Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sắp thăm VN
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta sẽ đến Việt Nam vào đầu tháng Sáu tới trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài một tuần lễ đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc cho biết.
Chuyến thăm kéo dài hai ngày đến Việt Nam của ông Panetta diễn ra hai năm sau chuyến thăm của người tiền nhiệm Robert Gates vào năm 2010.
Đây sẽ là lần thứ tư một bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ thăm Hà Nội.
“Hoa Kỳ có cam kết lâu dài đối với việc thúc đẩy mối quan hệ quốc phòng song phương mạnh mẽ với Việt Nam dựa trên sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau,” thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Mỹ George Little phát biểu trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba 22/5.
“Chuyến thăm này sẽ là chúng ta cơ hội để chúng ta tiếp tục làm việc trong mối quan hệ rất quan trọng này,” ông nói thêm.
Ông Little cũng cho hay ngày 30/5, trước khi bắt đầu công du Á châu, Bộ trưởng Pannette sẽ tới Honolulu, Hawaii, nơi ông sẽ tham vấn chỉ huy trưởng quân đội Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, Đô đốc Sam Locklear, về các vấn đề châu Á.
Sau đó ông mới đi Singapore.
Đối thoại Shangri-la
Đây là chuyến công du đầu tiên của ông Panetta đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương kể khi Lầu Năm Góc công bố chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực này hồi đầu năm.
Trước khi tới Việt Nam, ông Panetta sẽ đến Singapore để tham dự diễn đàn an ninh thường niên mang tên Đối thoại Shangri-la (1/6-3/6). Tại đó ông sẽ có các cuộc gặp gỡ cấp cao với các lãnh đạo từ các đồng minh chủ chốt trong khu vực và sẽ có một bài diễn văn quan trọng.
Dự kiến ông sẽ gặp lãnh đạo các nước Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và một số nước khác, ông Little cho biết.
Gần như chắc chắc hai đoàn Mỹ và Việt Nam sẽ có tiếp xúc, chí ít là để thống nhất lịch trình chuyến thăm Việt Nam của ông bộ trưởng.
Ông Panetta và các nhà lãnh đạo châu Á sẽ bàn về các vấn đề như tranh chấp ở Biển Đông, tàu ngầm, chiến tranh mạng, máy bay không người lái và các mối đe dọa đang nổi lên, theo chương trình dự kiến được đăng trên trang mạng của Đối thoại Shangri-la.
Sau Việt Nam, Leon Panetta cũng có chuyến thăm đầu tiên đến Ấn Độ kéo dài hai ngày.
Ông sẽ đến Hà Nội và New Dehli vào tuần lễ đầu tiên của tháng Sáu, hãng thông tấn PTI của Ấn Độ dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết. Tuy nhiên giờ chính xác của chuyến thăm vẫn chưa được thông báo.
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói họ sẽ thông báo thêm chi tiết về lịch trình của ông Panetta trong những ngày tới.
Định hướng chiến lược quân sự mới của Mỹ được công bố hồi tháng Giêng cho biết Mỹ sẽ xây dựng ‘mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với Ấn Độ để hậu thuẫn cho khả năng của nước này như là một trục kinh tế trong khu vực và là quốc gia đảm bảo an ninh trong cả Ấn Độ Dương.’
“Phát triển hơn nữa mối quan hệ Mỹ – Ấn là ưu tiên của Chính phủ Hoa Kỳ, và mối quan hệ song phương của chúng tôi là một trong những yếu tố giúp định hình thế kỷ 21 đối với Hoa Kỳ,” người phát ngôn Bộ Quốc Phòng Little cho biết.
Tin BBC
Xin trích đoạn trong Bài đăng : RFI (Pháp) Chủ nhật 03 Tháng Sáu 2012 – Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 03 Tháng Sáu 2012
Bộ trưởng Panetta thăm cảng Cam Ranh: Biểu tượng hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt :
“…Theo thẩm định của Trung tâm nghiên cứu chiến lược an ninh mới của Mỹ, một tổ chức được đánh giá là thân cận với tổng thống Barack Obama, được AFP trích dẫn, thì « Việt Nam là nước nắm giữ chiếc chìa khóa tạo thế cân bằng lực lượng trong khu vực Biển Đông. Nếu Việt Nam không kháng cự nổi trước đà gia tăng sức mạnh của Trung Quốc thì các quốc gia yếu hơn, ít cương quyết hơn như Philippines, có ít khả năng ngăn chặn được sự bành trước của Trung Quốc »…
Lời Bình: Như vậy không phải Mỹ coi VN là khâu quan trọng trong việc chống TQ bành trướng hay sao???
Các bạn không thấy các phái đoàn quan trọng của Mỹ đều đang đến Việt nam sao? Trong đó có việc thúc đẩy ký kết về quan hệ quân sự 2 nước và có cả phái đoàn ông Cain đến ngoài thúc đẩy quan hệ 2 nước lên tầm cao mới và cũng nói về nhân quyền tại Việt nam. Nói chung là người dân Việt nam hoan nghênh lắm. Chắc chắn chuyến đi này của ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ sẽ thành công mỹ mãn. Nhiều phái đoàn quân sự hai nước nhất là hải quân sẽ đến thăm nhau. Trung quốc chắc tức lắm. Còn ai không đồng ý hãy chịu khó vuốt ngực cho khỏi đờm dâng lên khó thở nhé. Chuyện quan hệ hai nước vẫn không thay đổi được. Thông cảm nhé. Đừng tức giận quá mà nguy hiểm khó thở đấy.
04:20:am 29/05/12 | Tác giả: Nguyễn Hoàng Hà
Tại sao đa số người Việt hoan nghênh chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?
Dư luận Hoa Kỳ va Việt Nam cũng như Thế giới đang rất quan tâm theo dõi chuyến đi của ông Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đến Hà Nội đầu tháng 6 này.
Quan hệ giữa 2 quốc gia là do những lợi ích của cả 2 nước và trong đó có mục đích riêng nhưng đều là có lợi cả. Vậy cho nên đây cũng là dịp mà người Việt Nam bầy tỏ các quan điểm của mình trước sự kiện này đặc biệt, nó diễn ra khi mà tình hình biển Đông đang dậy sóng và Trung quốc đang ùn ùn kéo hàng trăm tầu chiến, kể cả các tầu sân bay ra khu vực này gây căng thẳng trong khu vực đặc biệt là khu vực đang diễn ra tranh chấp giữa Philipine và Bắc Kinh hay giữa Việt nam và Trung quốc ở vùng biển đảo Hoàng sa và Trường sa.
