WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Quyền lực nhất thiết phải được kiểm soát

Tiến sỹ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng Khóa X, XI, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, công bố nhiều bài viết rất đáng được chú ý. Trước Đại hội XII, ông là người ủng hộ rất đắc lực cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nếu xét theo những định nghĩa của Nghị quyết trung ương 4, khoá XII, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký và ban hành ngày 30/10/2016, thì ông Hoàng có các biểu hiện « tự diễn biến », « tự chuyển hoá ». ĐCV giới thiệu bài mới nhất của ông vừa đăng trên Tạp chí Cộng sản số ra ngày 28/12/2016 để bạn đọc tham khảo.

Tiến sỹ Vũ Ngọc Hoàngvungochoang-1453516109

Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức và khẳng định trong các nghị quyết rằng, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Việc kiểm soát quyền lực vừa là giá trị nhân văn của một xã hội tiến bộ, phòng, chống sự tha hóa của quyền lực nhà nước và xã hội, vừa là để thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa chân chính, để có được một nhà nước bền vững, lâu dài, phục vụ nhân dân.

Quyền lực như “con ngựa” bất kham, ai không đủ nhân cách mà được giao cầm cương thì nó sẽ phá tung, gây đổ ngã và làm chết cả những người ngồi trên yên ngựa. Quyền lực là “con dao” hai lưỡi, có thể phục vụ cho đời và cũng có thể làm hại đất nước nếu rơi vào tay những kẻ bất tài, tham lam. Năm 2011, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập, dù là mới thoáng qua, việc kiểm soát quyền lực. Rất tiếc là chủ trương đó chưa được triển khai thực hiện cụ thể. Trước và trong Đại hội XII, Tổng Bí thư của Đảng ít nhất đã hai lần nhấn mạnh phải kiểm soát quyền lực.

Câu hỏi trước tiên cần phải nói thêm là vì sao phải kiểm soát quyền lực? Nếu không kiểm soát quyền lực thì sẽ thế nào?

Quyền lực nhà nước vốn là của nhân dân, khởi đầu là thế, và mãi mãi cũng là thế; nó không phải của thần linh, không phải của bất kỳ cá nhân ai, của một gia đình trị hoặc một tộc họ nào; cũng không phải của bất kỳ một tổ chức nào khác. Từ lâu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được và đã nhiều lần khẳng định trong các nghị quyết rằng quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân không trực tiếp nắm giữ tất cả, mà chỉ nắm giữ một số vấn đề then chốt (sẽ nói sau), còn lại là ủy quyền cho nhà nước quản lý và sử dụng quyền lực để bảo vệ và phục vụ nhân dân, kiến tạo một quốc gia phát triển.

Tuy nhiên, trong lịch sử đã từng có không ít trường hợp những người (hoặc nhóm người) bằng các thủ đoạn chính trị đã cướp đoạt quyền lực của nhân dân, biến nhân dân thành đối tượng bị cai trị; nhân dân sau khi ủy quyền thì mất quyền, còn người được ủy quyền thì dần dần bị quyền lực làm tha hóa, họ sử dụng quyền lực không phải để bảo vệ và phục vụ nhân dân như mục đích ban đầu, mà vì lợi ích của cá nhân, gia đình, dòng họ, của một nhóm người, họ quay lại ức hiếp nhân dân, biến nhân dân từ chủ nhân của quyền lực thành đối tượng bị chèn ép, bị ức hiếp, bị tước đoạt.

Ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, quyền lực cũng luôn có hai mặt. Mặt tích cực, nó là công cụ hữu hiệu bậc nhất để tập hợp lực lượng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng một xã hội tốt đẹp, nếu như quyền lực ấy được trao cho những con người có nhân cách tốt. Mặt tiêu cực, nó luôn làm tha hóa những con người và bộ máy sử dụng quyền lực nhưng lại yếu kém về nhân cách và không có cơ chế tốt để kiểm soát quyền lực. Sự tha hóa như vậy có từ trong bản chất tự nhiên của con người và quyền lực. Có những người lúc đầu (khi chưa có quyền lực) thì tốt, nhưng khi đã có quyền lực trong tay thì dần dần trở nên hư hỏng, thành người xấu; thậm chí đến mức có thể phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì lợi ích thấp hèn của cá nhân. Cá biệt có những người thay đổi bản chất rất nhanh, chỉ sau một lần bỏ phiếu, họ gần như trở thành một người khác hẳn, từ dáng đi, cách nói, cách bắt tay,… đều tỏ ra vẻ “oai vệ” hơn, “bề trên” hơn. Khi người ta đến được đỉnh cao của “chiến thắng” trong quyền lực thì đấy là lúc người ta bắt đầu thua, mà trước tiên là thua chính mình. Trên đỉnh cao của quyền lực ít ai nhìn thấy tai họa ẩn chứa vốn có từ bên trong quyền lực ấy, nếu không phải là người lãnh đạo có nhân cách lớn, minh triết uyên thâm, có khả năng vượt qua chính mình và ma lực cám dỗ của quyền lực, để tịnh tâm nhìn xa trông rộng. Khi đã có trong tay tất cả thì đấy cũng là lúc tự mình bắt đầu đánh mất dần chính bản thân, tốt đẹp chân chính trước đó.

