WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Liệu Bắc Kinh có bán rẻ nền kinh tế thế giới?

Cách phát triển kinh tế của Trung Quốc đã biến nước này thành một gã khổng lồ lệch, một cỗ máy xuất khẩu hùng mạnh với một vũ khí tài chính khổng lồ.

Bí mật về sức mạnh của gã khổng lồ lệch

Sau các cuộc cải cách mà Đặng Tiểu Bình phát động năm 1979, các doanh nhân Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng nhân công giá rẻ và nguồn vốn giá rẻ để cạnh tranh trên thương trường quốc tế một cách ngày càng ấn tượng.

Ngày nay, Bắc Kinh tiếp tục hỗ trợ mạnh cho xuất khẩu. Việc này diễn ra trực tiếp dưới dạng các khoản vay ưu đãi cho doanh nghiệp và tỷ giá hối đoái thuận lợi cho những người nước ngoài mua hàng hóa Trung Quốc. Và việc này cũng diễn ra gián tiếp thông qua cái mà các nhà kinh tế gọi là “trấn áp tài chính”, theo đó chính phủ kiểm soát lượng đầu tư của công dân Trung Quốc nhằm đổ lượng tiền này vào các công ty Trung Quốc.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) nắm giữ một tỷ lệ lớn lợi nhuận thương mại khổng lồ và các dòng tiền mặt từ các hoạt động này. Cuối năm 2009, PBC đã có trong tay 2.400 tỷ USD từ các trao đổi ngoại hối. Đây là khoản thu lớn nhất từ trao đổi ngoại hối mà một ngân hàng trung ương trên thế giới có thể đạt được – song nó vẫn chưa phản ánh lượng dự trữ mà các ngân hàng thương mại lớn của Trung Quốc đang nắm giữ. Hơn nữa, con số này sẽ còn tăng thêm 300 triệu USD trong năm 2010.

Trung Quốc chưa bao giờ có sức mạnh tài chính lớn như vậy, và giờ đây họ đang thử nghiệm việc sử dụng chúng như thế nào hữu ích nhất trong các quan hệ với nước ngoài. Nếu tái thống nhất Đài Loan là một mục tiêu chính của chính sách đối ngoại toàn diện của Trung Quốc, thì mục đích chính của chính sách đối ngoại tài chính của họ là thúc đẩy tăng trưởng và tạo công ăn việc làm trong nước.

Trung Quốc chưa bao giờ có sức mạnh tài chính lớn như vậy, và giờ đây họ đang thử nghiệm việc sử dụng chúng như thế nào hữu ích nhất trong các quan hệ với nước ngoài.

Để đạt mục đích này, chính phủ Trung Quốc có sự hợp pháp đáng kể: họ được ủng hộ bởi niềm tự hào là một quốc gia đang tiến dần tới vị trí trung tâm trên trường quốc tế. Tham nhũng, bất công gia tăng, tự do bị hạn chế, và môi trường bị hủy hoại là những thách thức đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP), song CCP sẽ duy trì quyền lực chừng nào họ có thể tiếp tục phát triển nền kinh tế quốc gia và tạo ra công ăn việc làm cho người dân.

Trung Quốc đang ở giai đoạn đầu của quá trình gia tăng ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính quốc tế, và dù đôi khi có vẻ đầy tham vọng nhưng họ luôn thận trọng. Tháng 3/2009, Thống đốc PBC đã kêu gọi chấm dứt sử dụng USD là đồng tiền dự trữ quốc tế và thay thế vào đó là một đồng tiền mới do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phát hành. Nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Chính phủ Trung Quốc có ý định đẩy nhanh chính sách này.

Tương tự, các động thái của Trung Quốc nhằm quốc tế hóa đồng nội tệ của mình – đồng Nhân dân tệ (NDT) – đã rất hiệu quả. Họ đã ký các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Argentina, Belarus, Hong Kong, Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc; họ bắt đầu cho phép một số quốc gia sử dụng NDT để thanh toán hàng nhập khẩu từ Trung Quốc; và hiện đã cho phép các doanh nghiệp có trụ sở ở Thượng Hải và tại bốn thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông (miền Nam) sử dụng NDT trong thanh toán hàng hóa nhập vào Trung Quốc.

Nhưng Bắc Kinh không dám để cho các tài khoản vốn của mình có thể tự do hoán đổi, tức là để cho NDT tự do được chuyển đổi sang các ngoại tệ khác (và ngược lại). Giới lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ đưa kiều bào Trung Quốc vào các vị trí quan trọng tại IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), nghĩ đến việc tham gia các thể chế tài chính khu vực mới, và thúc đẩy tính hoán đổi của NDT trong các trao đổi khu vực, song, hiện giờ họ vẫn mắc kẹt trong một thế giới của đồng USD.

Tương tự, chính sách đối ngoại tài chính của Trung Quốc dựa trên hai chiến lược đơn giản: tăng dự trữ ngoại tệ và tiêu tiền ở nước ngoài – dưới dạng đầu tư trực tiếp, hỗ trợ, viện trợ và cho vay – nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đầu vào, công nghệ mới, bí quyết quản lý, và các mạng lưới phân phát có thể thúc đẩy tăng trưởng trong nước và gia tăng uy tín của CCP.

