WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nước Nga luôn luôn trung thành với các nhà độc tài

Dawid Warszawski – Nhật báo Ba Lan – Lê Diễn Đức dịch

Hội nghị thượng đỉnh Nga - EU, St Petersburg, 4/6/2012 - Ảnh: Website Presdent of Russia

 

Tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Nga và Liên minh Âu châu (EU) diễn ra ở St Petersburg (hôm thứ Hai ngày 4/2/2012 – ND), Putin một lần nữa khẳng định lập trường dứt khoát của Nga phản đối bất kỳ sự can thiệp nào vào Syria – mặc dù các cuộc thảm sát gần đây ở Hauli, mặc dù đã có tới 15 ngàn nạn nhân trong cuộc nội chiến ngày mỗi đẫm máu hơn.

Trong khi đó Moscow cũng muốn có quan hệ tốt với EU, Mỹ và thế giới Ả Rập. Tại sao tất cả mọi thứ được phơi bày như thế mà Nga vẫn hỗ trợ công khai một chế độ tội phạm?

Trước hết, một việc hiển nhiên, lợi ích địa chính trị. Syria là đồng minh Ả Rập cuối cùng của Moscow, nước Nga đã đầu tư hàng tỉ đôla và có căn cứ quân sự nước ngoài duy nhất tại quốc gia này. Putin cũng muốn chứng tỏ rằng – khác với Mỹ ở thời khắc quan trọng đã từng bỏ rơi các Tổng thống của Yemen và Ai Cập, trước đó là Shah của Iran – Nga là một đồng minh đáng tin cậy của các nhà độc tài và mỗi nhà độc tài gắn bó với Nga đều có thể nhận được sự hỗ trợ đến cùng.

Người Nga dường như đã không hoàn toàn thấy mùa xuân Ả Rập đã mở ra bình minh của nền dân chủ trong khu vực và họ hy vọng rằng các thế hệ tiếp theo của các nhà độc tài đánh giá cao sự kiên trì của nước Nga. Cuối cùng, sự của sụp đổ Bashar al-Assad sẽ là một quả đấm cho Iran, còn những khó khăn mà Tehran tạo ra cho phương Tây, sẽ làm giảm mối đe doạ gây áp lực lên Moscow (và cùng với, ít nhất cho đến gần đây, giá dầu tăng, một lợi ích quốc gia cơ bản của Nga). Nhưng khi chế độ Assad sụp đổ – sẽ là một kết cục như thế mặc dù không sớm xảy ra – Moscow mất đi các lợi ích và nhận gánh nặng về sự hỗ trợ cho chế độ độc tài đẫm máu. Sau đó, sẽ không ai còn nghi ngờ rằng, Putin đã đánh cược vào một con ngựa xấu. Đúng không?

Nhưng không phải như thế. Thật vậy, bởi vì sự sụp đổ của chế độ Assad có thể cho thấy viễn cảnh tăng lên của các cuộc xung đột và không nhìn thấy hồi kết. Cũng giống như người Shiite của Iraq sau sự sụp đổ của Saddam Hussein, người Sunni với đa số ở Syria, dường như chắc chắn sẽ trả thù đẫm máu đối với những người đã ủng hộ Assad ngày hôm nay – vì chính từ sự lo sợ bị trả thù này – là những người theo giáo phái alawite, Kitô giáo và người Kurd. Nhưng nếu chế độ bị sụp đổ bởi can thiệp quốc tế, Putin sẽ có thể tuyên bố rằng ông ta có lý gấp đôi: khi quyết định hỗ trợ Assad, và khi phản đối sự can thiệp. Vì rằng sau sự sụp đổ của Assad chỉ có thể tồi tệ hơn.

Người Mỹ đã lật đổ Hussein và gánh trách nhiệm về cuộc nội chiến đẫm máu tiếp theo sau đó, mặc dù trong cuộc nội chiến này chiến binh mỗi bên nhắm vào mục đích loại bỏ “phía kia”, hơn là xua đuổi người Mỹ.

Cuộc can thiệp của NATO ở Libya, một năm trước đây, được biết đến rộng rãi trong thế giới Ả Rập, bây giờ chỉ có 25% số người ủng hộ. Bởi vì với người Ả Rập – chế độ tạo dựng sau cuộc cách mạng mà họ giành chiến thắng, đã không làm họ vừa lòng.

Ngay cả những can thiệp vào Kosovo năm 1999, rất nhiều người bây giờ xem như một sai lầm, do cuộc đàn áp của người Serbia xảy ra sau đó.

