WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc xung đột Israel-Palestine

Cuộc xung đột Israel-Palestine đã và đang diễn hơn 60 năm rồi, đã có vô số sách báo, tài liệu viết về nó. Tuy nhiên do sự không cân bằng trong việc phổ biến và giải thích tin tức của giới truyền thông, vẫn có không ít những ngộ nhận đây đó trong dư luận về tính chất của cuộc xung đột cũng như lập trường của các bên liên quan; đặc biệt là về mối quan hệ Mỹ-Israel và ảnh hưởng của người Mỹ gốc Do Thái lên các chính sách của Mỹ quanh cuộc xung đột. Bài viết vắn tắt này là một nỗ lực khiêm tốn nhằm góp phần tim hiểu thêm về mối quan hệ và ảnh hưởng đó.

Sơ lược lịch sử Israel-Palestine

Các thư tịch khảo cổ cho thấy rằng tổ tiên người Do Thái (Hebrews, Jews, hay Israelis) đã hiện diện trên vùng đất có tên là Canaan (gồm Israel, West Bank và một phần Jordan ngày nay) từ khoảng 1800 năm trước Công Nguyên (BC). Cực thịnh là vương quốc Do Thái (Israelite kingdom) dưới thời vua David khoảng 1000 năm trước CN với Jerusalem là thủ đô.

Nhưng rồi sau đó, vương quốc Do Thái lần lượt bị các đế quốc Assyrians (720 BC), Babylonians (khoảng năm 580 BC), Ba-Tư và Hy-Lạp (khoảng năm 320 BC) xâm chiếm. Nhiều người Do Thái bị lưu đày ra khỏi vùng đất Canaan.

Đến khoảng năm 200BC, người Do Thái lại phục hồi được vương quốc quanh vùng Palestine ngày nay với Jerusalem làm thủ phủ. Sự tự trị này chấm dứt năm 61BC khi đế quốc Roma đến xâm chiếm, trục xuất người Do Thái ra khỏi Jerusalem. Đế quốc Roma cai trị vùng này cho đến khoảng năm 320 sau Công Nguyên (320 AD). Chính dưới thời cai trị của Roma mà tên Palestine ra đời. Sau đế quốc Roman, đến lượt đế quốc Byzantine của Syrian chiếm cứ và cai trị vùng Palestine cho đến khi bị Hồi Giáo đánh đuổi.

Qua thế kỷ thứ 7AD thì các đế quốc Hồi Giáo bắt đầu làm chủ phần lớn Trung Đông và các bán đảo Arabs, trong đó có cả vùng Palestine. Trong hàng chục thế kỷ tiếp theo, Hồi Giáo và Thập Tự Quân (Crusaders) thay nhau làm chủ khu vực. Jerusalem trở thành vừa là thánh địa của Do Thái Giáo (Judaism), Ky-tô Giáo, và cả của Hồi Giáo (Islam).

Đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ chinh phục toàn bộ Trung Đông năm 1517 và tồn tại cho đến khi Đệ Nhất Thế Chiến kết thúc năm 1918.

Như vậy, kể từ năm 61AD trở đi vương quốc Do Thái đã biến mất trên bản đồ Trung Đông, dân Do Thái lưu tán ra khắp nơi, và không còn là cư dân chính của vùng Palestine trong hàng ngàn năm. Đến cuối thời đế quốc Ottoman, năm 1918, số lượng người Jews sinh sống ở vùng Palestine còn lại rất ít, chừng khoảng 30,000 trên tổng số gần 500,000 dân cư.

Người Palestinians xuất hiện cùng thời với người DoThái, nhưng ở dọc theo duyên hải giữa Địa Trung Hải và vùng sông Jordan. Thời xưa họ còn được gọi là người Philistine, không thờ cùng God với người Do Thái, nhưng thờ các thần khác. Người Palestinians là một trong những chiến sĩ đầu tiên biết xử dụng binh khí bằng sắt trong những cuộc chiến chống lại King David của người Do Thái. Thời La Mã cai trị, Kitô giáo được truyền bá rộng rãi và có nhiều người Palestinians theo. Sau đó, dưới sự cai trị của đế quốc Ottoman, Hồi Giáo lại là tôn giáo chính của đa số người Palestinians.

Đệ I Thế Chiến bùng nổ, Thổ đứng về phe Tam cường Liên Minh Đức-Áo-Thổ (Triple Alliances) chống lại phe Tam Cường Đồng Minh Anh-Pháp-Nga (Triple Entente). Anh Quốc rất quan tâm đến vùng Trung Đông, xem đó là vùng chiến lược vì là nguồn dầu hỏa, là đầu cầu dẫn vào Ấn Độ, thuộc địa quan trọng và béo bở nhất của đế quốc Anh, và kênh đào Suez. Để củng cố lực lượng của mình trong vùng, Anh Quốc bèn hứa với dân Arabs là sẽ giúp họ thoát khỏi sự cai trị của đế quốc Ottoman của Thổ để được độc lập một khi chiến tranh kết thúc. Một mặt khác Anh Quốc, do nỗ lực vận động của Zionist Organization, một tổ chức của người Jews (DoThái) có khuynh hướng bài Nga thân Đức, cũng hứa với người Jews, qua tuyên bố Balfour (Balfour Declaration) năm 1917, sẽ giúp họ thành lập một quốc gia trên vùng Palestine. [1]

Khi Đệ I Thế Chiến kết thúc, Anh quốc không giữ lời hứa trao trả độc lập cho người Arabs. Trái lại, Anh-Pháp trước đó đã ký mật ước Sykes-Picot (George Picot, phiá Pháp và Mark Sykes, phía Anh) chia phần với nhau, theo đó Pháp kiểm soát một phần Turkey, Syria, Bắc Iraq, và Lebanon; trong khi Anh cai quản Nam Iraq, Jordan và vùng phía Bắc Israel ngày nay. Ngoài ra, trên danh nghĩa, Anh được Hội Quốc Liên (League of Nations) trao quyền Uỷ trị (mandate) vùng Palestine. Kể từ đó người Jews (Do thái) từ các nơi trên thế giới, với sự che chở của Anh quốc, bắt đầu về định cư ở vùng Palestine. Ngay ở giai đoạn này, sự định cư của người Do Thái đã gây ra nhiều sự chống đối từ người Palestinians là dân cư ngụ ở đó từ lâu đời. Năm 1922 khi người Anh làm thống kê dân số vùng Palestine thì có khoảng 84,000 người Do Thái, chừng 670,000 người Palestinians trong đó có hơn 70,000 người theo Kitô Giáo.

Năm 1947, Liên Hiệp Quốc tùy tiện phân chia vùng Palestine, trao cho người Do Thái hơn một nửa lãnh thổ Palestine để lập quốc; chừa lại hai vùng West Bank, nằm gần sông Jordan và Gaza, nằm dọc biển Địa Trung Hải, cho người Palestinians. Hai vùng West Bank và Gaza nằm hai bên lãnh thổ của Israel, cách nhau chừng hơn 40km.

Quan hệ Israel-Mỹ

Có thể nói ngay rằng quan hệ Israel-Mỹ là một quan hệ song phương đặc biệt có một không hai trong chính trường quốc tế trong hơn nửa thế kỷ qua. Israel là quốc gia nhận nhiều viện trợ kinh tế quân sư nhất từ Mỹ.Trung bình mỗi năm Mỹ viện trợ trực tiếp cho Israel chừng 3 tỉ dollars, với dân số chỉ hơn 6 triệu người, mức viện trợ như vậy tính ra mỗi người dân Israel được hưởng gần 500 dollars/năm! Theo Green Book của USAID (US Agency for International Development) thì tính cho đến năm 2003, Mỹ đã viện trợ tổng cộng lên đến 140 tỉ dollars cho Israel [2]

Đặc biệt hơn nữa là trong khi các quốc gia khác nhận viện trợ theo từng tam cá nguyệt, Israel được nhận trọn gói ngay từ đầu năm. Về viện trợ quân sự, các quốc gia nhận viện trợ chỉ được phép xử dụng tiền viện trợ ngay trên đất Mỹ; nghĩa là phải mua lại quân trang, quân dụng, vũ khí từ các công ty Mỹ. Trong khi đó Israel lại được quyền xử dụng 25% tài khoản viện trợ quân sự để tài trợ cho kỹ nghệ quốc phòng của riêng mình, đồng thời không cần báo cáo cho phía Mỹ cách thức chi tiêu ngân khoản viện trợ quân sự Israel đã nhận. Mỹ cũng ưu tiên tài trợ cho Israel trong việc chế tạo các loại vũ khí tối tân, được tham khảo bản vẽ các loại vũ khí mới, như bản vẽ phi cơ trực thăng Blackhawk hoặc phản lực cơ F16 chẳng hạn. Nổi bật nhất là Mỹ đã làm ngơ cho Israel nghiên cứu và chế tạo thành công bom nguyên tử [3], đã tìm cách ngăn cản không cho khối Arabs đưa vấn đề nguyên tử của Israel ra trước Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (International Atomic Energy Agency).

Về mặt ngoại giao, tính đến nay, Mỹ đã dùng quyền phủ quyết (veto) 40 lần tại Hội Đồng Bảo An LHQ để bảo vệ cho Israel trước những nghị quyết bất lợi của Hội Đồng này [4]. Mỹ cũng luôn đứng về phiá Israel trong tất cả các cuộc xung đột từ trước đến nay giữa nước này và các quốc gia Arab và dân Palestine. Mỹ cũng ngay cả ủng hộ Israel trong việc chiếm đóng, một cách bất công và trái phép, West Bank và Gaza strip, của người Palestien trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967.

