Bài học yêu nước qua tấm gương Ngô Đình Diệm
Trong buổi thuyết trình với Sinh viên cao học khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, một sinh viên đặt câu hỏi “tại sao nước Đức đã phát triển một cách nhanh chóng và trở thành nước giầu nhất Âu châu mặc dù đất nước họ bị tàn phá nặng nề sau thế chiến thứ hai?“. Người viết đã trả lời rằng, „trong những thập niên gần đây những quốc gia phát triển nổi bật là Nhật, Đức, Hàn quốc, Do Thái và Đài Loan. Đặc tính rõ rệt chung của 5 Dân tộc này là lòng yêu nước và tự hào Dân tộc. Một thí dụ nhỏ là khi sản xuất một cái muỗng (thìa) mang tên nước họ, vì tính tự hào Dân tộc họ cố sức sản xuất cái muỗng (thìa) với chất lượng cao nhất để xuất cảng ra nước ngoài để người tiêu dùng nể nang Dân tộc họ. Do đó sản phẩm của họ được mua nhiều và đất nước họ được phát triển“.
Trong hai bài “Thời nào Dân Việt sướng nhất?“ người viết đã so sánh mức lương người dân trong các thời đệ nhất, đệ nhị Cộng hoà với mức lương người dân Việt vào năm 2006 là năm có thể nói là sung túc nhất của thời kỳ XHCN trước khi xảy ra những cuộc khủng hoảng liên tục từ năm 2008. Kết quả cuộc so sánh là người dân trong thời đệ nhất Cộng hoà có mức lương cao nhất mặc dù tài chánh hỗ trợ từ nước ngoài vào nước ta thời đấy thấp nhất.
Tại sao thời đệ nhất Cộng hoà người dân sống sướng hơn thời năy mặc dù chế độ đó đã chấm dứt trước đây 49 năm? Chẳng lẽ người dân Việt thời bấy, theo logic được trên đây, yêu nước hơn các thời kỳ về sau? Việc chứng minh lòng yêu nước của người dân Việt thời bấy giờ rất khó khăn, chúng ta cùng lật lại những trang sử để cùng xem xét lòng yêu nước của lãnh tụ thời đó đại diện qua Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông.
Trong bài nhận xét ngắn này, chúng ta cùng tìm hiểu thân thế của Tổng thống Diệm là nền tảng hun đúc con người và cũng là nền tảng cho mọi quyết định hành động của ông. Sau đó chúng ta cùng xem xét một số tình huống ông giải quyết trên nển tảng quyền lợi đất nước hay quyền lợi bản thân?
Thân thế
Thân sinh của Tổng thống Ngô Đình Diệm là cụ Ngô Đình Khả, người đã sáng lập trường Quốc Học Huế là ngôi trường đầu tiên tại Việt Nam dậy theo chương trình Đông và Tây, và làm tới chức Thượng Thư Phụ Đạo Đại Thần thời Vua Thành Thái. Cụ Khả là bạn thân của các nhà cách mạng nổi danh thời đó như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Do mưu toan một cuộc cách mạng ôn hoà của Vua Thành Thái bị bại lộ, thực dân Pháp gán cho nhà Vua chứng bịnh điên, ép các quan trong triều đình ký sớ xin Vua thoái vị rồi đưa đi an trí ở Phi châu. Riêng chỉ có một mình cụ Ngô Đình Khả không ký, sau đó cụ từ quan và bị thực dân Pháp cho tước mọi quyền lợi, bổng lộc. Gia đình cụ sống rất khó khăn, cảm phục khí phách của đồng liêu, cụ Tôn Thất Hân đã ngần giúp cụ Khả mỗi tháng 10 đồng để chi dùng.[1]
Ngoài người cha ruột ông Diệm còn có một cha đỡ đầu đã đóng góp rất nhiều trong việc giáo dục tinh thần ông là Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài. Khi người Pháp tham lam muốn đào mả Vua Tự Đức để lấy của thì Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài là người duy nhất trong triều đình chống đối. Cho nên dân chúng miền Trung kính trọng khí tiết của hai cụ đã truyền tụng với nhau rằng: „Đày Vua không Khả, đào mả không Bài“
LM Trần Qúy Thiện đã mô tả nền giáo dục mà TT Diệm đã được hấp thụ như sau:
“Ngoài việc hấp thụ những đức tính cao đẹp và lòng yêu nước nồng nàn của thân phụ và nghĩa phụ, cậu Diệm còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho Giáo và Thiên Chúa Giáo. Thực vậy, nếu Nho Giáo đã hun đúc ông Diệm thành một con người thanh liêm, tiết tháo và cương trực thì nền giáo dục Thiên Chúa Giáo đã đào tạo ông Diệm thành một con người đày lòng bác ái, vị tha và công chính.[2]“
Trước khi lìa đời, cụ Khả căn dặn ông Diệm rằng:
„Diệm con có đủ đức tính cần thiết để trở thành người lãnh đạo tốt, con phải lãnh đạo.“
và cụ nói với các con:
„Các con phải cùng với nó (ông Diệm) dành lại nền độc lập hoàn toàn, thì mới thực hiện được công cuộc cải tạo xã hội, xoá bỏ bất công được“.
Tất cả các con cụ đã thề sẽ cùng với ông Diệm thực hiện bằng được ước nguyện của cụ[3].
Khi Vua Bảo Đại lên ngôi vào năm 1932, nhà Vua đã mời ông Ngô Đình Diệm lúc đó là Tuần vũ Phan Thiết làm Thượng Thư Bộ Lại (Thủ tướng). Trong chức vụ quan trọng này ông đề xướng hai điều với chính quyền bảo bộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc Kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884 và hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận mọi vấn đề. Vì không được toàn quyền Pháp Pasquier chấp nhận, ông từ chức ngày 12 tháng 7 năm 1933[4].
Ông Diệm trở về sống tại nhà của thân sinh gần Huế và đi dậy học Thiên Hựu (Providence). Ông từ chối mọi sự mời mọc của Nhật, Việt Minh, Bảo Đại và không tham gia vào bất cứ chính quyền nào lập sau Đệ Nhị Thế Chiến. Có một lần ông bị Việt Minh bắt và giải đến Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh mời ông tham gia chính phủ nắm bộ nội vụ nhưng ông từ chối.
Năm 1951, ông Diệm qua Mỹ sống phần lớn trong các chủng viện Maryknall, Lakewood, Ossining và đi vòng quanh nước Mỹ để vận động độc lập cho Việt Nam. Tháng 5 năm 1953 ông sang Pháp, Bỉ. Tháng 6 năm 1954 ông nhận lời mời của Quốc trưởng Bảo Đại trở về Việt Nam làm Thủ tướng.
Giáo hội ở trong quốc gia chứ không phải quốc gia ở trong giáo hội
Dưới thời Pháp các chủng viện Công giáo không chịu ảnh hưởng, kiểm soát bởi chính quyền. Vào năm 1958/59 Tổng thống Ngô Đình Diệm cho thay đổi luật Chủng viện Công giáo, điều luật mới xếp hệ thống giáo dục Chủng viện Công giáo tương đương với các trường tư thục, dưới sự chi phối của Nha Tư thục. Hàng giáo phẩn Công giáo coi đây là một cưỡng chế tự do tôn giáo. Các Linh mục nhiều điạ phận đồng loạt đứng lên phản đối. Đức Khâm sứ Toà thánh trực tiếp can thiệp nhưng Tổng Thống Diệm nhất định không thay đổi. Một số Linh mục xin vào yết kiến, Tổng thống nghe xong rồi trả lời rất ngắn ngủi „Giáo hội ở trong quốc gia chứ không phải quốc gia ở trong giáo hội[5]“.
