WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Có chăng sư thay đổi dân chủ trong đảng CSVN?

Question-3

Từ lâu trong dư luận xã hội Việt Nam vẫn có luồng hy vọng ở sự đột biến nào đó trong đảng CSVN. nhất là hy vọng có một nhóm hoặc một người lãnh đạo cao cấp nào đó có tư duy thay đổi chế độ như trường hợp của Trần Xuân Bách, uỷ viên Bộ chính trị.

Nhiều năm sau khi Trần Xuân Bách bị đảng kỷ luật và buộc phải rời khỏi bộ chính trị ĐCSVN vì có những tư tưởng nhen nhóm chút ít về đòi cải cách chính trị, mở rộng thêm đa nguyên, đa đảng. Từ đó một quãng thời gian dài Việt Nam mê mải theo đường lối của Trung Cộng và không ai nói đến thay đổi hay cải cách về chính trị. Người mang lại hơi thở thay đổi chút là ông Võ Văn Kiệt, nhưng đó cũng chỉ là những hơi thở thoáng qua.

Ở các khoá 10, 11 của đảng nổi lên hai nhân vật mà thiên hạ xì xào rằng họ có thể là những đột biến về chính trị, mang lại thay đổi dân chủ cho Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang. Nhưng cuối cùng thì cả hai người này đều rời khỏi chiếc ghế quyền lực đỉnh cao để về hưu và mọi thứ không có gì thay đổi.

Không đủ cơ sở để đánh giá hai con người này có tư tưởng muốn thay đổi thật sự hay chỉ là những màn kịch để tranh giành ảnh hưởng, lấy điểm để tạo ra uy tín trong và ngoài nước nhằm củng cố sức mạnh của mình. Thường những người có tư tưởng dân chủ, tiến bộ khi về hưu, họ thường có những phát biểu đòi hỏi cải cách nhiều hơn khi họ còn tại chức. Với ông Dũng thì không, ông về hưu và tuyệt nhiên không có những phát biểu nào nhòm ngó đến chính trị như người khác. Còn với ông Sang thì ngay khi về hưu mấy tháng, ông lớn tiếng đòi hỏi toàn đảng, toàn dân phải trung thành CNXH mà ông TBT Nguyễn Phú Trọng đang dẫn dắt.

Một ông không nói gì, một ông mở mồm ra nói là sắt máu đòi hỏi trừng trị ai đi lệch hướng con đường CNXH. Nếu như ông Dũng còn có hai đứa con làm quan trong đảng, ông nín thanh đã đành. Nhưng với ông Sang mà kêu gọi trung kiên với đảng, với con đường CNXH và với Nguyễn Phú Trọng thì đến giờ khó có cơ sở nào, để bảo trong nội bộ đảng có những người tiến bộ, có những người cải cách muốn đất nước dân chủ, văn minh.

Sẽ chẳng có một nhân tố nào cao cấp trong đảng có ý muốn thay đổi, cải cách dân chủ trong vòng 10 năm nữa. Tất cả những động thái tưởng như là muốn cải cách, muốn dân chủ chỉ là những màn kịch diễn để người dân sống trong hy vọng. Dẫn dắt họ nuôi niềm tin rằng trong tương lai tới sẽ có thay đổi, hãy bình tĩnh tiến chậm, tiến chắc đừng manh động quá gây bất lợi cho công cuộc. Chỉ là lừa đảo hết mà thôi.

Hãy nhìn ở một khía cạnh thực tế, khách quan. Chúng ta đặt ra một nhân vật có lý tưởng tiến bộ, có hoài bão muốn đất nước dân chủ,văn minh, cường thịnh. Hãy bỏ qua bước trước kia anh ta là bí thư đoàn đầy nhiệt huyết hay một cán bộ trẻ mẫn cán trong sáng và đầy năng lực. đường anh ta đi bắt đầu từ một tỉnh uỷ viên hoặc một giám đốc sở thành phố, vụ trưởng của một bộ.

