WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hiểm họa Trung Quốc và bài học Thổ Nhĩ Kỳ

Chiến tranh sẽ đến. Không cần phải là nhà tiên tri hay nhà khoa học xã hội cũng có thể đoán được. Lịch sử loài người đã chứng minh chiến tranh và hòa bình là hai mặt biện chứng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Vegetius trong tác phẩm nổi tiếng Quan tâm về các vấn đề quân sự (De Re Militari) xuất bản vào thế kỷ thứ năm đã viết “Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh”. Từ chiến tranh bộ lạc sang chiến tranh thuộc địa, chiến tranh khu vực, chiến tranh thế giới, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh lạnh, chiến tranh giữa những người cùng chủng tộc, trong từng giờ, từng phút máu của nhân loại đã và đang đổ xuống tại nhiều nơi trên trái địa cầu ngày càng chật hẹp này.

Trong lúc chiến tranh là một sự kiện khó thể tránh khỏi, trong đó, nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát và quyết định của giới lãnh đạo và nhân dân các quốc gia nạn nhân, những nhà lãnh đạo khôn ngoan, có tầm nhìn xa, biết chọn đúng thế đứng chính trị, không những tránh được chiến tranh mà còn vận dụng các xung đột quốc tế để đem về các lợi ích lâu dài cho quốc gia họ.

Mustafa Kemal Atatürk nhìn về tương lai Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kemal Atatürk từ năm 1923 đến năm 1938 và các chính phủ về sau là một bài học lớn cho nhiều quốc gia vừa thoát khỏi chế độ phong kiến và thuộc địa. Trong số đó, hai bài học quan trọng:

  1. Sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa của dân tộc và hướng phát triển dân chủ của thời đại.
  2. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa và khi cần phải biết chọn lựa dứt khoát một thế đứng trong bang giao quốc tế có lợi cho sự phát triển lâu dài của đất nước.

Mustafa Kemal Atatürk, thường được gọi tắt Mustafa Kemal, sinh năm 1881 tạiSalonikatrong một gia đình theo Hồi Giáo, thuộc Đế Chế Ottoman. Ông vào trường chuyên quân sự khi tuổi mới 12. Mustafa Kemal được nhận vào học viện quân sự năm 1902 và tốt nghiệp đại học quân sự năm 1905. Khi thế chiến thứ nhất bùng nổ, Đế Chế Ottoman liên minh với Đức và Hung. Mustafa Kemal chỉ huy sư đoàn 19 thuộc binh đoàn 2 và đưa quân vào hành lang Đông Âu. Ông là một sĩ quan xuất sắc, dạn dày trận mạc, chiến đấu dũng cảm và được tặng thưởng 24 huân chương chiến công. Mặc dù những năm cuối của thế chiến thứ nhất, liên quân Đức-Hung thua nhiều trận lớn nhưng binh đoàn 16 dưới quyền Mustafa Kemal đã liên tục đánh bại quân Nga. Khi Cách Mạng Cộng Sản 1917 bùng nổ, Nga rút quân.

Sau thế chiến thứ nhất, Đế Chế Ottoman sụp đổ, lãnh thổ bị chia cắt và phần Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay bị đồng minh dưới quyền của Anh chiếm đóng. Tướng Mustafa Kemal thoát ly khỏi chế độ Ottoman để phát động một phong trào võ trang đòi độc lập cho Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù bị kết án tử hình vắng mặt, Mustafa Kemal vẫn được bầu vào quốc hội Ottoman. Khi quốc hội này bị Anh giải tán, Mustafa Kemal kêu gọi bầu quốc hội khác và đặt trụ sở tại bản doanh của phong trào độc lập ởAnkara. Quốc hội mới được bầu ra qua danh xưng Đại Nghị Quốc Gia (Grand National Assembly) gọi tắt là GNA. Ngày 5 tháng 8 năm 1921, Mustafa Kemal được GNA phong làm tổng tư lịnh quân đội phong trào giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ. Quân khởi nghĩa dưới quyền Mustafa Kemal đánh bại liên quân Anh, Pháp, Ý, Hy Lạp tại nhiều nơi. Kết quả, hiệp ước Lausanne ra đời ngày 24 tháng 7 năm 1923 công nhận nền độc lập của Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

Tức khắc sau khi trở thành tổng thống đầu tiên của nền cộng hòa non trẻ, Mustafa Kemal đặt mục tiêu hiện đại hóa đất nước lên hàng đầu. Trung tâm quyền lực chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn này là GNA trong đó đảng Cộng Hòa Nhân Dân do Mustafa Kemal thành lập giữ gần như đa số tuyệt đối. Hiện đại hóa không chỉ được tiến hành trong lãnh vực kinh tế nhưng quan trọng hơn trong chính trị, văn hóa, giáo dục. Trong suốt thời gian lãnh đạo quốc gia, Mustafa Kemal thực hiện hàng loạt các biện pháp cấp tiến bao gồm việc giải tán các cơ sở giáo dục Hồi Giáo, bỏ tiếng Á Rập và thay bằng ngôn ngữ Thổ dùng mẫu tự La Tinh, thành lập các ủy ban nghiên cứu sự thành công của hệ thống kinh tế Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Thụy Điển để áp dụng một cách hữu hiệu vào điều kiện một quốc gia Hồi Giáo như Thổ. Mùa hè 1924, Mustafa Kemal còn mời nhà giáo dục Mỹ John Frederick Dewey thuộc trường đại học Columbia, đến Thổ để cố vấn chính phủ về cải cách giáo dục.

Cơ sở lý luận Kemal

Để định hướng lâu dài cho đất nước, Mustafa Kemal xây dựng cơ sở lý luận Kemal (Kemalism) đặt căn bản trên ba thành tố chính: Cộng Hòa (Republicanism), Dân Túy (Populism) và Thế Tục (Secularism). Về thành tố Cộng Hòa, Mustafa Kemal thay thế các nguyên tắc lãnh đạo quân chủ bằng các nguyên tắc dân chủ pháp trị trong đó các quyền dân sự do chính nhân dân quyết định qua hình thức dân chủ đại diện. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất và được bầu lên qua một cuộc đầu phiếu phổ thông. Về thành tố Dân Túy (Populism), Mustafa Kemal quan niệm cách mạng dân tộc dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ là một cuộc cách mạng xã hội nhằm phục vụ cho lợi ích của toàn dân. Ông đề cao các giá trị văn hóa lịch sử Thổ và xem đó như hành trang lên đường hướng tới một tương lai sáng lạng cho dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ. Về thành tố Thế Tục (Secularism ), Mustafa Kemal chủ trương tách tôn giáo ra khỏi nhà nước. Ngay cả câu “Nền tảng tôn giáo của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ là Hồi Giáo” trước đó được xem như là tự nhiên trong một nước với 99.8% dân số theo đạo Hồi, cũng bị gạch bỏ khỏi hiến pháp. Thái độ dứt khoát của Mustafa Kemal về tôn giáo không nhằm xóa bỏ tôn giáo hay thù địch tôn giáo nhưng nhằm mở rộng tự do tư tưởng và nâng cao vai trò độc lập của chính phủ trong một xã hội vốn đã bị ảnh hưởng tôn giáo đè nặng suốt sáu thế kỷ dưới thời Đế Chế Ottoman.

Chính sách Thổ Nhĩ Kỳ trong thế chiến thứ hai

Về đối ngoại, vài năm trước khi qua đời vào ngày 10 tháng 11 năm 1938, Mustafa Kemal tìm cách cải thiện mối quan hệ ngoại giao với Anh để cân bằng cán cân ảnh hưởng với Liên Xô.