Chủ quyền quốc gia, quyền lợi Tổ quốc là trên hết
Năm 1961 cộng sản gia tăng khủng bố nên Tổng thống Diệm cần phải tăng cường quân đội. Hoa kỳ cũng cho tăng viện trợ quân sự và lợi dụng tình thế họ đòi hỏi Tổng Thống Diệm phải cải cách, „biến miền Nam Việt Nam thành một chế độ chính trị dân chủ theo kiểu Mỹ và để người Mỹ đồng cai trị miền Nam[6]“. Đòi hỏi này Tổng Thống Diệm không chấp thuận và đề nghị chính phủ Mỹ ký kết với Việt Nam một hiệp nghị phòng thủ song phương tương tự như Mỹ đã ký kết với Đại Hàn nhưng không được Tổng Thống Kennedy đáp ứng. Một số chính khách Mỹ, trong đó có Đại sứ Elbridge Durbrow với chủ chương cứng rắn là buộc Tổng Thống Diệm chấp nhận đề nghị cải cách của Mỹ. Nếu không thì lật đổ ông và kiếm người thay thế.
Có lần ông Nhu đặt câu hỏi với ông John Mecklin, một người Mỹ có chủ trương lật đổ TT Diệm, Giám đốc sở báo chí Hoa Kỳ kiêm phát ngôn viên toà Đại sứ Mỹ tại Sàigòn, tại sao chính phủ Mỹ không giúp Việt Nam như kiểu giúp Tito ở Nam Tư là viện trợ vật chất nhưng không xâm phạm vào hiện tình của xứ được giúp đỡ? Qua cuốn sách của ông John Meklin được xuất bản vào năm 1965 mang tựa đề „Mission in torment: an intimate account of the U.S. role in Vietnam“ (Sứ mệnh trong đau khổ: một mật báo về vai trò của Mỹ tại Việt Nam) đòi hỏi cải cách của Mỹ được nêu trên dẫn đến việc thành lập một chính quyền trong bóng tối thuộc Toà Đại sứ Mỹ, nhiệm vụ của chính quyền trong bóng tối này là xét những việc cần làm sau đó đốc thúc chính quyền miền Nam Việt thi hành.
Đại úy Lê Châu Lộc cho biết trước khi tiếp xúc với Đô đốc Felt vào năm 1962, Tổng thống Diệm rất đăm chiêu, đọc kỹ nhiều tài liệu và thảo luận với rất nhiều người. Trong phần người Mỹ muốn đưa quân vào tham chiến tại Việt Nam, Tổng thống Diệm đã nói với Đô đốc Felt với đại ý như sau:
“Trong cuộc chiến đấu chống lại Cộng sản quốc tế chúng tôi cần sự giúp đỡ. Ngó quanh khắp thế giới không ai có thể giúp chúng tôi, ngoài người MỹNhưng cuộc chiến này tế nhị lắm! không chỉ thuần tuý giao tranh bằng súng đạn, mà có cả chiến tranh tâm lý, có công tác tuyên truyền. Chúng tôi vừa mới đuổi được người Pháp đi sau bao nhiêu năm chúng tôi chịu ssự đô hộ của họ. Nếu bây giờ người Mỹ lại tới đây, hiện diện trên đất nước tôi bằng những đạo quân tác chiến. Người dân Nông thôn vốn chất phát, họ sẽ nghĩ rằng người Mỹ đến đây cũng chẳng khác chi người Pháp trước kia. Như thế tôi biết làm sao giải thích cho đồng bào tôi hiểu. Vì dân tôi rất nặng lòng với nền độc lập, không muốn chủ quyền bị xâm phạm… Tôi mong rằng người Mỹ hiểu cho tôi. Vì nếu tôi chấp nhận cho quân đội tác chiến Mỹ ở đây, tôi nói làm sao với dân tôi bây giờ?[7]“
Trong cuộc đi viếng vùng Tràm chim với Tổng Thống Diệm và một số Bộ trưởng, Đại sứ Nolting có dò ý yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cho Mỹ sử dụng căn cứ Cam Ranh, tháng 3.1963 đại ttướng Harkins lại ngỏ ý qua ngã tướng Khánh, nhưng Tổng Thống Diệm đều từ chối[8]
Tháng 10 năm 1963 nhân dịp về thăm nhà tại Huế Tổng Thống Diệm đã hàn thuyên rất lâu với cụ Võ Như Nguyện, một cựu cộng sự viên thân tín mà Tổng Thống Diệm đã quen biết từ thuở ông thường đi lại với cụ Phan Bội Châu. Tổng thống cho cụ Nguyện biết mưu toan của Mỹ muốn làm cuộc đảo chánh và nguy hiểm đang chờ ông:
„Sẽ nguy hiểm lắm! Mỹ sẽ chơi sỏ tôi. Nếu tôi accepter (chấp nhận) những chuyện của hắn (thay đổi cho Mỹ đem quân vào Việt Nam) thì yên, nhưng còn chi uy tín của Tổng Thống, còn chi uy tín của nước Việt Nam.[9]“
Trong quyển „Bên giòng lịch sử“ Linh mục Cao Văn Luận đã viết lại cuộc gặp gỡ của ông với TT Diệm vào tháng 10,1963, sau cuộc viễn du Hoa kỳ ông đã đề nghị với TT Diệm:
„-…Bây giờ, thưa cụ chúng ta cần người Mỹ, lệ thuộc nhiều vào người Mỹ, chịu ảnh hưởng nặng nề vì sự thương hay ghét của họ. Nếu không vì những lợi ích thiết thực mà phải cải tổ chính phủ, thì cũng nên vì để làm hài lòng người Mỹ mà cải tổ, để họ khỏi phá hoại. Cụ cũng đã hiểu câu châm ngôn “ai chi tiền thì kẻ đó cai trị”. Hiện nay người Mỹ đang chi tiền. Nếu cụ cứng rắn quá sẽ bị bẻ gẫy.
Ông Diệm có dáng suy nghĩ, lo lắng, chú ý hơn lúc đầu một chút:
- Nếu bây giờ chúng ta nhượng bộ Mỹ một bước thì Mỹ sẽ đòi thêm, biết nhượng bộ đến bao giờ cho vừa lòng họ? Tôi muốn võ trang cho Bảo An, Dân Vệ, Thanh niên Chiến Đấu, Mỹ không chịu. Tôi muốn tăng cường quân đội, Mỹ từ chối không chiụ cấp vũ khí và phương tiện, Mỹ chỉ mưốn đưa quân sang Việt Nam thôi[10]“.
