Khi thần tượng ‘làm đặc tình cho CS’
Thần tượng của dân tộc Ba Lan, một trong những nhân vật lịch sử tầm cỡ nhất của thế kỉ 20 đang trở thành tâm điểm của dư luận và báo chí. Lech Walesa – người thợ điện làm ‘chập mạch’ cả hệ thống XHCN, tổng thống đầu tiên của nền dân chủ Ba Lan – theo kết luận của viện Hồi Ức Dân Tộc (IPN) là đặc tình của an ninh cộng sản trong giai đoạn từ 1970 tới 1976 với bí danh Bolek.
Kết luận này không có gì là quá mới lạ, chỉ là câu trả lời khẳng định cho những đồn đoán kéo dài từ hơn 2 thập niên nay.
Trong buổi họp báo hôm 31/01/2017 IPN nói, kết luận của họ là ‘hoàn toàn chắc chắn’, ‘không còn nghi ngờ nào nữa’. Nó được đưa ra trên cơ sở giám định của các chuyên gia trong một năm qua với những bút tích mà Walesa để lại trong tài liệu của cơ quan an ninh cộng sản.
Cũng theo những tài liệu này, Walesa đã nhận tiền cho những hoạt động ‘mách lẻo’ của mình trong giai đoạn trên với số tiền là 11.700 zł. Chữ ký trên các biên lai nhận tiền được khẳng định là của chính người mà sau này trở thành lãnh tụ huyền thoại của Công Đoàn Đoàn Kết.
Tập hồ sơ trong nhà trùm mật vụ
Đây là tập tài liệu mang tên ‘Hồ sơ cá nhân’ dày tới 750 trang mà cơ quan điều tra thu được 1 năm trước ở nhà một viên tướng an ninh thời cộng sản – Czeslaw Kiszczak – sau khi ông này qua đời.
Kiszczak có ý bảo vệ điệp viên của mình không chỉ tới hơi thở cuối cùng mà cả những năm sau đó. Lời trăn trối giữ gìn tập tài liệu cẩn thận và chỉ được trao lại sau nhiều năm nữa đã bị bà vợ góa có phần ‘lẫn cẫn’ của ông làm hỏng chuyện. Bà đã gọi điện tới IPN với mục đích bán chúng, ít lâu sau đám tang của ông chồng.
Trên tập hồ sơ tìm thấy, có bút tích phê duyệt của chính Kiszczak với ý định chỉ công bố hồ sơ 5 năm sau khi Walesa qua đời.
Từ lâu, ngay sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, giới chức và báo giới Ba Lan đã truy tìm những tài liệu liên quan tới một nhân vật bí ẩn có cái tên là ‘điệp viên Bolek’, nhưng đã không tìm thấy trong bất kỳ lưu trữ quốc gia nào.
Bản thân Walesa có lẽ cũng nghĩ rằng, những tài liệu liên quan tới mình đã được an ninh cộng sản hủy bỏ. Bởi, trong mắt chính những trùm mật vụ đó, Walesa là một anh hùng dân tộc, mà họ hay ít nhất là tướng Kiszczak muốn bảo vệ danh dự. Cũng bởi không có chứng cứ gì mà trong suốt nhiều năm nay, Walesa luôn chối bỏ sự hợp tác của mình.
Thêm một chương trong cuộc đời
Vụ Bolek ngay lập tức gây nên những tranh cãi gay gắt trong xã hội và nhuốm mầu sắc chính trị.
Có một nghịch lý mà có lẽ không chỉ của Ba Lan, đó là, những người cùng tranh đấu trên một chiến tuyến nhằm lật đổ chế độ độc tài cộng sản lại trở thành các đối thủ chính trị của nhau trong một thể chế dân chủ.
Và vụ Walesa cũng trở thành một ‘con bài’ trong cuộc chơi giữa các đảng phái chính trị đối lập.
Đảng cầm quyền PiS dường như có ý phủ nhận sạch trơn và viết lại lịch sử. Nhưng các đảng phái chính trị khác đưa ra nhìn nhận một cách công bằng và bao dung hơn.
Theo đó, Walesa là người đã có công giúp dân tộc thoát khỏi ách độc tài cộng sản, và giống như mọi nhân vật lịch sử khác, không có gì là tuyệt đối cả; những gì lịch sử và cả thế giới đã ghi nhận là không thể xóa bỏ; không có pha lê nào mà không bị tì vết.v.v.
