Bài học yêu nước qua tấm gương Ngô Đình Diệm
Trong buổi thuyết trình với Sinh viên cao học khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, một sinh viên đặt câu hỏi “tại sao nước Đức đã phát triển một cách nhanh chóng và trở thành nước giầu nhất Âu châu mặc dù đất nước họ bị tàn phá nặng nề sau thế chiến thứ hai?“. Người viết đã trả lời rằng, „trong những thập niên gần đây những quốc gia phát triển nổi bật là Nhật, Đức, Hàn quốc, Do Thái và Đài Loan. Đặc tính rõ rệt chung của 5 Dân tộc này là lòng yêu nước và tự hào Dân tộc. Một thí dụ nhỏ là khi sản xuất một cái muỗng (thìa) mang tên nước họ, vì tính tự hào Dân tộc họ cố sức sản xuất cái muỗng (thìa) với chất lượng cao nhất để xuất cảng ra nước ngoài để người tiêu dùng nể nang Dân tộc họ. Do đó sản phẩm của họ được mua nhiều và đất nước họ được phát triển“.
Trong hai bài “Thời nào Dân Việt sướng nhất?“ người viết đã so sánh mức lương người dân trong các thời đệ nhất, đệ nhị Cộng hoà với mức lương người dân Việt vào năm 2006 là năm có thể nói là sung túc nhất của thời kỳ XHCN trước khi xảy ra những cuộc khủng hoảng liên tục từ năm 2008. Kết quả cuộc so sánh là người dân trong thời đệ nhất Cộng hoà có mức lương cao nhất mặc dù tài chánh hỗ trợ từ nước ngoài vào nước ta thời đấy thấp nhất.
Tại sao thời đệ nhất Cộng hoà người dân sống sướng hơn thời năy mặc dù chế độ đó đã chấm dứt trước đây 49 năm? Chẳng lẽ người dân Việt thời bấy, theo logic được trên đây, yêu nước hơn các thời kỳ về sau? Việc chứng minh lòng yêu nước của người dân Việt thời bấy giờ rất khó khăn, chúng ta cùng lật lại những trang sử để cùng xem xét lòng yêu nước của lãnh tụ thời đó đại diện qua Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông.
Trong bài nhận xét ngắn này, chúng ta cùng tìm hiểu thân thế của Tổng thống Diệm là nền tảng hun đúc con người và cũng là nền tảng cho mọi quyết định hành động của ông. Sau đó chúng ta cùng xem xét một số tình huống ông giải quyết trên nển tảng quyền lợi đất nước hay quyền lợi bản thân?
Thân thế
Thân sinh của Tổng thống Ngô Đình Diệm là cụ Ngô Đình Khả, người đã sáng lập trường Quốc Học Huế là ngôi trường đầu tiên tại Việt Nam dậy theo chương trình Đông và Tây, và làm tới chức Thượng Thư Phụ Đạo Đại Thần thời Vua Thành Thái. Cụ Khả là bạn thân của các nhà cách mạng nổi danh thời đó như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Do mưu toan một cuộc cách mạng ôn hoà của Vua Thành Thái bị bại lộ, thực dân Pháp gán cho nhà Vua chứng bịnh điên, ép các quan trong triều đình ký sớ xin Vua thoái vị rồi đưa đi an trí ở Phi châu. Riêng chỉ có một mình cụ Ngô Đình Khả không ký, sau đó cụ từ quan và bị thực dân Pháp cho tước mọi quyền lợi, bổng lộc. Gia đình cụ sống rất khó khăn, cảm phục khí phách của đồng liêu, cụ Tôn Thất Hân đã ngần giúp cụ Khả mỗi tháng 10 đồng để chi dùng.[1]
Ngoài người cha ruột ông Diệm còn có một cha đỡ đầu đã đóng góp rất nhiều trong việc giáo dục tinh thần ông là Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài. Khi người Pháp tham lam muốn đào mả Vua Tự Đức để lấy của thì Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài là người duy nhất trong triều đình chống đối. Cho nên dân chúng miền Trung kính trọng khí tiết của hai cụ đã truyền tụng với nhau rằng: „Đày Vua không Khả, đào mả không Bài“
LM Trần Qúy Thiện đã mô tả nền giáo dục mà TT Diệm đã được hấp thụ như sau:
“Ngoài việc hấp thụ những đức tính cao đẹp và lòng yêu nước nồng nàn của thân phụ và nghĩa phụ, cậu Diệm còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho Giáo và Thiên Chúa Giáo. Thực vậy, nếu Nho Giáo đã hun đúc ông Diệm thành một con người thanh liêm, tiết tháo và cương trực thì nền giáo dục Thiên Chúa Giáo đã đào tạo ông Diệm thành một con người đày lòng bác ái, vị tha và công chính.[2]“
Trước khi lìa đời, cụ Khả căn dặn ông Diệm rằng:
„Diệm con có đủ đức tính cần thiết để trở thành người lãnh đạo tốt, con phải lãnh đạo.“
và cụ nói với các con:
„Các con phải cùng với nó (ông Diệm) dành lại nền độc lập hoàn toàn, thì mới thực hiện được công cuộc cải tạo xã hội, xoá bỏ bất công được“.
Tất cả các con cụ đã thề sẽ cùng với ông Diệm thực hiện bằng được ước nguyện của cụ[3].
Khi Vua Bảo Đại lên ngôi vào năm 1932, nhà Vua đã mời ông Ngô Đình Diệm lúc đó là Tuần vũ Phan Thiết làm Thượng Thư Bộ Lại (Thủ tướng). Trong chức vụ quan trọng này ông đề xướng hai điều với chính quyền bảo bộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc Kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884 và hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận mọi vấn đề. Vì không được toàn quyền Pháp Pasquier chấp nhận, ông từ chức ngày 12 tháng 7 năm 1933[4].
Ông Diệm trở về sống tại nhà của thân sinh gần Huế và đi dậy học Thiên Hựu (Providence). Ông từ chối mọi sự mời mọc của Nhật, Việt Minh, Bảo Đại và không tham gia vào bất cứ chính quyền nào lập sau Đệ Nhị Thế Chiến. Có một lần ông bị Việt Minh bắt và giải đến Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh mời ông tham gia chính phủ nắm bộ nội vụ nhưng ông từ chối.
Năm 1951, ông Diệm qua Mỹ sống phần lớn trong các chủng viện Maryknall, Lakewood, Ossining và đi vòng quanh nước Mỹ để vận động độc lập cho Việt Nam. Tháng 5 năm 1953 ông sang Pháp, Bỉ. Tháng 6 năm 1954 ông nhận lời mời của Quốc trưởng Bảo Đại trở về Việt Nam làm Thủ tướng.
Giáo hội ở trong quốc gia chứ không phải quốc gia ở trong giáo hội
Dưới thời Pháp các chủng viện Công giáo không chịu ảnh hưởng, kiểm soát bởi chính quyền. Vào năm 1958/59 Tổng thống Ngô Đình Diệm cho thay đổi luật Chủng viện Công giáo, điều luật mới xếp hệ thống giáo dục Chủng viện Công giáo tương đương với các trường tư thục, dưới sự chi phối của Nha Tư thục. Hàng giáo phẩn Công giáo coi đây là một cưỡng chế tự do tôn giáo. Các Linh mục nhiều điạ phận đồng loạt đứng lên phản đối. Đức Khâm sứ Toà thánh trực tiếp can thiệp nhưng Tổng Thống Diệm nhất định không thay đổi. Một số Linh mục xin vào yết kiến, Tổng thống nghe xong rồi trả lời rất ngắn ngủi „Giáo hội ở trong quốc gia chứ không phải quốc gia ở trong giáo hội[5]“.
