Viết cho tháng Tư

Dòng người chen chúc trên những chiếc trực thăng cuối cùng rời Sài Gòn trước khi thành phố thất thủ. Ảnh minh họa- Google.
Tôi sinh trưởng sau năm 1975 và gia đình tôi không có liên quan gì nhiều đến cả hai phía trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì thế mối tương quan tình cảm của tôi với những sự kiện lịch sử và hoàn cảnh chính trị xã hội trong cuộc chiến hầu như rất ít nếu không muốn nói là không có. Những gì ít ỏi mà tôi được hiểu biết về nó chỉ đơn thuần là kiến thức. Đứng trong vị thế đó, tôi tạm thời có thể yên tâm rằng lập trường của tôi, và những gì tôi nói ra sau đây sẽ được hiểu một cách thiện chí và không bị gán ghép hay chụp mũ. Tôi không sợ bị chụp mũ, nhưng thiết nghĩ điều đó cùng với những nguỵ biện không có lợi cho sự tiến bộ.
Gần đây, tôi tình cờ đọc được một nhận xét của tướng William Childs Westmoreland- Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam- về tướng Võ Nguyên Giáp của quân đội Bắc Việt như sau: “Of course, he was a formidable adversary…. By his own admission, by early 1969, I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this. Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military genius…”. Xin được tạm dịch là: “Dĩ nhiên, ông ta là một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm….Với sự thừa nhận của chính ông ta, đến đầu năm 1969, tôi nghĩ, ông ta đã mất nửa triệu lính? Ông ta đã báo cáo điều này. Hiện tại, một sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự….”
Dù chúng ta là ai, đứng bên nào của cuộc chiến, chúng ta cũng phải đồng ý với Westmoreland rằng, một chiến thắng quân sự dựa trên chiến thuật đẫm máu, coi thường sinh mạng binh sĩ chỉ có thể tạo nên một kẻ thù nguy hiểm chứ không tạo nên một thiên tài quân sự như nhiều người vẫn rêu rao. Câu nói này của viên tướng Hoa Kỳ làm tôi suy nghĩ rất nhiều về sự “nguy hiểm” của những người Cộng sản Việt Nam. Họ nguy hiểm bởi họ là những người luôn hành động theo phương châm “mục đích biện minh cho phương tiện”, nghĩa là bất chấp mọi thứ, miễn đạt được mục đích. Đối với tôi, nó không chỉ là lời nhận xét về tướng Giáp mà là một câu nói nêu bật lên bản chất của những người Cộng sản Bắc Việt, và cả chế độ mà họ dựng nên. Và những việc họ đã làm suốt từ những ngày đầu có mặt tại Việt Nam đến nay, từ việc “trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ” đến gần đây nhất là vụ cướp đất của nông dân đã chứng minh tất cả.
Một kẻ đối địch ghê gớm có thể được hiểu theo hai cách. Thứ nhất, đó là một kẻ thù đáng gờm, là đối thủ khó đánh bại vì có mãnh lực vũ trang, có chiến lược, chiến thuật hành động khôn ngoan… Nhưng khi nhìn xoáy vào chữ “formidable” mà Westmoreland đã dùng, tôi chú ý nhiều đến nghĩa “arousing fear”(gợi nên sự sợ hãi) . Với nghĩa này, nó gần giống với “terrorise” (làm cho sợ hãi). Mà làm cho người khác sợ hãi có nghĩa là “khủng bố”. Chúng ta có thể hiểu theo hai cách về một “đối thủ ghê gớm” như tôi đã tạm phân tích ở trên. Nhưng biết đâu, cách hiểu thứ hai mới là điều mà ông tướng Mỹ kia ngụ ý? Xin hãy cho tôi tiếp tục trình bày mà tạm quên đi những mối thành kiến nào đó có thể đang dâng lên trong lòng quý vị.
Khi căn cứ vào những dữ kiện lịch sử- những điều không thể chối bỏ, những điều đã được trải nghiệm bằng chính xương máu của những người đã kinh qua cuộc chiến ấy- chúng ta sẽ có cái nhìn tường minh hơn. Riêng phần mình, với kiến thức ít ỏi về chiến tranh Việt Nam, tôi đã có thể tìm thấy những hình ảnh có khả năng “làm cho sợ hãi” của quân đội Bắc Việt qua nhiều biến cố như Tết Mậu Thân, và các “trận đánh” của đội Biệt động Sài Gòn như: “trận đánh” tàu nhà hàng Mỹ Cảnh, “trận đánh” cư xá Brinks…; và chưa kể đến những câu chuyện ghê gớm mà tôi từng được nghe những người già kể lại về vô số những “trận đánh” như thế vào trường học, khu dân cư, cầu cống….Đến nỗi, khi nghe nói quân đội Cộng sản Bắc Việt sắp vào đến ngã ba Cai Lang, thành phố Đà Nẵng, những người dân sống ở Đà Nẵng khi đó đã run cầm cập vì nghe tin đồn rằng người Cộng sản mà vào họ sẽ rút hết móng tay móng chân người dân. Đó có thể là điều sợ hãi thái quá, nhưng nó cho chúng ta thấy khả năng gieo rắc sợ hãi đến trình độ đỉnh cao của những người tự xưng là “quân giải phóng”.
Những ai đọc lịch sử, những ai có đủ lương tâm và tầm tri thức trung bình, đều thấy rằng, những cái mà quân đội Bắc Việt và những người “nằm vùng” gọi là “trận đánh” gây nhiều tiếng vang đều không nhằm vào những mục tiêu trên tiền tuyến, để giành chiến thắng quân sự trực tiếp mà đánh vào những nơi ăn chốn ở cốt để gây sợ hãi. Gây sợ hãi cho người dân nhằm làm xáo trộn xã hội, gây sợ hãi đánh vào tâm lý Quốc hội và dư luận Mỹ…. Ngày nay, ai đi qua đường Hai Bà Trưng, đều nhìn thấy “Bia chiến công trận đánh cư xá Brinks”. Cái mà người ta gọi là trận đánh thực ra là một cuộc đánh bom một nơi ở của cố vấn quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam do hai thành viên Biệt Động Sài Gòn thực hiện. Điều mà họ gọi là “trận đánh” sao tôi thấy nó hao hao giống cách làm của những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan, chỉ khác một chỗ là họ không tự sát. Đối với thế giới ngày nay, những kẻ đánh bom như thế thật sự là những kẻ “nguy hiểm”, “ghê gớm” .
Ngoài cái cách thể hiện “formidable” như trên, quân đội Bắc Việt còn khiến người ta sợ hãi hơn gấp bội vì sự coi thường tính mạng binh sĩ của họ. Thông thường, con người sợ hãi những kẻ thù tấn công mình một cách tàn ác, nhưng người ta sẽ kinh hoàng đến rợn người khi biết về những hành động coi tính mạng của người phe mình như cỏ rác, cốt chỉ nhằm đạt được mục đích của kẻ chỉ huy. Người Cộng sản đã lấy chính nghĩa chống giặc ngoại xâm để lừa dối, tuyên truyền, kích động hàng triệu Thanh niên miền Bắc lao vào cuộc chiến như con thiêu thân. Chúng ta được nghe nói rất nhiều về những tấm gương đầy nhiệt huyết và sự hy sinh anh dũng của những người trẻ tuổi mới chập chững vào đời. Đối với những cái chết đó, tôi không có bất cứ tình cảm tích cực nào ngoài sự thương tiếc. Cả một thế hệ người đã bị lừa gạt vì không nhận chân được bản chất của chế độ, của cái chủ thuyết mà nó rêu rao. Âu tất cả cũng chỉ là những sản phẩm lịch sử của một thời đại !
Để rồi sau cái ngày “thống nhất” ấy là những chuyến vượt biên vượt biển của hàng trăm ngàn người, và đã có cả hàng ngàn người phải bỏ xác ngoài biển khơi; là những năm tháng bao cấp, đói khổ đến cùng cực; đến nay đỡ đói khổ một chút, nhưng dân Việt ta vẫn chưa thoát khỏi thân phận làm thuê, ở đợ cho thiên hạ; đặc biệt vẫn còn cam chịu làm thần dân phục tùng các ông vua Cộng sản. Thế nhưng bất chấp cái thực tế đau buồn ấy, nhiều ngụy biện về thống nhất, về “công lao chống Mỹ cứu nước của Đảng” vẫn tồn tại ngay cả trong lớp người “có học” ở Việt Nam.
Thiết nghĩ một sự hy sinh chỉ nên có và đáng được ngợi ca khi đánh đổi với nó là một giá trị to lớn hơn. Bằng lập trường đề cao cá nhân, tôi cho rằng, mọi ý niệm: thống nhất, giải phóng dân tộc, kẻ thù…phải được đặt trong mối tương quan của chúng với những giá trị an sinh hạnh phúc thực sự của người dân. Suy cho cùng, mọi thứ bao gồm: thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chính trị…chỉ là những phương tiện để đạt đến những giá trị nhân bản, để bảo vệ và phục vụ con người. Mọi định chế, mọi nỗ lực chính trị và xã hội đều nhằm vào cái đích đến quan trọng nhất của nó là CON NGƯỜI. Nếu mục đích cuối cùng ấy không đạt được thì mọi phương tiện kia chỉ là mưu đồ của kẻ lãnh đạo. Thật điên rồ thay cho những kẻ luôn hô hào “mục đích biện minh cho phương tiện”. Chúng ta biết rằng, tính chính đáng của phương tiện phụ thuộc vào sự thích nghi và mối tương quan về bản chất của nó đối với mục tiêu. Nói rõ hơn, chúng ta không thể dùng một phương tiện phi nhân để giành lấy một mục tiêu nhân bản.
Kết quả là, “sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước” đã không khiến Việt Nam trở nên hùng mạnh hơn, dân tộc ta trở nên kiêu hãnh hơn; mà đơn giản chỉ là biến một miền Nam trước “giải phóng” hơn hẳn Hàn Quốc, sau gần bốn mươi năm thống nhất, cùng với cả nước lẹt đẹt chạy theo sau cả Thái Lan. Nếu ta lấy cứu cánh là sự phồn thịnh của quốc gia, là an sinh hạnh phúc, là tự do nhân phẩm của mỗi một người dân làm chuẩn thì liệu sự thống nhất ấy có nghĩa lý gì?