Tổng thống thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa İsmet İnönü, người kế vị Mustafa Kemal ý thức sự chịu đựng của nhân dân Thổ trong suốt 14 năm chiến tranh từ 1908 đến 1922 nên quyết tâm bằng mọi cách tránh đưa đất nước vào vòng chiến một lần nữa. Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, Mustafa İsmet İnönü tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ trung lập. Nhờ thế, trong lúc phần lớn châu Âu chìm trong biển lửa, Thổ Nhĩ Kỳ dù là vị trí trái độn giữa hai khối, không bị ảnh hưởng gì.

Tuy nhiên, cuối tháng 2 năm 1945, khi số phận của khối trục chỉ còn tính bằng ngày, Tổng thống Mustafa İsmet İnönü đã khôn khéo chọn lựa đứng về phía đồng minh. Dù không có một người lính Thổ nào ra trận, theo quyết định của hội nghị Yalta, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn được xem là quốc gia đồng minh và là một trong những hội viên thành lập đầu tiên của Liên Hiệp Quốc. Cả Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill đều muốn Thổ Nhĩ Kỹ, quốc gia có vị trí chiến lược ngay sân sau của Liên Xô, đứng về phía họ nên đã khuyến khích Thổ tham gia phe đồng minh. Tương tự, Joseph Stalin cũng đánh giá cao vị trí chiến lược của Thổ và mặc dù không tin tưởng hẳn, y vẫn nghĩ chính phủ Thổ sẽ tiếp tục ủng hộ chính sách đối ngoại của Liên Xô như trước đây nên đã đồng ý đề nghị của Thủ tướng Churchill.

Liên Xô tham vọng độc chiếm Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ

Ngay sau khi thế chiến thứ hai vừa chấm dứt, tham vọng bành trướng về phía đông của Stalin đang trên đà chiến thắng lộ rõ nhất là qua xung đột Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ (The Turkish Straits) gồm hai eo biển Bosphorus và Dardanelles nằm giữa Bắc Hải và Địa Trung Hải. Eo biển Thổ là nguồn hải lưu huyết mạch và là chiếc cầu biển nối hai châu Âu và Á. Eo biển là trái tim của Thổ Nhĩ Kỳ. Bất cứ quốc gia nào làm chủ Eo biển sẽ giữ vị trí quân sự và chính trị quyết định trong toàn vùng Biển Bắc và khu vực Balkans.

Ngày 19 tháng Ba năm 1945, Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav M. Molotov thông báo cho đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên Xô biết Liên Xô đơn phương hủy bỏ Hiệp Ước Cam Kết Không Xâm Lược (Non-Aggression Pact) giữa Liên Xô và Thổ được ký kết ngày 17 tháng Giêng năm 1925. Tham vọng bành trướng của Liên Xô không phải chỉ là chính sách riêng của Stalin nhưng là một bước kế tục truyền thống khống chế các nước nhỏ chung quanh đã có từ thời các Sa Hoàng Nga.

Khi chính phủ Thổ tìm cách làm dịu mối quan hệ, Liên Xô đưa ra hàng loạt điều kiện bao gồm việc chia quyền điều hành Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, Hồng quân Liên Xô có trách nhiệm bảo vệ an ninh Eo biển, và ngoài ra, Thổ phải trao trả cho Liên Xô hai vùng đất Kars và Ardahan đang thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối.

Thổ Nhĩ Kỳ chọn gia nhập NATO

Trước sự đe dọa của Liên Xô và sự phân cực rõ nét của chính trị thế giới sau thế chiến thứ hai, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa İsmet İnönü ý thức rằng để bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và hiện đại hóa đất nước, Thổ Nhĩ Kỳ phải từ bỏ chính sách đối ngoại hợp tác theo kiểu bình đẳng cùng có lợi với mọi quốc gia để đứng về một phía có triển vọng phục vụ tốt nhất cho quyền lợi trước mắt cũng như lâu dài của Thổ. Thổ Nhĩ Kỳ dứt khoát đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô.

Ngày 22 tháng 5 năm 1947, Tổng thống Truman ký quyết định viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Năm 1948, các cố vấn quân sự Mỹ bắt đầu giúp đở chính phủ Thổ tái trang bị và hiện đại hóa quân đội.

Mỹ và Anh muốn dùng đất Thổ như một tiền đồn và quân đội Thổ như một đơn vị tiền phương để làm chậm sức tấn công của bộ binh Liên Xô một khi chiến tranh giữa hai khối bùng nổ trong lúc chờ đợi không lực Anh Mỹ mở các cuộc phản công phát xuất từ các căn cứ không quân đặt tại Ai Cập. Dĩ nhiên, chính phủ Thổ biết rõ thâm ý của Anh và Mỹ nhưng đó là cái giá phải chọn vì nền an ninh và sự thịnh vượng của quốc gia Thổ.

Theo tổng kết được ghi lại trong tài liệu Tương lai chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ (The future of Turkish Foreign Policy) của hai tác giả Lenore G. Martin và Dimitris Keridis, trong năm 1948, Mỹ viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ 180 phi cơ chiến đấu F-47, 30 phi cơ oanh tạc B-26 và 86 phi cơ vận tải C-47. Trong thời điểm 1948, đó là một viện trợ quân sự lớn. Với số vũ khí mới, quân đội Thổ không những có thể ngăn chặn mà nếu cần còn có khả năng oanh tạc các nguồn dầu khí của Liên Xô tại Romania và trong vùng Caucasus.

Tuy nhiên súng đạn không phải chỉ là những gì Thổ Nhĩ Kỳ muốn nhưng quan trọng hơn là sự bảo đảm bằng một liên minh quân sự quốc tế. Nói rõ hơn, Thổ muốn trở thành hội viên chính thức của Tổ Chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thống Mustafa İsmet İnönü tin tưởng hỏa lực hùng hậu của NATO và Hạm đội Địa Trung Hải của Mỹ là bức tường thành vững chắc nhất để bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Liên Xô xâm lược. Để chứng tỏ thiện chí, Thổ Nhĩ Kỳ gởi quân tham chiến bên cạnh các lực lượng Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên.

Ngày 18 tháng 2 năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức trở thành hội viên của NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ sau khi gia nhập NATO

Sau khi gia nhập khối dân chủ tây phương, Thổ Nhĩ Kỳ phát triển một cách nhanh chóng trong mọi lãnh vực. Thổ Nhĩ Kỳ có nền kinh tế lớn hạng thứ 17 thế giới với lợi tức bình quân đầu người trên 10 ngàn đô la và là thành viên của G-20. Từ một nước phải chịu nhún nhường trước Liên Xô và sau đó lệ thuộc vào vũ khí của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một quốc gia tự sản xuất và xuất cảng võ khí tối tân. Không quân Thổ là một trong những lực lượng không quân lớn nhất của NATO. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong năm quốc thành viên của Chính Sách Sử Dụng Nguyên Tử trực thuộc NATO. Hiện nay có 90 bom nguyên tử loại B61 được đặt tại căn cứ quân sự Incirlik trên đất Thổ. Nếu có một chiến tranh nguyên tử, không lực Thổ Nhĩ Kỳ với sự chấp thuận của NATO có quyền sử dụng các vũ khí nguyên tử đó. Các phi đoàn chiến đấu F-16C tối tân của không quân Thổ Nhĩ Kỳ do chính công ty Công Nghiệp Không Gian Thổ (Turkish Aerospace Industries ) sản xuất. Thổ Nhĩ Kỳ còn là thành viên của chương trình sản xuất phi cơ chiến đấu F-35, một trong những đề án kỹ thuật cao cấp và đắc giá nhất.

