WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Việt hải ngoại làm được gì trước hiểm hoạ Trung Quốc?

Nguồn: fas.org

Sang năm mới Canh Dần, tình hình chính trị Việt Nam đáng bi quan hơn trước. Ngoài  “quốc nạn” tham nhũng tiếp tục hoành hành, tình trạng xuống cấp đến mức báo động của giáo dục, và sự gia tăng các tệ nạn xã hội, người Việt Nam trong và ngoài nước còn phải đối diện với hai mối quan tâm hết sức nghiêm trọng:

1. Tiếp theo những vụ lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải đã được chính thức hoá bằng những văn bản thoả hiệp với lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc vẫn ngang nhiên tiến hành kế hoạch thôn tính Việt Nam bằng những hành động xác lập quyền sở hữu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và thực hiện những dự án khai thác tài nguyên mang tính chiến luợc trên cả hai mặt kinh tế và quân sự.

2. Trong khi đó, Nhà nước Việt Nam vừa tiếp tục ca ngợi mối quan hệ tốt với Trung Quốc qua những khẩu hiệu “bốn tốt” và “16 chữ vàng”, vừa gia tăng ngăn cấm những quyền tự do căn bản của con người, đồng thời mạnh tay trừng phạt những công dân dám công khai bày tỏ lòng yêu nước hoặc yêu cầu cải thiện chế độ chính trị và thực hiện công bằng xã hội.

Nhiều nhà bình luận ở hải ngoại đã phân tích và nhận định khá chi tiết về hai mối quan tâm đặc biệt này, nhưng phần đông vẫn chỉ nhằm kể tội lãnh đạo cộng sản, hô hào đoàn kết chống cộng và cầu mong chế độ sớm bị sụp đổ. Gần đây mới có một số trí thức đề cập đến những phương thức cụ thể và tích cực hơn, như thành lập cơ quan nghiên cứu chiến lược dân chủ và phát triển (think tank), vận dụng các nguồn lực vào tiến trình dân chủ hoá Việt Nam, nhấn mạnh vào vai trò xây dựng xã hội công dân của các tổ chức phi chính phủ (NGO) hay vai trò của cộng đồng hải ngoại như một lực lượng đối lập. Đây là những kế sách lâu dài có hiệu lực chuyển hoá chế độ chính trị ở trong nước, nhưng công cuộc thực hiện đòi hỏi nhiều thời gian, phương tiện tài chánh và nhân sự, nhất là sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng.

Trong khi theo đuổi những mục tiêu lâu dài, chúng ta cần gấp rút tìm cách đối phó với những vấn đề trước mắt, ưu tiên là hai mối quan tâm nghiêm trọng đã nêu trên. Xét cho cùng, mối quan tâm thứ hai có liên quan với mối quan tâm thứ nhất và những biện pháp mạnh của nhà cầm quyền đối với mọi tiếng nói phát biểu lòng yêu nước và nguyện vọng chính đáng của người dân đều là hệ quả của tinh thần lệ thuộc Trung Quốc, với mục đích  bảo vệ quyền lực và quyền lợi của Đảng và Nhà nước. Những biện pháp này đều rập theo khuôn mẫu của Trung Quốc, từ những phiên toà “kangaroo” với những bản án đã có sẵn dành cho những người bất đồng chính kiến và những người đòi đối xử công bằng cho những nạn nhân bị chính quyền tước đoạt đất đai, cho đến những hành động đàn áp tín đồ các tôn giáo không nằm trong hệ thống kiểm soát của nhà nước. Nếu không có gì tha đổi bất thường, đại đa số trong bộ máy lãnh đạo Đảng sau Đại hội XI vào tháng Giêng 2011  sẽ là những đảng viên thân Trung Quốc.

Để có thể tồn tại với chế độ độc tài đảng trị, Đảng cộng sản Việt Nam đã lựa chọn Trung Quốc làm mô hình trị nước và hội nhập với cộng đồng quốc tế “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Việc giao thiệp với Hoa Kỳ và các nước dân chủ khác trên căn bản “đôi bên cùng có lợi” chủ yếu là làm giàu cho Đảng để củng cố bộ máy nhà nước. Chính phủ tìm mọi cách ngăn chặn mọi nguồn thông tin mở rộng sự hiểu biết của người dân và đưa đến những đòi hỏi dân chủ hoá chế độ. Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động Diễn biến hoà bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá” đã đích danh kết tội “các thế lực thù địch”, đặc biệt là chính phủ Mỹ và các tổ chức “phản động” của người Việt ở nước ngoài. Những chương trình viện trợ phát triển của USAID, chương trình học bổng Fulbright và Vietnam Education Foundation (VEF), chương trình giao lưu văn hoá và hợp tác văn nghệ sĩ trong và ngoài nước, cùng với các chương trình nhân đạo của các tổ chức phi chính phủ (NGO), đều bị tố cáo là nhắm mục tiêu “xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa và bản sắc văn hoá Việt Nam” (?). Đáng chú ý là Bản Chỉ thị này đã báo động về “xu hướng tự diễn biến, tự chuyển hoá” đang “có chiều hướng gia tăng, có mặt trầm trọng, trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân”.

