WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Làm thế nào gióng tiếng chuông chính nghĩa Việt Nam đi khắp nơi?

Hôm thứ Ba (20 tháng Ba, 2012), trên đường lái xe đến một phiên họp ở Walnut Creek, tôi tình cờ nghe chương trình Diễn Đàn/Forum trên đài phát thanh KQED 88.5 (San Francisco) do ông Michael Krasny phỏng vấn nhà văn, kiêm  giáo sư Adam Johnson (hiện dạy các lớp Luận văn cao học tại Stanford University) về quyển tiểu thuyết The Orphan Master’s Son/Người Con trai Mồ côi của Lãnh tụ mới xuất bản ở Mỹ. Đây là một trường thiên tiểu thuyết dày 443 trang nói về một nhân vật lớn lên từ một trại mồ côi, được huấn luyện để trở thành một chỉ huy trưởng trong guồng máy quân phiệt cao cấp của Cộng Sản Bắc Hàn, một xã hội có thể nói đen tối nhất địa cầu.

Bắc Hàn là một nước bí hiểm, hoàn toàn cách biệt và che chắn với thế giới bên ngoài. Động cơ nào đã thúc đẩy ông Adam Johnson, một người Mỹ da trắng, miệt mài tâm huyết hơn 5 năm trời để tìm hiểu, tra cứu, xin du lịch đến Bắc Hàn nhằm thu thập đủ tài liệu để phóng tác một quyển tiểu thuyết vĩ đại trong sự nghiệp văn chương của mình? Ông Johnson cho biết trong cuộc sống ông đã nghe qua nhiều mẩu tin tức, những giai thoại về: các vụ biệt kích quân Bắc Hàn đi tàu qua Nam Hàn, qua Nhật bắt cóc những công dân hai nước này đem về phục vụ hay mua vui cho lãnh tụ (sách có kể những tật thói quái đản của Kim Il Sung, Kim Yong Il, lãnh tụ cha truyền con nối Bắc Hàn), kể cả nghe các người dân trốn khỏi chế độ tiết lộ về xã hội u tối, đói khát và khắc nghiệt này; và từ những sự kiện đó đã tạo dựng, hư cấu nên một quyển tiểu thuyết với  một bộ mặt người như vậy.

Là người Việt, tôi không khỏi bị kích thích và mê mải khi nghe hai người đàn ông hiểu biết nói chuyện về một xã hội Cộng Sản bưng bít, mà hiện nay Bắc Hàn phải chính thức được gọi là Bức Màn Sắt trong các nước Cộng Sản còn sót và tồn tại trên thế giới.  (Trong một bài diễn văn khai mào giai đoạn Chiến tranh Lạnh, thủ tướng Anh Winston Churchill mệnh danh thế giới Cộng Sản do Nga sô kiểm soát là Bức Màn Sắt (1), sau đó không hiểu ai là người đầu tiên đã gọi Trung quốc, VIệt Nam, Bắc Hàn, Lào là Bức Màn Tre). Hôm đó, nghe chương trình phỏng vấn gần 30 phút tôi định bụng khi diễn đàn mở ra cho thính giả đặt câu hỏi và góp ý, tôi sẽ hỏi ý kiến tác giả Adam Johnson về những điểm chung và khác biệt như sự cởi mở và đóng kín giữa hai nước ngày nay.

Bắc Việt trước 75, và Việt Nam trước 86, mở màn cho những năm Đổi mới về sau – có lẽ cũng có một xã hội bế quan tỏa cảng không khác gì mấy với Bắc Hàn. Cho nên khi đến nơi, an tọa ở bãi đậu xe, còn hơn 15 phút mới đến buổi họp chờ đến phiên mình vào dịch, tôi gọi điện và ngồi nán ở xe chờ đến lượt mình đặt câu hỏi, góp ý. Những giây phút dài trôi qua, tôi được dặn theo dõi nghe radio và chờ phone. Chỉ còn 4 phút nữa tôi phải vào bên trong phiên dịch cho một buổi deposition/Luật sư và thân chủ lấy cung. Tôi đã thấy bên bị cáo bước vào tòa nhà, mà tổng đài KQED cũng chưa gọi, nên chờ hay vào làm việc? Còn hồi hộp tiến thoái lưỡng nan, thì tiếng nói ở bên kia cell báo hiệu:  “Thai, you’re on.”

“Good morning Thái,” giọng ông Michael Krasny trổi lên chờ đợi. Tôi hồi hộp cất tiếng: “Good morning,…”

Đại ý tôi hỏi giáo sư Adam Johnson có thể so sánh cho biết mối tương quan (sự song hành) giữa hai xã hội Việt Nam và Bắc Hàn, nhất là trước 75, tuy rằng có thể Bắc Việt không như Bắc Hàn, đa dạng hơn sau ‘đổi mới’, và tôi cũng mong rằng những nhà văn Tây phương sẽ viết thêm về VN vì những cây bút Việt Nam không được bình tĩnh khi họ viết về Cộng Sản Việt Nam… Sau khi đặt câu hỏi thì chỉ còn nửa phút đến giờ làm việc, tôi chỉ kịp nán lại để loáng thoáng nghe ông Johnson trả lời ‘đã có nhiều nhà văn Việt-Mỹ viết về Việt Nam’ trước khi rời xe vào phiên họp.

Sau hôm đó khi về nhà lên mạng tôi tìm ra địa chỉ e-mail giáo sư Adam Johnson và viết lại mạch lạch hơn ý nghĩ của mình, đại ý cho ông biết tại sao người Việt lại khó viết cho thông suốt được câu chuyện Việt-Nam của họ. Của đáng tội, cái khó (và éo le) của người Việt khi viết về vấn đề Việt-Nam cho người ngoại quốc/ngoại cuộc thường nằm ở hai vế đối chọi:

1) Những người sống qua những cuộc đổi đời, có đủ thẩm quyền để viết về Việt Nam thì lại không hội đủ chữ nghĩa Anh văn lưu loát để viết tiểu luận, nói gì đến tiểu thuyết, hoặc giả nếu hội đủ điều kiện thì họ đã quá gần gũi với chuyện tang thương của mình để có thể trình bày hay lập chuyện một cách hấp dẫn, ôn tồn và minh bạch. Đó là chưa kể những tư duy và góc nhìn thấm nhuần chính trị xã hội của 2 miền Nam Bắc. Vì khác với ông Adam Johnson trong quyển tiểu thuyết này, người Việt không cần bổ sung những sự kiện thật nhưng thiếu sót bằng óc tưởng tượng.

