WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chính nghĩa và công lý luôn thuộc về nhân dân!

Qua theo dõi việc triển khai dự án Bauxite Tấy nguyên ở Nhân Cơ, Tân Rai… chúng tôi cảm thấy đây như là một “chiến dịch”, một cuộc “tập kích” “bí mật, bất ngờ”… của Chính phủ. Nhân dân chẳng ai biết! Khi nhân dân “phát hiện”, biết thì lại ”vừa đánh vừa đàm” ; cứ vừa triển khai vừa nghiên cứu để chứng minh tính hợp pháp, tính khả thi của dự án… Một bên là, giữa lợi ích đất nước, dân tộc và phi dân tộc; giữa đấu tranh vì quyền tự do, dân chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự là “của dân, do dân, vì dân” và lực lượng phi dân chủ, nhân dân… Vì sao lại có “tình huống” như vậy? Chỉ riêng trên Diễn đàn Bauxite cũng đã có rất nhiều ý kiến…
ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết  và Nguyễn Lân Dũng đề nghị Quốc hội vào cuộc giám sát dự án bô-xít. Nguồn: tuanvietnam.net. Ảnh: VA

Riêng qua những ý kiến ĐBQH trong phiên họp công khai ngày 26/5/2009, có nhiều ý kiến chúng tôi rất đồng tình, đã nói lên được tiếng nói, “ý chí và nguyện vọng” của nhân dân, xứng đáng là đại biểu của nhân dân như các đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Lân Dũng, Dương Trung Quốc… nhưng cũng có một số ý kiến chúng tôi xin được trao đổi:

1. Đoàn đại biểu Quốc hội (QH) Lâm Đồng – “Không chỉ có UBND tỉnh Lâm Đồng mà toàn thể nhân dân Lâm Đồng đều trông chờ và hoan nghênh dự án, hoàn toàn đồng ý với chủ trương của Chính phủ trong việc khai thác tài nguyên ở đây. Ông Phong cũng cho biết UBND tỉnh chưa thấy có ý kiến nào phản đối dự án” (Ý kiến ĐBQH Lê Thanh Phong – tỉnh Lâm Đồng -TuanVietNam, ngày 26/5/2009)

Có lẽ, đây là những đại biểu đang mơ ngủ; đại biểu nhân dân nhưng không gắn bó; thoát ly cuộc sống nhân dân; quay lưng với nhân dân; thiếu các thông tin và thông tin “nóng bỏng” về xã hội trong trách nhiệm mình lãnh đạo, quản lý (nếu có trách nhiệm); và đã không hề đọc, không biết, không nghe thông tin của xã hội. Tất cả chỉ là xuất phát từ ý chí của đảng từ TW, đến địa phương… Và như vậy, dường như không bao giờ nghe tiếng nói của nhân dân, tiếng nói khác mình. Có phải ”toàn thể nhân dân Lâm Đồng đều trông chờ và hoan nghênh dự án, hoàn toàn đồng ý với chủ trương của Chính phủ trong việc khai thác tài nguyên ở đây.”(?!); và “chưa thấy có ý kiến nào phản đối dự án”? Ông hãy đọc Bản kiến nghị và danh sách kiến nghị của trí thức Việt Nam gửi Quốc hội đi! Những kiến nghị thời gian qua về Bauxite của giới trí thức và nhân dân gửi đến QH, ĐB QH… có lẽ là ông không có thời gian để đọc. “Thời gian” của ông quá là “vàng ngọc”; Dự án Bauxite nếu thực hiện cũng sẽ là “vàng ngọc’ cho ông. Tiếng nói của ông Trưởng đoàn Đại biểu QH tỉnh Lâm đồng hình như  đang ngủ trong tháp ngà của Tỉnh ủy LĐ chứ có phải là của Nhân dân đâu(!). Nhân dân cũng có quyền nghi ngờ – Đại biểu ấy có phải là Đại biểu nhân dân !?. Nếu xã hội có quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, tự do lập hội… thì ĐB có muốn chui vào tháp ngà, có muốn bịt mắt, bịt tai thì cũng…khó đó!

2. “Mình hướng cho họ vậy thôi chứ mình không thể cách nào mình bứng họ đi được”. (Ý kiến ĐBQH Lê Thanh Phong – tỉnh Lâm Đồng, TuanVietNam, ngày 26/5/2009)

Những lao động nước ngoài, loại khách không mời mà đến; Đã đến nhưng mình không biết, cũng chẳng hay. Kiểm tra lại chỉ để …biết, biết nhưng mà  “không thể nào mình bứng họ đi được”. Những người đó có phải “khách” không ? Khi có kẻ đột nhập vào nhà mình chủ không biết, không đồng tình, kẻ đó là gì? là “trộm” hay” cướp? Mình dung túng cho bọn “trộm cướp” thì mình cũng là kẻ đồng lõa. Nếu không, vì sao ”không thể bứng đi được”? Luật pháp ở Lâm Đồng có không? Đất nước này có Luật pháp không? Suy rộng ra, từ câu nói này ta có thể hiểu – vì sao đất nước ta đã ta mất biển, đảo vào tay giặc!