Trân quý mạng sống người dân, mạng sống người lính
4 giờ chiều ngày 01.11.1963 đại sứ Lodge lần thứ hai trong ngày gọi điện thoại nói chuyện với Tổng Thống Diệm, đề nghị anh em Tổng thống Diệm rời dinh Gia Long đến tỵ nạn tại Toà đại sứ Mỹ và sau đó sẽ thu xếp để anh em ông xuất ngoại, nhưng Tổng thống Diệm đã từ chối. Đến 4:30 Tướng Đôn điện đàm cùng Tổng thống Diệm yêu cầu ông từ bỏ mọi quyền hành và xuất ngoại vì quân đội đã đứng lên đảo chánh và đã vây chặt thành Cộng Hoà cùng dinh Gia Long. Tổng thống Diệm nói như quát trong điện thoại „Quân mô? Vây ở mô?“. Thực sự lực lượng đảo chánh không đáng kể. Sư đoàn 5 còn ở ngoài đô thành. Phú Lâm, Khánh Hội, Chợ Lớn, Cầu Chữ Y, Thị Nghè còn bỏ trống. Các Tướng lãnh tưởng rằng, khi đọc hiệu triệu trên đài phát thanh thì các cánh quân của Quân đoàn ÌI (trong đó có sư đoàn 5) đã vây chặt thành Cộng Hoà và dinh Gia Long. Trên thực tế quân đảo chính còn rời rạc, lẻ tẻ, chưa vượt qua được cầu Phan Thanh Giản và cầu Thị Nghè vì bị Lữ Đoàn Phòng vệ Phủ Tổng Thống chận lại.[11]
Đại Tá Duệ đã tường thuật rằng, ông được báo cáo từ nhiều nguồn cho biết phòng thủ ở Bộ Tổng tham mưu rất sơ sài chỉ có một số tân binh quân dịch ở Quang Trung lên tăng cường mà thôi nên ông đề nghị Tổng thống cho quân kéo lên đánh thẳng vào Bộ Tổng tham mưu bắt các Tướng.Tổng thống không đồng ý và ra lệnh qua sĩ quan tùy viên rằng [12]:
„Bảo Duệ đừng nóng nảy, Tổng Thống đang liên lạc với các tướng lãnh để cố tránh đổ máu“
Cụ Cao Xuân Vỹ lúc đó ở cạnh Tổng thống Diệm lên tiếng đồng ý với ý kiến của Đại tá Duệ bị Tổng thống Diệm lên tiếng trách:
„Tôi là Tổng tư lệnh quân đội. Tôi lại ra lệnh cho quân đội đánh quân đội à? Tôi còn mặt mũi thấy quân đội nữa không? Có chi thì ngồi giải quyết, chứ quân đội là để chống Cộng, sao lại đem đánh nhau?[13]“
Trong bài phỏng vấn với ông Minh Võ, cụ Cao Xuân Vỹ cho biết lúc đó không phải chỉ có Lữ đoàn Phòng vệ phủ Tổng thống xin lên tấn công mà còn đại đội Biệt kích thuộc Lực lượng Đặc biệt cũng báo cáo là phòng vệ các Tướng ở Bộ Tổng tham mưu rất yếu, xin được cùng 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn Phòng vệ Phủ Thổng thống đột kích bắt sống các Tướng đảo chánh. Nhưng Tổng thống Diệm.
Từ nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn, sáng ngày 02/11/1963 Tổng thống Diệm đã liên lạc với các Tướng đảo chánh và các Tướng đã cho xe „rước“ Tổng thống và ông cố vấn Nhu về Bộ Tổng tham mưu.
Theo tiết lộ của LM Jean, ông đã thuyết phục anh em Tổng thống Diệm không nên gặp các tướng đảo chánh, nhưng hai ông từ chối[14]:
„Xin Tổng thống và ông Cố vấn nghĩ lại. Chính tôi sẽ dưa Tổng thống và ông Cố vấn đến một nơi an toàn nhất.“
Tổng Thống Diệm:
„Cảm ơn Cha, tôi thấy không có gì nguy hiểm cả. Cá nhân tôi đã dâng trọn cho Chúa và Mẹ Maria nhưng tôi vẫn còn là nguyên thủ quốc gia. Tôi còn trách nhiệm với dân.“
Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu bị các tướng đảo chánh mà Tổng thống Johnson gọi là “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” (a goddam bunch of thugs) ra lệnh giết chết trên chiếc xe M113 sau khi họ đón hai ông từ nhà thờ Cha Tam.
Phản ứng sau cuộc sát hại TT Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu
Khi đuợc tin ông Diệm bị lật đổ, ông Hồ Chí Minh nói với ký giả cộng sản danh tiếng, Wilfrid Burchett: „Tôi không thể ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế“”.
Nguyễn Hữu Thọ nói với báo Nhân Dân: „Sự lật đổ Diệm là một món quà mà Trời ban cho chúng tôi.“
Khi tướng Võ Nguyên Giáp và những đồng chí còn sống sót của ông gặp Ông McNamara ở Hà Nội tháng 11 năm 1995, họ nói rằng: „Chính sách Kennedy ở Việt Nam sai lầm hết chỗ nói. Ngô Đình Diệm là một người có tinh thần quốc gia, không khi nào ông chịu để cho người Mỹ dành quyền điều khiển chiến tranh, và sự người Mỹ dành quyền đã đưa người Mỹ đến thất bại đắt giá. Cho nên, kết quả của cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm năm 1963 là sự kết thúc sớm [sự hiện diện] Hoa Kỳ ở Việt Nam, một điều đáng làm cho người ta ngạc nhiên“ [15]
Những người gần gũi Tổng thống giờ phút cuối kể lại cho họ hàng, bè bạn về cách hành xử của Tổng thống mặc dù cái chết bản thân mình đang cận kề, nhưng nhất quyết không để người khác phải đổ máu để bảo vệ bản thân ông. Nên dân chúng đã truyền nhau câu vè:
„Đày Vua không Khả,
đào mả không Bài,
hại dân không Diệm“
Bài học từ Tổng thống Ngô Đình Diệm
Lòng yêu nước, tinh thần Dân tộc là sợi dây chắc chắn nhất, bền bỉ nhất và chân thành nhất liên kết mọi con dân của Dân tộc.Vì sự liên kết đó dựa trên một nền tảng duy nhất là quyền lợi Dân tộc, Tổ quốc. Tổ quốc Việt Nam đã được cha ông chúng ta gầy dựng và gìn giữ từ hơn 4000 năm qua cho dù phải trải qua nhiều cuộc chiến với kẻ thù xâm lược. Dân tộcViệt Nam đáng tự hào là có được những trang sử oai hùng với Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi vv… Dân tộc và đất nước chỉ được phát triển thực sự, nếu những tinh hoa của Dân tộc được phát huy.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một tấm gương sáng về cho sự thanh liêm, lòng yêu nước, tính tự cường, sự bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước mà mọi con dân nước Việt cần phải nuôi dưỡng và phát huy. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, gìai đoạn đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Giai đoạn mà chính người Việt lại đàn áp, bắt bớ, đánh đập, giam tù đồng bào của mình, bởi vì họ thổ lộ lòng yêu nước lên tiếng đòi hỏi quyền lợi Dân tộc, đòi hỏi chủ quyền đất nước. Giai đoạn mà lòng ái quốc, tinh thần Dân tộc bị trừng phạt, hèn nhát, tinh thần vọng ngoại được ban thưởng. Chính sách này rõ ràng nhằm tiêu diệt Dân tộc Việt Nam.
Là người Việt Nam, chúng ta phải có trách nhiệm bằng mọi cách hoá giải Quốc nạn hiện nay để giao lại cho thế hệ sau một Tổ quốc Việt Nam tốt đẹp hơn Tổ quốc mà chúng ta đã nhận lại từ thế hệ trước.
