WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hồ Chí Minh – Người cha của Việt Nam hiện đại

Margaret Krakowiak –  Lê Diễn Đức dịch

Hồ Chí Minh trong tác phẩm của Shen Shaomin

Lời người dịch: Hồ Chí Minh (HCM) là một nhân vật lịch sử của Việt Nam cho đến nay chưa được đánh giá đầy đủ và nhất quán. Trong các tranh luận thậm chí có thể gây xung khắc, không chỉ về lý luận, mà cả tâm tưởng, tình cảm. Sự đánh giá, nhìn nhận HCM còn tuỳ thuộc vào quốc tịch, nơi sống và trưởng thành, sự trải nghiệm, vốn thông tin và nhãn quan chính trị.

 Sau khi hệ thống cộng sản tại châu Âu sụp đổ và thời đại internet bùng nổ, một số tư liệu về đời sống chính trị và riêng tư của HCM được công bố. Tuy nhiên xung quanh con người này vẫn còn nhiều bí ẩn. Ngay các tác giả nước ngoài, đặc biệt những người thiên Tả, khi viết về HCM cũng tận dụng cả nguồn tư liệu chính thức của Đảng CSVN, mà như mọi người biết từ những tư liệu đã được bạch hoá, nhiều sự kiện bị bóp méo, ngụy tạo cho phù hợp với mục đích tuyên truyền.

 Tôi thận trọng khi viết về HCM và ít khi đưa ra nhận định chủ quan nếu không có tư liệu tin cậy. Đồng thời tôi phản đối cách đánh giá nhân vật lịch sử với thái độ kém văn hoá, mang tính thoá mạ. Đưa thù hận vào nhận định sẽ nhấn chìm tính khách quan.

 Bài “Hồ Chí Minh – Người cha của Việt Nam hiện đại” của nữ ký giả Ba Lan Margaret Krakowiak, đăng trên Tuần báo quốc tế Newsweek, ấn bản tiếng Ba Lan, ngày 12/1/2012, viết sau chuyến đi thăm Việt Nam mới đây của bà (*) – cung cấp cho chúng ta thêm một cách nhìn của người nước ngoài về hình ảnh HCM được sử dụng trong chính sách hiện nay của Đảng CSVN và trong suy nghĩ của nhiều người Việt.

 Các hình minh hoạ trong bài là của người dịch.

 Lê Diễn Đức

************

Shen Shaomin, Summit 2009 - 2010, Installation, Osage Art Foundation Collection

Hoài niệm về Hồ Chí Minh, mặc dù trong thực tế ông đã chết cách đây hơn 40 năm, ở Việt Nam vẫn còn rất sống động.

Bằng cái gì mà một nhà độc tài cộng sản được gọi là “Bác Hồ” đã khiến đồng bào của mình khắc sâu vào bộ nhớ như thế?

Lenin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Hồ Chí Minh, Fidel Castro – điều gì đã kết hợp tất cả những con người này. Mỗi nhân vật đều có vị trí trong sách giáo khoa của các chế độ cộng sản, và mỗi người trong số họ đều là đối tượng của sự sùng bái được khuếch trương bởi bộ máy tuyên truyền vượt ra ngoài cả ranh giới của đời sống và cái chết. Mỗi người trong số họ cũng trở thành một vị anh hùng… của bức ghép nghệ thuật có tên “Cuộc hội nghị thượng đỉnh” (Summit) của nghệ sĩ Trung Quốc Shen Shaomin. Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh này khá đặc biệt – bởi vì theo tình trạng hiện thời, người còn sống sót duy nhất của “tập hợp” là Fidel Castro (chứng minh bằng lồng ngực của ông ta được phồng lên vừa phải). Những người còn lại, với khoảng cách gần nhau, nằm trong những chiếc quan tài bằng kính trong suốt để bảo vệ chúng trước đám đông tò mò. Cũng như trong thực tế, sau khi chết thi hài của bốn trong số các nhà lãnh đạo cộng sản trên đã được đặt trong các lăng mộ xây dựng đặc biệt để vinh danh họ trước công chúng nhằm thu hút chú ý. Sự sùng bái họ sau khi chết vẫn được sử dụng như công cụ cho mục đích chính trị mà gần đây nhất chúng ta đã nhận thấy trong tang lễ của Kim Jong Il.

Cách đây không lâu tôi đã có cơ hội trải nghiệm rất ấn tượng như thế nào là sự sùng bái đối với một người đã chết cách đây hơn 40 năm, một trong những thành viên của “Hội nghị thượng đỉnh” – người cha của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh.

Sự sùng bái được xây dựng trong suốt cuộc đời và tiếp tục sau đó

Danh vọng của Hồ Chí Minh được xây dựng một cách có hệ thống kể từ khi còn trẻ.

Năm 1920 Hồ Chí Minh thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông là đồng sáng lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh), một tổ chức được thành lập vào năm 1941 để đấu tranh với thực dân Pháp tại Việt Nam trong thế kỷ 19. Những năm sau đó, Việt Minh cũng chiến đấu chống Nhật chiếm đóng Đông Dương.

Sau khi giành được thắng lợi, Hồ trở thành người đứng đầu Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam, tuyên bố đất nước độc lập. Ngay từ đầu ông muốn xoá bỏ tất cả mọi thứ gắn liền với chủ nghĩa thực dân. Ông đưa ra các chính sách, trong đó có thể kể như cấm mại dâm, cờ bạc, hút thuốc phiện, thậm chí uống rượu. Vài năm sau ông bắt đầu cải cách rộng đất nhằm loại bỏ địa chủ. Kết quả là, hàng chục ngàn nông dân đã bị giết hại, đồng thời gia tăng cảm giác sợ hãi và ngờ vực lẫn nhau bởi những kẻ làm công việc bẩm báo, cung cấp thông tin được chính quyền tưởng thưởng.

Với mục tiêu quan trọng nhất của Hồ là đoàn kết dân tộc, Hồ đi nhiều nơi trên đất nước và gặp gỡ những người bình thường. Ông muốn thuyết phục dân chúng về sự lãnh đạo của một đảng mà tất cả mọi người Việt Nam cần phải ủng hộ, ngoại trừ bọn “phản động”. Để chứng minh rằng hành động của mình là phục vụ mục tiêu dân tộc, không mang ý thức hệ, ông đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng Lao động Việt Nam. Sự ủng hộ của đại đa số cư dân miền Bắc ngày mỗi tăng nhanh chóng, trở thành sự sùng bái, thâm nhập cả vào những bài hát, phim ảnh và nội dung giáo dục trong trường học. Ngày sinh của ông trở thành lễ kỷ niệm lớn.

Tuy nhiên, Hồ đã lưu tâm để không tạo ra sự cảm nhận như là một người nắm quyền tuyệt đối, không để các buổi lễ bị đánh giá cao vượt quá mức tự trọng. Bởi vì nếu không, sẽ có thể mang lại cảm nhận tiêu cực với hình ảnh của chủ nghĩa thực dân và chế độ quân chủ cầm quyền trước đó. Khoảng cách giữa ông và dân chúng cũng được giảm đi bằng cách giản lược tên họ, gọi ngắn gọn thân mật – “Bác Hồ”.

Nguyễn Tất Trung (đầu tiên từ phải qua), được xem là người con vô thừa nhận của HCM, cùng vợ Lưu Thị Duyên và con, năm 1998, tại gia đình cha nuôi, ông Vũ Kỳ - Ảnh: Nhà báo Bùi Tín cung cấp.

