WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

37 năm bị “bịt miệng” trên “xứ sở tự do” [kết]

Tiếp theo phần I II

Đàn Chim Việt: Thời buổi này, kiểm chứng thông tin không phải là khó, nhất là khi chúng tôi có một lực lượng đông đảo bạn đọc tại Mỹ. Muốn vu khống, bôi nhọ ai cũng không phải dễ nữa, bạn đọc ngày nay không còn là “bầy cừu” của Đảng. Họ không chỉ biết nghe bằng 2 tai mà còn biết so sánh, đánh giá, phản biện. Loạt bài này liên quan tới báo chí hải ngoại, chúng tôi xin đăng lên đây để rộng đường dư luận.

———————————————

(CATP) (Tiếp theo và hết) Trên tờ Việt Weekly (báo tiếng Việt tại Mỹ) ra ngày 23-11-2011, trong bài “Cảnh giác với bọn xấu tung tin phá hoại”, có đoạn viết: “Đã đến lúc toàn dân, thương gia, độc giả phải lên tiếng tự bảo vệ mình bằng cách báo cho cảnh sát, chính quyền sở tại để có thái độ với những hăm dọa vô cớ. Phải đòi cho được quyền đọc báo, quyền đi lại, quyền hội họp, quyền làm ăn theo hiến pháp Hoa Kỳ. Bọn độc tài phải chấm dứt hành động gây rối bằng biểu tình. Chính bọn côn đồ chính trị cực đoan này tạo mầm mống cho bọn xấu đứng trong bóng tối phá hoại… Bọn côn đồ độc tài xưa nay chuyên mang cờ vàng, lấy chiêu bài “chính nghĩa quốc gia” để hù dọa thương gia, o ép chủ chợ với nhiều hình thức man rợ, bẩn thỉu…”. Cùng với lời kêu gọi này, hàng loạt báo, đài Việt ở Mỹ đã “vùng lên” kể tội bọn phản động lưu vong chuyên đàn áp báo chí, đòi quyền tự do ngôn luận cho báo Việt.

Kỳ cuối: “CHIẾN ĐẤU” ĐỂ HƯỚNG VỀ QUÊ HƯƠNG

Trước tình trạng bị áp bức kéo dài, nhiều nhà báo, tờ báo Việt ở Mỹ đã dũng cảm vạch mặt đám phản động cực đoan. Cả chục nhà báo bị chúng trả thù, giết chết; nhiều cơ quan báo chí bị đốt, đập phá, hăm dọa… Thế nhưng khát vọng tự do cho báo Việt trên đất Mỹ suốt 37 năm qua chưa bao giờ bị dập tắt.

Cờ đỏ sao vàng trên KBC hải ngoại

 

“PHÁ XIỀNG” ĐANG TRỞ THÀNH PHONG TRÀO

Cuối năm 2011 và đầu năm 2012, đoàn nhà báo Việt ở Mỹ gồm: Vũ Hoàng Lân (phố Bolsa TV), Etcetera Nguyễn và Mimi Tưởng (Việt Weekly), Nguyễn Phương Hùng (KBC hải ngoại)… đã có hai chuyến về Việt Nam làm việc trong hơn năm tuần lễ. Sau khi tiếp xúc với các giới chức, tự do thoải mái đi nhiều nơi từ Bắc vào Nam để làm phóng sự, đến thăm và trao đổi với một số cơ quan báo đài trong nước, họ đã có những cái nhìn rất khách quan về quê hương. Khi trở về lại Mỹ, suốt hai tháng gần đây, nhóm nhà báo này đã gây ra nhiều cú sốc cho làng báo Việt. Họ đã thực hiện nhiều phóng sự trên báo in, báo điện tử, truyền hình hải ngoại về những thay đổi lớn lao, tuyệt vời ở Việt Nam. Họ càng tự tin và dũng cảm hơn với nghĩa vụ của nhà báo trước công chúng là đưa tin kịp thời, trung thực và sẵn sàng đối đầu với bọn phản động cực đoan để nói lên sự thật. Nhà báo Nguyễn Phương Hùng – nguyên là sĩ quan biệt động quân đội Sài Gòn cũ, một người từng chống cộng có “số má”, sau hai chuyến đi này đã nói: “Tôi thấy năm, bảy năm nữa Việt Nam sẽ xán lạn, rực rỡ. Tôi mong những người chống đối sẽ về thăm lại đất nước trước khi họ thật sự nằm xuống ở hải ngoại. Về một lần rồi họ sẽ đồng ý với việc làm của tôi – yêu nước và yêu quê hương (KBC hải ngoại ngày 1-3-2012). Nói là làm, ông Hùng đã cho đăng trên trang web của mình lá cờ đỏ sao vàng – một hành động thách thức nhóm phản động cực đoan. Ngoài cờ Tổ quốc, trang KBC hải ngoại vốn là “trong nhà” của binh lính, sĩ quan chế độ cũ với quan điểm chống cộng cực đoan, gần đây còn đăng lại rất nhiều tin bài của báo chí trong nước, trong đó có cả những bài chống các tổ chức phản động lưu vong và các quan điểm sai trái từng được đăng trên Báo Công an TPHCM. Ngày 19-3-2012, KBC hải ngoại cho đăng bài “Chống cộng cực đoan – rối loạn tâm thần” của tác giả Amari TX, lên án các tổ chức phản động lưu vong bằng những từ ngữ mạnh mẽ: “Bọn chống cộng cực đoan đã đi đến tận cùng của chủ nghĩa lưu manh với những băng đảng, hội đoàn, hàng trăm tổ chức mang nhãn hiệu ma trơi trên khắp nước Mỹ. Chúng bị sai khiến, lạm dụng trở thành những nạn nhân và những con rối trong tay ngoại bang”… Đây là sự thay đổi vô cùng lớn, làm nức lòng bà con Việt kiều ở Mỹ. Bởi vậy trang web này đang thu hút rất nhiều độc giả. Chỉ riêng ngày 14-3-2012, đã có 22.130 lượt truy cập. Còn trong tháng 3-2012, đã có 500.000 người vào đọc…

