WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tại sao Mỹ không cho Giám đốc Công an Trùng Khánh tị nạn?

(Theo Wall StreetJournal – Đàn Chim Việt lược dịch)

 

Ông Vương Lập Quân. Ảnh Dân Trí

Thoạt nhìn, ông Vương Lập Quân, Giám đốc Công an thành phố Trùng Khánh có vẻ là một ứng viên tốt để được Mỹ bảo vệ ngoại giao hoặc tị nạn chính trị, vì ông có móc ngoặt với nhiều quan chức cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nhưng đối với chính quyền Obama, nơi cần quyết định số phận của Vương vào đầu tháng 2, quyết định này không sáng sủa cho ông Vương.

Các quan chức Mỹ trước đây đã liều đối đầu với Bắc Kinh về cách giải quyết các công dân Trung Quốc chạy vào nhiệm sở ngoại giao của Mỹ. Trong vụ Thiên An Môn năm 1989, ông Phương Lệ Chi, nhà bất đồng chính kiến ​​và hô hào dân chủ, đã được bao che trong đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh và ở đó trong hơn một năm.

Tuy nhiên, với ông Vương, tị nạn hoặc một quy chế tị nạn nào đó không phải là một lựa chọn nghiêm túc.

Các quan chức Trung Quốc bắt giữ ông Vương sau khi ông rời đại sứ quán, và theo các cơ quan truyền thông Trung Quốc, sau đó không còn ai thấy ông nữa.

Trong quá khứ, một số công dân nước ngoài, như ông Phương, đã được cấp nơi trú ẩn an toàn trong cơ quan đại diện Mỹ, một phần do lo ngại họ sẽ bị bức hại nếu trả lại cho chính quyền địa phương. Trường hợp tương tự lẽ ra đã xảy ra cho ông Vương, mặc dù các quan chức Mỹ nói rằng họ bảo vệ sự an toàn của ông Vương bằng cách giao ông cho chính quyền trung ương.

Các quan chức Mỹ nói rằng trường hợp của ông Vương khác với ông Phương, họ thấy không đủ lý do để dựa vào quyền con người để bảo vệ một giám đốc cảnh sát cấp thành phố Trung Quốc đã cung cấp chi tiết các vụ tham nhũng của người Trung Quốc. Khi lẻn vào lãnh sự quán Hoa Kỳ, ông Vương chấp nhận rủi ro mang tội phản quốc, một tội mang một án tù dài và có thể tử hình.

Năm 2008, Trung Quốc hành quyết một nhà nghiên cứu y sinh học bị kết án là đã đưa các tài liệu quân sự và thông tin về một nhà lãnh đạo Trung Quốc cho Đài Loan.
Trung Quốc rất nhạy cảm về bí mật nhà nước, thậm chí tiết lộ dữ liệu kinh tế thông thường cũng bị coi như tội nặng, và Bắc Kinh đang ăn ngủ không yên vì một đống tài liệu nội bộ của Trung Quốc liên quan đến một nhà lãnh đạo cấp cao và các vấn đề chính trị an ninh nội bộ đã lọt vào tay Mỹ.

Khi nhấn mạnh rằng ông Vương đã tự ‎‎ý rời lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, rõ ràng là Bộ Ngoại giao Mỹ nhạy cảm với các mức độ nhân quyền của vụ này.

Nhiều người tin rằng ông Vương chạy tới lãnh sự quán Mỹ vì lo sợ cho mạng sống của mình sau khi bị thất sủng với ông Bạc Hy Lai. Mối quan tâm chính của ông là rời lãnh sự quán Mỹ trong tay nhà chức trách từ Bắc Kinh, thay vì Trùng Khánh.

Theo các quy định của chính phủ Mỹ, người muốn xin tị nạn với Mỹ phải là người không bị nghi ngờ phạm tội hình sự hoặc can dự vào các hành vi bạo lực có động cơ chính trị. Các nhà ngoại giao Mỹ không được cấp quy chế tị nạn chính trị cho người nước ngoài nào cho đến khi người này thực sự ở bên trong đất Hoa Kỳ hoặc đang ở tại cổng nhập cảnh.

Bộ Ngoại giao Mỹ tin rằng ông Vương đã đóng một vai trò “chấp hành” một số chính sách gây tranh cãi do ông sếp Bạc Hy Lai của ông chủ trương. Trong thời gian 30 giờ ở tại lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, ông Vương cho các nhà ngoại giao Mỹ nhiều thông tin, trong đó có thông tin về cái chết của công dân Anh Neil Heywood.