Ông Leon Panetta. Ảnh Wikipedia
Trước tiên phải nói đến quan điểm của đại đa số nhân dân Việt Nam kể cả đồng bào trong và ngoài nước hy vọng đây là cơ hội lớn để Hoa kỳ và Việt Nam có thể tiến đến mối bang giao toàn diện và chiến lược vì lợi ích của cả hai nước, vì sự nghiệp bảo vệ hòa bình, an ninh trong khu vực vày và trên thế giới. Chắc chắn chuyến đi của vị bộ trưởng quốc phòng Mỹ thì mục tiêu đàm phán quân sự vẫn là trọng tâm và quan hệ giữa hai nhà nước đặc biệt là quân đội hai nước sẽ tiến những bước rất lớn, san phủ gần như hoàn toàn quá khứ của cuộc chiến tranh đã qua đi hơn 30 năm.
Hoa Kỳ là quốc gia vốn có quan hệ truyền thống và ảnh hưởng cũng như quyền lợi tại khu vực Đông Nam Á mấy chục thập kỷ qua khi mà hải quân Trung quốc còn là những đội tầu thuyền đơn sơ, bé nhỏ và manh mún. Các hạm đội 6, hạm đội 7 và các tuần dương hạ Mỹ luôn có mặt ở khu vực này và 75 % hàng hóa của Hoa kỳ va các nước đều vào ra ở khu vực hàng hải quan trọng này. Bời thế việc muốn biến biển Đông thành ao nhà mình của Trung quốc đã vấp phải sự phản ứng không phải của riêng Hoa kỳ va các nước đang bị Trung quốc đe dọa lấn chiếm đảo biển, đặc biệt là Việt Nam và Philipine.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang càng đến gần phút chót thì vấn đề cử tri quan tâm cũng là vấn đề uy tín và địa vị của Hoa kỳ trên thế giới ra sao đặc biệt là người Mỹ gốc Việt. Đa số người Việt nam sống ở nước ngoài đều cho rằng quan hệ Mỹ Việt đang trên đà tốt đẹp và sẽ càng tốt đẹp hơn nếu lãnh đạo của hai quốc gia đều nhìn nhận thấy giá trị, quyền lợi và đều có tiếng nói chung về khu vực rất nhạy cảm đầy tiềm năng này cho nên và các tiếng nói khác phản đối chuyến đi này của vị Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đến Hà Nội có ảnh hưởng sẽ không lớn ngay cả muốn gây sức ép với ông OBama thì cũng chẳng tác dụng là bao nhiêu. Vì sao? Vì mọi cử tri người Việt nay họ đều có trình độ văn hóa, họ nay phần lớn đã là thế hệ thứ hai có dân trí cao, có sự hiểu biết cái phải cái trái. Đa số người Việt nam đều mong muốn đất nước Việt Nam hùng mạnh để vững vàng trước giống bão từ biển Đông tiến vào. Mặt nữa, họ tất sẽ biết một tổng thống da mầu mà lần đầu tiên giúp người nghèo khổ thực hiện được ước mơ của mình va bao đời tổng thống Mỹ không làm được, đó là họ đã nhận được sự bảo hiểm y tế và chính vị tổng thống này khi lên cầm quyền đã ra lệnh cho rút lính Mỹ ở Iraq và một phần ở Afghanistan về nước nay đang vực nền kinh tế bị đổ vỡ từ đời tổng thống cũ để lại. Hỏi sao không xứng đáng được ủng hộ?
Quan hệ Mỹ Việt ngày càng lớn mạnh hơn thì điều chắc chắn đầu tư của Hoa kỳ vào Việt nam cũng mạnh mẽ và rộng sâu hơn. Kinh tế Hoa kỳ đang cần phải có chỗ đứng vững chắc tại Việt Nam và Đông Nam Á khi mà hầu như việc đầu tư của Trung quốc đang làm mưa làm gió ở khu vực này. Hàng tốt và cả hàng kém phẩm chất thậm chí hàng độc hại của họ cũng bán được ở khu vực này. Trong đó, kinh tế Mỹ vốn rất mạnh mẽ nay trong thời kỳ khủng hoảng tại sâu rộng tại sao lại không có mặt tại khu vực mà vốn là ảnh hưởng truyền thống của mình? Mặt nữa, nếu Hoa Kỳ có mặt và đầu tư toàn diện vào Việt Nam thì ảnh hưởng và uy tín của Mỹ sẽ lớn hơn, tác dụng có nhiều mặt.
Trước tiên nó giúp thúc đẩy kinh tế và quốc phòng của Việt Nam sẽ đi lên mạnh mẽ chưa từng thấy. Bài học trước đây Trung quốc với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quân sự èo ọt không đáng kể thế mà từ khi có quan hệ đặc biệt với Hoa kỳ, họ đã vươn lên thành nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới và nay là chủ nợ của chính Hoa Kỳ. Còn về quân sự thì như là sự phát triển lên đồng, đầu tư quân đội lớn chỉ sau Mỹ và nay đang đe dọa đến ảnh hưởng của Mỹ và các cường quốc khác. Các chuyến viếng thăm của tầu chiến hải quân Hoa kỳ và các nước sẽ nhiều hơn, Hoa kỹ sẽ giúp quân đội Việt Nam trang bị lại vũ khí để có đủ sức chống lại những đe dọa từ bên ngoài mà Philippines không thể làm được.
Mặt nữa, dư luận chắc chắn sẽ cho rằng qua chuyến đi của tổng thống và tính dân chủ và tự do sẽ cũng ảnh hưởng mạnh hơn, kinh tế Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ nhưng việc làm ăn phải minh bạch hơn, luật pháp phải công bằng hơn, đồng thời có sức mạnh để dân ta bảo vệ đất nước trước Trung quốc đầy tham vọng, chuyện tham nhũng sẽ phải giảm bớt vì làm ăn với Mỹ và thế giới buộc Việt Nam phải có chính sách minh bạch hơn nên tham nhũng sẽ bị đẩy lùi, các vấn đề khác sẽ được cải thiện.
