WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyện “Chị Dậu” có thật thời hiện đại: Đi đăng ký kết hôn còn bị đè ra siết nợ

71481598744_2099

Báo chí liên tiếp lên tiếng, lãnh đạo các cấp nhiều lần thanh tra nhưng chuyện lạm thu ở xã Hà Vinh (Hà Trung, Thanh Hóa) vẫn tái diễn khiến người dân chỉ còn biết kêu trời.

Ép dân đóng tiền bằng “độc chiêu tàn nhẫn”

Nhìn trên bản đồ, xã Hà Vinh gần như tách biệt với huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa). Với gần 8.000 nhân khẩu mà phần lớn người dân làm nông nghiệp, không có nghề phụ nên “ốc đảo” này có tới 215 hộ nghèo.

Đời sống khó khăn là thế nhưng những người dân khốn khó ở xã này đang phải còng lưng gánh rất nhiều khoản đóng góp. Theo tìm hiểu, mỗi năm người dân Hà Vinh phải tiến hành đóng góp 2 lần, sau vụ chiêm và vụ mùa. Và, cứ đến mùa đóng góp thì các hộ trong xã lại nháo nhào bởi những khoản thu ngất ngưởng.

Qua tìm hiểu, PV được biết để người dân “chấp hành nghiêm túc” việc nộp tiền, chính quyền xã, thôn đã có nhiều “tuyệt chiêu” cưỡng ép hà khắc. Và, sau nhiều năm thực hiện những “ngón đòn tàn nhẫn” trên thì việc đóng góp của người dân đã… vào nếp. Nghĩa là, bất cứ gia đình nào cũng đều phải răm rắp thực hiện nghĩa vụ của mình dù phải cạy cục vay mượn khắp nơi.

Trong số các biện pháp ép dân nộp tiền được chính quyền xã, thôn áp dụng, có lẽ “chiêu” cưỡng chế tài sản là phương pháp mà nhiều người dân ở Hà Vinh đến này vẫn còn kinh hãi. Theo đó, nhiều hộ dân đã bị chính quyền địa phương đến tận nhà tạm thu tài sản, bắt bò, dắt trâu… vì không kịp “xoay tiền” để nộp, dẫn tới chậm trễ trong việc đóng góp.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Mai Văn Cảnh ở thôn 10 vẫn chưa hết bức xúc chuyện gia đình mình bị cán bộ xã ập đến bắt bò vào cuối năm 2014. Theo những tờ phiếu thu mà nông dân này đưa ra, mỗi vụ gia đình anh phải đóng góp cho xã, thôn từ 4-6 triệu đồng cho 6 nhân khẩu trong nhà.

Anh Cảnh tâm sự, gánh nặng nuôi dạy bầy con thơ và việc phải “làm tròn nghĩa vụ” với xã, thôn là hai điều khiến vợ chồng anh luôn mất ăn mất ngủ. Và, cũng chính bởi “nhiệm vụ nặng nề” này mà vợ anh phải 2 lần đi Đài Loan theo diện xuất khẩu lao động.

Người nông dân có khuôn mặt khắc khổ này uất ức kể lại, cuối năm 2014, theo phiếu thu thì gia đình anh phải đóng hơn 4,5 triệu đồng. Tuy nhiên, vì thời điểm đó gia đình anh còn nhiều khoản bắt buộc phải chi nên anh tính tạm xin khất với xã, khi có sẽ hoàn thành nghĩa vụ đóng góp sau là được. Tuy nhiên, cán bộ xã, thôn lại không nghĩ thế.

Lạm thu ở Thanh Hóa 1

Anh Cảnh và con bò từng bị cán bộ xã “tạm giữ” vì chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng góp

Thấy gia đình anh chậm trễ đóng góp, tổ công tác của xã, thôn đã tìm tới tận nhà và nhất quyết dắt đi con bò, tài sản có giá trị nhất trong gia đình anh lúc đó như đã từng làm với nhiều hộ khác. Chứng kiến cảnh tượng trên, mấy đứa con anh Cảnh khóc thét.