Xã hội biến chuyển không ngừng, đặc biệt là tốc độ biến chuyển xã hội trong giai đoạn toàn cấu hoá hiện nay rất nhanh đến độ khó lường trước được. Chế độ chính trị tại Việt Nam do đó sớm muộn rồi cũng sẽ thay đổi không bằng cách này cũng bằng cách khác.
Những trang lịch sử Việt Nam sau này chắc chắn sẽ không ca tụng ông Tổng Bí thư A, Chủ tịch B, Thủ tướng C có được gia tài kếch sù trị giá 10 tỉ Mỹ kim mà lịch sử sẽ nguyền rủa các ông đã không thi hành trách nhiệm của mình đối với đất nước mà chỉ biết lợi dụng chức vụ vơ vét của công làm giầu bản thân và gia đình để mặc người dân phải sống vất vưởng, khổ cực.
Nhưng lịch sử Việt Nam sẽ ca ngợi các ông bà trong ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN tương tự như lịch sử thế giới hiện nay đang ca ngợi Gorbachov và lịch sử Miến Điện sẽ ca ngợi Chính quyền Quân nhân Miến Điện. Nếu các ông, bà vì Nước, vì Dân từ bỏ quyền lợi cá nhân, đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Dân tộcViệt Nam, đồng thời thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ ôn hoà tương tự như ở Miến Điện. Vì đó là điều kiện triệt hạ hệ thống tham nhũng rất hệ thống và qui mô hiện hữu từ vài chục năm qua trên đất nước Việt Nam và đó cũng là điều kiện để mọi tầng lớp người dân Việt hết lòng, hết sức tham gia tái kiến thiết quê hương.
Tháng 11 năm 2012
© Nguyễn Hội
© Đàn Chim Việt
————————————————–
[1] Nguyễn văn Minh: Giòng họ Ngô Đình giấc mơ chưa đạt.
[2] LM Trần Quý Thiện: Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm Với Những Bài Học Lịch Sử.
[3] Nguyễn văn Minh: Giòng họ Ngô Đình giấc mơ chưa đạt.
[4] Có tài liệu ghi ngày 01.09.1933
[5] Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 112, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước)
[6] Hoàng Ngoc Thành; Thân Thị Nhân Đức: Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tr.198.
[7] Vĩnh Phúc: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, Tr. 462-464, Nhà xuất bản Tam Vĩnh 2006
[8] Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 477, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước)
[9] Vĩnh Phúc: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, Tr. 488, Nhà xuất bản Tam Vĩnh 2006
[10] Cao Văn Luận: „Bên Giòng Lịch Sử“ http://truyen.catbui.info/re.php?keng=9783
[11] Nguyễn Hữu Duệ: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh T.T. NGÔ ĐÌNH DIỆM; Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 470, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước)
[12] Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 521-522, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước)
[13] Vĩnh Phúc: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, Tr. 579, Nhà xuất bản Tam Vĩnh 2006
[14] Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 549, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước)
[15] Tôn Thất Tùng: Cộng sản nghĩ sao về Tổng thống Ngô Đình Diệm?
Nếu nói tôi đưa ra những phạm trù “nếu – thì” mà ai đó nghĩ tôi chửi thì người đó cứ việc nghe chửi, không phải từ tôi, mà từ chính quý vị. Tôi chỉ nhắc lại ý của các bác cờ vàng ngay trên diễn đàn này nói về cuộc chiến mà thôi, mọi người có thể dễ dàng tìm thấy. Nói về lịch sử cần khách quan dù mình có quan điểm chính trị ra sao, đừng lấy hận thù cá nhân bóp méo lịch sử, bôi bản thực tế và bịt mắt người khác khi đưa ra những chứng cứ quá khứ!
12/11/2012 at 10:22 Người Hà lội nghĩ sao? cứ nghe lời Bác xúi dại đem quân giải phóng miền nam để cúu nhân dân khỏi ách nô lệ đế quốc Mỹ, nay lại quì gối xin tiền bọn Mỹ ngụy, xin tiền khúc ruột ngàn dặm, đánh nhau thì có hay ho gì mà khoe, đem quân vào miền nam đánh nhau chết bao nhiêu người để tiến lên xã hôi chủ nghĩa, bây giờ caí xã hội chủ nghĩa chết đói đã sai bét mẹ nó rôi (đến Liên sô cũng phải bỏ), lại phải quay trở lại Tư bản chủ nghĩa.
Đổ bao nhiêu xương máu nhân dân để đánh đuổi đế quốc Mỹ bây giờ lại lạy lục đế quốc Mỹ xin đô la Mỹ, xin cơm thừa canh cặn của Mỹ…. thế thì có hay gì không người Hà lội?
NHl
Có người nói: TT Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo. Thực tế có đúng vậy không?
- Chùa Xá Lợi được xây cất năm 1958 với kinh phí 2.000.000$ Việt-Nam được trích ra từ quỹ Xã Hội của Phủ Tổng Thống và trao cho ông Mai Thọ Truyền chủ trì việc xây cất với mục đích phát triển và kiện toàn tổ chức Phật giáo.
- Chuà VĨNH NGHIÊM. Khoảng năm 1959-1960, Thượng tọa Thích Tâm Giác và bà Đức Âm xin mua đất xây Chùa. Khu đất này thuộc Bộ tài chánh, nhưng Bộ tài chánh không dám quyết định. Khi trình lên Tổng Thống, Tổng Thống nói: ”Làm chùa thì cho ngay đi!”.
Sau đó họ mua được khu đất hơn một mẫu tây sát đầu cầu Công Lý với giá tượng trưng 1$ Việt-Nam. Sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, ngôi chùa này được xây mang tên Vĩnh Nghiêm.
- Riêng chùa Từ Đàm do Thích Trí Quang trụ trì, ông Ngô Đình Cẩn giúp đỡ đặc biệt, nhất là phương diện tài chính, vật liệu, dụng cụ cần thiết do chính tay ông Cẩn hay qua các ông Đại Biểu Chính Phủ hoặc các Tỉnh Trưởng sở tại.
Làm Chùa Thì Cho Ngay – TT. Ngô Đình Diệm.
Những kẻ giết ông Diệm thì tỏ ra hỉ hả vui mừng. Còn đối thủ của ông Diệm tỏ ra kính phục, những chính trị gia lớn trên thế giới thì thương tiếc:
- „Tôi không thể ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế“ (Hồ Chí Minh nói với ký giả cộng sản danh tiếng, Wilfrid Burchett:)
- „Sự lật đổ Diệm là một món quà mà Trời ban cho chúng tôi.“ (Nguyễn Hữu Thọ nói với báo Nhân Dân)
- “Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp. Tôi khâm phục ông Diệm. Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất 100 năm nữa mới tìm được một nhà lãnh tụ cao qúy như vậy. ” (Tưởng Giới Thạch)
Gãy bàn phím says:
11/11/2012 at 12:55
Phe nón cối, Giao Điểm hay gì gì đó càng bám trụ thì các bác phe quốc gia càng tăng cường thêm tài liêu viện dẫn và những ý kiến bác bỏ . Cuộc tranh “loạn” cò cưa này giúp tui biết thêm được về ông tổng thống của tui đặng tui dùng đem đi đấu ở các trang mạng khác . Ha ha.
11/12:…và cũng giúp sử dza Trần gia Phụng sớm gột bỏ được những điều hiểu biết và nhận định sai lầm .
