian 1954. Mà sau 1954 thì cuốn Chuyện Làng Ngày Ấy viết:

    ” “Sau cuộc rước tổ tiên tập trung về một nơi, tất cả các nhà thờ họ trong làng đều bị phá. Có nhà thờ biến thành địa điểm hội họp. Có nhà thờ biến thành kho phân. Tất cả thánh, thần, phật ở rải rác cá thể trong thôn xã đều phải về tập trung tại đền Hàng Khoán, dưới chân núi Hai Vai…” “Thần đã đi rồi. Thánh đã đi rồi. Phật đã đi rồi. Những ngôi đền, ngôi chùa, ngôi miếu như cái xác không hồn. Dân tứ chiếng tranh nhau cướp giật mang đi: người được hòn đá tảng, người được cái cửa vọng, người được viên ngói viên gạch, người được cái cột gỗ…” “Ôi tan hoang đến tột cùng tan hoang sau cuộc rước các thần các thánh về thế giới đại đồng. Tại nhà thờ thánh, tượng Khổng Tử lăn long lóc như người ăn mày tha hương chết đường chết chợ, bị trẻ con ném cứt vào mặt…”

    Đạo đức sau 1954 ở miền Bắc không còn là việc của tôn giáo nữa mà là việc do Đảng nắm. Mà Đảng thì tuân theo 26 điều giáo lý của Sergei Nechaev. Trong đó có điều nói rằng “Người cách mạng không thèm đếm xỉa đến dư luận quần chúng. Người ấy coi thường và ghét tất cả luân lý của xã hội hiện tại cùng với tất cả các mọi biểu hiện của luân lý đó.”

    Muốn ngăn đà suy thoái về đạo đức thì nên để cho những người có đạo đức được tự do sống theo đạo đức và tự do rao giảng đạo đức cho quần chúng. Quần chúng thấy có người sống đạo đức thì sẽ bắt chước noi theo.

    Nhưng người CSVN thì sợ để cho tôn giáo được tự do thì sẽ sinh ra diễn biến hòa bình làm mất quyền lực của đảng CSVN. Vì thế đảng CSVN dùng Ủy Ban Tôn Giáo để khống chế tôn giáo, đem nhồi chính trị vào tôn giáo, làm biến chất tôn giáo, nhà tu hành không còn là nhà đạo đức nữa mà thành ra nhà đạo đức giả.

    Vụ Bia Sơn Công Án, phong trào Ân Đàn Đại Đạo bị gán ghép là âm mưu lật đổ chính quyền trong khi phong trào này trước 1975 được chính quyền VNCH để mặc kệ cho hoạt động vì chỉ là một nhóm tôn giáo. Nhà tu bị đi tù thì đạo đức xuống cấp, có gì lạ?

  7. noileo says:

    Điều gì có thể ngăn chặn được đà suy thoái về văn hóa khi mà tên của việt cộng Đồng kẻ đã ký bản văn tự bán nước 1958, lại được chọn làm tên những con đường nhớn của “thủ đô” và các tỉnh thành tren ca nuoc

    khi mà tên của Trần Quốc Hoàn tên ăn cắp chợ đồng xuân, bộ trưởng công an, kẻ cưỡng hiếp , huong sái nhì tren than xac người vợ của chủ tịch nước trước khi thi hành án tử cho người vợ, lại đuọc chọn làm tên những con đường của THủ đô và các tỉnh thành

    án tử dành cho người vợ để bảo vệ “sinh mạng chính trị” & “thanh danh” độc thân của chủ tich nước

    Điều gì có thể ngăn chặn được đà suy thoái về văn hóa khi mà tên của việt cộng Duẩn, tên đầu nâu lính đánh thuê cho Trung cộng thảm sát người nam, bành trướng chủ thuyết mác Lê Mao tội ác vào VN, phục vụ Trung cộng mở rộng địa bàn bắc thuộc xuống dưới vỹ tuyến 17.