Đó là khi vấn đề được đặt dưới lăng kính lý luận. Còn thực tế thì mọi sự đã quá rõ ràng. Cái mà người ta gọi là “kháng chiến chống Mỹ cứu nước” ấy thực chất chỉ là để giúp Trung Quốc “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Hay như Lê Duẩn từng nói : “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước XHCN, cho cả nhân loại”. Nói cho rõ ra, đó là cuộc chiến giúp cho chủ nghĩa Cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á theo tinh thần Quốc tế Cộng sản bất chấp tinh thần dân tộc, là giúp cho Trung Cộng dễ dàng Hán hoá một Việt Nam suy yếu sau cuộc chiến tương tàn khốc liệt.
Đã ba mươi bảy năm trôi qua kể từ ngày “giải phóng”, giải phóng miền Nam khỏi mối quan hệ đồng minh với Mỹ để trở thành chư hầu hèn mọn của Trung Cộng. Sự thống nhất, sự giải phóng đó mới đau đớn làm sao! Gần bốn thập niên đã qua đi, dấu vết chiến tranh trên mảnh đất quê hương Việt Nam đã dần phai nhạt, nhưng những tổn thương của lòng người vẫn còn hằn sâu, thậm chí ngày càng sâu hơn. Thống nhất hai vùng địa lý nhưng vẫn vắng bóng một sự Hoà hợp trong tình tự dân tộc. Vết thương cũ do cuộc tiến chiếm miền Nam chưa kịp lành thì chúng ta lại có thêm những chia cắt mới : chia cắt giữa một bên là một nhóm người cam phận làm tay sai cho ngoại bang, với một bên là những con người yêu nước không khoan nhượng; chia cắt giữa một phía là nhóm người lãnh đạo Quốc gia cùng những kẻ ăn theo cố gắng bám giữ ngôi vị độc tài để tiếp tục nô lệ hoá người dân, với một phía là những người đấu tranh và chấp nhận hy sinh cho tự do và phẩm giá con người. Tôi vẫn nghĩ rằng, một con người trở nên dũng mãnh nhờ có ý chí. Một dân tộc trở nên hùng mạnh, cũng như vậy, phần nhiều dựa vào tinh thần và khí chất. Nhưng tinh thần và khí chất ấy chẳng thể có được nếu dân tộc ấy chia rẽ. Chính sức mạnh của tinh thần đoàn kết, sự Hoà hợp dân tộc có thể góp phần giúp chúng ta tạo lập một mãnh lực mới cho dân tộc.
Chỉ e Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục bỏ lỡ những chuyến tàu thời đại nếu trong lòng dân tộc còn có những chia cắt chí mạng như thế. Nhưng thiết tưởng, sự Hoà hợp có khả năng xoá bỏ mọi ngăn cách, hàn gắn mọi vết thương, mang mọi người Việt về trong cùng một chí nguyện chỉ có thể đạt được trên tinh thần Hoà giải thiện chí, trên quyền lợi dân tộc và trên những nguyên tắc hướng thiện chứ không phải là sự thoả hiệp với cái xấu ác. Chỉ e những người Cộng sản Việt Nam quá u mê và tham lam để khởi động một chương trình Hoà hợp, Hoà giải và thay đổi chính trị đầy tham vọng như thế. Chỉ e những người Cộng sản chẳng thể làm nổi những gì mà nhà cầm quyền độc tài Miến Điện đã làm. Chỉ e…. Bởi đến hôm nay, họ vẫn một lòng một dạ coi mối quan hệ với Trung cộng là “chủ trương nhất quán”, là “ưu tiên hàng đầu” như lời Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam đã tuyên bố mới đây tại Bắc Kinh.
Mỗi năm tháng Tư về, bao nhiêu lễ lạt, đình đám vẫn diễn ra bất chấp mối hoài niệm về quá khứ vẫn nặng trĩu trong lòng nhiều người Việt, bất chấp mối ưu tư về tương lai đất nước vẫn canh cánh trong lòng những người có tâm huyết với đất nước. Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba mươi tháng Tư- xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý.
Sài Gòn, ngày 20 tháng 4 năm 2012
© Huỳnh Thục Vy
© Đàn Chim Việt
Về ngày 30/4, xin ghi lại bốn câu vè “hay nhất mọi thờ đại” để diễn tả hết nguiyên nhân và hậu quả của cái ngày “vui đại thắng” này :
Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào
Để bác Hồ rước Tầu vào Biển Đông
Đồng bào có biết hay không ?
Việt – Trung hợp nhất là công bác Hồ !
Hai tội lớn nhất của Hồ Chí Minh là:
- Phá tan nát văn hóa cổ điển của người dân Việt Nam, một văn hóa đặt nền tảng trên năm đức tính căn bản của con người:
Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
- Chia rẽ dân tộc Việt Nam ra giai cấp và ra hai khối:
đảng và không đảng.
Cho đến nỗi ngày hôm nay, lòng người vẫn chia rẽ và hết sức nghi ngờ.
Khi lòng người chia rẽ, thì giang sơn không thể giữ vững trước sức lấn ép của láng giềng tham lãm Tầu.
Một người mà chia rẽ lòng dân, mà một nửa dân tộc không công nhận là anh hùng dựng nước, thì lịch sử sẽ phán xét ra sao?
Làm sao có thể so sánh HCM với đức Trần Quốc Tuấn, làm sao có thể có hội nghị Diên Hồng của thế kỷ XXI, như khi xưa, toàn dân như một người, đồng tâm chống quân Nguyên.
Tôi nghi phận nước còn đen tối lắm. Chỉ mong người Tầu có cách mạng trước VN; lúc đó nước ta mới thoát nạn CSVN.
Thưa ông TDKSG
Trong phần nào của những ví dụ ông đưa ra thì ông cho rằng việc “nướng quân” vì không có giải pháp để thắng đã xảy ra “tương đồng” với gần chục năm của ông Giáp, tôi xin lắng nghe sự dẫn giải mang tính duy lý của ông:
1.Napoleon tại Nga với “The battle of Borodino”.
2.Rommel với Afrika Korps, the “blocking force”.
3.Mỹ cố tình “nướng quân” tại Pearl Harbor để có lý do tham chiến với phe Trục.
Xin chào.
p.s. Xin lỗi vì tôi đã phải không còn option “reply” sau lần ông trả lời comment của cùng của tôi nên buộc lòng phải mở thêm phần mới.
Thưa Phan Nhuyen, xin cảm ơn đã xếp lại 3 ví dụ vừa rồi. Rõ khổ tranh luận trên mạng cũng nhiều tiện lợi mà cũng khó mà theo dõi mạch câu chuyện.
Thưa, tôi không phát biểu chính xác như PN đề cập: “Việc nướng quân vì không có giải pháp để thắng đã xảy ra tương đồng”, thưa không ạ. Tôi xin nói rõ, chúng ta khó lòng biết được nếu chỉ đếm xác chết trên chiến trường. Quân của ông Giáp chết nhiều như vậy chắc chắn là do hỏa lực mạnh hơn nhiều lần của đối phương, tôi cho là nhiều bạn cũng đã đồng ý việc này, nó rất rõ ràng. Nhưng nếu nói rằng ông Giáp nướng quân thì không chắc! Tương đồng là các chỉ huy Mỹ có nướng quân hay không trong trận Trân Châu?!
Còn hai ví dụ về Napoleon và Rommel đưa ra để nói rằng không thể nói tướng Giáp thắng trận là…hên! Một trận chiến gai góc và phức tạp như chiến cuộc Việt Nam càng không nên đơn giản hóa như vậy. Napoleon thua trận không thể do Kutuzov… hên, mà Rommel bại cũng không thể tại…xui.
Thân mến
Thưa ông,
Có thể những gì tôi viết ra trước đây làm ông miên man nên không thể đi vào trọng tâm chăng?. Nếu thế thì tôi xin “KHẲNG ĐỊNH” những điều dưới đây:
1.Tôi khẳng định là ông Giáp không có “giải pháp để thắng” Mỹ với những lý do “có thể chứng thực” bao gồm tỉ lệ thương vong, thời gian cho cuộc chiến gần 10 năm mà một cái đồn của Mỹ lính của ông Giáp còn không chiếm được. Ông ta “MAY” nhờ Mỹ…rút quân, nếu không mọi gia đình ở miền bắc sẽ phải là một…xưởng đẻ. . Nếu có ai đó cho rằng ông ta có giải pháp để thắng thì có lẽ họ nghĩ đến việc “hy sinh đến người lính cuối cùng”. Nó không phải là giải pháp mà là một sự ngoan cố không tính khoa học mà quân sự luôn đòi hỏi.
2.Napoleon đánh nước Nga có “giải pháp để thắng” và ông ta đã có thắng vài trận. Không có chuyện may rủi tại đây khi ông ta thua vì mùa đông. Nó là một sơ xuất trong chiến thuật, chiến lược “để thắng” xảy ra duy nhất một lần và ông ta thua cả bàn cờ. Mùa đông của Nga năm nào cũng có, nó không phải là yếu tố bất ngờ. Đúng ra ông phải hỏi ý kiến của tôi về nhận định này trước khi ông tự đặt tôi vào thế cho rằng Napoleon thua là vì…xui. Tôi phủ nhận điều đó.
3.Rommel vào chiến trường bắc phi không có giải pháp để thắng mà chỉ có “giải pháp ngăn chặn”. Afrika Korp- the blocking force có nhiệm vụ của nó. Đáng lý ông phải dùng ví dụ này cho Mỹ và VNCH thay cho lính của ông Giáp. Miễn bàn “giải pháp để thắng” vì nó hoàn toàn không có.
4.Việc sử dụng một giả thuyết để đánh đổ “reality” là sự chữa thẹn, ít nhất đối với tôi. Nếu ông tin thì hãy đưa ra ví dụ, bằng không thì nó chỉ chứng tỏ ông nghĩ vội, viết vội. Ông có tin rằng Mỹ đã tự đánh sập 2 towers ở Newyork không? Hay ông chỉ tin là Mỹ đã tự nướng quân ở Pearl harbor để có lý do tham chiến chống phe trục?
5.Cuối cùng tôi chỉ xin ông xem lại phần phi lý nhất trong sự duy lý mà ông đã cho ra inference:
“Tôi không biết” => “Chúng ta không biết”. Ông chủ quan quá.
Thưa ông, trong giới hạn của tôi, tôi đã bằng hết sức mình để hoàn trả những đôi giày cũ mà ông đã tặng cho những người khác tại diễn đàn này từ “màn hình hẹp”, “ những ví dụ không dính dáng gì…” cho đến sự duy lý có giới hạn của cá nhân. Ông và tôi không ai nợ ai cả, có chăng chỉ là những câu hỏi và…sự trả lời hoàn toàn không bắt buộc.
Chào ông.