Hàng ngày anh ta phải lo cho tốt công việc của mình, để hoàn thành kế hoạch cấp trên đặt ra vào những lần tổng kết quý, năm. Để hoàn thiện như thế, anh ta phải lừa dối, báo cáo láo thành tích, đắp con số ở chỗ này sang chỗ kia. Anh ta không thể nào làm một cách thẳng tay, minh bạch với cả một bộ máy chồng chéo ù lì. Sức anh ta có hạn, anh ta đành chấp nhận mọi thứ miễn sao hoàn thành trách nhiệm không bị kỷ luật ảnh hưởng đến con đường tiến lên.

Song song với việc lo hoàn thành kế hoạch, anh ta còn phải học tập chính trị, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học nghị quyết, học các khoá an ninh quốc phòng. Anh ta phải lo sao có được chứng chỉ suôn sẻ, qua được những đợt kiểm tra để chứng minh phẩm chất chính trị trong sáng, kiên định. Như thế chưa đủ , anh ta phải quan hệ tốt với các đồng nghiệp và cấp trên để có thiện cảm khi đến những đợt bình bầu. Cái này mới đáng sợ hơn cả, để quan hệ tốt trong xã hội Việt Nam ngày nay là làm ngơ cho sai trái nào đó của đồng chí. Là đi nịnh bợ cấp trên, cấp trên đi lễ chùa mình cũng phải đi. Cấp trên thích uống rượu, thích đồng hồ, thích xe hơi phải tìm cách ra tiền để có những thứ đó biêú tặng. Đối với cấp cấp ngang hàng phải liên tục có những cuộc nhậu triền miên để nắm bắt thái độ của họ với mình, luôn luôn phải giữ tình cảm. Mà cách giữ nhanh nhất là tham gia cùng những cuộc nhậu đắt tiền, những cuộc chơi bời gái điếm cao cấp. Như thế mới là hoà mình, là đoàn kết, là thái độ chan hoà với đồng chí.

Rồi anh ta cũng phải lo cho gia đình mình, phải có nhà đàng hoàng, xe tương đối, con cái học hành phải được những nơi tốt…để được đẹp mặt với bạn bè, họ hàng, người thân thích.

Anh ta qua được những khó khăn đó, vào đến trung ương, làm bộ trưởng. Nếu anh ta chỉ còn có một nhiệm kỳ hoặc hai nhiệm kỳ là đến tuổi hưu, lúc này anh ta phải lo cho con cái mình có được vị trí ổn định và sáng sủa trong tương lai. Ai là người Việt Nam mà không muốn lo cho con mình như vậy chứ, chẳng ai cả. Ai cũng cũng thế. anh ta đưa con mình vào chân này thì cũng phải đưa con người khác vào chân khác. Con của ông bộ trưởng này làm chánh văn phòng bộ tôi, thì con tôi làm trợ lý cho ông. Em trai tôi làm chỗ này, em vợ ông sẽ làm chỗ kia.

Và như thế anh ta không những trách nhiệm với con cái mình, mà còn cả con cái người khác. Một bộ máy chế độ đầy ắp những người thân thích đan xen nhau như thế. Anh ta liệu muốn thay đổi nó không.?

Có, anh ta vẫn hung nấu ý định muốn thay đổi một xã hội dân chủ, công bằng văn minh như phương Tây. Cứ cho là thế đi cho có tính khách quan và tích cực. Không nên dìm chết cái hoài bão của anh ta mặc dù chúng đã bị dìm ở bao nhiêu yếu tố đã kể trên. Anh ta vẫn còn hoài bão đẹp đó.

Anh ta được vào bộ chính trị, tột đỉnh của quyền lực. Nơi mà điều kiện nhất để anh ta thực hiện hoài bão của mình. Anh ta nghĩ mình từng này tuổi, tiền bạc có, còn tha thiết gì mà không làm một điều gì lớn lao cho đất nước, để lại danh tiếng muôn đời sau như một vĩ nhân. Một nhà cải cách lớn. Anh ta bước qua được sự ươn hèn , ích kỷ, trí trá đã ngấm vào mình trong suốt con đường tiến thân từ bí thư đoàn trường đại học hoặc chiến sĩ trong lực lượng vũ trang đến vị trí hôm nay. Anh quyết định làm điều gì lớn cho đất nước.

