WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vị Giáo sư Việt Nam nổi tiếng thế giới về nghiên cứu lỗ đen vũ trụ

Công trình nghiên cứu về tính siêu chảy của lỗ đen trong vũ trụ của GS. Đàm Thanh Sơn đã được các nhà khoa học thực nghiệm bước đầu kiểm chứng

Giới khoa học Việt Nam thường kháo nhau rằng, Việt Nam sẽ có 2 “ông Nobel” là GS. Đàm Thanh Sơn (ĐH Washington DC) và GS. Ngô Bảo Châu (ĐH Chicago) cả hai đều là cựu sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. GS. Ngô Bảo Châu được biết đến với lời giải cho bài toán Langland, còn GS. Đàm Thanh Sơn nổi tiếng với công trình nghiên cứu về tính siêu chảy của lỗ đen trong vũ trụ.

GS Đàm Thanh Sơn

* Giáo sư đang “lao thân” vào một trong những lĩnh vực nghiên cứu hóc búa nhất của khoa học hiện đại. Vậy lĩnh vực đó là gì thưa ông?

Giáo sư Đàm Thanh Sơn: Hiện nay, tôi nghiên cứu về chất plasma quark gluon. Đây là trạng thái của vật chất ở nhiệt độ rất cao, tới hàng nghìn tỷ độ C (1012 độ C).  Trạng thái này đã từng tồn tại trong những khoảnh khắc đầu tiên của vũ trụ, và người ta đang tìm cách tái tạo lại nó trong phòng thí nghiệm. Trong quá trình tái tạo này, người ta tìm ra chất plasma quark gluon có một tính chất rất lạ, độ nhớt của nó rất thấp. Tôi muốn hiểu chi tiết hơn về trạng thái này, và tại sao độ nhớt lại thấp.

* Lĩnh vực nghiên cứu phức tạp như vậy chắc hẳn đòi hỏi những thiết bị tối tân nhất?

Giáo sư Đàm Thanh Sơn: Trái lại, là một nhà lý thuyết, các công cụ nghiên cứu của tôi hết sức đơn giản: một tập giấy nháp, một cái bút, và một thùng rác để vứt các tính toán sai hoặc vô dụng (trong đó có thể thùng rác là quan trọng nhất!). Ngoài ra, tôi còn sử dụng máy tính cá nhân, có nối vào Internet.

Thì ra làm một nhà lý thuyết thì không đòi hỏi và tốn kém như làm thực nghiệm. Vậy nên chăng trong điều kiện ở Việt Nam chúng ta cần phát triển nghiên cứu lý thuyết?

Giáo sư Đàm Thanh Sơn: So với những người làm vật lý thực nghiệm thì chi phí cho một nhà vật lý lý thuyết hết sức nhỏ bé. Một máy tính cá nhân thì giá cùng lắm là vài nghìn USD, trong khi đó chi phí ban đầu cho một phòng thí nghiệm vật lý chất rắn phải tính bằng hàng trăm nghìn USD. Có người có thể đặt câu hỏi, vậy trong hoàn cảnh Việt Nam, phải chăng trước mắt ta nên tập trung phát triển vật lý lý thuyết, và đến khi có một hạt nhân vật lý lý thuyết mạnh và có đủ điều kiện về kinh tế, ta có thể bắt đầu đầu tư vào nghiên cứu thực nghiệm? Con đường này nghe có vẻ rất hấp dẫn. Tiếc thay, vấn đề không đơn giản như vậy.

* Cụ thể như thế nào thưa giáo sư?

Giáo sư Đàm Thanh Sơn: Một nhà nghiên cứu giỏi trong ngành vật lý lý thuyết phải biết những kiến thức cơ bản về vật lý hiện đại, như cơ học lượng tử, vật lý thống kê. Tuy nhiên, có kiến thức thôi chưa đủ, điều quan trọng hơn là phải “đánh hơi” được ở đâu ta có thể tìm ra những quy luật mới của tự nhiên. Một nhà vật lý lý thuyết cần có hai kỹ năng: một là kỹ năng tính toán, tức là có thể làm các phép tính dài mà không bị nhầm lẫn, và thứ hai là biết được những vấn đề nào là quan trọng nhất để tiến hành tính toán. Kỹ năng thứ nhất có thể luyện được, kỹ năng thứ hai đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, và không phải ai cũng có được.

Làm sao để biết được vấn đề gì là quan trọng, vấn đề gì không? Điểm then chốt là ở chỗ này: Vật lý là một khoa học thực nghiệm. Vấn đề quan trọng là các vấn đề có quan hệ trực tiếp đến thế giới tự nhiên. Một nhà vật lý lý thuyết giỏi là một người biết hiện trạng của vật lý thực nghiệm: Những tiên đoán nào của lý thuyết có thể kiểm tra được bằng thực nghiệm? Những kết quả thực nghiệm nào đang đòi hỏi lý thuyết giải thích? Một nhà lý thuyết không những phải biết các kết quả công bố trên báo chí, mà phải biết sàng lọc: kết quả nào đáng tin, kết quả nào không? Bởi vì có nhiều kết quả thực nghiệm sau một thời gian lại hóa ra là sai. Ví dụ như việc khám phá ra hạt Theta+1.

