Tổ hợp luật sư gốc Việt thua vụ kiện thân chủ đồng hương
Tổ hợp luật sư gốc Việt Tuan A. Khưu & Asssociates ở Houston, tiểu bang Texas, bị thua trong vụ khởi kiện thân chủ liên quan đến việc cô Cái Lan lên mạng xã hội Facebook và Yelp bày tỏ bất mãn và đăng những lời nhận xét tiêu cực về dịch vụ của công ty.
Toà phán quyết Tổ hợp luật sư Khưu A. Tuấn & Đồng sự phải trả gần $27.000 Mỹ kim chi phí luật sư mặc dù họ là bên nguyên, khởi kiện đòi thân chủ trước đây bồi thường thiệt hại từ $100.000 đến $200.000 Mỹ kim.
Cô sinh viên ngành y tá bị một người say rượu lái xe đụng phải, dẫn đến hậu quả bị một chiếc SUV khác đụng tiếp khi vẫn còn trên đường. Xe hư, gãy xương, bị bảo hiểm “dí,” cô đành phải nhờ cậy đến luật sư. Cô Lan cho hay, do chưa bao giờ gặp phải tai nạn lớn trước đây nên cô rất cần luật sư giúp làm việc với bảo hiểm và đòi bồi thường thiệt hại. Buổi gặp đầu tiên diễn ra ngay trong phòng ngủ khi cô đang nằm trên giường ngủ lơ mơ. Do được giảm giá, nên Lan đã ký vào hợp đồng. Nhưng sau khi ký hợp đồng, Lan bắt đầu cảm thấy mình bị bỏ rơi, các luật sư dường như “quên mất” thân chủ mới trong khi cô bị bảo hiểm “quần” liên tục.
Không cần phải mất nhiều thời gian, Lan quyết định đổi sang luật sư khác, và lên mạng “xả” bực tức. Đầu tiên cô lên Yelp, “Tôi thậm chí không thể đánh giá văn phòng luật này 1 sao,” cô viết trên Yelp vào ngày 7 tháng 7, “Ban đầu, họ thúc dữ lắm, nhưng khi tôi muốn nói chuyện với họ thì không ai trả lời điện thoại hoặc email. Vui lòng đừng phí thời gian với nơi này.” Sau đó, cô lên Facebook đăng lời nhận xét trong nhóm người Mỹ gốc Việt ở Houston, “Sau 3 ngày, họ vẫn không cho tôi biết bác sĩ nào cần phải đi khám trong khi tôi vẫn còn đau đớn. Không chỉ vậy, họ cũng chẳng biết xe tôi nằm ở đâu. Họ đến nhà tôi, vào phòng ngủ nói chuyện khi tôi vẫn còn mặc đồ lót ngủ lơ mơ. Thật không chuyên nghiệp tí nào! …Tôi đến văn phòng gặp luật sư nhưng ông ta đúng nghĩa là bỏ chạy.”
Sau khi trông thấy những lời nhận xét này, luật sư Keith Nguyễn liền gởi thư đe dọa, nếu cô không xóa những lời nhận xét này, công ty sẽ không còn chọn lựa nào khác ngoài việc khởi kiện. Luật sư Nguyễn phản bác, những lời nhận xét của cô Lan chỉ đúng phân nửa.
Từng thụ lý các vụ phỉ báng và vu khống trước đây, luật sư Michael Fleming đại diện cô Lan tranh luận, những câu nhận xét của thân chủ chỉ nói lên sự thật, nhưng cho dù sai đi nữa, thì cũng chưa đủ làm tổn hại danh tiếng một công ty lâu nay đã bị đánh giá tệ. Cũng theo luật sư Fleming, đây là vụ kiện SLAPP – Vụ kiện chiến lược chống lại sự lên tiếng của công chúng (Strategic Lawsuit Against Public Participation), trong đó mục tiêu của bên nguyên đơn giản chỉ đe dọa một ai đó, không cho người này thực hiện quyền tự do ngôn luận. Vị Chánh án xử vụ kiện đồng ý với lập luận của luật sư Fleming, phán quyết Tổ hợp luật sư trả lệ phí luật sư gần $27.000 Mỹ kim.
“Chúng tôi rất vui mừng với phán quyết của quan toà,” luật sư Fleming bày tỏ, “Luật pháp tiểu bang Texas đặc biệt bảo vệ những cá nhân thực hiện quyền tự do ngôn luận, và luật được áp dụng một cách đúng đắn trong trường hợp này. Người ta nên được tự do bày tỏ ý kiến mà không bị đe doạ khởi kiện.” Tại tiểu bang Texas thông qua một luật mới có tên Đạo luật chống lại những vụ kiện nhằm bịt miệng quần chúng – Texas Citizens Participation Act – nhằm bảo vệ chống lại những vụ kiện như vậy. Nếu có bằng chứng rõ ràng, ai đó đi kiện chỉ đơn giản để bịt miệng chỉ trích của người khác, làm người ta sợ không dám lên tiếng, như trên Yelp chẳng hạn, thì chánh án có thể bãi bỏ vụ kiện ngay lập tức.
Quốc hội Hoa Kỳ mới đây thông qua Đạo luật Công bằng về Người tiêu dùng – Consumer Review Fairness Act – và đang chờ Tổng thống Obama ký. Đạo luật bãi bỏ bất cử điều khoản, ghi chú trong các hợp đồng, điều khoản dịch vụ hoặc bất cứ nơi nào khác nhằm tìm cách hạn chế nhận xét, trên mạng trực tuyến hay ở đâu đó.
Phán quyết có lợi cho cô Lan trong trường hợp này chỉ ra, việc tìm cách hạn chế hoặc khởi kiện những lời nhận xét đăng trên mạng xã hội đã cho kết quả ngược lại.