Kẻ góp ý đọc được (đâu đó) là NĐD đả cho 1 triệu đồng vn (đồng bạc lúc đó rất lớn. 1$=25đô(chính thức) =70đô(chợ đen)
xây chùa Xá lơi cho ông Maithọtruyền. Sau này chính chùa này lại là hang ổ của bọn CSPG miềntrung ,có sự a dua của PGmiền Bắc (Cụ MaithoTruyền,PG miền Nam.Viết như vây không là kỳ thị mà nói rỏ hơn sự việc).Nên cho mượn chùa làm ô danh Phật ,chống vị TT đầu tiên khai sáng nền dân chủ tự do VN là bất công và vô ơn…
Vị TT mà bọn PGCS nói là Kỳthị tôngiáo đó đả tăng 3 triệu đồng vn cho CaoĐài để làm lể rước tro cốt Kỳ ngoại hầu Cường Để về nước.Dân đổ về Toàthánh Tây Ninh để chứng kiến một khu phố có nhửng nhà và tên gọi như trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung sau này…được xem hội và được hưởng nhửng bửa cơm chay miển phí sang trọng (3 bửa)..
Và còn nhửng chứng minh khác mà trên diển đàn này có nhiều người có đầu óc sáng suốt ,chân chánhnhận xét ,sưu tầm và nới tới về một NGÔ TổngThống KHÔNG KỲTHI TÔNGIÁO như PG của Ngài thíchtríquang nêu lên.Dụ 1/59 coi PG như một hội đoàn có từ thời Pháp thuộc ,sau này VNCH có quốc hội sao không nêu lên để cải tên,nếu muốn ? Và sao phải năm 63 mới nêu đao dụ đó để nói là kỳ thị .Kỳ thị gì khi PG tuy là một hội đoàn nhưng tự do hành đạo ,tự do lập chùa,tự do khoác aó nâu sòng ,cạo đầu trốn việc nước? (quândịch?) (nhửngnhà sử học như Trầngiaphụng thì sao gọi là sự gia được? Chác Ông ta biết chuyện sử gia chân chính TuMảThiên chứ ? )
Biến cố xảy ra là do CS và PG tay sai,do CIA Mỷ muốn lật đổ nền Đệ Nhất CH.,chớ thật ra NĐDiệm không hạ cớ PG.Trong lần về Huế gần ngàyPhật Đản,từ phitrường về thành nôi cờ PG tung bay rợp trời ,trong lúc không có cờ QG.NĐD chỉ muốn lá cờ QG được tôn trọng,treo caohơn ,nhiều hơn cờ tôn giáo mà thôi. Còn cờ Vatican có thể Cụ không thầý NĐThuc cho treo như thế nào,không ai báo cáo. Củng có thể sác luật ban ra ,hạn chế treo cờ tôn giáo (chỉ treo ở các chùa) ngoài cờ QG là để “răn đe” Giam mục,bàohuynh của mình. Nhưng lệnh ngưng thi hành hạ cờ (vì gần này Phật Đản)không biết sao ra quá châm (nếu thời này thì khác).và CS Huế đả quá mẩn cán trong v/đ này ,nên mới xảy ra “biến cố lịch sử” (đọc tác già VỉnhSử (?) .Huỳnh văn Lang.Minh Vỏ…vv..và vv…).
Do ngả mạn (ỷ và tưởng có công với CS) nên ThíchthiênMinh bị đánh chết,Thíchtríquang bệnh họan,bi giamlỏng sau năm 75, thíchquảngđộ củng bị tù dùlúc đó đả kéo cả viên HĐ và một số PT ra đón “đoàn quân giảiphóng”. Uy tín của cụ Quảng Độ còn là do chống đối CS,không thoả hiệp làm vệ tinh PG quốc doanh dưới quyền của MTTQ/VC .
Trên đây là góp ý phụ …về nhửng gì biết đươc đọc được hiểu được…
adiđàphật!
thiệntai!thiệnti
1/đánh máy “đạodụ số 1/59″ nay xin sửa lại “đạo dụ 10/50″ thời Pháp do QuốcTrưởng Bảo Đại ký và ban hành. Từ đó tới năm 63,PG miền Trung “tắm máu” (gián tiếp) cả nhà cụ Ngô vẩn không được PG “đòi hỏi” để y/c sửa đổi.Điều này chứng minh,nêu đạo dụ này chỉ là cái CỚ do CS cò mồi (Vỏđìnhcường và các thanh niên PT theo CS như nguyểnđắcxuân,anh em hoàng phủngọc…tkđ. ,trầnqth. vv và vv…) nêu ra dể tuyên truyền xuyên tạc và bôi xấu cho mục đích tối hâu là lật đổ chính phủ hởp hiến của cụ Ngô,tiếp tay cho CS đang thua đâm trong mọi trân đánh…
2/”tác già VỉnhSử” xin đọc là ” Vĩnh Phúc”(số 13/ghi chú dưới bài chủ)
Xin đính chánh và thành thật cám ơn….chư hửu hảo!
adiđàphật.
thiệntai! thiện tai!
(tđt)
Càng đọc càng thấy xót xa cho một hiền nhân đức độ như cụ Diệm
Bọn Trí Quang, Mai Thọ Truyền, Vũ Văn Mẫu, những người mang danh phật giáo nhưng tâm địa xấu xa, bỉ ổi, bội phản và vô ơn, ăn cháo đá bát.
Cụ Diệm đã giúp Phật giáo xây chùa, mở mang đạo giáo, vậy mà chúng lấy oán trả ơn, vu khống cho cụ là đàn áp Phật giáo. Bọn này Diêm Vương hành tội và sẽ muôn đời bị nguyền rủa!
Hãy nghe những tên loạn tướng chửi nhau! Năm 2010 DCVOnline đã đăng bài phỏng vấn Tôn Thất Đính và y đã thú nhận:
Trích bài chủ:..”Có người đã hỏi Tổng thống Diệm, “TT không bao giờ lo lắng vì đã trao quyền lực quá lớn cho một người?”
Phỏng vấn Tôn Thất Đính
Câu trả lời của ông Diệm lúc đó là “tôi tin Đính.”.
Ông Diệm vì quá tin người, nhưng không ngờ Tôn Thất Đính đã trở thành Tôn Thất Tín!
Như vậy không phải chỉ… (lời của Đính): “tướng lãnh Đại Việt, và quan điểm của chúng tôi cũng khác nhau. Một số người trong nhóm này giống như dân du côn và băng đảng hơn là sĩ quan, thí dụ như (Đại uý Nguyễn Văn) Nhung và (Tướng Lê Văn) Kim“…
…mà chính Tôn Thất Đính cũng thuộc loại côn đồ, bất trung, bất tín, bất nghĩa…thì làm sao đất nước không rơi vào tay VC???