Lý do công khai của việc Mỹ ủng hộ Israel

Một cách chính thức, các giới chức và dư luận báo chí Mỹ thường đưa ra các lý do sau đây để giải thích cho mối quan hệ đặc biệt Mỹ-Israel:

1 - Israel là Đồng minh Chiến lược: Đây là lý do đầu tiên được chính giới Mỹ viện dẫn nhiều lần, nhất là các nghị sĩ, dân biểu trong Quốc Hội. Trong suốt thời Chiến Tranh Lạnh, Israel là một đồng minh quan trọng trong việc ngăn chận sự lan tràn ảnh hưởng của Liên Sô vào Trung Đông. Trong cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967, Israel với sự viện trợ của Mỹ đã chiến thắng Egypt và Syria do Liên Sô hậu thuẫn. Cuộc chiến này là một nỗi nhục nhã cho các nước Arabs, đồng thời làm sút giảm uy tín của Liên Sô trong vùng.

Israel cũng là một nguồn tình báo quan trọng cho Mỹ trong việc theo dõi các hoạt động quân sự của Liên Sô.

Uỷ ban American-Israel Publich Affair Committee (AIPAC) đã từng cho rằng:” Mỹ và Israel đã hình thành một sự hợp tác đặc thù để đáp ứng với những đe dọa chiến lược đang gia tăng ở Trung Đông… Nỗ lực hợp tác này mang lại những lợi ích quan trọng cho cả hai bên “ (The US and Israel have formed a unique partnership to meet the growing strategic threats in Middle East… This cooperative effort provides significant benefits for both US and Israel)[5] Điều đó ám chỉ về vai trò vị trí tiền tiêu của Israel trong thế chiến lược của Mỹ ở Trung Đông giữa khối dân Arabs đông đảo.

2 – Ủng hộ một nước nhỏ bị bao vây giữa các nước lớn ở chung quanh, một dân tộc đã bị bách hại nặng nề trong Đệ Nhị Thế Chiến dưới chế độ Đức Quốc Xã. Dư luận Mỹ luôn đem so sánh mối tương quan Israel-Arabs với thế đối địch bất cân xứng giữa chàng tí hon Davis và người khổng lồ Goliath trong Cựu Ước Kinh. Cuộc tàn sát, có tên là Holocaust, theo đó chế độ Hitler được báo cáo là đã giết 6 triệu người Jews, đã được các học giả Mỹ xử dụng như là nền tảng đạo đức của việc phục hồi và bảo vệ nước Israel cho người Do Thái.

(Một chi tiết nhỏ cần lưu ý là ở Mỹ và các nước Âu Châu, một người có thể công khai tuyên bố tại nơi công cộng là: “không có Chúa, hay Thượng Đế!” mà không gặp bất cứ một rắc rối pháp lý nào cả. Nhưng nếu tuyên bố rằng: “không hề có Holocaust!” là chắc chắn sẽ bị phiền phức, phải ra toà và không chừng còn bị tù. Không hiểu tại sao như vậy?)

3 – Ủng hộ một chế độ Dân chủ: Một lý do chính trị khác trong việc Mỹ hậu thuẫn cho Israel là vì dư luận Mỹ cho rằng Israel là chế độ dân chủ tiến bộ, mẫu mực nhất ở Trung Đông, cần phải bảo vệ cho chế độ ấy tồn tại giữa sự bao vây của các chế độ chuyên chế trong vùng.

4 - Người Jews là một dân tộc hiếu hoà, thông minh, có một lịch sử lâu đời. Do Thái Giáo có mối quan hệ rất gần gũi với các tôn giáo lớn của Tây Phương như Công Giáo, Tin Lành, v.v… Trong khi đó dưới mắt dư luận Mỹ, các dân tộc Arabs thường hiếu chiến, bạo động, có khuynh hướng khủng bố, kém ý thức dân chủ, và nhất là theo Hồi Giáo; một tôn giáo có một lịch sử lâu dài đối địch với Ki-tô Giáo.

Trên đây là những lý do mà chính khách, học giới và truyền thông Mỹ, từ suốt mấy chục năm qua, thường dùng để công khai biện minh cho mối quan hệ hữu nghị có một không hai Mỹ-Israel. Tuy nhiên, phân tích kỹ, người ta không khỏi không thấy những điểm gượng gạo trong các lý do trên.

Chẳng hạn, vai trò đồng minh chiến lược có thể ít nhiều có giá trị trước đây khi khối Cộng Sản Liên Sô còn tồn tại. Nhưng, ngay ở điểm này cũng cần phải chú ý rằng Israel không phải là yếu tố duy nhất ngăn chận sự lan rộng ảnh hưởng của cộng sản trong Vùng; chính là vai trò văn hoá và tôn giáo của khối Ả rập đã làm cho chủ thuyết Marxist-Leninist không xâm nhập được. Hơn nữa, nay Chiến Tranh Lạnh đã kết thúc, khối Liên Sô đã sụp đổ gần hai thập niên rồi, không còn một đối thủ nào dòm ngó, uy hiếp ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông nữa, vậy tại sao sự gắn bó Israel-Mỹ vẫn không thay đổi?

Về chế độ Dân chủ ở Israel thì cũng có nhiều vấn đền chưa được giới truyền thông Mỹ phân tích sâu rộng và vô tư. Đối với nhiều người, nói đến Dân Chủ là nói đến sinh hoạt chính trị có hơn một đảng trở lên, có các cuộc phổ thông đầu phiếu để người công dân bầu lên người đại diện của mình.

Tuy nhiên, một nền Dân chủ đúng nghĩa không chỉ dừng lại ở cơ cấu đảng phái và quyền đầu phiếu. Những đòi hỏi khác quan trọng không kém và là nền tảng cho sinh hoạt chính trị dân chủ là sự bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội, là những nhân quyền căn bản được tôn trọng. Nhiều báo cáo của các tổ chức quốc tế như Hội Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) hay Uỷ ban về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc (UN Committee on Economic, Social and Cultural Rights) cho thấy ở Israel không có sự bình đẳng xã hội. Những ai đã quen với xã hội hợp chủng ở Mỹ chắc sẽ rất ngạc nhiên và bất bình trước tính cách kỳ thị chủng tộc mạnh mẽ trong xã hội Israel[6]. Chỉ có người Jews chính gốc dựa trên nguyên tắc huyết hệ (the principle of blood kinship) mới thật sự là công dân Israel được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi và sự che chở của Nhà Nước. Ngay cả những người Arabs kết hôn với người Israeli cũng không được trở thành công dân Israel và cư trú ở đó. Người Arabs, hiện có đến chừng 1.3 triệu ở Israel, và các dân thiểu số khác ở Israel, chỉ là công dân hạng hai, không được hưởng những quyền sỡ hữu về đất đai ngang với những người Jews. Các thăm dò dư luận giữa dân Israel cho thấy có đến hơn 57% người Jews không chấp nhận sự bình đẳng với các sắc dân khác và chỉ muốn trục xuất tất cả người Arabs ra khỏi lãnh thổ Israel.

Ngoài ra, một báo cáo của Thông Tín Viên Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc (UN Special Rapporteur) ghi ngày 25/8/2008 về tình hình nhân quyền của người Palestine ở trong những vùng Israel chiếm đóng từ cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967, cho thấy rằng chính phủ Israel đã có những vi phạm trầm trọng luật nhân quyền quốc tế đối với người Palestine trong vùng lãnh thổ chiếm đóng, nhất là ở vùng West Bank và Gaza. Cuộc chiếm đóng 40 năm của Israel đã tước đi hầu hết những dân quyền căn bản của người Palestine về pháp lý, giáo dục, y tế, kinh tế và văn hoá, gây những hậu quả xã hội nghiêm trọng và lâu dài cho người Palestine.[7]

Những sự kiện trên đây cho thấy rằng dân Jews, hay Israeli, không là dân tộc hiếu hoà, như giới truyền thông Mỹ đã luôn quảng bá. Đúng là họ có một lịch sử lâu dài và rất thông minh, nhưng họ cũng rất hiếu chiến và không kém phần độc ác so với bất kỳ dân Arabs nào khác. Trong những ngày đầu mới thành hình, các tổ chức Zionists của người Jews cũng đã xử dụng sự khủng bố (terrorism) làm phương cách hoạt động để đạt các mục đích của mình, giết hại nhiều thường dân vô tội, hay ngay cả như ám sát Hoà Giải Viên của Liên Hiệp Quốc, kể cả Quận Công Folke Bernadotte năm 1948, chẳng hạn, chỉ vì ông này đề nghị Quốc tế hoá thành phố Jerusalem. Từ ngày lập quốc năm 1948, Israel đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh, nhiều trăm ngàn người Palestine đã bị giết, hàng triệu người khác đã bị tước đoạt hết đất đai, sống tha phương trong các trại tị nạn, nhiều ngàn nhà thờ Hồi giáo trong Vùng đã bị phá huỷ.

Ngoài ra, cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967, và sau này cuộc chiến tranh Yom Kippur (tên một ngày lễ của Israel) năm 1973 cho thấy rằng Israel đối với các nước Arabs không phải là một chàng Davis nhỏ nhắn trước một anh khổng lồ Golliah. Sự so sánh đó chỉ đúng trên phương diện dân số và diện tích đất đai lúc đầu vào năm 1948. Nhưng xét trên bình diện khả năng quân sự thì Israel không phải là một nước yếu nhược đứng trước các cường quốc. Trái lại, Israel là một cường quốc nguyên tử với kinh tế phát triển, hoả lực và vũ khí tối tân luôn luôn áp đảo các nước Arabs với vũ khí thô sơ và kinh tế kém phát triển. Điều này trái ngược với lý do thứ 2 nêu ở trên rằng Mỹ phải ủng hộ Israel vì nước này yếu đuối đứng trước sự đe doạ của khối Arabs đông đảo và ở thế mạnh.

