WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vỡ đập thuỷ điện Sông Tranh 2: nguy cơ rình rập?

Các kỹ sư đang kiểm tra sự cố

Cả tuần nay nín thở theo dõi tin tức về chuyện nứt nẻ của đập thuỷ điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam), tôi cảm thấy có chuyện gì bất ổn giấu giếm bên trong công trình đồ sộ tốn kém, nhưng chứa đầy nhiều nguy cơ cho dân chúng miền Trung sống dưới hạ lưu.

Trong khi chờ đợi báo cáo chính thức của Nhà Nước, tôi xin mạn phép nêu lên đây vài điểm quan ngại của một kỹ sư cơ khí sống và làm việc trong công nghiệp xây dựng Bắc Mỹ. Theo thông tin sơ khởi tôi lượm lặt được từ nhiều nguồn trên báo Mạng trong nước, đập thuỷ điện Sông Tranh 2 do cty Nhà Nước EVN đứng ra chủ trì xây dựng gần làng Trà My tỉnh Quảng Nam, có sức chứa gần 730 triệu mét khối nước, con đập chính, nơi thoát nước chứa nhiều tổ máy phát điện, có chiều cao 96m, dài 640m là nơi phát hiện nhiều vết nứt quan trọng từ mấy tuần qua. Quan sát bức ảnh chụp tại chỗ của đoàn thanh tra cho thấy hai chỗ nước chảy liên tục xối xả như suối ở hai bên thân đập chính, và không xa lắm vài vết nứt xuất hiện nước phun lên thành vòi cao hơn cả thước. Bao nhiêu hình ảnh đó khiến tôi càng thêm lo ngại cho số phận của hàng chục ngàn hộ dân vùng hạ lưu, nếu đại hoạ vỡ đập xảy ra. Tôi xin nêu ra đây vài nhận xét có tính khoa học kỹ thuật tổng quát:

1)- Ở vài chỗ, nước phun lên thành vòi cao cả thước, chứng tỏ áp xuất nước rất cao, có nghĩa là vết nứt nẻ đang lan dần xuống sâu (càng sâu thì áp lực Archimede càng mạnh). Với áp xuất cả trăm psi (lb/in2) làm sao mà hoá chất ximăng nào có thể trám từ bên ngoài chịu đựng cho thấu?

2)- Nước chảy ào ạt thành suối (hơn 30 lít mỗi giây), tính ra thành hơn 400 gallon US mỗi phút, hay108,000 lít mỗi giờ, hai con suối cho lưu lượng gấp đôi. Có thể dửng dưng với hiện tượng này được không? Có thể duy trì tình trạng này trong suốt mấy chục năm ròng không? Chưa nói nước chảy xuyên qua thân khối bêtông tàn phá cấu trúc ximăng, làm rỉ sét sắt thép, rãnh nứt càng ngày càng lan rộng ra …thì nguy cơ vỡ đập trong tương lai chắc không còn là ảo tưởng nữa rồi!

3)- Phương pháp dùng máy khoan đục lỗ tròn để chận vết nứt lan toả thêm, theo thiển ý, có lẽ không mấy hiệu nghiệm. Tôi là kỹ sư cơ khí đã từng sử dụng phương pháp này để sửa chữa những lò nung quặng trong kỹ nghệ luyện kim (đường kính lò 4m, dài 30m) khi vết nứt nẻ xuất hiện, lỗ khoan xuyên qua lớp thép dày 15mm chính là để giải toả sự ức chế (stress, contrainte) bên trong kim loại, không cho nó tiếp tục rạn nứt thêm. Kính chắn gió của xe hơi bị sỏi đá va chạm rạn nứt cũng thường được chữa khẩn cấp bằng phương pháp khoan lỗ nhỏ này. Nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời để tránh nguy cơ đổ vỡ trước mắt. Đập thuỷ điện là một khối bêtông cốt sắt dày cả chục thước, làm sao khoan xuyên qua bề dầy đó để giảm stress cho được. Khó hiểu thật!

4)- Nếu nhà thầu thật tình muốn trám bịt lỗ rò, thì có lẽ phương án hiệu quả nhất là cho thợ lặn mang đủ thiết bị an toàn và dụng cụ hiện đại, lặn sâu bên trong hồ nước rồi trám (ximăng epoxy hay geomembrane, chẳng hạn) ngay những vết nứt (nếu phát hiện được) phía thượng lưu. Bởi vì áp xuất nước bắt nguồn từ bên trong hồ chứa. Đây mới chỉ là ý tưởng cấp thời của người làm cơ khí, thiết tưởng kỹ sư công chánh ở VN biết rõ hơn tôi nhiều, họ có thể cung cấp thêm nhiều dữ liệu và phương án tu sửa hiệu quả nhất. Tôi tin vậy.

Trong khi chờ đợi các chuyên gia trong nước cho ý kiến tôi chỉ muốn nêu lên vài nhận xét tổng quát để chia sẻ nỗi lo âu với người dân trong nước, tuyệt nhiên không dám “múa rìu qua mắt thợ”. Lại sực nhớ đến “đường hầm Thủ Thiêm” mới khai trương hồi cuối năm 2011, cũng từng bị phát hiện thấm nước trước và sau khi hạ thuỷ hợp long (2010), tôi đành chấp tay cầu nguyện Trời Phật phù hộ cho người dân VN tai qua nạn khỏi.

Ngoài ra, nếu các chuyên gia trong nước đánh giá sự cố nghiêm trọng, thì tôi đề nghị Nhà Nước nên ban hành lệnh sơ tán khẩn cấp những làng mạc, huyện xã và hộ dân dưới hạ lưu và nằm trong vòng ảnh hưởng, để tránh tổn thất nhân mạng khi đại hoạ xảy ra.