Bọn đảng phái “xôi thịt” lúc nào cũng chỉ hăm he giành giật ghế, cứ có lợi là đòi chen chân vào dù chẳng có mưu mô, tài cán gì sất. Năm 1945, bị tên Việt gian Hồ chí Minh lừa với cú “chính phủ liên hiệp “, cả Nguyễn tường Tam (Nhất Linh), Trần văn Tuyên..- cũng rúc đầu vào , chỉ có ông Ngô Đình Diệm là biết đường đứng ngoài. Sau đảo chánh 1963, thì bản chất “tham xôi thịt” và tài hèn sức mọn của các nhóm đảng phái “xôi thịt” này lại càng tỏ rõ . Không ai có thể quên được rằng tình hình chính trị Miền Nam lúc đó trở nên cực kỳ rối loạn với các chính phủ nối tiếp nhau sụp đổ . Lúc đó phải kể đến hai cuộc binh biến tranh giành quyền lực vào tháng giêng 1964 do đại tá Huỳnh văn Tồn và tháng hai 1965 do thiếu tướng Lâm văn Phát . Cả hai đều thuộc đảng Đại Viêt ! Tháng hai 1964, hai ông chóp bu của đảng Đại Việt là Nguyễn tôn Hoàn và Hà thúc Ký giành ngồi vào được các ghế phó thủ tướng và bộ trưởng Nội Vụ nhưng rồi cũng chỉ dăm tháng sau là phải cuốn gói ra đi . Rồi đến năm 1965,lại một ông chóp bu nữa của đảng Đại Việt là Phan huy Quát chiếm được ghế thủ tướng , nhưng rồi số phận lại cũng kết liễu tương tự .
Nên không lạ gì khi các ông tướng gọi các ông đảng phái “xôi thịt ” này là “thằng” như trong phần trích đoạn dưới đây . Chỉ bực mình là ngày nay, một số hậu duệ của đám đảng phái “xôi thịt” này không hiểu những chuyện xưa nên vô tình về hùa với bọn Việt cộng và đám tay sai Ấn Quang mà gân cổ lên chê trách chế độ nhà Ngô là độc tài !!! Chẳng có ông tổng thống ái quốc, có thực tài và đang cố gắng vực nước nhà trỗi dậy nào lại muốn quơ cái đám bất tài, vô dụng này vào Dinh để chúng làm hỏng việc đại sự .
“The Assassination Of Ngo Dinh Diem & Ngo Dinh Nhu ‒ A Case Study”:
Tướng Tôn Thất Đính:…Tuy nhiên, không có thằng Đại Việt nào ưa ông Diệm. Tôi biết mọi người (đảng viên) Đại Việt sẽ phản đối bất kỳ hình thức chính phủ mới nào của Diệm, nhưng việc họ (Đại Việt) đã giết chết ông Diệm như thế thực sự làm tôi đau buồn.
….. Tướng Tôn Thất Đính :…Tôi đánh hơi thấy có vấn đề trong tương lai với các tướng lãnh Đại Việt, và quan điểm của chúng tôi cũng khác nhau. Một số người trong trong nhóm này giống như dân du côn và băng đảng hơn là sĩ quan,
“Việt Nam, Một Trời Tâm Sự” của Nguyễn Chánh Thi: “….Còn bác sĩ Phan Quang Đán (tức Phan Huy Đán ) thì vẫn được tự do. Bằng chứng là ông còn có thể “tham gia” cuộc đảo chính tháng 11 năm 1960 và bị một thiếu tá cùng họ và chữ lót Phan Huy sỉ nhục ngay trước mặt, khi sĩ quan này nói to với tướng Nguyễn Chánh Thi rằng: “Đ.M. chúng nó xôi thịt đó. Toàn là bọn xôi thịt cả, đại tá ơi . Vị sĩ quan Phan Huy này muốn nói: ông Đán (hay có lẽ cả ông luật sư Hoàng Cơ Thụy nữa, cho nên mới dùng hai chữ “chúng nó”, và không biết có ngụ ý gom cả ông Phan Huy Quát, cũng cùng họ Phan Huy vào đó không?) muốn lợi dụng “Cách Mạng” nhảy ra vào phút chót để “ăn có” .
Chú thích : Tui chỉ bàn về một số thành phần của các đảng phái sau khi các lãnh tụ tiên khởi anh hùng của họ đã tuẫn quốc à nha .
Xét cho cùng thì Tôn Thất Đính, Nguyễn Chánh Thi và Phan Quang Đán đều là “xôi thịt” cả !
Tôn Thất Đính và Nguyễn Chánh Thi là dân võ biền, mù tịt về chính trị, bị Phan Quang Đán, Nhất Linh (nguyễn Tường Tam) làm quân sư quạt mo, khích động với những hứa hẹn, vì thế mà mấy anh ngu tướng cắm đầu làm đảo chánh, “dọn cỗ” cho đám chính khách xôi thịt xơi.
Nhưng khi giết được ông Diệm rồi thì cả lũ mới lòi cái bản mặt ngu ra, chẳng tên nào ra hồn. Xây dựng thì khó, phá hoại quá dễ là thế!
- Nếu ông Ngô Đình Diệm không chết, VNCH chưa chắc thua
- Nếu Mỹ không tháo chạy sớm, VNCH chưa chắc thua
- Nếu mấy người chóp bu không hèn nhát, VNCH chưa chắc thua
- Nếu dân quân cán chính dũng cảm hơn, VNCH chưa chắc thua
- Nếu không bị mấy người ăn cơm quốc gia đâm sau lưng, VNCH chưa chắc thua
Còn gì nữa không hả các bác, à còn nếu VC không đánh, VNCH chưa chắc thua!
Thua đâu mà thua, đó là di tản chiến thuật thôi, quân lực VNCH còn nguyên cả mà, có chết mấy người đâu, di tản chiến thuật ra hải ngoại chờ thời, coi lễ lạt ngày quân lực ở hải ngoại thì rõ à.
Cố trung tương Nguyễn chánh Thi gọi đây là đám hát bô. Quân đội không còn tổ quốc không còn cứ đeo lon toàn là tướng là tổng thống thủ tướng chẳng có ai là trung sĩ binh nhì cả Coi vậy còn tệ hơn tướng hát bộ sân khâu. Trên sân khấu tướng, vua còn có vài ngươi lịnh ĐÃ vậy lính bộ binh xanh ôlive chảng thấy đâu chỉ toàn là rằn ri.Chinh phủ lưu vong đươc thế giới công nhân thì lãnh tụ của họ đi đến dâu đều được đón tiêp nghi thức quốc khạch. Còn tổng thống VNCH tự nhận đi các nơi chẳng được đồng hương đón tiếp.
Bởi vậy mà cả lũ tướng tá, lãnh đạo đảng phái, chính khách xôi thịt sau ngày 30.4.1975 bị lùa vào trại cải tạo để học hỏi, mở mắt ra. Vậy mà nhiều kẻ cũng vẫn chưa hiểu được CS.
Lịch sử không có chữ “nếu”. Mà muốn nói đến “nếu” thì thế này:
- Nếu Mỹ không bỏ rơi VNCH thì TQ éo dám đánh cướp Hoàng Sa
- Nếu VNCH không sụp đổ 1975 thì bức tường Bá Linh không bị giật sập 1989
- Nều Bức tường Bá Linh không sụp đổ thì liên bang Xô-Viết đã không tan vỡ 1991
- Nếu VNCH không sụp đổ 1975 thì TQ đã không đánh VN 1979
- Nếu Xô-Viết không sụp đổ thì CSVN đã không khúm núm ôm chân ba Tầu.
- Nếu Mỹ không bỏ cấm vận cho CSVN vào 1995, bây giờ dân VN vẫn đói khổ, vì các nước tư bản không đổ tiền vào VN, NVHN cũng không thể đem tiền về giúp thân nhân.
Hi, đồng ý với gạch đầu dòng cuối cùng của TN
Không đồng ý với: Nếu VNCH không sụp đổ 1975 thì bức tường Bá Linh không bị giật sập 1989: hai sự kiện này chẳng có gì liên quan
Các gạch đầu dòng còn lại tôi nghĩ có liên quan nhưng chưa chắc đã đóng vai trò quyết định!