Tóm lại, những lý do thường được công khai viện dẫn cho các chính sách của Mỹ đối với Israel là không phù hợp với thực tế, không giải thích được một cách thỏa đáng câu hỏi căn bản về mối quan hệ đặc biệt của hai quốc gia. Trái lại những phân tích khách quan các sự kiện lịch sử cho thấy có hai khía cạnh khác, sâu xa và kín đáo hơn, ít được công luận biết đến, của mối quan hệ Mỹ-Israel, đó là:

1- Mỹ muốn chế ngự Trung Đông và kho dầu lửa của nó, và để đạt mục đích đó, Mỹ đã xử dụng con bài Israel trong chiến lược cân bằng quyền lực từ xa (off-hand balance of powers); chiến lược này ít ra đã áp dụng được cho đến khi chiến tranh Iraq xảy ra năm 2003, khi Mỹ phải trực tiếp can thiệp.

2 – Do tham vọng tái lập một nước Isreal Lớn , người Do Thái đã nỗ lực vận động hành lang (Jewish Lobby) để hướng dư luận và chính sách của Mỹ vào mục tiêu đó.

Khống chế Trung Đông

Động lực chính yếu khiến Mỹ luôn xem trọng và quyết tâm duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Israel, đó là độc tôn khống chế nguồn dầu lửa ở Trung Đông. Đó cũng là nền tảng trong chính sách của đế quốc Anh trong thập niên đầu của thế kỷ 20 đối với khối Arabs trong Vùng. Vì động cơ đó, Mỹ cần đến Israel như một căn cứ tiền tiêu trong việc chống lại các trào lưu quốc gia (nationalism) của các nước Arabs, gây xáo trộn, làm suy yếu và chia rẽ giữa các quốc gia này, kìm hãm đà phát triển kinh tế, ngăn cản họ đoàn kết chặt chẽ lại thành một khối trên căn bản tôn giáo chung, Muslim, để bảo vệ nguồn tài nguyên dầu hỏa, là máu của nền văn minh thế giới hiện đại. Sự hùng mạnh và đoàn kết của các nước Arabs theo chủ nghĩa quốc gia bị xem là mối đe doạ nghiêm trọng cho sự khống chế của Mỹ đối với chính tình và nguồn dầu lửa ở Trung Đông.

Đệ nhị thế chiến đã làm cho Âu Châu, ở cả hai phe, suy sụp hoàn toàn. Vị thế bá chủ của đế quốc Anh cũng dần dà biến mất, nhường chỗ cho siêu cường đang lên là Mỹ. Cuộc chiến đã làm cho Anh quốc gần như phá sản, mắc một số nợ lớn; trong lúc Mỹ lại trở thành chủ nợ hầu như của tất cả các cường quốc của khối Đồng Minh. Anh đành phải nhường dần điạ vị của mình cho Mỹ. Cùng với việc phát hiện ra Arab Saudi và mối quan hệ đặc biệt giữa Tổng Thống Mỹ Roosevelt và vua Abdul Aziz Saud, Mỹ đã khống chế được một vựa dầu lớn. Trong số 7 công ty dầu hỏa lớn nhất thế giới từ trước đến nay, người ta còn gọi là “7 chị em” (seven sisters), thì Mỹ đã chiếm hết 5. Đó là Mobil, Exxon, Texaco, Chevron và Gulf Oil. Hai công ty kia là BP (British Petroleum) and Shell của Anh. Dầu hỏa, như vậy, mang dấu ấn rất nặng của văn minh Anglo-Saxon. Những công ty dầu hỏa này đôi lúc còn được gọi là Big Oils, kiểm soát hầu như toàn bộ dầu hoả rẻ tiền của Trung Đông, cung cấp dầu cho toàn thế giới.

Sau Đệ nhị Thế chiến, với kế hoạch Marshall, 5 công ty dầu của Mỹ trở thành độc quyền cung cấp dầu cho Âu châu. Các quốc gia Âu châu, trái lại không được dùng tiền của kế hoạch để xây dựng nhà máy lọc dầu riêng cho mình. Sự độc quyền đó đã giúp cho Big Oils thu được những lợi nhuận khổng lồ. Điều này đóng góp vào sự cực thịnh của kinh tế Mỹ trong thập niên 1950s. Nhờ vào giá dầu quá rẻ mà hệ thống xa lộ liên bang ra đời dưới đạo luật National Defense Highway Act. Cùng với hệ thống giao thông là kỹ nghệ xe hơi bùng phát với những công ty xe hơi lớn có ảnh hưởng rất quan trọng đối với kinh tế Mỹ, đến độ bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Wilson, đã có câu nói bất hủ: “Cái gì tốt cho General Motors thì cũng tốt cho nước Mỹ” (What’s good for General Motors is good for America) (General Motors là một hãng chế tạo xe hơi lớn của Mỹ).

Bảo vệ nguồn dầu hỏa Trung Đông, như vậy, là rất quan trọng, trở thành sợi chỉ xuyên suốt lịch sử chính sách đối ngoại của Mỹ ở Trung Đông trong hơn nửa thế kỷ nay. Có thể tìm thấy rất nhiều dấu vết của động cơ ấy qua chính sách của Mỹ trong thời gian ngay sau Đệ Nhị Thế Chiến đối với Iran, phản ứng trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967, cuộc chiến Iran-Iraq, cuộc chiến vùng Vịnh 1991, cuộc chiến Iraq 2003 và trong quá trình cuộc xung đột Israel-Palestine.

Quan điểm của Mỹ về Trung Đông được tóm tắt trong học thuyết Carter. Vị TT này từng tuyên bố năm 1980: “Bất cứ toan tính của một lực lượng bên ngoài nào nhằm kiểm soát vùng Vịnh sẽ bị coi như là một hành động tấn công vào quyền lợi sống còn của Mỹ, sẽ bị đẩy lùi bằng mọi phương cách cần thiết, kể cả bằng quân sự”.

(Any attempt by any outside force to gain control of the Persian Gulf region will be regarded as an assault on the vital interest of the US. It will be repelled by use of any means necessary including military force).

Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Henry Jackson cũng từng nói rằng : “Những đe doạ đối với sự liên tục của dòng dầu hỏa từ vùng Vịnh là hết sức nguy hiểm cho nền kinh tế của Tây Phương và Nhật Bản đến mức có thể gây ra đại chiến” (Threats to the continuous flow of oil through the Gulf would so much endanger to the Western and Japanese economies as to be grounds for general war).

1 – Đối với Iran: Lúc đầu Iran và Israel được xem là hai đồng minh chính của Mỹ ở Trung Đông. Anh Quốc kiểm soát vựa dầu của nước này qua công ty Anglo-Iranian Oil Company. Nhưng rồi, đến năm 1953, thủ tướng Mohammed Mossadegh, do dân Iran bầu lên, muốn tìm cách quốc hữu hoá, có bồi thường thoả đáng, công ty dầu hoả đó để có vốn phát triển kinh tế Iran. Kế hoạch của Mossadegh gặp phải phản ứng dữ dội của Anh-Mỹ. CIA liền tìm cách lật đổ Mossadegh, vu cáo ông này là Cộng Sản, và tái lập chế độ quân chủ của vương triều Peacock Throne, đưa vua Shah trở lại cầm quyền Iran. Khi cầm quyền, việc đầu tiên của Shah là ký nhượng việc mua bán dầu cho các công ty dầu hoả Tây Phương, trong đó các công ty Mỹ chiếm 40%, với những điều kiện rất dễ dàng. Chế độ cai trị của Shah độc đoán, hà khắc, lòng dân Iran rất oán hận. Shah tồn tại được 26 năm chỉ nhờ một chỗ dựa duy nhất, đó là sự hậu thuẫn của Mỹ. Điều này giải thích vì sao năm 1979, khi phong trào Hồi Giáo Căn Để (Islamic Fundamentalism) do Ayatollah Khomenei lãnh đạo lật đổ Shah, lập nên chế độ Hồi giáo ở Iran, chính quyền của Khomenei đã bắt giam con tin Mỹ trong hơn một năm, làm mất thể diện của Mỹ trước cộng đồng quốc tế, làm sút giảm uy tín của Mỹ ở Trung Đông. Từ đó Iran và Mỹ-Israel trở nên thù địch cho đến nay.

2 – Chiến tranh 6 ngày: Tháng 6 năm 1967, Israel, áp dụng chiến lược “tấn công ngăn ngừa” (preventative attack), bất thần tấn công Egypt, Syria và Jordan. Với ưu thế tuyệt đối về tình báo, không quân và hoả lực, chỉ trong 6 ngày Israel đã gây thương vong cho hơn 10,000 lính Arabs, phá huỷ 340 máy bay. Ngược lại phía Israel chỉ chết hơn 300 lính và khoảng 30 phi cơ bị bắn hạ. Israel chiếm cao nguyên Goland của Syria, bán đảo Sinai của Egypt, dải Gaza và vùng West Bank tiếp giáp với Jordan. Lãnh thổ của Israel đã tăng gấp 3 lần sau cuộc chiến 6 ngày này, dồn đuổi hơn 220,000 người Palestinians ra khỏi nơi cư trú của họ.[8]

Mỹ đã làm tất cả để hậu thuẫn cho Israel trong cuộc chiến này: cung cấp tin tức tình báo, viện trợ các loại vũ khí và máy bay tối tân, ngay cả cho dùng phi cơ không quân Mỹ hoá trang và phi công Mỹ với passport dân sự trong các phi vụ tiếp liệu cho Israel, v.v… Quan trọng hơn nữa là chính phủ Mỹ đã dùng quyền veto để chống lại đề nghị Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết buộc Israel trao trả các lãnh thổ đã chiếm đóng.[9]

Một điều quan trọng hơn nữa là đến năm 1967, Israel đã thành công trong việc sỡ hữu vũ khí nguyên tử với sự giúp đỡ của công ty NUMEC, và của hai chính phủ Mỹ và Pháp. Tính đến năm 1969, Israel có tổng cộng chừng từ 12 cho đến 16 đầu đạn nguyên tử. Điều này trái với lời hứa của Thủ tướng Israel Eshkol đã đưa ra năm 1966, rằng Israel sẽ không là nước đầu tiên sản xuất vũ khí nguyên tử ở Trung Đông. Israel không bao giờ ký Hiệp ước Hạn chế Phổ biến Nguyên tử (Nuclear non-proliferation Treaty) cũng không hề chấp thuận cho việc thanh tra nguyên tử đối với đất nước của họ.