Một quan chức cấp cao của Mỹ nói ông Vương là một người chấp hành chính sách cho một tỉnh trưởng, không phải là một chiến sĩ tự do.

Nếu Mỹ cung cấp nơi trú ẩn cho ông Vương, chuyện này có thể dẫn đến một cuộc tranh chấp quốc tế chỉ vài ngày trước khi Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, người được trông đợi sẽ trở thành lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc, ​​đến thăm Mỹ.

Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa Mỹ đòi Bộ Ngoại giao trao lại các văn bản liên quan đến trường hợp của ông Vương, lập luận rằng nếu được tị nạn chính thức, ông ta có thể đã cung cấp thông tin tình báo vô giá về Trung Quốc và Đảng Cộng sản.

Các nhà làm luật Mỹ muốn có sự rõ ràng. Một phát ngôn viên của Dân biểu Ileana Ros-Lehtinen, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, nói rằng trong tháng hai ủy ban của bà không nhận được bất kỳ thông tin nào của Bộ Ngoại giao như đã yêu cầu.

Chính quyền Obama có thể phải đối mặt với một quyết định quan trọng vào những tháng tới liên quan đến Bạc Qua Qua, con trai của Bạc Hy Lai, đang học tại Harvard. Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ không thảo luận về tương lai của người con trai nhưng cho biết: “Anh ta là một sinh viên chấp hành quy định tốt tại Harvard … Nói vậy để bạn có thể rút ra kết luận riêng của bạn từ đó.”

Hoa Kỳ có một danh sách dài về các hướng dẫn để đối phó với “các khách không hẹn trước,” những người tà tà xuất hiện tại cơ quan ngoại giao Mỹ ở nước ngoài để mong Mỹ bảo vệ.

Theo một điện văn năm 2009 của bộ Ngoại giao mà Wikileaks có được, Mỹ có hai ưu tiên chính đối với các trường hợp như vậy: giữ an toàn cho các cơ sở ngoại giao và thu thập thông tin tình báo.

Điện văn dài 10 trang này khuyên các nhà ngoại giao nói với vị khách không hẹn trước đang muốn tìm nơi nương tựa rằng cơ sở ngoại giao đó không thể đảm bảo đưa các vị này an toàn ra khỏi nước chủ nhà, không thể đảm bảo sự an toàn của họ ở trong nước, hoặc đảm bảo họ sẽ được nhập cảnh vào Mỹ.

Điện văn nhấn mạnh rằng–điều này có lẽ đáng chú ý nhất đối với ông Vương–quy chế bảo vệ tạm thời “không bao giờ được cấp cho người nước ngoài chỉ đơn giản là muốn nhập cư vào Hoa Kỳ hoặc trốn tránh pháp luật hình sự địa phương, nếu cấp quy chế này sẽ gây nguy hại về an ninh cho cơ sở ngoại giao, hoặc nếu Bộ Ngoại giao chỉ thị cho cơ sở đó không được làm như vậy.”

Trong trường hợp của ông Vương, ngay từ đầu chính phủ Mỹ đã đánh giá rằng ông không có một giá trị tình báo giống như một quan chức KGB của Liên Xô đào ngũ trước đó cả chục năm. Điện văn cũng chỉ thị rằng tình trạng tị nạn tạm thời “nên được chấm dứt ngay khi khi tình huống cho phép.”

Điện văn nhấn mạnh: trong trường hợp hiếm hoi, cực kỳ đặc biệt, Bộ An ninh Nội địa Mỹ có thể cho một công dân nước ngoài nhập cảnh với quy chế “có quản chế” nếu người đó có lợi ích đặc biệt với Mỹ, khi vị khách không hẹn có nguy hiểm trước mắt, hoặc khi vụ này có “nhạy cảm chính trị.”

Các chính phủ Mỹ trước đây đã chấp nhận những rủi ro ngoại giao khi xử lý một số người Trung Quốc không hẹn mà đến.

Năm 1989, sau khi ông Phương đã được tạm trú trong đại sứ quán Mỹ, đã có đàm phán giữa chính quyền Bush (cha) và nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình. Cuối cùng, nhà bất đồng chính kiến ​​và vợ ông được phép đi du hành sang Mỹ với l‎‎ý do sức khỏe, hai ông bà định cư tại Arizona trước khi ông qua đời hồi đầu tháng này.