Việc kiểm soát quyền lực trước tiên là để bảo đảm cho quyền lực luôn thuộc về đúng chủ nhân của nó, tức là thuộc về nhân dân, được sử dụng đúng mục đích, không bị lợi dụng, lạm quyền. Khi quyền lực bị lạm dụng thì tất yếu sẽ làm tha hóa bộ máy cầm quyền, và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tha hóa đạo đức xã hội. Sự tha hóa quyền lực tất yếu sẽ dẫn đến sụp đổ chế độ chính trị. Nếu sự tha hóa ấy không dừng lại và quyền lực không được lành mạnh hóa thì sụp đổ là không thể tránh khỏi. Sự sụp đổ ấy chính là tự đổ, nếu có yếu tố bên ngoài cũng chỉ là sự hà hơi tiếp sức mà thôi.

Đặc điểm chính trị quan trọng của xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN) chân chính là quyền lực thật sự và luôn luôn thuộc về nhân dân. Chỉ khi ấy mới có một nền chính trị thật sự tốt đẹp và bền vững. Thực tế lịch sử nhân loại đã cho thấy: nhà nước của chủ nô, của vua chúa và các tập đoàn phong kiến, nhà nước của mô hình tập trung quyền lực vào một nhóm người bị tha hóa, biến chất, xa rời bản chất cách mạng, xa rời nhân dân và nhà nước của tài phiệt (tư bản hoang dã thời kỳ đầu) cuối cùng đều phải ngã đổ và kết thúc. Chỉ có nhà nước thật sự của nhân dân thì mới bền vững lâu dài, vì “dân là vạn đại”. Vì vậy, việc kiểm soát quyền lực vừa là giá trị nhân văn của một xã hội tiến bộ, phòng, chống sự tha hóa của nhà nước và xã hội, vừa là để thực hiện mục tiêu XHCN chân chính, để có được một nhà nước bền vững lâu dài phục vụ nhân dân.

Khi quyền lực không được kiểm soát thì mặt trái của nó chính là tác nhân quan trọng nhất làm tha hóa cán bộ, tha hóa những con người được trao quyền lực, rồi tha hóa cả bộ máy, làm cho bộ máy bị biến chất, không còn là nhà nước của nhân dân, mà dần dần thành nhà nước đi ngược lại lợi ích nhân dân. Trong bất kỳ điều kiện nào, sự tha hóa quyền lực ở cán bộ và các cơ quan đều là nguyên nhân lớn nhất làm cho đạo đức xã hội xuống cấp, văn hóa suy đồi, dân tộc bị mất dần sức mạnh nội sinh, xã hội trì trệ và quốc gia không thể hưng thịnh, không có đủ sức mạnh để bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu XHCN tốt đẹp mà nhiều người đã từng mong ước cũng trở nên xa vời.

Lịch sử nước ta đã từng có nhiều lần do tha hóa quyền lực mà dẫn đến mất nước. Hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam đã từng bị sụp đổ vì tha hóa quyền lực. Triều đại sau được dân chúng ủng hộ lên thay, rồi cũng tha hóa tương tự, lặp lại như cũ. Ngay cả những triều đại đã một thời rất huy hoàng, có công lao to lớn bậc nhất với lịch sử dân tộc nhưng sau đó cũng tha hóa và sụp đổ (như nhà Lý, nhà Trần, Hậu Lê và Tây Sơn chẳng hạn).

Nhiều năm qua lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã rất nhiều lần đề ra chủ trương và kêu gọi phải chống tham nhũng, chống “lợi ích nhóm” tiêu cực, tập trung nhiều công sức để giải quyết công việc khó khăn và phức tạp này, nhưng kết quả vẫn còn rất hạn chế, tình trạng tham nhũng, “lợi ích nhóm” đang còn khá phổ biến và diễn biến phức tạp, gây nhức nhối, bất bình trong xã hội. Nó cứ lan rộng dần vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, của công việc quản lý và quản trị quốc gia, vào ngay trong các lĩnh vực mà trước nay thường được cho là trong sạch, thiêng liêng (như lĩnh vực dạy người, cứu người, an ninh quốc gia, nắm cán cân công lý để bảo vệ sự nghiêm minh, kể cả cơ quan ở cấp cao, cả lĩnh vực làm từ thiện, nhân đạo, chính sách “đền ơn đáp nghĩa”,…). Điều đó có nguyên nhân trực tiếp quan trọng nhất là quyền lực về cơ bản chưa được kiểm soát có hiệu quả, từ đó dẫn đến tình trạng tha hóa trong một bộ phận cán bộ và các tổ chức trong bộ máy lãnh đạo quản lý.

