WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tổng thống Thiệu triệt thoái quân đoàn hai

Gần đây trong một cuộc tiếp xúc riêng với cựu Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng Quân đoàn 2, Đại tá cho tôi biết đã có rất nhiều người hỏi ông:

“Có phải TT Thiệu rút bỏ Quân đoàn 2 tại Pleiku giữa tháng 3-1975, giả vờ thua chạy để tháu cáy Mỹ, khiến cho Mỹ sót ruột phải nhẩy vào?”

Cách đây khoảng nửa năm, trong một lần tiếp xúc khác Đại tá có nói ông nghi ngờ TT Thiệu rút bỏ Cao nguyên để tháu cáy Mỹ nhưng thất bại và ông có gợi ý tôi viết về chủ đề này.

Đại Tá Lê Khắc Lý nói ông đã tốt nghiệp Trường Cao Ðẳng Quốc Phòng khóa 4 năm 1972 và đã đi học ở Mỹ nhiều lần, lớp học cao nhất là “Trường Ðại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Lục Quân Hoa Kỳ” tại Fort Leavenworth, Kansas (US Army Command and General Staff College). Chính tại trường Chỉ Huy và Tham Mưu Command and General Staff College này, ông đã học nguyên tắc chiến thuật (tactical) căn bản ngoài chiến trường là luôn luôn chiếm giữ “high ground” (vùng cao) để chế ngự các vùng đất chung quanh. Nhưng khi giảng, “thầy” cũng có nói nguyên tắc này cũng áp dụng cho “chiến lược” (strategy) nữa. Trong trường hợp Quân đoàn 2 của ta hồi 1975, ông nghĩ là đúng với nguyên tắc này. Ông cho rằng quyết định bỏ cao nguyên của ông Thiệu là sai lầm. Rôi từ vùng đất thấp là vùng duyên hải sẽ đánh ngược lên để gọi là “tái chiếm Ban Mê Thuột” là chuyện quá khó nếu không nói là “không tưởng.
Tóm lại TT Thiệu đã sai lầm về chiến thuật chiến lược khi ban lệnh lui binh xuống đồng bằng duyên hải để từ đó lên tái chiếm Ban Mê Thuột.

Trên thực tế nhiều người cũng đã nghi ngờ ông Thiệu tháu cáy Mỹ cho rút bỏ Cao nguyên. Khoảng năm 1975,1976 khi chúng tôi ở trong trại tù CS, có một anh bạn tù tin rằng ông Thiệu giả vờ thua chạy đưa tới sụp đổ, thua luôn cuộc chiến.

Sơ lược tái phối trí

Trước hết tôi xin sơ lược về cuộc triệt thoái lịch sử này, dựa theo tài liệu, lời kể của ký giả Phạm Huấn, Nguyễn Đức Phương, các vị Tướng lãnh Cao Văn Viên, Hoàng Lạc, có tham khảo thêm tài liệu phía Cộng Sản. Như chúng ta đều biết, cuộc lui binh này đã bị thất bại nặng, nó là khúc quành quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh VN giai đọan cuối. Người ta kết án TT Thiệu đã làm sụp đổ cả hai Quân khu 1 và 2, kế đó sụp đổ miền nam.

Sau ngày Ký Hiệp định Paris 27-1-1973, Quốc hội cắt giảm quân viện mỗi năm khoảng 50% khiến cho miền nam VN lâm vào tình trạng thiếu thốn trầm trọng về hỏa lực, tiếp liệu đạn dược.

Ngày 11-3-1975, Tổng thống Thiệu bàn luận tình hình với Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang. Ông Thiệu cho biết với khả năng hiện có Quân đội VNCH không thể bảo vệ tất cả lãnh thổ, nên phải tái phối trí lực lượng để bảo vệ những vùng đông dân trù phú, quan trọng nhất là Vùng 3 và Vùng 4. Ông Thiệu không lạc quan về Vùng 1 và Vùng 2. Tại vùng 2, Ban Mê Thuột quan trọng sẽ phải chiếm lại, miền duyên hải Vùng 2 giữ được phần nào hay phần nấy.

Ngày 12-3-1975 ngân khoản 300 triệu quân viện bổ túc đã bị Quốc hội Mỹ bác bỏ, ngoài ra họ cũng không chuẩn chi cho năm tới, nghĩa là từ náy sẽ không cho một xu viện trợ nào. Tin sét đánh đã khiến TT Thiệu bị mất tinh thần khiến ông quả quyết tái phối trí.

Ngày 13-3-1975 mất Ban Mê Thuột, hôm sau ông Thiệu bay ra Cam Ranh mở phiên họp cao cấp quân sự, có mặt các Tướng Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang, Cao Văn Viên, Phạm Văn Phú, Tư lệnh vùng 2 . Phạm Huấn ghi lại theo lời kể của Tướng Phú: Tổng thống Thiệu cho biết Quốc hội Mỹ cắt quân viện, hủy bỏ những cam kết yểm trợ không lực, lãnh thổ phòng thủ quá rộng nên ta phải tái phối trí lực lượng. Ông cho biết Tướng Phú Tư lệnh Quân đoàn 2 phải rút quân bỏ Pleiku-Kontum về duyên hải, Nha Trang sau đó sẽ hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột. Tại Quân khu 2, VNCH chỉ có 2 Sư đoàn bộ binh (22, 23) và 7 liên đoàn Biệt động quân trong khi BV có 5 sư đoàn bộ binh và 4 trung đoàn độc lập ( theo tài liệu CS)

Tướng Phú xin ở lại tử thủ nhưng Tổng thống Thiệu bác bỏ, ông còn cho biết Tướng Phú phải dấu không được cho địa phương, các Tỉnh trưởng Quận trưởng biết, họ phải ở lại chiến đấu. Các vị Tướng lãnh không có ai phản đối trừ Tướng Phú xin ở lại tử thủ. Về buổi họp này Tướng BV Văn Tiến Dũng ghi lời khai của Chuẩn tướng Phạm duy Tất cũng gần giống như vậy, ông Cao Văn Viên cũng ghi lại chi tiết buổi họp cũng gần giống như lời Phạm Huấn.

Trong buổi thảo luận ông Cao Văn Viên cho biết đường quốc lộ 21 về Nha Trang không thể sử dụng được vì đường 14 từ Pleiku tới Ban Mê Thuột đã bị BV cắt, đường 19 nối Pleiku với Qui nhơn Cộng quân đóng chốt nhiều nơi, đèo An Khê bị cắt ở hai phía đông tây, ngoài đường số 7 xuống Tuy Hòa không còn đường nào khác. Đường số 7 tuy tạo được yếu tố bất ngờ nhưng là con đường bỏ hoang cầu cống hư hỏng.
Kế hoạch được hợp thức hoá và giữ bí mật cho tới giờ phút chót. Kế hoạch của Tướng Phú là Liên đoàn 20 công binh chiến đấu đi trước mở đường , thiết giáp đi theo các đoàn xe để bảo vệ, hai liên đoàn Biệt động quân và thiết giáp đi bọc hậu đoàn quân di tản.

Ngày 16-3-1975 đoàn xe bắt đầu rời Pleiku gồm các đơn vị quân cụ, đạn dược, pháo binh, khoảng 200 xe. Tướng Phú và bộ tư lệnh đi trực thăng về Nha Trang, Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất lo đôn đốc cuộc di tản, mỗi ngày một đoàn xe khoảng 200 hay 250 chiếc, ngày đầu êm xuôi vì bất ngờ.

Ngày hôm sau 17-3-1975 các đơn vị pháo binh còn lại, công binh, quân y, tổng cộng chừng 250 xe. Khi ấy dân chúng, gia đình binh sĩ chạy ùa theo, làm náo loạn gây trở ngại cho cuộc triệt thoái.

Ngày 18-3 Bộ chỉ huy và ban tham mưu Quân đoàn về tới Hậu Bổn, Phú Bổn, các đoàn xe từ ba ngày trước kẹt lại đây, đoạn đường từ Hậu Bổn về Tuy Hoà chưa giao thông được vì công binh chưa làm xong cầu qua sông Ae Pha. Tối ấy Việt Cộng đuổi theo pháo kích dữ dội gây thiệt hại hầu hết chiến xa và trọng pháo tại đây. Sư đoàn 320 BV đóng tại Buôn Hô, Ban Mê Thuột được lệnh đuổi theo đoàn xe triệt thoái từ 16-3 đến 18-3-1975 vào Phú Bổn rồi tiếp tục đánh phá tới Củng Sơn. Ngày 19-3 một số lính địa phương quân người Thượng cướp giựt và bỏ hàng ngũ trốn đi gây thêm hỗn loạn. Các liên đoàn Biệt động quân, thiết giáp, bộ binh bị thiệt hại nặng, BV cũng xử dụng các chiến xa đại bác của ta bị bỏ lại để tấn công đoàn triệt thoái.