Các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng Vương Lập Quân không phải là Phương Lệ Chi.
Jim Tom Haynes, một luật sư di trú tại Washington DC cho biết cố gắng của ông Vương để có được quy chế tị nạn là “hão huyền”, nhất là vì trường hợp của ông chủ yếu xoay quanh các vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Về phần mình, luật sư này nói, các nhà ngoại giao Mỹ “có lẽ không muốn khuyến khích tị nạn kiểu này, bởi vì nó sẽ gây bát nháo cho ngành ngoại giao. Chẳng ai muốn thấy một làn sóng người tị nạn tràn vào đại sứ quán của mình.

Trên tờ Washington Post, một nhà bình luận nhận xét rằng, trong vụ Vương Lập Quân, Trung Quốc mắc một món nợ với Mỹ: giới lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng vụ tai tiếng này chắc chắn sẽ be bét thêm nếu người Mỹ không giữ kín miệng trong hai tháng qua.

 

Hướng dẫn tị nạn với Mỹ

§ Có thể xin tị nạn nếu bị khốn khổ, hoặc lo sợ sẽ bị khốn khổ, truy bức vì l‎ý do sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch, vì là thành viên của một nhóm hoạt động xã hội hoặc chính trị.

§ Quy chế tị nạn chỉ được cấp cho những người đã vào được đất Mỹ hoặc tại cổng nhập cảnh.

§ Đơn xin tị nạn có thể bị bác nếu đương đơn đã tiếp tay truy bức người khác, phạm tội phi chính trị hoặc phạm tội ác nghiêm trọng tại Mỹ.

§ Quy chế che chở tạm thời có thể được cấp tại một nhiệm sở ngoại giao Mỹ ở nước ngoài nếu người xin tị nạn gặp nguy hiểm trước mắt là sẽ bị truy bức hoặc gặp nguy hiểm thân xác.

§ Quy chế che chở tạm thời bị từ chối nếu đương đơn chỉ muốn định cư tại Mỹ hoặc muốn trốn tránh luật pháp địa phương; nếu làm như vậy sẽ gây nguy hại cho an ninh của cơ sở ngoại giao; hoặc nếu Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ thỉ cho nhiệm sở không được làm như vậy.

 

© Đàn Chim Việt

 

 

 

3 Phản hồi cho “Tại sao Mỹ không cho Giám đốc Công an Trùng Khánh tị nạn?”

  1. deo says:

    Mỹ đâu phải là đất nước cho anh chạy trốn,đến với Mỹ phải có ích cho nước họ,trường hợp của ông vương là trốn chạy tìm đường thoát thân,đâu tốt lành gì!!! dể gì ý thức hệ của ông thay đổi,khi ông nằm trong bộ máy nhà nước cả đời người.hoa kỳ cũng như mọi quốc gia khác xữ như vậy là quá đúng!

  2. phuơng chi N says:

    một suy nghĩ rất đơn giản không đắn đo,taị sao mỹ không cho ông VUONG tỵ nạn không phaỉ Mỹ sợ TQ
    Hay Mỹ sợ đối đầu với TQ về ngoaị giao,thương Maị.tất cả đều do mỹ đã hiểu rõ bản chất cuả thằng Taù
    ,thằng naò cũng như thằng nấy chẳng tốt naò…nó chỉ tử tế khi nó còn chưa no,khi nó còn lạc hậu,khi nó còn
    ngheò đói.Còn khi nó đủ lông cánh rồi thì nó cũng chẳng có tình nghĩa với ai,chẳng tử tế với ai cũng chẳng biết phaỉ traí ,bất chấp luật pháp quốc tế…mà trong giòng maú cuả lũ Taù là chỉ đi Bành chướng làm mất trật tự Thế giới như ngaỳ nay vậy.

  3. Mạc phi Đăng says:

    MpĐ tui rất đồng tình với bộ ngoại giao HK là kể từ nay trở đi, sẽ không chứa chấp bất cứ những thằng công an CS Tàu cộng, Việt Cộng, Hàn cộng, đầu sỏ nào sất!

    Vì sao? Chức vụ, cấp bậc, bổng lộc, quyền uy…dưới chế độ CS, đều được đo lường bằng máu của những người dân vô tội.

    Đề nghị:

    Bộ ngoại giao Huê Kỳ giao nạp tất cả những thằng công an đầu sỏ CS cho: Cour internationale de Justice, siège à La Haye, Pays-Bas mỗi khi bọn đầu sỏ CS này xin lánh nạn!

    Đa tạ!

Phản hồi