Dạ kính thưa CôngĐài (CĐ)
Tôi sẽ trả lời chung cho phần comment này. Tuy vật tôi cũng tách ra phần sau đây để bàn trước, đó là phần CĐ viết: “Dẫn-chứng sai lịch-sủ thì bạn có 5 chữ tắt viết hoa không nêu cụ-thể được chứng-minh có tính thuyết-phục, và đã bị các bạn khác bẻ rồi”, khó khăn lắm tôi mới hiểu được câu này, mà cũng không biết là đúng không. Tôi hiểu là CĐ bảo tôi không đưa dẫn chứng cụ thể về chuyện sai lịch sử của cô Vy phải không ạ? Xin thưa rằng tôi mới chỉ vừa muốn chứng minh các kết luận của cô ấy là vội vã hấp tấp (tướng Giáp nướng quân (sic)), và tôi không cho rằng ai đó đã bẻ tôi chuyện này. Còn về dẫn chứng lịch sử của cô Vy, xin lui về các bài trước, khi cô ấy viết về giải thực, về “phong trào thanh niên thế giới” (sic), v.v…sẽ rất dễ dàng thấy cô ấy sai. Sai hay đúng, đúng như CĐ viết, ai cũng có thể phạm cả, nhưng sai nhiều về lịch sử và xã hội như vậy mà đưa ra những kết luận hết sức to tát thì theo tôi nó không ổn tí nào.
Sau đây tôi trình bày phần chung. Phần này liên quan nhiều đến cá nhân tôi, đúng ra tôi không trả lời vì chúng ta nên đề cập đến vấn đề hơn là người đề đang nói vấn đề đó. Đúng không ạ! Thưa CĐ, đọc hết phần suy luận về cái nick của tôi, tôi thực sự xin lỗi là không nín cười được. Trời ạ, kẻ hèn này đâu mà ghê gớm đến vậy, nào là SỐ học, thần học, lung tung cả lên. Xin thưa không phải như vậy đâu ạ, 5 chữ hoa đó chỉ là một kỷ niệm đẹp của đời tôi thôi. Sau đến từ Duy Lý, xin thưa có lẽ CĐ sành tiếng Mỹ hơn tôi, nên tôi xin không tranh luận về cái nghĩa của hai từ Rational và Rationalism (trong từ điển cũng có ạ), chỉ muốn giải thích rằng cái từ Duy Lý mà tôi dùng có nghĩa là lấy cái Lý làm đầu, nó là tiếng Tàu đó ạ, mà dỡ một nỗi tôi không rành tiếng Hán (cũng đỡ lo không bị cô Vy cho là Hán hóa), thôi thì đành dùng cái mình hiểu vậy. Liên quan đến cái từ này thì CĐ có nêu tên một loạt các ông…tây, ồ tôi mướt cả mồ hôi, vì tôi chỉ biết một hai ông chi đó lúc hồi nhỏ làm bài tập toán thôi. Đành vậy!
Cuối cùng xin khẳng định lần nữa cái nhìn của tôi là không có emotion (à CĐ muốn viết số nhiều) trong đó. Và cũng xin hỏi lần nữa là CĐ có ý chi khi viết “mà quên khấy đi việc điều ta chân tướng đương sự”? Chẳng lẽ CĐ lại noi gương chính phủ VN điều tra trên Internet Ai là Ai? Tôi nghĩ là không nên.
Thân mến
Đã có 114 phản-hồi trước khi tôi viết phản-hồi này. Bài chủ ‘ Viết cho tháng Tư ‘, mà tháng tư đen đã qua gần 2 tuần rồi, mà dư-âm vẫn còn. Nhưng sự còn này không vướng-mắc với tháng 4, mà đa phần là với hiện-tượng ‘ TĐKSG ‘, một nickname gồm 5 chữ tắt viết hoa. Người dùng 5 chữ này, tuy có khiêm-nhường về mặt tôn-giáo, đặc-biệt với Cơ-đốc-giáo lấy số 7 làm số trọn-vẹn, thì bạn ấy chỉ tạm dùng số 5 thôi. Tuy nhiên số 5 không đơn-giản, vì so với truyền-thống VN thì cũng cao đấy ‘ ngũ-phụng triều ..’, hơn cả tứ-trụ, tứ-linh .., và không kém con số cao nhất của truyền-thống Trung-hoa, số 9, 5 như Đấng cửu-ngũ, v.v..Tôi hơi dài-giòng vì hơi đoán được thâm-ý – xin lỗi, cao-ý thì đúng hơn – của người mang 5 chữ tắt viết hoa trên. Tôi công-nhận lý-luận của bạn ấy rất sắc-bén, đến nỗi một số bạn khác – quên khuấy đi việc điều-tra chân-tướng của đương-sự – vội chén thù chén tạc. Riêng tôi, lòng có thầm phục, nhưng trí vẫn kiên-quyết tự phân một làn ranh rõ-rệt giữa người phục-vụ cho mục-đích tối-hậu là tổ-quốc, dân-tộc mà đồng-bào là sự thể-hiện cụ-thể cho mục-tiêu này, đối-nghịch với những người bất kể tư-tưởng họ như thế nào, cố-tình phục-vụ cho CSVN làm ultimate end của họ. Tôi không gán điều này cho người mà tôi đang đề-cập. Duy khi đọc phản-hồi đầu-tiên của đương-sự, rõ-ràng có ác-ý. Với 4 giòng vỏn-vẹn, mà đương-sự lên án đã hầu hết ‘ Tôi có theo dõi…” chất lượng…quá thấp…dẫn chứng sai lịch-sử, võ-đoán, biện-luận càng lan man kém chặt chẽ…Lỗ hủng về kiến-thức…thúc-đẩy bởi emotion…tinh-thần duy-lý ” ‘. Nếu đem từng lời chỉ-trích này mà phân-tích, thì e diễn-đàn này không có chỗ, và tôi cũng không có thì-giờ. Tôi chỉ lưu-ý vài điểm cần-thiết. (1) Ngay những cây bút nổi danh cũng mắc phải những sơ-sót thông-thường như ‘ võ-đoán, biện-luận lan man…(2) Dẫn-chứng sai lịch-sủ thì bạn có 5 chữ tắt viết hoa không nêu cụ-thể được chứng-minh có tính thuyết-phục, và đã bị một số bạn khác bắt bẻ rồi. (3) Lỗ hủng kiến-thức, thoạt nghe thì to-tát lắm, nhưng thử hỏi có bạn nào dám vổ ngực tự xưng mình là perfect, không có lổ hủng nào về khiến-thức. Chắc bạn TĐKSG muốn so-sánh kiến-thức của HTVy với sự Toàn-tri của Đức Chúa Trời của Cơ-đốc-giáo nói riêng chăng ? Impossible. (4) Thúc-đẩy bởi emotion – tôi đề-nghị nên dùng thể số nhiều, emotions, thì hợp-lý hơn – và không có tinh-thần duy-lý. Nếu bạn ấy dùng chữ ‘ tinh-thần hợp-lý (rational) thì tôi không có ý-kiến, còn nếu cứ khư khư dùng chữ tinh-thần duy-lý (rationalistic ) thì có vấn-đề đấy ; có điều tôi, vì phạm-vi diễn-đàn này không tiện, cũng không được phép trình-bày chi-tiết của chủ-nghĩa duy-lý (rationalism) đã bắt đầu từ nền triết-học Hy-lạp với Plato như thế nào cho đến thời-kỳ Khai-sáng (Enlightenment) từ những thế-kỷ 16, 17 mà cao-điểm là thế-kỷ 18 với những Descartes, Spinoza và Leibnitz, v.v… mà tôi chắc sự nắm vững vấn đề triết-học, lan sang thần-học về chủ-nghĩa duy-lý đó, thì không chỉ cô HTVy – mà ngay cả chính bạn TĐKSG , cũng chưa hẳn có được. Nhưng điều đó không quan-trọng. Điểm yếu mà bạn gán cho cô Vy, lại là điểm yêu-cầu, điểm mạnh mà không những riêng tôi mà cũng là rất nhiều sự đồng-ý của các bạn khác, muốn. Đó là emotions. Tôi ao-ước đại-đa-số đồng-bào có tấm lòng. Chính tấm lòng với những emotions mới làm bước đột-phá làm vở tan thành-trì của những nền độc-tài tại Ai-cập, tại Lybia, v.v… vừa qua, và chắc-chắn cũng sẽ làm sụp-đổ ngai vàng của tập-đoàn lãnh-đạo CSVN đó, thưa bạn. Ngôn bất tận ý.
Hoan hô,
Tuyệt diêu Công Đài
Y như chẻ tóc – hạch hài tôi danh
“Lá buà hộ mệnh” tài lanh
Hết linh !
Tội nghiệp !
Thương anh SaiGòn !
“..LỖ HỦNG (về kiến thức) hay lỗ càng khôn
Hỏi anh SaiGòn lấp được hay không ?
AI mà muôi dạy ?
PHí công !!!
RUN ! đừng chày cối nưã ông Sè Gòn!
Thơ con khỉ . Chó khen mèo nhiều lông .
Kính thưa Timsuthat
Không ngờ một nhận xét nhỏ của tôi đã dấy lên cuộc tranh luận khá ồn ào. Timsuthat viết rằng tôi muốn tấn công uy tín của cô Vy. Ồ tôi làm thế để làm gì?! Về phần chứng minh của Timsuthat, tôi nghĩ rằng các bình luận ngắn của tôi trước đó đã khá đủ. Nếu cần thêm thì xin tham khảo bình luận của Lại mạnh Cường. Xin lỗi LMC, vì LMC có ghi chú rằng “chỉ dành cho bạn” tức tôi đây, nhưng thiễn nghĩ cũng khó lòng nơi công cộng như thế này.
Nhận xét của tôi về bài viết của cô Vy (chứ không phải cô Vy) là sự cộng lại của nhận xét trên nhiều bài của cô ấy chứ không chỉ riêng bài cuối cùng này (mà tôi cho là kém nhất). Có thể dễ dàng nhận ra sự lê thê, không hợp lý, võ đoán,…trong nhiều bài. Tôi đưa ra nhận xét như vậy trong niềm tin về sự công bằng, sự trong sáng của học thuật, và tôi cũng sẽ đưa ra nhận xét với bất cứ bài viết nào khác, của những người khác.
Trân trọng
PS Xin miễn trả lời cho các vị…hit-and-run = lội ngược dòng.
Thưa anh!
Ngay từ đầu tôi đã không dám tranh biện gì với anh khi đọc qua một vài ý kiến !
Biết ngay la anh đang thức CANH, cho Cuba ngủ !
Thế cho nên tôi chỉ lể phép mời anh xem coms cuả Lâm Vũ … để khỏi tôn thì giờ !