Đoàn quân rời Hậu Bổn ngày 20-3 nhưng chỉ đi được 20 km thì phải đi chậm lại vì Phú Túc phía trước bị VC chiếm, đoàn quân di tản vừa chống trả vừa tiến. Không quân đến yểm trợ nhưng ném bom nhầm vào đoàn quân gây tử thương gần một tiểu đoàn BĐQ, thiệt hại này lại càng gây thêm rối loạn. Tại Phú túc hỗn loạn diễn ra dữ dội. BV đóng chốt, một tiểu đoàn Địa phương quân và Biệt động quân được giao nhiệm vụ nhổ chốt. Khi đến Củng Sơn cách Tuy Hoà 65 km đoàn di tản phải băng qua sông Ba. Trực thăng CH-47 chở từng đoạn cầu lên sông Ba để ráp, ngày 22-3 cầu ráp xong đoàn di tản qua sông theo hương lộ 436 về Tuy Hoà, vì xe cộ quá đông cầu bị sập chết nhiều người phải sửa chữa thêm lần nữa.

Chặng đường cuối cùng từ đây về Tuy Hoà rất cam go vì có nhiều chốt VC, trời mưa lạnh, VC pháo kích đoàn di tản để cầm chân ta. Tiểu khu Tuy Hoà không còn quân để tiếp viện nên đoàn quân di tản phải tự lo lấy, các binh sĩ tiểu đoàn 34, Liên đoàn 7 BĐQ lều mạng lên tấn công các cứ điểm CS cùng với chiến xa M-113 tiêu diệt chốt địch. Ngày 27-3 sau khi thanh toán chốt cuối cùng đoàn di tản về tới Tuy Hoà buổi tối tổng cộng 300 xe (trong số 1,200 xe) mở đường máu về được Tuy Hoà,
Đường rút quân tỉnh lộ 7 lại gần vị trí đóng quân của Sư đoàn 320 BV tại Buôn Hô, Ban Mê Thuột, họ được lệnh đuổi theo ngày 16-3, chỉ hai ngày là đã đuổi kịp. Ngày 18-3 Cộng quân pháo kích phi trường gây kinh hoàng cho đoàn di tản. Lực lượng chiến xa pháo binh dồn đống tại Phú bổn bị thiệt hại nặng tới 70%.

Các kho quân dụng tại Kontum, Pleiku bỏ ngỏ, tất cả quân dụng, vũ khí trị giá 253 triệu Mỹ Kim lọt vào tay CS. Sự thiệt hại về tinh thần còn to tát hơn nhiều.
Theo Nguyễn Đức Phương trong số 60,000 chủ lực quân chỉ có 20,000 tới được Tuy Hoà, 5 Liên đoàn BĐQ 7,000 người chỉ còn 900 người. Lữ đoàn 2 Thiết Kỵ với trên 100 xe tăng nay chỉ còn 13 chiếc M-113.

Ông Cao Văn Viên nói ít nhất 75% lực lượng, khả năng tác chiến của Quân đoàn 2 gồm Sư đoàn 23 BB, BĐQ, Thiết giáp, Pháo binh, Công binh… bị hủy hoại trong vòng có 10 ngày. Kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột không thể thực hiện được vì không còn quân.

Tái phối trí lực lượng có mục đích co cụm lại vì không đủ lực lượng trải rộng toàn lãnh thổ.

Những nguyên do thất bại chính của cuộc di tản có thể gồm:

-Di tản quá gấp rút, cả một quân đoàn quá đông đảo, đường xá bị tràn ngập xe cộ và người chạy loạn.

-Đường số 7 bị bỏ hoang, cầu cống hư hỏng khiến cho cuộc di tản bị ngừng trệ.

-Dân chúng di tản làm náo loạn mất tinh thần quân đội

-Thiếu chuẩn bị, không lập kế hoạch lui binh vì quá gấp rút

Thực ra cuộc di tản thất bại nặng nề vì xui xẻo, đường di tản lại gần với vị trí đóng quân của Sư đoàn 320 CSBV tại Buôn Hô. Tối 16-3 Văn Tiến Dũng đã điều động, đốc thúc đạo quân này đuổi theo, hai hôm sau họ bắt kịp đoàn di tản tại Phú Bổn và đã pháo kích gây thiệt hại nặng cho ta về thiết giáp, pháo binh. Sự thất bại chứng tỏ ta không có tin tình báo chính xác về vị trí các đơn vị Cộng quân.

Ngoài ra theo lời kể của một một nhân dân tự vệ cùng gia đình từ Kontum di tản trên đường số 7, anh thanh niên này cho biết Pleiku di tản trước nên phần nhiều dân quân đã chạy thoát khỏi cuộc truy kích của Cộng quân. Người dân Kontum ở phía bắc, cách Pleiku 40 cây số khi biết Pleiku di tản thì cũng ùa chạy theo, vì chạy sau họ bị VC đuổi kịp pháo kích dữ dội. Khi ấy đoàn xe dân quân dồn đống dưới một vùng đất trũng. Đạn pháo khiến bụi bay mù mịt, không ai thấy ai chỉ thấy tiếng đạn nổ ấm ầm ghê rợn, người chết vì pháo kích, người bị xe cán nằm la liệt. Theo lời nhân chứng này dân chết rất nhiều, lính chết ít vì họ lanh lợi hơn, biết tránh đạn, nạn nhân đa số là dân Kontum . Ký giả chiến trường Phạm Huấn mô tả đây là một hành lang máu.

Giả thuyết

Ngoài những nghi ngờ của Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 kể trên tôi xin góp ý thêm về giả thuyết này.

Như chúng ta đã thấy, ông Thiệu lệnh cho cả một đại đơn vị (60 ngàn người) hành quân từ Pleiku xuống Tuy Hòa phía đông , rồi từ Tuy Hòa xuống Nha Trang phía nam, rồi lại từ đó lên tái chiếm Ban Mê Thuột ở phía tây. Chặng đường hành quân hình chữ U rất dài và tốn kém nhiên liệu trong khi ta đang kiệt quệ về tiếp liệu. Kế hoạch không logic lại viển vông cho thấy ông Thiệu có mục đích tháu cáy, giả vờ thua chạy hơn là mục đích quân sự. Việc tái chiếm Ban Mê Thuột theo kế hoạch của ông rất gay go và khó thực hiện trong khi ta đang thiếu thốn về mọi mặt.

Ngoài ra tôi nghĩ ông Thiệu rất chủ quan, ông vẫn tin người Mỹ không thể bỏ Đông Dương. Hạ tuần tháng 10-1972 Tiến sĩ Kissinger sang Sài Gòn thuyết trình cho ông Thiệu biết BV đã nhượng bộ những đòi hỏi chính mà họ đã dai dẳng đòi từ mấy năm qua: Không đòi lật đổ Thiệu, không có Liên Hiệp, Hội đồng hòa giải chỉ hữu danh vô thực… nhưng có điều họ không chịu rút về Bắc. Kissinger tưởng là ộng Thiệu sẽ đồng ý ký bản Dự thảo đã soạn chung với phía BV ngày 9-10-1972, dự định ký 25-10, trước bầu cử Mỹ (7-11-1972). Ông Thiệu chống đối bản dự thảo và chỉ trích Kissinger.Nixon khuyên Kissinger không nên ép Thiệu vì Nixon không muốn Hiệp định được ký trước bầu cử, qua thăm dò Nixon biết chắc sẽ tái đăc cử nhiệm kỳ hai.

Tháng sau 11-1972 và cả tháng 12 ông Thiệu mở chiến dịch trên báo chí đài phát thanh lên án Kissinger và cả Nixon ép VNCH ký bản Hiệp định bất bình đẳng, mục đích để vận động cánh tả, diều hâu bên Mỹ áp lực hành pháp không được ép VNCH . Theo TT Nixon (No More Vietnams trang 152), nếu đòi điều kiện BV rút quân sẽ không có Hiệp định, Hà Nội sẽ không chịu ký. Đó là một điều nguy hiểm, nếu VNCH gây trở ngại hòa bình thì Quốc hội thù nghịch sẽ ra tay giải quyết, họ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt viện trợ miền Nam, thực hiện rút hết quân để đánh đổi lấy tù binh Mỹ.