 

Từ trái qua: Vũ Hoàng Lân, Nguyễn Phương Hùng, “anh Quân” và Etcetera Nguyễn

Đồng hành với KBC hải ngoại, báo in Việt Weekly và kênh truyền hình phố Bolsa TV cũng đang đổi mới trong quan điểm đưa thông tin. Họ chấp nhận đối đầu với các nhóm phản động cực đoan để đòi quyền tự do ngôn luận. Gần đây cả hai báo, đài này đồng loạt đăng phát biểu của nhà thơ Dr.Yêu nói về những nhóm phản động cực đoan: “Quê hương đang cần chung tay xây dựng chứ không phải phá hoại. Quý vị đã phá hoại 36 năm rồi, được cái gì? Một con số 0 to tướng, một đầu óc méo mó… với tôi, bọn biểu tình chống báo Việt Weekly là để kiếm cơm, kiếm danh, kiếm tiền, kiếm gái… chống như thế là chống cả nước Mỹ, chống cả chính phủ Hoa Kỳ!”.

Trong thư tòa soạn đăng trên tờ Việt Weekly số 12NO6 (tháng 2-2012), cho biết: Nhiều báo đài Việt ở Mỹ hiện đang đi theo khuynh hướng chống lại sự đàn áp báo chí của bọn phản động cực đoan. Nguyên văn: “Cộng đồng chúng ta đang trong thời gian thẩm thấu, chiêm nghiệm và thay đổi tập quán về tự do ngôn luận. Những dấu hiệu thay đổi đã bắt đầu bằng một thế hệ của những người trẻ hơn (của các báo đài – TG) người Việt, Việt Face, Sức mạnh cộng đồng, Việt Media Agency, phố Bolsa TV… sẵn sàng nói thẳng, sẵn sàng nói thật, sẵn sàng bất đồng…”.

ĐOÀN NHÀ BÁO HẢI NGOẠI ĐÁNH GIÁ CAO BÁO CHÍ TRONG NƯỚC

Ngày 27-2-2012, đại diện các báo, đài: Việt Weekly, KBC hải ngoại, phố Bolsa TV đã tổ chức họp mặt tổng kết, đánh giá chuyến hồi hương tác nghiệp vừa qua. Nội dung cuộc trao đổi được đăng rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền thông tại Mỹ. Tham dự có các nhà báo Nguyễn Phương Hùng, Etcetera Nguyễn, Vũ Hoàng Lân và một nhà báo lớn tuổi được những người kia gọi là “anh Quân” hay “chú Quân” . Cuộc trao đổi khá dài, được đưa lên Internet thành ba clip, tập trung thành các nhận xét chính, như:

- Trong nước trân trọng đoàn nhà báo hải ngoại về tác nghiệp. Lãnh đạo các cơ quan mà đoàn tiếp xúc rất cởi mở, thẳng thắn và tự tin khi đối thoại với báo chí hải ngoại.