2) Những người có đủ thời gian học vấn và văn chương Anh văn, phần đông thuộc lứa tuổi trẻ, sống xa rời quê hương, không rành tiếng Việt và lịch sử gần đây của nước nhà hầu có thể thống hiểu câu chuyện Việt-Nam để viết một cách tường tận và thuyết phục, thế cho trải nghiệm bản thân(2). Chưa kể một số những người trẻ ở hải ngoại do bị thế hệ cha anh chụp mũ và cho là mất gốc nên đã xa lánh cộng đồng và câu chuyện Việt Nam. Nếu có viết về Việt Nam hì cũng là những câu chuyện vô thưởng vô phạt, thiếu tầm vóc lịch sử và chiều sâu.

Thú thật, nhiều lúc tự tin vào khả năng Anh ngữ và tính trung chính của mình trong ứng xử, nhưng hôm thứ Ba đó không hiểu vì vấn đề Bắc Hàn gần gũi với chuyện quê hương thế nào, hay vì bị chia trí, nao núng vì sắp đến giờ họp quan trọng, tôi đã không đủ bình thản và trầm tĩnh để hỏi và nói hết ý dữ kiện hỗ tương cũng như khác biệt giữa Việt-Nam và Bắc Hàn. Rõ ràng tôi đã lâm vào hội chứng Việt Nam như nhiều người Việt hải ngoại khác. Đây là hội chứng Việt-Nam nói trên.

Làm thế nào để nói lên tiếng nói lương tri của người Việt trong vòng 15, 20 giây mà không tiểu-tiết-hóa, làm rẻ rúng vấn đề? Không được may mắn như trường hợp kiến nghị We The People ở Nhà Trắng vì không hân hạnh có mặt hay có tên trong số những người được mời phát biểu hôm 5 tháng Ba trước các viên chức Hoa-Kỳ, trường hợp cá nhân tôi đã phản ảnh những cơ hội hiếm có bị đánh mất của người Việt trước những vận hành hay biến cố mấu chốt lịch sử để gióng lên tiếng nói chân thành và nhược tiểu của mình.

Bất kể những sơ suất kỹ thuật, thiếu dự bị tổ chức trong chuyến Thình Nguyện Thư vừa qua, người Việt hôm nay, nhất là cộng đồng hải ngoại, đã tạo được cho mình tiếng vang với 150 ngàn chữ ký, sắp sửa có tiếng nói. Như vậy có khác với chuyện bác Hồ ngày xưa phải chật vật đi mướn áo vét đuôi tôm, mượn văn bút của nhóm Ngũ Long, Le Patriot:  Phan chu Trinh, Phan văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, (Nguyến Tất Thành), đặt yêu sách của dân Việt “Revendications du Peuple Annamite” và tìm cách yết kiến với Tổng thống Woodrow Wilson năm 1919 không?

Xin để cho những học giả nặng ký trả lời. Hôm nay tôi không dám lạm bàn đến công cán của người chắp bút thỉnh nguyện thư ở Hội nghị Hoà Bình Versailles 93 năm trước đây, cũng như tính chính danh của Nhóm Ngũ Long Le Patriot (Nguyễn Ái Quốc) hay của bác Hồ vào thời đó mà chỉ nhắc lại sự vận động của người Việt-Nam xưa và nay, hy vọng sẽ gióng lên được tiếng chuông suy tư và lẽ phải (chưa dám nói đến yêu nước) để luận bàn một cách bình thản, không nóng máu về cách vận động và tranh đấu của người Việt hải ngoại cho người oan khuất trong vòng gần 40 năm trở lại đây.

Có phải ở Mỹ, đại đa số người Việt tranh đấu cho Việt-Nam lâu nay đã không có cơ hội, không đủ mức (đủ sức) vận động, hoặc không màng tranh thủ bằng tiếng Anh với chính giới Hoa Kỳ vì không quen hoạt động với người Mỹ?

Ngược lại hàng ngày chúng ta bị tràn ngập bởi những thông tin xấu ở Việt Nam, nhiều lúc làm cho mình hầu như quên sống cho bản thân, cho gia đình, cho công việc hàng ngày, để trở nên bất bình thường, mất cân bằng trong cuộc sống vì bị ám ảnh bởi những tin tức bất cập khiến mình nửa điên nửa ngộ, vừa điên tiết vừa lộn ruột. Cho tôi sống với! Cá nhân mỗi người phải tự hỏi mình làm điều gì thiết thực nhất trong phạm vi hữu hạn của mình. Nhiều khi chuyện quan trọng của cộng đồng chưa chắc đã là mối quan tâm của người Mỹ.

Chả trách khi nộp bài cho một nhật báo lớn của Mỹ, bà phó tổng biên tập mà tôi quen đã thoái thác khuyên: “I don’t know Thai, how many people in the mainstream know or care about the Vietnamese petition’s We The People? Why don’t you write something about how your community  think about the Republican primary election! (Tôi cũng không biết nữa (về bài TNT tôi nộp) có bao người trong dòng chính để ý đến chiến dịch chữ ký We The People của cộng đồng Việt? Sao anh không viết về cuộc tuyển chọn ứng cử viên Cộng hòa trong cộng đồng Việt? (Hơn 90% các bài bình luận của tôi trên báo Mỹ đều nói đến vấn đề Việt Nam (3)

Đó là chưa nói đến một thiểu số ồn ào, thích khoác cho mình sắc áo và màu cờ Vàng, giành chính nghĩa cho mình? Một số khác túc trực hàng ngày trên các trang mạng Việt ngữ, truy cập, nghe ngóng tin tức và viết những lời thóa mạ, chửi bới, báng bổ, khích bác ngập  tràn. Trong khi tiếng nói trung thực cho cộng đồng, cho Việt Nam hầu như chưa bao giờ được chính khách và dòng chính Hoa Kỳ nghe cho tường. Trái lại như tại San José qua các cuộc bầu cử địa phương vừa qua, chuyện quốc gia-cộng sản – một mặt của thực tế cộng đồng – đã làm át đi tiếng nói thiết thực hơn của địa phương, khiến cho nhiều người dân và chính giới Hoa kỳ phải ngán ngẩm chuyện Việt-Nam.

Có lẽ nhiều lúc hình như (một số) người Việt hải ngoại quên rằng họ đang tranh đấu với ai, và cho ai?