Người Mỹ coi việc lấy 580 người tù binh là quan trọng vào hàng đầu, dĩ nhiên đứng trên cả sự sống còn của Đông Dương, TT Nixon, Kissinger, Tướng Haig.. và các nhà học giả nghiên cứu về chiến tranh VN đều nói thế.

Cuối tháng 11, ông Thiệu quảng bá tin TT Nixon gửi hậu thư cho Thiệu bắt phải ký Hiệp định Paris mục đích vận động phe diều hâu bên Mỹ ủng hộ miền Nam VN.

“Sài Gòn như nghĩ rằng chuyện tối hậu thư sẽ khiến cánh hữu áp lực tòa Bạch Ốc không bỏ rơi một đồng minh đang bị CS bao vây đe dọa. Nhưng thực ra đó là sự đánh giá sai lầm lớn, câu chuyện không được chú ý tới”

(Saigon apparently assumed that an “ultimatum” story would encourage America’s right wing to apply pressure on the White House not to abandon a beleaguered ally threatened by Communism. It turned out to be a gross and embarrassing overestimation. The Story caused barely a ripple – Marvin Kalb, Bernard Kalb, Kissinger- p. 405).

Từ TT Nixon tới Kissinger, Tướng Haig tới Đại Sứ Bunker đều nhắc nhở cho ông Thiệu biết đừng hy vọng gì vào sự ủng hộ tại chính trường Mỹ, nay diều hâu đã đổi lông đổi cánh biến thành bồ cu hết, Quốc hội thù nghịch chỉ tìm cách xiết cổ Đông Dương. Tại nước Mỹ nay số người còn ủng hộ chiến tranh Đông Dương chỉ còn đếm trên đầu ngón tay trước hết TT Nixon, Kissinger, Tướng Haig và một số phụ tá của Tổng thống và của Kissinger. Người dân và Quốc hội đã quá chán ngấy cuộc chiến sa lầy đến tận cổ. Mặc dù hành pháp Mỹ nhắc nhở TT Thiệu nhưng ông vẫn không tin, ông vẫn chủ quan cho rằng Mỹ không dám bỏ miền Nam, nơi đây vẫn là tiền đồn chống Cộng.

Vì quá chủ quan nên tháng 3-1975 ông đã sai lầm tháu cáy giả vờ thua chạy để Mỹ xót ruột nhẩy vào.

Trên đây chỉ là những giả thuyết về việc Tổng thống Thiệu tháu cáy người bạn đồng minh.

Kết Luận

Tuy nhiên không có nghĩa là TT Thiệu tháu cáy sai lầm làm sụp đổ Quân đoàn 2 đưa tới sụp đổ miền Nam. Thực ra sự sai lầm của ông chỉ làm cho miền Nam sụp đổ nhanh hơn dự kiến. Nếu TT Thiệu không thực hiện tái phối trí và để Tướng Phú tử thủ tại Pleiku, chính ông Tướng này đã nói nếu được tiếp viện có thể giữ được một tháng nhưng đó chỉ là hy vọng chủ quan trong khi đạn dược tiếp liệu miền Nam đang lâm vào tình trạng kiệt quệ. Sự sụp đổ cả hai Quân đoàn 1, 2 và cả miền Nam tháng 4-1975, một phần vì sự sai lầm của TT Thiệu và nhất là do hỏa lực yếu kém của ta trước áp lực mạnh, đông đảo của đối phương. Người ta thường nói vì ông Thiệu sai lầm triệt thoái Cao nguyên mà mất nước hoặc nói vì ông Dương Văn Minh đầu hàng CS mà mất miền Nam, vấn đề không đơn giản như thế.

Xin nói sơ về thực trạng bi đát này do hậu quả của việc Hoa kỳ cắt giảm quân viện năm 1974, 75.

-Trước hết trang 92 Cuốn Những Ngày Cuối của VNCH, ông Cao Văn Viên cho biết trong tháng 2-1975 tồn kho đạn dược của tất cả các loại súng lớn, súng nhỏ chỉ còn đủ xài 30 ngày.

-Trước đó hai tháng sau khi Cộng quân chiếm Phước Long ngày 7-1-1975, vài tuần sau vào ngày 24 và 25-1-1975, TT Thiệu gửi thư cầu cứu TT Ford về tình trạng nguy khốn của VNCH. Bức thư này được Tiến sĩ Kissinger nói tới trong Years of Renewal trang 490 như sau.

“Ông Thiệu diễn tả cuộc tấn công này của địch rất qui mô hùng hậu bằng hỏa lực mạnh và thiết giáp. Trái lại quân đội miền nam VN đã phải đếm từng viên đạn pháo để tiết kiệm để còn đạn sử dụng

(He described the intensity of the North Vietnamese attacks, backed by the “massive application of fire power and armor”. By contrast, the South Vietnamese troops “had to count every single shell they fired in order to make the ammunition last)”.

-Theo Kissinger tháng 1-1975 báo Học tập cùa CS viết về tình trạng khó khăn của VNCH.

“Hỏa lực và sự di động của quân Ngụy giảm mạnh trong quí ba 1974, hỏa lực pháo binh hàng tháng của quân Ngụy giảm ba phần tư (3/4) so với 1973. Số phi vụ chiến thuật hàng ngày của Ngụy giảm chỉ còn một phần năm (1/5) so với năm 1972. Số máy bay Ngụy so với thời ký chiến tranh trước đây giảm 70%, trực thăng giảm 80%…Kho bom đạn Ngụy giảm mạnh và gặp nhiều khó khăn về tiếp liệu, bảo trì, sửa chữa các loại máy bay, xe tăng, tầu thuyền, vũ khí nặng…
Years of Renewal trang 480

Nhận xét của CS về sự thiếu thốn của quân đội miền Nam cũng gần với các dữ kiện trong cuốn NNCVNCH kể trên của ông Cao Văn Viên trang 86. 87. Từ trang 89 tới trang 94 tác giả đề cập vấn đề đạn dược tiếp liệu, từ tháng 8-1974 tới tháng 2-1975 quân đội ta chỉ xử dụng 19,808 tấn đạn hàng tháng chỉ bằng 27% so với 73,356 tấn dùng hàng tháng trong thời gian trước đó, nghĩa là hỏa lực đã giảm 70%!
Trong khi ấy Hà Nội được CS quốc tế viện trợ dồi dào.

Giai đoạn 1969-1972 họ được Nga, Trung Cộng và các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ 684,666 tấn vũ khí. Giai đoạn 1972-1975 họ nhận được 649,246 tấn hàng vũ khí, số lượng hàng viện trợ của hai giai đoạn tương đương nhau.(Bản tin của BBC.com ngày 5-10-2006).

Theo Kissinger, Hà nội đã xin được viện trợ của Sô viết tăng gấp bội. Thàng 12- 1974, một viên chức cao cấp Nga viếng Hà Nội lần đầu tiên kể từ sau ngày ký Hiệp định Paris. Tổng tham mưu trưởng Nga Viktor Kulikov tới tham dự họp chiến lược với Bộ chính trị BV, nay họ bãi bỏ hạn chế trước đây. Sô Viết đã chở vũ khí viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp 4 lần trong những tháng sau đó. Nga khuyến khích BV gây hấn
(Years of Renewal trang 481).

Quân khu 2 diện tích rộng nhất toàn quốc gồm 12 tỉnh chỉ có 2 Sư đoàn bộ binh và 7 Liên đoàn biệt động quân bảo vệ là nơi yếu nhất so với các Quân khu khác nên CS đã chọn để tấn công trước. Sư đoàn 23 chịu trách nhiệm cao nguyên, Sư đoàn 22 bảo vệ vùng duyên hải.

Lực lượng BV tại đây gồm 5 Sư đoàn (10, 320A, 316, 968, 3) và 4 Trung đoàn độc lập (25, 271, 95A, 95B), Trung đoàn đặc công (14, 27), chưa kể các lực lương yểm trợ. Tổng cộng khoảng 6 Sư đoàn bộ binh.

(Theo Dương Đình Lập, Trần Minh Cao, Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975, trang 90, 91.)

Như vậy dù ông Thiệu không rút bỏ Cao nguyên và giao cho Tướng Phú tử thủ thì cũng chỉ giữ được một thời gian nào đó, có lẽ không quá một tháng vì như đã nói trên miền Nam đã bị kiệt quệ đạn dược tiếp liệu trước áp lực mạnh và hỏa lực áp đảo của địch.