Câu hỏi tiếp theo là quyền lực cần được kiểm soát như thế nào, bằng cách nào?

Trước tiên phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Lời ấy không phải là hô khẩu hiệu, mà phải được thấm sâu trong hệ thống chính trị và trong cộng đồng nhân dân. Mọi người phải ý thức rõ ràng và đầy đủ về quan điểm ấy, thường xuyên thể hiện bằng hành động thực tế. Tiếp theo, quyền lực phải được kiểm soát bằng chính quyền lực nhà nước, quy định trong Hiến pháp và các luật liên quan về cơ cấu và chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước, trong đó có sự phân công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất, nhằm hạn chế sai lầm hoặc khi có sai lầm thì được phát hiện và điều chỉnh, khắc phục sớm nhất.

Nói chung, các nhà nước phong kiến chưa giải quyết được việc kiểm soát quyền lực, mặc dù có lúc đã có một số quy định tiến bộ, manh nha của kiểm soát quyền lực. Luật lệ của triều đình có những quy định cấm các quan không được làm. Một số triều đại đã từng có các quan ngự sử ghi chép trung thực, khách quan mọi việc liên quan đến các quyết định và ứng xử của nhà vua, của triều đình để lịch sử đánh giá, phán xét công, tội. Vua cũng không được kiểm duyệt các ghi chép này. Có các gián quan để can gián vua không làm việc sai; có trống để thần dân kêu oan; có quan tòa liêm chính để phán xử đúng, sai… Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát quyền lực về cơ bản vẫn chưa được giải quyết. Nguyên nhân là do quyền lực tập trung vào tay vua và hoàng tộc, vua bảo chết thì phải chết, ý vua là ý trời, ý vua là pháp luật, còn nhân dân chỉ là đối tượng bị cai trị, không có quyền tự do, kể cả quyền sống, trái ý vua thì tùy theo mức độ và sự nóng giận của vua mà bị trị tội, kể cả tru di tam tộc. Thời kỳ đầu của chế độ tư bản cũng vậy, quyền lực tập trung vào tay những người giàu có và cũng không được kiểm soát. Khi chế độ tư bản phát triển đến một mức độ nhất định, đã có những bước tiến quan trọng về dân chủ xã hội, cộng với sự phát triển của các hệ tư tưởng, nhất là lĩnh vực triết học, làm thay đổi nhận thức và tư duy chính trị, thì quyền lực mới được kiểm soát đáng kể, và ngày nay vẫn đang phải tiếp tục hoàn thiện.

Phương pháp tiếp cận của nước ta lâu nay đối với vấn đề này chưa phải đã tốt, quyền lực nhìn chung chưa được kiểm soát chặt chẽ, thậm chí không ít trường hợp hầu như ít bị kiểm soát, và trên thực tế, việc lạm dụng quyền lực diễn ra ở nhiều nơi, nhiều cấp. Chính nó đã tạo nên sự tha hóa đến độ rất phức tạp. Chúng ta không tiếp thu theo kiểu bê nguyên, rập khuôn máy móc mô hình “Tam quyền phân lập” của các nước phương Tây, vì mỗi quốc gia có đặc điểm văn hóa và ở giai đoạn phát triển khác nhau, nhưng riêng về vấn đề kiểm soát quyền lực trong đó thì rất nên nghiên cứu một cách thật nghiêm túc để kế thừa “hạt nhân hợp lý”. Đồng thời với việc phân công, phối hợp, kiểm soát một cách khoa học giữa ba nhánh nói trên, còn có sự phân công và kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận ngay trong cùng một nhánh, nhất là hành pháp và tư pháp.

Tiếp theo, kiểm soát quyền lực thông qua việc thực thi rộng rãi quyền dân chủ; kể cả hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện và dân chủ tham dự; thông qua chế độ tranh cử, đề bạt và miễn nhiệm cán bộ; minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình của các tổ chức và cá nhân được giao quyền lực; sự giám sát của công luận, của nhân dân; tự do tư tưởng và tự do ngôn luận để thể hiện chính kiến của những con người tham gia làm chủ đất nước. Trong đó, cần phát huy tốt vai trò của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các phong trào lành mạnh, hợp pháp, do nhân dân tự giác và tự nguyện lập ra nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng xã hội. Nó là phương thức rất quan trọng để thực thi quyền dân chủ của nhân dân; nó đã từng tồn tại và đang tồn tại trong xã hội Việt Nam truyền thống trước đây và trong xã hội Việt Nam hiện tại, tất nhiên là chưa hoàn chỉnh, chưa hiện đại.
Nhân dân có quyền chất vấn, yêu cầu cơ quan nhà nước phải giải trình; có quyền phản đối những việc làm sai trái; có quyền yêu cầu cán bộ không đủ tư cách phải từ chức hoặc bị cách chức… Các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm lắng nghe, điều tra xác minh, tiếp thu, trả lời, giải trình, không được ngăn cản, cấm đoán nhân dân thể hiện chính kiến một cách ôn hòa. Khuyến khích công luận lên tiếng phê phán, phản đối những việc sai trái để tăng sức đề kháng của cơ thể xã hội. Ở đâu và khi nào mà công luận bị hạn chế, ngăn cản thì ở đó và lúc ấy cơ thể xã hội đang giảm sức đề kháng.