Trong khi tranh đấu ở nước nhà bị cấm đoán, ở Mỹ, luật pháp và hiến chương ủng hộ các cuộc biểu tình, chống đối chính phủ rộng lớn (không ai lạ gì các tổ chức như Tea Party, Chiếm đóng/Occupy Wall Street, v.v.).  thì phần lớn những chuyện tranh đấu dữ dội của người Việt ở hải ngoại chỉ giới hạn giữa người Việt với nhau, người Mỹ gọi là “Tempest in a Teacup”/”Bảo táp trong một tách trà” (để nói lên những sự việc hung hăng nhưng bị giới hạn/gói gọn trong một môi trường nhỏ bé, không gây ảnh hưởng) lại xảy ra, xâu xé nhau trong cộng đồng Việt (nhiều người gọi là vũng lầy của chúng ta) thay vì  tranh đấu, thu phục cảm tình của dân Mỹ và các dòng chính, họ lại đánh phá chính mình: Ngay trong cộng đồng Việt, ngay trên báo chí Việt.

Người Mỹ thường không biết người Việt tranh đấu cho ai, vì ai!

Xin lặp lại câu hỏi: người Việt hải ngoại đang tranh đấu với ai, và cho ai?

- Với người Việt trong cộng đồng Việt (trừ giới trẻ) Đúng! Với Mỹ, với thế giới? Không đúng, chưa đủ!

Tranh đấu cho ai! Cho họ ư?

- Không đúng, mấy ai ở Mỹ tranh đấu cho chuyện nhà cửa ấm êm, cho xã hội cờ Hoa của mình được an sinh lại mang cờ Vàng xuống đường đả đảo Cộng sản thiếu nhân quyền? Xa xôi quá!

Tranh đấu cho Việt Nam ư? Để cho ai hay cho chính mình?

- Nếu cho chính mình thì cũng không chính xác lắm, chúng ta là dân Mỹ, mấy ai lại từ bỏ thiên đường tư bản để về Việt Nam sống?

Trong bài “Nỗi Đau Hoàng Sa” tới Ba-Lan có một đọc giả thường xuyên của Đàn Chim Việt lên án những người theo Cộng sản vẫn không biết phục thiện. Cụ thể anh lên án, phản bác và lý giải rằng André Menras, một người Pháp mang quốc tịch Việt vẫn còn mặn mòi với Việt Cộng, dị ứng với tên Hồ Cương Quyết của ông này và xác quyết không chấp nhận chuyện ông André Menras tranh đấu cho đồng bào dân chài của anh ta. Tôi cũng thông cảm cho luận cứ của anh về chuyện quá khứ, nhưng hiện tại ai là người gần gũi, lặn lội sáng chiều với ngư dân Lý Sơn, ai là người đang tranh đấu cho họ? Chắc hẳn ngư dân Lý Sơn chấp nhận ông Tây mũi lõ này nhiều hơn những người đang yên sống ở Mỹ như chúng ta nhưng lại thích nhân danh đồng bào tranh đấu cho họ, cho ai? (ngư dân?) hô hào và phán xét người khác.

Tranh đấu cho dân Việt Nam ư?

- Tôi cũng không chắc, có phải vì chúng ta quá khắng khít với màu cờ Vàng xa xưa mà quên đi rằng hơn 70% dân số Việt Nam hiện nay dưới tuổi 30 và chưa hề sống dưới lá cờ Vàng nên không mấy ai thắm thiết với lá cờ xa lạ này? trong nước nhìn ra có phải là đa số sẽ cảm thấy xa lại và chưa chắc muốn ủng hộ hình ảnh cờ Vàng này. Thật ra, cho đến nay, chưa có một thống kê hay trưng cầu dân ý quy mô nào trong nước cho thấy đại đa số chấp nhận lá cờ Vàng thay cho lá cờ Máu, đương nhiên dưới chế độ hiện nay đó là một chuyện bất khả thi. Tuy nhiên một số người đối kháng trong nước tâm sự cho biết họ cảm thấy ‘ngỡ ngàng’ dưới lá cờ Vàng. Đối với họ:

Khi chúng ta trương cờ Vàng xuống đường có phải là chúng ta muốn khôi phục lại chế độ Việt Nam Cộng hòa? Tôi không biết trả lời họ sao cho ổn. Dù sao nếu thật sự đúng như vậy thì cũng không hợp tình, hợp lý lắm! Vì chỉ cần hình dung ra viễn tượng ai xung phong về nước, ai khởi nghĩa, ai ủng hộ, ai lãnh đạo ai, cũng đã thấy phức tạp lắm rồi. .. khó có thể thực hiện, nếu không nói là hoang tưởng.

Như vậy khi tranh đấu cho nhân quyền, tự do, (dân chủ) và công bằng bác ái thì người ta dùng lá cờ nào? Khó ạ, đúng là nan giải. Một ngày kia nếu Việt Nam có bầu cử dân chủ, phải để cho người dân quyết định chọn cho mình một lá cờ mới.  Gần đây, tôi có nghe được một cao kiến: Hãy dùng lá cờ Máu chung với lá cờ Vàng, và tất nhiên có nhiều người không cần đến cờ quạt khi tranh đấu cho Việt Nam và những lý tưởng cao xa đó! Chuyện đa nguyên này sẽ cho thấy sự kết hợp trong và ngoài nước, khoan nói đến chuyện chính danh hay chính nghĩa của là cờ Việt Nam hiện nay!

Rốt cuộc, điều còn lại thiết tưởng người Việt cần thực hành là chăm chú nói lên tiếng nói của mình một cách từ tốn và minh bạch cho thế giới biết. Câu chuyện Việt Nam do đó vẫn chưa được kể hết và nó cần được thuật lại sau cùng bằng Anh ngữ, một cách trung thực,  và thuyết phục. Nếu chúng ta, nhất là những ai là chứng nhân của lịch sử hãy để cho tâm tư lắng xuống vì “nước khuấy thì bùn vấy”, bớt đi sự hô hào, sôi động và hàm hồ của bầu máu nóng, sự thật sẽ tự nó lộ diện, trong sáng như một viên ngọc trong một áng văn chương, một tác phẩm quốc tế tuyệt tác nào đó.