Trong những năm tiếp theo, sự thống nhất dân tộc và cuộc đấu tranh giành độc lập đã trở thành nỗi ám ảnh lên các quyết định suốt cuộc đời ông. Ngay sau đó, nổ ra cuộc chiến giữa người Việt và người Pháp với nhà nước bù nhìn ở Nam Việt Nam do Pháp lập ra. Cuộc xung đột đã kết thúc bằng Hội nghị Geneva 1954, trong đó quyết định thống nhất Bắc và Nam qua cuộc bầu cử dân chủ được tiến hành trên khắp Việt Nam.

Nhưng cuộc bầu cử đã không xảy ra, và sự chia cắt tồn tại hai thập niên tiếp theo, bởi vì Hoa Kỳ lo ngại chiến thắng của Hồ kéo theo sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ở miền Nam Việt Nam và phần còn lại của Đông Dương. Vì thế, chẳng bao lâu sau hội nghị Geneva, cuộc chiến tranh Đông dương lần thứ hai diễn ra, giữa miền Bắc và miền Nam được sự hỗ trợ của Mỹ và các đồng minh.

Một trong những cuộc chiến tranh tàn bạo nhất đã đi vào lịch sử với 3 triệu người Việt Nam bị chết, trong đó có nhiều thường dân. Ông Hồ nhận thức được tổn thất, nhưng không nhìn thấy khả năng nào thay thế cho cuộc chiến đấu vì sự thống nhất, không nhân nhượng và đến cùng. Dường như ông đã nói với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người chỉ huy huyền thoại của các cuộc chiến tranh Đông Dương (năm ngoái vừa kỷ niệm sinh nhật thứ 100): Chúng ta sẽ chiến đấu hai mươi, và có thể một trăm năm – cho đến khi nào giành được chiến thắng, không phụ thuộc vào việc phải trả giá thêm bao nhiêu nạn nhân nữa.

Hồ là người đứng đầu nhà nước đến cuối đời, trong suốt thời kỳ này là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nhưng giấc mơ lớn nhất của ông đã không thành sự thật trước chết – đất nước thống nhất. Một số người đã nhìn cái chết của Hồ Chí Minh như một cơ hội cho sự tìm kiếm thỏa hiệp trong một cuộc xung đột không khoan nhượng. Với những người thừa kế chính trị của ông thì rõ ràng họ phải thực hiện di chúc chính trị của ông. Mặc dù, sau đó cho thấy họ đã không thực thi nó đến cùng…

Hồ Chí Minh qua đời vào ngày 2 tháng 9 năm 1969, tức là đúng 24 năm ngày kỷ niệm độc lập của Việt Nam, một ngày lễ nhà nước. Trớ trêu thay, những thông tin của nhà chức trách về cái chết của người cha của dân tộc đã bị giữ kín vì không muốn làm rối loạn ngày lễ lớn. Nhưng họ đã làm tất cả những gì có thể để không phí phạm tiềm năng về sự sùng bái đối với ông, nhằm duy trì tinh thần của người Việt Nam. Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục là người cha của dân tộc. Cuộc tấn công cuối cùng của những người cộng sản trong năm 1975 vào Sài Gòn, thủ đô của Nam Việt Nam, được mang tên Cuộc Tổng tấn công Hồ Chí Minh, và tên ông được được đặt cho thành phố bị thất thủ.

Chỉ ít lâu sau khi chết, cơ thể của Hồ được vận chuyển bí mật tới một thị trấn nhỏ cách Hà Nội khoảng năm chục cây số, nơi các chuyên gia Liên Xô thực hiện công việc ướp xác. Từ năm 1975, sau khi chiến tranh kết thúc, thi hài ông được trưng bày trước công chúng. Đặc biệt nhân dịp này người ta khánh thành lăng mộ ông theo mô hình lăng Lenin. Vị trí lăng được xây dựng – Quảng trường Ba Đình, Hà Nội – có ý nghĩa biểu tượng. Tại đây, Hồ Chí Minh đã tuyên bố độc lập.

Tuy nhiên, sự thống nhất đất nước hơn ba mươi năm sau không mang lại sự đoàn kết dân tộc, trái lại – gây chia rẽ sâu sắc và dân chúng ở miền Nam Việt Nam sống trong sợ hãi vì bị trấn áp. Do đó đã rất đông người quyết định rời bỏ đất nước.

Người Việt vượt biên tới Sydney, Australia, 1980 - Ảnh: RidingTheBlue.com

Một chuyến thăm lăng chớp nhoáng

 Mặc dù đã hơn bốn mươi năm trôi qua kể từ cái chết, lăng Hồ Chí Minh ngày nay không chỉ thu hút sự tò mò, hay là di sản lịch sử hấp dẫn, nơi mà tôi đã có thể kiểm nghiệm khá gần đây. Hàng người xếp hàng dài nhiều cây số chờ đợi đến viếng thăm lăng được mở cửa hàng ngày trừ thứ hai, nhìn thấy từ khoảng cách vài trăm mét. Chủ yếu là người Việt Nam.

Họ ăn mặc giản dị, nhưng nghiêm túc như trong ngày lễ. Không ồn ào, họ phấn khởi trao đổi với nhau về sự tiếp cận sắp tới. Nhiều người đến từ xa, với cả gia đình để lần đầu tiên trong đời nhìn thấy Bác Hồ và được tỏ lòng kính trọng ông. Trong những người xếp hàng chờ đợi có rất nhiều học sinh và người trẻ tuổi, mặc đồng phục. Có thể nhìn thấy thế hệ trẻ thích thú và tự do hơn so với cha mẹ chúng và người hướng dẫn trong tiếp xúc với khách du lịch nước ngoài cùng đứng đợi. Thời gian chờ đợi được bù đắp bằng phim về Bác Hồ chiếu trên màn hình đặt trên lộ trình.

Khi gần tới đích, phải để lại hành lý và máy chụp hình. Ngay trước lối vào lăng mộ mọi người được chuyển vào hàng bốn người một. Song song là những hàng được ngăn ra đặc biệt dành cho các nhóm nhỏ – cựu chiến binh, đoàn đại biểu chính thức từ các tỉnh xa. Chúng tôi nhường những người được ưu tiên. Những cận vệ mặc đồng phục trắng kiểm soát toàn bộ chuyển động. Niềm phấn khích ban đầu của “người hành hương” được thay thế bằng sự nghiêm trang. Không khí ấy cũng thấy cả với khách du lịch nước ngoài.

Vào bên trong phải giữ sự im lặng theo điều lệnh mà bên cạnh đó có những điều khác như không được đút tay vào túi và không được mặc áo hở vai. Công việc kiểm tra các quy tắc được thực hiện bởi những cận vệ mặc đồng phục trắng. Họ cũng làm việc sao cho giữ được tốc độ di chuyển nhanh chóng. Nhờ đó mà toàn bộ hàng người được phục vụ rất tốt, giữ được “danh tiếng tốt” mà bạn có thể thấy trong sách hướng dẫn du lịch. Dẫn tới đích là hành lang đá cẩm thạch lạnh lẽo, quanh co, càng tăng thêm cảm giác bí ẩn và độc đáo cho những giây phút sắp tới.

Vâng, một khoảnh khắc theo đúng nghĩa đen của từ này – bởi vì mọi người phải đi từ phía bên cạnh qua nơi Hồ nằm, chỉ có một phần của giây để nhìn khuôn mặt trên cơ thể nhỏ bé của người cha của dân tộc. Thi hài của ông nằm trong quan tài thủy tinh, đủ ánh sáng và tương phản với cái nền tranh tối tranh sáng bao trùm. Chợt nghe tiếng nức nở đâu đó như nhắc nhở với một số người về thời điểm đặc biệt. Nhưng ai cũng phải đi tiếp, bởi vì cả hàng người vẫn phải giữ nhịp di chuyển. Sau một khoảng khắc ấy là xong tất cả.