Những gì được hai bên ký kết vẫn còn đang chờ đợi nhưng biết rằng hai bàn tay của hai vị bộ trưởng quốc phòng hai nước Mỹ Việt đang chìa ra và sẽ bắt chặt hơn đồng thời giới doanh nghiệp hai nước cũng đang thập thò nghe ngóng để tiến vào chăng?
Ông Thái nói:
26/05/2012 at 10:21 Ông Thời Cuộc!
Lớp con cháu từ thế hệ thứ 3 trở lên, chúng nó thành người Mỹ cả rồi . Chúng nó không nghe mấy cái ông gìa ngu ngốc bảo thủ VNCH cực đoan nữa đâu. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt người ta đang về nước đầu tư ầm ầm kia kìa. Mấy ông là tiểu số vừa già vừa dốt lại không xu dính túi mà dám xưng là “Cộng đồng…” à??
Lời Bình: Ông Thái nói quá đúng, lớp trẻ ở Mỹ họ gọi mấy tay VNCH ngoan cố là “lũ già chống Cộng đến chiều” chăng ai thèm để ý. Mấy vị vô diễn đàn này biết gõ máy tính chắc là “tinh hoa ” của cái nhóm người không xu dính túi này./.
Chính trị thì có bao giờ đúng mà cũng có bao giờ sai? Nói sao cũng được, nhưng quyền lợi là trện hết. Hiện nay, banh đang ở dưới chân, và khán giả đang chờ xem cộng sản Hà Nội sẽ đá về hướng nào hay chỉ muốn giữ banh chẳng bao giờ dám đá?
Với Mỹ, thật ra nếu không phải để giữ vững quyền lợi trong chiến lược lâu dài thì Mỹ chẳng cần phải bỏ thời gian và tiền bạc đầu tư để xây dựng lấy lại lòng tin chính quyền Hà Nội bấy lâu nay. Đối với Mỹ, cộng sản Hà Nội chỉ là con cờ để Mỹ xử dụng như VNCH ngày xưa, và HN cũng hiểu điều đó.
Nhìn thời cuộc ngày nay, chúng ta thấy Mỹ cũng đang muốn hợp tác với HN, nhưng thật ra thì HN cũng cần Mỹ hơn bao giờ hết. Mỹ chưa chắc muốn HN ngả hẳn theo mình mà chỉ hợp tác và làm đủ để cộng sản HN không hoàn toàn bị Tàu cộng thao túng và sai khiến theo Tàu chống lại các nước trong khu vực hay quyền lợi của Mỹ. Bởi vậy, Hà Nội không ngả hẳn theo Tàu là đủ để Mỹ coi như thành công trong chiến lược be bờ để bảo vệ quyền lợi của họ. Chỉ có HN cần Mỹ để cân bằng thế đu giây chứ Mỹ không bao giờ kỳ vọng HN ngả hẳn theo mình để chống lại Tàu cộng, vì như thế sẽ rất dễ dẫn đến chiến tranh. Chúng ta cũng nhận thấy Mỹ không muốn có chiến tranh với Tàu cộng mà chỉ muốn bảo vệ quyền lợi đồng minh, vì bảo vệ quyền lợi đồng minh là bảo vệ cho chính quyền lợi Mỹ. Và quyền lợi của Mỹ không phải là để tàu bè thông thương qua lại, nếu trên tàu không có hàng hóa (quyền lợi) thì đâu cần phải bảo vệ. Đó chỉ là một cách nói, hay nói trắng ra đó chỉ là cái cớ để Mỹ có quyền hiện diện hầu bảo vệ đồng minh, vì đồng minh của Mỹ cũng chính là quyền lợi của Mỹ.
Có ngưới cho rằng cộng sản HN đã theo Tàu và làm tay sai cho Tàu. Điều này không đúng hẳn 100%, vì nếu vậy HN đã không cần Mỹ. Chúng ta chỉ có thể giải thích những hành động của HN trong quá khứ là vì nhu nhược và ngu đần, coi quyền lợi đảng và cá nhân lên trên quyền lợi quốc gia dân tộc mà bị Tàu lừa và ngày nay cũng vì không muốn mất quyền lực nên cũng chẳng dám theo Mỹ.
kbc3505
Một phác họa của một thực tế mù mờ như ao nước đục, nhưng có lẽ lại chính xác nhất!
Theo thiển ý tôi, nếu chính trị có thể ngăn ngừa được chiến tranh – hoàn toàn hoặc giới hạn tối đa – thì chắc là nó có phần đúng nhiều hơn là sai, dù có khi không biết được cái giá hòa bình hiện tại sẽ phải trả với giá đắt hơn trong tương lai hay không. Và nếu chính trị được đặt trên nền tảng phổ quát nhất cho loài người, không bạo lực hoặc mang phần tự hy sinh (thay vì tư lợi), thì có lẽ gần sự tuyệt đối của lẽ phải nhất.
Nếu ai nghĩ rằng nghĩ Mỹ rất cần VN để be bờ chống TQ, thì có lẽ họ đánh giá vị trí VN quá cao! Và đồng thời, mong đợi Mỹ tích cực hơn với việc nâng cao hợp tác giữa hai nước vì có lợi cho Mỹ và cả VN – ngay cả trong phương diện nhân quyền – thì có lẽ lại là một mong ước ngây thơ, không phải vì ác tâm từ Mỹ, nhưng vì thực tế chưa cho phép.
Trung cộng không bao giờ dám trực tiếp đương đầu với Mỹ vì còn thua Mỹ xa về mọi mặt ngay cả hiện Mỹ đang suy yếu về kinh tế và đang cắt giảm về quân sự.