Chủ quyền quốc gia, quyền lợi Tổ quốc là trên hết
Năm 1961 cộng sản gia tăng khủng bố nên Tổng thống Diệm cần phải tăng cường quân đội. Hoa kỳ cũng cho tăng viện trợ quân sự và lợi dụng tình thế họ đòi hỏi Tổng Thống Diệm phải cải cách, „biến miền Nam Việt Nam thành một chế độ chính trị dân chủ theo kiểu Mỹ và để người Mỹ đồng cai trị miền Nam[6]“. Đòi hỏi này Tổng Thống Diệm không chấp thuận và đề nghị chính phủ Mỹ ký kết với Việt Nam một hiệp nghị phòng thủ song phương tương tự như Mỹ đã ký kết với Đại Hàn nhưng không được Tổng Thống Kennedy đáp ứng. Một số chính khách Mỹ, trong đó có Đại sứ Elbridge Durbrow với chủ chương cứng rắn là buộc Tổng Thống Diệm chấp nhận đề nghị cải cách của Mỹ. Nếu không thì lật đổ ông và kiếm người thay thế.
Có lần ông Nhu đặt câu hỏi với ông John Mecklin, một người Mỹ có chủ trương lật đổ TT Diệm, Giám đốc sở báo chí Hoa Kỳ kiêm phát ngôn viên toà Đại sứ Mỹ tại Sàigòn, tại sao chính phủ Mỹ không giúp Việt Nam như kiểu giúp Tito ở Nam Tư là viện trợ vật chất nhưng không xâm phạm vào hiện tình của xứ được giúp đỡ? Qua cuốn sách của ông John Meklin được xuất bản vào năm 1965 mang tựa đề „Mission in torment: an intimate account of the U.S. role in Vietnam“ (Sứ mệnh trong đau khổ: một mật báo về vai trò của Mỹ tại Việt Nam) đòi hỏi cải cách của Mỹ được nêu trên dẫn đến việc thành lập một chính quyền trong bóng tối thuộc Toà Đại sứ Mỹ, nhiệm vụ của chính quyền trong bóng tối này là xét những việc cần làm sau đó đốc thúc chính quyền miền Nam Việt thi hành.
Đại úy Lê Châu Lộc cho biết trước khi tiếp xúc với Đô đốc Felt vào năm 1962, Tổng thống Diệm rất đăm chiêu, đọc kỹ nhiều tài liệu và thảo luận với rất nhiều người. Trong phần người Mỹ muốn đưa quân vào tham chiến tại Việt Nam, Tổng thống Diệm đã nói với Đô đốc Felt với đại ý như sau:
“Trong cuộc chiến đấu chống lại Cộng sản quốc tế chúng tôi cần sự giúp đỡ. Ngó quanh khắp thế giới không ai có thể giúp chúng tôi, ngoài người MỹNhưng cuộc chiến này tế nhị lắm! không chỉ thuần tuý giao tranh bằng súng đạn, mà có cả chiến tranh tâm lý, có công tác tuyên truyền. Chúng tôi vừa mới đuổi được người Pháp đi sau bao nhiêu năm chúng tôi chịu ssự đô hộ của họ. Nếu bây giờ người Mỹ lại tới đây, hiện diện trên đất nước tôi bằng những đạo quân tác chiến. Người dân Nông thôn vốn chất phát, họ sẽ nghĩ rằng người Mỹ đến đây cũng chẳng khác chi người Pháp trước kia. Như thế tôi biết làm sao giải thích cho đồng bào tôi hiểu. Vì dân tôi rất nặng lòng với nền độc lập, không muốn chủ quyền bị xâm phạm… Tôi mong rằng người Mỹ hiểu cho tôi. Vì nếu tôi chấp nhận cho quân đội tác chiến Mỹ ở đây, tôi nói làm sao với dân tôi bây giờ?[7]“
Trong cuộc đi viếng vùng Tràm chim với Tổng Thống Diệm và một số Bộ trưởng, Đại sứ Nolting có dò ý yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cho Mỹ sử dụng căn cứ Cam Ranh, tháng 3.1963 đại ttướng Harkins lại ngỏ ý qua ngã tướng Khánh, nhưng Tổng Thống Diệm đều từ chối[8]
Tháng 10 năm 1963 nhân dịp về thăm nhà tại Huế Tổng Thống Diệm đã hàn thuyên rất lâu với cụ Võ Như Nguyện, một cựu cộng sự viên thân tín mà Tổng Thống Diệm đã quen biết từ thuở ông thường đi lại với cụ Phan Bội Châu. Tổng thống cho cụ Nguyện biết mưu toan của Mỹ muốn làm cuộc đảo chánh và nguy hiểm đang chờ ông:
„Sẽ nguy hiểm lắm! Mỹ sẽ chơi sỏ tôi. Nếu tôi accepter (chấp nhận) những chuyện của hắn (thay đổi cho Mỹ đem quân vào Việt Nam) thì yên, nhưng còn chi uy tín của Tổng Thống, còn chi uy tín của nước Việt Nam.[9]“
Trong quyển „Bên giòng lịch sử“ Linh mục Cao Văn Luận đã viết lại cuộc gặp gỡ của ông với TT Diệm vào tháng 10,1963, sau cuộc viễn du Hoa kỳ ông đã đề nghị với TT Diệm:
„-…Bây giờ, thưa cụ chúng ta cần người Mỹ, lệ thuộc nhiều vào người Mỹ, chịu ảnh hưởng nặng nề vì sự thương hay ghét của họ. Nếu không vì những lợi ích thiết thực mà phải cải tổ chính phủ, thì cũng nên vì để làm hài lòng người Mỹ mà cải tổ, để họ khỏi phá hoại. Cụ cũng đã hiểu câu châm ngôn “ai chi tiền thì kẻ đó cai trị”. Hiện nay người Mỹ đang chi tiền. Nếu cụ cứng rắn quá sẽ bị bẻ gẫy.
Ông Diệm có dáng suy nghĩ, lo lắng, chú ý hơn lúc đầu một chút:
- Nếu bây giờ chúng ta nhượng bộ Mỹ một bước thì Mỹ sẽ đòi thêm, biết nhượng bộ đến bao giờ cho vừa lòng họ? Tôi muốn võ trang cho Bảo An, Dân Vệ, Thanh niên Chiến Đấu, Mỹ không chịu. Tôi muốn tăng cường quân đội, Mỹ từ chối không chiụ cấp vũ khí và phương tiện, Mỹ chỉ mưốn đưa quân sang Việt Nam thôi[10]“.
Trân quý mạng sống người dân, mạng sống người lính
4 giờ chiều ngày 01.11.1963 đại sứ Lodge lần thứ hai trong ngày gọi điện thoại nói chuyện với Tổng Thống Diệm, đề nghị anh em Tổng thống Diệm rời dinh Gia Long đến tỵ nạn tại Toà đại sứ Mỹ và sau đó sẽ thu xếp để anh em ông xuất ngoại, nhưng Tổng thống Diệm đã từ chối. Đến 4:30 Tướng Đôn điện đàm cùng Tổng thống Diệm yêu cầu ông từ bỏ mọi quyền hành và xuất ngoại vì quân đội đã đứng lên đảo chánh và đã vây chặt thành Cộng Hoà cùng dinh Gia Long. Tổng thống Diệm nói như quát trong điện thoại „Quân mô? Vây ở mô?“. Thực sự lực lượng đảo chánh không đáng kể. Sư đoàn 5 còn ở ngoài đô thành. Phú Lâm, Khánh Hội, Chợ Lớn, Cầu Chữ Y, Thị Nghè còn bỏ trống. Các Tướng lãnh tưởng rằng, khi đọc hiệu triệu trên đài phát thanh thì các cánh quân của Quân đoàn ÌI (trong đó có sư đoàn 5) đã vây chặt thành Cộng Hoà và dinh Gia Long. Trên thực tế quân đảo chính còn rời rạc, lẻ tẻ, chưa vượt qua được cầu Phan Thanh Giản và cầu Thị Nghè vì bị Lữ Đoàn Phòng vệ Phủ Tổng Thống chận lại.[11]
Đại Tá Duệ đã tường thuật rằng, ông được báo cáo từ nhiều nguồn cho biết phòng thủ ở Bộ Tổng tham mưu rất sơ sài chỉ có một số tân binh quân dịch ở Quang Trung lên tăng cường mà thôi nên ông đề nghị Tổng thống cho quân kéo lên đánh thẳng vào Bộ Tổng tham mưu bắt các Tướng.Tổng thống không đồng ý và ra lệnh qua sĩ quan tùy viên rằng [12]:
„Bảo Duệ đừng nóng nảy, Tổng Thống đang liên lạc với các tướng lãnh để cố tránh đổ máu“
Cụ Cao Xuân Vỹ lúc đó ở cạnh Tổng thống Diệm lên tiếng đồng ý với ý kiến của Đại tá Duệ bị Tổng thống Diệm lên tiếng trách:
„Tôi là Tổng tư lệnh quân đội. Tôi lại ra lệnh cho quân đội đánh quân đội à? Tôi còn mặt mũi thấy quân đội nữa không? Có chi thì ngồi giải quyết, chứ quân đội là để chống Cộng, sao lại đem đánh nhau?[13]“
Trong bài phỏng vấn với ông Minh Võ, cụ Cao Xuân Vỹ cho biết lúc đó không phải chỉ có Lữ đoàn Phòng vệ phủ Tổng thống xin lên tấn công mà còn đại đội Biệt kích thuộc Lực lượng Đặc biệt cũng báo cáo là phòng vệ các Tướng ở Bộ Tổng tham mưu rất yếu, xin được cùng 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn Phòng vệ Phủ Thổng thống đột kích bắt sống các Tướng đảo chánh. Nhưng Tổng thống Diệm.