Một số suy đoán rằng, phải chăng thi hài trưng bày tại lăng của Hồ chỉ là bản sao – bởi vì cơ thể quá lớn, hai tai giống như sáp, và mái tóc có vẻ cứng nhắc. Chỉ với một thời gian rất ngắn trong lăng mộ khó có cơ hội bất kỳ nào để cân nhắc về đề tài này. Được biết, mỗi năm cơ thể của Hồ được mang sang Nga bảo quản bằng các phương pháp thích hợp.

Hàng ngày với Hồ

 Nếu một người nào đó chưa đủ cảm xúc thì có thể thăm thêm Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm kế bên, cách lăng vài chục mét. Công trình xây dựng với cấu trúc lạ lẫm giống như lăng mộ, được hoàn thành vào năm 1990. Chào đón du khách trước khi bước vào là cái biểu tượng đã qua bao nhiêu thay đổi các chế độ chính trị trên thế giới, vẫn không bị mất giá trị – búa và liềm phô trương ngay trên lối cửa chính.

Dạo phía trong chúng tôi tiếp tục tham gia vào các trò chơi biểu tượng – ở tầng lửng được chào đón bằng bức tượng có kích cỡ của Hồ, với ý định rõ ràng là đưa mọi người đến những gì tiếp theo – câu chuyện lịch sử về đời sống và cái chết của ông. Câu chuyện bắt đầu từ thời trai trẻ của Hồ Chí Minh, và kết thúc bằng… trưng bày các hiện vật tang lễ được chuyển tới từ rất nhiều các quốc gia khác nhau để tưởng nhớ nhà lãnh đạo quá cố. Giữa các hàng hiện vật được trưng bày song song lịch sử đấu tranh vì độc lập của Việt Nam với các đế quốc, đã làm tốn không biết bao nhiêu xương máu của người Việt. Đó là nhiều hình ảnh và tài liệu lịch sử, tạo thành một bộ sưu tập lưu trữ ấn tượng.

Ngoài điều kiện gặp gỡ với huyền thoại Hồ sau khi chết trong lăng xây bằng đá cẩm thạch và Bảo tàng, người Việt Nam còn có khả năng tiếp xúc với ông với cách thức “sống” hơn. Hình ảnh Bác Hồ có thể gặp hầu như ở khắp mọi nơi – ở lối vào làng và thị trấn, trên các tòa nhà công cộng và nhà riêng. Ngay cả trong khi mua sắm – bởi vì hình Hồ nằm trên mỗi tờ giấy bạc.

Tuy nhiên, sự có mặt khắp nơi hình ảnh của nhà lãnh tụ không dính dáng bao nhiêu với sự phổ cập và thương mại như một hình tượng cánh tả khác – Che Guevara. Trong thực tế, một số cửa tiệm có bán bật lửa in hình Hồ nhưng không phải là mặt hàng chủ yếu của một thị trường đồ vật lưu niệm phong phú tại Việt Nam.

Thương mại hoá hình ảnh Hồ ở Việt Nam là hiện tượng không mấy thiện cảm ra sao, được chứng minh qua phản ứng từ người bạn ở tuổi đôi mươi của chúng tôi. Cô gái trẻ này mới tốt nghiệp đại học kinh tế Hà Nội, làm việc hàng ngày với khách du lịch nước ngoài, khi nhìn thấy hình Hồ (trên chiếc bật lửa) trong tay một người du lịch hút thuốc, bực tức hỏi: tại sao lại có thể sản xuất một thứ như vậy nhỉ? Đây là Bác Hồ của chúng tôi mà! Trong vài phút cho thấy cảm giác ngạc nhiên và khó chịu của cô gái.

Hồ Chí Minh cũng có mặt trong đời sống dân chúng bằng một cách khác, có ý nghĩa hơn. Bác Hồ đảm bảo cho sự thịnh vượng của Việt Nam hiện đại. Quan điểm phổ biến ở người Việt Nam là nhờ sự hiện diện thiêng liêng của Hồ mà đã có thể thống nhất Việt Nam và giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh. Cũng nhờ sự phù hộ của Hồ Chí Minh nên đất nước đã có thể phát triển gần đây (sau khi mở cửa thị trường với nước ngoài trong cuối những năm 90), và sự thành công tiếp tục cũng phụ thuộc vào ông. Bác Hồ cũng hiện diện hơn đối với những tiến trình nhìn thấy và đếm được… Ông có một “linh hồn tốt” và là… bộ mặt chính của chiến dịch bầu cử quốc hội gần đây.

Liệu Bác Hồ có hài lòng với sự sùng bái mà người dân của mình dành cho? Nhiều khả năng, nhưng không hoàn toàn. Lăng Hồ Chí Minh trong thực tế trái với ý muốn của ông được thể hiện ở bản di chúc, trong đó ông đề nghị không ướp xác. Ông mong muốn được thiêu xác sau khi chết và tro hài cốt đựng trong những bình nhỏ mang để ở các ngôi chùa trên cả đất nước. Tuy nhiên, có bằng những là những người thừa kế ông đã bí mật thay đổi bản di chúc. Cuối cùng, sự sùng bái người cha của dân tộc bây giờ phụ thuộc hoàn toàn vào họ.

Chính sách đối ngoại nhìn từ viễn cảnh khác nhau

 Nhưng, nhờ những người kế nhiệm không thực hiện ý muốn trong bản di chúc nên Hồ Chí Minh vẫn là một yếu tố trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Và nó chiếm vị thế “cao nhất” trong những phương thức có thể trong các bối cảnh này. Trong chuyến thăm đầu tiên kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam của tổng thống Mỹ Bill Clinton vào năm 2000, lăng đã đóng cửa cho công việc bảo trì, và xác Hồ Chí Minh được mang qua Moscow – như dư luận nói – để không đặt nhà lãnh đạo Mỹ trước khi một quyết định khó khăn: vào lăng viếng hay không?

Nhưng cuộc viếng lăng Hồ Chí Minh lại xảy ra với Douglas “Pete” Peterson, một cựu chiến binh trên tuyến đầu trong cuộc chiến Việt Nam. Ông đã ngồi tù 6 năm tại Việt Nam, từng bị tra tấn. Ông bị bắt giữ vào năm 1966 khi máy bay của ông bị bắn rơi và rớt xuống một làng thôn.

Peterson trở lại Việt Nam sau ba mươi năm trong vai trò hoàn toàn mới – Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên sau kết thúc chiến tranh Việt Nam. Do đó có thể không đáng ngạc nhiên, là trong việc mở ra một chương mới của quan hệ hai nước, người ta bàn tán đại diện của Mỹ sẽ có thái độ thế nào với một kẻ thù chính trị của mình trước đây. Viếng thăm hay không? Ông đã viếng lăng Hồ Chí Minh. Vì như chính ông thừa nhận rằng, bằng cách nào đó, có thể ở đây là trả món nợ với Hồ Chí Minh, người đã ra lệnh không được giết chết lính Mỹ bị bắt mà giao lại cho chính quyền.