Nhiều người cũng lên tiếng cảm thông với ông khi sống giữa một bầy sói an ninh cùng ‘vợ dại con thơ’ và một nguy cơ mất việc lúc nào cũng treo lơ lửng trên đầu.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, những gì Walesa đã làm không gây hại trực tiếp cho ai và những thông tin mà ông đã cung cấp cho cơ quan an ninh thuộc loại ‘vô bổ’. Trong khoảng thời gian mấy năm đó, Walesa đã nhiều lần muốn thoát ra khỏi móng vuốt của cơ quan mật vụ nhưng sự hợp tác chỉ thực sự chấm dứt vào năm 1976.
Điều quan trong là, ở giai đoạn sinh tử của công cuộc đấu tranh, Walesa đã dứt bỏ được những ràng buộc, vượt lên được những ám ảnh để trở thành một lãnh tụ của phong trào công nhân. Những đóng góp của ông cho Ba Lan và thế giới là không thể thay đổi.
Nói theo cách của giám đốc IPN thì, những tài liệu này không nhằm phủ nhận công lao của Walesa mà chỉ thêm vào một chương trong cuộc đời hoạt động của ông. Và đó là một chương đen tối.
Ai cũng phải ký gì đó?
Những ai đã từng sống dưới chế độ cộng sản có thể thấy rằng, không dễ gì để vừa hoạt động hiệu quả vừa giữ mình thật trong sạch.
Ryszard Petru, chính trị gia đối lập nói: “Hầu hết chúng ta đã may mắn là không phải sống trong những ngày đó và không phải va chạm với mật vụ cộng sản. Vào thời điểm ấy, nhiều người đã bắt buộc phải ký một cái gì đó, để sau này hối tiếc.”
Miroslaw Chojecki, một nhà hoạt động Ba Lan từng kể với tôi rằng, ông bị bắt, bị giữ tới 40 lần vì đủ mọi lý do, nhiều khi rất ‘trời ơi đất hỡi’ như có một kẻ lấy cắp chai rượu trong cửa hàng và kẻ này trông giống ông! Và hầu như mỗi lần để được đi ra, lại phải ký giấy tờ gì đó.
Vấn đề là chỉ nên ký những gì vô thưởng vô phạt, không hại tới ai và không nhận tiền của cơ quan an ninh. Nhưng vấn đề đó không phải ai cũng làm được, để giữ cho đôi tay của mình được trong sạch.
Câu chuyện quá khứ của Ba Lan lại là hiện tại của Việt Nam ngày nay. Những nhà hoạt động Việt Nam đang sống dưới một chế độ còn hà khắc hơn chế độ cộng sản Ba Lan mấy chục năm trước. Họ đang hàng ngày phải đối đầu với một bộ máy an ninh khổng lổ với nhiều mưu kế.
Chắc chắn nhiều người – ở những chừng mực khác nhau – đã phải ký kết hay cam kết gì đó với cơ quan an ninh.
Nếu một ngày nào đó, những hồ sơ của an ninh được mở ra, chắc sẽ có nhiều bất ngờ.
Có thể, những gì xảy ra ở Ba Lan hôm nay sẽ là bài học cho Việt Nam trong tương lai về cách tiếp cận và ứng xử với những vấn đề tương tự.
Nhưng ngày đó là ngày nào, có thể còn rất xa…
Bài đã đăng trên trang BBC với tiêu đề do BBC chọn
Ngay đến ông NGUYỄN CHÍ THIỆN còn bị người ta nghi ngờ linh tinh !
Tôi quan niệm DIỆT HẾT CHẤT CỘNG TRONG NGƯỜI LÀ OK SALEM :-) !
Hãy tự hỏi có THẬT CẦN THIẾT phải xét kỹ lý lich ba đời mọi người như CS !?
Tôi thích giáo lý nhà Phật: ĐỒ TỂ VẤT DAO ĐI CŨNG CÓ THỂ THÀNH PHẬT :-) !
Cũng không ít kẻ lợi dụng trò “hồi đầu thị ngạn”, nhưng ko lẽ giết vô tội vạ như CS :-( !?
Càng giết, càng nghi ngờ chụp mũ lung tung càng làm đổ vỡ tình tự dân tộc, gây mất đoàn kết !