Đàng ra anh phaỉ đọc cho tới nơi, nghĩ cho tới chốn !- Một người KHEN và một người CHÊ thì sao laị là “không quan hệ ?”. ???
Khách quan tôi dám thật lòng thưa với anh – không có chệch hướng là bao nhiêu
‘Không ngờ một nhận xét nhỏ của tôi đã dấy lên cuộc tranh luận khá ồn ào
_ TRANH LUẬN ? Không phaỉ vì “nhận xét nhỏ” cuả anh, mà chinh xác là vì caí “CHÀY CỐI” ! Đúng ra là CAÍ BUÀ HỘ MỆNH ! – như tôi đã góp ý !
Mong anh bình tỉnh lắng nghe, nhận hiểu – NGỘ ra caí ỒN AÒ cuả DCV
Nhận xét rất công bình cuả riêng tôi
Mồm miệng anh cũng khá lắm, Có tay nghề ! trực ban 24/24
Được đào tạo công phu, có baì bản……Chỉ có caí tôi “không biết người, chỉ có biết ta ”
Cần “CỌ XÁT” nhiều
Chấm hết
Ông TĐKSG cứ chạy quanh, cho là cô Vy yếu kém về lý luận để tấn công uy tín của cô ta và cố gắng làm mất tin tưởng vào những bài trước của cô !!! Hy vọng ông sẽ làm khá hơn lần sau! Ngày nay, với internet, những người chịu tìm hiểu lịch sử chiến tranh đều biết:
* Với những số lính VC bị chết trong các trận chiến, tuy tự con số nó không chứng minh cho sự “coi thường sinh mạng binh sĩ”, nhưng những dữ kiện về việc lính VNCH thường tìm thấy xác VC được xích vào các đại pháo, súng phòng không, hay trong xe tăng T54 thì nó chứng tỏ cái gì? Sự can đảm của họ ư? Sự can đảm chính thực thì cần gì phải làm như thế, vì nếu có thể sống còn, rút lui thì còn có dịp để chiến đấu trận sau phải không? Hoặc nếu không muốn bị bắt thì tự sát; cần gì phải xích chân lại? Nó chỉ chứng minh sự tàn ác của cấp chỉ huy của họ mà thôi ông ạ.
* Có những trận đánh mà những người lính VNCH kể lại: dù đại liên đã hạ hàng loạt làn sóng tấn công của CS, họ vẫn cho lính xung phong tiến vào trong mưa đạn (một chiến lược để áp đảo tinh thần đối phương hay cầu may địch sẽ hết đạn?) khiến họ phải chùn tay vì một biển máu và xác chết. Hy sinh vì yêu nước dưới một chính nghĩa tuyệt vời đi chăng nữa, chủ nghĩa nào mà đã dạy người chỉ huy dùng lính mình như thế? Họ đã coi sinh mạng người lính là một dụng cụ không hơn không kém – không tiếc rẻ dù thiệt hại rất nặng nề ngay trước mắt.
* CSVN đã coi thường sinh mạng mọi giới mọi tuổi, họ đã bắt những em nhỏ chắc chưa đầy 15 vào trận. Vài hình ảnh cho ông:
http://2.bp.blogspot.com/-QKfGe8gB73o/TxJqrQpJjsI/AAAAAAAAHLw/PEbdUxNVVeo/s1600/vietcong-american-soldiers.jpg
http://farm3.static.flickr.com/2523/3728359491_a71d40c4ce_o.jpg
http://www.english.illinois.edu/maps/vietnam/vietphotos/07.jpg.JPG
* Theo hồi ký của nhà thơ Nguyễn Hữu Loan kể về một nạn nhân của CCRĐ: “Ông thấy bộ đội sư đoàn 301 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo tới chỗ đóng quân để ủng hộ. Tôi là Trưởng Phòng Tuyên Huấn và Chính Trị nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông ta, đồng thời đề nghị lên Sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông. Riêng tôi rất quý mến và luôn luôn nhớ đến ông. Thế rồi một hôm tôi nghe tin gia đình ông ấy bị đấu tố. Hai vợ chồng bị đội đấu tố mang ra cho dân sỉ vả, nhục mạ, rồi chôn xuống đất để hở có cái đầu lên thôi. Xong, họ cho trâu kéo bừa qua lại hai cái đầu cho đến chết.” (http://toquocvietnam.org/MauTimHoaSim.htm)
* Nếu ông đủ lớn và thực sự đã ở miền Nam thời đó (tôi không nghĩ thế), ông không thể không biết về những cuộc khủng bố của CS ngay trong Saigon, Huế, v.v.. Từ CCRĐ đến Mậu Thân 68, các trận chiến ở các thành phố lớn như Quảng Trị, Kontum, An Lộc, v.v.. đã quá đủ để người miền Nam phải sợ, chẳng cần tuyên truyền; theo tôi, có những điều ông cho là tuyên truyền là do người miền Nam suy diễn từ những kinh nghiệm trước họ có. Tuy không diễn ra như họ nghĩ, nhưng những điều khác xảy ra cũng đã quá đủ để giết họ rồi!
Với một khả năng quân sự kém hơn, việc dùng số đông để tạo đủ hỏa lực mà chiến đấu – và biết trước là sẽ phải có nhiều hy sinh cần thiết cho mục đích lớn – không phải là một chiến lược xấu hay sai (giả dụ rằng mục đích có chính nghĩa) và hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng với những phương cách như cột chân lính vào súng, vào xe, dùng con nít trong chiến tranh, để lính chết như rạ khi chiến trường rõ ràng không thuận lợi cho việc tấn công thì nó nói lên điều gì? Sự cuồng điên của những người vào trận hay chiến thuật “coi thường sinh mạng binh sĩ” của cấp chỉ huy, hay cả hai?
Thế có tạm đủ trả lời vấn đề ông đặt với HTV: “Lấy gì chứng minh là tướng Giáp coi thường sinh mạng binh sĩ?” và tại sao người miền Nam đã phải rất sợ hãi CS? Những dữ kiện qua những chứng nhân về những điều tôi nêu ra ở trên mạng rất nhiều, đừng cho tôi là bịa đặt, tuyên truyền; ông có thể tự tìm mà đọc – không thể chỉ đọc sách vở “nhà nước” ông ạ!
Nhận định của cô Vy không dựa vào kết luận của ông Westmoreland, nhưng là một kết luận trùng hợp, đồng ý với ông Westmoreland, với những dẫn chứng sau đó, và tôi góp thêm ở trên.
Con người khác với cây sậy hay con vật đó là: Biết Suy tư, tất nhiên bài viết của Cháu Thục-Vy có nhiều suy tư hoài bảo và trăn trở cho một đất nước mà “Văn hay chữ tốt không bằng thằng dốt có quyển, Đạo đức Thánh hiền không bằng có kẻ có quyền nói phét” Ngòi bút của Th-Vy như những viên đạn bắn ra từ ống nhắm, trúng phải đầu của bọn người mệnh danh là Cách mạng giải phóng! Họ Cay cú là điều ắt phải, đồng thời cũng trong lớp người sinh sau cái ngày được gọi là “Giải phóng!” Nhạc sĩ Việt Khang sinh năm 1978 ở Mỹ Tho, cho ra 2 bài hát, Việt Nam Tôi đâu?. và Anh là ai?. bằng lời ca với giọng hát Dao đâm không khác gì 2 quả Boom làm rung chuyển cả một Chế độ CS độc tài đang tồn tại nhờ vào đám Côn đồ đội lót mỹ từ CAND, Còn nữa! Cháu Đỗ thị Minh Hạnh, có Ông bà Nội hy sinh trong trận chiến “Lừa đi đánh Mỹ” Hạnh! dám đương đầu trước mưa ác gió ôn để tranh đấu cho Nông dân bị VC áp bức cướp đoạt ruộng đất, Công Nhân bị Đọa đày bóc lột bởi những tên Cường hào Ác bá Tư Bản Đỏ! Cháu Hạnh thảng nhiên đi vào tù với cái án 7 năm, không dừng tại đó Cháu cương quyết tranh đấu quyền làm người trong tù, chống lại án oan sai bị đánh đập sức môi mẽ trán, Cháu Hạnh vẫn kiên trì Bất khuất. Đây là những điển hình Sự thật mà Sự thật là phủ phàng nên được ưa giấu kín! Ít có ai muốn nói về sự thật của mình, nhưng sự thật được tỏ bày là biện minh cho phương tiện cứu cánh. Vì vậy kẻ chống đối những bài viết của Cháu Huỳnh Thục Vy, không ngoài ai xa lạ, toàn là Đ/C của mình! Thử đặt ra một giả thiết để minh chứng một cách hùng hồn công bằng và vô tư về Sự Thật. Nhân Dân VN Ta đang sống trong một nước gọi là Xù Hụi Cả Nước như thế nầy, nếu như các nước không phải trong phe Xơi Hết Của Ngon và Mỹ chấp nhận cho người VN di tản ra khỏi nước định cư và VC đồng ý mở cửa cho đi như hồi năm 1954 ngoài Bắc và sau năm 1975 Miền Nam, thì người ta sẽ gồng gánh bồng bế chạy loạn, điều chắc chắn trong 4 triệu Đảng viên CS chỉ còn lại2 triệu là những người “Còn Đảng Còn mình” và bọn CA côn đồ gây nợ máu! mà thôi!. Đó là Sự Thật, ngu xuẩn đến đâu cũng đã thấy điều đó. La thật sự./.
Thân gửi Lại Mạnh Cường
Đầu tiên xin cảm ơn đã dùng những từ tương kính trong nhận xét.
Tôi không đồng ý khi bạn cho rằng tôi “không đi vào trọng tâm mà sa đà vào đánh võ miệng”. Nghĩ cho cùng tranh luận cũng có nghĩa là đánh võ miệng đấy thôi. Hơn nữa, nếu đọc kỹ thì bạn sẽ thấy tôi vẫn bám vào những ý chính mà tôi đã nêu ra, đó là nhận xét về bài viết của cô Vy, sự kém cỏi trong biện luận của nó. Đôi khi tôi phải “chạy ra biên một chút” vì quần hùng đông đảo quá mà kẻ vô danh này chỉ có một.
Tôi cũng rất trân trọng từ “Cool Blood” mà bạn đã dùng, chẳng phải đó là cái mà người Việt chúng ta vẫn thiếu hay sao. Một connotation của Cool blood, trong ngữ cảnh này, có thể là being realistic. Tôi không có ý tham gia comment, sau rồi thấy chỉ có một dòng “main stream” xưng tụng, bèn mạn phép tham gia. Dường như tất cả đều là các nhà Dân Chủ, vậy tôi xin là Cộng Hòa để lội ngược dòng vậy! Chẳng phải là tốt lắm ru!
