WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hiểm họa Trung Quốc và bài học Thổ Nhĩ Kỳ

Chiến tranh sẽ đến. Không cần phải là nhà tiên tri hay nhà khoa học xã hội cũng có thể đoán được. Lịch sử loài người đã chứng minh chiến tranh và hòa bình là hai mặt biện chứng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Vegetius trong tác phẩm nổi tiếng Quan tâm về các vấn đề quân sự (De Re Militari) xuất bản vào thế kỷ thứ năm đã viết “Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh”. Từ chiến tranh bộ lạc sang chiến tranh thuộc địa, chiến tranh khu vực, chiến tranh thế giới, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh lạnh, chiến tranh giữa những người cùng chủng tộc, trong từng giờ, từng phút máu của nhân loại đã và đang đổ xuống tại nhiều nơi trên trái địa cầu ngày càng chật hẹp này.

Trong lúc chiến tranh là một sự kiện khó thể tránh khỏi, trong đó, nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát và quyết định của giới lãnh đạo và nhân dân các quốc gia nạn nhân, những nhà lãnh đạo khôn ngoan, có tầm nhìn xa, biết chọn đúng thế đứng chính trị, không những tránh được chiến tranh mà còn vận dụng các xung đột quốc tế để đem về các lợi ích lâu dài cho quốc gia họ.

Mustafa Kemal Atatürk nhìn về tương lai Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kemal Atatürk từ năm 1923 đến năm 1938 và các chính phủ về sau là một bài học lớn cho nhiều quốc gia vừa thoát khỏi chế độ phong kiến và thuộc địa. Trong số đó, hai bài học quan trọng:

  1. Sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa của dân tộc và hướng phát triển dân chủ của thời đại.
  2. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa và khi cần phải biết chọn lựa dứt khoát một thế đứng trong bang giao quốc tế có lợi cho sự phát triển lâu dài của đất nước.

Mustafa Kemal Atatürk, thường được gọi tắt Mustafa Kemal, sinh năm 1881 tạiSalonikatrong một gia đình theo Hồi Giáo, thuộc Đế Chế Ottoman. Ông vào trường chuyên quân sự khi tuổi mới 12. Mustafa Kemal được nhận vào học viện quân sự năm 1902 và tốt nghiệp đại học quân sự năm 1905. Khi thế chiến thứ nhất bùng nổ, Đế Chế Ottoman liên minh với Đức và Hung. Mustafa Kemal chỉ huy sư đoàn 19 thuộc binh đoàn 2 và đưa quân vào hành lang Đông Âu. Ông là một sĩ quan xuất sắc, dạn dày trận mạc, chiến đấu dũng cảm và được tặng thưởng 24 huân chương chiến công. Mặc dù những năm cuối của thế chiến thứ nhất, liên quân Đức-Hung thua nhiều trận lớn nhưng binh đoàn 16 dưới quyền Mustafa Kemal đã liên tục đánh bại quân Nga. Khi Cách Mạng Cộng Sản 1917 bùng nổ, Nga rút quân.

Sau thế chiến thứ nhất, Đế Chế Ottoman sụp đổ, lãnh thổ bị chia cắt và phần Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay bị đồng minh dưới quyền của Anh chiếm đóng. Tướng Mustafa Kemal thoát ly khỏi chế độ Ottoman để phát động một phong trào võ trang đòi độc lập cho Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù bị kết án tử hình vắng mặt, Mustafa Kemal vẫn được bầu vào quốc hội Ottoman. Khi quốc hội này bị Anh giải tán, Mustafa Kemal kêu gọi bầu quốc hội khác và đặt trụ sở tại bản doanh của phong trào độc lập ởAnkara. Quốc hội mới được bầu ra qua danh xưng Đại Nghị Quốc Gia (Grand National Assembly) gọi tắt là GNA. Ngày 5 tháng 8 năm 1921, Mustafa Kemal được GNA phong làm tổng tư lịnh quân đội phong trào giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ. Quân khởi nghĩa dưới quyền Mustafa Kemal đánh bại liên quân Anh, Pháp, Ý, Hy Lạp tại nhiều nơi. Kết quả, hiệp ước Lausanne ra đời ngày 24 tháng 7 năm 1923 công nhận nền độc lập của Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