Chiến lược Mỹ trở lại Á Châu hay nói chính xác hơn là Đông Nam Á lần này có tính cách lâu dài 30, 50 năm hay cả thế kỷ. Trung cộng đừng nằm mơ sẽ là cường quốc vượt qua Mỹ trong tương lai. Mỹ không bao giờ chấp nhận đứng sau bất cứ quốc gia nào cho nên Mỹ phải chuẩn bị ngay từ bây giờ. Chừng nào Trung cộng vẫn còn là một quốc gia thống nhất về lãnh thổ với số dân khổng lồ như hiện nay dưới bất cứ chủ nghĩa hay ý thức hệ nào thì sự hiện diện của Mỹ ở Đông Nam Á là cần thiết cho ổn định khu vực và hòa bình thế giới.
kbc3505
Ông Tìm sự thật! Sự thật thật đơn giản , rõ ràng ông không phải “tìm đâu” hết, ông cứ xem Bộ Trưởng QP Mỹ phát biểu mà suy ra (ở phần trên đây của diễn đàn):
vũ says:
03/06/2012 at 09:11 Xin trích đoạn trong Bài đăng : RFI (Pháp) Chủ nhật 03 Tháng Sáu 2012 – Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 03 Tháng Sáu 2012
Bộ trưởng Panetta thăm cảng Cam Ranh: Biểu tượng hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt :
“…Theo thẩm định của Trung tâm nghiên cứu chiến lược an ninh mới của Mỹ, một tổ chức được đánh giá là thân cận với tổng thống Barack Obama, được AFP trích dẫn, thì « Việt Nam là nước nắm giữ chiếc chìa khóa tạo thế cân bằng lực lượng trong khu vực Biển Đông. Nếu Việt Nam không kháng cự nổi trước đà gia tăng sức mạnh của Trung Quốc thì các quốc gia yếu hơn, ít cương quyết hơn như Philippines, có ít khả năng ngăn chặn được sự bành trước của Trung Quốc »…
Lời Bình: Như vậy không phải Mỹ coi VN là khâu quan trọng trong việc chống TQ bành trướng hay sao???
Khi ông Obama đi các nước châu Á, ông ta đến Ấn Độ, Nam Hàn, Nhật, Indonesia, Phillipines, Mã Lai nhưng không đến Việt Nam và Pakistan. Một chính trị gia Pakistan thấy ông Obama đến Ấn Độ nhưng không đến Pakistan đã nói rằng đáng lẽ ông Obama phải đến Pakistan vì Pakistan đang sát cánh cũng Mỹ chống khủng bố. Chính trị gia này chủ trương hợp tác với Mỹ nhưng không để ý rằng giới quân sự và tình báo Pakistan chỉ cộng tác với Mỹ ngoài mặt nhưng vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc . Việt Nam giống Pakistan ở chỗ chỉ giao thiệp với Mỹ bề mặt nhưng vẫn hợp tác với Trung Quốc. Ông Obama không ghé Pakistan và Việt Nam vì không thấy có hy vọng tìm được sự đồng minh trong việc chống Trung Quốc. Lần này ông Panetta hy vọng sẽ có thay đổi gì trong chính sách của Việt Nam ngoài việc để cho tàu chiến Mỹ ghé bến vài ngày thăm hữu nghị và tập cứu người trên biển chung? Việt Nam cho Mỹ đóng ở Cam Ranh là việc làm chọc tức Trung Quốc quá táo bạo nên sẽ không xảy ra chuyện này. Những người lãnh đạo CSVN nghĩ rằng Mỹ cần chống Trung Quốc đến mức có thể giúp đỡ về quân sự cho Việt Nam mà làm ngơ chế độ độc tài tại Việt Nam chăng? Luật Mỹ cấm trợ giúp quân sự cho nước độc tài vẫn còn đó, cá nhân của ông tổng thống không thể qua mặt các luật này. Mỹ có thật sự cần Việt Nam đến mức giúp quân sự cho Việt Nam trong khi vẫn chấp nhận chế độ độc tài CS? Phillipines ngày nay cần Mỹ nên hy vọng Phillipines sẽ cho Mỹ vào đóng ở vịnh Subic rất là lớn. Mỹ có căn cứ ở Phillipines thì việc đóng ở Cam Ranh sẽ không còn là điều rất cần thiết nữa vì căn cứ tại Phillipines có thể khống chế toàn bộ biển Đông. Ở phía Nam thì đã có Singapore, Thái Lan. Vì thế việc Mỹ cần sự hợp tác về quân sự của Việt Nam không lớn. Mỹ cũng không thể giúp Việt Nam về quân sự nhiều hơn khi chế độ chính trị tại Việt Nam vẫn y như bây giờ. Vì thế chuyến đi của ông Panetta có lẽ cũng chẳng đem đến sự thay đổi gì đáng kể trong sự hợp tác Mỹ – Việt.
MĐ: “… ông Obama đi các nước châu Á, ông ta đến Ấn Độ, Nam Hàn, Nhật, Indonesia, Phillipines, Mã Lai nhưng không đến Việt Nam và Pakistan”.
Chính xác! Muơi năm trước G.W.Bush những tưởng lập được “vòng đai chiến lược” phía nam TQ, gốm có cả Pakistan, Afganistan… nhưng tới thời Obama, chính xác là b/t Quốc Phòng Robert Gates, My mới nhận ra rằng chiến thuật này sai. Sai ở chỗ là My bị cầm chân ở Afganistan, Iraq, Pakistan… bao nhiêu tài lực đổ vào đó, chẳng đến đâu mà bỏ trống Thái Bình Dương cho TQ tha hồ thao túng!
Không biết cái dại nào thua cái dại nào… Ngày nay Mỹ thay đổi chiến lược hơi muộn… nhưng vẫn còn hơn không!
TQ biết chuyện này, lập tức thay đổi chiến thuật, quay qua thân thiện với láng giềng Nam Hàn, Nhật Bản… Hai anh này lại được lợi nhiều nhất, y như thời chiến tranh VN!
Chuyện Mỹ “trở lại” VN rất là khó, vì VN, “de facto”, đã bị TQ chiếm đóng rồi: về quân sự, VN ba mặt bị TQ bao vây tư bên ngoài, bên trong người của TQ “đóng đô” ở Thanh Hóa, Cao nguyên Trung Phần, và một số tỉnh miền Nam (như Bình Dương…) tổng cộng hàng trăm ngìn người, chưa kể người Việt gốc Hoa vì lợi nhuận cũng “nhất trí” với Bắc Kinh… Đó chưa kể nhà nước Hà Nội nằm gọn trong tay Bắc Kinh. (Điều này, ngày này thằng con nít Tầu đều biết, nhưng dân ta thì vẫn bị Hà Nội bịt mắt, bịt tai nên chưa biết tới!)
Giả sử, nếu Hà Nội ngả theo Mỹ bây giờ thì Bắc Kinh sẽ làm gì? Một đứa trẻ cũng nghĩ ra!