Những sự kiện xảy ra trên thế giới thường hay liên kết với nhau như hiệu ứng Domino, cứ cái này dựa hoặc kéo theo cái kia, chữ “nếu” chỉ có thể đặt vào giả định, còn lịch sử thì dứt khoát không bao giờ có chữ nếu!
Một điều khẳng định chắc chắn như đinh đóng cột rằng: Nếu VNCH không sụp đổ 1975 thì đã không có làn sóng tị nạn CS, không có ĐànChimViệt hôm nay, và chúng ta cũng không gặp nhau ở đây.
“Bọn Việt cộng khi chúng chửi ai thì là chính chúng chửi chúng” . Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước kia mãi đến năm 1975 khi bị mất nguồn bom đạn, săng nhớt mới rã ngũ , còn ngày nay lãnh thổ Việt ngày càng teo dần , ngư dân liên tiếp bị giết chóc, bắt bớ, đòi tiền chuộc, tất cả điều này xảy ra là vì bọn Tàu cộng xâm lược và bè lũ Việt cộng hèn nhát . Hai năm qua, báo chí Bắc kinh còn liên tục đòi bợp tai , đá đít , dậy dỗ tập đoàn Việt cộng Nguyễn phú Trọng -Nguyễn tấn Dũng một bài học, trong khi 500000 tên của cái lực lượng gọi là Quân Đội Nhân Dân Việt Nam “gà nuốt dây thun” và 260000 tên công an thuộc loại “bánh tráng nhúng nước” thì nín khe , mặt tái xanh lè , thỉnh thoảng mới ú ớ được hai tiếng ” tàu nạ , tàu nạ ” .
Bè lũ Việt cộng hèn quá đến nỗi nhà văn Dương Thu Hương phải thốt lên rằng:” Về mặt đại cuộc, tôi thấy trong toàn thể lịch sử nước Việt, có lẽ cái triều đình Cộng sản hiện nay là cái triều đình hèn hạ và khốn nạn hơn tất cả những triều đình bán nước trước kia mà tiêu biểu là Lê Chiêu Thống. Lê Chiêu Thống có cầu cứu Tàu nhưng chưa bán một mảnh đất, chưa ký một hợp đồng chui, không hèn đến múc độ dám phạm luật của tổ tiên là nhượng đất cho giặc…”.
TK vừa nhận được một E-mail do người bạn chuyển, nói về “Những lời tâm sự của cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận” liên quan đến cuộc đảo chánh ông Diệm 1963.
Nhận thấy bài viết này của tác giả Mạc Vân có giá trị, có thể góp phần vào sử liệu. Xin được post lên đây để rộng đường dư luận:
Trích đoạn: “Hai tuần sau đó nhân dịp tướng Dương văn Minh ra Huế cùng đem theo đứa con trai độ 10 tuổi và có ghé lại thăm: Ngài kể: Xin trích: Dương văn Minh vừa nói vừa đặt tay lên đầu đứa con: “Thưa Cha con thề trên đầu con của con là con không giết Tổng Thống.”
Ngài trả lời: “Chuyện đáng tiếc đó đã xảy ra rồi bây giờ làm sao đừng để cho quân Mỹ vào.”
Nói đến đây ngài ngưng một vài phút và kể tiếp. Tướng Trần văn Đôn có đến gặp ngài trong câu chuyện tướng Đôn đã nói: “Các tướng lãnh Việt Nam thật nhục nhã xấu hổ.”
Chắc Ông Đôn muốn ám chỉ đến các tướng đảo chánh trong đó có ông.
Vài tháng sau tướng Tôn Thất Đính ra Huế làm tư lệnh Quân Đoàn I đã có ghé lại thăm ngài: Ngài mời tướng Đính uống rượu.
Tướng Đính vừa uống rượu vừa khóc và nói: Xin trích nguyên văn: “Thưa Cha, con mà giết Tổng Thống thì cũng như con giết cha con. Cho con một Sư Đoàn là con dẹp sạch bọn đó”.
Bấm vào dưới đây đọc tiếp:
NHỮNG TÂM SỰ LỊCH SỬ CỦA ĐỨC CỐ HỒNG Y NGUYỄN VĂN THUẬN
Cám ơn tác giả MẠC–VÂN
Cụ Cao Xuân Vỹ lúc đó ở cạnh Tổng thống Diệm lên tiếng đồng ý với ý kiến của Đại tá Duệ bị Tổng thống Diệm lên tiếng trách:
“Tôi là Tổng tư lệnh quân đội. Tôi lại ra lệnh cho quân đội đánh quân đội à? Tôi còn mặt mũi thấy quân đội nữa không? Có chi thì ngồi giải quyết, chứ quân đội là để chống Cộng, sao lại đem đánh nhau?”
Tôi (Phạm Quốc Thái) không chỉ đồng ý với cụ Cao Xuân Vỹ mà càng thêm khâm phục ý chí và tinh thần trách nhiệm của Tổng Thống Diệm khi nói câu này!
Trong khi miền Nam ca tụng ông Ngô Đình Diệm là yêu nước thì miền Bắc cũng ca tụng ông Hồ Chí Minh là yêu nước. Nếu cả hai ông đều yêu nước cả thì chế độ thích hợp nhất là một chế độ đa đảng vì yêu nước nào chỉ có một mình lãnh tụ nào đó mà có nhiều người Việt Nam cũng yêu nước.
Xét về đường lối của ông Ngô Đình Diệm thì có nhiều điểm đúng. Ngoài những kế hoạch phát triển chăn nuôi, nông nghiệp, chế độ Ngô Đình Diệm đưa ra khẩu hiệu “Lao Tư Lưỡng Lợi”, nghĩa là lao động và tư sản đều có lợi. Điều này khác với chủ trương của ông Hồ là giai cấp vô sản phải tiêu diệt giai cấp tư bản và dành độc quyền làm chủ đất nước. Ngày nay đảng CSVN phải bỏ luận điệu tiêu diệt tư bản mà quay ra nói cả lao động và tư sản đều có lợi trong nền kinh tế thị trường. Nghĩa là giống như chủ trương của chế độ Ngô Đình Diệm. Điều này cho thấy ông Diệm cũng có những chủ trương đúng đắn nhưng chỉ không giỏi bằng ông Hồ về mặt dùng các chiêu bài lôi kéo quần chúng dùng bạo lực để đàn áp đối lập. Như vậy một lãnh tụ giỏi dùng các chiêu bài chống thực dân, đế quốc, nhân danh lòng yêu nước để lôi kéo quần chúng dùng bạo lực mà tiêu diệt được đối lập nhưng chắc gì lãnh tụ đó đã có đường lối hoàn toàn đúng. Rốt cuộc chế độ đa đảng, không dùng bạo lực để tiêu diệt đối lập là chế độ tạo điều kiện cho nhiều người yêu nước, có cách nhìn đúng đắn ra hoạt động.
Ở miền Bắc chỉ có ông Hồ Chí Minh độc quyền lãnh đạo. Những ai “yêu nước” khác với ông Hồ đều bị thẳng tay tiêu diệt, vì thế mà họ đạt được mục đích.