Lập trường của Mỹ trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967 giữa các nước Arabs và Israel như trên không được xem là một thành công về mặt ngoại giao. Khối Arabs từ đó càng nghi ngờ chính sách của Mỹ hơn, dư luận Arabs càng ngày càng trở nên chống Mỹ. Không khí thù địch giữa Mỹ-Israel và khối Arabs, cứ qua mỗi biến cố chiến tranh, lại càng gia tăng hơn, làm thất bại mọi nỗ lực kiến tạo một sự ổn định lâu dài cho Trung Đông hoặc giúp giải quyết số phận đau khổ của hàng triệu người Palestine đang sống trên đất của họ cũng như những người đã và đang sống trong tình cảnh tị nạn trong hơn nửa thế kỷ qua ở rải rác khắp các nước Egypt, Syria, Jordan, Lebanon, v.v…

3 – Kế đến là cuộc chiến Iran-Iraq (1980-1988). Iraq và Iran đã từng xung đột nhau nhiều lần trong lịch sử. Từ sau khi Ayatollah Khomeini lên cầm quyền, Iran đã ngấm ngầm xúi dục dân Iraq thuộc hệ phái Shiite nổi lên chống lại sự cầm quyền của hệ phái Sunni. Saddam Hussein cũng có tham vọng biến mình thành lãnh tụ của Arabs đầu tiên đánh bại người Persians, chiếm lại vùng lãnh thổ Shatt-al-Arab.

Khi chiến tranh bắt đầu vào năm 1980, bề ngoài Mỹ đứng trung lập, nhưng bên trong ngấm ngầm khuyến khích Saddam Hussein. Cả hai chính phủ Mỹ, Carter và Reagan, đều tìm cách giúp đỡ Iraq của Saddam về nhiều mặt: cung cấp tin tình báo, kể cả không ảnh về sự bố trí của quân Iran; cung cấp hàng tỉ dollars tín dụng; bí mật viện trợ vũ khí hoá học; viện trợ lương thực; ủng hộ các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án Iran; nhiều chính khách Mỹ kêu gọi phong toả hải lộ Iran. Tháng 7 năm 1988, hải quân Mỹ ngay cả bắn hạ một phi cơ thương mãi của Iran, giết chết 290 thường dân![10]

Cuộc chiến kết thúc, Iran bị tàn phá nặng, suy kiệt về mọi mặt. Iraq cũng kiệt quệ về kinh tế, nợ nần chồng chất, nhưng lại có một đội quân hùng mạnh nhất trong khối Arabs với kho vũ khí khổng lồ, đặc biệt là vũ khí hoá học do Mỹ trang bị. Vừa để giải quyết vấn đề nợ nần, đồng thời tận dụng lực lượng quân đội hùng mạnh cho tham vọng trở nên cường quốc Arabs số một, Saddam Hussein đã làm một điều dại dột ở quy mô chiến lược, đó là xâm chiếm Kuwait, khơi mào cho cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất tháng 8/1990.

Theo William Engdahl, thì Mỹ đã gài bẫy cho Saddam Hussein tấn công Kuwait. Một tuần trước khi khởi binh, Saddam Hussein đã triệu Đại sứ Mỹ, là ông April Glaspie, đến để hỏi về lập trường của Mỹ đối với vụ tranh chấp Iraq-Kuwait và được ông Glaspie khẳng định là Mỹ không can thiệp.[11] Sự kiện này được ghi lại trong hồ sơ của chính phủ Saddam Hussein.

Các cơ quan tình báo Mỹ nắm vững tin tức về kế hoạch tấn công Kuwait của Saddam và vì vậy đã báo động trước cho hoàng gia nước này thoát thân an toàn cùng với toàn bộ trương mục tài chánh khổng lồ của mình. Iraq của Saddam đã hoàn thành điều mà Mỹ mong mỏi là làm suy yếu Iran; nay đến lúc Mỹ lại cần một lý do chính đáng để làm cho Iraq, đến lượt nó, cũng phải kiệt quệ. Bằng việc tấn công Kuwait, Saddam Hussein đã cho TT George Bush cơ hội tốt để thành đạt mục đích đó, đồng thời vận động sự hậu thuẫn quốc tế cho mưu đồ riêng của mình trong việc thực hiện một New World Order, là một trật tự mà Ông đã xướng ra ngay sau khi bức tường Berlin sụp đổ.

Sự vận động hành lang của người Jews ở Mỹ (Jewish lobby)

Tổ chức vận động hành lang mạnh nhất của người Jews ở Mỹ là American-Israeli Public Affair Committee (AIPAC). Tổ chức này có ảnh hưởng mạnh hơn cả công đoàn AFL-CIO và Hiệp Hội Súng trường Quốc gia (National Rifle Association). Ngoài ra, hỗ trợ cho AIPAC còn có các nhóm Phúc Âm Kitô giáo (Christian Evangelicals) khác như Garry Bauer, Ralph Reed, Pat Robertson, Tom Delay, v.v… Những nhóm này tin rằng sự hồi sinh quốc gia Israel là phù hợp với lời tiên tri trong Kinh Thánh và là Thánh Ý Chúa. Cả nhóm Tân Bảo Thủ (neo-conservatives) cũng là những người vận động đắc lực cho Israel, như John Bolton, cựu Đại sứ tại LHQ, Paul Wolfowitz, cựu Thứ trưởng Quốc phòng, Jeanne Kirpatrick, Henry Kissinger, v.v…

Nỗ lực vận động hành lang của người Israelis tập trung vào hai mặt chính: Ảnh hưởng lên lập trường và chính sách của các nhà lập pháp và viên chức chính phủ ở Washington, để các lập trường, chính sách đó luôn đi theo chiều hướng ủng hộ Israel. Thứ hai là tìm cách ảnh hưởng đến công luận Mỹ, phô bày những nét tích cực của Israel và những gì tiêu cực của phía Arabs, tìm cách kiểm soát các cuộc tranh luận về các vấn đề Trung Đông, hạn chế hoặc vô hiệu hoá những lời phê bình bất lợi cho Israel.

Uỷ Ban Công Vụ Mỹ-Do Thái (American-Israel Public Affair Committee – AIPAC) có ảnh hưởng rất mạnh lên Quốc Hội. Uỷ Ban này có những mối quan hệ đặc biệt đối với các nhân viên tham mưu (staffers) của các Dân Biểu và Nghị Sĩ. Nhiều nhân viên tham mưu này hoặc là người Mỹ gốc Do Thái hoặc là thân Israel, hay hưởng bổng lộc của AIPAC; chính bộ phận tham mưu này là những người soạn thảo chính sách, dự luật cho Quốc Hội. Bản thân AIPAC đôi khi còn giúp cho các nhân viên tham mưu QH trong việc soạn thảo các báo cáo nghiên cứu, các chính sách, tổng kết số liệu thống kê, hay ngay cả viết diễn văn.

Đối với bên Hành Pháp cũng vậy. Một ví dụ là thời TT Bill Clinton, chính sách Trung Đông đã được soạn thảo bởi những nhân vật thân Israel, hoặc có quan hệ gắn bó với những tổ chức pro-Israel, như Martin Indyk, trước kia là Phó Giám đốc nghiên cứu của AIPAC, đồng thời là sáng lập viên cơ quan Washington Institute for Near East Policy (WINEP) – một tổ chức ủng hộ Israel. Một nhân vật khác cùng soạn thảo chính sách Trung Đông thời Clinton là ông Dennis Ross, sau khi rời khỏi chính quyền đã làm việc cho WINEP. Nhân vật thứ 3 tham dự việc hình thành chính sách Trung Đông là ông Aaron Miller là người thường xuyên sinh sống ở Israel.

AIPAC tìm cách tưởng lệ cho những Dân Biểu, Nghị Sĩ nào có những chủ trương, đường lối có lợi cho Israel; ngược lại vận dụng mọi biện pháp để trừng phạt những người có quan điểm bất lợi cho Israel. Khi cần AIPAC có thể lập ra cả một chiến dịch rầm rộ nào biểu tình, thư hay điện thoại khiếu nại, hoặc dùng truyền thông để chỉ trích những chính khách nào có vẻ có thái độ thiếu thân thiện với Israel. Đôi khi chỉ một lời tuyên bố hớ hênh bất lợi cho Israel cũng đủ gây rắc rối lớn cho một chính khách.