Trước các thành tựu về kinh tế, chính trị và quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ, không cần phải phân tích, mọi người đều có thể hiểu, chính hạt mầm dân chủ quý giá mà những người thành lập cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ gieo trên mảnh đất đầy phân hóa vì độc tài phong kiến đã lớn lên thành cây xanh, trái ngọt cho các thế hệ Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay. Mười năm sau ngày độc lập, Tổng thống Mustafa Kemal đã phát biểu “Cộng hòa có nghĩa lãnh đạo một quốc gia dân chủ. Chúng ta thành lập chế độ Cộng Hòa đã mười năm, nó phải thỏa mãn các đòi hỏi của một chế độ dân chủ khi cần đến.”

Sự chọn lựa nào mà chẳng có hy sinh. Con đường dẫn đến dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ không phải bằng phẳng. Với một quốc gia mang truyền thống quân sự từ thời Đế Chế Ottoman, trong suốt mười năm đầu sau độc lập, nước Thổ vẫn còn chịu đựng nhiều biến cố đảo chánh, ám sát, lật đổ, treo cổ, tranh chấp giữa chính quyền dân sự và các tưởng lãnh, nhưng tất cả đều không rung chuyển được nền tảng dân chủ tại Thổ.

Và cũng không cần phải phân tích nhiều, mọi người đều hiểu sự chọn lựa dứt khoát của cấp lãnh đạo Thổ sau thế chiến thứ hai đã có ảnh hưởng quyết định trong việc đưa đất nước vượt qua hẳn quá khứ chậm tiến lạc hậu để trở thành một quốc gia dân chủ tiến bộ duy nhất trong khối các quốc gia Hồi Giáo. Thật vậy, nếu 1945, các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận các yêu sách của Stalin và trở thành một chư hầu không Cộng Sản của Liên Xô, nước Thổ vẫn là một nước Hồi Giáo nghèo nàn, lạc hậu và yếu kém như nhiều quốc gia Hồi Giáo Á Phi khác hiện nay.

Trung Quốc muốn gì ở Việt Nam?

Mặc dù có những thay đổi chiến thuật trong từng thời kỳ, về căn bản, mục tiêu của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc từ khi bắt đầu can dự vào cuộc chiến Việt Nam đến nay vẫn không thay đổi. Một cách vắn tắt như đã viết trong các bài trước, Trung Quốc muốn Việt Nam:

 

  1. Hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc về chế độ chính trị.
  2. Một phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Quốc.
  3. Trung Quốc độc chiếm toàn bộ các quyền lợi kinh tế vùng biển Đông bao gồm cả các vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp.

Về mặt chính trị. Hai nỗi lo lớn của giới lãnh đạo CS Trung Quốc là sợ bị bao vây từ bên ngoài và diễn biến hòa bình bên trong nội bộ Trung Quốc. Nhìn quanh, họ chỉ thấy kẻ thù. Thật vậy, hầu hết các quốc gia dân chủ trong vùng từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Thái Lan, tuy mức độ khác nhau nhưng đều là các quốc gia đang có những mâu thuẫn căn bản với Trung Quốc, không những về quyền lợi kinh tế mà cả chế độ chính trị. Mặc dù không công khai tuyên bố, giới lãnh đạo CS Trung Quốc cũng biết hiện nay chỉ còn năm quốc gia theo một loại chủ nghĩa mà giáo sư sử học Roderick Macfarquhar, thuộc đại học Harvard, gọi là chủ nghĩa Lê Nin không có Mác, tức một nhà nước chuyên chính sắc máu nhưng không còn dựa trên nền tảng triết lý duy vật. Hai cơ chế chính trị Cộng Sản Trung Quốc và CSVN có một mối quan hệ hữu cơ mật thiết với các yếu tố tương quan và phụ thuộc vào nhau. Sự lệ thuộc về chính trị của Việt Nam vào Trung Quốc không chỉ giúp giữ an toàn phòng tuyến phía nam mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Không giống như điều kiện chính trị thời điểm hội nghị Thành Đô, các phát triển chính trị và quân sự vùng Á Châu và Thái Bình Dương đang diễn ra cho thấy cuộc cách mạng dân chủ có nhiều khả năng diễn ra tại Việt Nam sớm hơn Trung Quốc.

Về mặt kinh tế. Hơn ai hết, giới lãnh đạo CS Trung Quốc biết chế độ CS như người đi trên dây, ngồi trên lưỡi dao cạo. Sự ổn định tại Trung Quốc hiện nay chỉ là sự ổn định tạm thời vì cơ chế chính trị Trung Quốc vốn được xây dựng trên  một nền tảng bất ổn. Trong suốt 40 năm từ khi chương trình hiện đại hóa của Đặng Tiểu Bình ra đời, các thế hệ lãnh đạo đảng đã tập trung vào việc phát triển kinh tế để vừa thỏa mản nhu cầu vật chất của người dân và vừa hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản. Hai yếu tố hàng đầu của một nền kinh tế sản xuất là lao động và nguyên liệu. Lợi thế của Trung Quốc là nguồn lao động rẻ nhưng trong điều kiện một quốc gia có mức độ lãng phí nguyên vật liệu cao trong các nước đang phát triển như Trung Quốc, việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho một nền kinh tế khổng lồ nhưng lạc hậu về quản trị là một thách thức lớn cho giới lãnh đạo.

Hàng hóa của Trung Quốc xuất cảng phần lớn là hàng hóa tiêu dùng nhưng đây cũng là những loại sản phẩm mà quốc gia nào cũng có thể sản xuất được. Sự lớn mạnh của khối được gọi là các Nền Kinh Tế Đang Hứa Hẹn (Emerging Economies) trong đó Ấn Độ, với dân số 1.2 tỉ và mức xuất cảng cùng loại hàng hóa như Trung Quốc tăng 100 phần trăm trong vòng 10 năm qua là mối đe dọa lớn cho hàng hóa Trung Quốc. Để duy trì giá thành sản phẩm thấp, Trung Quốc không thể mua nguyên liệu theo giá trên các thị trường quốc tế London, New York hay nhập từ các nước châu Âu nên đã tìm cách khai thác các nguồn nguyên liệu rẻ qua chính sách thực dân đỏ bất nhân, như đang diễn ra tại nước châu Phi, như trường hợp Congo.

Riêng với Á châu, khu vực này không chỉ là thị trường tiêu thụ mà còn là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho nền kinh tế Trung Quốc. Miếng mồi ngon nhất, hấp dẫn nhất, đủ tiêu chuẩn kinh tế, chính trị, quân sự nhất không đâu khác hơn là Việt Nam. Chủ trương muốn Việt Nam là phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược châu Á của Trung Quốc quá rõ ràng, không cần phải một nhà phân tích chính trị cỡ Carlyle Thayer mới thấy mà ngay trong tác phẩm Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam-Trung Quốc Trong 30 Năm Qua Nxb Sự Thật, Hà Nội tháng 10, 1979, giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam cũng đã tự thú điều này “Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ”.