Tức khắc sau khi trở thành tổng thống đầu tiên của nền cộng hòa non trẻ, Mustafa Kemal đặt mục tiêu hiện đại hóa đất nước lên hàng đầu. Trung tâm quyền lực chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn này là GNA trong đó đảng Cộng Hòa Nhân Dân do Mustafa Kemal thành lập giữ gần như đa số tuyệt đối. Hiện đại hóa không chỉ được tiến hành trong lãnh vực kinh tế nhưng quan trọng hơn trong chính trị, văn hóa, giáo dục. Trong suốt thời gian lãnh đạo quốc gia, Mustafa Kemal thực hiện hàng loạt các biện pháp cấp tiến bao gồm việc giải tán các cơ sở giáo dục Hồi Giáo, bỏ tiếng Á Rập và thay bằng ngôn ngữ Thổ dùng mẫu tự La Tinh, thành lập các ủy ban nghiên cứu sự thành công của hệ thống kinh tế Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Thụy Điển để áp dụng một cách hữu hiệu vào điều kiện một quốc gia Hồi Giáo như Thổ. Mùa hè 1924, Mustafa Kemal còn mời nhà giáo dục Mỹ John Frederick Dewey thuộc trường đại học Columbia, đến Thổ để cố vấn chính phủ về cải cách giáo dục.

Cơ sở lý luận Kemal

Để định hướng lâu dài cho đất nước, Mustafa Kemal xây dựng cơ sở lý luận Kemal (Kemalism) đặt căn bản trên ba thành tố chính: Cộng Hòa (Republicanism), Dân Túy (Populism) và Thế Tục (Secularism). Về thành tố Cộng Hòa, Mustafa Kemal thay thế các nguyên tắc lãnh đạo quân chủ bằng các nguyên tắc dân chủ pháp trị trong đó các quyền dân sự do chính nhân dân quyết định qua hình thức dân chủ đại diện. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất và được bầu lên qua một cuộc đầu phiếu phổ thông. Về thành tố Dân Túy (Populism), Mustafa Kemal quan niệm cách mạng dân tộc dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ là một cuộc cách mạng xã hội nhằm phục vụ cho lợi ích của toàn dân. Ông đề cao các giá trị văn hóa lịch sử Thổ và xem đó như hành trang lên đường hướng tới một tương lai sáng lạng cho dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ. Về thành tố Thế Tục (Secularism ), Mustafa Kemal chủ trương tách tôn giáo ra khỏi nhà nước. Ngay cả câu “Nền tảng tôn giáo của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ là Hồi Giáo” trước đó được xem như là tự nhiên trong một nước với 99.8% dân số theo đạo Hồi, cũng bị gạch bỏ khỏi hiến pháp. Thái độ dứt khoát của Mustafa Kemal về tôn giáo không nhằm xóa bỏ tôn giáo hay thù địch tôn giáo nhưng nhằm mở rộng tự do tư tưởng và nâng cao vai trò độc lập của chính phủ trong một xã hội vốn đã bị ảnh hưởng tôn giáo đè nặng suốt sáu thế kỷ dưới thời Đế Chế Ottoman.

Chính sách Thổ Nhĩ Kỳ trong thế chiến thứ hai

Về đối ngoại, vài năm trước khi qua đời vào ngày 10 tháng 11 năm 1938, Mustafa Kemal tìm cách cải thiện mối quan hệ ngoại giao với Anh để cân bằng cán cân ảnh hưởng với Liên Xô.

Tổng thống thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa İsmet İnönü, người kế vị Mustafa Kemal ý thức sự chịu đựng của nhân dân Thổ trong suốt 14 năm chiến tranh từ 1908 đến 1922 nên quyết tâm bằng mọi cách tránh đưa đất nước vào vòng chiến một lần nữa. Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, Mustafa İsmet İnönü tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ trung lập. Nhờ thế, trong lúc phần lớn châu Âu chìm trong biển lửa, Thổ Nhĩ Kỳ dù là vị trí trái độn giữa hai khối, không bị ảnh hưởng gì.

Tuy nhiên, cuối tháng 2 năm 1945, khi số phận của khối trục chỉ còn tính bằng ngày, Tổng thống Mustafa İsmet İnönü đã khôn khéo chọn lựa đứng về phía đồng minh. Dù không có một người lính Thổ nào ra trận, theo quyết định của hội nghị Yalta, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn được xem là quốc gia đồng minh và là một trong những hội viên thành lập đầu tiên của Liên Hiệp Quốc. Cả Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill đều muốn Thổ Nhĩ Kỹ, quốc gia có vị trí chiến lược ngay sân sau của Liên Xô, đứng về phía họ nên đã khuyến khích Thổ tham gia phe đồng minh. Tương tự, Joseph Stalin cũng đánh giá cao vị trí chiến lược của Thổ và mặc dù không tin tưởng hẳn, y vẫn nghĩ chính phủ Thổ sẽ tiếp tục ủng hộ chính sách đối ngoại của Liên Xô như trước đây nên đã đồng ý đề nghị của Thủ tướng Churchill.