Làm sao nhà vật lý lý thuyết có thể chọn lọc được trong một mớ bòng bong, kết quả thực nghiệm nào là đáng tin cậy, kết quả nào khả nghi ? Để làm được việc này, những người làm lý thuyết phải dựa vào một đội ngũ các cộng tác viên, đồng nghiệp, trong đó có những đồng nghiệp trực tiếp làm thực nghiệm. Qua họ, các nhà vật lý lý thuyết sẽ có được những thông tin chính thức, bán chính thức, thậm chí cả tin đồn (ví dụ, “nghe nói ở A người ta đang định kiểm tra lại thí nghiệm của B…”).

* Xin cảm ơn GS!

Nguồn: An ninh Thủ đô

5 Phản hồi cho “Vị Giáo sư Việt Nam nổi tiếng thế giới về nghiên cứu lỗ đen vũ trụ”

  1. HungPham says:

    Bạn BaWa phải nói như vầy: “Có năng khiếu, trốn ra nước ngoài … học giỏi, được phát huy tài năng” như vây mới hợp lý hơn. Chứ ở trong nước dẫu có tài năng hay năng khiếu, chắc chờ đến năm 3000 mới được đào tạo và phát huy tài năng. Mấy GS Thanh Sơn hoặc Bảo Châu nếu không có cơ hội ra nước ngoài chắc giờ này đi đạp xích lô hoặc chạy xe ôm là cái chắc. Hễ người ta ra nước ngoài được một chút tiếng tăm cứ đòi phải “phục vụ XHCN” mà thực chất là phục phụ cho cái Đảng CS thối tha. Thử tưởng tượng như thế này: Đã qua năm 2000 có cái cầu Bà Hom mà xây tới xây lui không xong. Hễ người dân nói thì ở trên nói chưa có nghe báo cáo từ phía dưới. Còn ở dưới lại bảo chưa có chỉ đạo từ “cấp trên”. Làm chuyện gì cũng không xong, tiền thì vô túi mấy ông lớn, lúc báo chí người dân lên tiếng thì ai cũng đẩy trách nhiệm.
    Biết rồi khổ quá nói mãi …

  2. BaWa says:

    Chán wá NguyễnHiền ui, nói như kụ thì cứ học cho giỏi, có tàinăng vượt bực để rồi trốn hết ra nước ngoài sống và hưởng phước, còn cứ mặckệ nó cái tổcuốc, kwêhương, cái đồngbào, cái dântộc gì gì đều không thèm biết tới hay sao? Thế thì tàinăng, tríthức để nàm gì nhẻ? Chẳng lẻ nào cái bọn tàinăng
    lại là cái bọn ”giá áo túi cơm” chỉ biết ”vinh thân phì da” thôi sao? Thế thì còn trách làm chi bọn ít học nhiều kwyền, ăn trên ngồi trước mà bóclột nhândân nhỉ? Và hóa ra cuộc đời của một con người chỉ là ăn ngủ ị và mần iêu thui sao???

  3. TrucTruong says:

    Nói như kậu NguyễnHiền thì con người đúng là một con vật tiêuthụ (consumer) ko hơn ko kém! Sống là chỉ để mà ăn-ngủ-ị-iêu và rồi trở về với cátbụi, cho nên mạnh ai nấy tìm đường trốn chạy ra nước ngoài mà hưởng phước, còn đất nước và đồngbào, tổcuốc, tổcò gì gì thì kệ nó, ta chỉ biết có vinhthân phìda, kiếm tiền ăn hưởng! Có lẻ vì thế mà từ xưa ngườita đã có câu nói cái thứ ”giá áo túi cơm”, đó phải!?!

  4. Những tài năng vượt bực của VN sống với VC nên khôn ra, tốt nhất là chuồn sang ngoại quốc sống thoải mái nhà lầu xe hơi. Ngu mà ở lại thì không khác gì giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo suốt đời nghèo khổ như câu kiều đã diễn tả:

    Anh hoa phát tiết ra ngoài
    Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa

  5. Buon cuoi says:

    Hy vong ly thuyet “dung ” cung nhu thuc nghiem ” dung ” nhu ly thuyet ….
    Co nhung hoc thuyet sai tu co ban luc thuc hanh lai cang te hai hon . Vi khong nhung ” khong dung ” ma con gay ra ” tai hai” chet hang trieu nguoi …. Do la Hoc-thuyet Chu -Nghia Cong-San va qua trinh thuc hien Chu- Nghia Cong-San …
    Hy vong hoc thuyet ” Lo Den ” khong den nhu Hoc Thuyet Cong-San .
    Chuc Gs Dam-Thanh -Son va cac ban dong nghiep thanh cong de lam rang danh Viet-Nam ….

Leave a Reply to TrucTruong