© Nguyễn Khoa Thái Anh

© Đàn Chim Việt

____________________________

(1) Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ của tôi, mong trình bày với quý vị một số sự kiện nhất định về tình thế hiện tại ở châu Âu. Từ Stettin trong các vùng biển Baltic đến Trieste ở Adriatic một bức màn sắt đã hạ xuống trên khắp Lục địa Âu châu. Phía sau bức màn sắt đó tất cả các thủ đô của các quốc gia cổ đại của miền Trung và Đông Âu tọa lạc. Warsaw, Berlin, Prague, Vienna, Budapest, Belgrade, Bucharest và Sofia, tất cả các thành phố nổi tiếng và dân số xung quanh họ nằm trong những gì tôi phải gọi lĩnh vực Liên Xô, và tất cả khách thể bị trị, ở dạng này hay dạng khác, không chỉ nằm dưới ảnh hưởng của Liên Xô nhưng một mức độ rất cao và trong một số trường hợp chịu kiểm soát của Moscow. (Trích diễn văn của WInston Churchill tại Westminster College ở thành phố Fulton, bang Missouri, Hoa Kỳ, 5 tháng Ba, 1946)

It is my duty, however, to place before you certain facts about the present position in Europe. From Stettin in the Baltic to Trieste in the Adriatic an iron curtain has descended across the Continent. Behind that line lie all the capitals of the ancient states of Central and Eastern Europe. Warsaw, Berlin, Prague, Vienna, Budapest, Belgrade, Bucharest and Sofia; all these famous cities and the populations around them lie in what I must call the Soviet sphere, and all are subject, in one form or another, not only to Soviet influence but to a very high and in some cases increasing measure of control from Moscow.

(2) Cô Yung Krall’s A Thousand Tears Falling và anh Andrew Phan là 2 ngoại lệ, (chuyện Ngàn Giọt Lệ Rơi đã phát hành bằng tiếng Việt nên xin không nói thêm). Andrew Phan, tác giả hai quyển Catfish and Mandala và The Eaves of Heaven: A Life in Three Wars, và người dịch quyển: Last Night I Dreamed of Peace của Đặng Thùy Trâm. Trong quyển Mái Hiên của Thiên Đàng/The Eaves of Heaven anh đã kể lại gốc gác 3 đời của gia đình và cuộc chiến đã tạo nên lịch sử hiện đại của Việt-Nam.

(3) Tuy nhiên bài bình luận Anh văn đã được rút ngắn và đăng lại trên ấn bản Anh ngữ của NV 2:

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=145944

 

35 Phản hồi cho “Làm thế nào gióng tiếng chuông chính nghĩa Việt Nam đi khắp nơi?”

  1. Thất học says:

    Chuông chính nghĩa đã bị đứt giây , còn đâu nữa mà gióng . Ai cũng cho mình là chống CS vì yêu Quê Hương , yêu dân tộc . Nhưng không biết cái yêu ấy được mấy mươi phần trăm và còn lại bao nhiêu phần trăm cho cái tôi sĩ diện và thỏa mãn hận thù .

    Đã thế , giờ đây hai tiếng dân tộc lại bị lợi dụng để Công kích nhau . Cái nón phản bội dân tộc như một món quà tặng tình cho không biếu không gởi đến cho những ai bất đồng chính kiến , bất đồng quan điểm .

    Ba mươi bảy năm nhìn lại mà tưởng mới như ngày hôm qua . Thôi thì , mạnh ai nấy làm . Sao ta không ký gởi niềm tin ở Quê Hương Thứ hai này cho yên ổn , cho khỏi mích lòng nhau .

  2. Việt Anh says:

    Dân Tây Tạng họ cũng gióng VN, không còn tổ quốc mà chỉ còn lá cờ. Nói như ông NKTA , họ phải cầm lá cờ TQ đi biểu tình thì mới có chính nghĩa ! Vì cờ TQ được thế giới công nhận ! Vậy sự tự thiêu của họ để đòi Tây Tạng theo ông NKTA cũng là …. lãng xẹt ?!! Bởi ngày nay họ là dân nước khác, mà cứ đứng ở nước khác đòi tự do cho Tây Tạng ! Theo ý ổng : nếu họ được nhập cư tại Mỹ , Họ phải tự thiêu vì nước Mỹ !!

  3. Phan Nguyen says:

    Hình như ông NKTA có sự nhạy cảm thái quá với lá cờ vàng. Nó chính là background và identity của chúng tôi, những người VNCH đang là công dân của Mỹ, Canada, Úc…Nó là di sản của thế hệ chúng tôi để lại cho con cháu, nó là lý lịch vì sao chúng tôi và hậu duệ có mặt tại những xứ sở này. Nó cho biết nguồn gốc, nguyên nhân của ba triệu người Việt đang sống khắp nơi trên thế giới, nó là trang sử sống của chúng tôi viết lại những thăng trầm của dân tộc Việt, một dân tộc đã từng có tự do-dân chủ và bị tước đoạt. Anh có ý kiến gì thì bảo?

  4. Vinh Nguyen says:

    Chi ly, hay qua! Lau lam moi doc duoc mot bai viet that xuat sac!! Cam on Anh Nguyen Khoa Thai Anh. Xin moi doc bai viet ngan cua toi duoi day:

    Mẹ Việt Nam quặn đau khúc ruột

    Người ta thường nói: “một người VN hơn hẵn một người Nhật, nhưng ba người VN thì thua ba người Nhật, bởi không hợp tác được với nhau”. Xin đừng nói, đừng viết gì nữa, đừng chửi nặng lời với nhau cho Mẹ Việt Nam quặn đau khúc ruột. Việt Nam yêu dấu của Mẹ Âu Cơ đang cần nhiều Nguyễn Đình Thắng, nhiều Việt Khang, nhiều Trúc Hồ, nhiều Việt Dũng, nhiều Quốc Khanh, nhiều Lý Tống và nhiều người con tâm quyết khác. Mẹ bảo thôi đừng chửi nhau nữa các con yêu dấu của Mẹ. Mẹ chỉ năn nỉ, Mẹ không hề nặng lời với đứa con nào, kể cả những đứa mất dạy nhất, những đứa cả gan đem gia tài của Mẹ dâng cho ngoại bang.
    Đời không ai toàn hảo, kể cả Thượng Đế. Có ai sai thì nhẹ nhàng đóng cửa bảo nhau, vậy cũng đủ rồi. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy dạy không nên đánh phe ta, không đâm sau lưng nhau. Ngay cả một tiến sĩ người Mỹ, ông Stephen Young cũng có nhiều lần nhắc đến bài học Nguyễn Trãi. Mười ngón tay có ngón dài ngón vắn. Ai cũng cần cho đại cuộc, nhất là lúc con thuyền đất nước đang nghiêng ngửa. Bao nhiêu người con yêu của Tổ quốc đang bị tù đày trong tăm tối, họ nghĩ gì khi biết chúng ta đang chí chóe chửi nhau chỉ vì những vặt vảnh, những ganh tỵ, những nhỏ nhoi?
    Hội Nghị Diên Hồng với 150000 thỉnh nguyện thư là một chiến thắng lớn, chứng tỏ tinh thần yêu nước tràn dâng của mọi đứa con ở khắp mọi miền trên quả địa cầu xanh tươi của Mẹ. Chưa đủ sao? Ông Obama có tiếp hay không tiếp, đấy là chuyện riêng của ông ấy. Hãy đi trên hai bàn chân của mình. Hãy chứng tỏ cho người ngoài biết là chúng ta là Một, là chúng ta đồng lòng, là chúng ta quyết tâm có cùng mẫu số chung. Đừng để người ngoài cười mủi ta, xấu hỗ lắm!
    Cả nước nứt lòng vì cơn sốt TNT, kể cả những tù nhân lương tâm mát dạ vì sự quan tâm của hàng vạn đồng bào nước Mỹ gốc Việt. Bạo quyền đang lo sợ. Vậy chưa đủ sao? Mình không thể nhảy vào tòa Bạch Ốc bắt Ông Obama làm thay mình.
    Qua TNT, tập-thể Người Việt-Quốc-Gia muốn gì? thiết nghĩ gồm năm điều sau:
    1.- Tự-do Tôn-Giáo
    2.- Đòi quyền hoạt-động xã-hội của các Tôn-giáo để giúp-đỡ nhân-đạo
    3.- Thả tất cả tù chánh-trị, tù nhân lương-tâm trong đó có Việt Khang
    4.- Đòi quyền tự-trị cho các dân-tộc thiểu-số
    5.- Dân Việt-Nam có quyền được biết sự thật các diễn-biến trên thế-giới qua các phòng thông-tin của các cơ-quan thông-tấn và của các Tòa Đại-Sứ tại Việt-Nam.
    Ai cũng biết là cuộc tranh đấu cần thời gian, cần kiên nhẫn và cần quyết tâm. Và cũng cần đồng lòng nữa.
    Sẵn đây xin mượn lời của Khúc Dương trong bài Tui Là Ai? (http://mientaongo.net/diendan/index.php?/topic/690-anh-la-ai/page__st__70__p__21942#entry21942,)
    thay cho lời kết:
    “Trước khi quí vị muốn chúng tôi làm một cái gì đó cho đất nước quí vị, quí vị có từng bao giờ hỏi lòng mình rằng quí vị đã làm gì cho đất nước VN của quí vị? Chúng tôi có làm áp lực kinh tế mạnh cở nào đi nữa với CSVN thì cũng vô dụng, vì chính quí vị đã và đang đổ tiền về nuôi dưỡng họ bằng tiền gởi về, bằng những chuyến du lịch VN, có người về thăm quê, thăm gia đình, có người thuần tuý du lịch, có người chỉ để ăn chơi, thậm chí về hợp tác làm ăn…” Và Khúc Dương kết luận:
    Dậy mà đi, chỉ có chúng ta giúp được chúng ta, chỉ có chúng ta tự thực hiện được ước mơ của chúng ta bằng không nỗi đau tiếp tục mãi âm ỉ trong lòng.
    Đừng chỉ có dựa vào đôi chân của người khác, hãy tự đứng lên và đi bằng đôi chân của mình.”
    Úc châu 14/03/2012 Chân Hỷ Điền

  5. butcun says:

    Khổ quá ông Thái ơi.Hiểu ông chết liền.Ông khéo lo chuyện con bò trắng răng “Làm thế nào gióng tiếng chuông chính nghiã VN đi khắp nơi?” Ông Thái lúc này chắc bộ Dui lắm hỉ?Việt Nam là đỉnh cao trí tuệ loài người,là cái nôi cuả nhân loại.Chuyện này có Đoảng lo.Có mụ Ninh (con mụ ông nâng bi thuở nào đó) đi giải độc ,có bác Triết đi quảng cáo “con gái VN đẹp duyên dáng”.Việt nam cuả mấy đồng chí mang”dáng đứng chàng hảng”ở các trang mạng các nước Á Châu,trong lồng kiếng Tân Gia Ba,Mã Lai.
    Con gái VN mang cái chính nghiã Vẹm đi làm dâu,làm đĩ xứ người.Bởi vậy Ông Thủ Dũng mới vưà được bằng Tiến Sỉ danh dự ở trường Đại Học Đại Hàn nhờ tài kinh bang tế thế xuất cảng con gái VN qua Đại Hàn vượt chỉ tiêu.Con trai Việt mang chính nghiã “người Rơm”đi trồng cỏ khắp Thế giới.
    Nơi nào có người VN Xã hội Chó Ngửi đến là có những tiếng chuông báo động rồi.Khỏi cần gióng.càng gióng càng thúi dai nghe ông Thái dui.

  6. Pham Minh says:

    Cái point của bài này là ở những câu tác giả tự đặt câu hỏi và tự trả lời. Những phần còn lại là cố tình “lăng ba vi bộ” để tạo hỏa mù. Qua các câu hỏi và trả lời cho thấy: những người tranh đấu chỉ là những người già thiếu văn hóa kể cả Anh ngữ. Họ không biết đấu tranh với ai và cho ai. Không mục tiêu, không lý tưởng… chỉ là những kẻ hiếu động, cực đoan. Xin quý vị đọc lại những bái viết của Thái Anh trên trang web này sẽ thấy đều có một “hậu ý” rõ rệt. Tôi không đánh giá cao Thái Anh nhưng tôi không tin là một người quan tâm đến chính trị, đấu tranh mà lại đặt những câu hỏi và trả lời “tối nước” đến như vậy. Tôi không chụp mũ Thái Anh mà chỉ “rọi đèn” vào cái mũ anh đang đội để cho mọi người cùng thấy rõ.

    • Thường Đức says:

      Theo tôi, ý kiến của bạn có lẽ là một trong những người nhìn thấy được “thâm ý” của Nguyễn Khoa Thái Anh. Tôi chưa hề gặp mặt anh ta ngoài đời, nhưng đọc những bài viết của anh ta, lại thấy sự tầm thường, tào lao, ba láp, ba sàm, không thuyết phục được ai cả. Chính vì vậy, tôi không cần phải nêu ra những cái tào lao [thêm một bài viết...trong cái gia tài tao lao đó] ra đây. Chỉ muốn nhắn gởi cho tác giả một điều: Nói cho tôi biết anh đang giao tiếp thân tình với ai, đang cộng sự với ai, tôi sẽ nói nhận xét của mình về con người anh. Trường hợp NKTA là một người cộng sự thân mật/ thắm thiết với Nguyễn Hữu Liêm, là một yếu tố chưa đủ, nhưng khá chính xác để nói về con người tao lao, ba láp của NKTA. Khoe khoang, mà để lộ “đuôi chồn” quá to, quá lộ. Có phải ông ta là một người gốc Huế? Dòng họ Nguyễn Khoa.. từ Bắc kỳ trôi giạt vào? Nếu đúng, tôi xin nhắn gởi tác giả một điều: Tôi là người không quen biết với ai trong dòng họ NK, nhưng trong chuyến về thăm Huế [về Vỹ Dạ] có ghé thăm nhà thờ Họ Nguyễn Khoa, để thắp một nén nhang cho tiền nhân, tương tự như tôi thắp một nén nhang ngay tại một ngôi mộ hoang vô chủ ở vùng Chùa Trà Am, là nơi chôn cất ông Nội của tôi vậy!! -Song, dòng họ Nguyễn Khoa cũng để lại một chút danh trong lịch sử, thí dụ trường hợp tướng Nguyễn Khoa Nam là một v.v… Điều quan trọng nhất gây một ấn tượng không thể xóa tan trong tôi, là cái nhà thờ Họ NK kia, hướng chính quay ra bờ sông Hương, bên kia đường.. đã bị án ngữ bằng một xây dựng của công ty làm Bia HUDA [của người Hòa Lan] với những ống thiết trắng to tổ bố, có những ống khói thỉnh thoảng phun khói, cũng to tố bố… những thiết kế của một nhà máy làm bia này có chiều cao gần cả 100 feet -có nghĩa là cao gấp 3, 4 chiều cao của nhà thờ họ NK, và thẳng góc, trực diện với cổng chính đi vào nơi thờ tự, dù chỉ cách quãng bằng một con đường lộ hẹp, cách đôi. Nếu ông [Thái Anh] là người thật sự quan tâm cho cái “danh” của dòng họ mình, thì tôi mong ông hảy tìm cách khắc phục “sự cố” xem ra rất thiếu văn hoa, ngu xuẩn.. của kẻ đầu tư và, của người nhận ơn đầu tư -đồng thời, nói lên sự bất lực, vô giá trị… của một dòng họ.. đã phai tàn bằng những dòng lịch sự tàn bạo và khốn kiếp. Mong ông Thái Anh quan tâm. Kính, -Thường Đức. San Jose, sáng ngày 1/4/2012.

  7. lão làng says:

    Ông NKTA ơi! Ông nên bắt chước Ngài Nguyễn hữu Liêm hay hơn , mấy ông là người có học ,thấy xa hiểu rộng ,dùng những từ hoa mỹ ,lý luận này nọ .Dân tộc VN đã chết vì những từ hoa mỹ đó ,đừng lý luận dài dòng mà nên nhìn vào thực tế hiện nay nhân dân VN phải hứng chịu ,ở nước người thực phẩm,môi trường dành cho mọi người đều hưởng như nhau ,còn VN thì sao ? Dân ăn toàn chất độc ,môi trường thì khỏi nói ,trong khi đó thì cấp lãnh đạo tai to mặt lớn chỉ biết gục mặt ăn chơi,tìm thế này thế nọ để bỏ túi riêng , sống vô cảm mặc tình cho dân chúng ra sao thì ra không thèm hé răng 1 tiếng hay chỉ nói cho qua lề, theo tôi có lẽ ông nên về VN sống có lý hơn? Những gì mà mọi người góp ý về những gì không tốt ở quê nhà có đúng không ông ?

  8. Thuan Vu says:

    Tôi thấy bài viết nêu ra những điểm, mặc dầu có thể nhức nhối và đụng chạm, nhưng thực tiễn và đáng suy ngẫm cho phong trào dân chủ chống CS ở hải ngoại.
    Xin phép được đóng góp một ý kiến: Hiện giờ, hơn lúc nào hết, chủ nghĩa CS đã và đang mất hết chính nghĩa với nhân dân. Ngay cả một số bộ phận những đảng viên trung kiên nhất cũng không còn tự tin như ngày xưa. Phong trào dân chủ nên qui tụ thay vì phần tán, nên khai thác những đồng thuận thay vì đào sâu những khác biệt.
    Mỗi người một khác, đó là căn bản và sức mạnh của xã hội dân chủ.
    Có người chống Cộng nhẹ nhàng, có người triệt để,…cả những người bất định, những đảng viên CS đang xét lại,…đều có thể đứng về một phía để tranh đấu cho dân chủ.
    Có như vậy thì mới có hy vọng làm được điều gì, và mục tiêu không phải để chứng minh một cá nhân hay một nhóm người đúng hay sai (so với dòng lịch sử thăng trầm, những tai ương của đất nước, thì những được thua của cá nhân nào có nghĩa lý gì), mà mục tiêu là cho một VN dân chủ và tươi sáng hơn cho các thế hệ về sau…

  9. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa tác giả và bà con,

    Cứ theo như sự hiểu biết của tôi khi đọc bài viết trên, tác giả Nguyễn Khoa Thái Anh (NKTA) muốn nhấn manh đến cái ông ta gọi là HỘI CHỨNG VIỆT NAM (HCVN = Vietnam Syndrome).

    Định nghĩa Hội chứng Việt Nam theo NKTA là, KHI CẦN THIẾT ĐÃ KHÔNG LỢI DỤNG CƠ HỘI ĐỂ TRÌNH BÀY NAN ĐỀ VIỆT NAM SAO CHO MINH BẠCH, KHÚC CHIẾT ĐỂ NGƯỜI NGOẠI QUỐC, CỤ THỂ LÀ NGƯỜI KỸ, HIỂU ĐƯỢC VÀ ỦNG HỘ !

    (Xin mở ngoặc đơn, theo tôi biết NKTA thuộc thế hệ rưỡi, tức sinh đẻ ở Việt Nam và lớn lên ở Mỹ. Có lẽ năm nay trong khoảng tuổi 4x.
    Bức xúc vì chuyện Thỉnh Nguyện Thư được thổi phồng lên quá đáng trong vận động chính trị ở Mỹ vừa qua, nên NKAT lên tiếng bình luận cho rộng đường dư luận, chứ tôi không dám nói là “dậy” (lên lớp) cho giới trí thức Việt Nam, các nhà tranh đấu dân chủ và cả cộng đồng hải ngoại biết cách lobby với chính giới và dân Mỹ)

    Theo NKTA, nguyên nhân của HCVN gốm có:

    1/
    Người có trải nghiệm nhiều với nội chiến VN lại KHÔNG ĐỦ VỐN LIẾNG ANH NGỮ để viết tiểu luận, chứ đừng nói viết những tác phẩm lớn, đánh động lương tâm người Mỹ

    2/
    Thế hệ trẻ, có thừa vốn liếng ngoại ngữ, nhưng hoặc do thiếu kinh nghiệm sống với CS; hoặc sợ (cũng có thể đã bị) đàn anh chơi bẩn (chụp mũ, vu khống ….), coi thường (nên cả vú lấp miệng em), hệ quả có sự đứt đoạn giữa các thế hệ già và trẻ với nhau. Cho nên nếu có viết gì về quá khứ thì giới trẻ chỉ chuyên viết những chuyện vô thưởng vô phạt !