Liên Xô tham vọng độc chiếm Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ

Ngay sau khi thế chiến thứ hai vừa chấm dứt, tham vọng bành trướng về phía đông của Stalin đang trên đà chiến thắng lộ rõ nhất là qua xung đột Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ (The Turkish Straits) gồm hai eo biển Bosphorus và Dardanelles nằm giữa Bắc Hải và Địa Trung Hải. Eo biển Thổ là nguồn hải lưu huyết mạch và là chiếc cầu biển nối hai châu Âu và Á. Eo biển là trái tim của Thổ Nhĩ Kỳ. Bất cứ quốc gia nào làm chủ Eo biển sẽ giữ vị trí quân sự và chính trị quyết định trong toàn vùng Biển Bắc và khu vực Balkans.

Ngày 19 tháng Ba năm 1945, Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav M. Molotov thông báo cho đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên Xô biết Liên Xô đơn phương hủy bỏ Hiệp Ước Cam Kết Không Xâm Lược (Non-Aggression Pact) giữa Liên Xô và Thổ được ký kết ngày 17 tháng Giêng năm 1925. Tham vọng bành trướng của Liên Xô không phải chỉ là chính sách riêng của Stalin nhưng là một bước kế tục truyền thống khống chế các nước nhỏ chung quanh đã có từ thời các Sa Hoàng Nga.

Khi chính phủ Thổ tìm cách làm dịu mối quan hệ, Liên Xô đưa ra hàng loạt điều kiện bao gồm việc chia quyền điều hành Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, Hồng quân Liên Xô có trách nhiệm bảo vệ an ninh Eo biển, và ngoài ra, Thổ phải trao trả cho Liên Xô hai vùng đất Kars và Ardahan đang thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối.

Thổ Nhĩ Kỳ chọn gia nhập NATO

Trước sự đe dọa của Liên Xô và sự phân cực rõ nét của chính trị thế giới sau thế chiến thứ hai, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa İsmet İnönü ý thức rằng để bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và hiện đại hóa đất nước, Thổ Nhĩ Kỳ phải từ bỏ chính sách đối ngoại hợp tác theo kiểu bình đẳng cùng có lợi với mọi quốc gia để đứng về một phía có triển vọng phục vụ tốt nhất cho quyền lợi trước mắt cũng như lâu dài của Thổ. Thổ Nhĩ Kỳ dứt khoát đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô.

Ngày 22 tháng 5 năm 1947, Tổng thống Truman ký quyết định viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Năm 1948, các cố vấn quân sự Mỹ bắt đầu giúp đở chính phủ Thổ tái trang bị và hiện đại hóa quân đội.

Mỹ và Anh muốn dùng đất Thổ như một tiền đồn và quân đội Thổ như một đơn vị tiền phương để làm chậm sức tấn công của bộ binh Liên Xô một khi chiến tranh giữa hai khối bùng nổ trong lúc chờ đợi không lực Anh Mỹ mở các cuộc phản công phát xuất từ các căn cứ không quân đặt tại Ai Cập. Dĩ nhiên, chính phủ Thổ biết rõ thâm ý của Anh và Mỹ nhưng đó là cái giá phải chọn vì nền an ninh và sự thịnh vượng của quốc gia Thổ.

Theo tổng kết được ghi lại trong tài liệu Tương lai chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ (The future of Turkish Foreign Policy) của hai tác giả Lenore G. Martin và Dimitris Keridis, trong năm 1948, Mỹ viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ 180 phi cơ chiến đấu F-47, 30 phi cơ oanh tạc B-26 và 86 phi cơ vận tải C-47. Trong thời điểm 1948, đó là một viện trợ quân sự lớn. Với số vũ khí mới, quân đội Thổ không những có thể ngăn chặn mà nếu cần còn có khả năng oanh tạc các nguồn dầu khí của Liên Xô tại Romania và trong vùng Caucasus.

Tuy nhiên súng đạn không phải chỉ là những gì Thổ Nhĩ Kỳ muốn nhưng quan trọng hơn là sự bảo đảm bằng một liên minh quân sự quốc tế. Nói rõ hơn, Thổ muốn trở thành hội viên chính thức của Tổ Chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thống Mustafa İsmet İnönü tin tưởng hỏa lực hùng hậu của NATO và Hạm đội Địa Trung Hải của Mỹ là bức tường thành vững chắc nhất để bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Liên Xô xâm lược. Để chứng tỏ thiện chí, Thổ Nhĩ Kỳ gởi quân tham chiến bên cạnh các lực lượng Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên.