Muốn thế đầu tiên anh ta phải có một nhóm khá đông những quan chức ủng hộ anh ta thay đổi. Cái khó tiếp theo là anh ta phải tiếp xúc với các cường quốc nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi thay đổi và sau thay đổi. Không thể khơi khơi đứng ra tuyên bố vài câu là sự thay đổi đến ngay.

Để được sự ủng hộ chắc chắn, anh ta cần có sự ủng hộ của ban bí thư, uỷ ban kiểm tra trung ương đảng, ban bảo vệ chính nội bộ trung ương, ban tuyên giáo trung ương, bộ công an, bộ quốc phòng, bộ ngoại giao…và các lão thành cách mạng nữa. Lấy gì để đảm bảo rằng những nhân tố chủ chốt ở các ban, bộ ấy đều muốn thay đổi cho đất nước như anh ta. Anh ta cần nhiều năm để thuyết phục họ, trong khi anh ta vẫn phải hoàn thành trách nhiệm trên cương vị mình đang nắm. Chưa kể những kẻ không đồng ý vì bảo thủ, còn những kẻ cũng thích đổi mới, nhưng lại thích anh ta bị hạ đế thế chỗ là nhiều hơn. Kế hoạch thay đổi chế độ của anh ta mang lại nhiều rủi ro khiến anh ta có số phận như Trần Xuân Bách.

Đến đây thấy rằng, nhân vật của chúng ta dù ở đỉnh cao quyền lực trong chế dộ, dù hoài bão của anh ta vẫn còn. Nhưng để thay đổi được sức anh ta không thể nào làm được. Và anh ta đủ thông minh để không làm cái việc vá trời thất bại thảm hại nhiều hơn là thành công ấy. Anh ta không dại gì mạo hiểm để rồi con cái của mình bị liên luỵ, hoặc tạo ra điểm yếu để lũ đồng bọn anh ta nhè vào đó hạ bệ anh ta xuống đầy nhục nhã với tội phản bội lý tưởng, đi lệch hướng.

Anh ta khoanh tay chọn cách an toàn, qua nhiệm kỳ của mình rồi về hưu, có thể anh ta sửa đổi vài điều nhỏ nhoi để an ủi lương tâm mình, đồng thời anh ta vun vén cho gia đình mình được bao nhiêu hay bấy nhiêu trước khi anh ta hết cơ hội.

Trên đây là giả dụ về một nhân vật có lương tri trong hàng ngũ cấp cao nhất của chế độ . Nếu như có nhân vật như thế anh ta còn chẳng làm được gì, đừng nói là cả một đống cơ hội và xảo trá, ươn hèn nhung nhúc tranh nhau bò lên vị trí cấp cao.

Tất nhiên dòng chảy lịch sử có những khúc biến động nảy sinh ra những nhân tố thay đổi. Nhưng nếu không có những đột biến như thế, câu chuyện có một nhân vật hay một thế lực nào trong đảng muốn thay đổi thể chế dân chủ là điều hoang đường. Những câu chuyện như thế vẽ ra chỉ để an ủi người dân sống trong hy vọng và đừng bức xúc quá đến mức bạo động mà thôi.

Nhưng một xã hội đầy ắp những bức xúc, những cuộc biểu tình nổ ra đến hàng trăm ngàn người ở khắp nơi. Cộng hưởng với sự thanh toán khốc liệt trong đảng. Biết đâu thời thế như vậy sẽ sinh ra một nhân tố thuộc dạng thời thế tạo anh hùng.