Putin biết rằng sẽ tới lúc ông ta có thể nói: Tôi đã nói rồi mà, đúng không?

Được sự hỗ trợ của Nga và Trung Quốc, Assad tung hoành bắn giết - Ảnh biếm hoạ OntTheNet

Chỉ có điều rằng, đánh giá quan trọng của việc lật đổ các nhà độc tài dựa trên hai tiền đề sai.

Đầu tiên, trách nhiệm về các cuộc nội chiến bùng nổ sau đó, người ta đổ hết cho kết quả của sự can thiệp. Trong khi đó, cuộc nội chiến đẫm máu nhất ở Algeria và Sudan đã nổ ra trong trường hợp không hề có can thiệp (và có lẽ sự can thiệp có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế).

Thứ hai, các chế độ độc tài không phải là lựa chọn thay thế cho các cuộc nội chiến, mà chúng là nguyên nhân của các cuộc nội chiến đó. Các chế độ này thực thi quyền lực bằng sử dụng bạo lực, đàn áp một nhóm này và dành đặc ân cho những nhóm khác ưa thích. Và các chế độ này dạy dỗ con người rằng phương pháp bạo lực là chính trị hiệu quả.

Đó là sự thật: nền dân chủ không đảm bảo cho một cuộc nội chiến sẽ không xảy ra (như Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ). Nhưng chế độ độc tài đảm bảo rằng, sẽ chắc chắn – và sẽ không kết thúc cùng với sự sụp đổ của nhà độc tài.

Ngày 7/12/2012

Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức – RFA Blog

—————————————————————-

(*) Bài được dịch từ bài “Rodja zawsze wierna dyktarorom” của ký giả Dawid Warszawski đăng trên nhật báo tri thức uy tín và lớn nhất Ba Lan Gazeta Wyborcza ngày 5/6/2012 (hình minh hoạ trong bài là của người dịch): http://wyborcza.pl/1,75968,11873260,Rosja_zawsze_wierna_dyktatorom.html

 

7 Phản hồi cho “Nước Nga luôn luôn trung thành với các nhà độc tài”

  1. rau lang says:

    Nước Nga là cãi nôi của Cong Sản quơc Tế,.đồng nghĩa với nó là sự đôc tài, độc đảng,,các lảnh tụ Nga ngày nay vẩn còn tiẻm nhiểm ít nhiều nễn giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa phi dân chủ, phi nhân tiinh,mang đậm sắc thái…. vô liêm sĩ…Phải mất thêm một vài thế hệ nữa người Nga mới gột bỏ được hoàn toàn những ý tưởng xấu xa của CS.

  2. Choi Song Djong says:

    Không chỉ là nước Nga,tên khốn nhất trong đám này là chú Ba Chệt.Ngay trong vụ gần nhất là Lybia,khi hội đồng bảo an LHQ bỏ phiếu uýnh thì thằng Chệt này tìm đủ mọi cách chống,nhưng khi uýnh xong thì nó là thằng đầu tiên mang tiền đến dụ khị làm ăn.Tụi Chệt này điếm dơ điếm dáy và không điếm kín đáo như bọn Do Thái.

  3. Lê Nin mũi lõ đít đỏ says:

    Nhà độc tài một nước luôn cảm thấy lo lắng bất ổn khi thấy nhà độc tài ở một nước nào khác đang bị nguy hiểm.

  4. KIẾN CÀNG says:

    Hai chữ ” SA HOÀNG “, nghe tới ai biết là nước Nga trong thời phong kiến và xa xưa, của dân tộc Nga. Một triều đại có bản chất ” bủn xỉn “, tàn bạo, độc tài và luôn có mọng xâm lăng.

    Vì mang những bản chất trên, đặc biệt là ” bủn xỉn “, nên dân tộc Nga từ quá khứ của lịch sử cho tới nay, không chiếm được thiện cảm của các dân tộc khác trên thế giới.

    Việc Nga và Trung quốc bắt tay nhau là vì cùng phong cách sống, lẫn quan điểm. Chó sói và cáo là cùng một phong cách sống. Nhưng nếu thiếu ăn, chúng sẽ ăn thịt nhau. Khong như thỏ và nai.

    Từ năm 1945 tới nay, không thấy Nga và Trung quốc đem lai lợi ích gì cho cộng đồng thế giới, trong vai trò Liên Hiệp quốc. Chỉ thấy cản trở, quấy rối trật tự thế giới, dung túng các chế độ lạc hậu và độc tài.