Sau cùng xin nói rằng có lẽ bạn quá lời khi cho rằng tôi hoàn toàn có khả năng “góp ý xây dựng” (xin lỗi, tôi lại không thích cụm từ này, nó không “Cool Blood”) cho cô Vy. Cô ấy là một ngôi-sao-dân-chủ, sá chi kẻ hèn này.
Kính
hihihihihiiii
Bạn “khách sạn” không phải lối, khi bốc thơm cô Thục Vy quá xoá.
Thục Vy cần học hỏi nhiều qua thực tế bằng sự cọ sát trong tranh đấu.
Tôi tiếc là chị em Thục Vy không có dịp ra ngoài này học hỏi thêm.
Nếu họ đi được ít ngày, tôi tình nguyện hướng dẫn họ du lịch miễn phí vài tuần, đồng thời tạo cơ hội thuận tiện cho họ tiếp xúc với các đồng hương tại Tây Âu, cụ thể ở Hòa Lan, Bỉ, Pháp, Đức, cũng như ở Tiệp và Hung.
Tôi muốn được nghe cao kiến của bạn về tình hình hiện tại ở Việt Nam, như nan đề đất đai nông nghiệp, những liên hệ chòng chéo giữa hai đảng và nhà nước CS Ta và Tàu …
Chuỵện tướng Giáp giỏi hay dở ko quan trọng; và tùy theo cách nhìn mỗi người. Anyway ông ta là khuôn mặt của quá khứ và đã hết thời. Một chút dư âm cũng chả thay đổi được gì ở tương lai.
Tương tự, vai trò của của cựu tướng bốn sao Westmoreland cũng “the end” từ lâu. Đồng thời nhận xét của ông ta cũng chủ quan, nhất là về một kẻ đã đánh thắng mình !
Chẳng qua cô Thục Vy mượn câu nói của ông ta làm cái “móc áo”, để treo “tòng teng” ý kiến của mình thôi.
(Điều này chả khác gì Đoàn Giỏi viết bài chửi cụ Phan Khôi mà thực ra ngấm ngầm giới thiệu với bà con các bài viết cực hay chưa được ra mắt độc giả của cụ Phan.
Gần đây nhất trên DCV, ông Nguyễn Thanh Giang cũng mượn lời của Nguyễn Gia Kiểng, để làm một việc tương tự, là chửi xéo CSVN)
Thân ái,
LMC
ĐI CHO BIẾT ĐÓ BIẾT ĐÂY
Ở NHÀ VỚI CỘNG BIẾT NGÀY NÀO KHÔN !
Thân gửi Lại Mạnh Cường
Cái từ “tòng teng” của bạn tôi có thể hiểu là lỏng, không chắc, được không ạ!
Những vấn đề như đất đai, quan hệ đảng cs tàu và Việt,..có lẽ là những vấn đề ngoài tầm hiểu biết của tôi.
Nếu tôi là nhà nước VN hiện tại, tôi sẽ để cho cô Vy tự do phát biểu. Tôi nghĩ là những phát biểu đó sẽ dễ dàng bị phản biện bởi ngay cả một sinh viên năm thứ nhất. Nó hoàn toàn không nguy hiểm như sự sắc sảo của Trần Huỳnh Duy Thức hay sự hiểu biết rộng rãi của Lê Công Định, càng không phải là cái thâm trầm đường hoàng của Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu. Nếu dòng “main stream” ào ạt quá, e rằng ngôi sao sẽ sớm tắt dù chưa sáng được bao nhiêu.
Thân mến
hhahahahaha :-)) ~
Bạn lại sa đà vào cái dớp “chẻ chữ”
như chẻ rau muống, rất thường gặp ở đây !
Anyway, nói thực nhé, chị em Thục Vy, Lê Thị Công Nhân …
chỉ là những con “gà mới ra ràng”, chưa kinh nghiệm bao nhiêu.
Nhưng QŨI THỜI GIAN của họ còn nhiều, và
NHIỆT TÌNH cao + QUYẾT SỐNG MÁI với độc tài.
Tóm gọn, rồi ra họ sẽ trưởng thành trong khói lửa,
chả khác gì thời kháng Pháp thanh niên ta cũng rứa !
Tổng quát, HỌ LÀ TƯƠNG LAI VIỆT NAM,
LÀ DIỆN MẠO VIỆT NAM KHÔNG XA (tôi mong thế)
LMC
Hà hà hà xin làm bận chân người du xuân 1 chút:
1/ Cụ Phạm Quỳnh có nói “tiếng ta còn là nước ta còn”, xin đừng xem thường chuyện “chẻ chữ” ở đây.
2/ E rằng LMC over estimate những nhân vật gọi là Tương lai của VN đó. Không đâu ạ. Vâng, đây là ý kiến cá nhân, họ chẳng có ảnh hưởng gì trong mấy chục triệu thanh thiếu niên Việt hiện nay.
Cẩn trọng và Duy lý, vì rằng
Vui xuân có biết xuân đâu tá,
Cọc nhổ đi rồi lổ bỏ không!
Lỡ vướng dây… thung
thì cho vấp đá cuội luôn :-) !
1/
Chẻ chữ mãi thì đến
Phạm Quỳnh cũng … sai :-) !
Tiếng ta còn, mà người (của) ta yêu nước ngoài hết (Việt kiều yêu nước ngoài) thì nước ta cũng tiêu tán thòng !
Vâng, Việt kiều về nước hàng đàn hàng lũ mà dửng dưng với thời cuộc như qua đường, thì dù tiếng Việt còn đó, nhưng nước sắp mất đến nơi vào tay ngoại bang !
(Thực ra mất chủ quyền từ xưa đến ngay thì cũng coi như mất nước 50 % là ít đấy nhé :-( !)
Nguyễn Gia Kiểng dùng từ ngữ “vỡ nước” rất đúng trong hoàn cảnh này !
Dân Việt rủ nhau bỏ nước ra đi dưới mọi hình thức, còn kẻ về như khách bàng quang, kể cũng đau lòng chứ.
Lại thêm tệ nạn xài phí phạm nhân tài; còn người yêu nước chân chính vào ngồi chật tù; trong khi hàng đàn hàng lũ Xuân Tóc Đỏ nghệu nghện chật đường xá.
Ai gây nên nỗi đoạn trường này nhỉ ???
2/
Thích chẻ chữ thì vào blog Trương Duy Nhất xem bài KẾT LẠP ĐẢNG ngày hôm nay 13 tháng năm mà xem !
Mjạ dưới chế độ CS dân nói ngọng Lờ với Nờ hay ngược lại hoặc cả hai thiệt là … đáng chê trách và cần có biện pháp chữa chạy lẫn phòng chống.
Cũng như vào blog Nguyễn Tường Thụy xem bài Ông Nguyễn Xuân Tuyển gọi phóng viên Trà My của VOA là … đồng chí (choé) !
3/
KHÔNG NÊN keo kiệt ,bủn xỉn trong … ước mơ !
Cho dù chỉ là lạc quan (cách miệng) tếu (táo) !
Em ước mơ kí rì tuổi sáu mươi tuổi bảy mươi
Em ước mơ em được kết lạp vào đảng bác Hồ
(phỏng theo Tuổi Mộng Mơ của Phạm Duy] chưa đến Tuổi Đá Cá Lăn Dưa, wên Tuổi Đá Buồn của Trịnh Cộng Sản !)
TB: Nói đến đá cũng nên vào blog Nguyễn Tường Thụy xem bài CHÍNH QUYỀN TÂM THẦN
http://truongduynhat.vn/chnh-quy%E1%BB%81n-tm-th%E1%BA%A7n/
4/
Cọc này rút đi
thì còn cọc khác !
Khéo lo bò trắng răng :-) !
“Nam bang nhất thốn thổ
bất tri kỷ nhân canh”
南邦一寸土不知几人耕
(Một tấc đất nước Nam
không biết bao nhiêu người cày .. có ruộng ?)
Lão (Không) Ngoan
Thưa riêng với bạn thôi nhé,
Tôi cho là so sánh qua con số thương binh tử sĩ có khi KHẬP KHIỄNG, mà phải bằng vào kết quả sau cùng, trong đoản kỳ (short term) và trong trường kỳ (long term).
Trong đoản kỳ thì rõ ràng CS thắng, nhưng trong trường kỳ thì ngược lại. Chính vì lẽ đó mà CS đã tiêu vong và phần còn sót lại như ở Tàu, ba nước bán đảo Đông Dương, Cuba phải tìm cách lột xác để sống còn. CS ko còn là chính nó, đã biến chất thành một tập đoàn mafia đỏ, cực kỳ phản động nếu xét theo quan điểm Mác-Lê ! Bởi chính chúng là các tư sản (đỏ) mại bản (tycoon), các nhà tư sản dân tộc. Cho nên chúng phải cấu kết với nhau chặt chẽ như hiện nay ở Tàu và Việt Na theo cái gọi là thuyết Ba Đại Diện của Giang Trạch Dân cho phù hợp với sự đảo ngược tình thế (đảng viên giầu nứt đố đổ vách, sở hữu mọi thứ về tay chúng, trong khi đại bộ phận dân nghèo mạt rệp, do mất hết đất đai và các phương tiện sản xuất khác)
Trở lại khởi điểm tại sao tôi cho so sánh khập khiễng ? Thưa rõ rằng, chiến lược chiến thuật quân sự hai bên áp dụng quả có khác nhau, do dựa vào quan điểm quân sự khác nhau trong căn bản.
Phía CS tiến hành một đường lối gọi là CHIẾN TRANH NHÂN DÂN. Đó là thường là phương cách của kẻ yếu chống lại kẻ mạnh hơn mình, nhất là khi kẻ địch tung quân xâm lăng nước mình.
Dựa vào những thuận lợi về mặt địa lý, về khí hậu … vận dụng nó mà đánh địch. Dĩ nhiên tổn thất sẽ cao vô cùng, như xử dụng phương cách tiêu thổ kháng chiến ! Nga đã dụ được địch quân vào sâu đất mình và bị xa lầy nhất là khi mùa đông về rất khắc nghiệt, rồi dùng du kích chiến quấy rối hậu phương địch, cắt đứt cho bằng được các nguồn tiếp liệu cho tiền tuyến …
Chẳng hạn như thời Nga rồi Liên Xô chống lại quân Pháp thời Napoléon đại đế, rồi quân Đức Quốc Xã trong hai cuộc thế chiến. Thế chiến hai cả thế giới tổn thất đâu chừng 50 triệu, trong khi quân dân Liên Xô khoảng 20 triệu, nhưng ko ai bảo là Liên Xô thua, còn người CS lại tự hào gọi đó là CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC (bảo vệ tổ quốc) VĨ ĐẠI !