Theo Blog Người Buôn Gió

5 Phản hồi cho “Có chăng sư thay đổi dân chủ trong đảng CSVN?”

  1. says:

    Ai đảo chính? Ai làm một cuộc bạo lực cách Mạng? Ai lấy gậy ông đập lưng ông? Anh hùng phát xuất từ đâu? Từ trong bọn thối tha Cộng sản VN hiện nay? Vì những thuộc hạ cấp dưới chắc chắn không thể làm gì vì ai có ý đồ gì là bị chúng diệt ngay tận gốc. Không như thời Đệ nhất Cộng hòa, dùng đức độ lòng tin và tinh thần dân tộc để trị quốc. Không lường trong hàng ngũ lãnh đạo có những bầy sâu thối tha kết tụ hạm hại người tốt và đại cuộc. Còn bọn Cộng sản VN hiện nay, bất chấp mọi thủ đoạn gian ác, chúng có thể giết bất cứ ai, ngay cả đồng chí của chúng có tư tưởng dân tộc hé lộ. Vì lòng yêu nước là đang đi ngược lại lòng tham và quyền lực của đảng là chính quyền lợi của chúng. Yếu điểm của đảng CSVN là gì? Là sự ngu dốt mò mẫm kinh tế như kẻ mù mò đường. Yếu điểm của chúng là luôn luôn tìm chỗ dựa của kẻ khác mà sống bám. Điển hình hiện nay chúng dựa vào giặc Tàu. Mặc dù muốn dựa Mỹ, Châu âu để mạnh lên và công nhận lãnh đạo đảng CS của chúng. Chúng lừa đảo mọi thứ để qua mặt thế giới tự do cho sự sống còn của bọn chúng. Không phải cho nhân dân như chúng tự hô hào bịp bợm trắng trợn. Chúng đã thắng Mỹ qua sự lừa bịp tổng Trọng sang nhà trắng được TT Obama chấp nhận đón tiếp một ông trùm đảng CS như lãnh tụ cao nhất đất nước. Muốn đánh CSVN chỉ có cách không cho chúng bám bất cứ cái gì có lợi cho chúng sống còn. Phải đánh bật những gì chúng đang cố bám. Ngay cả ngoại tệ của Việt kiều khắp nơi là thuốc bổ cho chúng sống cầm ngày trên giường bệnh. Nếu Việt kiều vẫn còn bơm thuốc bổ cho chúng thì đừng trách cứ bất cứ tổ chức chính trị hay xã hội nào đang lên tiếng chống CSVN hiện nay. Ít ra, họ là những tổ chức ra mặt lên tiếng chống nó dẫu thuốc diệt sâu chưa đủ đô hạ chúng chết ngay. Chữi bọn CSVN trong lúc này là tốt rồi! Ngược lại phần lớn Việt kiều khắp nơi chỉ vì nuôi sống, giải tỏa tình cảm gia đình hoặc tệ hại là về VN ăn chơi, hoang lạc…Đây chính là cội nguồn đang nuôi dưỡng CSVN còn sống dai dãng đến ngày nay. Chẳng cần bạo lực gì mạnh mẽ cả, chỉ cần ý thức mỗi người Việt sẽ diệt chúng dễ dàng mà chẳng ai dám hi sinh chính mình.

  2. NON NGÀN says:

    CHÍNH TRỊ VÀ MỐI QUAN HỆ VỀ TỰ DO DÂN CHỦ

    Chính trị theo mục đích và ý nghĩa tích cực là yêu cầu quản lý chung trong xã hội làm sao cho hiệu quả và tốt đẹp nhất. Như vậy chính trị hoàn toàn có tính cách thực tế mà không phải thuần lý thuyết. Bởi thực tế là công việc cụ thể, hiệu lực của mọi người, còn lý thuyết chỉ là những ý tưởng không được hiện thực hay chỉ là một mớ công cụ danh từ hào nhoáng, lừa phỉnh, hay chỉ hình thức bề ngoài

    Nói như vậy để thấy rằng chính trị tự do dân chủ mới đúng nghĩa lành mạnh, trong sáng, khoa học, khách quan, hữu lý, hiệu quả, tốt đẹp, còn chính trị độc tài độc đoán chuyên quyền thì hoàn toàn ngược lại. Bởi tự do dân chủ là quyền bình đẳng, ngang hàng của mọi người dân, mọi người dân hay toàn xã hội đều có thể tham gia vào chính trị vì mục đích ích lợi và tốt đẹp của chính mình, trong khi đó chính trị độc tài chỉ nhằm quyền của một hay một thiểu số người, vì lợi ích riêng của một hay một số người nào đó đang có điều kiện nắm quyền. Nhưng đó chỉ là thứ quyền riêng nhằm lũng đoạn và tướt đoạt mọi thứ quyền chung của mọi người khác, của toàn xã hội.