Tướng Phú nói một câu rất anh hùng, ông xin TT cho ông ở lại giữ đất chiến đấu và chết tại đó, nhưng dù ông có chết tại trận địa cũng không cứu được Quân khu, không cứu được miền Nam mà chỉ kéo dài sự dẫy chết thêm hơn một chút.

Trường hợp Tướng Phú đẩy lui được cuộc tấn công của địch tại Pleiku, Kontum…, sau đó ta lâm vào tình trạng hết đạn VNCH cũng sẽ phải xin viện trợ khấn cấp. Thực tế cho thấy hạ tuần tháng 4-1975, Quốc hội Mỹ đã bác bỏ tất cả các khoản viện trợ cho chiến tranh VN. Đảng Dân chủ đã thắng lớn trong cuộc bầu cử Hạ viện tháng 11-1974, họ chiếm 66.9% Hạ viện, gồm nhiều người mới chủ trương chống chiến tranh tới cùng và bác bỏ tất cả mọi ngân khoản quân viện cho Đông Dương. Trên thực tế tại chính trường Mỹ năm 1975 số người ủng hộ chiến tranh VN chỉ còn vài người: Tướng Weyand, Kissinger và TT Ford. Ngay tại nội bộ Hành pháp, các cố vấn, phụ tá của Tổng thống cũng đã căn ngăn ông đừng can thiệp vào cuộc chiến sa lầy. Quốc hội thù nghịch như ta đã biết thái độ của họ rõ ràng là “Sống chết mặc bay”.

Cựu Đại Tướng Cao văn Viên cho biết

Nghĩ lại việc đã qua, câu hỏi là miền Nam có sống sót nếu chúng ta không áp dụng kế hoạch tái phối trí lực lượng quân sự hay không. Bây giờ nói thì sự đã rồi, nhưng tác giả tin miền nam có nhiều cơ hội hơn nếu không thực hiện tái phối trí. Tinh thần chiến đấu của quân đội VNCH và nhân dân bị hủy diệt là nguyên nhân trực tiếp của kế hoạch tái phố trí. Không có kế hoạch đó, có lẽ quân đội của chúng ta không tan rã nhanh như vậy. Chúng ta có thể mất đi một phần của sư đoàn 23 BB nhưng tất cả những đơn vị khác vẫn còn nguyên vẹn. Dù lấy được ban Mê Thuột Cộng quân vẫn phải ngừng lại, suy tính kỹ trước khi mở một mặt trận mới ở vùng II. Vùng II vẫn còn Sư đoàn 22BB, cộng thêm với một lực lượng tương đương với 2 sư đoàn bộ binh và hai sư đoàn không quân. Vùng II có đủ quân nhu và tiếp liệu để chiến đấu đến hết mùa khô. Không có kế hoạch tái phối trí, tác giả không nghĩ Cộng Sản có thể thành công, đánh nhanh và chiếm được nhiều đất như họ đã làm ở vùng I. Tình hình quân sự nhân lực của VNCH vẫn gặp những khó khăn dai dẳng như trước khi có quyết định tái phối trí: thiếu thốn về quận viện; không còn nhân lực để lập thêm những đơn vị tổng trừ bị. Nhưng ít ra quân đội VNCH sẽ không tan rã nhanh chóng như khi quyết định tái phối trí được thực hiện”.
Những Ngày Cuối của VNCH, trang 134

Theo ông Cao Văn Viên sau khi mất Ban Mê Thuột ngày 13-3-1975 lực lượng VNCH tại Quân khu 2 còn tương đối đầy đủ, nếu TT Thiệu không cho rút khỏi Pleiku, Kontum miền Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn. Sự thực thì chẳng có cơ hội nào cả vì cuộc bầu cử Hạ viện Mỹ thượng tuần tháng 11-1974 đã là bản án tử hình cho cả Đông Dương. Đảng Dân chủ phản chiến đã chiếm đại đa số tại Hạ viện 66.9%, họ nắm giữ túi tiền, họ nắm giữ sinh mạng của cả Đông Dương. Hạ viện đã hai lần trả lời miền Nam xin viện trợ bổ túc tháng 3-1975 và viện trợ khẩn cấp tháng 4-1975 một cách thẳng thừng “Sống chết mặc bay”.

Tôi xin ngược dòng thời gian một chút để vấn đề được sáng tỏ hơn. TT Nixon thắng cử nhiệm kỳ hai tháng 11-1972 với 60% số phiếu bầu, hơn đối thủ McGovern 18 triệu phiếu phổ thông, 530 phiếu cử tri đoàn. Người ta ủng hộ ông vì ông sắp mang lại hòa bình, nhưng họ chống lại ông vì ông còn tiếp tục ủng hộ cuộc chiến VN. Từ sau Hiệp định Paris đảng đối lập và phản chiến tiếp tục chống Nixon. Sự thực ngay từ sau trận Mậu thân khi số người ủng hộ cuộc chiến tụt thang nhanh chóng, số chống chiến tranh lên cao, khi ấy số phận Đông Dương đã bắt đầu ngắc ngoải. Sang năm 1969 khi Nixon lên nhậm chức Tổng thống phong trào phản chiến càng dữ dội hơn trước. Từ 1969, 70..biểu tình tiến tới giai đoạn bạo động, đổ máu, sinh viên bắn cảnh sát, bắn súng đốt nhà, đập cửa kính, ném bom lớp học (No more Vietnams, trang 126-127). Họ chán ngấy cuộc chiến tranh Đông Dương.

Đứng trước sự chống đối ngày càng mạnh của phong trào phản chiến, họ đòi phải ra khỏi cuộc chiến Đông Dương ngay. TT Nixon và Kissinger, người phụ tá cố tìm lối thoát, mở cuộc tấn công qua biên giới Mên, Lào…rút quân về nước để xoa dịu sự chống đối. Nhưng thực ra tình trạng ngày càng bi đát, mọi cố gắng của Nixon và Kissinger cũng chỉ là giải pháp tạm thời, vá víu, nói khác đi chỉ giúp cho Đông Dương và miền Nam sống thêm ngày nào hay ngày nấy.

Sự ngoan cố của Hà nội đã khiến hòa đàm Paris kéo dài tới bốn năm. Mặc dù Nixon đã dội 20 ngàn tấn bom lên Hà Nội, Hải phòng cuối năm 1972 nhưng ông vẫn phải nhượng bộ BV để cho họ được ở lại miền Nam vì bị Quốc hội thúc ép phải ký. Lập pháp luôn hăm dọa ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt viện trợ VNCH để đánh đổi lấy tù binh Mỹ. Trước khi ký Hiệp định, các Trưởng ban tại Quốc hội hứa hẹn tiếp tục viện trợ nhưng ký xong, họ trở mặt cắt giảm viện trợ dần dần và trói tay hành pháp. Tháng 6-1973 Quốc hội ra luật cắt bỏ mọi ngân khoản cho việc oanh tạc cũng như mọi hoạt động quân sự khác tại Đông Dương, có hiệu lực từ 15-8-1973. Họ còn đi xa hơn thế, ngày 7-11-1973 ra luật War Power Act hạn chế quyền Tổng thống, trước khi gửi quân ra ngoại quốc tham chiến, TT phải hỏi Quốc hội.

Trói tay hành pháp bằng các luật mới như trên chưa đủ, người ta sợ Nixon sẽ làm liều, làm ẩu cho ném bom B-52 khi BV vi phạm Hiệp định. Quốc hội thù nghịch và phong trào chống đối tìm cách loại bỏ Nixon vì ông vẫn là trở ngại hòa bình. Mặc dù đã ký Hiệp định ngưng bắn nhưng họ thừa biết Nixon và Kissinger vẫn tiếp tục chiến tranh dưới hình thức cưỡng bách thi hành Hiệp định (to enforce the agreement), trừng trị mọi vi phạm của CS bằng B-52, hai người đã lên kế hoạch nghiền nát BV. Khi Nixon đã mang lại hòa bình, họ chống đối hành pháp mạnh hơn trước, hết chống chiến tranh họ quay ra vụ Watergate từ tháng 4-1973, cho tới ngày 8-8-1974 Nixon phải từ chức. Vài tháng sau, 7-11-1974, họ hả hê kéo nhau vào Hạ Viện, Dân chủ phản chiến từ 242 ghế (55.6%) năm 1972 tăng lên 291ghế (66.9%) năm 1974, Cộng hòa giảm từ 192 ghế (44.2%) năm 1972 xuống còn 144 ghế (33.1%) năm 1974.