    Hôm nay xã hội đã đổi thay, vì thế mà cộng đồng quốc tế, cần xem xét lại ” vai trò ” của Nga và Trung quốc, trong tư cách thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Thế giới nên bầu chọn lại các Quốc gia khác, đã từng gánh vác trách nhiệm cho LHQ, cũng như đã và đang giúp đỡ con người trên toàn thế giới.

    Mọi người và các tổ chức phi chính phủ Nên phát động phong trào vận động các quốc gia trên toàn thế giới, bầu chọn lại những quốc gia có đủ năng lực lẫn tư cách, để giử vai trò thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Nhằm bảo đảm tính mạng con người khỏi các chế độ độc tài, phi dân chủ.

  5. S.Lam says:

    Dân tộc Nga là một dân tộc đặc biệt : rất thông minh nhưng man rợ (barbaric) do tổ tiên họ là những giống dân man rợ ở Đông Âu và Trung Á,lại bị 70 năm dưới chế độ xô viết độc tài nên quen sống kiểu phục tùng bạo lực,mới đây lại được hưởng chế độ “tư bản rừng rú”,vì thế mới xuất hiện tên cựu sĩ quan KGB Putin,lợi dụng tâm lý của dân Nga mơ ước thời”chiến tranh lạnh”,thời”hoàng kim” xa xưa được thế giới kính nể ngang hàng với Mỹ,nên lại được dân Nga bầu lên làm”lãnh tụ vĩ đại”,không thấy rõ tên này chỉ là 1 tên độc tài nhố nhăng, phản dân chủ,tham quyền cố vị một cách trơ trẽn,tục tĩu…

    • Dân Đen says:

      Cũng như tính cách con người bị ảnh hưởng rất lớn bởi tổ tông, mặc dù không ai muốn chính thức tuyên bố như thế (politically incorrect), mỗi dân tộc cũng mang những đặc tính cố hữu được hình thành qua hàng ngàn năm sinh sống, làm lụng, suy nghĩ.

      Quả thực sẽ rất lý thú khi cất công đi tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử tỉ mỉ, kỹ càng để thử tìm câu trả lời cho các thắc mắc như tại sao Hoàng gia Anh vẫn tồn tại cả ngàn năm, đến mãi tận bây giờ, và đang được đại đa số người dân Anh, kể cả dân các cựu thuộc địa của Anh yêu mến, ngưỡng mộ ? Tại sao Hoàng gia Pháp, quí tộc Pháp một thời vinh hoa tột đỉnh, lại bị lật đỗ, bị đưa lên đoạn đầu đài, bị xóa sạch quyền lợi qua các cuộc cách mạng đầy máu và nước mắt ? và tại sao xã hội Nga mãi đến bây giờ vẫn tôn sùng bạo lực, độc tài, và dân Nga chưa bao giờ được xem như là một dân tộc có phong cách, lối sống, văn hóa lôi cuốn, hấp dẫn, một dân tộc đáng để thiên hạ ngưỡng mộ, học hỏi theo ?

      Có lẽ Peter Đại Đế đã từng muốn như thế nhưng cuộc CM Bolsevitch đã quay ngược lại bánh xe lịch sử nước Nga kể từ năm 1917. Bởi bánh xe đó (nghiệp) nặng quá, quán tính lớn, nên bây giờ muốn quay ngược lại một lần nữa cũng phải mất thời gian nhiều chứ không thể quay ngoắc 180 độ được !

  6. Nguyễn Hà Huy says:

    Saddam Hussein Tên độc tài , tàn ác nhất thời đại . Người đã từng được nhà nước Việt Nam ra sức ủng hộ trước khi liên quân lật đổ . Cái giọng của các nước CS , kể cả nước Nga đã chuyển đổi ( Quốc tế không nên can thiệp vào các quốc gia có chủ quyền , là vi phạm hiến chương LHQ , .. ) Vậy thử hỏi các nhà lãnh đạo đã từng ủng hộ S-H xem , nếu không kịp thời can thiệp thì các ông muốn làm gì với người dân trong nước được hay sao . Các nước nên kiến nghị Hội Đồng bảo an LHQ nên sửa lại cái điều luật ( không can thiệp vào các nước có chủ quyền ) đây là nguyên nhân để các chế độ độc quyền , độc đảng tác oai , tác quái trên mảnh đất quê hương mình . Một trong các điều luật làm cản trở con đường dân chủ , văn minh cho một số nước . Tổng thống Bus trước đây nhận xét thật chí lý : CS là quái thai của thế kỷ 20

Leave a Reply to Choi Song Djong