WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Viết cho tháng Tư

Dòng người chen chúc trên những chiếc trực thăng cuối cùng rời Sài Gòn trước khi thành phố thất thủ. Ảnh minh họa- Google.

Tôi sinh trưởng sau năm 1975 và gia đình tôi không có liên quan gì nhiều đến cả hai phía trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì thế mối tương quan tình cảm của tôi với những sự kiện lịch sử và hoàn cảnh chính trị xã hội trong cuộc chiến hầu như rất ít nếu không muốn nói là không có. Những gì ít ỏi mà tôi  được hiểu biết về nó chỉ đơn thuần là kiến thức. Đứng trong vị thế đó, tôi tạm thời có thể yên tâm rằng lập trường của tôi, và những gì tôi nói ra sau đây sẽ được hiểu một cách thiện chí và không bị gán ghép hay chụp mũ. Tôi không sợ bị chụp mũ, nhưng thiết nghĩ điều đó cùng với những nguỵ biện không có lợi cho sự tiến bộ.

Gần đây, tôi tình cờ đọc được một nhận xét của tướng William Childs Westmoreland- Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam- về tướng Võ Nguyên Giáp của quân đội Bắc Việt như sau: “Of course, he was a formidable adversary…. By his own admission, by early 1969, I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this. Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military genius…”. Xin được tạm dịch là: “Dĩ nhiên, ông ta là một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm….Với sự thừa nhận của chính ông ta, đến đầu năm 1969, tôi nghĩ, ông ta đã mất nửa triệu lính? Ông ta đã báo cáo điều này. Hiện tại, một sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự….”

Dù chúng ta là ai,  đứng bên nào của cuộc chiến, chúng ta cũng phải đồng ý với Westmoreland rằng, một chiến thắng quân sự dựa trên chiến thuật đẫm máu, coi thường sinh mạng binh sĩ chỉ có thể tạo nên một kẻ thù nguy hiểm chứ không tạo nên một thiên tài quân sự như nhiều người vẫn rêu rao. Câu nói này của viên tướng Hoa Kỳ làm tôi suy nghĩ rất nhiều về sự “nguy hiểm” của những người Cộng sản Việt Nam. Họ nguy hiểm bởi họ là những người luôn hành động theo phương châm “mục đích biện minh cho phương tiện”, nghĩa là bất chấp mọi thứ, miễn đạt được mục đích. Đối với tôi, nó không chỉ là lời nhận xét về tướng Giáp mà là một câu nói nêu bật lên bản chất của những người Cộng sản Bắc Việt, và cả chế độ mà họ dựng nên. Và những việc họ đã làm suốt từ những ngày đầu có mặt tại Việt Nam đến nay, từ việc “trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ” đến gần đây nhất là vụ cướp đất của nông dân đã chứng minh tất cả.

Một kẻ đối địch ghê gớm có thể được hiểu theo hai cách. Thứ nhất, đó là một kẻ thù đáng gờm, là đối thủ khó đánh bại vì có mãnh lực vũ trang, có chiến lược, chiến thuật hành động khôn ngoan… Nhưng khi nhìn xoáy vào chữ “formidable” mà Westmoreland đã dùng, tôi chú ý nhiều đến nghĩa “arousing fear”(gợi nên sự sợ hãi) . Với nghĩa này, nó gần giống với “terrorise” (làm cho sợ hãi). Mà làm cho người khác sợ hãi có nghĩa là “khủng bố”. Chúng ta có thể hiểu theo hai cách về một “đối thủ ghê gớm” như tôi đã tạm phân tích ở trên. Nhưng biết đâu, cách hiểu thứ hai mới là điều mà ông tướng Mỹ kia ngụ ý? Xin hãy cho tôi tiếp tục trình bày mà tạm quên đi những mối thành kiến nào đó có thể đang dâng lên trong lòng quý vị.