Nay những người Dân chủ mới, kiên quyết chống chiến tranh Đông Dương đã vào Hạ Viện, số phận của ba nước Việt Miên Lào đã được quyết định rồi. Họ chống bất cứ khoản viện trợ nào cho cuộc chiến sa lầy. Tháng 3-1975, và tháng 4-1975, hai khoản viện trợ Bổ túc 300 triệu và viện trợ Khẩn cấp 722 triệu của VNCH đã bị bác bỏ không thương tiếc.

Trở lại vấn đề đang bàn trên đây, dù TT Thiệu cho rút khỏi Cao nguyên hay không cũng không tránh khỏi sự sụp đổ sau cùng, không bao giờ miền Nam VN còn hy vọng được Hoa Kỳ cấp viện trợ để tiếp tục chống xâm lăng. Ngay cả TT Nixon cũng không thể quay ngược bánh xe lịch sử, người Mỹ đã quá ghê tởm cuộc chiến tranh bẩn thỉu của Hà Nội.

Tác giả Walter Isaacson trong Kissinger, A Biography trang 487có nói

“Một khi người Mỹ đã tìm được con đường ra khỏi Việt Nam, cả Quốc hội lẫn người dân đều đã không muốn can thiệp trở lại, dù có hay không vụ Watergate. . .
. . . Bất kể có hay không có vụ Watergate, người Mỹ không còn muốn dính dáng gì với Việt Nam”

(Once America had found a way to disengage from Vietnam, neither the Congress nor public would have permitted a reengagement, with or without Watergate. . .
. . . Irrespective of Watergate, Americans wanted nothing more to do with Vietnam).

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt
————————————————–
Tham Khảo

Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987
Cao Văn viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography 2003.
Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1990.
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006
Dương Đình Lập: Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi dậy Mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Tổng Hợp T.P.H.C.M 2005
Phạm Bá Hoa: Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7B, Người Việt Dallas 19-3-2004
Hồi Ký Của Trung Uý D: Những Ngày Cuối Cùng Trên Liên Tỉnh Lộ 7B, Người Việt Dallas, 25-3-2005

Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Walter Isaacson: Kissinger A Biography Simon & Schuster 1992.
Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam-The Free press 2001
Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985
Marvin Kalb and Bernard Kalb: Kissinger; Little, Brown and company 1974
The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985
Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war

 

36 Phản hồi cho “Tổng thống Thiệu triệt thoái quân đoàn hai”

  1. dv says:

    VN là một chiến trường , thử nghiệm , thi thố trận mạc giữa 2 phe ý thức hệ đàn anh …( QT) VNCH & CSBV chỉ là 2 con rối được 2 phe xử dụng , thi thố , TBCN & CNCS chỉ đạo gián tiếp có , trực tiếp có , 2 con gà chọi cùng một mẹ hăng máu đá nhau mà không biết 2 thằng anh đứng ngoài cá cược , được kích động tinh thần , cọng sự tiếp viện = vật chất , đạn dược vũ khí ,trong lúc đó không loại trừ những cú điện ” mật ” hoặc những lần giao hảo đi đêm của 2 thằng anh mà 2 thằng em xem là chỗ dựa lý tưởng đễ rồi cùng sống cùng chết theo chủ thuyết …!? Tôi con nhớ câu của MAO nói với NIXON và Kissinger rằng ( nhà ngươi không động đến ta ,thì ta không động đến ngươi ) .Nếu người VN khôn ngoan thì tìm cách ứng phó cho số phận dân tộc hoặc đi đường TRUNG LẬP như Thụy Sỉ hoặc giả như ThaiLan không có chiến tranh …Trong lúc VN hăng máu ,nghe lời 2 thằng nước lớn nhưng rốt cuộc cũng bị bỏ rơi ,kể cả 2 thằng em mang 2 chủ thuyết đễ rồi ôm đầu máu …còn cả 2 thằng đồng mình cũng tìm cách tính chuyện có lợi cho mình ,quên đi 2 thằng em trung thành tội nghiệp !? Hậu quả là nhân dân VN gánh chịu cho đến ngày nay !? Nhà tan ,cửa nát ,mất cả người thân ,đến nay có người tàn phế , do cuộc chiến tranh tương tàn cốt nhục .có nhiều gia đình con cái anh em họ ra lính từ 2 phía .Tính đến nay đem lại gì cho đất nước nầy ? Hậu quả đau lòng của một dân tộc chưa tìm được lối ra đích thực !?

  2. Dao Cong Khai says:

    Theo Nguyễn Tiến Hưng, trong “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”:

    Ông Thiệu kể lại cho tôi (năm 1984) là ngày hôm sau khi gặp ông Martin, ông đã mời các tướng lãnh đến Dinh Độc Lập Trong buổi họp, ông cho họ biết về những chuyện Đại sứ Martin đề cập tới. Ông Thiệu nói nếu các tướng lãnh cho ông là một chướng ngại vật cho hoà bình của đất nước thì ông sẽ từ chức. Không ai phát biểu gì cả. Thế là đã rõ họ không muốn ông ngồi lại ghế Tổng thống nữa. Giữa lúc đó ông tuyên bố từ chức và để Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay.

    Họp xong, ông lên đài truyền hình thông báo quyết định từ chức. Lòng đầy cay đắng với Đồng minh,…

    Bắc Việt đổi ý đêm 27 tháng 4

    Tại Sài gòn, theo Đại sứ Martin, tuy là hồi tháng ba, ông đã có tin tình háo là Hà Nội đã quyết định đi tới một chiến thắng hoàn toàn quân sự, nhưng cả ông và Polgar không đặt nặng sự chính xác của bản tin này. Theo ông, lý do là vì cũng cùng một lúc đó, lại có thông tin từ phía đại diện của Mặt trận giải phóng bên Âu châu, một từ Stockholm (Thuỵ Điển), và một từ Paris, cả hai đều cho biết rằng họ cũng muốn có một giải pháp chính trị (30). Ngoài ra, Martin còn suy luận, như đã trình bày ở trên, là chính Hà Nội cũng muốn một giải pháp chính trị để kết thúc một cách êm đẹp vì họ còn muốn nhận được viện trợ của quốc tế sau này.

    Thế nhưng, theo ông, “Không hiểu vì một lý do nào đó, đêm ngày 27 tháng 4, Bắc Việt đã bất chợt thay đổi tín hiệu, quyết định chọn giải pháp hoàn toàn quân sự, và như vậy, giải pháp chính trị đã không còn nữa” (31). Về điểm này, chính Kissinger cũng đã xác nhận trong cuộc họp báo ngày 5 tháng 5- 1975 rằng cho tới ngày 27 tháng 4, Hoa kỳ vẫn có nhiều hy vọng Hà Nội không định đi tới một chiến thắng hoàn toàn quân sự, và còn muốn điều đình với ông Dương Văn Minh …”

    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4n1nvn4n31n343tq83a3q3m3237nvn3n

  3. fany says:

    dV: “…Có điều tại sao đất nước VN lại liên tiếp triền miên trong chiến tranh, bom rơi đạn lạc Không chỉ những người TN trai tráng phải ra trận bỏ mình ,chưa nói bị tù đày, đánh đập từ cả hai phía , TRONG HOÀN CẢNH “gà nhà bôi mặt đá nhau “, mà cả những người dân vô tội cũng phải gánh lấy hậu quả tang thương ,chết chóc một cách oan ức ,thảm thương không đáng có !? Vì sao ? vì đâu ? …”.


    Hãy thực tình suy nghĩ kỹ đi.
    CS theo chỉ đạo của Nga-Tàu quyết đánh vào miền Nam để đuổi Mỹ diệt “ngụy”.
    Bác H. dạy: “Dù có đốt sạch cả giải Trường Sơn vẫn kiên quyết đánh Mỹ kiếu nước…”. Đến nổi chỉ “còn cái lai quần cũng đánh” thì có xá gì phải hy sinh vài triệu mạng dân quèn?
    Tố Hửu bảo “cứ giết 1/2 cho cánh đồng thêm xanh…” nghĩa là TH bảo tụi dân ngu có chết thì lấy xác làm phân. Tiện lợi đôi bề. Đâu có mất đi đâu mà sợ. Thiếu quân thì kêu mấy đứa con nít 10-12 tuổi cầm súng diệt giặc.
    Mạng con người đối với CS chẳng đáng giá 1 xu. Thiếu quân thì kêu dân “sản xuất” ra con nít. Nên sau 75 ở miền Nam, CS gọi viện bảo sanh là “xưởng sanh đẻ”.
    Sau khi đánh diệt người VN xong CS bắt dân còng lưng ra để gánh nợ chiến tranh vì Nga-Tàu đã cung cấp vũ khí để người Việt diệt người Viêt.
    CSVN khôn thì thôi đó chứ! (Khôn nhà dại chợ!).
    Theo Tàu thì cả VN bị Tàu đồng hóa nhanh chóng.