Chẳng hạn, trường hợp của Howard Dean. Năm 2004, khi ra tranh cử TT, Howard Dean kêu gọi Mỹ nên xử sự “đồng đều” (even-handed role) hơn trong cuộc tranh chấp Israel-Arabs. Vậy là ngay lập tức TNS Joseph Lieberman công kích Dean cho rằng ông này là “vô trách nhiệm” và bán rẻ Israel. Một số đông Dân Biểu của đảng Dân Chủ ký chung thư phản đối lời tuyên bố của Dean. Đồng thời hàng trăm ngàn thư từ, e-mails từ các nơi gởi đến các tờ báo lớn của Mỹ kêu gọi tẩy chay Dean, cho rằng Dean là điều không tốt cho Israel. Cho đến hôm nay, tuy từng ở cương vị chủ tịch đảng Dân Chủ, có công lớn trong việc giúp Obama thắng cử, nhưng Howard Dean cũng không nắm được một ghế Bộ Trưởng nào trong chính phủ mới cả. Nhiều người cho rằng chỉ vì Dean đã lỡ lời trước đây khi bàn về chính sách đối với Israel-Arabs.

Ảnh hưởng của Jews Lobby cũng ghi những dấu ấn lớn lên các chính sách của chính phủ George W. Bush đối với Iraq và Iran. Các nhân vật neo-conservatives thân Do Thái như Paul Wolfowitz, William Kristol, Richard Perle, Donald Rumsfeld, Charles Krauthammer, Robert Kagan, đã cùng với WINEP, JINSA (think tanks Do Thái) tích cực vận động cho chiến tranh Iraq ngay từ thời TT Bill Clinton, và từ những ngày đầu của TT Bush. Các cơ quan tình báo Israel đã đóng góp rất tích cực trong việc thiết lập hồ sơ chuẩn bị cho việc tấn công Iraq, và về sau này những tin tức liên quan đến chương trình nguyên tử của Iran. Chiến tranh Iraq và việc kiềm chế Iran, trước hết và trên hết, là những bảo đảm an ninh lớn lao cho Israel, chứ không phải cho chính công dân Mỹ. Người được lợi lớn nhất trong chiến tranh Iraq là Israel; nhưng người hứng chịu gánh nặng tài chánh và nhân mạng lại là taxpayers Mỹ!

Một ví dụ khác nổi bật nhất về ảnh hưởng của Jewish Lobby lên chính sách của Mỹ là trường hợp TT George W. Bush. Vào khoảng cuối năm 2001, Bush tuyên bố ủng hộ sự thành hình quốc gia Palestine và đề nghị phía Israel gặp Chủ tịch Palestine Yasser Arafat để đàm phán. Ngay lập tức, Thủ tướng Israel là Sharon liền tố cáo là Bush “tìm cách làm đẹp lòng Arabs bằng cách bán rẻ chúng ta” và cảnh cáo rằng “Israel sẽ không giống với Tiệp Khắc” (tried to appease the Arabs at our expense và Israrel will not be Czechoslavia) (ý Sharon muốn ám chỉ rằng việc Bush nhượng bộ Arabs và bỏ rơi Israel cũng như trước kia Thủ tướng Neville Chamberlain đã nhượng bộ Hitler và hy sinh Tiệp).

Lời tuyên bố của Sharon, theo phát ngôn viên White House là “unacceptable” và làm George W. Bush giận lắm. Nhưng rồi có đến 89 vị Thượng Nghị Sĩ Mỹ đồng ký tên yêu cầu Bush không nên thương lượng với Yasser Arafat và không nên kiềm chế việc Israel trả đũa người Palestine, mà nên bày tỏ mạnh mẽ sự hậu thuẫn cho Israel. (Bức thư của các TNS là kết quả của cuộc họp giữa các lãnh tụ của Cộng Đồng người Mỹ gốc Do Thái với các Nghị Sĩ chính trong Thượng Viện). Vậy là Bush đành nuốt giận.

Chưa hết, đến tháng 4 năm 2004 khi quân đội Do Thái (Israel Defense Force) ào ạt tấn công, chiếm đóng nhiều vị trí ở West Bank của người Palestine, gây công phẫn dư luận quốc tế, TT Bush vì uy tín của Mỹ, đã lên tiếng công khai yêu cầu Israel rút quân “halt the incursion and begin withdrawal without delay”.

Thay vì làm theo lời Bush, Israel và Jews Lobby đã ráo riết vận động Quốc Hội Mỹ ủng hộ cho chính sách của Israel, vượt qua phản ứng của Hành Pháp. Hạ Viện bỏ phiếu 352/21 và Thượng Viện 94/2 thông qua Nghị Quyết kêu gọi đoàn kết và cấp thêm 200 triệu dollars cho Israel để chống khủng bố! Người ta chưa thấy Quốc Hội đạt được sự đồng thuận cao như vậy trong bất kỳ một biểu quyết ngân sách hay dự luật nào khác. Sau này Cố vấn An Ninh Quốc Gia Brent Scrowcroft đã nói rằng Thủ Tướng Sharon của Israel “đã nắm được chóp chài của Bush” (Sharon has President Bush wrapped around his finger)![12]

Một vũ khí khác của AIPAC là đóng góp trong các chiến dịch tranh cử. Tờ Washington Post đã có lần ước tính rằng các ứng viên đảng Dân Chủ nhận đến gần 60% tiền vận động tranh cử từ các ủng hộ viên gốc Do Thái. Chính phủ Bill Clinton và cả bà Hillary Cliton đều nhận sự ủng hộ lớn lao của AIPAC và các tổ chức pro-Israel khác. Vì vậy, tuy TT Barack Obama nói nhiều về Thay Đổi (Change), và nhấn mạnh đến mặt trận ngoại giao, nhưng việc trao Bộ Ngoại Giao cho bà Hillary Clinton làm cho nhiều người tin rằng chính phủ mới sẽ không có những đổi thay lớn trong chính sách đối với cuộc tranh chấp Israel-Palestine; một chính sách đã từng khiến cho một nhà thương thuyết Palestine, trong cuộc hoà đàm tại trại David năm 2000, than phiền rằng : “phải thương thuyết một lúc với hai phái đoàn Israels: một mang cờ Do Thái và một mang cờ Mỹ” (negotiating with two Israel teams: one displaying an Israeli flag, and one an American flag)[13]

Ảnh hưởng lên công luận Mỹ

Ngoài ra người Do Thái còn ảnh hưởng lên dư luận Mỹ thông qua các phương thế sau đây:

1 - Think Tanks: Các think tanks đóng một vai trò rất quan trọng trong sự định hình các luồng tư tưởng của công luận cũng như trong việc hoạch định các chính sách trên thực tế. Think Tanks – nơi quy tụ các học giả, chính khách, chuyên gia, chiến lược gia, phân tích gia thượng thặng của các lãnh vực khoa học, kinh tế, chính trị, xã hội – là một sản phẩm đặc trưng của Mỹ xét cả về quy mô lẫn mức độ ảnh hưởng lên chính quyền và giới truyền thông. Tại Âu Châu và Á Châu ngày nay tuy cũng có think tanks, nhưng chẳng qua cũng chỉ là một sự bắt chước theo Mỹ, ở quy mô khiêm tốn, mà thôi.

Kể từ khi RAND Corporation, think tank đầu tiên ra đời năm 1946, đến nay có tổng cộng lớn nhỏ chừng hơn 1,500 think tanks trên toàn nước Mỹ, trong số đó có chừng 15 think tanks lớn và có ảnh hưởng nhất đặt bản doanh ở Washington, DC. Những think tanks quen thuộc là : Amerian Heritage, Brookings Institution, Center for Strategic and International Studies, Center for Security Policy, Foreign Policy Research Institute, Jewish Institute for National Security Affairs (JINSA), American Enterprise Institute, The Heritage Foundation, Cato Institute, The Carnegie Endownment for International Peace, The Council on Foreign Relations, Washington Institute for Near East Policy (WINEP), Hudson Institute, v.v… Trung bình những think tanks này có ngân sách thường niên chừng 25 triệu dollars trở lên.[14]

Trong các think tanks trên thì WINEP được lập ra năm 1985 do nỗ lực của Jewish Lobby. Các think tanks khác như JINSA, Heritage Foundation, Hudson Institute, The Institute for Foreign Policty Analysis và Brooking Institution đều chịu ảnh hưởng rất nặng, hoặc về nhân sự hoặc về tài chánh, hoặc cả hai, của giới vận động hành lang Do Thái (Jewsish Lobby).

2 – Các trường đại học

Jewish Lobby cũng tìm nhiều phương cách để gây ảnh hưởng đến những cuộc thảo luận tại các trường đại học liên quan đến vấn đề Trung Đông và quốc gia Israel; nỗ lực tạo ra những hình ảnh và dư luận tốt đẹp về Israel, đồng thời tìm mọi cách giảm thiểu những phê bình đối với các chính sách của nước này. Nhiều nhóm hoạt động, như Caravan for Democracy, gởi các diễn giả đến các trường đại học lớn giải thích các chính sách của Israel cho sinh viên Mỹ, tổ chức các sinh hoạt ngoại khoá tuyên truyền cho Israel. Họ còn tổ chức việc theo dõi những bài giảng của các giáo sư để phát hiện sớm, và tìm cách đối phó, những bài có nội dung bất lợi cho Israel, lập ra những black lists các giáo sư có quan điểm “chống Israel” rồi vận động sinh viên và phụ huynh lên án hoặc cô lập hay tẩy chay các giáo sư đó, hay ngay cả vận động để các trường đại học không mướn những vị giáo sư hay học giả đó. Một ví dụ là trường hợp học giả Trung Đông nổi tiếng Rashid Khalidi. Khi trường đại học Columbia mời ông về giảng dạy, lập tức có hàng ngàn lá thư gởi đến văn phòng viện trưởng của Trường để phản đối với lý do là ông Khalidi có quan điểm chính trị không thích hợp. Vài năm sau, đến lượt trường đại học Princeton cũng gặp tình cảnh tương tự khi trường này định mời ông Khalidi đến giảng dạy ở trường.