Trước khi đi công du Á Châu, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Panetta tuyên bố với sinh viên sĩ quan Hải Quân Mỹ là: “Mỹ là quốc gia đại dương và chúng ta trở về cái gốc của chúng ta. Trong tương lai các bạn sẽ phải đối diện với nhiệm vụ duy trì và tăng gia sức mạnh của Mỹ tại vùng Thái Bình Dương Á Châu”. Điều này có nghĩa là bằng mọi giá Mỹ sẽ không để cho Trung Quốc áp đảo Mỹ tại Thái Bình Dương. Chắc chắn 100% là Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện của mình dù cho Việt Nam có cộng tác với Mỹ hay không. Còn Việt Nam thì sẽ cộng tác với Mỹ đến mức nào? Đó là tùy theo cái giá mà những người lãnh đạo CSVN muốn trả đến mức nào khi cộng tác với Mỹ. Nhận sự giúp đỡ của Mỹ phải trả giá chứ không phải là miễn phí. Một trong cái giá đó là phải có dân chủ. Những người lãnh đạo CSVN chịu trả giá đến mức nào thì Mỹ sẽ đối xử đến mức đó. Bạn đồng minh với Mỹ theo kiểu Saddam Hussein, Mỹ cũng chơi và chơi theo cách mà Saddam Hussein chơi với Mỹ. Bạn đồng minh theo kiểu Pakistan, Mỹ cũng vẫn chơi. Pakistan chơi trò đòi Mỹ phải nộp tiền để cho mượn đường đánh Taliban trong khi chứa chấp Bin Laden và nuôi dưỡng Taliban Mỹ cũng vẫn chơi.
Gửi ông “Tìm Sự Thật” và những ai còn mơ hồ về Thời sự QT!
Timsuthat says:
29/05/2012 at 02:15 Trích: “Nếu không Kìm chế TQ sẽ có ngày TQ chiếm soái ngôi đầu bảng thé giới của Mỹ.”
Có thực sự là Mỹ *phải* kìm chế TQ về kinh tế, khi chính Mỹ là nước đã giúp mở mang kinh tế nước Tàu? Chính Mỹ đã dẫn đầu các nước tự do tư bản vào TQ để đầu tư và hợp tác từ khi đổi mới – có đúng không? Sinh viên, học giả của TQ sang Mỹ học nhiều ngay từ cuối 70s đấy!
LỜI BÌNH: Tìm sự thât nói vậy là không hiểu một tý gì về Thời sự quốc tế rồi! Ông hãy cố mà nghe thời sự ở Mỹ ngay trên VOA và RFA, hoặc BBC Anh quốc, RFI Pháp, bằng tiếng Việt hẳn hoi cũng đủ để rút ra những kêt luận đúng đắn rồi.
TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG:
Những ngày gần đây, khi sóng gió Biển Đông nổi lên người ta có dịp nhìn rõ hơn mâu thuẫn giữa hai siêu cường hàng đầu thế giới Mỹ-Trung. Dường như, mọi mâu thuẫn giữa hai nước này đều xoay quanh vị trí bá chủ thế giới.
Sóng gió Biển Đông bắt đầu nổi lên hôm 8/4 sau vụ hai tàu hải giám Trung Quốc ngăn không cho tàu chiến Philippine bắt giữ các ngư dân của họ ở bãi cạn Scarborough – một khu vực đang nằm trong tranh chấp giữa hai nước. Dù đây là cuộc đối đầu giữa Philippine và Trung Quốc nhưng có vẻ như người ta lại chú ý nhiều hơn đến mối quan hệ giữa hai siêu cường Mỹ-Trung bởi Mỹ đang đóng vai trò là một tác nhân khiến cho “cơn bão” ở Biển Đông thêm đáng sợ hơn.
Với tư cách là một đồng minh thân thiết có ràng buộc với Philippine bằng một hiệp ước phòng thủ chung, Mỹ dường như đang can thiệp ngày một sâu và ngày một trực tiếp hơn vào cuộc tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông giữa Manila và Bắc Kinh.
Lầu đầu tiên, người ta thấy một vị tướng cấp cao của Mỹ công khai tuyên bố sẽ bảo vệ Philippine trong tranh chấp Biển Đông. Cũng lần đầu tiên, Mỹ và Philippine “chọn” đúng thời điểm căng thẳng Biển Đông leo thang để tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung với những bài tập khiến Bắc Kinh phải “giật mình” như diễn tập tái chiếm lại đảo, tái chiếm lại dàn khoan.
Ngoài ra, các quan chức Mỹ cũng tuyên bố sẽ giúp Philippine củng cố sức mạnh cho Lực lượng Hải quân đồng thời tăng viện trợ quân sự cho nước này lên gần gấp 3 lần so với hồi năm ngoái.
Những diễn biến trên cho thấy, Mỹ đã chọn cách đối đầu với Trung Quốc để bảo vệ đồng minh Philippine bằng các biện pháp cả trực tiếp và gián tiếp.
Rõ ràng, cuộc đối đầu mới nhất ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippine đã làm nổi rõ hơn mâu thuẫn giữa cường quốc số 1 và số 2 thế giới. Thay vì tập trung chú ý vào mối quan hệ Manila-Bắc Kinh, mọi con mắt lại đổ dồn vào phản ứng của Bắc Kinh và Washington.
Liệu có phải Mỹ can thiệp vào tình hình Biển Đông chỉ đơn thuần là để bảo vệ đồng minh Philippine hay còn mục tiêu gì đằng sau đó? Và liệu Trung Quốc khăng khăng đòi bảo vệ cái mà họ gọi là chủ quyền của nước này đối với các khu vực lãnh hải ở Biển Đông còn có ẩn ý gì khác không?
VỊ TRÍ BÁ CHỦ;
Có thể nói, từ cuộc tranh chấp hiện nay ở Biển Đông, người ta bắt đầu chú ý nhiều hơn đến mối quan hệ đầy mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc.
Dù là cặp quan hệ quan trọng hàng đầu của thế giới nhưng giữa Mỹ-Trung luôn tồn tại một sự nghi kỵ, thiếu tin tưởng lẫn nhau nên quan hệ giữa hai nước này không thể phát triển được như mong đợi. Điều này được cho là xuất phát từ vị trí bá chủ thế giới.
Mỹ đã giữ vị trí bá chủ thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, kể từ năm 2009, người ta thấy xuất hiện nhiều dấu hiệu chứng tỏ ảnh hưởng và sức mạnh của Mỹ đang giảm dần. Cùng với sự suy yếu của nền kinh tế, tiếng nói của Mỹ cũng không còn trọng lượng nhiều như trước. Washington trở nên khó khăn hơn trong việc thuyết phục các nước khác, thậm chí là cả đồng minh, nghe theo họ.