Hương Giang (Calitoday tổng hợp)
CƯỜI
Dân Nam vẫn thích khôi hài
Cái gì cười được vẫn cười te tua
Chuyện như bác sĩ vào phòng
Đè em ra chích quả càng éo le
Hay phi công lái bà già
Bay quần nhiều bận vậy mà hay ho
Chuyện nâng ngực có gì to
Nâng lên từ rốn giả đò thử xem
Bao nhiêu những chuyện bông phèn
Đặc công cũng chỉ cà mèn vậy thôi
Vô rồi mới biết là tài
Chưa vô tưởng đứng bên ngoài mà ca
Nhiều trò ai nở nói ra
Chỉ cười là chính dẫu là vô duyên
Trời sinh có gái thuyền quyên
Phải sinh đủ loại bá thiên anh hào
TIẾU NGÀN
(09/12/16)
Trích ” Họ đến nhà tôi, vào phòng ngủ nói chuyện khi tôi vẫn còn mặc đồ lót ngủ lơ mơ.”.
Em thật tình không hiểu cái đoạn này. Họ vào nhà bằng cách nào? ai để cho họ vào phòng ngủ?
Chả lẽ trước khi trở thành luật sư thì họ từng là…đặc công của công trường 9?
Không biết thì hỏi, chẳng có gì mắc cỡ cả. Thời xa xưa, các cụ dạy con cháu; đẹp đẽ khoe ra, xấu xa đậy lại. Xin tỏ lòng kính trọng tới một đàn anh thật thà hiếm thấy.
Nghề nào nó cũng có hai mặt, như đồng tiền vậy. Thân chủ mới đụng xe đau nhừ tử, luật sư phải vào phòng ngủ an ủi, không loại trừ đấm bóp, rồi…..ký là chuyện thường.
Nghề làm (Loan), nghề bán bảo hiểm, thân chủ ới là phải cắp đít tới liền. Đặc biệt là nghề môi giới địa ốc. Máy bay bà già gọi, bảo rằng đang đứng trước một căn nhà, thấy hạp quá, muốn vô coi.
Thấ là phi công trẻ lao lên xe, chạy như điên tới bấm máy, mở cửa, nhưng không được……mở màn. Hết mình phục vụ máy bay bà già, kiếm thêm thu nhập.
Kính!
Nghe bác dạy vài đường võ dân tộc sao mà quá mê tơi. Giờ này thì mới hiểu tuyệt chiêu của dân chơi cầu ba cẳng định cư bên Mỹ. Nếu vậy thì bác sĩ vào phòng ngủ để anh…ủi, kèm nắn bóp, đè ra…chích là chuyện thường. Thôi, thôi…em không dám nghĩ tới việc bác bấm “mái” và mở cửa…hậu nữa! nghề của đặc công mà!
Tiên luôn, em xin hỏi là vừa rồi có em xem đài Saigon ở bên đó có mục quảng cáo “nâng ngực từ rún” mà em hú hồn. Em không biết thì hỏi, chẳng có gì mắc cở: bác thấy bà xã mình có “khả quan” không? hay là em nên đợi tới lúc có việc “nâng ngực từ…đầu gối”?
Khi câu viết “họ đả vào nhà tôi” thì phải hiểu là họ đã bấm chuông gọi cửa và người nhà của cô ta đã mở cửa.Cô ta còn đau sau vụ đụng xe nên nằm nằm nướng trên giường và các anh hùng xông vào buồng khi cô ta chưa kịp thay áo quần , Nhưng người đau có mặc áo ngủ hay quần áo nhầu nát ,lệch lạc cũng không sao . Cái mà người ta thắc mắc ,ai cho họ vào phòng ngủ của cô ta mà không đợi cô ta đươc mời ra phòng khách nói chuyện hay được phép cô ta vào phòng ngủ vì …khó khăn di chuyễn hay đau xương ,nhức gân ,nặng đầu gì đó . Và nếu được phép thì cô ta cũng ít nhất áo quần tươm tất ,thoải mái trên giường dọn cũng tàm tạm ,,,
Nếu không có phép cô ta cho vào phòng ngủ thì đây ĐÚNG là bọn “HỌ” thiếu lịch sự xả giao ,nhất là khi đang cần cô ta cho một dịch vụ !
Luật sư hay nhân viên của tổ hợp này hành xử như ở VN xã nghĩa,,tự nhiên như người hà lôi (chuyện kể trong buồng ngủ 2 vọ chồng đang nói chuyện ,cán bộ tổ trưỡng người Bắc vào nhà đi từ phòng khách qua phòng ngũ ra vườn nhỏ ,qua nhà bếp ngó láo liên ,quan sát…và lên lại phong khách đi luôn ra ngoài ,không nói không rằng ,không chào ai một tiếng, mặt hầm hừ…nên tổ hợp luật sư này,dù ở nước văn minh, cũng không thể bỏ cái thói “khỉ dòm nhà” đó )
Tự nhiên như người hà lội !
(tèo)
Cái nghịch lý là ở chỗ người nhà của cô ta đã không ngăn cản theo đúng nguyên tắc của chủ nhà. Hãy đặt vấn đề theo một chiều hướng mà mọi người có thể hiểu. Đám luật sư có ăn học và hiểu rõ cách hành xử tối thiểu. Tôi không cách nào nghĩ rằng họ đâm thẳng vào phòng ngủ của người khác mà không hỏi ý kiến trước đó. Ai chỉ cho họ cái phòng ngủ của nạn nhân và đã để họ đi vào gặp?
Đó cũng lý do tôi không hiểu kiểu trình bày sự việc của cô ta. Nó không hợp lý.