Bởi vì tổ tiên sống cùng với chúng ta

 Tiếp tục sùng bái Hồ, một con người mà lịch sử chưa đánh giá rõ ràng, thật đáng kinh ngạc rằng, sự sùng bái này vẫn tồn tại, mặc dù hiện tại dân chúng có điều kiện tiếp xúc với thế giới bên ngoài, tiếp cận với thông tin và truy cập Internet – dù có một số hạn chế nào đó. Sự sùng bái cũng không ngăn cản sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và mong muốn làm giàu phổ biến.

Cũng nên nhớ rằng, ở đây không phải là sự sùng bái cá nhân bình thường, đặc thù trong các chế độ phi dân chủ. Hiện tượng này mang bối cảnh Việt Nam, nơi con người có lòng tin vào những loại hình mê tín khác nhau và cho thấy từ đó niềm tin về tầm quan trọng lớn lao của tổ tiên trong nhịp điệu của cuộc sống hàng ngày.

Ở Việt Nam dân chúng có tâm lý là những người chết có thể ảnh hưởng đến sự thành công của mọi thứ dưới trần gian. Vì vậy, rất quan trọng với họ là phải có sự “gần gũi” – thường xuyên cúng bái để bày tỏ lòng tôn kính với người đã chết, trong tâm tưởng cũng như trong lời cầu nguyện. Sự thành công của Việt Nam trong hai thập niên qua, đã dần dần tăng lên. Tuy nhiên, nhiều hơn bất cứ điều gì khác, là nhờ công việc cực nhọc mà họ phải làm từ sáng sớm đến tối muộn.

Ngày 12 tháng 1 năm 2012

Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức 2012 – RFA Blog

—————————————————————–

(*):  http://swiat.newsweek.pl/ho-chi-minh—ojciec-wspolczesnego-wietnamu,87087,1,1.html

76 Phản hồi cho “Hồ Chí Minh – Người cha của Việt Nam hiện đại”

  1. Choi Song Djong says:

    Lê Diễn Đức viết :
    “Tôi thận trọng khi viết về HCM và ít khi đưa ra nhận định chủ quan nếu không có tư liệu tin cậy. Đồng thời tôi phản đối cách đánh giá nhân vật lịch sử với thái độ kém văn hoá, mang tính thoá mạ. Đưa thù hận vào nhận định sẽ nhấn chìm tính khách quan.” hết trích.

    Tội nghiệp anh LĐD,từ bé anh không may đã bị bọn vẹm láo nhồi vào trong sọ biết bao nhiêu giáo điều những thương luân bại lý và dù có mấy mươi năm sống trong môi trường sạch xanh đẹp thì cũng chẳng có gì gột rửa được,bởi vậy đừng biết đến cs là tốt nhất.
    Với những gì HCM đã làm thì ông ấy xứng đáng được người ta nhổ vào mặt,thoá mạ thôi sao ! ông ấy xứng đáng bị nguyền rủa và được người ta muôn đời kêu bằng thằng.Gớm,anh LĐD nhân đạo thế,hãy để lòng nhân đạo ấy mà tưởng niệm,an ủi những nạn nhân trực tiếp và con cái họ vẫn mang trong lòng những vết thương không bao giờ lành,hơn nữa cái di họa mà tên khốn ấy mang về, gây ra đang nằm chình ình ngoài bờ biển Việtnam kia kià,anh Đức có thể ra chiêm ngưỡng bất cứ lúc nào anh muốn nhưng chỉ sợ bọn đồng chí người cha dân tộc (hay dâm tặc) không cho lại gần dù chỉ là để hát vài câu…Em mình nhìn nhau lần cuối đi em,mai xa cách rồi nhớ nhau nhiều hơn (HS-TS). Sự tôn kính phải đặt đúng chỗ,đúng nơi ,đúng người.Thân mến

  2. Nguyễn Trọng Dân says:

    Hello , I am back
    Merci DCV
    ************************

    Nguyễn Sinh Cung ( tên thật của Hồ Chí Minh ) chỉ là một tên cơ hội chính trị không hơn không kém, kiếm đủ mọi cách gây loạn , chinh chiến để leo lên nấc thang danh vọng & quyền lực

    Cung đã cố gắng bằng mọi cách thuyết phục người Pháp thừa nhận mình thay vì thừa nhận Bảo Đại , khẳng định SẲN SÀNG nằm trong Liên Hiệp Pháp & chịu mọi sự kiễm soát về quoc phòng & Ngoại Giao

    Cung bị bí lối vì chính trường Pháp vẫn còn coi trọng & tin tưỡng Bảo Đại , Cung bèn hò hét kháng chiến mà trên thực tế , chỉ hy vọng tạo tiến vang ở Liên Hiệp Quốc để cầu cạnh sự bảo trợ

    Bởi Hoa KỲ vắt chanh bỏ vỏ , không muốn giúp Tưởng cho nên Mao mới có hội lập quốc năm 1949

    Cung lập tức cầu cạnh , ôm hun nịnh Mao tối đa để tìm chổ dựa

    Chính Cung là người đã đồng Ý ky’ hiệp định Geneve chia đôi đất nước (!!!) , không phải Bảo Đại nhằm kiếm một miếng đất cắm dùi sao bao năm ăn nhờ ở đậu

    Trong những năm đầu cầm quyền , dân miền Bắc bàng hoàng thãm cảnh Đấu Tố , họ kiêu rầm lên & nhờ…Việt Nam Cộng Hòa can thiệp , họ bơi qua sông Bến Hải để đào thoát . Những người này , nay tuổi đã trên 70 nhưng vẫn còn sống rãi rác ở bên Hoa KỲ hay ở Sài Gòn , thay tên đổi họ từ lâu , dấu tung tích

    Cung hoảng vía bèn thúc đẩy leo thang chiến tranh mà Cung gọi là giải phóng. Có như thế mới không bị người dân chỉ trích bởi ai cũng nghĩ đến chiến tranh

    Người dân miền Bắc , sau gần 21 năm (1954-1975) sống dưới chế độ của Nguyễn Sinh Cung lập ra , khẩu phần, tem phiếu & ca láo, ai ai cũng vướng vào BỐN TẬT CHÍNH

    1. TẬT LÁO ĐIÊU NGOA
    2. TẬT XIN XỎ
    3. TẬT ĂN CƯỚP
    4. TẬT DỐT NÁT SUY LUẬN MỘT CHIỀU

    Chung quy cũng tại vì đói kém kinh khiếp bấy lâu , lại cứ phải ca láo nâng bi mà sống , lại bị nhồi sọ tẩY nảo để suy nghĩ một chiều cho nên bị mang 4 tật trên là đương nhiên

    AI KHÔNG BỊ BỐN TẬT NÀY THÌ NGỒI TÙ NHƯ NGUYỄN CHÍ THIỆN hoặc chết , xác ngoài đồng như kỲ ĐẤU TỐ

    Ai đời thuở nhà ai , dân MỸ nó giàu quá trời quá đất, dân MỸ nó vào miền Nam cướp bóc dân miền Nam mà chi…

    Ấy thế mà , Nguyễn Sinh Cung & đồng bọn láo rêu rao , dân miền Bắc cứ lập lại như vẹt , tin như sấm

    Vào tới miền Nam thì bàng hoàng biết mình lầm nên huyênh hoang lấp liếm LÁO ĐIÊU NGOA chữa thẹn , biết mình DỐT nên căm lắm , trả thù sát hại cả trăm ngàn người trong các trại TẬP TRUNG CẢI TẠO , biết mình đói nên cứ XIN XỎ , nay cái xe gắn máy , mốt hủ gạo nuôi con , nọ mấy xấp vãi. Biết dân miền Nam bắt đầu ghét bỏ thì TRỞ MẶT ĂN CƯỚP NGAY

    ( Đủ 4 tật : Láo Điêu Ngoa, Xin Xỏ , Ăn Cướp & Dốt )

    Bốn mươi năm trôi qua , lần hồi dù đau đớn thế nào , sự Thức Tĩnh & tình tự dân tộc cũng quay trở lại & chiến thắng cuồng vọng ma tánh của chủ nghĩa Mác Lê do Nguyễn Sinh Cung gào rú .