    Đia bàn bắc thuộc được thành lập từ sau hiệp định giơ ne vơ 1954 ô nhục, vốn chỉ trong phạm vỹ phía bắc vỹ tuyến 17.

    Điều gì có thể ngăn chặn được đà suy thoái về văn hóa khi mà việt cộng Minh, Lê CHiêu Thống II, Lê CHiêu THống thế kỷ 20, tên sát nhân giết người hàng loạt vang danh quốc tế, lại đuọc dựng tượng cưỡng bức nhân dân thờ cúng.

  8. tomle says:

    Có văn hóa đâu bị suy thoái để mà ngăn ngừa!

  9. NON NGÀN says:

    TRIẾT HỌC VỀ VĂN HÓA

    Đất sạn cát đá nếu không có nước cuốn gió bay chúng đều đứng nguyên chỗ theo trật tự riêng của chúng, đó là loại “văn hóa” của thứ vô tri giác. Cây cỏ cũng vậy, nếu không có gió thổi, bão tố, không cây nào đè lên cây kia mà cứ giữ nguyên trạng. Đó cũng là thứ “văn hóa” của sự sống bất động. Trong thế giới động vật hoang dã đương nhiên cá lớn nuốt cá bé, con có móng vuốt thì xé xác con không có móng vuốt hoặc yếu đuối, đó là cái vô “văn hóa” của thiên nhiên hoang dã. Mà trong xã hội nếu cũng tình trạng như thế rõ ràng cũng chỉ kiểu xã hội phi văn hóa, không thể nào nói khác.

    Vậy văn hóa là gì ? Văn hóa là vẻ đẹp trật tự khách quan tự nhiên mà muôn vật đều có mà nó không tự nhận biết. Nhưng thế giới con người là thế giới có ý thức, có giáo dục, nên văn hóa là điều trật tự, điều tốt đẹp mà trong xã hội ai cũng nhận biết ra được. Thế nhưng tại sao có người phi văn hóa, phản văn hóa, đó là do nhận thức cũng như do hoàn cảnh sống bản thân và điều kiện xã hội. Không văn hóa, thiếu văn hóa, phản văn hóa ở người là do không có giáo dục về mặt bản thân cùng xã hội tạo nên tất cả.

    Mà giáo dục trước tiên trong đời sống là giáo dục gia đình, giáo dục học đường, giáo dục xã hội vẫn luôn là những nền tảng tiên quyết nhất. Nếu mọi điều đó đều có đủ thì giáo dục bản thân mới có đủ cùng giáo dục cộng đồng, xã hội mới có đủ. Thế nhưng chính giáo dục học đường lúc thiếu thời có hay không có, tốt hay xấu, nó còn quyết định hơn cả giáo dục gia đình mà bất kỳ cá nhân nào suốt cả đời họ đều bị chi phối.

    Có nghĩa nếu giáo dục học đường mà không thực tế, điều đó tạo mối nguy hại kinh hoàng nhất đối với xã hội. Giáo dục nhà trường mà chỉ chủ yếu dạy chính trị giai cấp, dạy chính trị ý thức hệ, dạy tôn thờ sùng bái lãnh tụ, tôn thờ sùng bái người cầm quyền, đó là cái mà con người tự nhiên không thể tiếp thu, không muốn tiếp thu, nên giáo dục kiểu ấy cũng chỉ bằng không, không có kết quả gì cả, khiến chỉ tạo nên lớp người phi giáo dục, phản giáo dục.

    Mác là người đầu tiên coi đạo đức tuyền thống chỉ là đạo đức tư sản phản động, chỉ có giáo dục vô sản mới là đạo đức cách mạng tiến bộ. Chính điều ấy đều đưa vào áp dụng cho mọi xã hội cộng sản về sau. Nhưng thực chất đó là sự phản khách quan, sự giả tạo, giả dối, và bao nhiêu hậu quả đó trong mọi nước cộng sản trước kia cho tới khi chúng bị xóa sổ trên thế giới khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chính là tội lỗi và tội ác không tiền khoáng hậu của Mác.