    Bạn cứ chú ý mà xem, bọn tay sai cho Tàu rình rập thọt qua chọt lại để VN càng bám Tàu và sau đó là lọt thỏm vào vòng vây thòng lọng của Tàu.

  4. Phạm Hà Châu says:

    Một yếu tố chánh trong bài này: Tổng thống Thiệu.

    Ông là người yêu nước, nhưng yêu cá nhân mình hơn.
    Yêu nước: Khi đoán biết Mỹ sẽ hy sinh VNCH, ông
    đã thành lập quỹ quân đội ( lâu, quên tên) nhằm có
    khả năng tài chánh, tiếp tục chống CS khi bị Mỹ bỏ
    rơi. Quỹ này bất thần bị giải tán, mà PHC tôi dư biết
    là do ” lệnh” của Mỹ. –TT Thiệu, khi núng thế, xin vay
    ba tỉ Mỹ Kim có lời trong 10 năm, để tiếp tục chống
    CS khi Mỹ…chán, bỏ đi. ( Hà hà, đời nào Mỹ nó OK?)
    TT Thiệu đi đêm với Vua Arabe Séoudite xin viện trợ
    tiếp tục chống CS. Nhà vua OK, nhưng bất thần bị ám
    sát chết ngày 25-3- 1975, một tháng trước VNCH.
    ( Ai nỡ giết nhà vua thế , nhỉ?)

    TT Thiệu , tham quyền cố vị, là tổng thống ” độc diễn”
    năm 1971, vẫn sợ bị Mỹ thanh toán như cố TT Diệm.
    nên ông Thiệu cuối cùng…phải yêu chính mình hơn!

    Ông cho lệnh rút bỏ hai vùng chiến thuật ( Quân đoàn)
    chắc chắn là theo ” lệnh ‘ Mỹ, khi Mỹ thay đổi chiến lược.
    Ông cho Tướng Trưởng hay,” VNCH sẽ còn từ Phú yên,
    ngang Quốc lộ 22, chạy về Cà mau.” Thực sự cũng là đòn
    Mỹ nó lừa MTGPMN và quan thầy Trung cộng trong kế
    hoạch ‘hòa giải” hai bên tại Miền Nam …

    Sang Mỹ, năm 2004, có họp báo tại SJ, trước câu hỏi, đại
    khái, vì sao ông cho rút bỏ hai vùng CT trong hỗn loạn như
    thế,ông Thiệu trầm ngâm, ” Đó còn là bí mật, tôi không thề
    nói ra được.” — PHC tin chắc rằng TT Thiệu có giữ một
    bí mật mang xuống tuyền đài, lkhi ông phải ” nghe” Mỹ mà
    cho rút quân, rồi từ chức, và ra đi…theo Mỹ, như vậy.

    Bí mật đó là…: Eventually, CSVN cũng sẽ bị xóa sổ, ta có
    một Việt Nam hoàn toàn mới. (Hiện nay, VNCS đang còn
    sắm vai tác động qua lại với thằng Tàu, theo mưu đồ Mỹ,
    Và rồi, theo sau VNCH, thì CSVN cũng…như thế mà thôi!
    CSVN không thể nào cưỡng lại sự ràng buộc pháp lý và
    sức mạnh của…Mỹ, nên sẽ ” tự nguyện” thoái lui mà sinh
    tồn theo màu sắc khác. Chắc chắn là như thế. Lạ thay Tàu
    đến phiên mình, sẽ cùng Mỹ, giúp CSVN…đổi mới; vì như
    thế , Tàu mới có ăn, chứ Tàu yểm trở CSVN,có ích gì ? thà
    hai thằng đại cường Mỹ Tàu chia chác, thì có hay hơn
    không, hà ?

    ( DâM Tiên trình khán hai anh BUI LAN và TRUNG KIÊN,
    và xin bổ túc cho bài viết của anh Trọng Đạt) ( Ý)

    • PHC says:

      Con chim báo sáng.
      Khoảng 1994, 1995, qua VOA và BBC,
      cựu TT Thiệu xác nhận với lòng tin,” Tôi
      vững tin rằng thực thể VNCH tồn tại theo
      pháp lý.”

      Ông TT Thiệu cam tâm phải phản quốc
      kiểu Pétain, bởi vì ít ra ông cũng được
      thông báo về tương lai xa của VN.

      PHC tôi , về điểm này, tin ông Thiệu.
      Bên CSVN, đang nghi ngờ về một sự
      thề, sẽ thành sự thất trong…hòa giải
      công bằng. (Mỹ nó bỏ VNCH và ôm
      hôn CSVN, thì Mỹ nó ngu hay sao?)

  5. Cu Tí says:

    Bước ngoặt của chiến tranh VN không phải quân đội VNCH yếu, hay BV bị Trung Quốc Liên Xô chơi đểu mà chính từ mật lệnh ngu xuẩn của TT Thiệu: “Tùy nghi di tản”. Mệnh lệnh này có thể được giải thich theo nghĩa thuần Việt là: Mạnh ai nấy chạy. Chiên tranh mà mạnh ai nấy chạy thì 2 chứ đến 10, 20 sư đoàn cũng không thể quay lại chiếm Tây Nguyên được. Thực tế cho thấy Đà Nẵng sau đó có gần 10 vạn quân mà vẫn bị một lực lượng khá nhỏ của BV đuổi chạy như cảnh chó chăn cừu. Thôi nói lại làm gì nữa hả các vị. Ông Thiệu đã khuất núi rồi. Đât nước Việt Nam của vua Hùng lại là liền một dải rồi. Chỉ tiếc rằng cộng sản lại toàn trị, Cũng chẳng bao lâu nữa đâu Việt Nam ta sẽ có dân chủ tự do thôi.

  6. iBi says:

    Tác giả có cái nhìn đúng đắn về vấn đề đã cũ, tuy là cái nhìn mang tính địa phương, VN; vì rằng tác giả dường như không biết các cuộc thương thuyết ngầm ( lẫn nổi ) giữa Mỹ và TQ vào thời gian đó; chưa nói tới mục đích của Mỹ lúc đó là nhắm tới ký với Liên Sô cho được Hiệp Ước Tài Giảm Vũ Khí Chiến Lược.

  7. nguyenha says:

    Khi mất Ban mê Thuột tôi có nghe một thương gia ở Nha-Trang,việc nầy Tướng Phú biết trước,qua những nguồn tin từ những người có làm ăn (dóng thuế)với VC,nhưng Ông Phú không tin!! Tôi có Ông Bác họ,năm 1953 ông dã làm chỉ-huy trưởng trường Vỏ bị Nam Dịnh(tiền thân của Thủ Dức),lúc dó Ông dã mang lon Trung tá(lon Pháp 5 gạch),nói thế dể biết Ông là nhà quân sự dích thực..Ngồi ăn cơm trong gia dình,khi Ban mê Thuột mất,ông nói:không xong rồi,quá tệ không giữ dược,xung quanh BMT hầu hết là dồi trọc, chiến xa dịch xuất hiện mà không biết,tòan bọn ăn chơi!! Ông còn nói Ông lạ gì mấy ông Kỳ,ông Thiệu! Ông còn nói thêm Sĩ quan trẻ sau nầy giỏi hơn trước! Nói thế dủ biết,các ông Tướng Miền Nam,người ta gọi”tướng Dảo chánh”quả không sai!!Miền Nam mất là “phải’!! Có diều an ủi,nhờ thế mà
    CS lộ nguyên hình là con-chó-dẻ!!