    Người dân miền Bắc đang cố tắm gội mình để lột bỏ 4 tật trên mà chúng ta thấy vào những năm 1976 trở đi

    Khi mà bốn tật nêu trên đã triệt hẳn , thì tự nhiên , lăng của Cung cũng xập vì cái lăng được xây nền & trụ trên bốn tật này ( Láo lếu điêu ngoa , xin xỏ , ăn cướp & dốt nát suy luận một chiều)

    Miền Nam đang chờ đợi người dân miền Bắc tắm gội sạch sẽ bốn tật trên để một ngày , chúng ta hân hoan trong tình tự dân tộc mà chào đón Việt Nam Cộng Hòa trở lại trên khắp mọi miền

    “Công dân ơi, mau hiến thân dưới cờ…!”

    Việt Nam Cộng Hòa muôn năm !

    • tonydo says:

      Welcome back, Big Brother!
      Trọng Dân viết:
      1.TẬT LÁO ĐIÊU NGOA
      2. TẬT XIN XỎ
      3. TẬT ĂN CƯỚP
      4. TẬT DỐT NÁT SUY LUẬN MỘT CHIỀU
      Khi mà bốn tật nêu trên đã triệt hẳn , thì tự nhiên , lăng của Cung cũng xập vì cái lăng được xây nền & trụ trên bốn tật này. (hết trích).
      Thưa đàn anh, tại sao không thể là ngược lại?
      Kính.

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Chào Đổ huynh ,

        Đổ huynh hỏi khéo quá…

        Đơn giản là nếu con người còn bốn cái tật đó , thì lăng của Cung dù có xập thì cái lăng khác y chang như vậy lại mọc lên trở lại …

  3. tonydo says:

    Trên báo điện tử Việtnamnet ngày 31/3/2014 có một bài trong mục Đời Sống với tựa đề:
    (Cảnh “chướng tai, gai mắt” ngay giữa trung tâm Hà Nội).
    Và đây là đoạn mở đầu:
    (Thường xuyên phải dẫn khách nước ngoài thăm quan khu vực phố cổ, tôi thực sự ngày càng phẫn nộ vì những điều “chướng tai, gai mắt” xuất hiện ngày càng nhiều trên phố phường Hà Nội).
    Kính đàn anh quan Sáu Dâm Tiên và bác T.
    Cái GAI MẮT nhất ngay trong lòng Hà Nội, nói không sợ lầm là, “Lăng Bác”.
    Sao vậy?
    Xin thưa là không biết các đồng chí LIên Xô vĩ đại, Trung Quốc anh em 16 chữ Vàng thì sao chứ ở các nước tiên tiến phương Tây thì chắc chắn chẳng có mấy người dám, hoặc thèm vào coi. Lấy thuế của dân làm một việc gì đó thì phải mang lại Phúc Lợi cho dân chúng, nhưng không có nhiều người mua vé vào coi thì đương nhiên con dân nó bắt phải dẹp tiệm ngay lập tức.
    Nếu ai đã từng dừng chân tại thành phố du lịch nổi tiếng Vancouver BC (British Columbia), Canada và cao hứng, qua đảo Victoria thăm Wax Museum, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những người nổi tiếng như:
    John F. Kennedy, Franklin D. Roosevelt, tài tử John Wayne..v.v. với tỷ lệ gần như thật.
    Phòng hơi tối, nhìn những vị này như người còn sống, lung linh dưới ánh đèn mờ ảo nên lúc đầu sợ hết hồn, phải dừng lại chờ cho đông người mới dám đi tiếp.v..v.
    Thành phố du lịch tuyệt đẹp, khí hậu mùa hè vừa vặn rất dễ chịu, lại có biển cận kề, có bãi có thể tắm truồng nên du khách luôn tấp nập.
    Ấy vậy chứ họ đang rục rịch phải đóng cửa cái Wax Museum vì không đủ sở hụi, thu không đủ chi.
    Hội đồng thành phố họp hành liên tục để cố tìm ngân khoảo, giải pháp đặng giữ cho cái Museum này tồn tại vì nó đã đi vào lịch sử của đảo.
    Đồng chí Nguyễn Ái Quốc, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dạy dỗ cán bộ phải liêm khiết, không phí phạm, làm hại của dân ( dân ta còn rất nhiều em không có ăn để đi học )
    Thế nhưng “Bác Hồ” đã và đang bị đàn em không cho người chết được ngủ yên.

  4. Người Việt says:

    Staline, Mao Trạch Đông, Hồ chí Minh là những nhà lãnh tụ CS làm đổ máu nhiều triệu người thế mà vẫn được dựng tượng, được làm lăng tẩm, ca tụng, tôn thờ
    Chỉ có những nước CS mới có những trò quái gở như thế, đối với Tây phương đó chỉ là những trò ma mãnh đáng ghê tởm

    • Hưu trí says:

      Ông Hồ Chí Minh không những được dựng tượng nhiều nơi tại VN, mà tên ông được đặt cho nhiều đại lộ, nhiều quảng trường, nhiều công viên và nhiều công trình quan trong khác trên khắp hành tinh. Ông còn được dựng tượng khắp nới trên thế giới. http://vtc.vn/2-378060/chiem-nguong-tuong-dai-bac-ho-tren-khap-hanh-tinh/slide-show/1/index.htm#IMG11

      “Đáng tiếc” là không thấy nước nào dựng tượng, đặt tên cho các công trình quan trọng của ông Ngô Đình Diệm và ông Nguyễn Văn Thiệu.

      • Áo vải cờ đào says:

        @Hưu trí: Thưa bác Hưu trí, bác nói còn thiếu một điều! tôi nghe bọn giang hồ thuật sĩ “Lăng Xê” Hồ Chí Minh lên… Chùa thờ chung với Phật. Không biết là để phổ độ chúng sinh hay cầu siêu cho mấy triệu oan hồn uổng tử? Cũng rất…Đáng tiếc là bây giờ là thế kỷ 21 century rồi mà…Khắp nhân loại vẫn chưa động não, để sớm dựng tượng Hồ Chí Minh trên…Mặt trăng cho gần thiên đường xã nghĩa?! Ngày xưa cụ TĐ Nguyễn Du đã nói: “Bất tri tam bách dư niên hậu. thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”…Tôi tự hỏi, không biết 300 năm sau có ai khóc Hồ Chí minh giống như cuộc…lên đồng tập thể??? Áo vải cờ đào

      • noileo says:

        Trích: “Đáng tiếc” là không thấy nước nào dựng tượng, đặt tên cho các công trình quan trọng của ông Ngô Đình Diệm và ông Nguyễn Văn Thiệu. (nick Hưu Trí tuyên ngôn độc lập 2-9)

        Thế thì “không thấy nước nào dựng tượng, đặt tên Kennedy, Lincoln, Whasington cho các công trình quan trọng của họ”, thì có phải là điều “đáng tiếc” không? thì có phải Kennedy, Lincoln, Whasington “dở” hơn Hồ chí minh không?