    Bởi vì văn hóa nơi con người là gì nếu không là gắn liền với sự hiểu biết, với chân lý. Kém hiểu biết tất nhiên phải kém văn hóa. Cũng không thể bảo điều gì sai chân lý, sai sự thật là văn hóa. Do đó mọi tuyên truyền giả dối không đúng sự thật, sai sự thật, phản sự thật đều phi văn hóa, phản văn hóa, nghịch văn hóa. Kiểu tuyên truyền chính trị một chiều, kiểu mù quáng một chiều, kiểu nhồi sọ một chiều, thực chất đều vô văn hóa, phản văn hóa

    Cho nên văn hóa phải gắn liền với đạo đức đúng nghĩa, đạo đức truyền thống, và phải tạo nên con người chân chính, ngay thẳng và thành thật, đó mới là người có nhân cách. Văn hóa chính là nhân cách của mỗi người mà nếu không có cũng sẽ thành hoàn toàn ngược lại. Bởi vậy nếu một nền giáo dục nào đó chỉ tạo thành con người giả dối ngay từ đầu, từ ngôn ngữ đến hiểu biết và hành vi, thế thì làm gì mà cá nhân đó trở thành có văn hóa nữa. Bởi có thành thật mới bộc lộ hết bản thân khách quan của mình, có thành thật mới tạo nên sự tin cậy nơi người khác, tin cậy nơi xã hội, và nếu thành thật thì mới có nhân cách, có đạo đức. Nên yếu tố giả dối mọi loại là yếu tố phản lại văn hóa cũng như triệt tiêu văn hóa mọi loại.

    Không văn hóa thì cá nhân không biết tôn trọng chính mình, không biết tôn trọng người khác, không biết tôn trọng xã hội, thế thì xã hội làm gì có đạo đức thật mà chỉ có toàn đạo đức giả, tức thực chất chỉ chạy theo quyền hành, chạy theo hư danh, chạy theo lợi lộc ích kỷ, chạy theo sự giả dối, chạy theo sự lừa bịp và lừa gạt lẫn nhau, làm gì có tình người, làm gì có tình yêu xã hội đúng đắn, sâu sắc thật sự, xã hội trở thành nhiễu nhương, tham nhũng, đè đầu chận cổ, lừa dối, phỉnh gạt lẫn nhau, thế thì làm gì có thành tựu hay có hạnh phúc chân chính được nữa.

    Cho nên để giải quyết mọi tệ nạn, tệ trạng của xã hội Việt Nam ngày nay, yêu cầu lớn trước nhất là xây dựng con người đích thực mà loại trừ hay chấm dứt trước hết mọi loại người giả dối. Điều đó trước hết phải thực hiện trong giáo dục và đồng thời cũng phải thực hiện trọng cơ chế chính trị. Tức nền giáo dục theo khoa học, theo đạo đức truyền thống, chấm dứt mọi ý thức hệ giả dối lỗi thời, chuyển sang xã hội tự do dân chủ đúng nghĩa, kết thúc mọi sự độc tài đảng trị, thật sự đó mới là ý nghĩa căn cơ nhất. Chữa bệnh mà không chữa tự gốc chỉ là sự nuôi bệnh, sự giả đò, sự ngu dốt, kể cả sự lường gạt, đó chính là ý chí và tình yêu lành mạnh đối với đất nước và dân tộc ngày nay có hay không của mọi con người Việt Nam hiện thời chỉ hoàn toàn đơn giản là như thế đó. Yêu cầu này thật sự ngày nay đã cấp bách lắm rồi, đã tồi tệ gần cả thế kỷ rồi, cho nên không thể để trì trệ kéo dài mãi được, và việc có vựt được xã hội, đất nước đi lên cho tương lai hay không cũng chỉ là việc đó.

    THƯỢNG NGÀN
    (03/9/16)

  10. tt says:

    trích “Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” nay xin được sửa lại :
    giặc cướp ban đêm, đảng Cộng Sán là Xã Hội Cướp Ngày ( XHCN)

Leave a Reply to Lão Ngoan Đồng