Điểm giống nhau và khác nhau giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ

Về mặt địa lý chính trị và quân sự, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều điểm giống nhau. Tham vọng thiên triều của các triều đại phong kiến Trung Hoa đối với các quốc gia nhỏ vùng Đông Nam Á, đặc biệt với Việt Nam, thâm độc không khác gì truyền thống nước lớn của các Sa Hoàng Nga đối với các nước Đông Âu. Hoàng Sa và Trường Sa, đôi mắt của Việt Nam nhìn ra Thái Bình Dương quan trọng không kém gì Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, trái tim Thổ Nhĩ Kỳ trong vùng Địa Trung Hải. Khát vọng của dân tộc Việt Nam mong được sống trong tự do, thanh bình, thịnh vượng sau bao nhiêu năm chiến tranh tàn phá cũng sâu thẳm như ước vọng tự do, dân chủ và thịnh vượng của dân tộc Thổ sau nhiều năm chiến tranh dưới thời Đế Chế Ottoman, thế chiến thứ nhất và chiến tranh giành độc lập.

Sau thế chiến thứ hai và nhất là sau sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản, lục địa châu Âu hiện nay được xem là ổn định. Hầu hết các quốc gia vừa thoát khỏi chế độ Cộng Sản, kể cả Nga, vẫn còn trên đường phục hồi kinh tế, chính trị và phục hưng các giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc họ. Xung đột thế giới tới đây được các nhà phân tích kinh tế chính trị nhận xét sẽ là xung đột Á Châu, nơi đang tồn tại các hệ thống chính trị đối nghịch, các quyền lợi kinh tế đối nghịch và các chính sách phát triển đối nghịch. Vì lý do địa lý chính trị, Việt Nam được xem là một trong những điểm nóng nhất và có thể sẽ là ngòi nổ của cuộc xung đột châu Á và Thái Bình Dương.

Liệu Việt Nam có thoát khỏi chiến tranh châu Á như Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng bên ngoài biển lửa châu Âu?

Liệu giới lãnh đạo CSVN có khả năng hóa giải các nguồn ngoại lực và biết vận dụng vị trí chiến lược của bán đảo Việt Nam một cách khôn ngoan để phục vụ cho lợi ích lâu dài của đất nước như các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã làm?

Trước mắt, không có dấu hiệu gì cho thấy giới lãnh đạo CSVN có một nhận thức chính trị quốc tế sáng suốt và cũng không có khả năng nào cho thấy họ có thể từ bỏ các quyền lợi của đảng Cộng Sản vì sự sống còn của dân tộc như các lãnh đạo đảng Cộng Hòa Nhân Dân Thổ. Những chờ đợi mỏi mòn, những van xin tha thiết, những thỉnh nguyện thư trang trải hết ruột gan đều không mềm lòng những kẻ mà tham vọng quyền lực và quyền lợi đã thấm vào máu, ăn sâu vào xương tủy.

Ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ nhận viện trợ của Liên Xô để tái thiết đất nước trong những năm đầu sau độc lập, Tổng thống Mustafa Kemal cũng đã công khai cam kết với nhân dân Thổ: “Quan hệ hữu nghị với Liên Xô không có nghĩa là chấp nhận ý thức hệ Cộng Sản. Chủ nghĩa Cộng Sản là một vấn đề xã hội. Các điều kiện xã hội, tôn giáo và truyền thống dân tộc của đất nước chúng ta khẳng định chủ nghĩa Cộng Sản không thể áp dụng tại Thổ Nhĩ Kỳ”. Việt Nam thì khác, từ ngày thành lập đảng, mặc cho bao đổi thay trên thế giới, các cấp lãnh đạo CSVN vẫn suốt ngày ra rã “Chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu” và quan hệ giữa hai đảng CS Việt Nam và CS Trung Quốc vẫn là quan hệ “như môi với răng”, “vừa là đồng chí vừa là anh em” như những năm trước 1975.

Còn lại gì hôm nay?

Giống như Adolf Hitler lợi dụng chính sách đối ngoại Nhân nhượng (Appeasement) của Thủ tướng Anh Neville Chamberlain trước thế chiến thứ hai để chiếm đoạt Sudetenland, lãnh thổ chiến lược và giàu tài nguyên nhất của Cộng Hòa Tiệp Khắc, Trung Quốc cũng đang lợi dụng sự bất ổn kinh tế thế giới và chính sách đối ngoại Nhân nhượng của Barack Obama để củng cố bộ máy quân sự và mở rộng ảnh hưởng tại Á Châu. Dân tộc Việt Nam phải đối diện với thách thức về cả hai mặt, bên trong, một giới lãnh đạo tham quyền cố vị, ươn hèn, và bên ngoài, một chủ nghĩa xâm lược dã man nhất trong lịch sử loài người.

Yếu tố duy nhất còn lại là sức mạnh tổng hợp của các thành phần dân tộc. Chính các thành phần dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước là lực duy nhất nằm ngoài sự kiểm soát của hai đảng Cộng Sản và cũng là lực duy nhất có khả năng đưa Việt Nam ra khỏi bờ vực chiến tranh và đưa đất nước tới một tương lai sáng lạng cho con cháu mai sau. Các thành phần dân tộc không chỉ là những người đang công khai chống đảng, những người đứng ngoài cơ chế lãnh đạo, những người không Cộng Sản nhưng là bất cứ ai nhận thức được manh tâm của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc, bản chất sai lầm trong cơ chế độc tài đang thống trị Việt Nam và chọn lựa dứt khoát đứng về phía dân tộc. Thấy được con đường dân tộc phải đi và dâng hiến tình yêu cho đất nước không bao giờ quá trễ. Không ai chiêu hồi ai. Không ai tha tội ai. Không ai sách động ai. Hành trang là tinh thần độc lập, tự chủ của tổ tiên giòng giống Việt. Chọn lựa của thời đại không chỉ là chọn lựa giữa dân chủ hay độc tài nhưng quan trọng hơn thế nữa, là mất hay còn, tồn tại hay diệt vong của một dân tộc.

Từ vùng Balkans cho đến châu Phi, lịch sử nhân loại để lại vô số bài học, chỉ vì giới lãnh đạo sai lầm và thiển cận, chỉ vì dân tộc chia rẽ và phân hóa mà nhiều quốc gia, vương quốc, đế quốc, một thời hưng thịnh đã vĩnh viễn bị xóa tên. Tất cả sẽ trở thành vô nghĩa khi Việt Nam không còn có mặt trên bản đồ thế giới. Nhạc sĩ Việt Khang đặt ra một câu hỏi nhức nhối không phải cho bộ máy công an đang giam cầm em, cho lãnh đạo đảng Cộng Sản mà cho toàn dân tộc “Cội nguồn ở đâu, khi thế giới nay đã không còn Việt Nam? ”.

© Trần Trung Đạo

© Đàn Chim Việt

 

 