        Hồ chí Minh, đối với thé giới, đã đuọc ghi vào “sử sách” các tên serial killoer, sát nhân giết người hàng loạt, đói với VN, là tên tội phạm phản quốc, can tội đón giặc tàu vào VN, làm bung xung cho giặc tàu bành trướng chủ thuyết mác Lê tội ác vào VN, gây nên thảm cảnh ngày nay cho Việt nam, tụt hậu về mọi phương diện, ben bờ vực nội thuộc Tàu cộng

        Ngô Đình Diệm, ông NGuyễn văn Thiệu chỉ là những Tổng thống bình thường, cố gắng lo tròn nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, ở VNCH không có những “trí thức” như ở VNDCCH cộng sản có bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chứng gian lừa dối người dân, một mặt bịa đặt nói xấu vu cáo ám sát giết hại những người quốc gia yêu nước chân thành, mặt khác che dấu tội ác cộng sản Hồ chí minh, tô vẽ hoành tráng bìm bịp cho cộng sản Hồ chí minh, tên tội đồ phản quốc bán nước hại dân

      • DâM TiêN says:

        Hồ chí Minh láu cá thiệt ! Chỉ vì cái ” danh, ” mà tên Nghệ Tịnh

        này dám và nỡ hy sinh hang triệu sinh linh VN đễ lập Danh hờ,

        và cuối cùng, sợ mồ côi chết cô đơn, lại MỜI MỸ vào, “Ngụy “về !

        Thằng cha gốc Nghệ Tịnh bất lương lưu manh đệ nhứt hang !

      • Hùng says:

        Có đấy! Ở Thụy Sỹ có một “tượng đài” Ngô Đình Diệm làm bằng đất sét trắng, do một ông bác sỹ người Việt tị nạn dở hơi nặn ra. Tượng đài NĐD này giống như con tò he làm bằng bột sắn và phẩm màu, do người nặn tò he làm ra. Con tò he thường bán ngoài chợ và bán ra ở các đường làng, ngõ xóm cho trẻ con làm đồ chơi, chơi xong thì cho chó ăn hoặc vứt vô sọt rác.

      • NGÀN TRĂNG says:

        CHẲNG VẤY

        Những tay chống Cộng chưởi Hồ
        Những tay Cộng sản luôn nhào nâng bi !
        Ta thì chẳng vấy vào chi
        Đứng ngoài lặng lẽ cười khì mà vui !
        Hơi đâu đấu hót với đời
        Dành cho lịch sử luận thời mai sau !
        Chỉ điều cũng đáng thương thay
        Bấy nhiêu người Việt ngày nay tầm thường !
        Ghét thì đào lấp xuống mương
        Yêu thì nhắm mắt húc tường mà ca !
        Than ôi giữa cõi người ta
        Có bao người trí gọi là đáng khen !

        NON NGÀN
        (02/6/14)

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Thiên hạ dựng tượng , đặt tên là vì chưa biết cái chuyện anh chàng Nguyễn Sinh Cung ( tên thật của Hồ Chí Minh ) lôi cổ dân Việt mình ra giết khơi khơi gần 200 ngàn mạng trong mùa Đấu Tố

        Nếu như sự thật được phổ biến rõ ràng , điều tra từng vụ giết người một , lên phim đăng báo như vụ thãm sát Do Thái cho mọi người trên thế giới biết thì lập tức thiên hạ dẹp hết mấy cái trò đặt tên lấy le

        Bé lấy hiệu là Hưu Trí chắc bé cũng 70 mươi tuổi , vậy bé cũng già vừa đủ để biết dân bị mình Đấu Tố chết ra làm sao chớ hả?

        Sao , bé thấy Qua viết đúng không?

      • Austin Pham says:

        Chú thiệt là già rồi mà còn…bịp. Hưu trí chi cho sớm, tái xử dụng hộp đậu hủ rồi anh sẽ chỉ cho cái…xác xuất về việc đánh bóng cái xác… chết thúi hoắc họ hồ ở nhiều nước “vô cùng phát triễn”. Dân địa phương mà biết thằng ku này là thằng nào, anh…chết liền. Nói cho rõ để các cháu ngoan hiểu trò bịp của cộng sản thì đây chính là thủ đoạn “cũng cố niềm tin” bằng tiền của đảng ta nhằm gạt gẫm tụi con nít. Đám cán bộ đại sứ quán chung tiền cho bọn chính quyền địa phương ( mấy cái nước mà”quan làm chủ” ) để đặt tượng hồ nghệ an, sau đó mời dàn chèo xum xuê đóng bộ chụp ảnh dùng để tuyên truyền cho dân trong nước. Ở các nước dân chủ và phát triễn thì chơi trò này thiệt là không dể nên bọn cộng thường đi đường vòng bằng cách bảo trợ ( sponsor ) trông nom 1 cái công viên bao gồm việc tu sửa và bảo quản nó để xin đặt tượng của ku hồ. Việc này dẫn đến tình trạng “win-win” cho cả 2 bên, chính quyền sở tại tiết kiệm dược kinh phí của thành phố, việt cộng thì đạt mục đích tuyên truyền. Chú cần hiểu rõ rằng ở những nước dân chủ mà dùng tiền thuế của dân làm chuyện ruồi bu…xác chết là dân nó biểu tình còn đông hơn đám sắp hàng thăm lăng bác để lãnh mẩu bánh mì phát free hồi trước 1975. Duy nhất chỉ có đám cộng sản mới có cái trò hề này mà thôi.
        Nhớ dặn các cháu dùm anh là chi phí cho mấy cái công viên đó phải thanh toán sòng phẳng mỗi tháng cho chính quyền địa phương, nếu không “bác” bị mất đầu hay bị phơi trên bai cỏ sẽ là điều chắc chắn.
        Chào sảng khoái

  5. DâM TiêN says:

    DâM TiêN chính thức đưa lời thách thức toàn đảng CSVN đuôi dài :
    Rằng thì và là mà, Phương Nga nó ơi :

    Ngoài nơi xã hội xã hội chủ nghĩa , cái nôi của lương tâm loài…ngợm!
    cái nội của Đỉnh cao…trì trệ, đã có Lăng Boác to đùng ! to lắm cơ…

    Lại cũng có cái Tượng ông Râu Lê Nin canh gác nơi Giảng Võ nữa,

    Mà tại Miền Nam xứ Ngụy văn Thà, chẳng có tí ti già Hố là nàm thao;
    chỉ có tí tượng đen đúa mang từ Lạng sơn v à à ào, cho có lệ; cũng
    có tượng tí teo nơi bến Ninh kiều đĩ cũng nhiều ngang cán bộ hộ lý…

    Vậy nên, Dâm thách toàn đảng cho xây dựng một bức tượng Cụ Hồ
    cao cao chừng mấy chục mét trên núi Châu Thới coi coi; hay sai
    Diệp Minh Châu mần lại tượng Cụ 10 mét trong Dinh Độc lập cái nào.

    Ấy ây, xây cái tượng Lê Nin nơi bùng binh chợ Bến Thành, cho zui..

    Và, xử dung Dinh Độc Lập làm Ủy Ban Nhăn Răng Thành phớ đi nhá…

    ( Xem Trọng Lú có dám mần chăng?)

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      “Moa” thì ngược lại , “Moa ” thách như ri :

      Đố Tổng Trọng dám cho tổng tuyển cử dưới sự giám sát thùng phiếu của LHQ để khẳng định xem người dân Việt Nam lựa chọn CHXHCN hay….Việt Nam Cộng Hòa

      Việt Nam Cộng Hòa sáng quá bà con ơi !