Trong một xã hội tiến bộ, việc minh bạch thông tin có vị trí rất quan trọng, mọi người dân đều có quyền tiếp cận thông tin, không ai được bưng bít thông tin, giống như “ánh sáng ban ngày” thay cho “đêm tối”, để cái xấu, cái ác không còn nơi ẩn nấp, phải lộ rõ nguyên hình. Lâu nay ở Việt Nam ta còn rất nhiều việc chưa được minh bạch, kể cả việc nhỏ và việc lớn, kể cả những chủ trương, quyết định và những vụ, việc tiêu cực, tham nhũng, sai lầm. Chính sự chưa minh bạch này đã làm cho nhân dân nghi ngờ, giảm sút lòng tin. Nghi ngờ dung túng, bao che, cùng “lợi ích nhóm”. Nhiều việc được cho là “nhạy cảm” để lấy cớ đó mà không minh bạch thông tin. Chính việc không minh bạch ấy đã làm hạn chế hiệu quả của cuộc chiến chống tham nhũng và “lợi ích nhóm”, nếu như không muốn nói rằng nó cản trở các công việc ấy. Một nhà nước của nhân dân, cớ sao không báo cáo đầy đủ cho nhân dân biết? Nếu lãnh đạo không có ai dính dáng gì tiêu cực trong đó thì tại sao lại sợ minh bạch? Muốn minh bạch thông tin thì lãnh đạo Đảng và Nhà nước phải mở rộng hành lang hơn nữa cho tự do ngôn luận và báo chí, còn bản thân báo chí cũng phải dũng cảm, bản lĩnh và nâng cao đạo đức nghề nghiệp, nhà báo dám dấn thân cho lẽ phải và không để bị mua chuộc. Cũng có ý kiến lo ngại rằng, khi minh bạch thông tin về các vụ, việc thì nhân dân sẽ mất lòng tin hơn nữa. Không phải như vậy! Không minh bạch mới làm mất lòng tin. Ai cũng có quyền nghi ngờ cả. Và người lãnh đạo tốt cũng mang tiếng lây. Không dám minh bạch vì sợ mất lòng tin thì đó là thứ lòng tin bị đánh lừa, lòng tin nhầm lẫn.

Văn học nghệ thuật cũng cần phải tích cực tham gia “trừ gian” để góp phần “tải đạo” theo các giá trị nhân bản và phương pháp nghệ thuật phù hợp. Để thực thi dân chủ, việc đầu tiên là thật sự tạo điều kiện cho nhân dân được bày tỏ ý kiến. Đồng thời phải chống loạn ngôn, chống vu cáo và xúc phạm các cá nhân và tổ chức, vi phạm tự do của người khác, kể cả nhân dân và người lãnh đạo.

Công tác cán bộ lâu nay, bên cạnh những mặt làm được, nhìn chung trong hệ thống chính trị chưa tuyển chọn và sử dụng được nhiều nhân tài. Lịch sử nước ta đã nhiều lần lặp đi lặp lại như vậy. Trong kháng chiến chống ngoại xâm, với sức mạnh thiêng liêng của hồn nước, nhân tài tụ về dưới cờ nghĩa để chiến đấu vì mẹ hiền Tổ quốc. Đến khi hòa bình thì nhân tài, trung thần thưa vắng dần, còn nịnh thần thì chui vào ngày càng nhiều trong triều chính, dẫn đến tha hóa quyền lực và sụp đổ. Cách làm công tác cán bộ chủ yếu là sắp đặt theo ý chí và cách tư duy còn nhiều chủ quan của người lãnh đạo. Không ít trường hợp sắp xếp cán bộ theo quan hệ, hậu duệ, “lợi ích nhóm”, bị đồng tiền chi phối; đề bạt con cháu và những người “ăn cánh”. Từ xưa tới nay, chế độ và triều đại nào cũng vậy, nạn “mua quan, bán chức” là một trong các biểu hiện tha hóa quyền lực nguy hại nhất. Ở Việt Nam, nhiều năm rồi nạn “chạy chức”, “chạy quyền” đã trở nên khá phổ biến, có những trường hợp cứ như là đương nhiên, rất đáng lo ngại, kể cả ở những lĩnh vực hệ trọng. Công tác cán bộ chưa có được một cơ chế khoa học để tuyển chọn và sử dụng được nhân tài, bởi còn ảnh hưởng nặng nề tàn dư của tư tưởng phong kiến và những năm gần đây lại cộng với mặt trái của cơ chế thị trường và sự tha hóa quyền lực.