Từ nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn, sáng ngày 02/11/1963 Tổng thống Diệm đã liên lạc với các Tướng đảo chánh và các Tướng đã cho xe „rước“ Tổng thống và ông cố vấn Nhu về Bộ Tổng tham mưu.
Theo tiết lộ của LM Jean, ông đã thuyết phục anh em Tổng thống Diệm không nên gặp các tướng đảo chánh, nhưng hai ông từ chối[14]:
„Xin Tổng thống và ông Cố vấn nghĩ lại. Chính tôi sẽ dưa Tổng thống và ông Cố vấn đến một nơi an toàn nhất.“
Tổng Thống Diệm:
„Cảm ơn Cha, tôi thấy không có gì nguy hiểm cả. Cá nhân tôi đã dâng trọn cho Chúa và Mẹ Maria nhưng tôi vẫn còn là nguyên thủ quốc gia. Tôi còn trách nhiệm với dân.“
Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu bị các tướng đảo chánh mà Tổng thống Johnson gọi là “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” (a goddam bunch of thugs) ra lệnh giết chết trên chiếc xe M113 sau khi họ đón hai ông từ nhà thờ Cha Tam.
Phản ứng sau cuộc sát hại TT Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu
Khi đuợc tin ông Diệm bị lật đổ, ông Hồ Chí Minh nói với ký giả cộng sản danh tiếng, Wilfrid Burchett: „Tôi không thể ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế“”.
Nguyễn Hữu Thọ nói với báo Nhân Dân: „Sự lật đổ Diệm là một món quà mà Trời ban cho chúng tôi.“
Khi tướng Võ Nguyên Giáp và những đồng chí còn sống sót của ông gặp Ông McNamara ở Hà Nội tháng 11 năm 1995, họ nói rằng: „Chính sách Kennedy ở Việt Nam sai lầm hết chỗ nói. Ngô Đình Diệm là một người có tinh thần quốc gia, không khi nào ông chịu để cho người Mỹ dành quyền điều khiển chiến tranh, và sự người Mỹ dành quyền đã đưa người Mỹ đến thất bại đắt giá. Cho nên, kết quả của cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm năm 1963 là sự kết thúc sớm [sự hiện diện] Hoa Kỳ ở Việt Nam, một điều đáng làm cho người ta ngạc nhiên“ [15]
Những người gần gũi Tổng thống giờ phút cuối kể lại cho họ hàng, bè bạn về cách hành xử của Tổng thống mặc dù cái chết bản thân mình đang cận kề, nhưng nhất quyết không để người khác phải đổ máu để bảo vệ bản thân ông. Nên dân chúng đã truyền nhau câu vè:
„Đày Vua không Khả,
đào mả không Bài,
hại dân không Diệm“
Bài học từ Tổng thống Ngô Đình Diệm
Lòng yêu nước, tinh thần Dân tộc là sợi dây chắc chắn nhất, bền bỉ nhất và chân thành nhất liên kết mọi con dân của Dân tộc.Vì sự liên kết đó dựa trên một nền tảng duy nhất là quyền lợi Dân tộc, Tổ quốc. Tổ quốc Việt Nam đã được cha ông chúng ta gầy dựng và gìn giữ từ hơn 4000 năm qua cho dù phải trải qua nhiều cuộc chiến với kẻ thù xâm lược. Dân tộcViệt Nam đáng tự hào là có được những trang sử oai hùng với Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi vv… Dân tộc và đất nước chỉ được phát triển thực sự, nếu những tinh hoa của Dân tộc được phát huy.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một tấm gương sáng về cho sự thanh liêm, lòng yêu nước, tính tự cường, sự bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước mà mọi con dân nước Việt cần phải nuôi dưỡng và phát huy. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, gìai đoạn đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Giai đoạn mà chính người Việt lại đàn áp, bắt bớ, đánh đập, giam tù đồng bào của mình, bởi vì họ thổ lộ lòng yêu nước lên tiếng đòi hỏi quyền lợi Dân tộc, đòi hỏi chủ quyền đất nước. Giai đoạn mà lòng ái quốc, tinh thần Dân tộc bị trừng phạt, hèn nhát, tinh thần vọng ngoại được ban thưởng. Chính sách này rõ ràng nhằm tiêu diệt Dân tộc Việt Nam.
Là người Việt Nam, chúng ta phải có trách nhiệm bằng mọi cách hoá giải Quốc nạn hiện nay để giao lại cho thế hệ sau một Tổ quốc Việt Nam tốt đẹp hơn Tổ quốc mà chúng ta đã nhận lại từ thế hệ trước.
Xã hội biến chuyển không ngừng, đặc biệt là tốc độ biến chuyển xã hội trong giai đoạn toàn cấu hoá hiện nay rất nhanh đến độ khó lường trước được. Chế độ chính trị tại Việt Nam do đó sớm muộn rồi cũng sẽ thay đổi không bằng cách này cũng bằng cách khác.
Những trang lịch sử Việt Nam sau này chắc chắn sẽ không ca tụng ông Tổng Bí thư A, Chủ tịch B, Thủ tướng C có được gia tài kếch sù trị giá 10 tỉ Mỹ kim mà lịch sử sẽ nguyền rủa các ông đã không thi hành trách nhiệm của mình đối với đất nước mà chỉ biết lợi dụng chức vụ vơ vét của công làm giầu bản thân và gia đình để mặc người dân phải sống vất vưởng, khổ cực.
Nhưng lịch sử Việt Nam sẽ ca ngợi các ông bà trong ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN tương tự như lịch sử thế giới hiện nay đang ca ngợi Gorbachov và lịch sử Miến Điện sẽ ca ngợi Chính quyền Quân nhân Miến Điện. Nếu các ông, bà vì Nước, vì Dân từ bỏ quyền lợi cá nhân, đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Dân tộcViệt Nam, đồng thời thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ ôn hoà tương tự như ở Miến Điện. Vì đó là điều kiện triệt hạ hệ thống tham nhũng rất hệ thống và qui mô hiện hữu từ vài chục năm qua trên đất nước Việt Nam và đó cũng là điều kiện để mọi tầng lớp người dân Việt hết lòng, hết sức tham gia tái kiến thiết quê hương.
Tháng 11 năm 2012
© Nguyễn Hội
© Đàn Chim Việt
————————————————–
[1] Nguyễn văn Minh: Giòng họ Ngô Đình giấc mơ chưa đạt.
[2] LM Trần Quý Thiện: Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm Với Những Bài Học Lịch Sử.