  6. tonydo says:

    Tôi được đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa khoảng bảy, tám năm.
    Tôi cũng được cầm súng AK47, B40 xông lên, lao xuống khoảng thời gian như vậy.
    Tôi thuộc lòng rất nhiều bài thơ ca ngợi Hồ Chí Minh.
    Khi vô Nam, vì nhớ nhiều và giọng đọc tương đối dễ nghe nên đôi khi còn là người chuyển thơ “Bác” cho các đồng chí chưa bao giờ ra Bắc.
    Như thế để bà con thấy là tình cảm của tôi với “Bác” là cũng kha khá..
    Chiến binh Nguyễn Phương Hùng, cựu luật sư Việt Nam Cộng Hòa Phùng Tuệ Châu trước kia biểu tình chống Cộng rất dữ dôi, la hét, múa cờ Vàng hăng hơn nhiều người khác.
    Thế nhưng bây giờ thấy hai vị này kêu:
    Bác Hồ Ngọt Xớt.
    Tôi đã từng đụng với “Trâu Điên”, không biết có ông Nguyễn Phương Hùng ở đó không, tôi cũng từng uýnh lộn với “Người Nhái”, không biết có ông Nguyễn Ngọc Lập ở đó không, nhưng nữ ký giả Ba Lan Margaret Krakowiak với bản dịch của nhà báo Lê Diễn Đức thì tôi xin:
    Hàng! Đằng sau quay.

  7. NGÀN KHƠI says:

    NÊN ĐÁNH GIÁ NGHIÊM TÚC VỀ ÔNG HỒ CHÍ MINH

    Bất kỳ con người nào trên thế gian này đều có thể được hay bị người khác đánh giá, cho dù người đó là ai, cho dù vào thời điểm nào cũng thế, đó là cái quyền và cũng là ý nghĩa của tất cả mọi người, những sự đánh giá cũng có thể thiên hình vạn trạng, tùy theo góc độ các cái nhìn, tùy theo não trạng hay cảm xúc chủ quan của từng người. Nhưng tất nhiên chỉ có những sự đánh giá thật sự nghiêm túc, khách quan mới là đáng nói nhất.
    Sự nghiêm túc, khách quan như vậy đối với nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh ngày nay cũng thật sự là khó. Bởi vì có rất nhiều não trạng của người VN ở khắp nơi ngày nay không ưa ông Hồ, cũng có rất nhiều não trạng của người VN ngày nay luôn luôn mỹ cảm hay thần thánh hóa ông Hồ, vả lại quyền lực chính trị thật sự ở VN đều lấy ông Hồ làm thần tượng, thế nên mọi sự phê phán nghiêm túc, khách quan đối với ông Hồ quả thật ngày nay hãy đang còn khó.
    Tuy vậy, đúng ra mọi sự phê phán nghiêm túc, khách quan đối với bất kỳ ai đều luôn luôn cần thiết, bởi vì đó chỉ là nói lên một sự thật đã có, bởi vì sự nói lên đó có thể có những ích lợi nào đó cần thiết cho những người khác.
    Dù vậy, nếu không chủ quan, sự đánh giá đúng mực nhất là sự tự đánh giá của chính đối tượng đó mà không ai khác. Thế những mọi người đã chết rồi thì không nói lên được điều gì, mà giả dụ còn sống, cũng khó ai mà phơi bày tât cả mọi sự có liên quan đến mình cho nhiều người khác biết. Đó chẳng qua cũng chỉ là sự việc tất yếu hay phải có ở đời mà thôi.
    Bởi vậy đánh giá ông Hồ trước tiên phải nói ông là người thành công mà cũng là người thất bại. Phải nói ông là người đã chiến thắng được nhiều người khác, nhưng cũng lại bị nhiều người khác lợi dụng cả sau khi ông chết đi, đó hoàn toàn là một sự thật.
    Sự thành công của ông Hồ trước tiên phải nói đến chính là sự thành công của một con người CS. Bởi vì khách quan mà nói, những người hoạt động chính trị chống Pháp trước ông Hồ đã không ai được thành công như ông Hồ.
    Sự thành công sự nghiệp chính trị của ông Hồ nói cho cùng lại cũng có phần hậu thuẫn, giúp đỡ của thế giới những người CS trước đây, mà cụ thể là LX và TQ, bởi vì nếu thiếu các yếu tố đó, chưa chắc ông đã đạt được các yêu cầu như vậy.
    Sự thành công của ông Hồ cũng là đã chiến thắng mọi đối thủ cạnh tranh chính trị trong nước thuộc mọi loại ở thời ông. Kết quả rõ ràng nhất là ông đã lên cầm quyền được trong nước cả gần một phần tư thế kỷ, cho tới khi ông qua đời. Đó là sự thành công lớn nhất của ông, không thể nào phủ nhận được. Và ngoài những yếu tố khách quan như trên đã nói, ngoài tài năng hơn người khác như thế nào đó, mặt này hay mặt nọ, thì cũng không thể không nói đó chính là phận mệnh riêng của ông mà những người khác không thể có được.
    Nhưng sự thất bại của ông Hồ là mục đích xây dựng một đất nước CS là điều đã không thực hiện được. Cái này không thể trách ông. Bởi vì ngay như LX và TQ đều phải thất bại huống gì là ông. Có nghĩa học thuyết mà ông theo đuổi không phải là chân lý khách quan, nên mọi sự cố gắng liên quan đều cuối cùng vẫn phải thất bại thế thôi.
    Sự thành công về mặt đoàn kết của ông Hồ thực hiện được cũng chỉ là thực hiện được trong chính lực lượng của ông mà không phải thực hiện được cho cả nước nói chung trong mọi khuynh hướng, đó cũng là lẽ đương nhiên vì ông là con người CS, và đó cũng là sự thất bại nói chung của ông. Sự chia rẽ đó ngay sau khi ông đã chết đi từ rất lâu, vẫn cứ còn nghiệt ngã như thế, đó cũng phần nào là trách nhiệm mà đồng thời cũng là sự thất bại thật sự của ông.
    Ngay như Di chúc của ông người ta cũng không hề nghiêm túc thực hiện. Điều đó chứng tỏ đã không có sự tôn kính thực sự đối với ông của những người đàn em của ông. Đây chính là sự thất bại của ông. Như vậy quả thật người ta đã lợi dụng ông cho các mục đích riêng tư nào đó, mà không hề coi ông là giá trị tối thượng cần phải nghiêm cẩn tuân thủ. Bởi nếu sự lợi dụng ông càng nhiều về nhiều mặt khác nhau, càng thực chất chỉ làm hại ông, vì dễ khiến cho ông bị hiểu sai hơn, càng không đúng với ý muốn thật sự của ông, có nghĩa là ông bị phản bội lại, nên đó cũng là sự thất bại thật sự của ông.
    Thực chất, sự thần thánh hóa quá lậm ông Hồ có hai mặt. Mặt thứ nhất, nó làm sai lệch mọi sự thật khách quan về ông, đó là điều có hại cho mọi người, hai cho xã hội nói chung, hại cả chính ông, nếu ông là người nghiêm túc thì chẳng bao giờ lại muốn thế cả. Bởi những cái gì giả tạo thì thực chất đều không mang giá trị đến cho bất kỳ ai cả.
    Cho nên mọi sự tuyên truyền quá đáng, giả tạo, nó hầu như thói quen của bất kỳ nước CS nào, nó chỉ thành công ban đầu, nhưng về lâu về dài khi người ta thấy rõ các sự thật thì đều chán ngán, nên chính bản thân khối các nước Liên xô trước đây phải sụp đổ và tan rã là chính như thế.
    Như vậy sự thành công của ông Hồ là sự đuổi được thực dân Pháp ra khỏi đất nước. Nhưng thực chất mục đích của ông duy nhất không phải là vậy. Mục đích tối hậu của ông là thực hiện cho được chế độ CS. Điều này ông đã hoàn toàn thất bại. Đó là do lỗi của học thuyết Mác sai mà không phải lỗi chủ quan của ông.
    Ông Hồ muốn thống nhất đất nước, nhưng thực tế ông không thành công, bởi khi ông chết rồi thì các diễn tiến về sau của những người thay thế ông mới làm được điều đó. Như vậy thì mọi sự thần thánh hóa ông về sau, thực chất cũng chỉ là những sách lược chính trị của những người đi sau ông. Tức ông bị lợi dụng để làm thành sức mạnh cho họ, sức mạnh mà họ cần trước đám đông ủng hộ ông trước kia, mà chưa chắc họ đã thật bụng như thế. Đó cũng là sự thất bại chua chát của ông. Vì mọi sự dựng hình do người khác tạo ra cho người nào đó đều không mang lại chính giá trị tôn kính nào cho người đó cả.
    Bởi vậy cần phải kết luận, nếu ông Hồ là một vị thánh thật sự, ông đã hoàn toàn thất bại, bởi kết quả mọi ý thức lành mạnh của ông lại cuối cùng phản lại ông vì khiến cho những người đi sau ông hành vi đối với ông trái với các ý muốn thánh thiện của ông. Việc làm lăng ướp xác cho ông chẳng hạn, đó chỉ là bài bản của Liên Xô cũ được mang về, cóp lại, không phải truyền thống xưa này của dân tộc nói chung, nhất là vào thời đại của nền dân chủ tiên tiến đã xuất hiện lâu rồi trên thế giới.
    Ngược lại, nếu thực chất ông không phải là vị thánh, sự thành công bản thân của ông là hoàn toàn có thật, vì ông đã được phong thánh và hưởng mọi hào quang chói sang nhất như ý ông muốn không biết đến bao giờ.
    Nếu Các Mác từ đầu muốn “giải phóng” nhân loại, cuối cùng chỉ khiến toàn thể nhân loại ngộp thở, sợ hãi vô điều kiện do chủ trương độc tài có một không hai trong lịch sử của ông, thì các nhà lãnh tụ CS theo Mác xít cũng thế, cuối cùng cũng có một kết quả ngược, là không có ai dám phê phán cả, và đó chỉ còn là sự ngậm ngùi rộng lớn trong toàn dân, liệu điều này cũng có phải do chính bản thân họ gây ra không, hay chỉ do chính bóng ma của Các Mác ?