Ngày 18 tháng 2 năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức trở thành hội viên của NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ sau khi gia nhập NATO

Sau khi gia nhập khối dân chủ tây phương, Thổ Nhĩ Kỳ phát triển một cách nhanh chóng trong mọi lãnh vực. Thổ Nhĩ Kỳ có nền kinh tế lớn hạng thứ 17 thế giới với lợi tức bình quân đầu người trên 10 ngàn đô la và là thành viên của G-20. Từ một nước phải chịu nhún nhường trước Liên Xô và sau đó lệ thuộc vào vũ khí của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một quốc gia tự sản xuất và xuất cảng võ khí tối tân. Không quân Thổ là một trong những lực lượng không quân lớn nhất của NATO. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong năm quốc thành viên của Chính Sách Sử Dụng Nguyên Tử trực thuộc NATO. Hiện nay có 90 bom nguyên tử loại B61 được đặt tại căn cứ quân sự Incirlik trên đất Thổ. Nếu có một chiến tranh nguyên tử, không lực Thổ Nhĩ Kỳ với sự chấp thuận của NATO có quyền sử dụng các vũ khí nguyên tử đó. Các phi đoàn chiến đấu F-16C tối tân của không quân Thổ Nhĩ Kỳ do chính công ty Công Nghiệp Không Gian Thổ (Turkish Aerospace Industries ) sản xuất. Thổ Nhĩ Kỳ còn là thành viên của chương trình sản xuất phi cơ chiến đấu F-35, một trong những đề án kỹ thuật cao cấp và đắc giá nhất.

Trước các thành tựu về kinh tế, chính trị và quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ, không cần phải phân tích, mọi người đều có thể hiểu, chính hạt mầm dân chủ quý giá mà những người thành lập cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ gieo trên mảnh đất đầy phân hóa vì độc tài phong kiến đã lớn lên thành cây xanh, trái ngọt cho các thế hệ Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay. Mười năm sau ngày độc lập, Tổng thống Mustafa Kemal đã phát biểu “Cộng hòa có nghĩa lãnh đạo một quốc gia dân chủ. Chúng ta thành lập chế độ Cộng Hòa đã mười năm, nó phải thỏa mãn các đòi hỏi của một chế độ dân chủ khi cần đến.”

Sự chọn lựa nào mà chẳng có hy sinh. Con đường dẫn đến dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ không phải bằng phẳng. Với một quốc gia mang truyền thống quân sự từ thời Đế Chế Ottoman, trong suốt mười năm đầu sau độc lập, nước Thổ vẫn còn chịu đựng nhiều biến cố đảo chánh, ám sát, lật đổ, treo cổ, tranh chấp giữa chính quyền dân sự và các tưởng lãnh, nhưng tất cả đều không rung chuyển được nền tảng dân chủ tại Thổ.

Và cũng không cần phải phân tích nhiều, mọi người đều hiểu sự chọn lựa dứt khoát của cấp lãnh đạo Thổ sau thế chiến thứ hai đã có ảnh hưởng quyết định trong việc đưa đất nước vượt qua hẳn quá khứ chậm tiến lạc hậu để trở thành một quốc gia dân chủ tiến bộ duy nhất trong khối các quốc gia Hồi Giáo. Thật vậy, nếu 1945, các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận các yêu sách của Stalin và trở thành một chư hầu không Cộng Sản của Liên Xô, nước Thổ vẫn là một nước Hồi Giáo nghèo nàn, lạc hậu và yếu kém như nhiều quốc gia Hồi Giáo Á Phi khác hiện nay.

Trung Quốc muốn gì ở Việt Nam?

Mặc dù có những thay đổi chiến thuật trong từng thời kỳ, về căn bản, mục tiêu của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc từ khi bắt đầu can dự vào cuộc chiến Việt Nam đến nay vẫn không thay đổi. Một cách vắn tắt như đã viết trong các bài trước, Trung Quốc muốn Việt Nam:

 

  1. Hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc về chế độ chính trị.
  2. Một phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Quốc.
  3. Trung Quốc độc chiếm toàn bộ các quyền lợi kinh tế vùng biển Đông bao gồm cả các vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp.

Về mặt chính trị. Hai nỗi lo lớn của giới lãnh đạo CS Trung Quốc là sợ bị bao vây từ bên ngoài và diễn biến hòa bình bên trong nội bộ Trung Quốc. Nhìn quanh, họ chỉ thấy kẻ thù. Thật vậy, hầu hết các quốc gia dân chủ trong vùng từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Thái Lan, tuy mức độ khác nhau nhưng đều là các quốc gia đang có những mâu thuẫn căn bản với Trung Quốc, không những về quyền lợi kinh tế mà cả chế độ chính trị. Mặc dù không công khai tuyên bố, giới lãnh đạo CS Trung Quốc cũng biết hiện nay chỉ còn năm quốc gia theo một loại chủ nghĩa mà giáo sư sử học Roderick Macfarquhar, thuộc đại học Harvard, gọi là chủ nghĩa Lê Nin không có Mác, tức một nhà nước chuyên chính sắc máu nhưng không còn dựa trên nền tảng triết lý duy vật. Hai cơ chế chính trị Cộng Sản Trung Quốc và CSVN có một mối quan hệ hữu cơ mật thiết với các yếu tố tương quan và phụ thuộc vào nhau. Sự lệ thuộc về chính trị của Việt Nam vào Trung Quốc không chỉ giúp giữ an toàn phòng tuyến phía nam mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Không giống như điều kiện chính trị thời điểm hội nghị Thành Đô, các phát triển chính trị và quân sự vùng Á Châu và Thái Bình Dương đang diễn ra cho thấy cuộc cách mạng dân chủ có nhiều khả năng diễn ra tại Việt Nam sớm hơn Trung Quốc.