Chính sách này khiến những người đang lo ngại về sự bất cân bằng trong thương mại toàn cầu lo ngại về việc Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh tài chính ngày càng lớn của mình trong tương lai như thế nào. Nhiều quan chức chính phủ Mỹ và các chuyên gia Trung Quốc cho rằng nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ dùng sức mạnh này để làm xáo trộn các thị trường tài chính quốc tế. Nhưng sức mạnh vẫn được phát huy tác dụng ngay cả khi nó không được dùng đến. Và sức mạnh tài chính chưa từng có của Trung Quốc đang tạo cho Bắc Kinh khả năng ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế toàn cầu.

Liệu Bắc Kinh có bán rẻ nền kinh tế thế giới?

Lượng dự trữ ngoại tệ lớn của Trung Quốc là bằng chứng cho thấy lãi suất tiết kiệm rất cao của nước này và các giới hạn nghiêm ngặt đối với các cơ hội đầu tư khoản tiền tiết kiệm này.

Người Trung Quốc vẫn không thể tiêu nhiều tiền ở bên ngoài lãnh thổ nước mình: sẽ là bất hợp pháp nếu ai đó đầu tư hơn 350.000 NDT (khoảng 50.000 USD) mỗi năm ở nước ngoài. Các thị trường chứng khoán của Trung Quốc giao dịch chủ yếu dựa trên tin đồn và những thay đổi trong chính sách của chính phủ, nên rất bấp bênh. Còn thị trường đầu cơ nhà đất thì trở thành những bong bóng và nổ tung. Tiền gửi ngân hàng – cách giữ tiền tốt nhất – lại cho lãi âm nếu tính cả lạm phát.

Khi nền kinh tế Trung Quốc năng suất hơn và khi CCP ngày càng tin tưởng vào kế hoạch kinh tế nội địa trong thập kỷ qua, Bắc Kinh đã bắt đầu đặt nền tảng cho việc mở rộng sự xuất hiện tài chính của mình ở nước ngoài. Các mục tiêu của PBC vẫn là bảo vệ vốn trước tiên, sau đó là tính thanh khoản và sự sinh lời của vốn.

Trong những ngày đầu áp dụng mô hình tiết kiệm-và-xuất khẩu, chính phủ mua trái phiếu chính phủ nước ngoài, và vàng. Sau đó, trong thập kỷ qua, với một lượng lớn giá trị tích lũy được, họ đã bắt đầu thử nghiệm các cách mới để đầu tư ra nước ngoài, như mua các loại cổ phiếu phi chính phủ.

Quy mô nhỏ của dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện thời, cộng với việc nhận thức rằng dự trữ này sẽ tiếp tục tăng, đã tạo cho Trung Quốc tầm ảnh hưởng cực lớn trong thị trường tài chính quốc tế nếu so với thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp của họ.

Tổng số tiền khổng lồ trên đã tạo cho Trung Quốc sức mạnh có thể đánh sập các thị trường bằng trái phiếu kho bạc Mỹ và các khoản nợ bằng đồng euro. Dù biết là cách can thiệp đó sẽ đồng nghĩa với việc tự hủy hoại Trung Quốc, và thực tế là nước này tham gia các thị trường tài chính quốc tế một cách có trách nhiệm, nhưng những người chỉ trích vẫn lo ngại rằng Trung Quốc hoàn toàn có thể bán rẻ nền kinh tế thế giới.

Họ sợ rằng Mỹ có thể bị tổn thương nếu Trung Quốc ngừng mua trái phiếu kho bạc Mỹ hoặc, tệ hơn, bắt đầu bán phá giá các khoản nợ bằng đồng USD. Theo các số liệu thống kê của Kho bạc Mỹ, Trung Quốc vay tiền Mỹ với thời hạn ngày càng ngắn. Trong số 281 tỷ USD trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc đã mua thêm năm 2009, có tới 130 tỷ là nợ ngắn hạn. 151 tỷ còn lại là mức tăng ít nhất hàng năm của nợ dài hạn mà Trung Quốc đang nắm giữ của Mỹ từ năm 2004. Việc Trung Quốc cất giữ USD và nhiều ngoại tệ khác có thể giảm theo thời gian, nhưng hiện nay (cùng với thặng dư thương mại của Trung Quốc) nó vẫn là một điểm nhức nhối lớn đối với những cử tri quan trọng ở Mỹ và châu Âu.

Nhưng thực ra Mỹ và Trung Quốc đều đang là con tin của nhau. Mỹ cần Trung Quốc mua trái phiếu của mình, và trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ có ít lựa chọn khác ngoài đồng USD để đảm bảo giá trị dự trữ ngoại tệ mà họ đã cất giữ.