Cần đổi mới mạnh mẽ và căn bản công tác cán bộ theo hướng cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải qua tranh cử trong môi trường thật sự tôn trọng ứng cử tự do và đề cử, chọn cán bộ chuyên môn phải qua thi tuyển, thực chất và nghiêm túc, khách quan, vừa mở rộng dân chủ, vừa tăng trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ. Đó cũng là cách để nhân dân và đông đảo cán bộ tham gia giám sát quyền lực trong việc giao quyền lực cho cán bộ. Nâng cao chất lượng của đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, lựa chọn những người có năng lực và bản lĩnh làm đại biểu chân chính và xứng đáng của nhân dân, dám nói tiếng nói trung trực đấu tranh bảo vệ lợi ích của nhân dân. Khi các đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp đã được nhân dân bầu chọn thì phải toàn tâm toàn ý, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, lắng nghe nhân dân, nói tiếng nói của nhân dân, biểu quyết vì nhân dân. Tiến tới công khai cho nhân dân biết các đại biểu ấy biểu quyết thế nào đối với những công việc mà nhân dân bức xúc, quan tâm, để giám sát sự trung thành với nhân dân. Nếu các đại biểu ấy là đảng viên thì càng phải gương mẫu thực hiện ý dân, coi lòng dân là cơ sở quan trọng nhất để hành động – đó là nguyên tắc cao nhất. Tổ chức đảng đã giao cho đảng viên nhiệm vụ làm đại biểu chân chính của nhân dân, đảng viên cứ thế mà hành động; tổ chức đảng không “cầm tay, chỉ việc”. Trung thành với nguyện vọng của nhân dân, nói tiếng nói của nhân dân – đó chính là nhân cách và ý thức đảng viên chân chính. Đảng vì nhân dân mà hành động chứ không vì mục đích khác, không để cho “nhóm lợi ích” chi phối và thao túng.

Lâu nay không ít trường hợp cấp ủy đảng đã sử dụng biện pháp hành chính và quyền lực, thậm chí đã trở thành cơ quan quyền lực cao nhất trên thực chất. Với cách này, nếu kéo dài thì tổ chức đảng sẽ bị quyền lực làm tha hóa, vừa hạn chế công việc lãnh đạo đất nước, vừa làm suy yếu bản thân tổ chức đảng. Cần đổi mới một cách căn bản nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng Đảng không làm thay, không chồng chéo với công việc của Nhà nước, nhất là việc sử dụng quyền lực nhà nước, mà chuyển mạnh sang lãnh đạo chủ yếu bằng các giá trị văn hóa, từ chủ trương hợp lòng dân đến noi gương và thuyết phục, không áp đặt một chiều bằng biện pháp tổ chức, hành chính và quyền lực, Đảng phải đại diện chân chính và xứng đáng nhất cho ngọn cờ dân chủ; phát hiện và chọn lựa cho được các hiền tài để giới thiệu với nhân dân. Đó cũng là cách làm truyền thống mà trước đây, trong điều kiện chưa cầm quyền và trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Đảng đã từng sử dụng để trở thành một Đảng lãnh đạo của nhân dân. Bản thân trong tổ chức của Đảng cũng cần phải có cơ quan do đại hội cử ra để giám sát cán bộ lãnh đạo về nhân cách và việc sử dụng quyền lực, trong quá trình lãnh đạo và kiểm soát quyền lực, cần thực hành dân chủ rộng rãi và phát huy vai trò của nhân dân để tham gia xây dựng bảo đảm cho Nhà nước ta thật sự là nhà nước của nhân dân – là mục tiêu xây dựng Nhà nước mà Đảng nói lâu nay./.

Vũ Ngọc Hoàng

17 Phản hồi cho “Quyền lực nhất thiết phải được kiểm soát”

  1. Tudo.com says:

    Trích: ” . . . . .phòng, chống sự tha hóa của quyền lực nhà nước và xã hội, vừa là để thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa chân chính, để có được một nhà nước bền vững, lâu dài, phục vụ nhân dân.”

    Chắc không phải riêng tui mà tất cả độc giả đều công nhận bài viết rất bài Bản và. . .Kêu oang oang như mấy. . .cái loa ở trên cột đèn và trên mấy cái nóc nhà lồng chợ của thời 75-80.