Về mặt kinh tế. Hơn ai hết, giới lãnh đạo CS Trung Quốc biết chế độ CS như người đi trên dây, ngồi trên lưỡi dao cạo. Sự ổn định tại Trung Quốc hiện nay chỉ là sự ổn định tạm thời vì cơ chế chính trị Trung Quốc vốn được xây dựng trên  một nền tảng bất ổn. Trong suốt 40 năm từ khi chương trình hiện đại hóa của Đặng Tiểu Bình ra đời, các thế hệ lãnh đạo đảng đã tập trung vào việc phát triển kinh tế để vừa thỏa mản nhu cầu vật chất của người dân và vừa hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản. Hai yếu tố hàng đầu của một nền kinh tế sản xuất là lao động và nguyên liệu. Lợi thế của Trung Quốc là nguồn lao động rẻ nhưng trong điều kiện một quốc gia có mức độ lãng phí nguyên vật liệu cao trong các nước đang phát triển như Trung Quốc, việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho một nền kinh tế khổng lồ nhưng lạc hậu về quản trị là một thách thức lớn cho giới lãnh đạo.

Hàng hóa của Trung Quốc xuất cảng phần lớn là hàng hóa tiêu dùng nhưng đây cũng là những loại sản phẩm mà quốc gia nào cũng có thể sản xuất được. Sự lớn mạnh của khối được gọi là các Nền Kinh Tế Đang Hứa Hẹn (Emerging Economies) trong đó Ấn Độ, với dân số 1.2 tỉ và mức xuất cảng cùng loại hàng hóa như Trung Quốc tăng 100 phần trăm trong vòng 10 năm qua là mối đe dọa lớn cho hàng hóa Trung Quốc. Để duy trì giá thành sản phẩm thấp, Trung Quốc không thể mua nguyên liệu theo giá trên các thị trường quốc tế London, New York hay nhập từ các nước châu Âu nên đã tìm cách khai thác các nguồn nguyên liệu rẻ qua chính sách thực dân đỏ bất nhân, như đang diễn ra tại nước châu Phi, như trường hợp Congo.

Riêng với Á châu, khu vực này không chỉ là thị trường tiêu thụ mà còn là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho nền kinh tế Trung Quốc. Miếng mồi ngon nhất, hấp dẫn nhất, đủ tiêu chuẩn kinh tế, chính trị, quân sự nhất không đâu khác hơn là Việt Nam. Chủ trương muốn Việt Nam là phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược châu Á của Trung Quốc quá rõ ràng, không cần phải một nhà phân tích chính trị cỡ Carlyle Thayer mới thấy mà ngay trong tác phẩm Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam-Trung Quốc Trong 30 Năm Qua Nxb Sự Thật, Hà Nội tháng 10, 1979, giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam cũng đã tự thú điều này “Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ”.

Điểm giống nhau và khác nhau giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ

Về mặt địa lý chính trị và quân sự, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều điểm giống nhau. Tham vọng thiên triều của các triều đại phong kiến Trung Hoa đối với các quốc gia nhỏ vùng Đông Nam Á, đặc biệt với Việt Nam, thâm độc không khác gì truyền thống nước lớn của các Sa Hoàng Nga đối với các nước Đông Âu. Hoàng Sa và Trường Sa, đôi mắt của Việt Nam nhìn ra Thái Bình Dương quan trọng không kém gì Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, trái tim Thổ Nhĩ Kỳ trong vùng Địa Trung Hải. Khát vọng của dân tộc Việt Nam mong được sống trong tự do, thanh bình, thịnh vượng sau bao nhiêu năm chiến tranh tàn phá cũng sâu thẳm như ước vọng tự do, dân chủ và thịnh vượng của dân tộc Thổ sau nhiều năm chiến tranh dưới thời Đế Chế Ottoman, thế chiến thứ nhất và chiến tranh giành độc lập.

Sau thế chiến thứ hai và nhất là sau sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản, lục địa châu Âu hiện nay được xem là ổn định. Hầu hết các quốc gia vừa thoát khỏi chế độ Cộng Sản, kể cả Nga, vẫn còn trên đường phục hồi kinh tế, chính trị và phục hưng các giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc họ. Xung đột thế giới tới đây được các nhà phân tích kinh tế chính trị nhận xét sẽ là xung đột Á Châu, nơi đang tồn tại các hệ thống chính trị đối nghịch, các quyền lợi kinh tế đối nghịch và các chính sách phát triển đối nghịch. Vì lý do địa lý chính trị, Việt Nam được xem là một trong những điểm nóng nhất và có thể sẽ là ngòi nổ của cuộc xung đột châu Á và Thái Bình Dương.