Khi căn cứ vào những dữ kiện lịch sử- những điều không thể chối bỏ, những điều đã được trải nghiệm bằng chính xương máu của những người đã kinh qua cuộc chiến ấy- chúng ta sẽ có cái nhìn tường minh hơn. Riêng phần mình, với kiến thức ít ỏi về chiến tranh Việt Nam, tôi đã có thể tìm thấy những hình ảnh có khả năng “làm cho sợ hãi” của quân đội Bắc Việt qua nhiều biến cố như Tết Mậu Thân,  và các “trận đánh” của đội Biệt động Sài Gòn như: “trận đánh” tàu nhà hàng Mỹ Cảnh, “trận đánh” cư xá  Brinks…; và chưa kể đến  những câu chuyện ghê gớm mà tôi từng được nghe những người già kể lại về vô số những “trận đánh” như thế vào trường học, khu dân cư, cầu cống….Đến nỗi, khi nghe nói quân đội Cộng sản Bắc Việt sắp vào đến ngã ba Cai Lang, thành phố Đà Nẵng, những người dân sống ở Đà Nẵng khi đó đã run cầm cập vì nghe tin đồn rằng người Cộng sản mà vào họ sẽ rút hết móng tay móng chân người dân. Đó có thể là điều sợ hãi thái quá, nhưng nó cho chúng ta thấy khả năng gieo rắc sợ hãi đến trình độ đỉnh cao của những người tự xưng là “quân giải phóng”.

Những ai đọc lịch sử, những ai có đủ lương tâm và tầm tri thức trung bình, đều thấy rằng, những cái mà quân đội Bắc Việt và những người “nằm vùng” gọi là “trận đánh” gây nhiều tiếng vang đều không nhằm vào những mục tiêu  trên tiền tuyến, để giành chiến thắng quân sự trực tiếp mà đánh vào những nơi ăn chốn ở cốt để gây sợ hãi. Gây sợ hãi cho người dân nhằm làm xáo trộn xã hội, gây sợ hãi đánh vào tâm lý Quốc hội và dư luận Mỹ…. Ngày nay, ai đi qua đường Hai Bà Trưng, đều nhìn thấy “Bia chiến công trận đánh cư xá Brinks”. Cái mà người ta gọi là trận đánh thực ra là một cuộc đánh bom một nơi ở của cố vấn quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam do hai thành viên Biệt Động Sài Gòn thực hiện. Điều mà họ gọi là “trận đánh” sao tôi thấy nó hao hao giống cách làm của những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan, chỉ khác một chỗ là họ không tự sát. Đối với thế giới ngày nay, những kẻ đánh bom như thế thật sự là những  kẻ “nguy hiểm”, “ghê gớm” .

Ngoài cái cách thể hiện “formidable” như trên, quân đội Bắc Việt còn khiến người ta sợ hãi hơn gấp bội vì sự coi thường tính mạng binh sĩ của họ. Thông thường, con người sợ hãi những kẻ thù tấn công mình một cách tàn ác, nhưng người ta sẽ kinh hoàng đến rợn người khi biết về những hành động coi tính mạng của người phe mình như cỏ rác, cốt chỉ nhằm đạt được mục đích của kẻ chỉ huy. Người Cộng sản đã lấy chính nghĩa chống giặc ngoại xâm để lừa dối, tuyên truyền, kích động hàng triệu Thanh niên miền Bắc lao vào cuộc chiến như con thiêu thân. Chúng ta được nghe nói rất nhiều về những tấm gương đầy nhiệt huyết và sự hy sinh anh dũng của những người trẻ tuổi mới chập chững vào đời. Đối với những cái chết đó, tôi không có bất cứ tình cảm tích cực nào ngoài sự thương tiếc. Cả một thế hệ người đã bị lừa gạt vì không nhận chân được bản chất của chế độ, của cái chủ thuyết mà nó rêu rao. Âu tất cả cũng chỉ là những sản phẩm lịch sử của một thời đại !

Để rồi sau cái ngày “thống nhất” ấy là những chuyến vượt biên vượt biển của hàng trăm ngàn người, và đã có cả hàng ngàn người phải bỏ xác ngoài biển khơi;  là những năm tháng bao cấp, đói khổ đến cùng cực; đến nay đỡ đói khổ một chút, nhưng dân Việt ta vẫn chưa thoát khỏi thân phận làm thuê, ở đợ cho thiên hạ; đặc biệt vẫn còn cam chịu làm thần dân phục tùng các ông vua Cộng sản. Thế nhưng bất chấp cái thực tế đau buồn ấy, nhiều ngụy biện về thống nhất, về “công lao chống Mỹ cứu nước của Đảng” vẫn tồn tại ngay cả trong lớp người “có học” ở Việt Nam.