    3/
    Người Việt KHÔNG CÓ KINH NGHIỆM TRANH ĐẤU CHÍNH TRỊ Ở MÔI TRƯỜNG HẢI NGOẠI, cụ thể ở Mỹ, cho nên chỉ tạo được những “cơn bão trong ly nước” (Tempest in Tea Cup) !

    Chính vì thế mà NKTA đã băn khoăn vô cùng, “có lẽ nhiều lúc hình như (một số) người Việt hải ngoại quên rằng họ đang tranh đấu với ai, và cho ai?” (sic)

    (Mở ngoặc đơn, tác giả đã nhân cơ hội móc luôn vụ phê phán Hồ Cương Quyết đang được thảo luận sôi nổi nơi Đàn Chim Việt, cho là có người, trong đó có tôi, không thông thời vụ nên không ủng hộ việc làm của Hồ Cương Quyết !)

    Tôi xin phép (tạm) đứng ngoài (một chút) sau khi làm nhiệm vụ đúc kết bài viết trên cho sáng ý hơn. Hy vọng tôi đã hiểu đúng và phản ánh khá trọn vẹn các nét chính tâm niệm tác giả NKTA.

    Kính cáo,
    LẠI MẠNH CƯỜNG

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Thưa bà con,

      Tôi thiển nghĩ, ông NKTA hãy thử cố nhìn lai quá trình tranh đấu chống độc tài độc đảng ở hải ngoại trong gần bốn thập niên qua, sẽ thấy rõ hơn những nhận định của ông rất hồ đồ, thiếu khách quan.

      1/
      Những người tranh đấu ở thế hệ thập niên 20, 30 và 40, như giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, cha đẻ ra Liên Minh Dân chủ cùng các tổ chức vệ tinh bao quanh (để quốc tế vận rất thành công trong chính giới Âu Mỹ, qua sự trợ thủ đắc lực của Stephan Young), mà cốt lõi chính là đảng Tân Đại Việt (TĐV).
      Nhắc tới TĐV cũng nên bàn tới nỗ lực kết hợp trong ngoài của TĐV, để hổ trợ cho tổ chức quần chúng ngoại vi chính là Phong trào Thống nhất Dân tộc và Xây dựng Dân chủ cho Việt Nam, với chủ tịch là giáo sư Nguyễn Đình Huy cùng đồng chí ở trong nước vào cuối thập niên 90. Rất tiếc kế hoạch đã gẫy đổ vào giờ chót.

      Nhìn chung, Liên Minh Dân chủ khi giáo sư Nguyễn Ngọc Huy còn tại thế là một thực thể chính trị rất mạnh, chủ trương tranh đấu bằng chính trị, tức ôn hòa bất bạo động.

      Cạnh đó ở Pháp có Nhóm Thông Luận, kết hợp cùng các nhóm ở quốc gia khác tại Tây Âu, như nhóm Âu Dương Thệ và Lâm Đăng Châu ở Hannover, nhóm Độc Lập ở Stuggart bên Đức với anh em nhà Dương Hồng Huy, nhóm anh Cảnh ở Thụy Sĩ, nhóm Thông Luận Hòa Lan (hai anh Thế và Kỷ) … để nghiên cứu và xiển dương về (tranh đấu theo đường hướng) dân chủ đa nguyên (DCĐN), qua việc thành lập ra Phong trào DCĐN hồi thập niên 90. Phải nói Phong trào này gây nhiều sôi nổi, tranh luận trong cộng đồng, nhưng lại được cánh hoạt động ở Đông Âu và trong nước “chịu đèn” hết sức.
      Nối tiếp Phong trào này là Tập hợp DCĐN cho đến ngày hôm nay (nhưng đã suy yếu đi rất nhiều, do phân hóa nội bộ)

      Đó là ko kể những nỗ lực tranh đấu qua đường lối cứng rắn hơn, nặng về quân sự, như nhóm Kháng chiến Hoàng Cơ Minh, sau này thêm vệ tinh gọi tắt là Liên Minh Việt Nam (chủ tịch đầu tiên là Nguyễn Vô Kỷ ở Paris và ra mắt ở Praha) vào thập niên 90, đã gây sôi nổi đình đám trong một thời gian dài. Ở Úc có nhóm của Võ Đại Tôn. Cũng không thể quên Phục Hưng với người sáng lập là Trần Bình Nam, nay thường xuyên viết bài bình luận thời cuộc trong nhiều năm dài,

      Chuyên về nhân quyền có nhóm Quê Mẹ ở Paris với khuôn mặt chủ chốt là Võ Văn Ái + Ỷ Lan Penelope Faulkner, là người từng kiện cáo CSVN ở thập niên 80 về tù cải tạo với chính sách hộ khẩu + công an khu vực …

      Lẻ tẻ ta thấy còn có đám ông Nguyễn Ngọc Bích, Đỗ Qúi Toàn, Ngô Thế Vinh, hoạ sĩ Khánh Trường với tờ Hợp Lưu, Nguyễn Mộng Giác, nhà văn Mai Thảo ….
      Mỗi người tranh đấu theo đường hướng riêng của mình. Chẳng hạn Nguyễn Ngọc Bích về thông tin đại chúng qua báo chí truyền thanh truyền hình; Ngô Thế Vinh chuyên về sông Mekong; nhà báo quá cố của tờ Người Việt đã có những nổ lực rất lớn trong việc đào tạo thế hệ trẻ ngành báo chí. Nhóm Hưng Ca với vợ chồng Nguyễn Hữu Nghĩa và Nguyên Hương ….

      Đó là chưa kể các hội đoàn nhân vật trong các tôn giáo lớn nhỏ ở VN và hải ngoại.
      Các hội đoàn ngành nghề, chẳng hạn như ngành Y Tế với nhiều đại hội thế giới trong giới áo trắng, nhằm nối kết nội bộ, cùng nhau vừa tranh đấu cho dân chủ tự do vừa thăng tiến nghề nghiệp chuyên môn. (Bác sĩ Trác ở Canada là khuôn mặt chủ chốt nhất đám)

      2/
      Trẻ hơn một chút có những khuôn mặt nổi bật một thời như Đinh Quang Anh Thái, Nguyễn Công Bằng, Nguyễn Xuân Ngãi (sinh 1949, cuối thập niên 40) và dĩ nhiên không thể quên “người hùng” Lý Tống ….