Trong khi đó, ở phía bên kia, sức mạnh của Trung Quốc ngày càng tăng. Nước này vươn lên trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Cùng với sự gia tăng của sức mạnh kinh tế, ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế cũng theo đó tăng lên.
Nhiều nhà phân tích đã đưa ra dự báo, Mỹ sẽ mất vị trí bá chủ thế giới vào tay Trung Quốc trong vòng từ 15 đến 20 năm nữa. Đây thực sự là một dự báo khiến giới quan chức ở Washington phải “giật mình”.
Vì vậy, phản ứng tất yếu của Mỹ là phải ngăn chặn kịch bản xấu nói trên. Và người ta tin rằng, Mỹ đang tìm cách củng cố sức mạnh của bản thân và kiềm chế sự vươn lên của Trung Quốc.
Về phần mình, với sức mạnh kinh tế, quân sự, chính trị gia tăng, Bắc Kinh cũng ấp ủ tham vọng vươn lên là siêu cường hàng đầu thế giới dù nước này luôn miệng phủ nhận điều đó.
Để duy trì được thế độc tôn của mình, Mỹ tất nhiên cần đến Châu Á-Thái Bình Dương và để giành được vị trí bá chủ, Trung Quốc cũng không thể không có khu vực quan trọng này. Châu Á-Thái Bình Dương không chỉ là khu vực đông dân nhất thế giới mà còn là một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động nhất và giàu tài nguyên nhất. Cả Mỹ và Trung Quốc đều có rất nhiều lợi ích ở khu vực này.
Với Mỹ, nếu không giành được quyền kiểm soát Châu Á-Thái Bình Dương, Washington không chỉ bị mất rất nhiều lợi ích kinh tế mà còn mất đi rất nhiều ảnh hưởng đối với thế giới. Hơn nữa, không có được Châu Á, Mỹ sẽ không thể nào kiềm chế được sự nổi lên của Trung Quốc. Về phần Trung Quốc, Bắc Kinh hiểu rõ hơn ai hết, nếu muốn vươn lên vị trí bá chủ thế giới, họ phải xuất phát từ chính khu vực “sân sau” của mình. Nếu để mất ảnh hưởng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thì ngay cả an ninh của bản thân, Trung Quốc còn không bảo đảm được chứ chưa nói đến vị trí bá chủ khu vực và xa hơn là bá chủ thế giới.
Tất cả những nguyên nhân trên lý giải cho việc tại sao Mỹ gần đây hối hả tuyên bố quay trở lại Châu Á-Thái Bình Dương sau nhiều năm ưu tiên hàng đầu cho khu vực Châu Âu, và cũng lý giải cho việc tại sao Trung Quốc lại phản ứng mạnh mẽ như vậy với chính sách quay trở lại Châu Á của Mỹ.
Để đạt được mục tiêu kiềm chế Trung Quốc, Mỹ đã và đang thúc đẩy xây dựng một vành đai Thái Bình Dương mới chạy dài từ Nhật Bản tới Australia. Tất nhiên, Trung Quốc hiểu rõ điều này và với vị thế và sức mạnh ngày một tăng, Trung Quốc chắc chắn sẽ không chấp nhận sự kiềm chế của Mỹ. Với những tham vọng chính trị to lớn, Bắc Kinh đang chứa đầy quyết tâm cũng như sự quyết liệt để không cho Washington kìm kẹp họ. Và như vậy, cuộc đối đầu giữa hai siêu cường hàng đầu thế giới được cho là sẽ còn kéo dài và sẽ rất gay cấn.
Việc Mỹ can thiệp vào tình hình Biển Đông thời gian này cũng nằm trong chiến lược giành quyền kiểm soát khu vực Châu Á của cường quốc này. Trong khi đó, Trung Quốc phản ứng mạnh với Mỹ và các nước láng giềng về vấn đề Biển Đông cũng là cách để nước này thể hiện sức mạnh cũng như vị trí của họ trong khu vực.
Quan hệ giữa hai siêu cường Mỹ – Trung Quốc là cặp quan hệ quan trọng nhất thế giới. Mối quan hệ này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân hai nước mà còn với cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương và toàn bộ thế giới. Quan hệ Mỹ-Trung thuận hay nghịch đều có tác động tích cực hay tiêu cực đến mỗi nước và đối với toàn bộ quan hệ quốc tế cũng như khu vực. Chính vì thế, người dân thế giới đang hướng những đôi mắt lo ngại về mối quan hệ đầy sóng gió này.
Ha ha ha ….Vắn tắt với anh vũ vài hàng rằng thì là
Anh cứ đi nhặt nhạnh những bài báo tràng giang đại hải viết về việc “Mỹ quay lại Châu Á” hay những bài viết về quan hệ Mỹ Trung….mà anh chẳng biết rằng việc Mỹ quay trở lại châu Á không nhất thiết là Mỹ phải “bắt tay” với một thằng tay sai TQ để chống TQ như thằng csVN .
Trở lại Châu Á, Mỹ đã hợp tác chặt chẽ với Nhật, Đại Hàn, Mã Lai, Singapore hay Philipines để ngăn TQ vì các nước này có thái độ dứt khoát “theo Mỹ để giữ nước”
Vậy thì tội vạ gì Mỹ lại phải bắt tay với một thằng luôn khẳng định “hợp tác toàn diện với TQ là ưu tiên hàng đầu của VN !” , và rằng “VN cương quyết không liên minh với bất cứ 1 quốc gia thứ ba nào để chống lại TQ ! ” và còn ngạo nghễ tuyên bố : “VN khẳng định quyết tâm giải quyết tranh chấp vùng biển với TQ qua đàm phán hữu nghị và song phương” ….
Không ai ngu dại gì mà lại đi bắt tay với một thằng con chí hiếu như csVN để chống lại thằng bố nó là TQ cả .!
Bác Hồ của các anh đã nói :
“Mối tình thắm thiết Việt Hoa
Vừa là đồng chí, vừa là anh em !”
Hay :
“Tình hữu nghị Viêt – Trung như môi với răng, môi hở thì răng lạnh ! ” ..
He he…..Ngày xưa bác Hồ của anh đã nói thế, thì ngày nay, vấn đề cũng “vũ như cẫn” là “vẫn như cũ” thôi, anh vũ ạ !