    Nhưng tui rất “bức xúc” khi Tiến Sĩ. . . đụng tới “mục tiêu xã hội chủ nghĩa Chân. . Chính” của nhà nước ta.
    Nói như thế, hoá ra, không khác nào tiến sĩ cho rằng từ trước đến nay đảng và nhà nước ta chỉ thực hiện xã hội chủ nghĩa Chân. . . vịt, chân gà, chân heo hay. . . Chân trâu bò sao?

    Bác Hồ đã dạy: cách mạng xã hội chủ nghĩa thì dễ nhưng xây dựng con người xhcn thì khó (có lẽ bác bắt chước câu: chiếm thành thì dễ nhưng chiếm lòng dân mới khó).
    Tiếc cái bác không còn ngồi dậy được coi mấy con thằng. . .người xhcn chúng nó xây dựng nhà lầu, xe hơi gắp trăm, ngàn, triệu lần so với thời chúng nó mới vào chỉ có đôi dép râu, cái nón cối và cây AK.

    Lý luận như vậy, e rằng tiến sĩ sẽ bị đảng cho đi cải tạo học tập lâu dài vì nó chứng tỏ tiến sĩ không nắm vững cái. . .qui đầu xã hội chủ nghĩa, chứ nói gì đến quy luật xã hội loài người.

  2. h.t.n anh says:

    Nếu nhớ không lầm thì thời trước 75,bài thơ này có tên là “”Vịnh Tiến sỉ giấy ” của Nguyễn Khuyến : Tháng 8 là tết Trung thu ,ong tiến sỉ giấy được bày bán vói mủ áo cân đai cho trẻ em chơi (cha mẹ hi vọng hay ước vọng sau này con mình sẻ đổ tiến sỉ ,ông nghè đẻ nở mặt nở mày vói làng xóm xóm bạn bè và giòng họ !). Ông tiến sỉ giấy này nhỏ thôi ,con nít cầm chơi chơi như đồ chơi (phim tàu đôi khi chiếu cảnh sầm uất của phố thi ,các cô thiếu nử trong dịp trung thu đi chơi ,đều ghé hàng tiến sỉ giáy mua cho em cho bạn cho mình vói bao mơ ước “vỏng anh đi trước ,vỏng nàng theo sau”).
    Vậy Ông Nghè đầy không phải là “đồ mả đốt cho người chết “.vì có lẻ ít ai đốt ông nghè cho người chét chơi hay làm bầu bạn !Họ đốt người đẹp (bằng giấy)nhà lầu ,kẻ hầu người hạ…. .Sau này văn minh,,họ Đôt cả tv ,radio ,xe hơi honda làm rất đẹp (thợ mả) và cả đô la vàng (đẻ người chết tiêu xài sung sướng ,làm đại gia âm phủ…) >Bây giờ họ đót cả computer ,tiền vmvafng mả đô la US hẳn hoi Cố nhiên bằng giấy và NHƯ THẬT (người và đò vật kich thước như THẬT hay lớn hơn) và đẻ đót theo người thân vừa chết đẻ họ chi dùng !Răm tháng 7 thì họ cúng cô hồn các đãng ,đốt ao quần vàng mả cho người thân và cho cả các cô hồn uổng tử không có thân nhân cúng bái . Trong PG ngày này dược coi là ngày xá tội vong nhân .ma quỉ được một ngày về trần gian dạo chơi ,thăm viếng gia đình ,ăn uống no say …(có người so vói Halloween của Mỹ)’
    Kết lại Nguyễn Khuyến làm bài thơ VINH ÔNG NGHÈ (hay thêm Tháng Tám) đúng à ÔNG NGHÈ THÁNG TAM (đồ chơi) . Tục lệ Trung thu của Tàu và trò chơi TT cũng của Tàu truyền qua VN từ thủa nào !
    Do đó bài thơ VINH ÔNG NGHE ( hay Vinh “tiến sỉ giấy”/thêm tháng 8 cho rỏ nghĩa) là vinh cái món đò chơi (con nít (hi vọng)hay các cô thiếu nử tới hồi cập kê (mơ ước).
    NK cũng két bài thơ vinh này “…Tưỡng rằng đồ thật hóa ĐỒ CHƠI” .(NK)
    (htna)

    • Tay Môn Lú says:

      Hai chử Đồ Chơi ác lắm nghe! Cái đồ đễ ông chơi là cái gì?
      Ông Vủ Ngọc Hành là tiến-sỷ Đồ Chơi chánh-hiệu Hồ Chí Minh.

  3. tungphung says:

    Cha này lảm nhảm cái gì đấy nhỉ? Những người hiểu biết kém và bị nhối sọ thì chẳng cần bài này họ vẫn tin vào ĐCS. Còn những người hiểu biết và giác ngộ lý tưởng dân chủ thì họ chẳng cần xem làm gì, thứ lý luận rác rưởi.

  4. Tran An says:

    Là người trong cuộc, có lẽ ông đã nhìn thấy rõ vấn đề là: Quyền lực cần phải được kiểm soát” và đã có một số nhận định tích cực để giải quyết vấn đề này.