[3] Nguyễn văn Minh: Giòng họ Ngô Đình giấc mơ chưa đạt.
[4] Có tài liệu ghi ngày 01.09.1933
[5] Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 112, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước)
[6] Hoàng Ngoc Thành; Thân Thị Nhân Đức: Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tr.198.
[7] Vĩnh Phúc: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, Tr. 462-464, Nhà xuất bản Tam Vĩnh 2006
[8] Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 477, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước)
[9] Vĩnh Phúc: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, Tr. 488, Nhà xuất bản Tam Vĩnh 2006
[10] Cao Văn Luận: „Bên Giòng Lịch Sử“ http://truyen.catbui.info/re.php?keng=9783
[11] Nguyễn Hữu Duệ: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh T.T. NGÔ ĐÌNH DIỆM; Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 470, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước)
[12] Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 521-522, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước)
[13] Vĩnh Phúc: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, Tr. 579, Nhà xuất bản Tam Vĩnh 2006
[14] Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 549, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước)
[15] Tôn Thất Tùng: Cộng sản nghĩ sao về Tổng thống Ngô Đình Diệm?
CẦN CÓ NHÌN TOÀN CUỘC VỀ MẶT LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC
Một sự vật nếu chỉ nhìn ở một bộ phận nào đó thì không thể bao quát hết được. Một sự vật nếu chỉ nhìn cô lập, rời rạc, không gắn với bối cảnh các vật chung quanh luôn vẫn có thể phiến diện trong cái nhìn toàn cục.
Đối với những sự vật vô tri hay loài vật còn thế huống gì là đối với con người. Vậy mà nhìn vào các ý nghĩa lịch sử, tính cách nhìn toàn cục mới càng đầy đủ, bao quát, khách quan, đúng đắn, chắc chắn có giá trị hơn.
Bởi vậy nếu nhìn ông Hồ, ông Diệm mà chỉ lẩn quẩn ở chuyện đôi dép, cái áo, các hành vi nhỏ nhặt, nhất thời, cá nhân, riêng tư, hay nhìn vào sự tâng bốc, nịnh nọt hoặc sự mạt sát, dè bỉu, xuyên tạc của người khác đối với hai người này thì cũng có gì là sáng suốt, thông minh, nhận thức hiểu biết hoặc trí thức. Do vậy, qua các nhận xét của nhiều người trên mạng về ông Hồ, ông Diệm trong tính cách là hai nhân vật lịch sử kỳ phùng địch thủ, quả thật ai cũng cảm thấy được trình độ dân trí người Việt cho đến này nay phần lớn sao thấp kém và nghèo nàn đến vậy.
Lãnh tụ nào cũng đều có các chỗ phải tự che giấu của mình. Lãnh tụ nào cũng luôn có các đám bồi bút, nịnh thần ca ngợi. Các bài hát suy tôn Ngô Tổng thống hay Hồ Chủ tịch đều cho thấy mòn một các điều đó. Đó không hề là tiếng nói của mọi người, tiếng nói của toàn dân, mà chỉ là của những kẻ làm theo đơn đặt hàng, những kẻ điếu đóm. Kiểu các loại văn nghệ vong nô, nô dịch, tự giác hay không tự giác đều có cả dưới chế độ của Diệm, dưới chế độ của Hồ mà tất cả mọi người và toàn dân đều ngán đến tận cổ hay ngán như cơm nếp. Đó chẳng qua là một số thành phần lừa dân, mị dân, gạt dân, ca ngợi sễn các lãnh tụ vậy thôi. Cho nên bất cứ lãnh tụ nào mà dẹp được các điều đó mới đúng là lãnh tụ chân thật. Trái lại lãnh tụ nào lại dung dưỡng điều đó, dựa vào điều đó, hãnh diện điều đó thảy đều các lãnh tụ ma đầu, không chính đáng, không lành mạnh, không trong sáng, không đại nhân quân tử. “Tháp mười đẹp nhất bông sen”, “Bác đã đi xa”, “Ai bao năm từng lê gót nơi quê người” … đều là những luận điệu bần tiện, khinh dân, mị dân của những hạng nô dịch, bợ đỡ, gian giảo, hèn hạ trong chính trị mà ai cũng rõ.
Thế thì gom lại, bối cảnh xã hội lịch sử như trên kia vừa nói về Hồ Chí Minh hay Ngô Đình Diệm chính là gì ? Đó là bối cảnh của VN trên trường quốc tế lúc ấy. Việt Nam sau 80 năm nô lệ thực dân Pháp, toàn dân đều muốn nước nhà được tự do, độc lập. Việc đi theo ông Hồ của nhiều người chính là động cơ đó. Bởi ông Hồ chỉ kêu gọi tự do, độc lập, giải phóng đất nước, chống Mỹ Diệm, nhưng không bao giờ ông nói đến mục đích cộng sản tối hậu của mình. Điều này chỉ nhìn những gì xảy ra sau khi ông Hồ đã thành công, đã có chính quyền mọi người mới thấy rõ. Đối với Ngô Đình Diệm cũng thế, không có sự ủng hộ của Mỹ cũng chưa chắc đã có ông Diệm. Bởi vì lúc đó là đối kháng của hai khối quốc cộng hay tư bản và cộng sản trên toàn thế giới. Mỹ và Liên Xô lúc đó đều là hai kẻ đầu sỏ, cẩm đầu toàn khối của mình. Như vậy Diệm hay Hồ chẳng qua cũng chỉ là sản phẩm của lịch sử, của thời cuộc, của hoàn cảnh quốc nội và quốc tế khi ấy nói chung. Nói khác đi không có học thuyết Mác, không có khối cộng sản quốc tế khi ấy như Liên Xô và Trung Quốc cũng chưa chắc có ông Hồ. Mà không có ông Hồ cũng chưa chắc có ông Diệm. Bởi vì không có Hồ Chí Minh lịch sử đất nước có lẽ đã hướng theo một cách khác. Thế thì làm gì còn có được Ngô Đình Diệm nữa. Hồ chính là tiền đề cho Diệm là như thế. Cho đến ngày nay mà phần lớn người VN chỉ có biết Hồ hoặc biết Diệm, chỉ có tâng bốc, biết ơn Hồ hay Diệm thì thử hỏi trình độ dân trí của dân tộc như thế nào, nước nhà ngày nào mới khá lên được. Ngay cả sự thánh hóa ông Hồ phần nào đó thực chất cũng chính do ông Hồ mà ra. Bởi ông Hồ có thể không thoát ra hết được ý thích cá nhân, nhưng phần khác có thể ông coi đó là phương tiện thiết yếu để ổn định quyền lực, để đạt được mục tiêu sau cùng là đưa dân tộc tới chủ nghĩa cộng sản như ông tự tin chắc. Mà tính cách của ông Hồ ở miền Bắc nếu như thế thì làm sao không gây nên một tiền đề cho miền Nam cũng tìm cách suy tôn, thần thánh hóa ông Diệm. Cái trớ trêu của lịch sử đất nước ta cận đại là như thế. Cái gì Hồ có thì Diệm cũng có. Như ông Hồ dựa vào chủ thuyết Mác xít cộng sản một cách thuần thành, ông Diệm lại dựa vào đạo Thiên chúa một cách thuần thành. quả là mạt cưa mướp đáng, kẻ cắp gặp bà già đều tương tự như tục ngữ đã nói. Cho nên những người nào cho đến ngày nay còn chưa nhìn ra những điều đó, thực chất họ đều thấp kém, chỉ vì quyền lợi, tâm tính cá nhân của mình để tâng bốc, hùa theo lãnh tụ, phe nhóm, đảng phái của mình, mà không hề thật tâm, thật tình vì dân, vì nước. Bởi người thật tình, thật tâm vì nước thì chỉ biết có đất nước, có dân tộc, có sự thật, có chân lý, có hạnh phúc của mọi người, không bao giờ để cao lãnh tụ, đề cao lãnh đạo, đề cao phe nhóm, đề cao đảng phái riêng tư một cách hoàn toàn bỉ ổi, thấp kém, ti tiện, ích kỷ kiểu như thế cả. Bởi cái áo không làm nên thầy tu, những lớp sơn hào nhoáng, giả tạo trên mình lãnh tụ mà bọn điếu đóm phết vào, cũng chi che đậy các sự thật trần truồng nào đó của lãnh tụ vốn có, thế thôi.