Thử hỏi trên đời làm gì có chuyện “môi” mượn tay người ngoài đánh gãy “răng” chứ ? Trăm lần không, vạn lần không !
Làm ơn thông minh chút đi !
Kẻ “đầu đất” lại khuyên người khác ‘thông monh đi”? Rởm!
@vũ: Gớm! chỗ thiên hạ bàn chuyện vô thưởng vô phạt mà ông cứ vào đây “nên nớp” dài dòng thế không biết? Ai chả biết bài của ông “viết” thật ra là “copy” từ báo “lề phải” rồi đem “paste” vào diễn đàn này? Ông tưởng ai cũng ngu hết sao mà không thấy ông bày cái trò bịp bợm rẻ tiền này?
Cả dân tộc VN đều biết: tật nói dai, nói dài, nói láo khoét và vớ vẩn như cái giẻ rách chả ai muốn nghe mà cứ khua môi múa mỏ, là đặc tính đìển hình của những “đỉnh cao trí tuệ loài người”, ông có biết?
Đáng nhẽ tôi không viết thêm, nhưng vì tấm lòng của ông Vũ cố giải thích cho tôi về thời sự QT, và vì tôi thấy có một sự nhận thức trái ngược (? cognitive dissonance) nên tôi thấy có trách nhiệm phải trình bày để hy vọng các bạn đọc trong XHCN VN hiểu về hệ thống kinh tế tư bản và nước Mỹ nói riêng một cách chính xác hơn:
Có lẽ câu kết luận cuối của phần phản hồi là tôi đồng ý nhất, ngoài ra các lý luận và ý kiến khác tôi không thấy thực sự phản ảnh thực tế, ít nhất theo góc nhìn từ phía Mỹ.
Lý do chính là ý thức về kinh tế của hai hệ thống chính trị khác nhau: 1) capitalist mà người ta thường gọi là tư bản với nền kinh tế dựa trên doanh nghiệp tư nhân (private enterprises) và 2) socialist hay XHCN như VN/TQ hiện nay mà đặc tính chính là dựa trên SOE (state-owned enterprises). Điều này thì ai cũng đã biết nhưng tôi lại nêu ra đây là vì – như tôi đã viết trước đây – Mỹ không thực sự có chính sách *kìm chế* KT của TQ (hay ngay cả VN!); vì Mỹ – ở đây là chính phủ Mỹ – không có một kinh tế tập trung (central planning) nên các doanh nghiệp tự do tìm lợi, không lệ thuộc vào chính quyền (nói chung, ngoài các defense contractors). Trong khi đó, theo lối nhìn của một người làm cho XHCN (tỉ dụ như ông Vũ – trong vai CAM hoặc một công chức của doanh nghiệp chính phủ nào đó chẳng hạn), thì lại chỉ nhìn thấy những viễn tượng như ông viết trên đây!
Đây là một sự hiểu lầm lớn trong ý thức kinh tế!
Tôi viết vậy không phải để bảo vệ cho quyền lợi của Mỹ nhưng vì đó là sự thật! Chứng minh: ngay đến hôm nay, hãng Apple, một hãng thành công nhất trong kinh tế Mỹ hiện nay vẫn tiếp tục sản xuất các sản phẩm của họ ở TQ (cũng như nhiều hãng khác)! Các mối lo mà quí vị nghe trên các hệ thống truyền thông không phải là không thật, nhưng nó chỉ là chuyện thường tình – giống như khi các đội banh lo đua nhau đoạt giải nhất!
Tại sao tôi lại nói thế khi rõ ràng là KT Mỹ cũng như hầu hết các nước khác trong tình trạng thụt lui? Vì trong thập niên 30s và trước đó, Mỹ cũng đã đều có trải qua tình trạng tương tự; thời 30s còn tệ hơn nhiều! Nhưng những kinh tế gia và đại tư bản Mỹ họ có tin tưởng rất cao về lý thuyết cũng như kinh nghiệm về KT, nên tôi không thấy họ có những lo âu giống như những gì ông đang thường nghe! Đã có những nền KT như Liên Xô, Đức Quốc Xã là những XHCN (và ngay cả Nhật) cũng đã đều gặp khó khăn lớn và không thoát khỏi! Ai cũng có quyền có ý kiến về tổ chức nào tốt hơn, và thời gian sẽ trả lời (hay trả lời rồi nhưng nhiều người vẫn chưa chịu thuyết phục!). Nhưng nếu nghĩ rằng vì phải “bảo vệ thế độc tôn, lợi lộc KT ở ĐNÁ” mà Mỹ phải trở lại thì là một hiểu lầm lớn xa sự thật.
Trong khi đó, lý do về chính trị (những giá trị mà Mỹ cần và đề cao) và QS của việc “trở lại Thái Bình Dương” thì hoàn toàn có lý; ai cũng thấy tuyên bố chủ quyền lưỡi bò của TQ là một sự việc vi phạm luật QT, một chính sách bành trướng trắng trợn. Có điều lạ là chính phủ Mỹ vẫn rất ôn hòa, không lớn tiếng với QT về việc này, và tiếp tục bang giao bình thường với họ. Chẳng ai biết được mức phản kháng của Mỹ sẽ ra sao nếu TQ tiếp tục lấn át láng giềng! Mỹ sẽ đứng trung lập nếu TQ lấy đảo, tài nguyên của VN trừ khi VN có hiệp ước quốc phòng với Mỹ? Tôi không biết đủ để lý giải!
Về vấn đề bá chủ: tôi nghĩ không một ai sẽ thích thú gì nếu kẻ đã không biết tôn trọng luật lệ quốc tế cũng như quốc nội, mà lại đòi làm bá chủ thế giới, phải không? TQ hay Mỹ làm bá chủ có lẽ không quan trọng (vì thế giới lúc nào cũng sẽ có một quốc gia mạnh nhất) bằng việc kẻ đó đã có thành tích gì về vấn đề này. Cũng như ở VN, đảng nào nắm chính quyền không quan trọng bằng thành tích của đảng đó về luật pháp, nhân nquyền. Sự vững bền và hòa bình của một nước (hay của thế giới) tùy thuộc vào vấn đề chính này!