3 – Giới truyền thông: truyền hình, báo chí, nhà xuất bản

Chính trong lãnh vực truyền thông Mỹ mà ảnh hưởng của Jewish Lobby là gần như vô tiền khoáng hậu. Sơ lược sau đây là một số những tổ hợp truyền thông lớn ở Mỹ, trong đó người Do Thái hoặc làm chủ hoặc nắm quyền kiểm soát tuyệt đối:

Time Warner: Tổ hợp truyền thông lớn nhất này là sự kết hợp giữa Warner và AOL, có doanh thu hằng năm chừng 50 tỉ dollars. Warner được người Do Thái lập ra vào thế kỷ trước, trở nên một trung tâm quyền lực của người Do Thái ở Hollywood. Giám đốc điều hành (CEO) hiện nay là Gerald Levin, một người Do Thái.

Tổ hợp này bao gồm nhiều hãng phim như Warner Brothers Studio, Castle Rock Entertainment, New Line Cinema; nhà xuất bản như Time-Life Books, Book of the moth Club, Little Brown, v.v…; dịch vụ internet như AOL; và cả hệ thống truyền hình CNN với hàng trăm triệu khán giả.

Disney : Tổ hợp truyền thông khổng lồ thứ hai này có doanh thu hàng năm chừng 35 tỉ dollars, cũng là của người Do Thái, hiện nay do Michael Eisner làm giám đốc. Tổ hợp này cũng bao gồm nhiều công ty truyền hình, phát thanh, nhà xuất bản: hệ thống truyền hình ABC, ESPN, NBA, NFL, A&E, Life Time TV, Disney Radio Network, Walt Disney Company Book Publishing, Miramax Books, v.v… Đáng chú ý nhất là Disney Publishing Worldwide xuất bản sách báo bằng 55 ngôn ngữ khác nhau, đến 74 quốc gia trên khắp thế giới, có hơn trăm triệu độc giả hàng tháng!

Viacom: Với doanh thu đồng niên chừng 30 tỉ dollars, Viacom là tổ hợp lớn thứ 3 nằm dưới sự kiểm soát của người Do Thái, đứng đầu là Sumner Redstone và Melvin Karmazin. Viacom cung cấp các chương trình truyền hình, sỡ hữu mạng truyền hình CBS với khoảng 39 đài truyền hình, và hàng trăm đài phát thanh khác trên nhiều vùng. Hệ thống MTV, Country Music Television, và The Nasville Network Cable Channels cũng thuộc về Viacom.

Ngoài ra, kênh truyền hình Fox News Channel cũng nằm dưới sự kiểm soát của người Do Thái. Cùng với Fox Television Network, 20 th Century Fox Film và nhà xuất bản Harper Collins, nó thuộc về tập đoàn News Corporation, chuyên vận động cho các chủ trương cuả nhóm Tân Bảo Thủ (neoconservatives) trong chính phủ của TT Bush, đứng đằng sau các nỗ lực tuyên truyền cho cuộc chiến Iraq. Tờ The Weekly Standard với cây bút nổi tiếng William Kristol cũng thuộc về News Corporation và nằm trong tầm tay điều khiển của người Do Thái.

Như vậy, về mặt truyền thông, người Do Thái ở Mỹ đã trực tiếp nắm trong tay nhiều cơ sở quan trọng, có mức độ ảnh hưởng vô cùng lớn lao lên công luận Mỹ. Những nhận định sau đây trong một bài nghiên cứu của nhóm National Vanguard Books có thể ít nhiều nói lên tầm mức của những ảnh hưởng như vậy:

Không có một quyền lực nào trong thế giới ngày nay lớn hơn quyền lực đạt được bởi những người uốn nắn công luận Mỹ. Chưa hề có một ông vua, một vị giáo hoàng thời xưa, một ông tướng bách chiến hay một vị giáo chủ nào đã từng hành xử một quyền lực sánh được với quyền lực của chừng vài chục người đang kiểm soát các phương tiện giải trí và truyền thông đại chúng của Mỹ”. (there is no greater power in the world today than that wielded by the manupulators of public opinion in America. No king or pope of old, no conquering general, or high priest ever disposed of a power even remotely approaching that of the few dozen men who control Amerca’s mass media of news and entertainment)[15].

Truyền thông vận dụng nhiều phương cách để nhào nặn (manipulating) dư luận một cách tinh vi và thấu đáo. Trước hết là cách quản lý việc đưa tin. Chỉ nội một việc sắp xếp cách thức tin tức được đưa ra, thời điểm và khung cảnh đưa tin, thời lượng cho từng phần tin, giọng điệu khi đọc tin, hình tượng đi kèm theo tin, cách thức đối chiếu các bản tin, từ ngữ xử dụng, cách chạy các hàng tít, v.v…Rồi còn những chọn lựa dựa theo bối cảnh văn hóa, chủng tộc, lịch sử, tôn giáo và đặc điểm tâm lý của từng bộ phận độc, khán, thính gỉa, để rồi từ đó có phương cách phổ biến tin tức cho phù hợp.

Chẳng hạn, cách mà báo chí Tây phương, nhất lả báo chí Mỹ, miêu tả về hành động của hai bên Israel-Palestine. Bất kỳ khi nào Isarel có một hoạt động nào đó đối với người Palestine, hoặc là dùng phi cơ ném bom, hay xua chiến xa tấn công vào các vùng của người Palestine, giết hại hàng chục, hàng trăm thường dân, kể cả đàn bà trẻ em, thì báo chí, truyền hình Mỹ gọi đó là các hoạt động quân sự (MILITARY MISSIONS). Nhưng nếu phía người Palestine trả đũa, bất kỳ là bằng cách nào, kể cả bằng dùng dàn thun bắn đá hay mang bom tự sát, gây thương vong cho thường dân hay chiến sĩ Israel, thì báo chí và truyền hình Mỹ đều gọi các việc làm đó là hành động khủng bố (TERRORIST ACTIONS). Dư luận Mỹ, và cả của người Việt, không mấy ai thắc mắc về sự khác biệt trong cách dùng từ ngữ như vậy của giới truyền thông Mỹ đối với hai bên Israel-Palestine. Người ta mặc nhiên chấp nhận, và chính sự mặc nhiên chấp nhận đó là kết quả của sự nhào nặn công luận, một cách tinh vi, của các phương tiện truyền thông Do Thái-Mỹ. Vì về mặt tâm lý, một cách vô thức, người nghe sẽ có những phản ứng tình cảm khác nhau đối với mỗi từ: hoặc là trung lập, kính nể hoặc là thiện cảm đối với từ MILITARY; ngược lại sẽ khinh chê hoặc căm ghét đối với từ TERRORIST.

Một ví dụ khác về cách chọn từ ngữ của giới truyền thông Do Thái-Mỹ là chữ CONFLICT. Báo chí và truyền hình Mỹ qua hàng mấy chục năm nay luôn dùng từ ngữ này khi nói đến sự thù địch giữa Israel-Palestine. Nhưng nhiều học giả cho rằng chữ CONFLICT bao hàm ý rằng hai bên liên hệ, trong sự tranh chấp hay xung đột, có mức độ bình đẳng (EQUALITY) về tư thế và về lực lượng; và không nên lẫn lộn giữa CONFLICT với ANNEXATION, INVASION, hay OCCUPATION. Trong hàng mấy chục năm qua, sự thật cho thấy người Israelis đã INVADED (xâm chiếm), ANNEXED (sát nhập) và OCCUPIED (chiếm đóng) đất đai của người Palestine, chứ không phải là tranh chấp CONFLICTED giữa hai quốc gia bình đẳng về mặt quốc tế công pháp. Việc lập đi lập lại từ CONFLICT là có thâm ý che lấp sự chênh lệch quá xa lực lượng của hai bên và tính chất chủ động xâm lăng của người Do Thái.

Ngoài việc quản lý tin tức (news management), mặt thứ hai cũng hết sức quan trọng trong việc uốn nắn dư luận vào một hướng định trước là việc giải thích và bình luận tin tức của các nhà bình luận, chuyên gia, trí thức, học giả, v.v… Về mặt này, người Do Thái, cùng với khả năng khống chế lớn lao các phương tiện thông tin, là khả năng tài chánh để thuê mướn các chuyên gia, nhà bình luận, học giả, biên tập viên, ký giả, v.v…nhằm mớm vào trí óc dân Mỹ những cách giải thích và bình luận tạo nên những hình ảnh tốt đẹp về Israel. Người Palestine hầu như không có lấy một diễn đàn hay một cơ hội để lên tiếng trước công luận Mỹ; nhưng người Do Thái lại chiếm vai trò độc tôn trong công việc giải thích và bình luận tin tức liên quan đến cuộc xung đột Israel-Palestine. Nói đúng hơn là người Do Thái độc quyền trong việc giải thích mọi vấn đề của cuộc xung đột, uốn nắn dư luận theo chiều hướng thuận lợi nhất cho phiá họ.

Hiện trạng người Palestine

Ngay khi Liên Hiệp Quốc phân chia vùng Palestine, trao phần lớn đất đai cho người Israelis lập quốc, số dân Palestinians phải dồn vào hai vùng West Bank và Gaza, một số lớn khác bị người Israel xua đuổi, chạy qua tị nạn ở các quốc gia kế cận. Đó là đợt những người Palestinians tị nạn đầu tiên.