Cho nên, nói chung lại, muốn nhận xét, đánh giá đúng đắn về Hồ Chí Minh hay Ngô Đình Diệm. trước hết phải đánh giá sâu xa đúng nghĩa bản chất của học thuyết Mác, bản chất của chế độ tư bản và chế độ cộng sản, bản chất của nền kinh tế thị trường tự do và nền kinh tế kế hoạch hóa, bao cấp, thế thôi. Không lồng Hồ hay Diệm vào trong bối cảnh chung đó, cũng chỉ là loại dân ngu hay loại làm cho ngu dân vậy thôi.
ĐẠI NGÀN
(16/11/12)
Ông viết như vậy thì có chi mà nói nửa.
Sao không viết câu “nhân vô thập toàn” để phê bình Cụ Ngô và tên Hồly,có phải gắn gọn hơn không ?
Ong bảo Hồly theo CS là yêu nước là lập lạilời của Hồly khi dự đai hôi cs tours (pháp) và chọn CSQT I I I vì “cónói tới GP dântộc thuộc địa” chớ Hồly trình độ đâu mà hiều tuị CS họp xì xồ tiếng tây tiếng u vơí nhau kia chứ…Hồly củng như người dân ít họchay không hoc VN thời đó.có biết chi CSQG ,dân chủ tự do chỉ nghe đánh Pháp là hùa theo vì lòng yêu nước sẳn có và được kích động theo tuyên truyền bài bản học được từ trường ĐH Đông phương do CS Nga thiết lập mà HCM (và NTMinhKhai ) là học sinh xuất sác. (NTMKai khi hoạt động ở SG/CL đảcó mang (con HCM?) nên HCM báo mật cho mật thám bắt củng như cho Pháp bắt chồng là lêhông phong.bị giết chết để phi tang tội lổi đ…vợ bạn và LHPcó thể thay thê HCM vì kỷ luật đảng ?).
Còn Cụ Ngô thì theo Công giáo.Điều này quả khó chấp nhậnvì Công giáo là một đạo giáo không phải một đảng QT nào . Người theo đạo Công giáo ,nếu nói là họ chống cộng rất mạnh thì đúng và cochi sai trái khi đả chia ranh Quốc/công thì chỉ có chống cộng để cho quốc gia được độc lậpự do dân chủ như các nước khối tự do mà đứng đầu là Mỷ thôi !
Không theo Mỷ thì một mình -ên chống cả làng cộng sản ư ? Sao không nhìn thấy các nước Á Châu như NHật,NamHàn,ĐàiLoan,Phi Ấn,Mả..Tân…đều dưa vào Mỷ và khối tự do hết? TTPacchunghi,TưởnggióoiThạch củng còn “độc tài “hơn cả Cụ Ngô vìlý do là phảicó như vậy mới chống Cộng (có thấy nói đàiloan Namhàn có CS quấy phá đâu? Cụ Ngô áp dụng chinh sách đàiloan,namhàn, ..nhưng không độc tài bàng họ đâu vì nếu độc tài thì đả tử hính 18 tríhtức caravelle theo đảo chánh của nguyểnchánhthi, đả bắt bỏ tù nhửng kẻ chống đối cụ như ĐạiViệt (Balòng) ,,,(Các đang phái này sau 63 đả chongười ta thấy “tài” trị nưóc của họ.(CM salon hay Dủng(Đoạntuyệt). Không giết kẻ đả ám sát cụ…và cuối cùng ,cụ đả không cho phản công (63) vì “không để cho anh em giết nhau”.Lòng nhân của cụ đả bị PG Miếntrung ,tướng vỏ biền phản loạnvà CS giết cụ và cả gia đình….Đó là lòng Bác Ái của Chúa ,lòng từ bi của phật ,lòng nhân của ….đả làm hại mình trước đam quỉ sứ …(hiên nay chúng vẩn phá vì “satn never sleep” Cho nên nói là HCMtheo CSQT củng như Cụ Ngô theo Công giáo là sai,là khích bác công giáo đến độ cuồng tín nhưmột sô tên góp ý ở đây(họchưa chắcđảlà đạo Phật,vì đaọ từ bi của đáng thế tôn không đố kỵ ,ngả chấp.tự kiêu ,cuống tín đến si mê như vậy,chúng vô thần hay là (đạo) CS .
Cho nên không thể đặt Hồ ly và Cụ ngô cùng một chiếu ,củng như không thể trách Cụ Ngô sao không độc lập tự do cho riêng nước vn ,cần chi phải dựa vào khối tự do,Nói như thế có khác chi giao luôn miền nam cho CS vào năm 54 ?
Có lẻđọc các com.CS góp ý nhều quá nên “lệchlạc ‘chăng. Vây có cảm động về chuyện tình của Hồly như một tiều thuyết được BắcKỳ viết theo báo “đảng “trên đây không?
Phải kiên định nếu không sẻ dần dần bị tụi CS vào đây xỏ mủi. “mưalâu thấm đất”cónghỉalà vậy.phải không?
(NC)
SAI RỒI
Ông Nguyễn Cộng ơi, sự phản ứng nhất là sự phản ứng mạnh mẽ của ông là một điều rất tốt. Đó là tính cách tự do trong ý nghĩa thảo luận dân chủ. Chỉ rất tiếc là ông vẫn chưa thoát ra khỏi cái “ngã” mà ông muốn thoát. Chẳng hạng ông viết “Hồ Ly” và “Cụ Ngô” là điều cho thấy tính không khách quan rồi. Bởi vì tâm tình riêng của ông là một chuyện, nhưng khi ông ra chỗ bàng dân thiên hạ, nói cái nói, viết đều phải lựa lời lựa lẽ sao cho thuận tai, không nghịch nhỉ mới thuyết phục được mọi người. Tính cách xã hội là sự công bằng, sự thẳng thắn, sự khách quan. Nếu mình cũng chỉ là thứ một mình một chợ thì cỏn ra ngô ra khoai gì nữa, còn nói với ai được nữa. Cho nên không phải ai muốn viết thế nào mà viết, nhưng phải tùy theo hoàn cảnh của mình hiện ở đâu, tình hình khách quan hiện thế nào, những ai là đối tượng mà mình nhắm tới. Còn chỉ chưởi bới theo kiểu lăn dưa đá cá như một số ít người trên mạng, điều đó quả có hay gì. Mình bênh lãnh tụ của mình và hạ gục lãnh tụ của phe ngược lại. Đó cũng chỉ là những đầu óc nâng bi, đội mông lãnh tụ, đâu có phải những con người hoàn toàn độc lập, tự do, chỉ biết công ích và sự thật phải không ông ?
NON NGÀN
Mời quí vị đọc qua “huyền thoại” của HCM xem bác Hố “vĩ đại” thế nào :
Một người Việt cần bao nhiêu năm học mới có thể viết cho hay tiếng Anh, tiếng Pháp, và thậm chí để viết cho hay tiếng Việt? Suy nghĩ như thế mới thấy rằng những bài viết bằng một tiếng Pháp xuất sắc ký tên Nguyễn Ái Quốc chắc chắn không thể là do ông Hồ Chí Minh viết ra. Nhà phê bình văn học Thụy Khuê đã viết tác phẩm nhan đề “Nhân Văn Giai Phẩm Và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc” trong đó đưa ra các chứng cứ rằng khả năng Pháp ngữ, nói và viết, của ông Hồ Chí Minh dở thê thảm, và chuyện tự nhận là tác giả các bài Pháp ngữ ký tên Nguyễn Ái Quốc chỉ là mạo nhận. Nhà văn Thụy Khuê từ Paris sẽ tới Quận Cam giới thiệu tác phẩm Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc tại hội trường báo Người Việt vào 2 giờ chiều Chủ Nhật 27-5-2012. Dưới đây là trích một phần bài viết của nhà văn Cung Trầm Tưởng nhan đề Những Dòng Cảm Nghĩ Về Cuốn Biên Khảo “Nhân Văn Giai Phẩm Và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc” Của Thụy Khuê với riêng về huyền thoại ông Hồ viết Pháp ngữ… Kính mời độc giả tham dự buổi giới thiệu sách sắp tới.)