Theo Tổng cục thống kê quốc gia Trung Quốc, thặng dư thương mại của nước này năm 2009 là 196 tỷ USD, giảm so với mức 298 tỷ năm 2008. Nhưng cũng trong năm 2009, số nợ bằng đồng euro, franc Thụy Sĩ, yên Nhật hay bằng vàng trên thế giới cũng không đủ để soán được dự trữ của Trung Quốc. Nước này có thể một ngày nào đó sẽ quyết định giữ đồng USD ngoài Kho bạc Mỹ, nhất là khi lãi suất ở đây rất thấp. Nhưng trong bối cảnh bình thường nhất, điều này sẽ làm sụt giảm mạnh giá trị của các trái khoán bằng USD mà Trung Quốc đang nắm giữ, và như vậy sẽ phá vỡ thị trường tài chính. Chính vì vậy, Bắc Kinh sẽ không bao giờ coi đây là lựa chọn đầu tiên.

Đúng là sự trả đũa của Mỹ, dưới dạng các cản trở thương mại, sẽ làm tổn thương nền kinh tế Trung Quốc hơn, nhưng khả năng Chính phủ Trung Quốc tạo công ăn việc làm cho công nhân lại tùy thuộc vào mức độ tiếp cận các thị trường Mỹ.

Các nhà hoạch định chính sách ở Washington tất nhiên nên tính tới khả năng Chính phủ Trung Quốc chọn giải pháp tự hủy hoại. Song, phải biết là Bắc Kinh cũng đang chịu sức ép lớn trong nước nhằm đảm bảo cách hành xử tốt về tài chính.

2.400 tỷ USD mà PBC đang nắm giữ có thể được giới lãnh đạo ở Bắc Kinh cũng như người dân Trung Quốc hiểu là tiền của nhân dân, thành quả của sự lao động nặng nhọc của họ. Vì vậy, nếu số tiền tiết kiệm này bị đầu tư không hiệu quả, các lãnh đạo sẽ bị người dân chỉ trích.

Tuy nhiên, những chỉ trích này cũng xuất phát từ tình cảm duy nhất là tình yêu nước, nên Chính phủ Trung Quốc dường như không bao giờ bị lung lay trước các sức ép bên ngoài (Các chính phủ phương Tây không thành công trong việc thuyết phục Bắc Kinh định giá lại đồng NDT, cũng như Google đã không thành công trong việc đòi được đảm bảo rằng các khách hàng của mình ở Trung Quốc được tiếp cận tự do với Internet).

Tất cả những điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ Trung Quốc sẽ không phá vỡ hệ thống tài chính toàn cầu và vẫn duy trì quyền lực trừ phi tình yêu nước đó tách khỏi mối quan tâm về giá trị – kịch bản khó xảy ra.

Trung Quốc sử dụng dự trữ ngoại tệ nhằm quản lý giá trị của đồng NDT, một phần bình thường trong bất cứ chính sách tiền tệ của quốc gia nào. Cũng như Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), công việc của PBC là xây dựng một môi trường tài chính cho phép tối ưu hóa khả năng tạo đủ công ăn việc làm và ổn định giá cả trong nước.

Hơn nữa, việc Trung Quốc quản lý một cách có trách nhiệm lượng dự trữ ngoại tệ của mình đến nay đã cho phép Bắc Kinh tạo dựng các quan hệ quý giá với các nhà quản lý tài chính hàng đầu của nền kinh tế toàn cầu. Hoạt động mở cửa kinh tế bình thường của Bắc Kinh, việc mua bán mỗi ngày hàng tỷ USD các loại công cụ tài chính, đã khiến họ ngày càng thắt chặt quan hệ với các tác nhân lớn khác trong thị trường ngoại hối hàng nghìn tỷ USD. Và dòng chảy tài chính thường nhật này đã giúp giảm lãi suất trong khi tăng lượng tiền mặt lưu thông và duy trì ổn định của các thị trường tài chính quốc tế.

KEN MILLER là một CEO và Chủ tịch công ty ngân hàng thương mại Ken Miller Capital LLC, phụ trách gian hàng của Mỹ tại Triển lãm quốc tế Thượng Hải 2010, và là thành viên Ủy ban Cố vấn về chính sách kinh tế quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ .

Nguồn: TuanVN. Tác giả: Ken Miller
Quốc Thái biên dịch theo viet-studies.info

3 Phản hồi cho “Liệu Bắc Kinh có bán rẻ nền kinh tế thế giới?”

  1. buy sell says:

    Tôi thích bạn blog, chủ đề của bạn là đẹp, làm thế nào để bạn thiết kế chủ đề của bạn?

  2. Buon cuoi says:

    Hy vong Au-chau dung mo mang voi ” Made in China ” cung nhu ” China la mot thi truong hap dan (sexy ) ” Coi chung Hoa-hong thi co NHIEU GAI .

  3. Buon cuoi says:

    Do la hau qua cua chinh-sach ” Made in China ” cua USA . Moi nguoi deu vui ve khi mua “Made in China ” va cac Cong-Ty vui ve thong ke “Loi Nhuan Tang Len Nhieu ” khi ban nhung ” Hig-Tech ” va co khi “tang Free ” cho China ..Niem vui do se keo dai bao lau ?????

Phản hồi