Điều này chỉ mang lại lợi cho bọn độc tài phản dân hại nước, bọn đầu cơ chính trị lưu manh xảo trá.
Nguyễn Trãi bảo : ĐEM ĐẠI NGHĨA THẮNG HUNG TÀN, LẤY TRÍ NHÂN THAY CƯỜNG BẠO :-) !
Hay VIỆC NHÂN NGHĨA CỐT Ở AN DÂN ! QUÂN ĐIẾU PHẠT TRƯỚC LO TRỪ BẠO :-) !
Bọn phản động như CS độc tài đảng trị, độc tài gia đình trị và quân phiệt làm ngược hẳn lại. Tìm mọi cách tiêu diệt người yêu nước trong nội bộ ngay khi đang còn phải đối đầu với kẻ thù hung hiểm ngoại bang, với ý đồ nhỏ nhen là “ngăn ngừa trước mầm mống đối kháng với chúng” ! Chúng chỉ chăm chăm muốn dành độc quyền cai trị đất nước, mị dân qua những chiêu bài yêu nước rỗng tuếch !
Chính chúng là kẻ thù của dân chủ tự do đích thực, nên chúng sợ dân chủ đa nguyên đệ nhất hạng !
Thành phần cực đoan quá khích, say mê quyền lực này hiện diện nhan nhản ở mọi nơi mọi lúc.
Chúng luôn luôn dành lấy “chính nghĩa” về mình, tự cho mình là chân lý, lẽ phải, sự thật bla bla bla
Chúng tự ban phát cho mình cái quyền lực kết tội và tiêu diệt bừa bãi bất cứ ai khác chính kiến.
Viên kim-cương dù có tỳ vết thì vẫn là kim-cương.
Hòn sỏi dù có hoàn-hảo cũng chĩ là hòn sỏi.
Về mặt vật-chất thực-tế, con người vẫn trần truồng như nhau:
Đặt một viên kim-cương có tỳ vết bên cạnh viên sỏi hoàn-hảo, rồi bão những người chống-đối và chĩ-trích Walesa:
Hãy chọn lấy một và miễn-phí.
Họ sẽ chọn kim-cương.
Về mặt lý-lẽ, họ sẽ chọn hòn sỏi. Đó gọi là cái đuôi của quỷ-biện. Rất khó nhìn thấy. Có nhìn thấy cũng rất khó cãi.
Hòn sỏi tự thấy minh hoàn-hảo nên chê bai viên kim-cương có tỳ vết.
Không có vấn-đề gì, đó chĩ là sự không biết phân-biệt cái giá-trị lớn và cái giá-trị nhỏ.
Một chú tiểu hoàn-hảo trong sạch, không thễ tự cho mình cao hơn Nguyễn Huệ chí vì Nguyển Huệ rượu chè, nhiều vợ và giết người.
Trong thời-đại ngày nay, người ta nói ra điều gì, thì chĩ vì lợi-ích của họ và phe nhóm.
Chĩ có những người xa lánh việc đời thì mới có công-tâm, nhưng không phãi là tất cả, trong số họ vẫn có một vài người cong quẹo.
Có những người đi theo hòn sỏi hoàn-hảo và có những người đi theo viên kim-cương có tỳ vết mà không vì vật-chất.
Họ vì lý-tưỡng.
Mà lý-tưỡng thì rất khó giãi-thích, những người Cộng Sản Việt Nam đã tàn-phá đất nước và huỹ-hoại dân-tộc, thế nhưng họ vẫn thấy lý-tưỡng của họ sáng hơn vầng dương, thậm-chí còn sáng hơn cả vầng dương.
Ngày xưa, có một anh Tàu Chệt tên là Công Tôn Long, anh đưa ra một kiểu lập-luận mà người thời đó gọi là quỷ-biện. Anh ta nói: Ngựa trắng không phải là ngựa, vì ngựa và trắng là hai thì gọi là ngựa là sai, có nghỉa là nó không phải ngựa. Vậy, nó là gì? Nó là ngựa trắng. Ôi trời! Như vậy nghỉa là gì? Thú thật tôi điên đầu vì đoạn này, cho rằng dịch-giả dịch sai hoặc nhà in nhầm lẫn.
Nhưng tôi vẫn cãm-nhận được thế nào là quỷ-biện.
Ngày nay, tất cả giới truyền-thông đều sữ-dụng quỷ-biện, nhưng họ khéo-léo không lộ-liểu.