    Tuy nhiên (Cố ý hoặc vô tình) tg đã không đưa ra được lý đó trọng tâm. Nguyên nhân chính mà quyền lực không thể kiểm soát được là độc tài chuyên chế.

    Nếu được tự lập hội, tự do ứng cử và bầu cử thì tự nhiên quyền lực sẽ được kiểm soát bởi nhân dân.
    Còn lại, nếu đảng CS cứ tiếp tục đưa người của mình vào lãnh đạo (bằng điều 4 hp),cả ba ngành: hành pháp, lập pháp, tư pháp bằng bầu cử hình thức, rồi sau đó BCT của đảng CS vẫn đứng sau quyết định mọi việc thì muôn đời quyền lực vẫn không thể kiểm soát được..

    Việc đưa thân nhân, phe cánh vào làm công cán là việc không thể thay đổi. Tham nhũng ngắn hạn là việc mua quan bán chức, lâu dài là củng cố quyền lực mà tất cả đều đo, đếm bằng quyền lợi vật chất. Ông Bao Công chỉ có trong phim thời trung cổ chứ ngoài đời thường mấy ai có được tài năng đức độ như ông ta.
    Tóm lại. Chỉ có dân chủ, tự do… Người dân có thực quyền lựa chọn người đại diện cho mình, thì mới có người tài, đức đảm đương việc nước. Khi có tự do, dân chủ thì rất ít mắc phải sai lầm, nếu có mắc phải sai lầm thì cũng không đến nỗi nghiêm trọng và có thể sửa chữa qua mỗi kỳ bầu cử.

  5. nguyen ha says:

    Xin được nói cho đúng bài thơ” Ông nghè tháng Tám”của Tam nguyên Nguyễn Khuyến ,mô tả Ông TS giấy trên đèn kéo quân (tết Trung thu). Nhưng đốt đồ mả lại là rằm tháng 7. Vì thế nên gọi Ông TS làm từ đồ mả là ông nghè tháng 7. Cám ơn

  6. nguyen ha says:

    Lại thêmmột Ông nghè-tháng-7 ! (Ts giấy). Phong tục nước ta cứ rằm tháng 7 ,ngày xá-tội -vong -linh các tiệm đồ mả lại đắc hàng. Lý do thân nhân người chết, đi đặt hang đồ mả (Đồ giấy) để cúng cho người quá cố .Có khi muốn người thân mình làm Tiến sĩ ở Âm phủ ,nên đặt hang Ông TS làm bang giấy để cúng và đốt (burn) ! Do đó TS giấy đồng ngĩa với TS ở Âm phủ. Thật vậy một chế độ mà “ban ngày” đả biến thành “ban đêm” (Tác phẩm của nhà văn Vủ như Hiên) thì Xả hội VN không khác gì là Âm phủ !(cỏi âm).Để điều hành cỏi âm thì có âm binh (lực lượng vủ trang) và Âm công (lực lượng dân sự ) ,gọi chung là MA.! TS Vủ ngọc Hoàng là một trong những con Ma đó ,nên y ăn nói theo kiểu “người ở âm ty’ . Y nói : quyền lực phải được kiểm soát ! Kiểm soát cái nổi gì ,khi cả một hệ thống ” Vô-ra-thằng-cha-khi-nảy “. Phải nói thẳng với “con ma” VNH muốn kiểm soát MA phải có Thầy-Pháp ! Thầy pháp ở đây là lực lượng đứng ngoài đảng CS ,bao gồm các Tổ chức dân sự ,các nhà tranh đấu dân chủ trong và ngoài nước ,các tổ chức nhân quyền của các nước tiến bộ… Cố nhiên kiểm soát các con ma .trong đó có con ma Vủ ngọc Hoàng !

  7. Tay Môn Lú says:

    Cái ông Vủ Ngọc Hành này là bạn ₫ồng món với Tây Môn Lú. Họ ngồi cuồng lớp, cùng bàn. Mùi văn của hai ông rất giống nhau. Đó là mùi cóc chết. Tư-tưỡng hai ông cũng có mùi giống nhau. Đó là mùi chuột chết.