Sau cuộc chiến 6 ngày năm 1967, Israel chiếm cao nguyên Goland của Syria, bán đảo Sinai của Egypt, vùng West Bank và Gaza, hàng triệu người Palestine lại đã phải bỏ quê nhà trốn chạy lần nữa, tị nạn sang các nước như Jordan, Syria, Lebanon, Egypt v.v…Hiện nay tổng số người Palestinians tị nạn lên đến chừng 3 triệu người: nhiều nhất là ở Jordan (1.8 triệu), Syria và Lebanon mỗi nơi khoảng ½ triệu. Ở West Bank hiện có khoảng 2,345,000 người Palestinians, trên diện tích khoảng 5,860km vuông; và ở Gaza chừng gần 1.5 triệu người trên một diện tích chừng chỉ hơn 360km vuông. Có chừng hơn 1.3 triệu người Palestinians ở lại trong phạm vi lãnh thổ của người Israel trước 1967.

Từ năm 1967 cho đến nay, Israel đã lần lượt trả lại bán đảo Sinai cho Egypt và cao nguyên Goland cho Syria, nhưng đã không chịu trao trả West Bank và Gaza cho người Palestine. Trái lại, họ đã lần lượt đưa người Do Thái đến chiếm đất lập thành những khu định cư trong hai vùng đất đó. Những vùng gần nguồn nưóc, những vùng đất màu mỡ và trồng trọt được ở West Bank đều lần lượt rơi vào tay người định cư Do Thái. Những người định cư này được vũ trang đầy đủ, trong tình trạng “động vi binh, tĩnh vi dân”. Bên ngoài các khu vực định cư này là các vành đai quân sự của quân đội Do Thái (Israel Defense Force, IDF) với những Check Points để kiểm soát sự đi lại của người Palestinians. Người định cư và lính Do Thái còn tìm nhiều phương cách sách nhiễu làm cho người Palestinians phải nản lòng và tự rời xa các khu định cư của người Do Thái.

Những việc làm đó của Israel đã gây ra những biến dạng lớn trên bản đồ Israel-Palestine từ năm 1948 đến nay. Chẳng hạn vào năm 1948, bản đồ phân chia Palestine của Liên Hiệp Quốc qui định thành phố Jerusalem, do tính cách lịch sử của nó, là địa điểm quốc tế. Nhưng những năm sau này Israel đã chiếm đóng và sáp nhập Jerusalem vào lãnh thổ của mình.

Những năm gần đây khi giải pháp Hai Quốc Gia được đưa ra, một số tổ chức quốc tế đã giúp Palestine National Authrority làm một số thống kê. Số liệu tháng 12 năm 2007 cho thấy dân số của quốc gia Palestine, đã được 96 quốc gia trên thế giới chính thức thừa nhận, là 3,770,000 người. Diện tích của quốc gia Palestine này chỉ chừng 6,020km vuông, gồm trong hai vùng chính là West Bank và Gaza.

Trong thời gian chiếm đóng West Bank, chính phủ Israel đã lập ra một mạng lưới các xa lộ để nối các khu định cư người Do Thái lại với nhau, và trên mạng xa lộ đó, người Palestinians không được xử dụng và cũng không được đến gần. Thời gian gần đây, người Do Thái còn xây tường (security fence) bao bọc, che chắn cho các khu định cư Do Thái ở West Bank, có chỗ tường cao 10m. Tại nhiều nơi các bức tường này cắt ngay vào chính giữa những tu viện Kitô Giáo đã có lịch sử trong cả ngàn năm rồi!

Một vài con số nói lên tình trạng định cư của ngưòi Do Thái ở West Bank:

8,000 người định cư Do Thái chiếm 40% đất canh tác được và 50% nguồn nước, với sự bảo vệ của 12,000 quân sĩ Do Thái. Trong lúc chừng 1.3 triệu người Palestinians chiếm 60% đất khô cằn còn lại và không một ai bảo vệ họ cả![16]

Các cuộc hoà đàm Camp David, Oslo, và nỗ lực đàm phán của Liên Hiệp Quốc với Geneva Initiative tuy có đưa ra giải pháp HAI QUỐC GIA: Israel-Palestine, cũng như nhiều đề nghị hoà bình khác, nhưng cho đến nay vẫn chưa đem lại được một nền hoà bình thật sự cho người Palestinians. Chính phủ Israel nhượng bộ rất ít. Chẳng hạn, trước đây họ thừa nhận Phong Trào Giải Phóng Palestine (PLO) là đại diện của người Palestinians, sau này họ thừa nhận Palestine National Authority. Phía Do Thái cũng đồng ý trao lại một số quyền hạn về cảnh sát, giáo dục cho người Palestine trong hai vùng Gaza và West Bank. Tuy nhiên, đó chỉ là những nhượng bộ tượng trưng nhằm mục đích tuyên truyền. Trên thực tế, người Palestinians tại hai vùng đó hoàn toàn không có một quyền hạn tự trị nào về kinh tế, thương mãi, thuế khoá hay chính trị trên lãnh thổ của họ.

Các công, nông sản của người Palestinians ở West Bank và Gaza không được bán vào lãnh thổ của Israel vì người Do Thái sợ bị cạnh tranh. Những người công nhân Palestinians hàng ngày vào làm việc trong các hãng xưởng trên lãnh thổ của Israel phải trải qua nhiều thủ tục xét hỏi rất rắc rối về an ninh. Quyền thu thuế ở hai vùng vẫn nằm trong tay người Do Thái. Các dịch vụ Y tế, Bưu Điện đều hoàn toàn do chính phủ Do Thái kiểm soát. Ngay cả cơ quan Palestine National Authority của người Palestinians vẫn phải chịu sự chi phối về tài chánh của chính phủ Israel. Cựu TT Jimmy Carter, khi được mời quan sát về các cuộc bầu cử của người Palestinians ở vùng West Bank, đã kể lại một trường hợp ở Đông Jerusalem, trong vùng West Bank, tại địa điểm đầu phiếu, nhân viên bưu điện Do Thái có một danh sách cử tri Palestinians riêng, và những người Palesinian nào không có tên trong danh sách đó thì nhân viên bưu điện Do Thái không cho vào bỏ phiếu. Kết quả chỉ tại địa điểm đầu phiếu đó thôi, đã có hơn 3000 cử tri Palestinians bị loại. Cuối cùng đích thân Jimmy Carter phải can thiệp với thủ tướng Israel mới giải quyết được![17]

Điều đáng chú ý ở đây là trong lúc truyền thông Mỹ không ngớt làm ầm ĩ về các cuộc bầu cử ở Iraq, nhưng lại không bao giờ có một tường trình đầy đủ nào về ý thức dân chủ của người Palestinians và các cuộc bầu phiếu của họ trong tình cảnh bị chiếm đóng ở hai vùng West Bank và Gaza. Cựu TT George W. Bush luôn đề cao việc truyền bá Dân Chủ qua Trung Đông, nhưng chính bản thân chính phủ của ông lại không ngừng tiếp tay cho chính phủ Israel để tìm cách bóp chết tiếng nói nhân quyền và dân chủ của người Palestinians trong các cuộc bầu cử cơ quan Palestinian National Council của họ!

Giáo sư Ilan Pappe của trường đại học Haifa, một nhà sử học Do Thái, đã gọi chính sách của Israel đối với người Palestinians là chính sách diệt chủng (Ethnic Cleasing of Palestine). Năm ngoái ông đã xuất bản quyển sách với nhan đề như vậy, trong đó ông tóm tắt lịch sử của chủ nghĩa quốc gia Do Thái Zionism, thực chất các chính sách của chính phủ Israel và sự dối trá của chính phủ đó đối với giải pháp Hai Quốc Gia: Israel-Palestine. Theo Giáo sư Pappe thì thực chất của chính sách Israel đối với người Palestinians là sự thực dân và diệt chủng (colonialism and ethnic cleasing); chính phủ Israel đã biến Gaza và West Bank thành hai nhà tù khổng lồ, trong đó Palestinians là tù nhân. Chủ trương căn bản của Zionism bao gồm hai khía cạnh chính: Địa lý và Dân số (Geography and Demography). Về Địa lý, Zionists muốn thâu tóm toàn bộ vùng Palestine; về Dân số, họ muốn người Jews chiếm đa số tuyệt đối, số người Palestinians phải giảm xuống mức tối thiểu, càng ít càng tốt! [18]

Với một chủ trương như vậy, người Do Thái không bao giờ thực lòng chấp nhận giải pháp Hai Quốc Gia Israel-Palestine bình đẳng như nhiều người mong đợi. Chính phủ Israel đã tìm cách gây ly gián nội bộ người Palestinians, giữa đảng Fatah có chủ trương ôn hoà của Mahmoud Abbas và nhóm Hamas cực đoan của Bác sĩ Mahmoud Ramahi. Khởi đầu, chính phủ Israel không chịu thừa nhận Phong Trào Giải Phóng Palestine (PLO) và chủ tịch Yasser Arafat. Đến khi PLO và Yasser Arafat được thế giới và Mỹ thừa nhận thì Israel lại nại nhiều cớ khác để không đàm phán với Arafat. Khi Yasser Arafat chết năm 2004, Mahmoud Abbas lên thay, là một người rất ôn hoà, sẵn lòng thương lượng cho một giải pháp hoà bình, thì chính phủ Israel lại tìm cách gây ra nhiều khó khăn cho Abbas, khiến ông này không làm việc được, mất dần uy tín chính trị với dân chúng; ngược lại tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nhóm cực đoan Hamas gia tăng uy thế của mình, lấn át Mahmoud Abbas. Nhưng khi Hamas mạnh lên và có hành động cứng rắn thì Israel lại vin vào cớ đó để phản ứng mạnh hơn bằng các biện pháp quân sự.