Lê Quốc Trinh, kỹ sư cơ khí
Canada (23/03/2012)

—————————————

Chú thích:

Các trích dẫn của Dân Trí, Sài Gòn Tiếp Thị

 

4 Phản hồi cho “Vỡ đập thuỷ điện Sông Tranh 2: nguy cơ rình rập?”

  1. butcun says:

    Ngày xưa chúng là những tay Du Kích phá hoại:đặt mìn giựt sập cầu cống,đào đường,pháo kích bưà bải,ám sát bắt cóc v .v. Ngày nay chúng hiện hình bản chất phá hoại cuả ngày xưa.Nhưng cuộc phá hoại cuả chúng trên quy mô cả nước và giết hại hàng vạn người.Chúng vẫn thản nhiên như cuộc Kắt mạng Long trời lở Đất “Cải cách ruộng đất” hay thảm sát Mậu Thân.Bản chất cuả loài quỷ đội lốt người là vậy.Một tên Thiến lợn,chăn trâu,cai phu,ôsin làm lảnh đạo thì đất nước bị phá sản cũng vưà.
    Hãy chờ xem đập Sông Tranh là phiên bản cuả Đầm Vươn và Vina “sink”.

    • vungu says:

      Từng thắng thực dân da trắng , đế quốc Mỷ Ngụy,chuyện nầy nhầm nhò gì chuyện nhỏ,bỏ đi Tám. Đập Tam Hiệp của Ông láng giềng dỉ.. đại ( vĩ đại ) gấp 100 lần Sông Tranh có sao đâu..!.Bọn xấu nói : nhửng đập thủy điện là : nhược điểm đáng sợ,có động đất hay có chiến tranh thì..thì…?! .

  2. Chán says:

    Xem trên TV thấy thật là ” thú vị” vì tài năng xây đập thủy điện của VN. Bây giờ nhìn nó giống như cái thác, chảy dài từ trên vách núi xuống, trắng xóa một vùng. Có những cái sai của các quan thầy mà người tâm huyết kêu gào khản cổ giống như nước đổ đầu vịt, chẳng ai nghe. Họ hè nhau thành bè, biến sai thành đúng, chỉ có vở đập mới lòi mặt dốt mà thôi.

  3. nguyenha says:

    Dúng như bạn LQT nói:sửa chửa vết “rò rỉ” có cách duy nhất là sửa chửa ở Thượng-nguồn,mọi công việc làm ở Hạ-nguồn dều có tính cách”tạm thời”.Về việc khoan-lổ-tròn dây là phương -pháp “nút-chai”,khoan sâu ở mức dộ cho phép,rồi dùng vật liệu thích -hợp nêm chặt(embed) làm ngưng dòng nước chảy,sau dó dùng chất liệu kết-dính cao trám lại(cover) chổ nứt.Nhưng biện pháp nầy chỉ dùng trong những trường hợp thông thường áp suất nhỏ,ví dụ Bê-tông thành giếng,dộ thấm của mực nước ngầm…Còn vấn dề “khoan-lổ-tròn” dể giảm sức căng(stress) cũng là biện pháp kỷ thuật,nhưng dối với bê-tông cốt thép khác xa với sắt,thép hoặc gương …vì bên trong còn có “cốt -thép”(re-bar),dây là chất-liệu chính dể giữ khối bê-tông bền chặt,mọi việc làm “ảnh hưởng”dến Cốt-thép’dều phải dược nghiên cứu kỷ. Vì thế khi “bê-tông nứt” là cả một vấn dề “hệ trọng”,nhất là dối với những Công trình nặng (heavy-duty),như nhà máy thủy diện chẳng hạn., Xử-lý không kỷ, Cốt-thép sẽ bị Oxy hóa dẩn dến phân hủy, Chất lượng công trình chỉ còn là Vấn dề thời gian.!Trở lại vấn-dề kỷ-thuật của “chuyên viên”VN, không cần phải dùng “cặp mắt” của nhà chuyên môn,chỉ người bình thường thôi,nhìn các công nhân sủa chửa các vết nứt,từ trang-phục dến dụng cụ,
    phong cách..thấy mà “ngao ngán nổi lòng”. Ai ăn dâu hết,mà dể “mấy em”khổ.! Tài lực và Vật-lực chỉ là
    “tay trắng”thế nhưng thích làm “việc lớn”,do dó dều nhờ các nước ngòai chỉ bảo và tài trợ,hiện giờ Tàu-Công là Dầu mối chủ lực.Dây là diều nguy hiểm nhất!! Chúng nó làm sai,làm dúng, không ai hay biết,
    chưa nói ăn hối-lộ,liệu vài ba chục năm nửa Các công trình VN có còn “trên cỏi dời”nầy không hay trở thành “cát bụi”??Nếu như dà nầy giử mải,không chịu “dùi mài kinh sử”,thì chắc chắn tronrg vài thập niên nữa CHXHCNVN sẽ trở thành bãi”Xà-bần”(diều nầy một KS trẻ trong nước dã phát biểu).Một sự thật trước mắt:nhà máy lọc dầu Dung-quốc(quảng ngãI) trên dường về bãi-phế-liệu!!.Hòan tòan dồng ý với Bạn LQT với lời khuyên, Dồng-bào ta nên “di-tản”dừng sinh sống ở hạ-nguồn.Rồi dây, khi nhà máy diện Nguyên-tử Phan-Thiết khởi công,cư-dân chuẩn bị dời di là vừa!!

Leave a Reply to vungu