Để cho cuộc đấu tranh chống diễn biến hoà bình có thể thành công, Đảng và Nhà nước cần phải dựa vào Trung Quốc, hiện đang là quốc gia phát triển kinh tế nhanh nhất trên thế giới và cũng là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Vì cùng chung chế độ và cùng chung chí hướng, cộng sản Việt Nam coi Trung Quốc là đồng minh vững chắc và điểm tựa an toàn nhất để chống lại mọi nỗ lực dân chủ hoá chế độ. Lãnh đạo Việt Nam không phải không biết đến hiểm hoạ Trung Quốc nhưng họ đã ưu tiên đặt quyền lợi và sự sống còn của Đảng lên trên vận mệnh tương lai của đất nước. Cộng sản Việt Nam luôn luôn giữ lễ với Trung Quốc cho nên mọi lời tuyên bố của lãnh đạo và phát ngôn viên chính phủ đều chỉ dừng lại ở chỗ xác nhận chủ quyền và kêu gọi Trung Quốc đối xử tử tế với ngư dân Việt Nam. Không có một viên chức chính quyền nào lên tiếng phản đối Trung Quốc và đòi hỏi công lý cho những ngư dân bị hải quân Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, và bắt nộp tiền chuộc tàu thuyền và ngư cụ. Những tàu tuần Trung Quốc hành động trái phép và vô nhân đạo ấy đều được gọi là “tàu lạ”, một từ ngữ lần đầu tiên được sử dụng trong lịch sử bang giao giữa hai nước.

Pages: 1 2 3 4

13 Phản hồi cho “Người Việt hải ngoại làm được gì trước hiểm hoạ Trung Quốc?”

  1. tonydo says:

    Câu nói nổi tiếng của cố Tổng Thống Tưởng Giới Thạch:
    Người Nhật tới rồi họ cũng phải đi. Nhưng Mao Trạch Đông thì sẽ ở lại đây, nếu chúng ta không tiêu diệt được chúng.

    Tưởng Giới Thạch đã nói đúng.
    Tàu đã đến nước ta nhiều lần và đã phải nhục nhã ra đi. Tầu Cộng ngày nay cũng vậy. Sớm muộn gì thì chúng nó cũng sẽ thịt đàn em láu cá Cộng Sản Việt Nam.
    Hãy cứ để chúng nó cắn nhau. Tới khi nó nuốt thằng đàn em vô cổ họng rồi nhai ngấu, nhai nghiến thì chúng ta sẽ lấy lại nước mấy hồi.

    Đó là con đường ngắn nhất để đưa đất nước tới Dân Chủ, Phú Cường.
    Ngoại trừ, Việt Cộng tỉnh táo, ngả hẳn vào cộng đồng thế giới Tự Do với người Mỹ đứng đầu ngay bây giờ.
    Mong lắm thay.

    • DâM TiêN says:

      TonyDO ơi, chỉ mong ta sống thêm mốt giáp, để thấy tất cả
      “châu về Hợp Phố,” từ Cu Ba, Bắc Hàn, tổ sư Đại Hán, đến
      quê mẹ Văn Lang nhà ta.

      Theo dõi mà xem kìa, tất cả các xã hội CS…loanh quanh, rồi
      lại trở về điểm cũ, và C S chỉ còn là ác mộng, tan dần, quên…

      Nga lấy lại cờ Nga hoàng. Tất cà các quốc gia Balkan đều phục
      hồi quốc kỳ cũ. Láng giềng Cambot sáng sáng chào cờ vua
      xưa. Ba nước Baltique cùng màu sắc ngày nào…Ukraine…OK.

      Quốc kỳ VN, thì ông Hồ tiên đoán có mang hình Chim Phượng
      trên nền gì đó…Còn cô cháu Phương Uyên thì nhứt định VN
      ngày mai vãn tôn vinh màu hoàng kim…

      Finally, Cộng Sản như một cơn dịch Ebola, sẽ tan, lưu lại ký ức
      hơi bàng hoàng, rồi tan đi…Và ta, là ĐỒNG BÀO với nhau.
      ( Chẳng biết khi đó, các ông Trọng Lú, Nghị mặt chì, và Thảo
      hèn..sẽ ra nàm thao ? Chung Són thì xin một chân quét nhà cho
      cháu Phương Uyên ta… Phương Nga tuy già tí, mà còn mê đọc
      thơ Hồ Xuân Hương…).

  2. Hi x Pham says:

    Giac Cong luc nao cung la Tau Cong dau mat, chung hoa trang la nguoi Vietnam de chung de len loi
    vao cong dong Viet de giet dan Viet pha dat Viet de quoc te khong co ly do can thiep ve su song con cua dan Viet, dat Viet. Quy ngai hay nhin lai chang duong tu nhung nam dau thap nien 1950 den nay va
    sau nay se ro, toi khong can phai dan chung vi qua dai. Bao toan dan Viet dat Viet la nhiem vu cua toan
    dan thuan tuy, ngoai quoc chi co the yem tro ve ngoai giao Quoc te ./-

Phản hồi