Việc mới đây Hamas bắn rockets vào lãnh thổ Israel và sau đó quân đội Do Thái IDF, để trả đũa, trong 3 tuần lễ liên tiếp đã dùng phản lực cơ ném bom, rồi dùng chiến xa và bộ binh tấn công vào Gaza giết hơn 1,500 người Palestinians và hơn 3,500 người khác bị thương, trong đó đa số là dân thường, đàn bà và trẻ em; 1.5 triệu người khác phải sống không điện và nước uống trong cả tháng trời. Cho đến nay, các nỗ lực trung gian hoà giải của Egypt và Cộng Đồng Âu Châu vẫn chưa mang lại được kết quả gì khả quan, quân đội Israel vẫn tiếp tục phong toả Gaza, tiếp tục oanh kích những nơi bị nghi ngờ là đường hầm vận chuyển hoả tiễn từ Egypt qua, và hàng trăm ngàn người Palestinians vẫn phải chịu đựng cảnh màn trời chiếu đất, thiếu thốn cả thuốc men lẫn lương thực. Tình cảnh này dường như phù hợp với nhận định của cựu TT Mỹ Jimmy Carter và của nhà sử học Ilan Pappe về âm mưu kỳ thị và diệt chủng của chính phủ Israel đối với người Palestinians.

Kết luận

Sự tuyên truyền, giải thích tin tức về cuộc xung đột Israel-Palestine, trong một thời gian dài, đã gây ra nhiều hiểu biết lệch lạc, phiến diện trong dư luận do nỗ lực vận động hành lang của chính phủ Israel và người Mỹ gốc Do Thái. Đã đến lúc giới truyền thông cần phải tái lập lại truyền thống thông tin trung thực và khách quan vốn có của mình, thoát ra khỏi cái “gông” Jewish Lobby, phơi bày sự thật của cuộc xung đột để mọi người công dân Mỹ nhận chân được thực trạng, và rồi từ đó đòi hỏi Quốc Hội và Chính phủ có những chánh sách phù hợp với quyền lợi thật sự của đất nước này hơn trong tình thế chiến lược mới.

Mặt khác, lịch sử xung đột Israel-Palestine cho thấy rằng trong chính trị nói chung ,và chính trị quốc tế nói riêng, không có chỗ cho vấn đề đạo đức hay lương tâm. Trong chính trị quốc tế, đạo đức là đạo đức của kẻ mạnh, của kẻ thắng trận, của kết quả sau cùng. Quan niệm cho rằng CHÍNH TRỊ là “sửa sang mọi sự lại cho ngay thẳng”, theo quan niệm Á Đông, hoàn toàn không phù hợp với chính trị quốc tế hiện đại; một sân khấu chính trị trong đó mỗi dân tộc vì chính mình trước tiên, và điều căn bản nhất là phải mạnh lên để bảo vệ quyền lợi của mình. Không có VƯƠNG ĐẠO, chỉ có BÁ ĐẠO mà thôi. Mục tiêu trên hết của chính trị quốc tế là QUYỀN LỰC, chứ không phải là Ý THỨC HỆ. Người Israelis hay người Palestinians tranh đấu, trước hết và trên hết, cho sự TỒN TẠI, cho sự sống còn, và đó là một cuộc đấu tranh sinh tồn tàn bạo chịu sự chi phối của luật đào thải; họ không chiến đấu cho TƯ BẢN hay cho CỘNG SẢN, chỉ chiến đấu cho chính sự TỒN TẠI. Điều đó có nghĩa rằng nếu có ý thức hệ thì chỉ có một ý thức hệ duy nhất; đó là SỰ SỐNG CÒN CỦA TỔ QUỐC. Người Việt chúng ta cần suy ngẫm về điều này trong mối liên tưởng về mối-hoạ-truyền- kiếp-Trung-Hoa đang tái hiện.

Sự vận dụng quan hệ ngoại giao Israel-Mỹ của người Do Thái là một điều khác đáng cho chúng ta so sánh. Quan hệ Mỹ-Việt trước đây trong khoảng thời gian từ 1954-1975 có những nét tương tự, nhưng về mặt vận dụng mối quan hệ đó cho quyền lợi của mình thì người Việt Nam thua kém xa người Do Thái. Căn bản của sự khác biệt đó bắt nguồn từ ý thức Quốc Gia-Dân Tộc. Người Do Thái và các lãnh tụ của phong trào Zionism có ý thức rất vững vàng và mạnh mẽ về quốc gia-dân tộc của mình, nguyện vọng xây dựng lại một nước Israel theo khuôn mẫu của vương quốc Judea thấm sâu trong lòng mỗi người Do Thái. Chính nhờ ý thức quốc gia-dân tộc mạnh mẽ và sâu xa đó, cộng với sự đoàn kết xây dựng trên nền tảng huyết hệ và tôn giáo bản xứ đồng nhất – Judaism – mà người Do Thái đã giữ được tinh thần độc lập của mình, biết tận dụng mối quan hệ đặc biệt với Mỹ để phục vụ cho quyền lợi của đất nước và dân tộc họ.

Cách tổ chức và khả năng vận động hành lang (lobby) của người Do Thái ở Mỹ cũng là một điều đáng được nghiền ngẫm bởi tất cả những người Mỹ gốc Việt nào còn ưu tư về tương lai của Dân Tộc và Quê Hương, còn mong muốn chính trị của quê hương thứ hai mang đến những tác động tích cực cho quê hương đầu tiên. Ngoài tài tổ chức ra, trong lãnh vực này người Do Thái cũng không để cho các chính khách Mỹ lợi dụng họ; trái lại người Mỹ gốc Do Thái đã biết khai thác tối đa cơ cấu chính trị của nước cư trú để phục vụ cho quyền lợi tối thượng của quốc gia Israel. Sự nhạy bén chính trị cũng như nhiệt tình và sự đòan kết của cử tri Mỹ gốc Do Thái thật là tuyệt vời và đáng cho chúng ta khâm phục.

© Trương Đình Trung

© Đàn Chim Việt

———————————————————-

Thư mục tham khảo

[1] www.mideastweb.org/briefhistory.htm.

[2] http://qesdb.cdie.org/gbk on Nov.2005.

3.-Avner Cohen, Israel and the Bomb, Columbia University Press, 1999.

[4] Jimmy Carter, Palestine Peace not Apartheid, 2006.

[5] John J. Mearsheimer, The Israel Lobby and US Foreign policy, March 2006.

[6] Amnesty International Press Release, July 22, 2004.

[7] http://www.unhcr.org/refworld/pdfid/48e5e2be2.pdf.

[8] Francois Massoulie, Middle East Conflicts, Interlink Book, 1999.

[9] www.cato.org/pub_display.php?pub_id=1019&full_1.

[10] www.cato.org/pub_display.php?pub_id=1019&full_1.

[11] William Engdahl, A century of war, Pluto Press 2004, p.216.

[12] J. Mearsheimer, The Israel Lobby and US Foreign policy, March 2006

[13] John J. Mearsheimer, The Israel Lobby and US Foreign policy, March 2006

[14] Stefan Halper and Jonathan Clarke, The silence of the rational center, Basic Book 2007

[15] National Vanguard Books’ research: Who rules America?, 2004

[16] Jimmy Carter, Palestine Peace not Apartheid, 2006, p.168.

[17] Jimmy Carter, Palestine Peace not Apartheid, 2006, p.171.

[18]http://socioecohistory.wordpress.com/2009/01/19/history-of-zionism-ethnic-cleansing-of-palestine/.

1 Phản hồi cho “Cuộc xung đột Israel-Palestine”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Bài viết này có nhiều nhận định khá sắc bén nhưng giả dụ nếu tác giả TĐT.là con dân Do Thái
    thì chắc chắn ông sẽ không thể viết như vậy được.
    Tôi thiết nghĩ nếu mình đặt vào vị trí của họ thì ta sẽ hành động thế nào đây ?
    Vấn đề Do Thái-Palestin đang ở chông chênh trên biên giới giữa đạo đức và lý trí.Về mặt đạo
    đức thì mọi cuộc chiến tranh đều đáng phỉ nhổ nhưng về mặt lý trí thì dân Do Thái bắt buộc tự
    bảo vệ mình khi chung quanh toàn là dân Hồi giáo lên tới số lượng khủng khiếp cả 100 triệu so
    với dăm triệu người DT.Đó là bản năng sinh tồn của cộng đồng người DT.
    Nếu chung quanh không phải dân HG.thì chắc chắn người DT.chẳng cần gì phải tự vệ qúa đáng.
    bởi vì khả năng đồng hóa của HG.rất mạnh đã làm người DT.phải cảnh giácChính vì họ sợ không
    thể giữ được đạo tổ tiên của mình.
    Phải công nhận sự tài trí tuyệt vời của dân DT.trong việc vận động Mỹ làm đồng minh cho họ.Dân
    miền Nam VN.ta,đau xót thay,cũng là nạn nhân của người DT.đã vận động Mỹ bỏ rơi VNCH.Không
    kể những chính trị gia DT còn có những phần tử phản chiến thân cộng nặng ký ở Đại học như Choam Noamsky với ảnh hưởng ghê gớm lên đám sinh viên “trẻ người non dạ” hay “ngựa chứng
    sân trường”,ngay cả ngựa non háu đá v.v.
    Ngoài ra,có tổng thống Iran của chế độ thần quyền HG.ngày đêm không ngớt tuyên bố công khai là
    xoá tên nước DT.trên bản đồ thế giới.Điều này khiến người DT.không thể coi thường được.Đó là 1
    mục tiêu làm nức lòng (âm thầm lẫn công khai) nhiều nước HG.mà LHQ.cũng đành chịu.
    Tồn tại hay bị hủy diệt ? Lẽ sống của DT.phụ thuộc ở vấn đề cốt lõi này.

Phản hồi