Hồ Chí Minh là một nhà sáng chế tầm cỡ của những quả lừa vĩ đại. Chẳng hạn cuộc cách mạng tháng tám khó quên ấy, ngày lên đường của một dân tộc vào những cuộc phiêu lưu đầy máu và nước mắt đến nay vẫn chưa chấm dứt; hai cuôc chiến tranh trường kỳ hắn gọi là thần thánh ấy ngốn sáu triệu sinh linh đồng bào để xây dựng một vương quốc, vương quốc của quỷ-quỷ đỏ; và cái huyền thoại Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc hắn tự viết ra dưới bút hiệu Trần Dân Tiên ấy để thêu dệt”thân thế và sự nghiệp” của mình.
Ở trên, chúng tôi đã nói sơ qua về huyền thoại này qua sự phát hiện ngày đến Paris thực sự của Nguyễn Tất Thành, tên khai sinh của Hồ Chí Minh. Nay xin bổ túc một số dữ kiện ý nghĩa thu hoạch từ cuốn biên khảo của Thụy Khuê nhằm hoàn chỉnh bức chân dung của đối tượng (xin xem chi tiết ở chương 18 sđđ).
Khảo hướng bài viết là đưa ra một số chứng cớ hiển nhiên để đánh vào tử huyệt của huyền thoại: HCM không thể là Nguyễn Ái Quốc vì không có khả năng và phẩm hạnh của nhân vật lịch sử lỗi lạc, tài đức vẹn toàn này. Thật ra, đó là bút hiệu chung của ba nhà đấu tranh tên tuổi Tiến sĩ Luật Phan Văn Trường, Cử nhân Triết Nguyễn Thế Truyền và Tiến sĩ Luật Nguyễn An Ninh. Ba người này cho Nguyễn Tất Thành đội lốt Nguyễn Ái Quốc để đánh lạc hướng Sở Mật thám Pháp.
Chúng ta hãy theo Thụy Khuê đi vào thế giới của những sự việc cụ thể.
Cuộc truy tìm và khảo sát văn bản, hồ sơ của Bộ Thuộc Địa và Sở Mật Thám Pháp, và những điều Hồ Chí Minh đích thân viết ra dưới bút hiệu Trần Dân Tiên cho thấy khả năng Pháp ngữ của Nguyễn Tất Thành như sau:
Tất Thành bắt đầu học tiếng Pháp trong thời gian làm phụ bếp trên tàu Latouche-Tréville; thầy dạy: hai người lính trẻ giải ngũ, hồi hương (trang 462 sđđ). Sau được cô sen nhà ông chủ tàu ở Sainte-Adresse dạy bổ túc (trang 463 sđđ). Phải nhờ một đồng nghiệp không có trình độ cao lắm viết giùm đơn xin học ở trường Thuộc Địa (trang 464). Đến năm 1919, vẫn chưa viết đươc tiếng Pháp nên phải nhờ Luật sư Phan Văn Trường viết hộ (trang 469). Trong hội nghị Tours của đảng Xã hội Pháp, theo lời thú nhận của Trần Dân Tiên, Tất Thành “nhức đầu vì khó hiểu” những gì mà các tham dự viên phát biểu (trang 478)
Bây giờ chúng ta hãy lật hồ sơ của Sở An Ninh Pháp để xem họ đánh giá khả năng Pháp ngữ của Tất Thành như thế nào.
Trong báo cáo ngày 20/1/1921 của điều tra viên Josselme trình thượng cấp, ông ta viết: “Những ai biết tiếng Pháp và đọc những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc đều thấy một sự thực hiển nhiên: Nguyễn Tất Thành không thể viết những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc.” (trang 498 sđđ) Tổng thanh tra Pierre Guesde cũng có một đánh giá tương tự về trình độ Pháp ngữ của Nguyễn Tất Thành: “Khả năng nói và viết tiếng Pháp của tay An Nam này không đủ viết những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc” (trang 497 sđđ).
Thụy Khuê còn cung cấp cho chúng ta thêm một chứng cớ hùng hồn khác nữa: một tài liệu video của Viện Quốc gia Lưu trữ Âm thanh và Hình ảnh INA-Institut National Audiovisuel- về buổi phỏng vấn Hồ Chí Minh của một nhà báo Pháp tháng 6/1964. Trong buổi phỏng vấn này, HCM đã trả lời với một tiếng Pháp thô thiển, “có nhiều lỗi sơ đẳng, có câu ông dịch nguyên văn tiếng Việt” như câu: “Le people Viet Nam cest un et le pays du Viet Nam cest un”- ông dịch từng chữ khẩu hiệu: “Nước Việt Nam là Một, dân tộc Việt Nam là Một” sang tiếng Pháp (trang 525 và 553 sđđ). Trên 70 tuổi đầu mà HCM vẫn không bỏ được cái tật nói một thứ tiếng Pháp bồi của anh Ba phụ bếp năm xưa.
Tất cả những dẫn chứng trên nhất trí với nhau ở một điểm: Với cái vốn Pháp văn nghèo nàn, khập khiễng của mình, làm sao Tất Thành có thể trước tác những bài báo, tiểu luận uyên thâm ký tên Nguyễn Ái Quốc mà HCM mạo nhận là của mình!
Ngoài ra, sự dốt tiếng Pháp của Tất Thành còn làm chúng ta phải nghi ngờ về trình độ học vấn thực sự của hắn. Nếu quả thật hắn đã tốt nghiệp bằng tiểu học Certificat dÉùtudes Primaires, đã học hai năm ở trường trung học Quốc Học Huế, sau đi dạy tại trường Dục Thanh ở Phan Thiết trước khi “xuất dương tìm đường cứu nước” theo như tiểu sử chính thức của HCM thông báo, thì trình độ Pháp văn của Tất Thành là khá cao, do đó đâu phải nhờ hai anh lính thợ và một cô sen dạy tiếng Pháp khi mới đến Pháp (trang 466, 467 sđđ). Điều này chứng tỏ trình độ học vấn của Tất Thành trước khi xuất dương phải là dưới cấp tiểu học, và như vậy lại càng không có khả năng viết những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc.
Cuối cùng, trong trận đấu trí giữa người và quỷ, những trò ảo thuật của Hồ Chí Minh không qua được con mắt tinh vi của những người làm học thuật chân chính và yêu nước quyết tâm tìm cho ra được sự thật để trả nó về cho lịch sử và để minh oan cho vong hồn những đồng bào xấu số của mình đã bị HCM và tay chân của hắn bức hại. Trong số những nhà học thuật chân chính này có Thụy Khuê, người con gái mặn mà của Biển Hậu.
Nghệ thuật viết học thuật của cô là nâng cấp bản tường trình khô khan của cảnh sát điều tra lên tầm vóc của một chuyện kể sống động, hào hứng trong chừng mực tính chính xác của khoa học cho phép. Bởi đây là một công tác điều tra, truy tìm thủ phạm, cô đặt vấn đề dước góc nhìn của một thám tử kiểu Maigret làm việc một cách chuyên cần, có lớp lang, kế hoạch, sắc bén, nhạy cảm, thông minh, tỉnh táo, điềm tĩnh, chuyên nghiệp, yêu nghề và yêu chân lý.