Thiết nghĩ một sự hy sinh chỉ nên có và đáng được ngợi ca khi đánh đổi với nó là một giá trị to lớn hơn. Bằng lập trường đề cao cá nhân, tôi cho rằng, mọi ý niệm: thống nhất, giải phóng dân tộc, kẻ thù…phải được đặt trong mối tương quan của chúng với những giá trị an sinh hạnh phúc thực sự của người dân. Suy cho cùng, mọi thứ bao gồm: thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chính trị…chỉ là những phương tiện để đạt đến những giá trị nhân bản, để bảo vệ và phục vụ con người. Mọi định chế, mọi nỗ lực chính trị và xã hội đều nhằm vào cái đích đến quan trọng nhất của nó là CON NGƯỜI. Nếu mục đích cuối cùng ấy không đạt được thì mọi phương tiện kia chỉ là mưu đồ của kẻ lãnh đạo. Thật điên rồ thay cho những kẻ luôn hô hào “mục đích biện minh cho phương tiện”. Chúng ta biết rằng, tính chính đáng của phương tiện phụ thuộc vào sự thích nghi và mối tương quan về bản chất của nó đối với mục tiêu. Nói rõ hơn, chúng ta không thể dùng một phương tiện phi nhân để giành lấy một mục tiêu nhân bản.

Kết quả là, “sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước” đã không khiến Việt Nam trở nên hùng mạnh hơn, dân tộc ta trở nên kiêu hãnh hơn; mà đơn giản chỉ là biến một miền Nam trước “giải phóng”  hơn hẳn Hàn Quốc, sau gần bốn mươi năm thống nhất, cùng với cả nước lẹt đẹt chạy theo sau cả Thái Lan. Nếu ta lấy cứu cánh là sự phồn thịnh của quốc gia, là an sinh hạnh phúc, là tự do nhân phẩm của mỗi một người dân làm chuẩn thì liệu sự thống nhất ấy có nghĩa lý gì?

Đó là khi vấn đề được đặt dưới lăng kính lý luận. Còn thực tế thì mọi sự đã quá rõ ràng. Cái mà người ta gọi là “kháng chiến chống Mỹ cứu nước” ấy thực chất chỉ là để giúp Trung Quốc “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Hay như Lê Duẩn từng nói : “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước XHCN, cho cả nhân loại”. Nói cho rõ ra, đó là cuộc chiến giúp cho chủ nghĩa Cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á theo tinh thần Quốc tế Cộng sản bất chấp tinh thần dân tộc, là giúp cho Trung Cộng dễ dàng Hán hoá một Việt Nam suy yếu sau cuộc chiến tương tàn khốc liệt.

Đã ba mươi bảy năm trôi qua kể từ ngày “giải phóng”, giải phóng miền Nam khỏi mối quan hệ đồng minh với Mỹ để trở thành chư hầu hèn mọn của Trung Cộng. Sự thống nhất, sự giải phóng đó mới đau đớn làm sao!  Gần bốn thập niên đã qua đi, dấu vết chiến tranh trên mảnh đất quê hương Việt Nam đã dần phai nhạt, nhưng những tổn thương của lòng người vẫn còn hằn sâu, thậm chí ngày càng sâu hơn. Thống nhất hai vùng địa lý nhưng vẫn vắng bóng một sự Hoà hợp trong tình tự dân tộc.  Vết thương cũ do cuộc tiến chiếm miền Nam chưa kịp lành thì chúng ta lại có thêm những chia cắt mới : chia cắt giữa một bên là một nhóm người cam phận làm tay sai cho ngoại bang, với một bên là những con người yêu nước không khoan nhượng; chia cắt giữa một phía là nhóm người lãnh đạo Quốc gia cùng những kẻ ăn theo cố gắng bám giữ ngôi vị độc tài để tiếp tục nô lệ hoá người dân, với  một phía là những người đấu tranh và chấp nhận hy sinh cho tự do và phẩm giá con người. Tôi vẫn nghĩ rằng, một con người trở nên dũng mãnh nhờ có ý chí. Một dân tộc trở nên hùng mạnh, cũng như vậy, phần nhiều dựa vào tinh thần và khí chất. Nhưng tinh thần và khí chất ấy chẳng thể có được nếu dân tộc ấy chia rẽ. Chính sức mạnh của tinh thần đoàn kết, sự Hoà hợp dân tộc  có thể góp phần giúp chúng ta tạo lập một mãnh lực mới cho dân tộc.

