Một “khổng quốc doanh” Việt Nam gặp nạn
Tập đoàn tầm cỡ chiến lược về công nghiệp đóng tầu Vinashin, một trong những bông hoa lớn của nền công nghiệp Việt Nam, đang trong cơn bão táp. Quản lý tùy tiện tiền vốn công quỹ, hàng loạt dự án vô lý, giám sát lỏng lẻo…Mọt trong những tập đoàn lớn của Nhà nước cộng sản đang phải đối đầu với những món nợ không đáy. Theo báo chí địa phương, những khoản nợ này tới 4 tỷ đô la Mỹ( khoảng 3.1 tỷ Euro). Báo chí việt nam kêu gọi một cuộc cải tổ rộng lớn cho những tập đoàn nhà nước khổng lồ này, không tiếc lời phê phán.
Cơ quan công an đã tiến hành điều tra. Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Phạm Thanh Bình đã bị thủ tướng Nguyễn Tấn dũng cách chức hôm 13/07, Nguyễn Hồng Trường, thứ trưởng bộ giao thông và truyền thông được chỉ định tạm thay thế. Ban kiểm tra của Ủy ban trung ương đảng cộng sản Việt Nam ( PVC) đang cầm quyền đã trừng phạt sự dễ dãi trong việc huy động và sử dụng tiền vốn ngân sách và trong những lựa chọn đầu tư. Trên tờ báo Tiền phong, Tổng giám đốc tập đoàn Trần Quang Vũ đã “xin lỗi Đảng, Chính phủ, Thủ tướng và nhân dân”.
Chắc chắn không thể loại trừ mối liên hệ ảnh hưởng tới Đại hội đảng sắp tới, sẽ được tổ chức trong khoảng sáu tháng nữa. Thực chất, chính thời điểm này là lúc phân chia những vị trí cốt lõi của chính quyền. Điều này, vốn bao giờ cũng dẫn đến những cuộc tranh giành không khoan nhượng.
Tuy nhiên, những khủng hoảng của Vinashin “không phải chuyện bất ngờ”, như Nguyễn Quang A, đồng sáng lập của nhóm tư duy, nêu ra. Báo chí đã từng cảnh báo về chiến lược bành trướng của Vinashin. Trong năm 2009, các phương tiện truyền thông đã đưa ra con số thua lỗ của Vinashin là 18,8 triệu đô la Mỹ, và từ nhiều tháng nay về những món nợ khổng lồ.
Hỗ trợ của Nhà nước
Đối với những nhà phân tích, vụ việc cũng phản ánh một hệ thống quá nuông chiều đối với các tập đoàn kinh tế quốc doanh. “Vinashin đã hoạt động dưới sự chỉ đạo, sự quản trị, và trợ giúp của rất nhiều cơ quan nhà nước, bà Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn kinh tế của chính phủ, xác nhận, trên báo Tuổi trẻ. Tôi ngạc nhiên là Vinashin chìm trong bê bối mà không ai kéo còi báo động”. Bà phàn nàn về việc sử dụng ồ ạt tài nguyên, việc tiếp cận quá dễ dàng hệ thống tín dụng ngân hàng mà nhà nước hỗ trợ các tập đoàn quốc doanh, trong đó có Vinashin.
“Nếu nhà nước không cấp tiền một cách quá rộng lượng cho Vinashin, các khoản lỗ sẽ không quá khủng khiếp như vậy”, bà nói thêm khi kiến nghị rằng các tổ chức kinh tế lớn của nhà nước “phải được đánh giá trên cơ sở năng lực(…) tôn trọng các nguyên tắc của thị trường” bởi một tổ chức “có năng lực và chuyên môn hóa”. Jonathan Pincus thuộc Chương Trình giảng dạy Kinh tế Fulbrigh tại thành phố Hồ Chí minh hoàn toàn có đủ khả năng như vậy, “nhiều công ty lớn của nhà nước được tiếp cận với đất và vốn công một cách dễ dàng, nhưng lại không chịu áp lực về năng lực cạnh tranh để tồn tại. Có lúc, Vinashin đã có tới 450 công ty con”!
Chuyên gia kinh tế này khuyên nên đăng ký niêm yết các tập đoàn và tổng công ty lớn của nhà nước lên thị trường chứng khoán quốc tế, để các tổ chức này buộc phải công bố báo cáo tài chính của họ. “Việc duy trì vị trí lãnh đạo của những doanh nghiệp này cần phải được liên hệ với hiệu quả sự hoàn thiện (…) tính minh bạch ngày một tăng”, bà nói thêm.
Bộ giao thông công bố tái cấu trúc lại tập đoàn và chuyển một số hoạt động không liên hệ trực tiếp với ngành đóng tàu : vận tải biển, xây dựng cảng và các khu công nghiệp có thể được giao cho các khổng lồ quốc doanh khác như Petro-Việt nam và Vinalines, chuyên ngành vận tải biển.
Bùi Quang Vơm dịch và tựa đề (Theo AFP)
VINASIN la “chuyen nho”. Chuyen khac se de cho nhung ” ding cao IQ no ” moi nguoi “khong phai no “.Cha Me, Chu Bac lam sao trung phat nang con chau cua cac Bac duoc . Cac Bac noi guong “yeu thieu nhi cua Bac ” ma li .( ngo co vai loi nhac nho cac li )