Liệu Việt Nam có thoát khỏi chiến tranh châu Á như Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng bên ngoài biển lửa châu Âu?

Liệu giới lãnh đạo CSVN có khả năng hóa giải các nguồn ngoại lực và biết vận dụng vị trí chiến lược của bán đảo Việt Nam một cách khôn ngoan để phục vụ cho lợi ích lâu dài của đất nước như các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã làm?

Trước mắt, không có dấu hiệu gì cho thấy giới lãnh đạo CSVN có một nhận thức chính trị quốc tế sáng suốt và cũng không có khả năng nào cho thấy họ có thể từ bỏ các quyền lợi của đảng Cộng Sản vì sự sống còn của dân tộc như các lãnh đạo đảng Cộng Hòa Nhân Dân Thổ. Những chờ đợi mỏi mòn, những van xin tha thiết, những thỉnh nguyện thư trang trải hết ruột gan đều không mềm lòng những kẻ mà tham vọng quyền lực và quyền lợi đã thấm vào máu, ăn sâu vào xương tủy.

Ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ nhận viện trợ của Liên Xô để tái thiết đất nước trong những năm đầu sau độc lập, Tổng thống Mustafa Kemal cũng đã công khai cam kết với nhân dân Thổ: “Quan hệ hữu nghị với Liên Xô không có nghĩa là chấp nhận ý thức hệ Cộng Sản. Chủ nghĩa Cộng Sản là một vấn đề xã hội. Các điều kiện xã hội, tôn giáo và truyền thống dân tộc của đất nước chúng ta khẳng định chủ nghĩa Cộng Sản không thể áp dụng tại Thổ Nhĩ Kỳ”. Việt Nam thì khác, từ ngày thành lập đảng, mặc cho bao đổi thay trên thế giới, các cấp lãnh đạo CSVN vẫn suốt ngày ra rã “Chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu” và quan hệ giữa hai đảng CS Việt Nam và CS Trung Quốc vẫn là quan hệ “như môi với răng”, “vừa là đồng chí vừa là anh em” như những năm trước 1975.

Còn lại gì hôm nay?

Giống như Adolf Hitler lợi dụng chính sách đối ngoại Nhân nhượng (Appeasement) của Thủ tướng Anh Neville Chamberlain trước thế chiến thứ hai để chiếm đoạt Sudetenland, lãnh thổ chiến lược và giàu tài nguyên nhất của Cộng Hòa Tiệp Khắc, Trung Quốc cũng đang lợi dụng sự bất ổn kinh tế thế giới và chính sách đối ngoại Nhân nhượng của Barack Obama để củng cố bộ máy quân sự và mở rộng ảnh hưởng tại Á Châu. Dân tộc Việt Nam phải đối diện với thách thức về cả hai mặt, bên trong, một giới lãnh đạo tham quyền cố vị, ươn hèn, và bên ngoài, một chủ nghĩa xâm lược dã man nhất trong lịch sử loài người.

Yếu tố duy nhất còn lại là sức mạnh tổng hợp của các thành phần dân tộc. Chính các thành phần dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước là lực duy nhất nằm ngoài sự kiểm soát của hai đảng Cộng Sản và cũng là lực duy nhất có khả năng đưa Việt Nam ra khỏi bờ vực chiến tranh và đưa đất nước tới một tương lai sáng lạng cho con cháu mai sau. Các thành phần dân tộc không chỉ là những người đang công khai chống đảng, những người đứng ngoài cơ chế lãnh đạo, những người không Cộng Sản nhưng là bất cứ ai nhận thức được manh tâm của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc, bản chất sai lầm trong cơ chế độc tài đang thống trị Việt Nam và chọn lựa dứt khoát đứng về phía dân tộc. Thấy được con đường dân tộc phải đi và dâng hiến tình yêu cho đất nước không bao giờ quá trễ. Không ai chiêu hồi ai. Không ai tha tội ai. Không ai sách động ai. Hành trang là tinh thần độc lập, tự chủ của tổ tiên giòng giống Việt. Chọn lựa của thời đại không chỉ là chọn lựa giữa dân chủ hay độc tài nhưng quan trọng hơn thế nữa, là mất hay còn, tồn tại hay diệt vong của một dân tộc.