21 Phản hồi cho “Hiểm họa Trung Quốc và bài học Thổ Nhĩ Kỳ”

  1. Minh Đức says:

    Mustafa Kemal là một quân nhân và đã nắm quân đội, cai trị một cách độc tài để canh tân Thổ Nhĩ Kỳ . Khi những quân nhân tại miền Nam làm đảo chính, báo chí Tây phương đã gọi họ là “young turks”, nghĩa là ví họ với Mustafa Kemal và những sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ và kỳ vọng rằng các sĩ quan này sẽ đưa miền Nam đi lên. Nhưng vị trí của Mustafa Kemal đối với Thổ Nhĩ Kỳ giống Hồ chí Minh hơn. Sự giống nhau giữa Mustafa Kemal và Hồ Chí Minh là cả hai có ảnh hưởng đến đường lối của quốc gia mình. Sự khác nhau giữa Mustafa Kemal và Hồ Chí Minh là Mustafa Kemal không theo chủ nghĩa cứng nhắc như chủ nghĩa Cộng Sản, nên tùy theo tình hình mà có chính sách chính trị, ngoại giao cho thích hợp. Mặc dù là quân nhân, Mustafa Kemal cũng không chủ trương lao vào chiến tranh để bành trướng ngay sau khi mới giành được độc lập mà lo canh tân quốc gia. Nếu Mustafa Kemal có tham vọng cho Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một bá chủ ở trong vùng thì Mustafa Kemal sẽ đi dựa vào nước lớn này hoặc nước kia để xin viện trợ rồi đánh nhau miên man. Bao nhiêu lãnh tụ trên thế giới nắm được quyền lãnh đạo rồi lo bành trướng. Mao vừa lên cầm quyền là muốn “Gió Đông thổi bạt gió Tây”. Muammar Gaddafi của Lybia lên cầm quyền rồi lo bành trướng, lúc thì muốn bao trùm cả khối Ả Rập, lúc thì muốn bao trùm cả Phi Châu. Gamal Abdel Nasser lên cầm quyền thì muốn bành trướng bao trùm cả khối Ả Rập, lao vào chiến tranh tiêu diệt Do Thái… Tham vọng bành trướng nhiều quá thì sẽ biến nước mình, dân tộc mình thành bộ máy để phục vụ cho tham vọng của mình mà xem nhẹ việc tổ chức đất nước cho có nền kinh tế nuôi sống dân, xem nhẹ việc xây dựng xã hội cai trị bằng pháp luật.

  2. Motkhucruot says:

    Mustafa Kemal Atatürk : Được dân tộc Thỗ tôn sùng là Cha Già Dân Tộc , Ông ta được chính dân tộc cũa ông ta tôn sùng vì tài lãnh đạo quân sự cũng như dân sự một cách thông minh , sáng suốt , huyền thoại , vì dân , vì nước cũa ông ta , hoàn hoàn không vì dí súng vào đầu ép dân tộc ông ta tôn sùng ông ta hay lứa bịp dối trá , huyền thoại láo . Vâng , Mustafa Kemal Atatürk : xứng đáng tước hiệu mà dân tộc ông ta tôn vinh ông ta vì những huyền thoại thực dưới sự lãnh đạo cũa ông . Mustafa Kemal Atatürk : một con người vĩ đại , một ngôi sao sáng không những trên bầu trời Thỗ mà còn là một ngôi sao sáng trên bầu trời thế giới , một tấm gương vĩ đại cũa nhân loại . Dân tộc Thỗ rất may mắn nhưng cũng nên ca tụng dân tộc Thỗ sáng suốt , thông minh .
    Qua sự thành công cũa Mustafa Kemal Atatürk tại Thỗ , chúng ta có thễ thấy rằng dân tộc Thỗ vượt trội hơn những dân tộc Hồi Giáo chung quanh , nhất là dân tộc Iran . Và dân tộc VN học hõi được gì ???. Câu hỏi dành cho chúng ta : Tại sao dân tộc Thỗ có một Mustafa Kemal Atatürk , mà dân tộc VN chúng ta không có ??? . Có thể sẽ có nhiều người tự ái dân tộc hểu , gân cổ lên cãi rằng dân tộc VN có nhiều người vĩ đại hơn Mustafa Kemal Atatürk ….thế thì câu hỏi được đặtt ra là : những người đó là ai , tại sao họ không thành công như Mustafa Kemal Atatürk . Nhìn cái tên súc sanh HCM , tôi phãi đau buồn thốt lên rằng : dân tộc nào chính quyền đó , ngưu tầm ngưu , mã tầm mã .

  3. viet says:

    Mời các ban xem người TQ nói gì? Nên nhớ là cái gì đã công khai còn nhỏ hơn nhiều so với những cái còn bí mạt:

    #
    Viet says:
    12/03/2012 at 11:53

    Báo Nga: VN sẽ sản xuất tên lửa tầm bắn 300km
    Cập nhật lúc :9:58 AM, 18/02/2012
    Trang mạng Đài tiếng nói Nga (Ruvr) cho biết, với sự giúp đỡ của Nga, sắp tới Việt Nam sẽ đưa vào sản xuất biến thể mới của tên lửa hành trình chống tàu Kh-35.

    Theo đó, tên lửa mới sẽ có tầm xa tấn công mục tiêu lên tới 300 km và mang theo đầu đạn nặng tới 300 kg. Tên lửa được thiết kế để có thể hoạt động trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, có thể chống lại mức độ gây nhiễu cao và cường độ hỏa lực mạnh của đối phương. Như vậy, so với nguyên mẫu, tên lửa Việt – Nga hợp tác sản xuất có tầm bắn được nâng lên gấp đôi.

    Ông Igor Korotchenko, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Thị trường Vũ khí Toàn cầu của Nga cho biết: “Đây là loại tên lửa cận âm hiệu quả cao. Nó có thể vượt qua phòng không của bất kỳ lực lượng hải quân nào. Tất nhiên, tên lửa sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của Việt Nam, giống như tên lửa BrahMos được liên doanh Nga-Ấn phát triển.

    Năm 2011, Việt Nam xếp thứ ba sau Ấn Độ và Algeria trong số các khách hàng nước ngoài mua vũ khí lớn nhất của Nga. Nếu trong năm 2003, thị phần xuất khẩu vũ khí của Nga cho Việt Nam chỉ là 1%, thì tới năm 2011 đã đạt mức10%, ông Igor Korotchenko cho biết:

    “Việt Nam đã chiếm vị trí ưu tiên về nhập khẩu vũ khí của Nga trong vài năm qua. Điều này liên quan với các quyết định của lãnh đạo Việt Nam nhằm tăng cường sức mạnh cho quân đội trong tình hình mới. Việt Nam quan tâm đến việc tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang của mình và đặc biệt là hải quân, đủ hùng mạnh để đẩy lùi bất kỳ mối đe dọa quân sự nào có thể xảy ra”, ông Korotchenko nói thêm.

    Với sự giúp đỡ của Nga, Việt Nam sẽ sản xuất biến thể mới của tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 và tên lửa Yakhont. Ảnh minh họa: Tên lửa Yakhont.

    Việt Nam trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á nhận được hai tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion. Mỗi tổ hợp được trang bị 36 tên lửa hành trình dẫn đường có cánh Yakhont. Với hai hệ thống tên lửa này, Việt Nam có thể bảo vệ 600 km đường bờ biển và giám sát vùng biển trong khu vực đến 200.000 km2. Hiện tại, Việt Nam đã bắt đầu các cuộc đàm phán về việc mua thêm một tổ hợp tên lửa loại này.

    Năm 2011, Hải quân Việt Nam cũng đã được bổ sung thêm hai chiếc tàu tuần tra Svetlyak, có thể hoạt động độc lập trong vòng 30 ngày. Tàu tên lửa lớp Molniya đã chứng minh tính hiệu quả của nó, vì vậy mà Việt Nam và Nga ký hợp đồng sản xuất theo giấy phép tại TP HCM thêm 10 tàu như vậy.

    Hai tàu khu trục nhỏ mang tên lửa chống tàu Kh-35E và có bãi đáp máy bay trực thăng Gepard được đánh giá cao, với phạm vi hoạt động 9.000 km. Tại Việt Nam, tàu Gepard thứ nhất, tàu HQ-011 được đặt tên vua Đinh Tiên Hoàng và tàu thứ hai đặt tên là HQ-012 Lý Thái Tổ. Dự kiến Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam thêm hai tàu khu trục chống ngầm lớp này.

    Hai năm tới, Việt Nam sẽ có hạm đội tàu ngầm riêng. Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam đã đăng ký thỏa thuận mua 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 vào hồi tháng 5/2011.