CSVN khi chống lại hai tên “đế quốc đầu sỏ” là thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ trong chiến tranh dành độc lập, phải thú thật đó là một cuộc ĐỌ SỨC KHÔNG CÂN XỨNG (chả khác gì phe dân chủ với CS hiện nay).
Quân Pháp và Mỹ cũng như quân đội phe quốc gia được đào luyện chính qui hơn nhiều, trong khi phía CS tự nhận là kháng chiến quân (aka bộ đội cụ Hồ) rồi sau này tự gọi là quân cách mạng (trong Mặt trận Phỏng giái và lính Bắc Việt xâm nhập vào chiến trường B cũng tự nhận là quân Mặt trận này) về huấn luyện phải nói hầu như là con số không to tướng ! Còn vũ khí sau này chủ yếu dựa vào vũ khí cá nhân là cây súng AK, một loại trung liên hay tiểu liên cá nhân, tối tân hơn phía Việt Nam Cộng hòa qua súng Garant, với Carabine, mà mãi sau 1968 mới trang bị lan rộng từ các đơn vị tổng trừ bị như quân Dù, Thủy quân lục chiến lan sang các sư đoàn bộ binh khác. AK của anh lính bộ binh được phụ trợ thêm bằng B-40, nhưng sau này lại bị đối đầu lại bằng M-79 và M-72, cũng gọn nhẹ và hiệu quả ko kém B-40. (M-79 dùng trên giang thuyền lại có thể bắn liên thanh như khi bắn đại liên, chứ ko bắn từng phát. Và đó là vũ khí tối tân chống biển người cùng với mìn phòng thủ Claymore, mà quân CS gọi tắt là “mo” !)
Bù lại hàng lãnh đạo của CS và cả bộ đội Việt Minh ban đầu còn yếu kém, như trong buổi ban đầu thời chín năm chống Pháp, nhưng họ đã trưởng thành mau chóng qua chiến tranh và cuối cùng tổ chức được các trận đánh tăng dần từ cấp trung đội lên đại đội, tiểu đoàn và sau cùng đại đoàn (sư đoàn), và trong các chiến dịch quyết định như ở lòng chảo Điện Biên Phủ thì phải nói đó là một hợp đồng tác chiến của nhiều binh chủng. Phía Việt Minh vừa bộ binh vừa pháo binh, nhất là pháo binh đóng vai chủ chốt trong một số trường hợp, khiến quân trú phòng Pháp bất ngờ và lúng túng, nhất là khi cầu không vận bị tê liệt do đạn pháo cầy nát phi đạo, hay khi thời tiết xấu, cũng như bị phòng không cản trở rất nhiều, hay bộ binh áp sát trận địa bằng giao thông hào chi chít ở chiến địa !
Cũng phải nói rõ là chính lãnh đạo Việt Minh đã lừa được Pháp tự chui vào rọ ở Điện Biên Phủ. Họ cũng áp dụng kiểu này, nhưng không ngờ hoả lực của Mỹ quá mạnh, như điển hình trong trận Khe Sanh, nên kô thể tạo ra nổi một Điện Biên Phủ thứ hai ở trong Nam.
Cũng như chiến pháp nổi tiếng biển người trở nên vô hiệu nhiều phen do các vũ khí tân tiến của Mỹ, chẳng hạn như mìn claymore, rồi phi pháo quá dồi dào và mãnh liệt …
Đóng góp công sức thật vĩ đại và trong âm thầm tạo nên chiến thắng vang dội ở lòng chảo Điện Biên chính là những đoàn DÂN CÔNG có những lúc hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng nhiều vạn người luôn luôn bám sát trận địa để phục vụ ngày đêm cho chiến trường khi nhặt khi khoan. Có xem phim tài liệu về trận Điện Biên Phủ mới rõ được từ A đến Z. Thật đúng là một cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại.
Quân CS không có không quân yểm trợ bằng phi pháo, cũng như nhằm đập tan chiến dịch trực thăng vận mới mẻ sau này của Mỹ ban đầu áp dụng cho sư đoàn không kỵ, nên CS phải cố phát triển tối đa binh chủng phòng không.
Nói ra rất nhiều chi tiết cần đề cập ở đây. Chẳng hạn phía quốc gia có những tiện lợi khác, như thiết giáp qua xe tăng, thiết vận xa; hải quân yểm trợ hành quân trong vùng sông nước và ngoài biển. Lính CS chỉ dựa vào bộ binh, lại chiến đấu ở xa hậu phương. Vì thế họ phải vận dụng chiến tranh nhân dân, tạo ra một hậu phương lớn cho tiến tuyến lớn. Hậu phương ngay cả trong lòng địch, tức “lấy mỡ nó rán nó” , qua cách địch vận và dân vận ngay tại chiến trường.
Ta nên nhớ đai đa số nguồn tiếp liệu (supplies), CS gọi là hậu cần của quân CS bao gồm quân Mặt trận Phỏng giái và quân Bắc Việt xâm nhập chính là từ trong miền Nam qua thực phẩm (chủ yếu là gạo), thuốc men, vải vóc … thậm chí cây kim sợi chỉ cũng là từ trong Nam mà ra cả.
Cũng cần mở ngoặc đơn mà thưa tổn thất về nhân mạng cao phía CS, chẳng những do đụng độ thật sự giữa hai bên, mà còn do nhiều nguyên nhân khác. Như chết bệnh chết đói chết khát .. khi xâm nhập vào Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh. Con số này ko nhỏ. Rồi thương bệnh binh do thiếu thuốc men săn sóc, phòng bệnh … do sự bất tài của quân y, do nhu cầu chiến trường quá tải (chẳng hạn trong Tết Mậu thân 68, Mùa Hè Đỏ Lửa 72, đánh chiếm Bình Long, Phước Long và An Lộc vào những năm cuối cuộc chiến hầu tạo ra cái gọi là thủ đô vùng giải phóng …
Nói tóm lại, muốn chiến thắng, nhất là kẻ địch được hưởng nhiều ưu thế hơn mình trong nhiều phương diện, cốt yếu là ta phải TÂM CÔNG thật mạnh, để có một chỗ đứng vững chắc trong lòng dân.
Từ đó ta sẽ vận động một cuộc CHIẾN TRANH NHÂN DÂN toàn diện, nhằm chống lại kẻ thù chung và các thế lực phản động quốc tế đang tiếp tay nuôi dưỡng và duy trì chúng.
Kẻ thù cung đó nay là tập đoàn tư sản đỏ, một bọn cướp mafia đã đánh rơi từ lâu lý tưởng CS là phục vụ cho giai cấp vô sản là dân nghèo, bởi chính chúng nay là những tên giàu có nhất nước.
Kết, chúng ta sẽ còn phải hy sinh gian khổ rất nhiều, đúng như Nguyễn Thái Học đã bảo trước: CỜ ĐỘC LẬP, HOA TỰ DO PHẢI TƯỚI BẰNG MÁU !
Với CS Á châu nói riêng và ở các nước nghèo và chậm tiến nói chung, không có đối thoại hòa hoãn, mà phải bằng BẠO LỰC CÁCH MẠNG để đập nát chúng.
Thù trong là CSVN và giặc ngoài là Tàu cộng buộc chúng ta phải dùng đối sách sau cùng này đó thôi. Hiện giờ chúng là sân sau của nhau, nương tựa vào nhau để bắt vít ngồi lâu trên quyền lực, nhằm vơ vét cho đầy túi tham không đáy. Chúng chính là những chủng loại đang bị đe doạ tiêu diệt (endangered species) nên chúng rất hung bạo để cố thủ lại trên ngai vàng, mặc dù chúng biết rõ là đang đi ngược lại với dòng tiến hóa nhân loại
Thân ái,
Lại Mạnh Cường
Chào Lại Mạnh Cường,
Phần comment phân tích của LMC đáng phải có một reply chung cho topic này, nhưng vì đã đề dẫn rằng “riêng với bạn thôi nhé” nên đành reply ở đây vậy!
Tôi đồng ý ở phần lớn các phân tích trên, nhất là những điều có liên quan đến quân sự. Và tôi cũng thấy rằng LMC cũng ironic các thuật ngữ (term) hay khẩu hiệu tuyên truyền. Có phải như vậy không ạ?
Riêng phần BẠO LỰC CÁCH MẠNG thì tôi không đồng ý. Sự bất đồng này cũng liên quan đến phần phân tích Long Term và Short Term của LMC ở đoạn đầu. Xin có nhận xét rằng CNCS đã thất bại ở nhiều nơi không phải bởi BẠO LỰC mà bởi chính tính chất Utopia của nó, từ đó sinh ra một hình thái Kinh tế Xã hội bất tự nhiên không thể tồn tại dài lâu được.
Cuối cùng xin nhắc chuyện MÁU. Tôi xin dẫn lời vua Duy Tân khi Ngài nói rằng “NƯỚC dơ phải rửa bằng MÁU”. Và cái khái niệm NƯỚC này nó ẩn dạng qua bao nhiêu màu sắc, đến nỗi có khi chúng ta không dễ dàng nhận ra nó.
Thân mến
Dear TĐKSG,
Chuyện NƯỚC “NÔI” không dễ gì mà bàn trong chốc lát, qua mấy cái CÒM … CÕI nơi đây :-)) !
Tôi nghĩ, chuyện quốc gia đại sự buộc chúng ta bàn qua tán lại thật nhiều, thật nhuyễn.
Có theo dõi kỹ biến chuyển tình hình trong và ngoài nước, trên trường quốc tế, chúng ta mới VỠ … NGU đi nhiều !
Tôi rất thích được thảo luận, để mong mỏi sẽ tìm ra những giải pháp đứng đắn cho cộng đồng, cho nước, cho dân, trong tiến trình xây dựng dân chủ tự do.
Tôi nghĩ, có nhiều giải pháp và rồi ra đường nào rồi cũng tới La Mã, nên tôi xin lắng nghe mọi góp ý xây dựng.
Bởi khái niệm nhân quyền, dân chủ đa nguyên … ngày một trở nên phổ quát (universal), ai ai cũng có thể mạnh dạn bàn về chúng dễ dàng qua những phương tiện như mạng xã hội. Ý thức dân chủ của dân mình ngày một cao, nhất là do thúc hối của thời cuộc, như vụ Đoàn Văn Vươn chẳng hạn.
Hẹn dịp khác nhé. Giờ đi chơi vì trời xuân quá đẹp.
LMC
Cái ông mả mẹ nầy thiệt là ruồi bu. Người ta là một thiếu nữ xinh đẹp mà cho đi “cọ xát” thì còn gì là đời bông.