Chỉ e Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục bỏ lỡ những chuyến tàu thời đại nếu trong lòng dân tộc còn có những chia cắt chí mạng như thế. Nhưng thiết tưởng, sự Hoà hợp có khả năng xoá bỏ mọi ngăn cách, hàn gắn mọi vết thương, mang mọi người Việt về trong cùng một chí nguyện chỉ có thể đạt được trên tinh thần Hoà giải thiện chí, trên quyền lợi dân tộc và trên những nguyên tắc hướng thiện chứ không phải là sự thoả hiệp với cái xấu ác. Chỉ e những người Cộng sản Việt Nam quá u mê và tham lam để khởi động một chương trình Hoà hợp, Hoà giải và thay đổi chính trị đầy tham vọng như thế. Chỉ e những người Cộng sản chẳng thể làm nổi những gì mà nhà cầm quyền độc tài Miến Điện đã làm. Chỉ e…. Bởi đến hôm nay, họ vẫn một lòng một dạ coi mối quan hệ với Trung cộng là “chủ trương nhất quán”, là “ưu tiên hàng đầu” như lời Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam đã tuyên bố mới đây tại Bắc Kinh.

Mỗi năm tháng Tư về, bao nhiêu lễ lạt, đình đám vẫn diễn ra bất chấp mối hoài niệm về quá khứ vẫn nặng trĩu trong lòng nhiều người Việt, bất chấp mối ưu tư về tương lai đất nước vẫn canh cánh trong lòng những người có tâm huyết với đất nước. Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba mươi tháng Tư- xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý.

Sài Gòn, ngày 20 tháng 4 năm 2012

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

167 Phản hồi cho “Viết cho tháng Tư”

  1. Khanh H. says:

    Quote: “.. Ba mươi tháng Tư- xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẫm, cho sự hòa hợp dân tộc và nền công lý “.
    Bỡi thế cho nên -tên đặc công hãi ngoại- MC Nguyễn ngọc Ngạn và bộ sậu mới tổ chức ngày vui ca hát tại thành phố Berlin.

  2. nguyen ha says:

    Những ai có “trái-tim Dân Tộc”không thể không biết Ngày 30/4 là ngày” Bi-thảm của Dân-tôc”,và ngày” Dau-thương “của con _dân Miền Nam! Xin ai dừng hỏi tại sao?? Câu nói của TT VVK”hàng triệu người vui và hàng triệu người buồn”.,dã chứng minh diều dó! “Một con ngựa dau,cả tàu không ăn cỏ”,huống chi dây cả”nửa chuồng ngựa”dau,làm sao mà “ăn cỏ “dược hở Bạn!! Súc-vật còn biết nổi dau chung,há gì con người!
    Nhìn những “tua”du-lịch trong nước vào ngày 30/4 nở rộ,mà lòng ngao-ngán! nhìn Nguyễn ngọc Ngạn với nụ-cười “hợm-hỉnh’ trên tờ quảng cáo”nhạc Mừng-xuân”ở Berlin,mà buồn-nôn!,thì té ra trên Hành-tinh nầy
    vẩn còn có một Dân-tộc “bán-khai” thua Súc-vật”. Cho tôi gởi dến Cô Thục-Vy lời ngưởng mộ,”một tiếng
    hát “cất lên từ Dêm-den./

  3. Vũ Đức Khanh says:

    “… Tôi vẫn nghĩ rằng, một con người trở nên dũng mãnh nhờ có ý chí. Một dân tộc trở nên hùng mạnh, cũng như vậy, phần nhiều dựa vào tinh thần và khí chất. Nhưng tinh thần và khí chất ấy chẳng thể có được nếu dân tộc ấy chia rẽ. Chính sức mạnh của tinh thần đoàn kết, sự Hoà hợp dân tộc có thể góp phần giúp chúng ta tạo lập một mãnh lực mới cho dân tộc. Chỉ e Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục bỏ lỡ những chuyến tàu thời đại nếu trong lòng dân tộc còn có những chia cắt chí mạng như thế. Nhưng thiết tưởng, sự Hoà hợp có khả năng xoá bỏ mọi ngăn cách, hàn gắn mọi vết thương, mang mọi người Việt về trong cùng một chí nguyện chỉ có thể đạt được trên tinh thần Hoà giải thiện chí, trên quyền lợi dân tộc và trên những nguyên tắc hướng thiện chứ không phải là sự thoả hiệp với cái xấu ác… Ba mươi tháng Tư- xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý…”, trích Huỳnh Thục Vy.