    Trong năm 2011 vừa qua, Nga đã hoàn thành việc chuyển giao đến Việt Nam 20 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2V. Ngoài ra, hai nước cũng đang bắt đầu nghiên cứu khả năng mở trung tâm dịch vụ bảo dưỡng máy bay Sukhoi tại Việt Nam.

    Trong những năm tới, tỷ lệ phần trăm của Việt Nam trong xuất khẩu vũ khí Nga sẽ tăng lên, các chuyên gia Nga khẳng định.

    Nga sẽ tiến hành nâng cấp căn cứ Hải quân Cam Ranh thành căn cứ đóng quân cho các tàu ngầm Kilo, cũng như xây dựng các cơ sở hạ tầng ven biển. Hiện đang chuẩn bị thỏa thuận cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để sản xuất tại Việt Nam tên lửa chống hạm Yakhont.

    Theo ông Igor Korotchenko, đến năm 2014, thị phần Việt Nam trong xuất khẩu vũ khí Nga sẽ tăng đến 15%.

    >> VN hướng tới khả năng chế tạo xích xe tăng
    >> Việt – Nga hợp tác phát triển tên lửa hành trình

    Theo Ruvr
    Reply

  4. Lý Chính Luận says:

    So sánh với đường lối lãnh đạo của Mustafa Kemal thì cái gọi là “Tư tưởng Hồ chí minh” quả là thứ chính trị sọt rác !

    Mustafa Kemal đem lại hòa bình ấm no cho đất nước Thổ nhưng vẫn đảm bảo nhân dân Thổ được sống Hạnh Phúc trong Tự Do và Độc Lập theo đúng nghĩa của nó.

    Ngược lại, họ hồ chỉ có cái mồm gian ngoa, đểu cáng và tài khua môi múa mỏ là không ai bằng! Từ ngày hắn và đồng bọn cướp được chính quyền đến nay, hắn đòi hỏi nhân dân cả nước đổ máu và hy sinh không biết cơ man nào mà kể và không ngớt múa mỏ hứa hẹn ĐỘC LẬP, TỰ DO VÀ HẠNH PHÚC.

    Đã gần 40 năm sau khi Mỹ cút, ngụy nhào, nhân dân VN có thật sự đươc như thế không thì moi người đã rõ?

  5. Gà con says:

    Tác giả nên để nguồn từ những số liệu và cứ liệu lịch sử tác giả sử dụng trong bài viết. Vì người đọc ko chỉ đơn thuần là tiếp nhận thông tin mà cần có sự kiểm chứng nữa.

  6. F 361 says:

    Nhờ tranh luận trên talavas và thực tế ở VN, ông TTĐ có vẽ từ bỏ cái giọng lưỡi chiêu hồi đối với phong trào dân chủ tại VN. Tạ ơn Trời Phật, ít ra còn một điểm chung nào đó để nói chuyện.

    Wait and see!!

  7. D.Nhật Lệ says:

    Muốn hoà bình,hãy chuẩn bị chiến tranh dịch từ câu Latin “Si vis pacem,para bellum” là chí lý và chủ động.
    Cám ơn nhà thơ T.T.Đạo đã góp phần mở mang dân trí bằng cách viết về gương mẫu của những nhà cách
    mạng dân chủ trung thực và xuất sắc của thế giới như Mustapha Kemal.
    Phải kính phục M.Kemal có bản lĩnh chính trị thượng thừa với trí óc vừa thông minh vừa khôn ngoan cũng
    như viễn kiến chính trị siêu hạng.Hầu hết tín đồ Hồi giáo là bảo thủ,cực đoan nhưng ông lớn lên trong môi
    trường khe khắt như vậy mà thoát ra được thì đúng là người phi thường.Chủ trương tách Hồi giáo ( thần quyền) khỏi chính trị (thế quyền) đã chứng tỏ sự sáng suốt của ông,dù đó không phải là viêc dễ dàng mà
    là ông dám đương đầu với hệ thống giáo sĩ Hồi giáo có nền tảng vững chắc và rất mạnh ở TNK.thời đó.
    Điều đáng phục thứ hai là thay thế chữ Á Rập theo hệ thống chữ Latin.Việc này đã đụng chạm mạnh đến nền văn hóa Ả Rập vốn thuộc loại văn minh sớm của nhân loại.
    Bao giờ nước ta mới có một lãnh tụ thượng thăng như vậy hả trời ? Ngườì Miến thua xa chúng ta về trí
    thông minh nhưng họ vượt xa ta về khả năng nắm bắt được tình hình chính trị thế giới ! Sở dĩ thế là nhờ
    giới chính trị nước họ đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết.Bọn cầm quyền VN.thì ngược lại,quyền lơị của
    đảng là ưu tiên vì chủ nghĩa CS.là vô tổ quốc trong bản chất và thực tế.
    Hãy cứu lấy mình,hỡi con cháu Tiên Rồng trước khi qúa muộn !

    • Dân đen says:

      “Ngườì Miến thua xa chúng ta về trí thông minh nhưng họ vượt xa ta về khả năng nắm bắt được tình hình chính trị thế giới ! ”

      Sorry ! tuy tự thấy là bất nhã nhưng cũng đành phải nói rằng đây là một trong những lời nói ngông ngênh, biểu lộ rõ, phản ánh đầy đủ cái tính “ngu mà tỏ ta nguy hiểm” của đại đa số người Việt Nam.

      Như thế nào là “thua xa chúng ta về trí thông minh” ?
      Thế nhưng lại “vượt xa ta về khả năng nắm bắt được tình hình chính trị thế giới” !

      Có biết ông U Than là ai không ?
      Có muốn tranh tài với bà Aung San Suu Kyi không ?

      • D.Nhật Lệ says:

        Lẽ ra,tôi không nên trả lời những người có giọng điệu bất lịch sự
        như bác nhưng vì bác đọc mà không hiểu gì ý kiến của tôi cả nên
        đành phải góp ý,chứ không thì bác sẽ tiếp tục nói bậy.
        Trí thông minh không nhất thiết là khôn ngoan.Hầu hết người thông
        minh đều ngây thơ,khờ dại,không thực tế,nghĩa là không ranh mãnh
        cho lắm.Họ chỉ thông minh ở trong 1 lãnh vực duy nhất,chứ họ thiếu
        hiểu biết ở những lãnh vực khác.Bác có hiểu không nhỉ ? Người chỉ
        thông minh 1 môn như Toán.thì không phải là giỏi Hóa,ví dụ thế.
        Nói chung,người Miến thông minh không bằng VN,nghĩa là cá biệt
        cũng có người Miến giỏi hơn chúng ta như bác nói nhưng đó không
        phải là số đông,bác có hiểu không nhỉ ?
        Họ có khả năng nắm bắt…nghĩa là họ thực tế,biết cách áp dụng vào
        thực tế tình hình nước họ và ở đây tôi chỉ nói về người giỏi trong giới
        lãnh đạo của họ biết nắm bắt,chứ không phải như bọn chóp bu csVN.
        Hy vọng bác hiểu.Nếu không thì tôi cũng đành… bó tay !
        .

      • Dân đen says:

        Cái nhận định cho rằng “Hầu hết người thông minh đều ngây thơ,khờ dại,không thực tế,nghĩa là không ranh mãnh cho lắm” cũng mơ hồ, vô căn cứ như cái nhận định “Ngườì Miến thua xa chúng ta về trí thông minh”.

        Hai nhận định này cũng chẳng liên quan gì với nhau.

        Hãy diễn giải xem “Ngườì Miến thua xa chúng ta về trí thông minh” như thế nào, và “khả năng nắm bắt được tình hình chính trị thế giới” có phải là biểu hiện của trí thông minh không ?