Công việc bắt đầu với sự góp nhặt công phu và liệt kê những mảnh vụn hiện thực tung tán trong không gian và thời gian-có lúc chênh lệch nhau trên nửa thế kỷ hoặc cách xa nhau nửa vòng trái đất -sắp xếp chúng thành một trật tự mới được đặt thành vấn đề-problématique-để mổ xẻ, tìm ý nghĩa của những sự kiện, hành tung, cử chỉ, và những động thái khác của đối tượng liên hệ, kể cả những động tác giả của nó; rồi chỉ định cho chuyện kể một chủ đề, xây dựng cho nó một cái sườn, một cái trục, một cốt truyện, một kịch bản và một hướng chỉ nam-fil dAriane-dẫn người đọc đến điểm mở nút là sự thật của vụ việc và chân tướng của thủ phạm mà trong trường hợp này là một tên đại bịp thế kỷ.
Để có một sức thuyết phục và hấp dẫn cao, ngoài cung cách lý luận khoa học chặt chẽ phải có của nó, luận ngôn còn phải được viết với một ngôn ngữ đẹp-ngôn ngữ văn chương. Ở một người biết nâng học thuật lên hàng một nghệ thuật, hai yếu tố ấy không loại trừ nhau. Tuy nhiên, như một chuyện kể, luận ngôn không được phóng tác sự thật, mà chỉ được trình bày sự thật một cách văn vẻ khiến cho thông điệp nó muốn gửi đến người đọc được đón nhận thích thú và như vậy dễ đi sâu vào lòng họ hơn.
Với một phong cách đầy đặn, chu đáo, mặn mà, sắc sảo, am tường, lôi cuốn, ngôn ngữ Thụy Khuê có cái cốt chất lưỡng năng của cách viết lý luận hiện đại trên. Ở cô cộng sinh hai con người: một nhà văn viết học thuật tinh thông và một nhà học thuật viết văn điêu luyện. Qua tiếng lao xao của cõi chữ Thụy Khuê, chúng tôi nghe ra cái dợn mình của nghĩa và bị cuốn vào dòng cảm nghĩ của văn bản.
Ngoài mục đích mở rộng chân trời kiến thức, đọc như một phương tiện chuyển giải-dérivatif-nhiệm mầu còn là để thông qua chữ nghĩa tìm một khoái cảm mỹ học lâng lâng phiêu diệu./.
Ai cũng biết Ngô Đình Diệm được người Mỹ nuôi dưỡng, đào tạo, đưa về VN làm Thủ tướng, Tổng thống nhằm xây dựng chính quyền bù nhìn ở VN, làm theo lệnh của Mỹ. Rồi ông Diệm không đáp ứng được yêu cầu của mỹ thì hậu quả thế nào mọi người đã biết, cái thế làm tay sai nó là vậy, nhục lắm ấy vậy mà mấy người theo ông Diệm lại cứ tru lên rằng người khác mới làm tay sai cho ngoại bang chứ không phải chính họ, hic làm sao đổi trắng thay đen được, dân VN có đủ hiểu biết để phân biệt đâu là sự thật, đâu là chính nghĩa chứ có như họ, thấy người sang thì ngửa tay ra đâu?
Ông Diệm chưa bao giờ lãnh lương cá nhân hoặc được đào tạo tại bất cứ trường lớp nào của Mỹ. Ông Hồ nhiều lần viết thư xin lương, xin tăng lương, và được đào tạo nhiều năm tại đại học Đông phương của Liên Xô, bằng chứng đầy dẫy tại các văn khố. Tại sao ông Hồ không bị cộng sản quốc tế thanh trừng hay bán đứng như nhiều đồng chí của ông? Vì ông Hồ lúc nào cũng triệt để tuân lệnh bác Xịt và bác Mao Xếnh Xáng.
BIẾT THÌ THƯA THỐT
Người xưa vốn đã nói rồi
Biết thì thưa tốt không ngồi mà nghe
Dẫu là đứng dựa cột tre
Vẫn còn tốt chán hơn bè ngu ngơ
Đụng gì cũng nói vu vơ
Mình ngu bỏ mẹ lại mơ khôn liền
Bởi khôn đâu thể khôn liền
Khôn liền chỉ có làm phiền thế gian
Vì khôn có tiến không lùi
Khôn lùi chỉ có làm thui chột đời
Vài lời nhằm cốt nói chơi
Biết thì thưa thốt không thì ngồi nghe
Nếu mình chỉ thứ gà tre
Đừng ham xửng cánh te te gà nòi
Chuyện chi có biết rành ròi
Mới thì nên nói không thì lòi đuôi
BẠT NGÀN
(17/11/12)
Các Cụ ơi, các Cụ giải lao chút đi, cho tép riu hỏi chút, cái vụ đảo Ba bình sự thực là như thế nào, xin ý kiến các Cụ chứ không phải là chọc ngoáy đâu nhé, Kính các Cụ!
Bớ Lê Lai
Hãy động não suy nghĩ để phân biệt đúng sai.
Đừng nhắm mắt, há miệng, chờ ai đút cái gì vào miệng là nuốt tuốt tuồn tuột
Không cần biết nó là cái thứ gì, tốt hay xấu, thức ăn hay đồ phế thải!
Hãy nhớ câu dân gian truyền tụng: “Đày vua không Khả, đào mả không Bài”!
Lê Lai càng gào thét inh ỏi, càng làm cho người ta phat chán phát khinh, Lê Lai lấy bùn bôi trét người khác, nhưng chưa làm gì được ai thì mặt mũi, quần áo mình đã lọ lem dính đầy bùn.
Người lớn không có nói bừa, nói gì phải có chứng cớ, tài liệu đàng hoàng, thí dụ GM Puguiniez nói :”Không có người công giáo (Làm gián điệp cho Pháp), thì người Pháp như con cua bị bẻ gãy càng”,… “họ sẽ nhận được những tin tức, chỉ dẫn sai lạc, bị bao vây bởi thù địch, và cuối cùng là thất bai” Thì you phải đưa ra một tài liệu phản ngược lại nghĩa là có một LM khác than phiền là Người Công giáo VN lập chiến khu chống Pháp ở kia, ở nọ. nhưng rất tiếc là tuyệt nhiên không có, đúng không??? Vậy thì cái vụ truyền tụng là :”Đầy vua không Khả, đào mả lhông Bài” thì phải hiểu ngược lại là :” Đào mả (Phan Đình Phùng) chính Khả, Đầy vua chính Bài” vi đơn giản thôi hãy đọc kỹ ba cái tài liệu kia mà suy ra, và cũng vì vậy họ mới là Công Giáo, và đã là công giáo thì phản bội lại tổ tiên, quốc gia thế thôi!!! Bạn ơi là bạn ơi, Hà…hà..
Và còn đây nữa :”3.- Sách Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam của Tiến-sĩ Cao Huy Thuần cũng ghi rõ như sau:
“Chưa bao giờ trong lịch sử, người Việt Nam phải chịu những nhục nhã như thế. Chuẩn-úy Hautefeuille cùng với 7 binh sĩ chiếm được thành Ninh Bình có hàng ngàn người canh giữ! Tình trạng hỗn loạn cùng sự tích cực giúp đỡ của tập thể TÍN ĐỒ CATÔ LÍCH là hai lý do chính cắt nghĩa việc Garnier cùng binh lính của y đã đánh bại một cách dễ dàng và kỳ lạ quân đội Tự Đức gấp 100 lần. Các Linh-mục Pháp, hưởng ứng niềm mong ước của Dupré, đã tự nguyện giúp đỡ cho đồng bào họ. Hàng ngàn TÍN ĐỒ CATÔ LÍCH Việt Nam có các linh mục dẫn đầu cắm cờ tam tài, gia nhập đoàn quân bé nhỏ của Garnier để chiến đấu bên cạnh người Pháp, cùng để cướp bóc, đốt nhà và trả thù. Thế là các vùng Trung Châu chính yếu nằm trong tay y, Garnier chỉ còn phải tổ chức chính trị cho vùng chiếm đóng.”
Ông Quan Ngô Đình Khả và những người Catô Lích VN yêu nước như thế đó, thật là ô nhục ngàn đời!!!