    • PHC says:

      Thưa,
      Xin cải chánh giùm cho Tướng KỲ.
      Vì lý do khó nói ra, ông Thiệu ” ăn ý” với Mỹ,
      đã đẩy Tướng Kỳ ra khỏi Chánh quyền và
      Binh quyền từ những năm 1971.(Tướng Kỳ
      và những dũng tướng, như Cao Trí, Quang
      Trưởng…) đều phải xa SG hay ra đi, cho
      người ta chuẩn bị cho ngày doomsday
      30.4.75)

      Ông KỲ không có trách nhiệm vế ngày
      30 tháng Tư 1975. ( Tuy nhiên, xin nói nhỏ,
      hai trái bom CBU ném xuống gần Xuân lộc,
      là do anh em Không Quân, lúc quân hồi vô
      phèng, đã tự ý ném đó, phải không hương
      linh Tướng KỲ ?– cho nên, CSVN cực chẳng
      đã, phải chào đón ông Kỳ, và cũng sẵn sàng
      chích thuốc…cảm cúm cho ông ta. Amen.)

  8. dv says:

    Lịch sử VN quá thương đau nhiều nỗi ! Bên VNCH thì bị Mỹ Phản ” Sống chết mặc bay “…!!!
    Bên CS thì hiện nay bị ông bạn đ/c Trung cọng âm mưu xâm lược biển Đông và trước đó đã xua quân đánh chiếm biên giới phía bắc VN năm 1979. Buộc đ/c em VN ký bán đứt hàng ngàn KM2 , mất Thác Bản Giốc – Aỉ Nam Quan .Năm 1972 NIXON và Kissinger đã đi đêm với Trung cộng về nhiều mặt… trong đó có thỏa thuận ngầm ,bật đèn xanh cho Mao -Đặng – Chu, ra lệnh đánh chiếm QĐ HOÀNG SA 1974 của VN, thuộc địa phận VNCH chiếm đóng và quản lý .Trong lúc CPVNCH kêu gọi HOA KỲ cứu viện từ HẠM ĐỘI 7 đóng ở TBD , cách HOÀNG SA của VN không xa !. Năm 1975 Khi ông Thiệu cuốn gói ,đễ lại một mớ bùng nhùng cho ông Minh trong ngày tàn cuộc chiến ,sau ông Hương TT già cỗi lên nắm quyền mà mắt đang rơi lệ ,thì cũng đừng trách ông Minh sao không mang lại điều kỳ diệu là điều không tưởng , trong tình cảnh lực bất tòng tâm , không thể tạo ra phép màu xuất thần được !? Có điều tại sao đất nước VN lại liên tiếp triền miên trong chiến tranh, bom rơi đạn lạc …Không chỉ những người TN trai tráng phải ra trận bỏ mình ,chưa nói bị tù đày, đánh đập từ cả hai phía , TRONG HOÀN CẢNH “gà nhà bôi mặt đá nhau “, mà cả những người dân vô tội cũng phải gánh lấy hậu quả tang thương ,chết chóc một cách oan ức ,thảm thương không đáng có !? Vì sao ? vì đâu ? mà dân tộc VN lại triền miên trong bom đạn ,khói lửa kể đến thời điểm này người dân vẫn chưa thấy dân chủ ,an toàn và hạnh phúc ..!!!???

  9. Trung Kiên says:

    Chuyện cũ qua rồi nhắc lại làm chi! Có lợi ích gì???

    Bây giờ có nói nhiều chăng nữa thì cũng không thể làm thay đổi lịch sử VN. Điều mà chúng ta có thể làm được, là hãy góp những ý kiến thiết thực để cùng nhau làm thay đổi hiện tại. Nhà cầm quyền csvn đã trị vì VN (từ Bắc chí Nam) cũng đã hơn 37 năm kể từ ngày 30/4/1975, nếu chế độ csvn tròn 40 năm thì chuyện gì xảy ra?

    Có nên dựa vào Mỹ để cứu Đảng?

    Gabriel Kolko viết từ Amsterdam rằng; “Nếu lịch sử có chứng minh được điều gì, thì đó là luôn phải sẵn sàng cho sự thay đổi…/…Lãnh đạo và các đảng cai trị đều đến lúc sụp đổ – như ta chứng kiến ở phần lớn quốc gia ở Trung Đông, khu vực một thời tưởng là ổn định“.

    Đồng ý với tác giả Gabriel Kolko! Ở đời không có cái gì gọi là bền vững, hay bất biến cả!

    Đâu ai có thể ngờ rằng “CNCS” đã một thời mạnh như vũ bão, thế mà sau 71 năm tưởng như kiên vững ấy, nó đã sụp đổ một cách nhanh chóng và hầu như hoàn toàn, Liên-Xô là cái rốn vũ trụ, nơi sản sinh ra CNCS đã thẳng tay vứt bỏ nó vào hố rác lịch sử từ những năm 1990-1991!

    CNCS đã bị cả Hội Đồng Châu Âu lên án và đồng nhất chủ nghĩa này với tội ác chống lại loài người qua Nghị Quyết 1481 vào ngày 25.1.2006 tại thành phố Strasburg.

    Vậy thì VN còn níu kéo nó làm gi, để bị TQ ức hiếp và lũng đoạn?

    Như TK đã từng góp ý trước đây, vẫn còn một cách duy nhất để cứu đảng csvn ra khỏi vũng bùn lầy lịch sử trong danh dự, đó là thực hiện chính sách “Hoà giải – Hoà Hợp và Đoàn Kết Dân Tộc” một cách thành thật và nghiêm chỉnh.

    Những việc cần phải làm ngay là:

    – Trả tự do ngay lập tức cho tất cả những tù nhân chính trị, bất đồng chính kiến!
    – Làm lễ cầu siêu cho tử sĩ hai bên và tất cả nạn nhân chiến tranh,
    – Hãy đưa thương phế binh VNCH vào danh sách “Thương binh xã hội”.

    Đảng hãy trao quyền lãnh đạo đất nước, quân đội, Công an cho nhà nước (chính quyền)

    – Nhà nước có thời gian 5 năm để chuẩn bị, từng bước DÂN CHỦ hoá Việt Nam
    – Tôn trọng tự do ngôn luận, tự do Tôn giáo, chấp nhận đa nguyên đa đảng
    – Thu nhận người tài đức (không phân biệt nguồn gốc) vào làm việc trong chính quyền các cấp.
    – Huấn luyện, đào tạo cán bộ, học hỏi dân chủ, nâng cao dân trí…
    – Khuyến khích, tạo cơ hội thành lập chính đảng = (với chủ trương đường lối rõ ràng, phải sinh hoạt thường xuyên).
    – Có từ 30’000 đảng viên mới được coi là chính đảng (các đảng nhỏ có thể liên kết thành đảng lớn)
    – Bầu cử QUỐC HỘI với sự tham gia của các chính đảng (tối đa 5 chính đảng)
    – Số đại biểu của các “ĐẢNG” được ấn định theo tỉ số đảng viên.
    – QUỐC HỘI soạn thảo và trưng cầu dân ý về “Hiến pháp” mới.
    – QUỐC HỘI nghiên cứu, đề nghị về quốc kỳ, quốc ca mới cho Việt Nam
    – Nhân dân bầu chọn người lãnh đạo trực tiếp qua một cuộc bầu cử tự do
    – “Đảng lãnh đạo” chịu trách nhiệm trực tiếp với nhân dân và đất nước, và bị chế tài bởi luật pháp
    – 4 Chính đảng còn lại sẽ theo dõi, kiểm soát, và chỉ ra những sai lầm của “đảng lãnh đạo”.
    – Những kẻ chủ trương phá hoại bằng bạo lực, vu khống, bịa đặt để bêu rếu sẽ bị luật pháp trừng trị đích đáng!

    Chỉ có DÂN CHỦ, ĐOÀN KẾT DÂN TỘC thì mới có thể tạo được NỘI LỰC, như vậy thì BẠN mới nể, kẻ THÙ mới kiêng, và chúng ta mới có thể bảo vệ và xây dựng đất nước…

    Rất mong được biết ý kiến của các Bạn…Mong thay!

  10. Maiami says:

    Tháng 3-1975, và tháng 4-1975, hai khoản viện trợ Bổ túc 300 triệu và viện trợ Khẩn cấp 722 triệu của VNCH đã bị bác bỏ không thương tiếc.
    Tác giả Walter Isaacson trong Kissinger, A Biography trang 487có nói

    “Một khi người Mỹ đã tìm được con đường ra khỏi Việt Nam, cả Quốc hội lẫn người dân đều đã không muốn can thiệp trở lại, dù có hay không vụ Watergate. . .
    . . . Bất kể có hay không có vụ Watergate, người Mỹ không còn muốn dính dáng gì với Việt Nam”

    Giờ để tiền đó diện trợ cho độc tài CSVN để nó đủ sức sống quay lại đàn áp dân. Vậy Mỹ còn ai dám đồng minh với Mỹ trên thế giớ này.