    30/4 … Một lễ kỷ niệm đau lòng của Việt Nam, Vũ Đức Khanh đã viết: “…Rất khó để có thể tưởng tượng rằng dĩ vãng sẽ là dĩ vãng, và tất cả sẽ được tha thứ. Sẽ có những cá nhân cảm thấy rằng các nhà lãnh đạo của Việt Nam phải trả lời cho những tội lỗi, có thật hay tưởng tượng nên, của họ. Và những người lãnh đạo này có lẽ cũng nên phải trả lời. Nhưng loại công lý ô hợp phá phách sẽ không được phép thay đổi các quy định của pháp luật. Để Việt Nam thực sự di chuyển về phía trước, đầu tiên là phải làm hòa với quá khứ của mình và phải chứng nghiệm một giờ phút thanh tẩy. Mặc dù về chính trị và lịch sử khác nhau, một ví dụ để học theo là Ủy ban Sự thật và Hòa giải của Nam Phi sau khi kết thúc chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Xin nhắc lại là, tuy sự khác biệt ở Việt Nam và Nam Phi là rộng lớn, nhưng một ủy ban như vậy có thể giúp chữa lành vết thương cũ. Ủy ban ấy sẽ không mang được công lý đến với những tội ác trong quá khứ, nhưng có thể mang lại ánh sáng sự thật. Nó có thể mang đến sự minh bạch mà trước đây không từng có được. Một ủy ban như thế có thể sẽ không được tất cả mọi người chào đón, nhưng đeo bám quá nhiều vào quá khứ sẽ không giúp một nước Việt Nam mới tập trung đuợc vào việc xây dựng lại cho tương lai…”

    30/4 … Một lần nữa, tôi nguyện cùng em Huỳnh Thục Vy xây dựng lại mái nhà Việt Nam tự do, nhân bản và dân tộc trên những đổ nát, hoang tàn hằn sâu dấu vết hận thù, chia rẽ của quê hương.

  4. butnua says:

    Cháu Vy ơi.
    Bài viết quá hay nhất là câu kết:
    “Mỗi năm tháng Tư về,bao nhiêu lể lạc đình đám vẫn diển ra bất chấp mối hoài niệm về quá khứ vẫn nặng truỉ trong lòng nhiều người Việt,bất chấp mối ưu tư đất nước vẩn canh cánh trong lòng những người có tâm huyết với đất nước.Những người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nổi đau khổ to lớn ấy cuả dân tộc.Thử hỏi xương máu cuả hàng triệu con người ngã
    xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt nam thống nhất trong chia rẽ,thống nhất trong sự Hán hoá,thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao?Ba mươi tháng tư-Xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm,cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý”

    Xin được gởi đoạn kết cuả cô bé Thục Vy đến nhà đại văn sỉ ,Emxì Nguyễn Ngọc Ngoạn như một bài học nhập môn “làm người có lý trí”.
    Cám ơn Thục Vy nhiều lắm.Chúc cháu và gia đình gặp nhiều may mắn trong cuộc sống cuả thời đại ưu việt CHÁMÓ

    • vungu says:

      Cám ơn HTV…một Thanh nử có chân tình rất thành tâm,thiện ý…cá nhân vungu rất khâm phục HTV .

  5. Hàn-Giang says:

    “Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc.”

    Hả? Ai dám bảo “chú Ngạn” mình như thế? Ồ, sorry, mình lộn, bài này nói về các đồng chí cộng phỉ nhà mình, không về chú Ngạn!

    • Khanh H. says:

      Thân gởi bạn Hàn Giang
      Hễ ai vui sướng ca hát thì là bọn Cộng phỉ: Mc Nguyễn ngọc Ngạn
      Hễ ai ưu tư thống khỗ thì là: Người tỵ nạn Cs.