- Báo chí quốc nội phát triển ngoài sức tưởng tượng của đoàn nhà báo hải ngoại. Những đài truyền hình với cao ốc rất cao, phim trường rất lớn, cho thấy chính phủ rất quan tâm đến sự phát triển báo chí. Các cơ quan báo in rất đồ sộ, cơ sở vật chất dồi dào, thị trường rất lớn, lực lượng đông đảo và chuyên nghiệp vì đã được đào tạo qua đại học. Các cơ quan báo chí này không thua gì báo Mỹ ở tính cạnh tranh và quy mô hoành tráng. Nếu báo hải ngoại chủ yếu khai thác thông tin từ báo chí trong nước rồi tìm kiếm quảng cáo, rao vặt, thì báo trong nước chất lượng cao hơn với những phóng sự đặc biệt, thu hút đông độc giả.

- Báo chí cũng như Internet ở Việt Nam không bị kiểm duyệt như chế độ Sài Gòn trước đây. Báo chí đang phát triển nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế, bất chấp sự suy thoái của kinh tế thế giới.

- Đoàn nhà báo hải ngoại được tác nghiệp ở mọi lúc, mọi nơi, kể cả ra Trường Sa. Nhưng vì thời gian quá ít nên hy vọng sẽ thực hiện những việc chưa làm kịp vào các chuyến đi sau.

- Báo chí Việt tại Mỹ nên về Việt Nam để nắm tình hình đổi mới của đất nước (nhà báo Nguyễn Phương Hùng có nói: “Sau chuyến đi này tôi càng thấy truyền thông hải ngoại đã đầu độc người xem suốt bao năm qua” – trích báo Tiền phong ra ngày 18-9-2011) và báo chí trong nước nên hợp tác với báo, đài hải ngoại để thắt chặt tình nghĩa dân tộc giữa đồng bào trong nước và bộ phận người Việt sống xa quê hương…

PHẦN KẾT CHO LOẠT BÀI

Hiện có rất nhiều “nhà dân chủ” người Việt trong, ngoài nước đang mù quáng hùa theo giọng điệu xuyên tạc, vu khống của những kẻ chống phá Việt Nam, để cao giọng đòi dạy cho dân Việt Nam “thực thi dân chủ”, “tự do ngôn luận”, “đòi hỏi nhân quyền”… sao các vị không dành thời gian, tâm huyết và cả những mánh lới vu vạ đó đấu tranh cho tự do báo chí của hai triệu Việt kiều ở Mỹ? Đây là cộng đồng bị những tổ chức phản động lưu vong đàn áp tự do ngôn luận suốt 37 năm qua và đang rất cần những trợ giúp để “đứng lên” đòi quyền sống, quyền được làm báo, được đọc báo Việt…

Trong khi cả thế giới đánh giá cao nỗ lực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội công bằng dân chủ ở Việt Nam. Trong khi cả dân tộc Việt Nam đang làm hết sức mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thì các “nhà dân chủ” vì quá rảnh rỗi nên cố bôi đen phá hoại. Họ không muốn Việt Nam cường thịnh, họ chỉ muốn đất nước này tan vỡ, loạn lạc theo mô hình của “cách mạng màu”, “cách mạng hoa nhài”, “mùa xuân Ả Rập”… Họ muốn đem sinh mệnh cả dân tộc ra đùa giỡn “thí nghiệm” dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”. Cái trò láu cá, mị dân này xưa lắm rồi, chẳng còn lừa được ai đâu!

Trọng Linh

Nguồn: C.A.N.D

 

176 Phản hồi cho “37 năm bị “bịt miệng” trên “xứ sở tự do” [kết]”

  1. Huyb85 says:

    Chú Hùng ơi! vừa rồi chú có về Bắc Giang quê mình không? Bắc giang mình nổi tiếng với những đặc sản: Bánh Đa Kế; Vải Thiều Lục Ngạn… Khi nào có dịp cháu sẽ gởi một số hình ảnh quê mình cho chú để KBCHN giúp quảng bá hình ảnh quê hương với người việt khắp nơi và bạn bè quốc tế nhé!.

  2. Thongtin says:

    cô gái “da cam”
    Thứ hai – 15/10/2012 12:43 – Đã xem: 43
    Lần đầu tiên sang Mỹ năm học lớp 11, Võ Thị Minh An sống ở Los Angeles được một năm. Trong thời gian này, Minh An đã trở thành thông dịch viên cho tổ chức Spiral Foundation (một tổ chức phi chính phủ giúp đỡ người bị khuyết tật và nhiễm chất độc màu da cam làm đồ lưu niệm từ các vật liệu phế thải).
     