Tổ công tác của chính quyền địa phương đã dắt bò nhà anh xuống cột ở nhà văn hóa thôn. Và ngay trong chiều hôm đó, vì xót của mà gia đình anh đã phải chạy vạy khắp nơi mới đủ tiền nộp cho xã – cách duy nhất mà người đàn ông khốn khổ có thể làm để “chuộc” bò về. Đáng nói, gia đình anh Cảnh không phải trường hợp duy nhất ở Hà Vinh lâm vào cảnh ngộ như vậy.

Trao đổi với PV về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Tuấn – Phó Chủ tịnh HĐND xã Hà Vinh thừa nhận, việc xã cưỡng chế tài sản khi dân chậm chễ thực hiện nghĩa vụ đóng góp là có thật và chính ông Tuấn là người dẫn đầu tổ cưỡng chế của xã.

Theo ông Tuấn, khi cưỡng chế tài sản của dân, tổ công tác đều có biên bản rõ ràng. “Chúng tôi chỉ tạm giữ, mai họ mang tiền đến thì lại trả”, ông Tuấn khẳng định. Cũng theo lời ông Tuấn, chừng 2-3 năm trở lại đây, xã đã không còn sử dụng việc cưỡng chế tài sản để thu hồi “nợ sản” nữa.

Thiếu tiền đóng góp, mẹ vợ rơi nước mắt vì xấu hổ với con rể

Tuy nhiên, không cưỡng chế tài sản không có nghĩa là chính quyền sở tại nương tay cho những gia đình chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Bởi, không hoàn thành nghĩa vụ đóng góp thì… đừng mơ xin dấu xác nhận gì từ UBND xã!

Cụ thể từ nhiều năm nay, bất cứ hộ dân nào chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng góp hay còn nợ nần khoản tiền nào với thôn, xã thì sẽ bị cán bộ xã từ chối giao dịch. Những người được coi là công bộc của nhân dân ấy sẽ “thò” con dấu ra khi và chỉ khi ở tờ phiếu liệt kê các khoản thu của hộ gia đình đến xin giao dịch có dòng chữ “hoàn thành nghĩa vụ đóng góp”.

Nhắc tới “vấn nạn” đóng sản này, bà Nguyễn Thị Mẫu (thôn 12) đã không cầm được nước mắt ngay từ khi mới bắt đầu câu chuyện. “Tôi thấy tủi, thấy nhục quá các chú ạ!”, bà Mẫu nức nở.

Lạm thu ở Thanh Hóa 2

Bà Mẫu nức nở nhớ lại chuyện con gái bị chính quyền gây khó dễ trong việc đăng ký kết hôn vì thiếu tiền đóng góp

Bà Mẫu cho hay, vụ nào gia đình bà cũng phải đóng ngót nghét 4 triệu đồng tiền sản. Mỗi năm có 2 vụ phải đóng mà theo như lời chồng bà – ông Nguyễn Văn Công thì “có đào đất cũng chẳng đủ tiền”.

Tuy nhà đông con nhưng gia đình bà luôn gắng hoàn thành nghĩa vụ đóng góp của mình với chính quyền sở tại. Tuy nhiên cách đây vài vụ, gia đình bà đã phải chậm lại một phần tiền lẽ ra sẽ đóng cho xã, thôn vì còn lo tiền thuốc thang chạy chữa cho cậu con trai bị tai nạn thương tâm.

Khoản nợ lưu cữu ấy cứ “truyền” từ vụ nọ sang vụ kia, dù đã cố gồng mình lên tìm cách xoay sở nhưng gia đình bà vẫn chưa thể trả được hết. “Nhà tôi chẳng muốn nợ nần ai, nhưng vì vụ nào cũng đóng cao quá, lo đủ tiền vụ đó cũng quá sức rồi nên nợ cứ lưu cữu lại”, bà Mẫu nói trong nước mắt.