    • Việt Phú says:

      Kết thúc chiến tranh VN (1954-1975), VNCH bại trận, cố TT Diệm đã bị Quân đội thanh toán, cố TT Thiệu tự nhận trách nhiệm không chia sẽ bất kỳ ai! Miền Nam bại trận, chắc chắn không phải lỗi TT Thiệu! Vì nhiều lý do, thử so sánh ĐT Văn Tiến Dũng và ĐT Cao Văn Viên, chắc cũng biết tại sao thua! Ngày 30/4/1975, tôi chỉ là một học sinh năm cuối trung học, đứng nhìn QLVNCH tan rả, tôi cũng rất hận TT Thiệu! Sau 30 năm ở lại, đi khắp các nẽo đường đất nước, tiếp xúc nhiều người, nhiếu tầng lớp, kể cả các tướng lãnh sỹ quan Bắc Việt, tôi đã dần thay đổi cái nhìn của mình.
      Tôi không phải là một nhà quân sự, tôi cũng không cần biết Tôn Tử, Ngô Khởi là ai! Nhưng tổ tiên anh hùng VN đã dạy rằng, trong chiến tranh, nếu không có hậu phương, không có Chủ Động-Bí Mật-Bất Ngờ thì Hưng Đạo, Quang Trung có tái sinh cũng bó tay!
      Trước khi đánh giá sự nghiệp của cố TT Nguyễn Văn Thiệu, trong đó, có sự nghiệp Quân sự, cần phải có một phương pháp luận khoa học và toàn diện về lịch sử. Tôi không tin bất kỳ tài liệu nào “chạy tội” để kết luận một cách “cẩu thả” về một nhân vật lịch sử! Sau nhiều năm ở hải ngoại, tôi đã đọc rất nhiều tài liệu từ các phía, đặc biệt là các “hồi ký”, tôi càng tin rằng, Miền Nam bại trận hoàn toàn không thuộc trách nhiệm của TT Thiệu!
      Về Tây nguyên, đây là một vùng rừng núi phức tạp, trung tâm Đông Dương và tiếp cận Biển Đông, tất nhiên, đây là một vị trí chiến lược xung yếu! Thế kỷ 18, nhà Tây Sơn đã dựa vào Tây nguyên để làm điểm xuất phát cắt đôi Đàng Trong và làm bàm đạp Nam Chinh, Bắc Chiến khắp Đông Dương. Thế kỷ 20, quân viễn chinh Pháp đã tung các binh đoàn tinh nhuệ, nhựng cũng không thể giữ Tây Nguyên, ngược lại, đã bị giam chân và chia cắt, dẫn đên kiệt quệ tại Điện Biên Phủ! Từ năm 1965-1969, hơn 100 quân Mỹ và hõa lực hùng hậu không thể kiểm soát nổi vùng đất này!
      Có thể khẳng định, cố TT Nguyễn Văn Thiệu là người duy nhất đánh giá đúng đắng, khả năng, tương quan và chọn ra những chiến thuật và chiến lược đối ứng phù hợp cho từng giai đoạn! Là người thực tế, ông không có ảo tưởng đánh bại Bắc quân trên chiến trường, ông cần mua thời gian để những nỗ lực về kinh tế Miền Nam tự chủ nhanh chóng phát triển làm thay đổi cục diện chính trị và quân sự mà ông hoàn toàn thất thế trước Hà Nội, Washington, Paris và ở Sài Gòn!
      Từ năm 1969, lợi dụng hỏa lực Mỹ còn hùng hậu và sau thất bại Tết Mậu Thân của đối phương, TT Thiệu đã tung ngay chiến dịch Toàn Thắng 43 với 2 danh tướng yếm kích hiếm hoi của Miến Nam là Đỗ Cao Trí, Nguyễn Viết Thanh, toàn bộ quân chủ lực GPMN đã bị dồn vào vùng Đông Bắc Kampuchia. Năm 1970, tiêu diệt quân chủ lực Miền Nam ở Kratie, đồng nghĩa là xóa sổ các sư đoàn chủ lực Miền, xóa sổ chân đứng của quân Bắc Việt! Đồng thời kiểm soát vùng Tam Biên để năm 1971, tung đòn quyết định vào Nam Lào, làm chủ Tây Trường Sơn! Bất ngờ đến nghi ngờ, cùng một lúc, hai viên tướng tài ba của VNCH đều tữ nạn ngay trước giờ xuất quân quyết định!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
      Ví vậy, ngày 19/6/1971. TT Thiệu chỉ còn biết đắng cay, kêu gọi:” Hòa Bình không nô lệ, không tự nhiên mà có không cầu xin mà được, mà phải tự mình chiến đấu bằng hàng hàng ngàn hàng vạn thân xác chiến sỹ đồng bào!” Lời nói dễ hiễu nhưng dường như chẳng ai muốn hiểu! Từ đây, ông đã thực một chiến lược mang tính kế thừa Nghệ Thuật Chiến Tranh Nhân Dân- Phòng Ngự Diện Địa- Phản Công Chọn Lọc chưa từng có trong lịch sử VN kết hợp phát huy với Luật NCCR.
      Ưu thế và sở trường của Bắc Quân là chiến thuật Tiền pháo Hậu xung của Zukov và Vây Đồn Diệt Viện! Ưu thế của Nam Quân là sự bền bĩ của ĐPQ-NQ và BDQ có khả năng thu hút chủ lực đối phương cho Không Quân, ND, TQLC, các sư đoàn BB cơ động tập trung tiêu diệt!
      TT Thiệu và Bắc quân, đếu không có khả năng giữ Tây Nguyên, cả hai đều sử dụng Tây nguyên làm cái bẩy để tiêu diệt và tiêu hao lẫn nhau! Với, TT Thiệu, muốn giữ TN, không phải là quân sự mà là kinh tế-xã hội và văn hóa, thu phục nhân tâm mà ông chưa đủ cơ hội thực hiện! Mùa Hè năm 1972, chỉ cần dùng sư đoàn 21 tái chiếm An Lộc và tập trung tái chiếm Quảng Trị, Bắc quân buộc phài rút khỏi Tây Nguyên! TT Thiệu không cần phải huy động quân ứng cúu! Chỉ cần uy hiếp bằng KQ và BĐQ!
      Năm 1975, thật sự, Miền Nam còn bao nhiêu đạn dược và có được viện trợ hay không! Hà Nội đều biết! chiến dịch Tây Nguyên được Hà Nội chủ động giương bẩy để dốc hết túi Miền Nam!
      Đối với Tây nguyên, trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Huệ và Trần Quốc Tuấn có tái sinh cũng rút quân, cũng như hai Ngài từng bỏ Thăng Long! Còn rút như thế nào! Trách nhiệm thuộc về Thủ tướng, BT QP, Bộ TTM, Hài Quân, Không quân, Tiếp vận!!!!!! Nhưng tướng Phú đủ dũng khí nhận trách nhiệm và bất tử!
      Trận chiến cuối cùng tại quân khu 3 và hậu phương quân khu 4 là một thực tế sống còn của Miền Nam. Bởi, trên đồng bằng đầy sông rạch sẽ hạn chế sứ tấn công chiến xa, pháo nặng ưu thế của đối phương, phát huy sở trường của Không quân vả Hải quân, lực lượng xung kích, tính cơ động chiến thuật của Dù , TQLC, cơ động đa dạng lì lợm của BĐQ…Chưa chắc, Hà Nội chấp nhận trận đánh cuối cùng này và cũng khó cho họ khi phải phòng giử quân khu 1 và 2, không có tài nguyên!!!! May mắn, tướng Lê Minh Đão vả Trần Quang Khôi đã kịp chứng minh điều đó!
      Nếu như TT Thiệu bất tài! Vậy VNCH là gì? Chính Nghĩa QG là gi? Đừng trách thế hệ trẻ không quan tâm đến lịch sử VNCH> Song, Lịch sử luôn khách quan và công bằng!
      Muốn đánh giá sự nghiệp về Chính Trị, Kinh Tế, Văn Hóa và Quân sự của TT Thiệu! Không phải ai cũng có thể viết hoặc nói được! Hãy để đời sau viết sử, Không ai viết sữ cho chính mình! Đó là câu nói nổi tiếng mà Ngô Thời Nhiệm từ chối viết sử Tây Son theo yêu cầu của HĐQuang Trung!
      Do điều kiện hạn chế và thời gian trên trang mạng này! Tôi chì có thể viết như vậy thôi!

Phản hồi