        Nếu hay hơn thì vui lòng luận xem trí thông minh là gì ?

  8. viet says:

    VN không cần phải như THổ nhĩ kỳ mà vẫn chông được TQ:

    mời tác giả hãy xem người TQ nói gì:

    (1)BÁO HONGKÔNG * CUỘC CHIẾN HOA VIỆT
    Nếu khai chiến trên biển Đông,
    khả năng Trung Quốc sẽ thua Việt Nam
    Một số tờ báo của Hồng Công gần đây như “Đại công báo”, “Văn Hối”, “Đông phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hoà” dẫn lời các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh cho rằng tuy từ đầu năm 2009 đến nay, các bước chuẩn bị đấu tranh quân sự của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam) vô cùng rầm rộ.
    (2) Hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Trung Quốc chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh Trung áp dụng hành động quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Trung Quốc còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan. Dưới đây là tổng hợp nội dung cơ bản của các bài viết này.
    (3)1- Rào cản chính trị: – Tại khu vực Biển Đông, hiện nay có ba nước tồn tại bất đồng lớn nhất với Trung Quốc về lãnh hải và hải đảo là Việt Nam, Philippin và Malaixia, trong đó Việt Nam là hàng đầu. Vì thế, khả năng bùng nổ xung đột quân sự tại khu vực biển Đông chỉ có thể là Trung Quốc tấn công quân sự chiếm các đảo, bãi mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọil à Nam Sa).
    (4)Khả năng Trung Quốc và Malaixia nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo Layan Layan (đá Hoa Lau), cơ bản bằng không. Thế nhưng, quan trọng là Trung Quốc áp dụng hành động quân sự quy mô lớn với Việt Nam, sẽ thiêu huỷ hoàn toàn hình tượng quốc tế “hoà bình phát triển” mà Trung Quốc tạo dựng trong gần 20 năm qua. Hệ quả là sự cảnh giác của Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản và cả Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) đối với Trung Quốc sẽ tăng cao.
    (5)- Gần đây, hợp tác và trao đổi quân sự giữa Mỹ với ASEAN và Việt Nam đã có những bước tiến lớn, một khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, dư luận và báo chí chính thức của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác sẽ đứng về phía Việt Nam. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản thậm chí còn cung cấp cho Việt Nam chi viện về tình báo và hậu cần quân sự cho Việt Nam . “Học thuyết quân sự mới” biển Đông là “biên cương lợi ích” của Ôxtrâylia sẽ có cớ phát triển.

    (6)- Chiến tranh bùng nổ, sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự thành lập chính thức của tập đoàn “NATO biển Đông”, bước đi Nam tiến của Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật Bản cũng sẽ trở thành hiện thực và tạo ra căn cứ hợp pháp để Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp. Hơn thế, “Hiệp ước đồng minh Mỹ – Xinhgapo – Ôxtrâylia” và từ sau năm 1995, Mỹ cùng với 6 nước ASEAN là Philippin, Thái Lan, Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia và Bruney tổ chức cuộc diễn tập quân sự “Karat”.
    (7)- Trường Sa có một số đảo nằm sát bờ biển Malaixia, có một số đảo gần đường trung tuyến Việt Nam – Malaixia, cách Trung Quốc xa như vậy, nói là của Trung Quốc thật khó có sức thuyết phục. Do vậy, khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, hình tượng quốc tế của các nước hữu quan, nhất là Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều so với Trung Quốc, theo đó các nước lớn châu Âu, thậm chí cả Mỹ và Ấn Độ sẽ đề nghị cung cấp vũ khí cho Việt Nam, bất lợi với Trung Quốc.
    (8)2- Rào cản về quân sự
    - Các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh nêu rõ nhìn bề ngoài, so sánh sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc với Việt Nam, phía Trung Quốc có vũ khí hiện đại mang tính áp đảo, nhất là ưu thế về số lượng và chất lượng tàu mặt nước, tàu ngầm cỡ lớn. Thế nhưng, phân tích sâu về học thuyết địa – quân sự, thực sự bùng nổ chiến tranh trên không và trên biển với Việt Nam, ưu thế sức mạnh quân sự không hẳn nghiêng về Trung Quốc.
    (9)Bởi vì đặc điểm mới của chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao với vũ khí tên lửa là không có khái niệm so sánh sức mạnh của nước mạnh, nước yếu. Theo đó, nước yếu có một số ít tên lửa hiện đại, trong chiến tranh trên biển và trên không, vẫn có thể dựa vào ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa v.v.để vẫn thắng được nước mạnh.
    (10)- Cụ thể hơn, về hải quân và không quân của Trung Quốc tham gia cuộc chiến tranh này sẽ chủ yếu là Hạm đội Nam Hải (Bộ Tư lệnh đặt tại Trạm Giang, Quảng Châu). Còn Việt Nam lực lượng không quân được trang máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK/UBK”. Hải quân Việt Nam được trang tàu tên lửa tốc độ cao “Molniya-12418” và tới đây có cả tàu ngầm “KILO-636”,xu thế sức mạnh tại biển Đông đang phát triển theo hướng bất lợi cho Trung Quốc.

    (11)- Trong tương lai gần, khi Hải quân Việt Nam đưa tàu ngầm “KILO- 636” vào sử dụng, quyền kiểm soát cục bộ dưới nước có thể sẽ nghiêng về phía Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc phải tính đến nhân tố máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của không quân Việt Nam có thể sẽ được trang bị tên lửa siêu âm không đối hạm “BRAHMOS” (của Ấn Độ) và “YAKHONT” (của Nga) với tầm bắn đạt 300km.
    (12)- Về năng lực phòng không, Trung Quốc và Việt Nam đều được trang bị tên lửa đất đối không hiện đại “S-300PMU1”. Lực lượng phòng không của Việt Nam có 2 tiểu đoàn, còn con số này của Trung Quốc là 20. Thế nhưng, lực lượng này (của Trung Quốc) chủ yếu bố trí trên đất liền, do vậy vai trò có thể phát huy trong chiến tranh trên biển và không phận trên biển khá hạn chế.
    (13)3- Rào cản về địa lý
    - Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 – 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công “Su-22” của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK” với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km.
    (14)- Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 – 1.300 km, còn cất cánh từ Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 – 1.000 km…buộc máy bay chiến đấu “J-10” và “J-8D” và cả “Su-30MKK” và “Su-27SK” của Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không, thời gian tác chiến so với máy bay Việt Nam ngắn hơn 50%.
    (15)- Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng trước tiên sẽ bị máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam thực hiện tấn công phủ đầu. Căn cứ Toại Khê, Căn cứ Quế Lâm (Quảng Tây) của Sư đoàn không quân số 2 cũng nằm trong phạm vi bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam.
    (16) Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác là xung đột không chỉ hạn chế ở khu vực biển Đông, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam, Hồng Kông, Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây) đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam.
    (17)- Địa hình Việt Nam dài hẹp, máy bay “Su-27SK” và “J-10A” của Trung Quốc tham chiến, trên đường bay trở về căn cứ đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu “MiG-21Bis” của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG-21Bis của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu vào bất cứ lúc nào.
    (18)4- Rào cản về chiến thuật
    - Máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam có thể sẽ áp dụng chiến thuật không kích siêu thấp và có được sự yểm hộ hoả lực trong tấn công đảo, bãi. Vì thế, ngay cả khi Trung Quốc chiếm lĩnh được các đảo bãi Việt Nam, bảo vệ lâu dài là vấn đề cực kỳ khó khăn. Việt Nam áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp, sẽ tránh được sự theo dõi của các loại rada trên tàu của Trung Quốc, tấn công các tàu cỡ lớn của Trung Quốc.