      3/
      Tấm cỡ Nguyễn Khoa Thái Anh có nhân vật hoạt động xã hội nổi bật nhất là tiến sĩ NGUYỄN ĐÌNH THẮNG, đã miệt mài với SOS Boat People.

      Trẻ hơn có nhóm du sinh với điển hình như Nguyễn Tiến Trung và người yêu là Nguyễn Hoàng Lan.

      Tổng kết, HÀO KIỆT CHỐNG CỘNG ĐỜI NÀO CŨNG CÓ và CÓ QUÁ NHIỀU !

      Dĩ nhiên có những bất đồng dẫn đến xích mích, chia lìa là điều đương nhiên không tránh khỏi trong quá trình tranh đấu, nhất là cho tự do dân chủ. Bởi không thể bắt mọi người đồng phục trong tư tưởng và hành động ở môi trường hải ngoại vừa “cá mè bằng đầu”, vừa quá dân chủ tự do ở chỗ hết sức tôn trọng mọi khác biệt.
      Cứ nhìn sang các cộng đồng sắc tộc khác sẽ thấy rõ, chỉ có cộng đồng VN bị chính trị hóa cao độ, cho nên hầu như mọi sinh hoạt tập trung vào chủ đề chính trị. Mà nói thực với nhau rằng, quang phổ / spectrum chính trị phe ta muôn mầu muôn sắc, đi từ đỏ sang xanh, tức giữa hai cực đỏ và xanh là các màu khác (ít ra cũng đại loại như quang phổ ánh sáng phân ra thành các màu gọi là căn bản: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím)

      Cũng phải nhận chân một điều quan trọng nữa là, cộng đồng hải ngoại lưu vong chống Cộng được hình thành từ sự đổ vỡ toàn diện của VNCH vào thời điểm 30/04/1975, nghĩa là không ngạc nhiên khi nó nhuốm nặng chính trị, chưa có kinh nghiệm lobby chính giới Mỹ và đánh động nhiều trong quần chúng Mỹ, bởi còn non trẻ so với các cộng đồng Á châu khác ở Mỹ (Ấn, Pakistan, Tàu, Hàn, Nhật).
      Mặc dù VNCH là đồng minh với Mỹ từ giữa thập niên 50, nhưng kẹt một điều miền Nam VN lại là cựu thuộc đia của Pháp, nên còn gắn bó với Pháp cho đến giữa thập niên 60 mới phai nhạt nhanh hơn một chút. Dấu ấn của Pháp còn đậm nét, cho nên người Việt vẫn chưa làm quen với Mỹ từ đời sống thường ngày đến sinh hoạt chính trị, mặc dù di tản vào Mỹ ngày một nhiều từ sau biến cố đau thương trên. Tuy nhiên sự tiến bộ của giới trẻ nói riêng và cả cộng đồng nói chung, làm cho người người tin tưởng rất nhiều vào tương lai tươi sáng cho toàn thành viên, cũng như sẽ là “hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn”.

      [Tại đây tôi còn muốn mở ngoặc đơn nói cho NKTA rõ là, Mặc Cảm Việt Nam (The Vietnam Syndrome) vẫn còn làm "khó chịu" nhiều người Mỹ, khi họ can thiệp lại ở bán đảo Đông Dương. Kinh nghiệm đau thương với sự thua trận nhục nhã vẫn còn đè nặng trong chính giới Mỹ, bởi họ có can hệ ít nhiều tới nó, Chẳng hạn như Bill Clinton, Bush con, các ứng viên tổng thống ngày cũ.
      Nội chiến VN hay Chiến tranh Đông Dương lần Hai đã làm phân hóa nước Mỹ trong nhiều thập niên, nên họ chưa hay rất thận trọng khi mổ lại vết thương cũ. Phương chi vùng đất này đã bị thấm nhuần "ơn mưa móc" của Tàu cộng, khi Mỹ rũ áo ra đi trong tâm trạng "bỏ của chạy lấy người" !]

      Tạm kết, hy vọng lang vườn tôi đã bơm cho NKTA một liều thuốc khoẻ cũ (Coramine) !
      [Anyway, CÓ CÒN HƠN KHÔNG CÓ CÒN HƠN KHÔNG .... :-) ]

      Lại Mạnh Cường

  10. Vinh says:

    Nói đến lá cờ là khó lắm. Ai cũng nghĩ khi cầm cờ vàng là muốn “khôi phục VNCH” . Theo tôi có đúng mà cũng có sai, nhưng sai nhiều hơn đúng. Riêng tôi thì nên hiểu vì người Viet hải ngoại chưa có là cờ nào để gọi là đại diện cho Tụ Do cả, thế thì không lẽ cầm cờ “máu” xuống đuờng chống Cộng ? có phi lý không ? Thôi thì phải cầm cờ “vàng” vậy chứ biết làm sao. Xin các ông chớ vội phê phán những người biểu tình cầm cờ “vàng” quá đáng. Chúng ta chưa có màu cờ nào xứng đáng đại diện cho tiếng nói “Tự Do” cả. Cờ vàng không thể thay được lúc này thì cứ tạm dùng nó theo tinh thần cờ “Tụ Do” vậy. Tôi không nghĩ lúc này còn có người Viet nào muốn khôi phục “VNCH” cả mà họ muốn “TỰ Do, Nhân Quyển” . Nếu VNCH là xã hội quá tệ, không Tự Do, thiếu Nhân Quyền thì chắc là có bắt dân cầm dân cũng không cầm. Cái này chúng ta phải thưà nhận là không sai. Tại sao chúng ta không tự hỏi ngược lại, ông Thai không tự hỏi rằng taị sao dân Viẹt hải ngoại vẫn cứ thich cờ vàng ? Phải có lý do gì chứ ? Dễ hiểu thôi, vì chưa có lá cờ nào để ho biết chắc rằng đó là cờ đai diên cho “Tụ Do” cả. Ông Thái viết thế là đánh giá thấp ngưoì Việt hải hoại mà không đưa ra lý lẽ vững chắc. Ông Thái viết chưa thyết phục người đọc cho lắm về chuyện lá cờ. Bây gìờ chúng chưa có ai có tài đủ để thuyết phục được người dân hải ngoại bỏ cờ vàng cả. Ngay chính bản thân tôi đây cũng đang chờ một lý lẽ , một lá cờ đủ thuyết phục. Tôi chưa thấy và tôi cũng không thấy có lợi khi cầm cờ vàng trong cuộc tranh đấu. Nhưng tôi dứt khoát không cầm cờ “máu”.

Phản hồi