Mẹ, vỏ nguyên giáp thắng Westmoreland hồi nào dzậy cưng.
Nhận định vỏ ( không phải võ nhá) nguyên giáp giỏi hay dở mà không quan trọng hả. Dummy! Nhắc tuồng cho cưng nhá:
Muốn nhận định một tướng tài giỏi theo:
- Đông Phương có 3 yếu tố : Nhân , Trí và Dũng
- Tây Phương: cũng có 3 yếu tố: Lảnh Đạo , Tổ Chức và Thiết Kế
Vậy thi vỏ nguyên giáp giỏi hay dở?
” Chúc mừng Đại Tướng vỏ nguyên
Giáp ta thắng trận Điên Biên mới về “
Anh hùng khiến chán Điện Biên
Phủ dỏm công trạng Giáp Nguyên Vỏ mìn
Dân phong Thống chế oai kinh
Đảng bầu Chủ Tịch chống”Sình sản bưa”
Chị em cán chửa muốn chưa
Order áo Giáp,áo mưa,Condom
Khi nào cờ ĐỎ treo mồm
dưới,hỏi Thủ Dũng Condom nhét vào.
Nhắn BuiLan
Ước gì có dịp về thăm quê hương,tôi sẽ rủ bạn ghé qua Mặt trận Trớt Quớt thăm cụ Đằng ,mời cụ Chủ Tịt ra thăm gia đình cháu Vy ở Tam Kỳ.
Già khú rồi mà còn Dê . Nịnh đầm hoài .
Tiếng Việt mình dịch chữ “hit and run” là gì nhể????? Rồi “lội ngược dòng” tiếng Anh dịch ra sao??
BÙA HỘ MỆNH
“hit and run” hay “lội ngược dòng” dich từ Anh ra Việt hoặc từ Việt sang Anh – cũng chỉ là một !
“…Tôi thấy COMs cuả qúy vị.. đâu có liên quan gi đến phần tranh luận của tôi. !!!!”
**Baí sư phụ .
Gửi ông/bà Phan Nguyen (PN)
Xin thưa là tôi lặp lại ý của tôi rằng một cuộc chiến gai góc và phức tạp như cuộc chiến VN không chỉ giải quyết đơn thuần trên …may mắn. Khi Kutuzov thắng trận Borodino để kết thúc cuộc phiêu lưu của Napoleon (nhiều người cho ông này là thiên tài quân sự) ta không thể chỉ giải thích bằng sự may mắn của mùa đông nước Nga được. Danh tướng Romel bại trận bắc Phi cũng không thể do xui xẻo được.
Sau cùng cám ơn PN “viết lại” để tránh cho tôi bị ‘đặt tên” (nếu tôi hiểu đúng).
Gửi Lâm Vũ và “Dân Chửi”, Tôi đồng ý rằng dư âm của “giải khăn sô cho Huế” năm 68 góp phần vào cái “arousing the fear” của cô Vy (sic). Cô Vy không hề đề cập chuyện này. Mặt khác, với tư cách một người từng sống trong các thành thị miền nam, tôi chắc chắn các câu như: “3 vc leo cọng đu đủ không gãy”, kể thêm hai ví dụ tôi đã nêu, là các đòn tấn công của cục tâm lý chiến VNCH.
Khi cô Vy dẫn lời Westmorland để chống đỡ cho lập luận của mình thì cô ấy phải có trách nhiệm trong sự khả tín của lời dẫn ấy chứ! Các bạn không thể nói rằng cô ta chỉ dẫn ra mà thôi, chứ không có phát biểu!
Sau cùng, tôi xin phép không trả lời nick D. Nhật Lệ, dù trong comment của người này có đê cập đến tôi, vì tôi nghĩ comment này …lạc đề!
thân mến
Thưa ông,
Tôi tin rằng ông đã hiểu rằng tôi đang nhấn mạnh về ” giải pháp để thắng”. Ngoại trừ ông cho thấy ông Giáp có “giải pháp để thắng” quân Mỹ khi ông ta có gan chục năm trời để làm chuyện này và khi thực tế là một cái đồn của Mỹ lính của ông ta còn chưa chiếm được cho tới khi Mỹ rút quân. Nói một cách ngắn gọn cho dể hiểu là tôi không quan tâm đến việc thắng bại mà tôi cần biết một vị tướng như ông Giáp vào chiến trường có hay không có “giải pháp để thắng”. Ông ta có gan chục năm, biết địch có gì và ta có gì, không có yếu tố bất ngờ nào cả. Thưa ông, “giải pháp để thắng” của ông ta là gì? có đúng là thế hay không?
Thưa Phan Nguyen, các câu hỏi đặt ra liên tục trong phần comment này cho phép tôi càng tin rằng: Chúng ta không thể biết tất cả. Và khi không biết hết mọi thứ thì khoang hãy kết luận vội vã.
Ngay lúc này đây, người ta vẫn còn chưa xác quyết cái gì đằng sau vụ Trân Châu Cảng! Nếu đúng như một số người, thì việc để cho quân Nhật ném bom không phòng bị của các chỉ huy Mỹ lúc đó là để có một excuse nhằm đưa nước Mý vào cuộc chiến. Như vậy ta có thể cho việc đó là…”nướng quân” hay không?
Thưa ông,
Riêng tôi thì tôi cho rằng ông vẫn chưa có câu trả lời xác đáng cho tôi là ông Giáp có hay không” giải pháp để thắng” Mỹ. Xin mạn phép thêm rằng ông ta vào cuộc chiến này với sự chủ động. Ông ta “chủ động” nướng quân trong gần mười năm rất kiên nhẫn. Ông đưa cho tôi những ví dụ rất miên man từ Napoleon, Rommel và bây giờ là…Trân Châu Cảng khi tôi đặt một câu hỏi cho ông về “giải pháp để thắng” của ông Giáp. Vì thế tôi buộc lòng phải sử dụng sự duy lý của ông mà hỏi ông câu hỏi thứ hai: Những vụ việc đó có….dính dáng gì ông Giáp???
Thưa ông, chính xác là “7 tên VC đu nhành đu đủ”. Nó là bức hí họa của họa sĩ Hiếu Đệ. Ý nghĩa của nó không nằm ở cái hình vẽ as is. Ông có thể sưu tra trên mạng. Ngoài ra còn có tin đồn là VC có đuôi nữa theo lời mấy anh CAM gốc bắc. Tôi không trách họ bởi vì chúng là những đưa trẻ đói cơm và dốt. Thông thường thì chỉ có một hai tên viết “kịch bản” rồi cả đám sẽ lặp lại…lines. Tôi không có ý ông là một trong những tên đó vì ông có sự…duy lý. Xin chào
Thưa Phan Nguyen, tôi xin nhắc lại ý trong comment của tôi lúc trước, “chúng ta không thể biết tất cả”. Các dẫn chứng mà Phan Nguyen cho là “miên man” đó là những tương đồng để nhấn mạnh chúng ta không nên đơn giản hóa vấn đề.
Gửi TĐKSG,
Bạn viết: “Tôi đồng ý rằng dư âm của “giải khăn sô cho Huế” năm 68 góp phần vào cái “arousing the fear” của cô Vy (sic). Cô Vy không hề đề cập chuyện này…”.
Cô Vy viết: “… tôi đã có thể tìm thấy những hình ảnh có khả năng “làm cho sợ hãi” của quân đội Bắc Việt qua nhiều biến cố như Tết Mậu Thân…”.
“Biến cố Tết Mậu Thân” và “Giải khăn sô cho Huế” là môt hay mấy thứ?
Có vẻ bạn lý luận bằng cách gọi một sự việc bằng hai tên khác nhau để bảo người khác đã không đề cập tới…
LV
TB. Bạn nhắc đi nhắc lại là bạn sống ở miền Nam khi biến cố tháng Tư, 1975, xẩy ra. Nhưng tôi xin phép được nghi ngờ, bởi vì nếu quả thật như vậy thì hẳn nhiên bạn phải biết là câu “3 vc leo cọng đu đủ không gãy” chỉ có sau ngày 30/4/75, nên không thể là một “đòn tấn công của cục tâm lý chiến VNCH” được. Lúc đó VNCH có còn nữa đâu! Bạn cũng gọi các diễn đàn viên khác là “những nhà dân chủ”, trước đó còn nói “Lâm Vũ vươn lên thành một ngôi sao dân chủ” khi tôi chưa góp ý với bạn. Xin hết.
Lâm Vũ thân mến,
Về dẫn chứng “Mậu Thân” tôi công nhận là bạn đúng, song đoạn lý luận về arousing the fear của cô Vy cũng không thuyết phục. Vì không thể lấy cái tàn khốc của chiến tranh (Vĩnh Trinh, Mậu Thân, Mỹ Lai, Khâm Thiên…) để chứng minh cho một tính chất thể hiện bằng một chính sách. Thật sự người cộng sản vẫn tin các lý thuyết của họ là đúng (ít nhất vào thời điểm đó, thời điểm mà ở kinh đó ánh sáng Paris người ta còn tung hô cả Mao), và họ vẫn rất muốn thu phục nhân tâm.
Cụm từ của tôi dùng “các nhà dân chủ” là để đối lập với “cộng hòa”, sự phản biện chính trị trong xã hội Mỹ. Cũng xin bạn nhớ lại khi tôi viết “Lâm Vũ…dân chủ” là để trả lời một người khác dựa trên một comment của bạn, vì tôi thấy comment đó không liên quan tới vấn đề tôi đang đề cập, vấn đề của cô Vy trong bài luận của cô ấy.
Xin khẳng định lần nữa là tôi sống trong các thành thị miền nam trước 1975. Các câu tâm lý chiến ấy tôi “học”được của một người bà con là thành viên của lực lượng “nhân dân tự vệ”.
Thân mến
Viết hay nghĩ sai là chuyện thường bạn ạ, nhưng viết sai một chuyện đến ba lần thì không nên!
Bạn gọi tôi là gì cũng không sao, nhưng có phê phán một cô gái còn đi học – dù cô ta có “bị” là “một nhà dân chủ đang lên” đi nữa – thì cũng nên công bằng một tí, kẻo nhiều người… buồn!
LV
TB. Bạn càng nói càng khó hiểu: chuyện “tâm lý chiến” thì có liên hệ gì đến “nhân dân tự vệ”? “Nhân dân tự vệ” chỉ là thiếu niên đi làm công tác “an ninh” các xóm, ngõ hẻm nào cũng có… đâu cần phải có “bà con” mới quen được NDTV. Chỉ cần ra đứng đầu hẻm là gặp ngay!