    ĐẠI NGÀN
    (31/5/14)

    • Cù Lần Lửa says:

      Dài dòng văn tự mà chi
      Đoảng ? 60 năm cũng còn chi là đời
      Nòng nọc còn lại tí đuôi
      Rụng đi là hết! cũng thời nhà ma…

      Hoang hô vĩ đại đoảng ta
      Nằm vùng cho Mỹ đánh Nga diệtTàu

      Đảng Ta nay chiếm công đầu
      Chó săn giúp Mỹ đánh Tàu diệt Nga…

      Buồn hay vui ? hỡi đảng ta
      Lập công, rồi cũng ra ma không đầu..

  8. tonydo says:

    Tác giả Lê Diễn Đức viết:
    (Tôi thận trọng khi viết về HCM và ít khi đưa ra nhận định chủ quan nếu không có tư liệu tin cậy. Đồng thời tôi phản đối cách đánh giá nhân vật lịch sử với thái độ kém văn hoá, mang tính thoá mạ. Đưa thù hận vào nhận định sẽ nhấn chìm tính khách quan). (hết trích).

    Ông Đức thì lúc nào, dù viết ở đâu cũng vậy, ít mang thù hận để nhận định vấn đề và luôn tương đối khách quan khi gõ phím.
    Thế nhưng bài này tác giả lại posted hình xác ướp của ngài đại cao thủ võ lâm chính trị điếm Việt Nam, “Hồ Chí Minh-đẹp nhất tên người” làm cho bà con, ít nhất là riêng cá nhân tôi sợ thấy bà nội.
    Số là trong chuyến về Việt Nam cách nay cũng cả chục năm, anh con rể, gốc gác Việt Nam Cộng Hòa của chúng tôi nhất định muốn đi thăm chùa Một Cột (Chùa cạnh “Lăng Bác”nên tôi không muốn đưa các cháu tới).
    Hôm đó có một đoàn các cháu miền Nam được ra thăm lăng bác. sau khi xem xong, các cháu qua nô đùa bên chúa Một Cột và bãi cỏ xung quanh rất là vui vẻ. Khi biết lăng bác ngay sát bên, vợ con tôi đòi dọt ngay lập tức.
    Hôm sau dậy sớm xuống phòng khách uống cà phê, anh chàng tiếp tân hỏi gia đình bác đã đi thăm Lăng Bác chưa?
    Tôi trả lời là, các cháu sanh ở Mỹ nó rất sợ nhìn xác chết lâu ngày.
    Cám ơn.

    • DâM TiêN says:

      Bây giờ thì biết TORNEDO — bão nổi lên zồi –
      chấm dứt Cộng nô.

      Vậy thưa …Quan Bảy Maréchal,

      Quan có ở Đảng nào như Chuông Keng không ạ?

      ( Có ” đảng ” là không có Dâm TiêN đâu nhá ! )

    • T. says:

      … ” Hôm sau dậy sớm xuống phòng khách uống cà phê, anh chàng tiếp tân hỏi gia đình bác đã đi thăm Lăng Bác chưa?
      Tôi trả lời là, các cháu sanh ở Mỹ nó rất sợ nhìn xác chết lâu ngày”…..
      Tôi rất thích đọan văn này. Cám ơn ông Tonydo.

  9. Hồ Bác Cụ says:

    Nếu phải đánh đổi một “Dâm tặc vĩ đại” Hồ chí minh và tên “Đồ Tể cuồng sát” VNG cho Một bên là 2 “Ranh nhân” có tên trong lịch sử thế giới, “Dâm tặc vĩ đại” Hồ chí minh và tên “Đồ Tể cuồng sát” VNG và một bên là vài chục triệu mạng người VN đã chết oan trong 2 cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, thì bạn sẽ chọn bên nào??? Một chút tự ái hão của dân tộc với kết quả là đất nước suy tàn, quê huơng bên bờ vực thẳm như hôm nay ư??? Suy nghĩ đi bạn!!!! Tôi thà rằng đất nước tôi không có vĩ nhân nào cả, nhưng được an bình thịnh vượng, phát triển như mọi quốc gia khác, điều đó chắc chắn sẽ tốt hơn!!!

  10. Hồ Vọng Tưởng says:

    Bà nữ ký giả Ba Lan Margaret Krakowiak này sau chuyến thăm VN được mớm những lời tuyên truyền ngọt mật chết ruồi nên mới có bài “Hồ Chí Minh – Người cha của Việt Nam hiện đại”?

    Muốn biết ông Hồ và Lê Duẩn là ai, bà này đâu cần phải tốn tiền vé máy bay sang tận VN, mà chỉ cần đến thăm bà Mạc Việt Hồng đang sống tại Ba Lan, chủ xị ĐCV thì biết rõ ngay thôi mà;
    http://old.danchimviet.info/archives/49830/h%E1%BB%93-chi-minh-le-du%E1%BA%A9n-hai-con-qu%E1%BB%B7-trong-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-nhan-lo%E1%BA%A1i/2012/01

Phản hồi