    Quyền chung chính đáng của mọi người phải thể hiện ra trong quyền bầu cử ứng cử tự do, quyền được thông tin truyền thông chân thực khách quan đúng đắn, quyền được phát biểu chính kiến và tham gia chính quyền khi nào mình muốn và có điều kiện phù hợp, có nghĩa quyền báo chí, quyền ngôn luận tự do chính đáng, quyền lựa chọn sáng suốt người thay mặt mình vào chính quyền. Trong khi đó các thể chế độc tài thì mọi quyền chân chính đó bị một người hay một thiểu số tướt đoạt để làm công cụ lợi ích riêng cho họ, còn toàn xã hội bị hi sinh, bị lợi dụng trong thực tế, cũng như trong các việc làm và danh từ mị dân hoặc trớ trêu nghịch lý nhất.

    Trước kia những người cộng sản mác xít trong các thế hệ đầu tiên, ngay cả bản thân Mác cũng thế, cho chế độ cộng sản bao cấp từ A tới Z hay chế độ toàn trị tuyệt đối mới là lý tưởng cao đẹp hay ho nhất của xã hội nên o ép, cưỡng chế mọi người bằng bạo lực và tuyên truyền, kể cả chiến tranh để nhằm buộc toàn xã hội phải tiến lên theo đường đó bằng hình thức độc tài tuyệt đối chỉ do một ít lãnh đạo cộng sản điều khiển tất cả.

    Ngày nay quan điểm chính trị và hệ thống xã hội cộng sản kiểu đó trên toàn thế giới đã bị loại bỏ từ lâu, vì nó không đi tới đâu mà chỉ khiến có quá nhiều hi sinh vô ích của xã hội. Như thế có nghĩa yêu cầu hội nhập tự do dân chủ toàn cầu, nền kinh tế toàn cầu hiện tại là đúng đắn, cần thiết, tiến bộ, và hoàn toàn thực tế. Tuy nhiên một số cơ chế độc tài độc đoán của vài xã hội cộng sản cũ trước kia vẫn còn tồn tại do quán tính hay sự tiếp tục o ép của nó vẫn cứ tiếp tục được duy trì và bảo vệ. Tức ảo tưởng về xã hội cộng sản không còn những kiểu quyền lực riêng tư của một số người cộng sản thì vẫn còn nhằm chi phối vì lợi ích riêng trên toàn xã hội.

    Đó là lý do tại sao trong thời kỳ đầu tiên của những nước cộng sản trước kia, phần lớn những người vô đảng hoặc là những người xông xáo vì lý tưởng ảo, hay vì hoàn cảnh thực tế bắt buộc vì sự lợi lộc của bản thân nào đó, hay chỉ để nhằm những loại mục tiêu công ích nào đó theo họ quan niệm, nói chung nó cùng đều mang ý nghĩa lý tưởng dù sai hay đúng, dù cao hay thấp, dù hay hoặc dở nhưng tựu trung cũng đều thuộc dạng lý tưởng trong quan niệm riêng cả.

    Ngày nay những người cộng sản trước kia đã lên cầm quyền làm lớn đều chết đi hết cả rồi, nhiều thế hệ đã chuyển qua. Bởi vậy các thế hệ cháu chắt của họ bây giờ đều không mang ý nghĩa mục đích cộng sản như xưa gì nữa, mà phần nhiều chỉ là lợi ích riêng của bản thân và gia đình dựa vào cơ chế xã hội cũ toàn trị còn sót lại. Có nghĩa vào đảng ngày nay chỉ đều vì mục đích cá nhân riêng, đó là một nghịch lý ghê gớm và tai hại, vì nó làm thành một thiểu số cá nhân quyền lợi khống chế toàn thể xã hội hay mọi người khác. Vô hình chung toàn bộ xã hội phải trở thành nô lệ dưới mọi hình thức cho các nhóm lợi ích, nhóm cá nhân cầm quyền thiểu số mà nhân danh mọi thứ tốt đẹp giả tạo nào đó của xã hội.