  6. tam dat says:

    Tâm đắc và tâm phục tư tưởng của một người trẻ Thục Vy hướng đến sự tồn vinh của dân tộc và quê hương .
    Đãng Cộng Sản Việt Nam đã lộ nguyên hình là tập đoàn ức hiếp dân lành, bán tài nguyên và đất nước cho ngoại nhân, quỵ lụy Tàu cộng để sống còn . Những ý tưởng thiện lành, công bằng , nhân bản đượm tính kiên cường của những người trẻ như cháu Thục Vy rất cần thiết để nuôi dưỡng ý chí hào hùng , không khuất phục bạo quyền như của Hai Bà Trưng, Trần Quốc Toản, Nguyễn Trải, Quang Trung, Trần Văn Bá …

  7. T. says:

    Ước chi đại đa số thanh niên, thanh nữ Việt Nam đều tìm đọc bài này thay vì tìm vui trong men rượu, khói thuốc. Cũng mong những “tu sĩ” ở trong và ngoài nước học được suy nghĩ của cô Huỳnh Thục Vy để biết thương xót bênh vực những tín hữu của mình và biết yêu nước nhưng không yêu Xã Hội Cướp Ngày (XHCN).

  8. CôngĐài says:

    Đọc bài viết của cô HTVy, viết cho tháng tư với những cảm-nghĩ cá-nhân. Dĩ-nhiên tuy khách-quan vì không kinh-nghiệm, cá-nhân không dính-dáng nhiều đến những thăng-trầm của đất nước VN từ 1975 trở về trước nên sự trình-bày phản-ảnh nét trung-thực ; nhưng vẫn có chút chủ-quan – vì gia-đình, cha mẹ, thân-nhân gần-gủi có liên-đới đến những chế-độ tại VN trong thời-điểm trên ; vì dựa trên những tìm-hiểu qua sách báo, tin-tức cập-nhật qua internet, qua người kể trực-tiếp, mà những thứ này dù thể-hiện nhiều khuynh-hướng khác nhau, vẫn khiến người nghiên-cứu tìm đọc có suy-nghĩ, có cố-gắng vô-tư cách mấy, vẫn ít nhiều chủ-quan. Cái point của cô là ở phần chót, mong một sự đoàn-kết, một sự hòa-giải hòa-hợp dân-tộc, nhưng thực-trạng của hai phía vẫn chưa thể – và cũng có thể là không thể – hàn-gắn được. Việc cô cho rằng CSVN vẫn còn nặng nợ với Trung-quốc qua lời tuyên-bố của Tổng tham mưu trưởng quân đội CSVN chỉ là một speculation, vì CSVN có tuyên-bố gì, thì cũng không hẳn như vậy. Cô không thấy chúng đang chuẩn-bị cho một cuộc chiến đó sao ? Cả hai bên, Trung-quốc và chính-quyền CSVN. Vậy cô mới canh-cánh trong lòng, không vui được trong mùa tháng 4 này – dù rằng có người vẫn vui vì họ cho đó là niềm vui ‘ Đại thắng mùa xuân ‘, để có những tổ-chức ca-hát, trình-diễn mua vui, để có những người tìm vui. Tôi nhớ có đọc một phản-hồi ở một bài nào đó của Trung Kiên ; anh ấy nói cũng có lý rằng khi hướng về tháng tư đen, bỏ hết buồn đau mà chỉ dành nỗ-lực cho công-cuộc tranh-đấu chống tập-đoàn lãnh-đạo CSVN. Dĩ-nhiên lý-lẽ thì vậy, nhưng con người, nhất là những người Tị-Nạn Cộng-Sản, mất nước, mất đi những hoài-bão, mất nhiều người thân, chiến-hữu chí-thiết, còn nhiều tình-cảm, làm sao tự-dối để có thể nói đã quên tất cả rồi. Tuy nhiên, chúng ta có thể mượn câu nói của bất kỳ ai, nhưng xét hợp-lý , nhưng sửa-đổi chút ít ‘ Biến đau-thương thành hành-động, bằng nung-nấu tinh-thần tranh-đấu nhằm giải-thể chính-quyền đảng-trị CSVN ‘. Tôi muốn trở lại ý-tưởng mà cô đề-cập ở phần đầu. Đó là cách thí-quân của Võ Nguyên Giáp nói riêng, của việc coi thường mạng sống sanh-linh nói chung của tập-đoàn lãnh-đạo CSVN – và cũng của CSQTế – nói chung. ‘ Cứu-cánh biện-minh cho phương-tiện ‘ dù không được hoan-nghênh trong Cơ-đốc-giáo nói riêng, có thể được dùng trong giáo-lý của một số tôn-giáo, tuy nhiên đó chính là ý-nghĩa đúng-đắn của cứu-cánh, là chân-lý – là đạo, là Jesus Christ trong Cơ-đốc-giáo nói riêng – là tuyệt-đối. Nhưng với thế-tục, với chính-trị, thì ‘ cứu-cánh ‘ chỉ mang ý-nghĩa tương-đối, thường là chủ-quan mà người, tổ-chức áp-dụng câu đó nhằm để bảo-vệ tính-cách chính-nghĩa cho đường-hướng họ theo. Vậy cứu-cánh của CSVN không nhất-quán. Khi còn trong bóng tối, thì hô-hào giải-phóng dân-tộc, v.v.., khi công-khai và cần trợ-thủ của Liên-xô cũ, Trung-Cộng thì đường-lối của họ là quốc-tế vô-sản, khi thế-lực được củng-cố như hiện nay và đa-số tập-đoàn lãnh-đạo CSVN đã trở thành những ‘ đại-tư-bản đỏ, tư-bản đỏ ‘ thì chúng không còn ‘ cứu-cánh ‘ nào hơn là tham-quyền cố-vị, sống chết để bảo-vệ quyền-lực, tiền-của vơ-vét từ tài-sản đất nước, từ bóc lột dân nghèo, v.v..CSVN đạt được nhiều thắng-lợi có tính-cách giai-đoạn trong việc dùng bạo-lực, hy-sinh không thương-tiếc mạng sống mọi người – kể cả dân lành – là điều mà những chế-độ VNCH không làm được. Không phải những cấp chỉ-huy, lãnh-đạo dân-sự, quân-sự VNCH không biết, mà chính lương-tâm họ không muốn làm, và cũng vì họ không làm được, vì đó là chính-thể tự-do, dân-chủ mà người dân có tinh-thần tự-giác, tôn-trọng pháp-luật hơn là bị áp-đặt độc-tài như dưới CSVN đảng-trị. Cũng nhân bài viết này, tôi được nhắc đến một bài viết khác cách đây ít ngày về việc ông Dương văn Minh. Ông DVM bị lên án vì sự kêu gọi quân, dân VNCH đầu hàng ngày 30/04/1975. Những người sống ở Sàigòn thời-điểm đó có thể cám ơn ông DVM vì tránh được một cảnh giết chóc đẩm máu có thể – và hẳn – xảy ra tại Sàigòn. Nếu một người khác, ví-dụ cố Thủ-tướng , hay cố Tổng-thống vài ngày của VNCH Trần văn Hương cũng ra một lệnh đầu hàng, thì dư-luận hẳn khác. Vì rằng ông DVM dù có thể có lòng thương-xót muốn tránh cuộc đổ máu, nhưng quá-khứ, lý-lịch của ông không biện-minh nỗi thiện-ý – nếu có – trong lời kêu gọi đầu hàng. Chính vì điều này mà tôi đã chẳng đóng-góp ý-kiến phản-hồi cho bài đó.
    Tóm lại, những cảm-nghĩ của cô HTVy tuy chưa sâu-sắc lắm, nhưng thể-hiện tính trung-thực trong sự khôn-ngoan, bố-cục chặt-chẽ, mở đóng cách thích-hợp của toàn bài viết. Nhất là tuy cô không đề-xuất một kết-luận rõ-ràng vì tuy sự đoàn-kết, sự hòa-hợp, hòa-giải cô mong ước nhưng ‘ chỉ e những người CSVN quá u-mê, tham-lam…Chỉ e..’, nghĩa là thực-trạng VN cho thấy việc cô mong-ước khó, mà cũng là không có thể, thành hiện-thực, để ngầm cho chúng ta thấy được ý-kiến chung rằng chế-độ đảng-trị tại VN bởi CSVN phải bị giải-thể là giải-pháp hữu-hiệu nhất. Để kết-luận phần phản-hồi này, những ngày đen của tháng 4 đen của 1975 mà nỗi đau của tuyệt-đại-đa-số những người Việt TNCS không thể dễ-dàng bị, hay bị làm xóa-mờ, là động-lực cho những người này – không vì thù-hận, nhưng vì quá kinh-nghiệm biết được bản-chất thực-sự của CSVN nói chung – cho nỗ-lực hổ-trợ công-cuộc đấu-tranh của đồng-bào quốc-nội nhằm giải-thể chính-quyền đảng-trị CSVN.