  8. NON NGÀN says:

    QUYỀN LỰC VÀ DÂN CHỦ

    Con người chẳng phải thánh thần
    Thế nên quyền lực phải do dân bầu
    Tự nhiên nhảy tót lên đầu
    Bảo rằng quyền lực phải cần kiểm tra

    Thật là ngôn ngữ xót xa
    Nói như không nói cũng là như không
    Tay chân đều cũng của mình
    Thế thì kiểm soát quả tình là ai

    Kiểu này dẫu nói dông dài
    Cả hàng thế kỷ cũng hoài tầm vơ
    Bởi vì cơ chế chiếc lờ
    Vào rồi thì khó mọi bề mà ra

    Tam quyền phân lập vứt xa
    Quả ông Các Mác đúng là đỉnh cao
    Nêu lên giai cấp tào lao
    Phải là vô sản ối dào là vui

    Cái ngu hết chỗ trên đời
    Con người bình đẳng bình quyền còn chi
    Tự do dân chủ còn gì
    Gom vào trong rọ còn chi con người

    Đúng là dở khóc dở cười
    U mê là thế khiến đời đảo điên
    Độc tài sẽ chỉ triền miên
    Nó thành quán tính mọi miền trần gian

    Hỡi ơi xây dựng thiên đàng
    Cuối cùng địa ngục trần gian mấy hồi
    Hở môi ghim phản động rồi
    Còn đâu phát triển để đời đi lên

    Tưởng là học thuyết nhân văn
    Ngờ đâu thuyết Mác cà mèn thế kia
    Nói toàn xã hội lia chia
    Thật thì phản động còn hơn bao giờ

    ĐẠI NGÀN
    (01/01/17)

  9. dai nguyen says:

    Tong the, toi dong y voi noi dung cua bai viet nay nhung tren thuc te bai viet da khong nhin dung nhung tro ngai va thuc trang cua van de. Muon giai quyet mot van de, ta can phai hieu ro la nhung tro ngai gi, ta phai dinh nghia ro ret tro ngai do den tu dau va tai sao ta co nhung tro ngai do (identify the problem, analyze it). Van de dat ra o day la su doc tai cua dang Cong San, ho nam tat ca quyen hanh tu hanh phap, lap phap va tu phap, dang Cong San nam ben tren tat ca moi co che cua quoc gia. Neu mot nguoi duoc dang chi dinh nam quyen hanh, quyen luc do duoc dang giao pho, thi ho co trach nhiem phuc vu dang, ong chu da ban cho ho bong loc va quyen loi, ho khong co trach nhiem voi mot ai, nhat la voi nguoi dan. Lam cach nao de nguoi dan kiem soat nhung hoat dong cua nha nuoc nhat la duoi su cai tri ha khac, doc doan cua che do Cong San hien tai khi ma ho chua mo mieng da bi danh dap, bo tu. Den khi nao dat nuoc co dan chu, nhan dan (tat ca nhan dan) co quyen bau cho nguoi dai dien cho ho mot cach ro ret, cong khai, cong bang va mot nen luat phap vi phuc vu nhan dan( phai luon luon duoc thay doi nham thich ung voi hoan canh xa hoi) de phuc vu triet de, toi uu quyen loi nhan dan, khong phai mot dang phai nao het thi luc do dat nuoc moi tien bo duoc. Noi tom lai noi dung cua bai viet nay chi giai quyen duoc nhung hien tuong (symptoms) ma khong giai quyen duoc coi re (root cause) cua van de. Tuy nhien toi cung xin than phuc long can dam va tu tuong cau tien cua tac gia. Kinh

    • tungphung says:

      Dai Nguyen phân tích rất đúng đó. Ông Hoàng này không phải không biết đâu mà ông ta dùng trí tuệ của ông ta phục vụ cho sự lãnh đạo độc tôn của Đảng. Cả gia đình và họ hàng nhà ông ta đểu ăn lộc của Đảng thì ông ta không làm gì khác được. Tôi cho là ông ta là người có trình độ nhưng không phải là trí thức vì trí thức phải là người có trình độ nhưng khai sáng.

      • Tudo.com says:

        Tình trạng xã hội của XHCNVN hiện nó bi đát, nó nát bét như tương rồi nên đảng thấy phải có vài câu vọng cổ mùi mẩn của những “thợ hát” như tiến sĩ nầy để xoa dịu. Giống như những giọt nước mắt. . .đểu của con cá sấu Minh râu hồi cải cách ruộng đất.
        Nhưng rất tiếc, chứng ung thư XHCN nó. . . di căn tới thời kỳ thứ ba rồi, hết thuốc chữa rồi, bây giờ đảng có kêu. . . Trời, Trời cũng không cứu nỗi, nói chi là Vũ Ngọc Hoàng.

        New Year 2017
        There will be. . .a new Vietnam!
        Vietnamese People, please prepare to bury Ho and say goodbye to VC. . .forever!

  10. Nói Không Được says:

    Chế độ CS độc tài độc đảng đang dãy chết nên đảng viên đang hưởng bổng lộc của đảng tìm đủ mọi cách để cứu đảng, cứu ghế và cứu quyền lợi cá nhân của họ. Tuy nhiên những luận điệu tưởng đâu hay ho chỉ là những âm thanh rè, dở hơi mà dân đã chán mứa. Chân lý thời nay là “đừng nghe những gì CS nói”, và CS không thể thay đổi mà phải biến mất, phải được thay thế.

Leave a Reply to h.t.n anh