Còn miền Nam lắm cha con khó lấy chồng, “yêu nước” loạn xà ngầu, mỗi người “yêu nước” kiểu khác nhau, đưa đến cảnh bát nháo xáo trộn, tranh giành, đâm chém lẫn nhau, lật đổ chính quyền, đưa đến ngày 30.4.1975.
Rành rành như vậy mà đến nay vẫn còn nhiều người chưa mở mắt ra được!
Tại miền Nam vào những năm từ 1970 trở đi tình hình ổn định mặc dù cho tự do. Miền Nam bị mất do bị quân đội CS từ miền Bắc vào đánh chiếm chứ không phải vì đa đảng nên hỗn loạn mà sụp đổ. Các ký giả ngoại quốc đã ghi nhận vào các tháng trước ngày 30 tháng 4, 1975, tình hình tại Sài Gòn vẫn yên ổn mặc dù quân đội đang phải chống lại sự tấn công của bộ đội từ miền Bắc vào trên mặt trận. Như thế có nghĩa là xã hội miền Nam ổn định và mối đe dọa làm sụp đổ miền Nam là từ phía quân đội từ miền Bắc. Các cán bộ CS cũng phải nhận là về sau này, chính quyền miền Nam bắt các cán bộ CS nên nhiều người phải bỏ ra bưng trốn, nên phong trào biểu tình quậy phá của CS tại các thành thị giảm bớt hẳn đi mặc dù chính quyền cho dân tự do.
Minh Đức quên rằng từ 1970 trở đi tình hình tạm ổn định là vì sau trận đánh Tết Mậu Thân 1968 quân CS bị tổn thất cần phải có thời gian chấn chỉnh, đôn quân để có những trận đánh quyết liệt vào 1973 cho hoà đàm Balê và dứt điểm 1975.
Cũng đừng quên rằng nếu miền Nam không vì đảng phái hỗn loạn, đòi hỏi tự do quá trớn, thì CS không thể len lỏi vào chính quyền để rồi bị vỡ từng mảng, đưa đến ngày 30.4.1975.
Nguồn cội chính vẫn là do cuộc đảo chánh 1.11.1963, tất cả những tổ chức quan trọng, cán bộ trung kiên của Đệ nhất VNCH đã bị tiêu diệt, cán bộ VC đã bị bắt trước đó được thả, giống như thả cọp về rừng.
Chính quyền VNCH không vỡ ra từng mảng mà chính là CS không thể hoạt động trong vùng thành phố . Mối đe dọa cho VNCH vào những năm cuối không phải là vì lực lượng CS nằm vùng phá hoại mà vì bộ đội đưa từ miền Bắc vào.
Cần đánh giá lại Ngô Đình Diệm! (nguoibatcao)
Ông Diệm và người em là cố vấn Ngô đình Nhu đã bị đám tay chân lãnh tiền của Mỹ để làm đảo chánh và giết chết ngày 2-11-1963, dù rằng có người hùa theo với Việt cộng, chỉ trích đường lối lãnh đạo của ông độc tài, nhưng không ai nêu lên rằng ông Diệm hay ông Nhu đã để lại trong bất cứ ngân hàng nào ở ngoại quốc một số tiền do tham nhũng.
Thêm dẫn chứng khác để bạn đọc có thể hiểu được đức hạnh và uy tín của cố Tổng thống Ngô đình Diệm. Dưới đây là trích đoạn trong bài viết của ông Trương phú Thứ dưới nhan đề VÒNG HOA TƯỞNG NHỚ:
“…Cuộc đời của TT Ngô Đình Diêm là một mẫu mực của đức tính liêm khiết, trong sạch bên cạnh những khả năng vượt bậc về hành chánh, chính trị, kinh tế và quân sự. Học gỉa Vương Hồng Sển trong tác phẩm Hơn Nửa Đời Hư đã diễn tả cảnh sống khó nghèo của TT Diệm: “mặc bộ đồ tussor may kiểu áo bốn nút cổ lỗ sĩ, đã trổ vàng vì qúa lâu năm, cổ vai đã xùi”. Linh mục Đỗ Minh Tâm hiện giúp một xứ đạo Mỹ tại Saint Paul, MN kể lại: “lễ Chúa Giáng sinh năm 1958, TT Diệm dự lễ tại một khu dinh điền ở tỉnh Kiến Hòa (Bến Tre). Lễ xong thì TT và tôi ăn cơm nếp với thịt gà còn các binh sĩ ăn thịt con bê thui. TT Diệm cởi giầy ngồi trên cỏ, tôi thấy Ngài mang một đôi vớ rách.”
Xin bấm vào đây đọc tiếp: Đôi Dòng Nhìn Lại Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm
Nếu ông Nhu và ông Diệm không bị ám sát. Hoàng Sa bây giờ sẽ không thuộc về Tam Sa của Trung Cộng.
Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà, mỏ dầu chưa được khám phá. Nhưng ta đã khai thác cát trắng. Loại cát này dùng để chế biến thành thuỳ tinh, pha lê. Công ty Catraco được thành lập để khai thác nguồn tài nguyên này. Và ta đã đều đặn xuất càng loại cát này sang Nhật Bản. Cũng trong thời gan này, công việc nghiên cứu giá trị kinh tế của mỏ phân chim trong khu vực hai quần đảo này đang dược tiến hành tốt đẹp.
Từ đó cả Trung Hoa Dân Quốc ( tức Đài Loan) và Trung cộng đều nhảy vào tranh chấp, bên nào cũng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về họ. Riêng với Trung Hoa Dân Quốc, đang có mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam Cộng Hoà.
Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà sau nhiều lần công bố xác nhận chủ quyền của mình trên hai quần đảo này, tổng thống Ngô Đình Diệm đã có một cử chỉ bày tỏ chủ quyền của Việt Nam một cách rất đặc biệt. Ông mặc quốc phục ra kinh lý đảo đảo Ly Sơn, thường được gọi là cù lao Ré, nơi có miếu Hoàng Sa. Trong suốt chín năm cầm quyền, đây là lần duy nhất ông mặc quốc phục khi đi kinh lý. Đến năm 1961, ông ban hành sắc lệnh 174NV, thành lập một xã mới với tên gọi là xã Định Hải, bao gồm trọn quần đảo Hoàng Sa, trực thuộc quận Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam, do một cơ quan hành chánh trông coi.
Và từ đó cho đến hết thời Việt Nam Cộng Hoà I, không thấy có những tuyên bố nhận chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ các nước chung quanh nữa. ( Trích)
Sau 50 năm lịch sử được rõ ràng. Hoa kỳ đã cho phổ biến những hồ sơ mật.Các nhà Sử gia đã cập nhật hoá sự thật về TT Diệm. Một trong những Sử gia đương thời làm việc trong lãnh vực miền Nam Việt Nam và TT Diệm là giáo sư tiến sĩ Sử học Edward Miller, người đã viết một bài tiếng Việt đăng trên BBC là “Đánh giá lại Ngô Đình Diệm” của giáo sư tiến sĩ Sử Edward Miller: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/04/090415_ngodinhdiem_miller.shtml
Ngoài ra tôi còn được biết Harvard University Press sẽ cho xuất bản, một quyển sách của GS Miller với tựa đề “Ngo Dinh Diem, the United States, and the fate of South Vietnam” (Ngô Đình Diêm, Hoa Kỳ, và đệnh mệnh của miền Nam Việt Nam).
Kính
NH
Edward Miler is The mission of Taiwan (Hội truyền giáo ) ?