    (19)- Hải quân Việt Nam không có tàu mặt nước cỡ lớn, cho nên không ngại Trung Quốc áp dụng không kích tầm siêu thấp, khiến cho tàu ngầm hiện đại của Trung Quốc không thể phát huy, chỉ có thể tấn công tàu vận tải của hải quân Việt Nam. Việt Nam hiện nay, đa số là tàu vận tải cỡ nhỏ lớp từ 300 – 500 tấn trở xuống, nên điều động tàu ngầm hiện đại để tiêu diệt là không hiệu quả mà có khi lại làm mồi cho các loại phương tiện săn ngầm của VN do Nga trang bị./.
    Reply

    • Tuần Triệt says:

      Giả sử nếu Trung Quốc đánh Việt Nam . Đâu cần khai chiến ở biển đông…Tên lửa tầm xa của Trung cộng sẳn sàng cho việt nam một bài học…( Biển Đông có chiến tranh Việt Nam là đồng minh của Trung Quốc ).

      • viet says:

        Thế ban Tuấn triệt biết VN không có tên lửa tầm xa à? Không có S300,S400 à? “Khinh địch” là thói ngông ngông ngênh cố hữu không thể sửa đươcj của bất cứ kẻ xâm lược nào.VN mà bịt kín nẻo đường qua eo Malacca thì chỉ trong vòng 2 tháng caí nền kinh tế trông vào xuất nhập khẩu của TQ sập ngay lập tức. AI thiệt hơn? Cho kẹo TQ cũng không giám.

        Một lần Ngyễn Tuân -người phi công VN băn rơi máy bay B52 của Mỹ vào nhà tù nhốt các phi công Mỹ Hỏa Lò – Hà Nội thăm viên phi công lái chính chíếcB 52 mà chính anh băn rơi và hỏi:

        - Trước khi bay vào VN các ông có suy nghĩ gì? Viên phi công Mỹ dáp ngay lập tức:
        - Chúng tôi không cần suy nghĩ gì cả. mọi kế hoạch bay đã được bộ chỉ huy dưa vào máy tính tính chinh ác đến tận cái kim chúng tôi cũng phát hiện ra.
        . Nguyễn Tuân mới hỏi :_
        - Thế sao ông lại ở trong nhà tù của chúng tôi thế này? VIên phi công Mỹ vẫ thản nhiên đáp ngay:
        - “Thế mới là Việt Nam !”

        Chuỵên hài thật 100%- Bạn Tuấn Triệt hãy xem tiếp thêm một bài nữa nhé!!:

      • maison says:

        Tuần Triệt chứ không phải Tuấn triệt.

        Tuần Triệt được coi như hai sao làm lật ngược cung số trong Tử Vi. Tuần là thay đổi, Triệt là chặt phá. Triệt ảnh hưởng từ nhỏ đến trung niên, Tuần ảnh hưởng theo sau đó.

        Triệt tại kim cung, Tuần cư hoả địa lại là hợp cách.

      • Tuần Triệt says:

        S300, S400 Việt Nam mua , tầm bắn chưa qua hết một cái xã của Trung Quốc . Eo biển Malacca : Việt Nam có quì lạy Mã Lai và In Đô trọc cả đầu , hai nước nầy cũng không giám đóng .
        Chuyện kể rằng : 23-07-1980 Phi thuyền Soyuz-37 của Nga được phóng vào không gian mang theo phi hành đoàn trong đó có Phạm Tuân ( VN ) và Viktor Vassilyevich Gorbatko ( LX ). Đến ngày 31-07-1980 phi thuyền không gian Soyuz-37 Nga quay về trái đất an toàn . Tất cả phi hành đoàn phải được kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ kiểm tra sức khỏe Phạm Tuân thấy mu bàn tay bị đỏ , bác sĩ hỏi …anh chỉ đỏ mặt không trả lời . Bác sĩ kiểm tra sức khỏe Viktor Vassilyevich Gorbatko thấy lòng bàn tay bị đỏ , bác sĩ hỏi … Viktor Vassilyevich Gorbatko bực tức nói : Hỏi thằng khỉ Phạm Tuân thì biết . chuyện hài có thật 100% ( Nguyễn Tuân : Nhà văn phỏng vấn phi công Mỹ .Bắn rơi B52 Mỹ ; Phạm Tuân )

  9. Cu Tý says:

    Gọi hồn người chuông linh thúc giục,
    Thời tận cùng đến lúc định kỳ.
    Chim bay cá lượn vuốt vi,
    Cơ thì tận diệt nạn nguy hầu kề.
    Tranh chiếu manh chỉnh ghê trang bị,
    Thò Lưỡi Bò nung khí sóng trào.
    Tàu Bay họa tiễn xôn xao,
    Nết Tần dạ Sở máu đào phải tuôn.

    Bá quyền bành trướng khơi nguồn !!!

  10. Anh Trần Trung Đạo khuyên VC hảy trở về tinh thần dân tộc, tránh họa xâm lược, không khác gì đàn gải tai trâu. Đối với VC là chỉ có đánh, không có đàm. Nếu thấy bất lực tuyên chiến với VC, tốt nhất nêm làm thơ tình để an ủi những ngày giá lạnh trên đất khách quê người. Ngay Vũ Hoàng Chương, suốt đời làm thư tình, cũng bị VC đày vào trại học tập cải tạo, sau đó chết trong tức tưởi, oán hờn, chết mà không được ra lời. Nhìn rõ đám lão thành các mạng, luôn có những ý kiến đối với cán bộ cao cấp, cuối cùng, đám lão thành cách mạng cũng bị vào tù như Trung Tá Trần Anh Kim.

    Những người học tâm lý phải biết VC muốn gì, VC chỉ muốn có tiền và muốn gởi tiền vào trương mục ngoại quốc, khi có biến thì chúng bỏ chạy và an hưởng cuộc sống nhàn hạ trên xứ người. Biết như thế mà nói yêu nước yêu dân với VC chỉ làm người dân buồn cười lộn ruột. VC giờ đây yêu tiền hơn yêu nước. Tiền có giá trị hơn đất nước, vì thế thảm cảnh dân oan tràn ngập trên toàn cỏi VN.. Tiếng kêu oan đang vang dội đất trời và tiếng kêu oan ấy bị bọn VC trấn áp một cách tàn bạo. Người dân chờ chúng ta nỗi dậy lật đổ bọn VC và cứu nguy cho hàng triệu người mất đất. Vụ Tiên Lãng là một bằng chứng.

    Không có ai có kế sách hay để cho bọn VC nghe theo. Bao nhiêu trí thức VN ở trong nước đã có đề nghị, nhưng VC chụp mũ họ là phản động. Trí thức ngoài nước phần lớn trùm chăn, VC hiểu rõ tham lam, ham danh hảo của những người trí thức ngoài nước. Tặng cho một cái nhà, hay chiêu đải một buổi tiệc thì từ chống đối đi đến trùm chăn không xa.

    Hảy để tâm ủng hộ những người tù lương tâm VN tốt hơn là có ý kiến với bọn ngu đần VC. VC chỉ chờ anh nói là chúng hiểu anh đang làm gì và chúng cho cái đám trí thức nước ngoài là kẻ ăn cơm Mỹ nhưng muốn thọc gậy bắnh xe. Chúng chỉ chờ cơ hội để nghiền nát. Kẻ tự xưng là ưu việt thì làm sao mà nghe người khác.

Leave a Reply to Lý Chính Luận