    Võ Thị Minh An (ảnh, bên trái), cựu học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM, không chỉ là một du học sinh giỏi mà còn là một sinh viên hoạt động xã hội tích cực trên đất Mỹ.

    Lần đầu tiên sang Mỹ năm học lớp 11, Minh An sống ở Los Angeles được một năm. Trong thời gian này, Minh An đã trở thành thông dịch viên cho tổ chức Spiral Foundation (một tổ chức phi chính phủ giúp đỡ người bị khuyết tật và nhiễm chất độc màu da cam làm đồ lưu niệm từ các vật liệu phế thải).
     
    Tại đây, An đã đứng ra giúp đỡ tổ chức này bán các sản phẩm ở trong và ngoài trường, giúp họ tổ chức các buổi đấu giá tranh và một số hoạt động khác. Chỉ trong vòng 4 tháng, An đã giúp tổ chức gây quỹ được hơn 50.000 USD.
    Năm 2009, Minh An đã đoạt giải thưởng “Knudson Churchill Scholarship Trust” vì những đóng góp lớn trong lĩnh vực truyền thông.
     
    “Ở mỗi nước, hoàn cảnh văn hóa, phong tục khác nhau. Vì vậy, vai trò của mỗi bạn du học sinh cũng khác nhau. Nhưng cái quan trọng nhất, theo Minh An, các bạn sinh viên nên tạo dựng một hình ảnh hoàn chỉnh hơn về Việt Nam trong mắt thế giới. Vì có rất nhiều người họ vẫn nghĩ về Việt Nam hoàn toàn sai lầm, thậm chí có người vẫn nghĩ rằng Việt Nam vẫn còn chiến tranh.”

    Võ Thị Minh An Ở Mỹ, Võ Thị Minh An đã trở thành một trong những nhà ủng hộ mạnh mẽ nhất cho các hoạt động vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Minh An đã từng được mời diễn thuyết tại rất nhiều trường trung học tư thục và đại học tại Mỹ về cuộc sống của trẻ em chịu ảnh hưởng cả chất độc màu da cam.
     
    An tâm sự, An chưa bao giờ làm công việc này ở Việt Nam. Thế nhưng, khi sang Mỹ, trước những thính giả là người nước ngoài, lại nói bằng ngôn ngữ thứ hai, Minh An không chỉ làm tốt mà còn để lại rất nhiều ấn tượng.
    Nhớ lại những lần diễn thuyết trong năm 2009 vừa rồi, An tâm sự: “Cái khó của mình là An phải diễn thuyết về một vấn đề chính trị và nhạy cảm, trên một đất nước cũng đang tranh cãi về vấn đề này với Việt Nam. Bởi vậy, trong khả năng của mình, mục tiêu chính của An không phải là thuyết phục họ lên án chế độ Mỹ mà là để họ hiểu và chia sẻ hơn với cuộc sống của người bị nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam”.
    Để những câu chuyện và hình ảnh về các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đến được với công dân Mỹ, Minh An đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, trở ngại. “Cái khó là những hình ảnh về chất độc màu da cam với những học sinh trung học Mỹ (từ lớp 9-12) chưa từng được nghe bao giờ, họ sẽ rất sốc. Bởi vậy, An phải lựa chọn hết sức kỹ lưỡng từ từ ngữ đến hình ảnh trong suốt quá trình diễn thuyết để tránh gây sốc và khó hiểu cho người nghe”.
    Không chỉ vậy, Minh An còn tổ chức những buổi hội thảo, nói chuyện giữa các giáo sư người Mỹ về chủ đề này.
    Với các đối tượng này, Minh An lựa chọn cách tiếp cận khác hẳn: “Thời điểm này, vấn đề chính trị và vụ kiện bắt đầu được đào sâu hơn. Nên cái khó ở giai đoạn này là mình phải nói như thế nào để họ cảm thấy không phải tôi đang lên án đất nước, chế độ của các bạn. Lúc này, An cũng đồng thời giữ vai trò là một sinh viên, vì thế An cố gắng không đưa quá nhiều tranh luận chính trị vào câu chuyện của mình mà chỉ đưa ra những câu hỏi, gợi mở để các giáo sư phân tích”.

    TV- Hoa kỳ

Leave a Reply to Thongtin