3. “Chúng tôi là đại biểu QH thì tỉnh ủy, địa phương, hội đồng nhân dân đều đã thống nhất về chủ trương, đều hy vọng kéo theo dịch vụ phát triển, có thêm công ăn việc làm. Nhưng bà con thì không có ý kiến. Người dân tại chỗ không hề thắc mắc, mà tại sao cử tri các nơi cứ thắc mắc” (Đại biểu Võ Văn Đù, Giám đốc Công an Đăk Nông, TuanVietNam, ngày 26/5/2009)

“…hội đồng nhân dân đều đã thống nhất về chủ trương”, tôi nghĩ rằng, “hội đồng” ở đây có lẽ là “Hội đồng Tỉnh ủy, hội đồng này thống nhất theo “hội đồng thường vụ tỉnh ủy” và hội đồng này lại  “thống nhất” theo “Hội đồng Bộ chính trị”! Từ chủ trương của Hội đồng này mới thành ra “Ý Đảng”(!) “ý Đảng” hợp pháp hóa ra “Lòng” của những “Hội đồng” ấy chứ không phải “dân”. Bởi vậy, có những “đại biểu Quốc hội” là cấp dưới của những cấp ủy đảng, chính quyền nên – “phải tin chính phủ thôi”!

- “Dịch vụ phát triển” là những dịch vụ gì? Đó sẽ là những dịch vụ “ăn theo”! Tất nhiên thôi! Các dịch vụ thuộc các “tệ nạn xã hội” và các loại khác (!) ắt cũng là dịch vụ sẽ góp phần “giải quyết việc làm“ cho địa phương và những dịch vụ “nhà trẻ”, dạy tiếng Hoa…phát triển mạnh…

- ”Người dân tại chỗ không hề thắc mắc, mà tại sao cử tri các nơi cứ thắc mắc”?  ĐakNông có phải là “lãnh địa” riêng, hay là một “Quốc gia riêng”? Bất cứ một tấc đất nào của Việt Nam đều là của chung của tất cả nhân dân VN. Những Cán bộ công chức, công an, lực lượng vũ trang đều ăn lương từ “hầu bao” của mỗi công dân VN. Đăk Nông là một bộ phận, một địa phương của đất nước VN, Tổ quốc VN. Cử  tri cả nước bầu đại biểu của mình vào quốc hội. Mỗi đại biểu quốc hội không phải chỉ là đại biểu của địa phương, mà là đại biểu của nhân dân cả nước. “Cử tri” cả nước có quyền “thắc mắc” vì mỗi tấc đất của đất nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam chứ không phải của riêng một ai, một địa phương nào; trí tuệ của nhân dân cả nước, tất nhiên phải “biết” và phải  hơn của một địa phương. Cử tri của địa phương “không thắc mắc” thì phải xem lại cách “cai trị” của nhà nước địa phương, và phải xem lại, nhà nước của dân, do dân, vì dân” hay không?….

4. Quá trình đánh giá tác động môi trường về dự án Bauxite “có khả năng vi phạm Luật rất cao”, như trong trường hợp dự án bauxite ở Tân Rai và Nhân Cơ trên Tây nguyên vừa qua thì qua các sự kiện đã xảy ra mà chúng ta đã được biết, thì quá trình thực hiện ĐTM cho dự án bauxite ở Việt Nam quá bất cập và thực sự không có thực chất vì nó không hội đủ các yếu tố quan trọng như tham dự, trong suốt, trách nhiệm và thận trọng. Tệ hơn là quá trình lại không đúng và có khả năng rất cao vi phạm chính Luật Môi trường Việt Nam” (Quy trình đánh giá tác động môi trường và dự án bauxite Tây Nguyên – Nguyễn Đức Hiệp, TS Môi trường) hoặc Quốc hội nắm Luật để “Lách luật” như ý kiến đại biểu Nguyễn Minh Thuyết – “Không đưa dự án bô-xít ra Quốc hội là lách luật”.

Quốc hội, Đại biểu Quốc hội là người làm ra Luật, giám sát thi hành Luật do chính mình làm ra mà lại không nắm vững Luật, như vậy, có ý thức không khi thông qua các dự án Luật, hay chỉ “bấm nút” tuân theo những quyết định “ngoài” quốc hội. Hoặc nắm Luật nhưng lại “lách Luật”… Nếu như vậy, những đại biểu ấy có phải là Đại biểu của nhân dân, và những vị có “chức sắc” trong QH có xứng đáng là ĐB nhân dân?

Đại biểu quốc hội cần phải thấy rõ – mình là đại biểu của nhân dân. Mỗi đại biểu trong quốc hội đều có quyền bình đẳng. Nhân dân luôn ủng hộ, đồng tình tiếng nói của Đại biểu khi nói lên được tiếng nói ý chí và nguyện vọng nhân dân. Đại biểu QH phải là đại biểu không sợ cường quyền. Sức mạnh của Đại biểu là ở nhân dân! Đại biểu QH hãy tin dân! Chính nghĩa và công lý luôn thuộc về nhân dân!

© 2009 Đàn Chim Việt Online

Phản hồi