Lê Lai tôi vừa mới sưu tầm được một tài liệu giá trị, xin trưng lên cho bà con đọc chơi :
“GM. Puginier đã không ngần ngại nói thẳng với các quan Tướng Pháp rằng chỉ có giáo dân Catô lích mới là BẠN TRUNG THÀNH VĨNH VIỄN CỦA NƯỚC PHÁP, và các viên chức Pháp phải trang bị vũ khí cho họ tự vệ. Mặt khác, Puginier cùng các đồng liêu cho lệnh giáo dân phải hợp tác với Pháp, dưới danh nghĩa “thập tự quân” bảo vệ tín ngưỡng. Một số linh mục đứng ra tổ chức những đội võ trang để bảo vệ các họ đạo và đánh phá các làng không Catô.”
Đó là bản chất người Catô lích trung thành như vậy với nước Pháp, vậy mà họ cứ nói là ông Diệm yêu nưóc là sao?
HÃY TRẢ LẠI DANH DỰ CHO CỐ TT NGÔ ĐÌNH DIỆM!
Tôi, Phạm Quốc Thái, mong rằng; Lịch sử cần phải đưọc soi sáng, đánh giá khách quan và đúng mức để trả lại danh dự cho cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm!
Theo tôi, ông Diệm là người yêu nước nồng nàn và là người đã hết lòng vì dân vì nước, tài liệu dưới đây củng cố thêm cho nhận định của tôi;
————————————-
“Vì không muốn Pháp lợi dụng danh nghĩa và uy tín của mình để lừa phỉnh dân chúng, ông đã nhất quyết từ bỏ chức vụ ra đi ngày 1 tháng 9 năm 1933[4]. Sau khi dứt khoát từ bỏ quan trường, ông Diệm lui về nhà làm dân thường và đi dạy học truờng Thiên Hựu (Providence). Việc từ quan của Chí Sĩ Ngô Đình Diệm đã làm chấn động Triều Đình Huế và Chính Phủ Pháp thời đó.
Ông Diệm sống tại nhà của thân sinh gần Huế. Ông từ chối mọi sự mời mọc của Nhật, Việt Minh, Bảo Đại và không tham gia vào bất cứ chính quyền nào lập sau Đệ Nhị Thế Chiến. Có một lần ông bị Việt Minh bắt và giải đến Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh mời ông tham gia chính phủ nhưng ông từ chối với lý do Việt Minh giết anh cả của ông.
Năm 1951, ông Diệm qua Mỹ và sống 2 năm tại Lakehurst , New Jersey . Ông đi vòng quanh nước Mỹ để vận động độc lập cho Việt Nam. Ông Diệm nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Đức Hồng Y Francis Cardinal Spellman, Phát ngôn viên của Công Giáo Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Richard Cardinal Cushing, Linh Mục Raymond J. de Jaegher, Thượng Nghị Sĩ William F. Knowland, Thượng Nghị Sĩ John Kennedy, Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield, Dân Biểu Walter Judd và Chánh Án Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ William O. Douglas.
Vào năm 1954, khi có triệu chứng Pháp thua tại Đông Dương và Cộng Sản có cơ hội chiếm Việt Nam, Hoa Kỳ quyết định can thiệp để thay thế Pháp và cố bảo vệ miền Nam Việt Nam. Chính phủ Mỹ muốn tìm người để ủng hộ. Lúc đó Ngoại Trưởng Mỹ John Foster Dulles biết được ông Diệm. Với tài quản trị, ái quốc, và chống Cộng triệt để, ông Diệm lấy được cảm tình của nhân dân Mỹ.
Vua Bảo Đại cử ông Diệm làm Thủ Tướng. Về nước ngày 25 tháng 06 năm 1954, ông Diệm lấy làm lo lắng và xót xa khi thấy quốc gia đang bị băng hoại, tham ô, và quan lại. Ông phải phấn đấu và giữ sáng suốt để đương đầu trước một hoàn cảnh đầy khó khăn, phức tạp và tế nhị khi hai cường quốc Pháp và Mỹ đang tranh giành xâu xé ảnh hưởng tại Việt Nam .
Vào ngày 01 tháng 10 năm 1954, Tổng Thống Mỹ Eisenhower viết cho ông Diệm một lá thư và được Đặc Sứ Mỹ Donald R. Heath trao vào ngày 23 tháng 10 năm 1954 với nội dung Mỹ cam kết ủng hộ kinh tế và quân sự cho chính phủ Ngô Đình Diệm.”
————————————————–
Dựa vào sự ủng hộ giúp đỡ của một số tu sĩ công giáo ở Mỹ và chính quyền Hoa Kỳ cho ông Diệm, một số kẻ xấu tâm ác ý đã cố tình xuyện tạc, tìm cách hạ thấp danh dự của ông Diệm khi cho rằng ông là “con bài” của Mỹ và Vatican!
TK có một thắc mắc, mong tác giả Nguyễn Hội và các Bạn giúp tìm giải đáp;
Đâu đó có nhắc đến lời phát biểu của TT Ngô Đình Diệm trong bài diễn văn đáp từ Lyndon Johnson, (ngày, tháng, ở đâu?) rằng ;Biên giới của thế giới tự do chạy dài từ Alaska đến sông Bến Hải. (?)
Tự điển bách khoa toàn thư Wiki dựa theo “sử gia” Jacques Dalloz (sic) rằng;
Nguyên văn câu nói này là: “Biên giới Hoa Kỳ không ngừng ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, mà kéo dài, ở Đông Nam Á, tới sông Bến Hải, ở vĩ tuyến 17 của Việt Nam, hình thành một biên giới của ‘thế giới tự do’, cái mà chúng ta đều trân trọng.“. (*) Sau đó báo chí Sài Gòn kiểm duyệt và biên tập lại, ông Diệm cũng nhận ra mình đã “nói hớ” (sic) và đã chữa lại bằng một câu khác, thay “biên giới Hoa Kỳ” bằng “biên giới tự do” như trên”.
(*) có lẽ là hiệu đính của soạn giả của Wiki (?)
Lời ông Diệm;
Tôi không phải là thần thánh,
tôi chỉ là một người bình thường,
tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc,
một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc.
Trang mạng Vinhanonline trong bài: Ngô Đình Diệm (1901 – 1963) cho biết :”Theo Hồi ký Đỗ Mậu. Sách báo ở Việt Nam thường trích dẫn câu này là “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17.”
Tôi cố gắng tìm hiểu xem sự thật thế nào, nhưng không thấy ở đâu ghi rõ rệt cả! Nếu đây là sự thật thì báo chí thời ấy đã đăng rùm beng và vẫn phải còn nằm trong văn khố, đúng không?
“Sử gia” Jacques Dalloz trích dẫn từ đâu? Báo chí nào? Không lẽ chỉ có một tờ báo, hay một mình Jacques Dalloz nghe biết “trực tiếp” câu này từ miệng ông Diệm nói ra???
Khổ nỗi chỉ dựa vào câu nói của ai đó, không cần biêt đúng hay sai, tam sao thất bổn, cứ thế nhân rộng tán dài. Khiến đã sai lại càng sai!
Tôi nghi ngờ, vì sau khi bị đảo chánh và sát hại, báo chí thời ấy (sau 1.11.1963) đã bịa đặt vu khống, viết rất nhiều điều rất là lố bịch, bỉ ổi để bôi xấu ông Diệm !
Ủa thề ra bọn Mỹ ngụy nó bịt mắt nhân dân chứ không phải Cách mạng a`?
Cách mạng nói nhân dân miền Nam đói khổ, ta phải đem súng đạn vào giải cứu nhân dân, nhưng khi vào miến nam giải cứu xong (tháng 4/75) thì quân ta vét mẹ nó hết vàng của tụi nó trong ngân hàng, vét hết của cải vật chất của tụi nó đem về Bắc. Tụi miền nam nó đâu có nghèo , nó giầu bỏ bố nên mình phải khuân đồ của tụi nó về Bắc chớ, ngu gì?
Thế thì ai bịt mắt nhân dân nhỉa?
NHL