Từ vùng Balkans cho đến châu Phi, lịch sử nhân loại để lại vô số bài học, chỉ vì giới lãnh đạo sai lầm và thiển cận, chỉ vì dân tộc chia rẽ và phân hóa mà nhiều quốc gia, vương quốc, đế quốc, một thời hưng thịnh đã vĩnh viễn bị xóa tên. Tất cả sẽ trở thành vô nghĩa khi Việt Nam không còn có mặt trên bản đồ thế giới. Nhạc sĩ Việt Khang đặt ra một câu hỏi nhức nhối không phải cho bộ máy công an đang giam cầm em, cho lãnh đạo đảng Cộng Sản mà cho toàn dân tộc “Cội nguồn ở đâu, khi thế giới nay đã không còn Việt Nam? ”.

© Trần Trung Đạo

© Đàn Chim Việt

 

 

21 Phản hồi cho “Hiểm họa Trung Quốc và bài học Thổ Nhĩ Kỳ”

  1. Lâm Vũ says:

    Tóm tắt bài viết, “bài học Thổ Nhĩ Kỳ” gồm hai điểm:
    - Canh tân đất nước bằng con đường Dân Chủ, lấy dân làm gốc
    - Hãy “chọn bạn mà chơi”.

    Nếu vì lý do nào đó, thời 1945 Thổ Nhĩ Kỳ chọn Liên Xô thì đã trở thành một chư hầu của Quốc Tế CS, và chưa chắc đã trở thành một quốc gia văn minh và vững mạnh như ngày nay.

    Vì sự sống còn của chính đảng CSVN, năm 1989, chính quyền Hà Nội đã chọn hẳn TQ thay vì chọn thế giới Tự Do. Từ đó, Hà Nội đã phải đi hết từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác. Kết quả chung cuộc đã quá rõ ràng – nhưng Hà Nội vẫn chưa chịu nhìn nhận là đã phản bội tố quốc VN!

  2. Tran Binh Trong says:

    Cảm ơn tác giả Trần Trung Đạo đã viết lên bài này.

  3. ĐẠI NGÀN says:

    CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG HOÀN CẢNH THẾ GIỚI HIỆN NAY