Riêng bọn Việt-gian Cộng-sản thì lấy quỷ-biện làm chánh-sách chính-thống.
Loại quỷ-biện của Việt Cộng rất trâng-tráo, trơ-trẽn và cặn-bả. Đến như Công Tôn Long cũng phãi ngã nón chào thua.
Trên đời này, không có gì tệ-hại cho bằng Cộng Sản, trong Cộng Sản không có loại nào tệ cho bằng loài Tàu Cộng, Nga Cộng và Việt Cộng.
Nga Cộng làm dơ bẩn nước Nga.
Tàu Cộng làm ô-uế nước Tàu.
Việt Cộng làm thối-tha nước Việt.
Đây là ba loại trùng độc, là trùng kí-sinh, là bệnh ôn-dịch của thế-giới.
Viên kim-cương dù có tỳ vết thì vẫn là kim-cương.
Hòn sỏi dù có hoàn-hảo cũng chĩ là hòn sỏi.
Đặt một viên kim-cương có tỳ vết bên cạnh viên sỏi hoàn-hảo, rồi bão những người chống-đối và chĩ-trích Walesa:
Hãy chọn lấy một và miễn-phí.
Họ sẽ chọn kim-cương.
Hòn sỏi tự thấy minh hoàn-hảo nên chê bai viên kim-cương có tỳ vết.
Không có vấn-đề gì, đó chĩ là sự không biết phân-biệt cái giá-trị lớn và cái giá-trị nhỏ.
Một chú tiểu hoàn-hảo trong sạch, không thễ tự cho mình cao hơn Nguyễn Huệ chí vì Nguyển Huệ rượu chè, nhiều vợ và giết người.
Trong thời-đại ngày nay, người ta nói ra điều gì, thì chĩ vì lợi-ích của họ và phe nhóm.
Chĩ có những người xa lánh việc đời thì mới có công-tâm, nhưng không phãi là tất cả, trong số họ vẫn có một số cong quẹo.
Có những người đi theo hòn sỏi hoàn-hảo và có những người đi theo viên kim-cương có tỳ vết mà không vì vật-chất. Họ vì lý-tưỡng. Mà lý-tưỡng thì rất khó giãi-thích, những người Cộng Sản Việt Nam đã tàn-phá đất nước và huỹ-hoại dân-tộc, thế nhưng họ vẫn thấy lý-tưỡng của họ sáng hơn vầng dương, thậm-chí còn sáng hơn cả vầng dương.
Ngày xưa, có một anh Tàu Chệt tên là Công Tôn Long, anh đưa ra một kiểu lập-luận mà người thời đó gọi là quỷ-biện. Anh ta nói: Ngựa trắng không phải là ngựa, vì ngựa và trắng là hai thì gọi là ngựa. Thú thật tôi điên đầu vì đoạn này, cho rằng dịch-giả dịch sai hoặc nhà in nhầm lẫn.
Nhưng toi vẫn cãm-nhận được thế nào là quỷ-biện.
Cái đáng kinh-tỡm là cái gông Cộng Sản đè nặng lên dan-tộc Ba Lan, gỡ bõ được cái gông đó thì một vài lỗi-lầm cũng chẵng nên quá xét-nét.
Ổ Việt Nam hiện nay, nếu có một nhóm đảng-viên Cộng Sản làm được như Walesa và Công-đoàn Đoàn Kết, thì tôi vẫn coi họ là anh-hùng. Như Bô-rít En-xin, Gooc-ba-chóp.
Một viên ngọc quý thì dù có tỳ-vết nó vẫn là viên ngọc quý.
Tôi vẫn luôn ũng-hộ đảng-viên Cộng Sản làm Tổng Thống, nếu họ đập bõ được cái ách Cộng Sản tham-tàn, bạo-ngược và man-rợ đang đè nặng lên dân–tộc và đất nước Việt Nam, dựng nền móng dân- chủ mới cho Viêt Nam.
Ngày ấy xãy ra càng sớm càng tốt.
Mong lắm thay!
Hồi trước người ta là CS, bây giờ người ta phản tỉnh từ bỏ chế độ là được rồi, chẳng lã đem chém đầu hết CS?
Bản chất của người CS ở đâu và thời nào cũng như nhau: gian trá, mưu mô, xảo quyệt. Ông Walesa hay ông Hồ cũng gần giống nhau thôi.