Ông Tìm sự thật nhầm to rồi, CSVN đã thay đổi về đường lối PTKT, hiện không còn là XHCN nữa mà là KT thị trường , thành tư bản rồi. Hiện họ còn tồn tại việc o bế mấy cái Tập doàn KT nhà nước nữa thôi. Sắp tới giải quyết xong là họ thành TB 100% rồi. Cái tên “CNXHCN Việt Nam” thì cũng có khác gì cái tên “Lien Hiệp Vương quốc Anh (UK)” đâu? Họ là Tư bản nhưng họ thích để cái tên cũ thì có sao đâu. Giờ mà ông cứ ra rả nói về cái không hay không tốt của XHCN là quá thừa và cũng thể hiện ông không theo kịp sự diễn biến của tình hình thời sự QT rồi./.
Vâng, anh Thái có ý là việc “treo đầu dê bán thịt chó” là thường tình ở làng ta. Thai, Viet, Tan, Bannong gì cũng là…một thằng cả. Giờ này mà cộng sản quái gì, bịp mới là chính xác!
Nhân chuyện bộ trưởng quốc phòng Mỹ thăm VN, Trúc bạch có câu chuyện kể cho các đỉnh cao trí tuệ loài “ít chữ” nghe chơi :
Sau đợt “xuống đường” chống TQ lần đầu tại Hà Nội, Hồ Cẩm Đào gọi cho bè lũ 4 tên Hùng Dũng Sang Trọng và hỏi :
- Các đồng chí miệng xoen xoét rằng “tình hữu nghị truyền thống Việt Trung phải được bảo vệ bằng mọi giá”, thế mà mấy bữa nay, các đồng chí chui ở cái ống cống nào mà để dân chúng biểu tình chống Trung Quốc tùm lum vậy ? Các đồng chí có còn muốn ngậm 16 cái chữ vàng và mút bốn cái tốt mà TQ đã ban cho không ? Các đồng chí hãy chứng tỏ cho nhân dân TQ biết rằng các đồng chí rất trung thành với tinh thần “môi hở răng lạnh” mà cố chủ tịch HCM đã cương quyết vun trồng đi !
Nguyễn Phú Trong toát mồ hôi, lật đật “báo cáo” :
- Báo cáo đồng chí, sở dĩ chúng tôi chưa hành động ngay là vì chúng tôi học theo phương pháp “”trăm hoa đua nở” của TQ…Chờ cho bọn “phản động” lộ mặt hết rồi mới làm một mẻ cho gọn; Bảo đảm với đồng chí là chỉ sau môt đợt trấn áp là sẽ chấm dứt ngay .
Quả đúng như cam kết của bọn bè lũ bốn tên, các vụ biểu tình chống TQ đã bị trấn áp dã man và….xẹp liền sau đó .
Sau vụ này, Hồ Cẩm Đào đã rất hài lòng với Hùng Dũng Sang Trọng và đã có lời khen thưởng .
Còn về phía Mỹ, sau đúng một tuần lễ, khi thấy những người yêu nước bị nhà cầm quyền Hà Nội đánh đập dã man rồi bắt nhốt như nhốt chó, Ố Bà Má gọi phôn sang cho Trương Tấn Sang và phàn nàn :
- Thưa ngài chủ tịch, các ngài đã ký vào hiến chương nhân quyền LHQ, nhưng sao các ngài lại trấn ap những người bầy tỏ chính kiến một cách ôn hòa như vậy ? Nếu quý quốc muốn chứng tỏ thiện chí “bắt tay” với Hoa Kỳ thì xin thả ngay lập tức những người VN yêu nước kia, để chúng tôi có thể ăn nói với dân chúng của chúng tôi rằng, CHXHCNVN đã có tiến bộ về Nhân Quyền .
Trương Tấn Sang dõng dạc trả lời :
- Thưa ngài tổng thống, chuyện nhà nước CHXHCNVN bắt nhốt những kẻ phá rối trị an, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân…là chuyện “Nội Bộ” của VN, chúng tôi mong ngài tổng thống đừng vì “cảm tính” mà dựa vào các cáo buộc từ những kẻ thiếu thông tin rồi làm ảnh hưởng đấn quan hệ hữu nghị mà hai nước đang cố gắng cải thiện , tổng thống nên nhớ rằng, CHXHCNVN là một nước độc lập, nên không thể vì những yêu cầu vô lý của quý quốc mà thay đổi được ! Ngài tổng thống nên nhớ rằng nền dân chủ của chúng tôi “dân chủ gấp triệu lần” của quý quốc, và nhân quyền ở nước tôi đã được tôn trọng một cách triệt để, mà bằng chứng là đã khiến cho 99% người dân VN tin tưởng tuyệt đối vào đảng và nhà nước CHXHCNVN đấy !
Ô Bà Má nghe Trương Tấn Sang nói xong, toát cả mồ hôi, bỏ phôn xuống lắc đầu và thở dài ..
Câu chuyện này “minh họa” cho mối quan hệ Việt – Trung và Việt – Mỹ . đấy, các đỉnh cao trí tuệ loài “ít chữ” ạ !
Chuyện mấy vị nói là lãnh đạo Việt nam làm tay sai cho Trung quốc hết là không đúng mà chỉ có một bộ phận mà thôi. Đảng CSViệt nam chơi bài với CS Trung quốc lúc thì cho vài vị vốn có quan hệ tốt với Trung quốc sang để quan hệ ngoại giao nhưng bên trong lại sắm vũ khí mài dao đề phòng Tầu đánh là chơi nhau. Bài học cuộc chiến biên giới Việt nam 1979 Việt nam đã cho Trung quốc bài học thấm thía muốn đánh nhanh thắng nhanh không được 50000 quân bị tiêu diệt và phải ngậm ngùi rút ngay quân về.
Còn Trung quốc nay cũng vậy, bên ngoài thì hô hữu nghị và nhiều tốt nhưng bên trong thì sắm tầu chiến máy bay chiếm đảo biển Việt nam. Vì thế Hoa kỳ quan hệ chặt chẽ với Việt nam là điều rất phù hợp với lòng mong muốn của chính phủ và nhân dân hai nước.
Còn nói như mấy vị sân hận nói bậy thì chỉ khiến bạn đọc thấy rõ hơn bản chất bán nước hại dân mà thôi. Thật là tay vấy máu lại đổ cho người. Hãy để chuyến đi của ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ lần này đến Hà nội kết quả sẽ vả vào mõn những kẻ nói láo này. Chẳng phải nói nhiều.