Tôi rất trân trọng thái độ tranh luận của Lâm Vũ. Nhưng tôi nhớ là tôi chỉ sai có một lần trong việc dẫn chứng về Huế thôi chứ ạ!
Tôi nhắc đến nhân dân tự vệ (ndtv) cũng như đề cập tới “người bà con” là để đánh tan sự nghi ngờ của bạn về việc tôi có sống trong các thành thị miền nam trước 75 hay không. Theo tôi nhớ, ndtv không phải là các thiếu niên mà họ chỉ không là lính “chủ lực”. Lực lượng này được lập ra nhằm đánh vào hạ tầng CS ngay trong xóm ấp thị tứ của những người ndtv này. Rất dễ hiểu là chiến tranh tâm lý rất thường thông qua lực lượng này mà đi vào dân chúng.
Về chuyện cô Vy, tôi không nghĩ mình lại “bất công” vì một dẫn chứng sai sót mà tôi đã công nhận.
Thân mến
Xin được trả lời cho “đúng phép lịch sự”… của người Sài Gòn.
- Bạn nói “sai một lần thôi” cũng được. Xin thành thực cám ơn bạn.
- Tôi nghĩ bạn đang nhầm “Nhân dân tự vệ” với “Dân vệ”? Định nghĩa bạn nói: “…chỉ không là lính “chủ lực”. Lực lượng này được lập ra nhằm đánh vào hạ tầng CS ngay trong xóm ấp…” không đúng với NDTV nhưng lại hoàn toàn đúng với lực lượng Dân vệ, sau này gọi là Địa phương quân (Dân vệ được tăng thêm “hỏa lực”) đấy bạn ạ.
Thân mến.
TB. Chuyện “cầm nhầm tên” lắm lúc không phải chuyện đùa, mà gây ra những thảm kịch khủng khiếp cho nhiều người miền Nam, sau 1975. Tiêu biểu là hai chữ “biệt phái”, mà CS miền Bắc hiếu một cách cứng ngắc là “thành phần công an “phản gián” – “CIA” – được chính quyền VNCH “gài” vào những cô quan dân sự để dò xét và kiểm xoát. Đây là lối suy nghĩ đặc biệt của CS miền Bắc – nói chung các chế độ CS – nhưng không đúng hẳn với VNCH. Tôi cũng không nói là VNCH không có chuyện đó, nhưng thông thường là “biệt phái” chỉ những chuyên viên (kỹ sư, thầy giáo v.v.) trong tuổi đi lính, nhưng chỉ học tập quân sự sơ sơ rồi được trở về nhiệm sở cũ làm việc. Ông anh tôi, giáo sư Toán trung học, cũng là “biệt phái” ở một trường TH Sài Gòn, nơi ảnh làm việc trên 20 năm. Sau tháng Tư 75, may mà anh ấy nhanh chân tẩu thoát, nếu không đã có thể bị đi “cải tạo” mút mùa chỉ vì cái nhãn “biệt phái” này!
Lâm Vũ, người Sài Gòn (?) thân mến
Có thể thời gian làm bộ nhớ chúng ta nó phôi pha. Tôi thì lại nhớ chắc rằng Dân Vệ chính là gọi tắt của Nhân Dân Tự Vệ. Nhưng bạn nói đúng là sau này họ được tăng cường hỏa lực, vì tôi nhớ ngoài những khẩu carbine, có khi “tôi thấy” cả M16.
Còn chuyện “nhầm tên”, “đánh tráo khái niệm”,…than ôi. Nghĩ kỹ mà xem nó cũng là bi kịch chưa chấm dứt.
Thân mến
Bác TĐKSG nhớ sai rồi!
- “Dân vệ” là là một lực lượng “bán” quân sự, chủ yếu đóng quân tại chỗ – cho nên sau này được đổi thành “Địa Phươnq Quân “.
“Dân vệ” là những người đã trong tuổi lính (tuổi đi quân dịch) nhưng vì lý do gia cảnh nên thay vì gia nhập quân ngũ (“thi hành nghĩa vụ quân sự”), rồi có thể phải đi rất xa, họ được nhận vào “Dân vệ” cho gần gia đình. “Dân vệ” có đồn bót đàng hoàng và cũng rất thường bị quân VC tấn công.
Theo tôi nhớ, “Dân vệ” chỉ có ở những vùng thôn quê.
- Ngược lại NDTV lại chỉ có ở thành phố. Đó là những thanh thiếu niên chưa phải đi quân dịch, chưa có gia đình mà cũng không mắc bận chuyện học hành v.v. Tôi nhớ họ cũng không có võ khí súng ổng, hoặc nhiều lắm chỉ có anh trưởng nhóm may ra có khẩu các-bin, cho “có vì”. “Hỏa lực” của NDTV còn kém cảnh sát quốc gia xa lắc.
Tôi không nhớ NDTV chỉ có sau bắt đầu có từ lúc nào, nhưng chắc chắn chỉ có sau Tết Mậu Thân.
Một điểm khác biệt rõ rệt nữa là: “Dân vệ” chủ yếu “thi hành công tác” vào ban ngày, trong khi NDTV chỉ “làm việc” buổi tối. Chủ yếu là tụ họp ở đầu hẻm, cầm đàn ca hát với nhau, vì ít có chuyện phải làm.
TB. Có bác nào đã từng “đi” NDTV (hỗn danh “Nhân dân… tự vận”) xin cho tôi biết là những điề tôi nói có đúng không. Cám ơn trước.
hihiiihiiiii tôi có bị đi gác Nhân Rân Tự Vận ít lần ở phường khóm trong thời kỳ là sinh viên những năm đầu, dù mình chịu cảnh đi học quân sự học đường tại trường ! Đúng là dân đen một cổ hai ba tròng, cho dù đang ở thủ đô.
Thực ra quân sự học đường là để có cớ chính đáng lãnh tờ giấy hoãn dịch mỗi năm, mà học tiếp lên cao.
Trò này đẻ ra ngay sau thời Tết Mậu Thân 1968 và bên dân có trò Nhân Dân Tự Vệ.
Mình học cơ bản quân sự bên quân sự học đường, nên không phải theo học quân sự nữa phía NDTV
Nhân Rân Tự Vận coi như canh phòng anh ninh, chủ yếu nhằm chống Cộng hoạt động khủng bố hay nằm vùng ở địa phương mình cư ngụ, nên vẫn phải thi hành như thường, dù đã và đang tham gia Quân Sự Học Đường.
(Mỗi tuần học trọn ngày thứ bảy quân sự. Hè học tập trung một tháng ở quân trường Quang Trung y hết như tân binh. Phải học liên tục trong ba năm liền. Bởi thế về cơ bản quân sự tôi rất rành rẽ; từng bắn garant ở ngay năm đầu tiên 1968 và những năm sau AR15, rồi cả colt “đui”, lẫn trung liên bar nặng chịch, chỉ thiếu mỗi đại liên thôi ! Bò hỏa lực, leo dây tử thần, vượt sông với ba lô vũ khí áo quần giầy trận đủ cả … Hình như học ném lựu đạn nữa. Chưa học bắn M-90 (?), học gài mìn claymore hay các loại mìn khác. Học chiến thuật đánh nguyên tiểu đội, học xử dụng địa bàn, đọc bản đồ quân sự … cũng như tháo ráp súng cá nhân từ garant, carabine qua đến AR-15 lẫn colt với trung liên)
NRTV thi canh gác ngày lẫn đêm, chả khác gì Dân Vệ. Nói chung nhiệm vụ chả khác gì dân vệ, nhưng hình như dân vệ chính xác có tên là “dân vệ chiến đấu”. Tức thêm nhiệm vụ đánh Cộng, chứ không phải thuần túy chỉ có nhiệm vụ tự vệ hay gìn giữ an ninh địa phương hay xóm làng thôi (đại loại có thể so sánh với công binh, chia làm hai : công binh tạo tác chỉ lo xây dựng và công binh chiến đấu lo bảo vệ công binh tạo tác). Chẳng hạn tối đi kích, ban ngày đi lùng xục khắp vùng trách nhiệm, chứ NDTV chỉ nằm một chỗ là chủ yếu.
Hình như Dân Vệ có hưởng lương, hay ít ra cũng có phụ cấp này nọ, có đồng phục, phân cấp đàng hoàng; còn NDTV thì ko chu đáo như rứa.
Nhìn chung, tôi có cảm tưởng như Dân Vệ lại nhiều nét giống lực lượng bình định nông thôn của đại tá Bé (?) ngày xưa, mà căn cứ huấn luyện ở ngoài Vũng Tàu (căn cứ Chí Linh, nằm gần cầu Cỏ May, cửa ngõ vào Vũng Tàu).
Về canh gác thì NDTV có những nơi du di canh đêm là chính, ban ngày vớ vẩn, nhất là ở thủ đô như Sài Gòn!
Sinh viên như tôi ban ngày đi học, và một số người ban ngày phải lo làm ăn, nên chỉ canh đêm, còn đám thanh niên ăn không ngồi rồi, thì lúc nào cũng thấy tụ tập ở trụ sở NDTV cả ngày lẫn đêm! Thôi thì đúng là tổ qủi !
Từ không giờ là giờ giới nghiêm, đám NDTV tha hồ mà “hành động”, kẻ cả phá làng phá xóm, ăn trộm ăn cắp nhà dân. Xóm tôi có NDTV mà ăn trộm ăn cắp xảy ra tỉnh bơ nếu hơ hỏng cứ tưởng là có canh gác (kiểu như thời CS sau 1975 cũng đẻ ra trò gọi là Dân Phòng). Và người ta bảo chính mấy ông NDTV là thủ phạm chứ chả ai cả !
Sau này tôi xin được giấy của trường cấp cho là phải trực gác ban đêm ở bệnh viện, lúc làm nội trú ở nhà thương, mới thoát khỏi cảnh gác đêm, hai tuần một lần trong vài tiếng đồng hồ ở địa phương.
Kể ra người được đặc trách coi sóc NDTV cũng rất khổ, vì phải phân công trực gác, nhất là đốc thúc có người gác.
Ngày lễ lạc lại bận rộn hơn lúc nào hết; hay có mít tinh chi đó ủng hộ chế độ cũng phải kiếm người tham dự.
Nói chung chả sướng chút nào cả, nhất là cái vụ quản lý vũ khí cá nhân. Ông chú ruột ở khu Bàn Cờ (đường Bàn Cờ) quận Ba, làm phường trưởng kiêm luôn NDTV trong nhà còn chứa chấp mấy khẩu garant, carabine cũ xì vào ngày 30 tháng 4 nên phải lén tìm đống rác vất đại của nợ đi .
Lão Ngoan