Tháng 6 vừa rồi, cô con gái thứ ba của bà Mẫu đến tuổi lấy chồng. Hôm ấy, bà dẫn con gái cùng chàng rể tương lai đi đăng ký kết hôn. Dù biết lệ làng “phải nộp đủ mới mong xã, thôn soi xét” nhưng nghĩ đây là chuyện trăm năm của con gái, lỡ nào người ta đành lòng từ chối nên dù canh cánh khoản nợ cũ, bà vẫn dẫn các con đi đăng ký.

Thế nhưng khi đến thôn, dù van nài đủ kiểu thì bà và đôi trẻ vẫn chỉ nhận được những cái lắc đầu lạnh lùng của cán bộ. “Người ta bảo phải đóng 800.000 đồng (để thanh toán một phần khoản nợ – PV) thì mới cho giấy đăng ký. Tôi nói thế nào cũng không được! Xấu hổ với thằng con rể, tôi chỉ biết khóc thôi”, bà Mẫu nhớ lại.

Lạm thu ở Thanh Hóa 3

Số tiền gia đình bà Mẫu phải nộp cho xã, thôn trong vụ chiêm 2016

Thấy nhà vợ lâm vào cảnh khó, không còn cách nào khác nên chàng rể tương lai đành phải ra tay. “Con rể tôi đi vay anh nó số tiền trên để đem về đóng. Đóng xong tiền thì hai đứa mới được làm thủ tục đăng ký”, bà Mẫu uất nghẹn.

Tỉnh chỉ đạo, huyện thanh tra, xã vẫn… thu tiền!

Trước khi Đời Sống Plus thực hiện bài viết này, đã có nhiều cơ quan báo chí phản ánh tình trạng “thu cùng kiệt sức dân” ở xã Hà Vinh (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa). Ngay sau đó, chính quyền huyện, tỉnh lập tức vào cuộc thanh kiểm tra và phát hiện nhiều khoản thu sai mà chính quyền xã Hà Vinh đã áp đặt, buộc người dân phải đóng trong nhiều năm qua.

Tại cuộc đối thoại với người dân Hà Vinh ngày 14/9/2016, bà Lê Thị Thìn – Phó Chủ tịnh UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định chính quyền tỉnh đã chỉ đạo xã này phải dừng ngay “vấn nạn” đóng góp như báo chí từng phản ánh và trả lại người dân những khoản thu không đúng quy định.

Lạm thu ở Thanh Hóa 4

Dù UNBD huyện, tỉnh đã vào cuộc nhưng số tiền người dân Hà Vinh phải đóng cho vụ mùa vẫn không hề giảm

Cũng trong buổi tiếp xúc này, bà Lê Thị Thìn cũng đã chỉ đạo chính quyền xã Hà Vinh phải chấm dứt ngay việc gây khó dễ với người dân khi tham gia giao dịch với chính quyền, đặc biệt là với những hộ dân chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng góp.

Ngay sau đó vào ngày 18/10, UBND huyện Hà Trung cũng đã ban hành kết luận thanh tra, trong chỉ rõ những sai phạm trong việc “thu sản” ở Hà Vinh, đồng thời yêu cầu chính quyền xã Hà Vinh hoàn trả lại cho người dân những khoản thu không đúng quy định đó.

Tuy nhiên cho đến tận thời điểm này, việc trả lại các khoản tiền thu sai cho dân vẫn chưa được chính quyền xã tiến hành. Không những thế, trong phiếu thông báo thu mới nhất mà xã Hà Vinh vừa phát ra, số tiền người dân sẽ tiếp tục phải đóng góp vẫn… cao ngất ngưởng.

Cụ thể theo “giấy thanh toán vụ mùa năm 2016″ mà nhiều thôn trong xã Hà Vinh huy động người dân đóng góp, riêng phần thu của UBND xã đã là 286.300 đồng cho mỗi nhân khẩu. Được biết vụ chiêm vừa rồi (thu vào cuối tháng 6), xã Hà Vinh cũng đã tiến hành thu của người dân mỗi khẩu là 286.400 đồng.

Trước đó vào năm 2015, mức thu của xã Hà Vinh cho vụ chiêm là 303.750 đồng/khẩu, còn vụ mùa là 246.800 đồng/khẩu.

Theo DoisongVn

Phản hồi