    Từ đó cũng thấy được ý nghĩa tự do dân chủ luôn chính đáng và tự nhiên tốt đẹp khách quan nhưng không phải bao giờ mọi người cũng luôn hướng đến. Thật ra chỉ những người hiểu biết đúng nghĩa mới hướng tới đó còn người kém hiểu biết thì hoàn toàn ngược lại. Như người dân kiểu dạng người bình dân nói chung chỉ luôn cốt làm ăn sinh sống để tồn tại thì còn hơi sức đâu mà lo tự do dân chủ. Còn thiểu số cầm quyền thủ lợi thì chỉ cần độc tài để có lợi, cần gì tự do dân chủ. Nên chỉ những người nào trí thức hay hiểu biết thật sự, có lòng tha thiết với xã hội thật sự, có tâm huyết vì dân vì nước thật sự mới quan tâm tới tự do dân chủ và công bằng xã hội cũng chỉ là điều tự nhiên.

    Xã hội Việt Nam thực tế còn rất lâu mới chuyển, đó là vì trình độ dân trí nói chung còn thấp và còn quá thụ động, vì giới trí thức hiểu biết thật sự còn quá ít ỏi do chính sách đào tạo giáo dục và tuyền truyền một chiều suốt gần hơn nửa thế kỷ đã làm xã hội tê liệt cả, do người cầm quyền càng ngày càng xa rời thực tế xã hội mà chỉ nhằm bảo thủ quyền lợi riêng mình chẳng tha thiết gì quyền lợi chung mà chỉ toàn nghĩ, nói, và sống bằng những danh từ rỗng tuếch. Cái nghịch lý đó nếu còn tiếp tục tồn tại thì xã hội thật sự chỉ là xã hội bị trị và phân nhánh giữa hai thành phần là thiểu số cai trị chủ quan độc đoán và toàn dân bị trị vô tư lự nhưng ngoài ý muốn của mình thế thôi. Trách nhiệm hiện tại như vậy không phải trách nhiệm của chính những thế hệ đang có mà cũng còn là trách nhiệm không chối cãi được của mọi lớp người trước đi đầu trước kia đối với đất nước và dân tộc của họ cũng chính là như thế đó.

    ĐẠI NGÀN
    (13/02/17)

  3. Viễn kiến says:

    Nhận xét của NBG đúng thôi ,chỉ vì tham nhũng ,hối lộ là nguyên nhân của mọi vấn đề khó khăn ở VN hiện nay .Phần lớn bộ phận lãnh đạo cũng nhận ra vấn đề qua những phát biểu khi họ về hưu hay không còn chức vụ ,họ cũng thấy vấn đề còn hơn chúng ta thấy và biết vì họ nằm trong bộ máy nhưng sở dĩ không cả gan lên tiếng chỉ vì miếng đỉnh chung và hơn nữa không có 1 thế lực hay tổ chức nào đủ mạnh khiến họ phải thay đổi cung cách cai trị, chỉ biết dùng công an ,quân đội dập tắt những manh nha đòi dân chủ ,các quyền tự do được chính Đảng CSVN ghi trong hiến pháp và nhất là trong tình hình hiện nay được TQ chống lưng cũng như đã trói tay cấp lãnh đạo VN công với chánh sách mới của Donalt Trump thì VN rất khó có những đột biến với 1 tương lai xán lạn như NBG hy vọng đã viết trong câu kết

  4. Mệt quá, ông Buôn Vịt Giời ơi!
    Theo tôi, cứ làm một ‘quắn’ đão-chánh là xong tất-tần-tật.

    • tonydo says:

      Việt Cộng dùng “Bạo Lực Cách Mạng” để chiếm gọn Miền Nam.
      Và vì thế, chỉ có “Bạo Lực Cách Mạng” mới tiêu diệt được Cộng Sản Việt Nam.
      Gậy ông đập lưng ông! Lấy độc trị độc!
      Kính ngài!

Phản hồi