    Hòa bình mà một dân tộc chỉ ăn chơi huy hoắc, hưởng thụ, nói chính trị lý thuyêt suông, không lo chuẩn bị chiến tranh, tất yếu chiến tranh sẽ đến. Chiến tranh xảy ra là do điều kiện chiến lược của vị trí, do sự không có năng lực kháng cự, do ở gần những nước lớn có khuynh hướng bành trướng, do gây ra những xích mích không cần thiết với các nước có thể xảy ra chiến tranh với mình. Nhưng nói chung, chiến tranh có thể xảy ra nếu mình trở thành miếng mồi ngon ăn của nước nào thấy chiến tranh với mình là có lợi nào đó cho họ, hoặc chiến tranh có thể khiến họ có cơ chiến thắng. Có nghĩa chiến tranh trước hết do mình rồi mới do người. Mình mà yếu, nhu nhược, tất dễ bị uy hiếp, bắt nạt, đó là đầu mối của chiến tranh. Không tự cường, tự vệ nổi cũng là điều kiện tất yếu của chiến tranh. Chiến tranh chủ động có nghĩa là chiến tranh xâm lược. Chiến tranh thụ động có nghĩa là chiến tranh bị bắt nạt, chiến tranh tự vệ hay chiến tranh bắt đắc dĩ. Chiến tranh như vậy do điều kiện và hoàn cảnh khách quan cũng như chủ quan, không phải do mình không muốn chiến tranh là được, trong trường hợp mình vốn không phải là nước chủ chiến.
    Trong trường hợp như thế, muốn có hòa bình tất phải chuẩn bị chiến tranh thường xuyên, hay chuẩn bị để tránh chiến tranh có thể xảy ra như đã nói. Muốn thế, yếu tố đầu tiên là yếu tố lãnh đạo. Nếu lãnh đạo bất tài, không tạo ra điều kiện tốt cho sự khó bị nước khác bắt nạt nước mình, khó cho nước khác thấy họ có thể chiến thắng được mình, tất nhiên chiến tranh sẽ khó xảy ra. Ngược lại nếu lãnh đạo có tài sẽ thấy ngay muốn tránh chiến tranh thì phải chia sẻ trách nhiệm gánh nặng quốc phòng đối với toàn dân. Có nghĩa khi có chiến tranh xảy ra, chính toàn dân quyết định sự thắng lợi mà không phải chỉ giới cầm quyền hay lãnh đạo quyết định. Có nghĩa chiến hay không chiến cũng thường đi đôi với ý nghĩa chính trị.
    Nói rõ hơn, nếu một nền chính trị dân chủ, mọi người đều có ý kiến bình đẳng về chính kiến và quốc phòng để lãnh đạo quyết định, chiến tranh sẽ ít nguy cơ xảy ra. Nhưng nếu đối với những đất nước độc tài độc đoán, quyền hành chỉ thu về cho nhóm thiểu số cầm quyền, ý chí người dân bị vô hiệu hóa hay bị bẻ gáy, chiến tranh sẽ có nhiều nguy cơ xảy ra, bởi sức mạnh toàn dân không có, chỉ có sức mạnh của nhóm cầm quyền. Trong những trường hợp như thế, nếu chiến tranh xảy ra, nhóm cầm quyền có thể hoặc đầu hàng dễ dàng hoặc chiến đấu cách vô vọng, bởi vì việc huy động sức mạnh toàn dân như thể gặp rất khó khăn vì chia rẽ và miễn cưỡng. Có nghĩa sự sáng suốt của giới cầm quyền chính là điều kiện để tránh chiến tranh hoặc để chiến thắng khi chiến tranh xảy ra. Trong thế kỷ hiện nay, điều kiện chiến tranh không còn như trong thế kỷ trước. Bởi thế kỷ trước vẫn còn là chiến tranh cổ điển, chiến tranh ý thức hệ, chiến tranh phe nhóm quốc tế. Ngày nay hoàn cảnh chiến tranh đã hoàn toàn thay đổi. Đây chính là kiểu chiến tranh tay đôi hoặc tay ba nếu nó không bị chuyển thành chiến tranh khu vực hoặc chiến tranh quốc tế. Ngày nay sự ảo tưởng về chủ nghĩa quốc tế mọi loại cũng không còn nữa, nhất là chủ nghĩa quốc tế vô sản như có một phần nhân loại đã tin, bị tin, hay bắt buộc phải tin trong thế kỷ trước. Ngày nay chiến tranh chỉ có thể là chiến tranh vì quyền lợi quốc gia nói chung hoặc vì quyền lợi kinh tế nói riêng. Tính cách quyền lợi đó, nếu do toàn dân quyết định trong các thể chế dân chủ, chiến tranh ít có nguy cơ xảy ra hay có thể giàn xếp được. Ngược lại trong các thể chế phi dân chủ, do quyền hành chỉ ở trong tay thiểu số cầm quyền, chiến tranh tất yếu hay dễ xảy ra khi quyền lợi đặc thù của phe nhóm hoàn toàn quyết định. Cho nên, những tính cách ảo tưởng ngày nay là sự mê muội về chính trị, sự ảo tưởng về ý hệ hay sự giả đò trên cả hai phương diện bằng các phương tiện truyền thông để nhằm ru ngủ dân chúng, nhằm mị dân, hoặc nhằm đánh lạc hướng dân mà chủ yếu chỉ là nhằm ổn định chính trị trong mục đích duy nhất là quyền lợi riêng của giới cầm quyền. Trong tính cách chung đó, ngày nay điều đáng nói nhất chính là chiến tranh ờ hai nước láng giềng có quyền lợi đối ngược nào đó là dễ có nguy cơ xảy ra nhất. Chẳng hạn như Trung Quốc và Việt Nam ngày nay chẳng hạn. Đây là một tương quan quyền lợi là chủ yếu của hai đất nước hay hai nhà nước về mọi mặt. Tức câu hỏi đặt ra là liệu tương quan quyền lợi nhiều mặt này thực chất là thuận hay nghịch. Nếu ai có quan điểm là nghịch cũng chắc chắn suy diễn ra chiến tranh là việc có khả năng hay điều tự nhiên không tránh khỏi cho tới khi đi đến một kết cuộc thực tế nào đó hoặc đi tới một thế quân bình bền mang tính đa dạng, đa diện của hai hay nhiều bên như trên kia đã nói.

    NON NGÀN
    (25/4/12)

  4. Minh Đức says:

    Việt Nam không thể công khai có thái độ thù nghịch với Trung Quốc vì Trung Quốc là nước lớn ở ngay bên cạnh và lại có sức mạnh, có nhiều phương tiện để phá Việt Nam. Việt Nam cũng không thể để cho Trung Quốc lấn ép. Việc dựa vào Trung Quốc thì chỉ có một nhóm người nào đó ở Việt Nam là muốn. Vì thế một chế độ cho phép nhiều nhóm lợi ích được hoạt động và có ảnh hưởng đến chính trị thì sẽ có những nhóm kiềm chế ảnh hưởng của nhóm thân Trung Quốc. Một chế độ dân chủ nếu có cơ chế giám sát, kiềm chế hữu hiệu sẽ khó bị ngoại bang mua chuộc hơn là chế độ một đảng vì ngoại bang chỉ mua chuộc được một nhóm nào đó mà thôi. Nếu ngoại bang mua chuộc tất cả mọi nhóm thì tức là làm lợi cho toàn thể quốc gia rồi thì chính sách đó đâu đáng bị chống.

Leave a Reply to Minh Đức