    • D.Nhật Lệ says:

      Xin góp ý với bác Công Đài,
      Bác CĐ,.có nhiều ý kiến,tôi tán đồng nhưng riêng phản hồi ở trên,tôi không đồng ý lắm.
      Dựa vào đâu mà bác nói như “đinh đóng cột” là tuyên bố của tên tướng VC.là “speculation” khi
      bác là người ngoài cuộc nên chẳng biết rõ những bí mật mà VC.hết sức che giấu.Bác còn lo xa
      cho họ là 2 bên đang chuẩn bi chiến tranh.Chẳng lẽ bác không nghi ngờ những màn khua môi
      múa mép là thủ đoạn che giấu người dân trong nước,nhất là VC.đang cố ý thần phục TC.hay
      sao ? (Do đó,cô HTV.có lý khi cô dùng uyển ngữ là VC.còn nặng nợ với TC.).
      Nếu bác bàn về chính trị mà chỉ dựa vào sự việc biểu hiện ra bên ngoài thì bác nhận định qúa phiến diện,thậm chí bóp méo đến mức xuyên tạc sự thật.Ngay những nguời bình luận thời sự như Trần Bình Nam,Nguyễn Gia Kiểng và 1,2 người trên diễn đàn này cũng mắc phải lỗi lớn này.Nói ‘lỗi lớn’ là vì nó kéo theo những suy diễn còn NGUY HẠI hơn tiếp theo sau đó.
      ‘Cứu cánh biện minh cho phương tiện’,không phải chỉ cho tôn giáo như bác nghĩ.Cứu cánh là
      mục đích cuối cùng (tiếng Pháp là FIN) và thường câu này dùng để lên án cứu cánh mà VC.
      nhắm đến là thực hiện chủ nghĩa CS.trên trái đất này.(Có bác còn lấy ví dụ nói dối với trẻ con
      là không đúng,vì đó không đúng nghĩa cứu cánh là môt mục đích to tát,chứ đâu nhỏ bé thế).
      Việc bác cho VC.nhiều khi trưng ra những cứu cánh khác nhau thì đó không phải là mục đích
      cuối cùng là cứu cánh,thưa bác.Mục đích cuối cùng là cộng sản hóa toàn thế giới,chứ không phải mục đích có tính cách giai đoạn,chưa đến chung cuộc như bác nghĩ lầm.
      Trân trọng.

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Hello CôngĐài,

      Làm ơn viết có phân đoạn dùm đi nhé.
      Ý kiến hay, nhưng một cục chữ đen ngòm !

      Cám ơn trước và sorry ko muốn góp ý với lý do trên

  9. dân quê says:

    1 bài viê’t cho thâ’y tâ`m nhìn và ly’ luân cua 1 nguòi trung niên thê’ nhung lai là 1 cô ga’i chua dê’n 30 tuô~i thât làm tôi khâm phuc, hon hañ nhuñg Dai Gia Tri’ Thu’c (tiê’n s~i papier)mà khi viê’t vài bài Phañ Biên vâñ luôn viên dâñ Ma’c, Lê hay (ba’c) Hô` dê~làm khiêng che cha’n, không biê’t khi doc duoc bài viê’t này ho co’ ca~m thâ’y hô~then mà cu’i dâù …
    Râ’t ca~m phuc cô, Huỳnh Thục Vy a .

  10. Hoa Mộc Lan says:

    Bài viết quá hay. Cám ơn Thục Vi
    Bài viết làm gợi lên ước mơ: ước gì có nhiều thêm Thục Vi, ước gì bọn Cọng sản đọc được bài viết này trước khi phán: bọn phản động, bọn diển tiến hoà bình.

    Hãy để dành đạn lại Thục Vi,
    Hãy đừng hy sinh khi chưa đến lúc
    Vn cần Thục Vi, nhiều Thục Vi cho ngày nào đổi mới

Leave a Reply to dân quê