WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bài học yêu nước qua tấm gương Ngô Đình Diệm

TT Ngô Đình Diệm. Ảnh Google

Trong buổi thuyết trình với Sinh viên cao học khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, một sinh viên đặt câu hỏi “tại sao nước Đức đã phát triển một cách nhanh chóng và trở thành nước giầu nhất Âu châu mặc dù đất nước họ bị tàn phá nặng nề sau thế chiến thứ hai?“. Người viết đã trả lời rằng, „trong những thập niên gần đây những quốc gia phát triển nổi bật là Nhật, Đức, Hàn quốc, Do Thái và Đài Loan. Đặc tính rõ rệt chung của 5 Dân tộc này là lòng yêu nước và tự hào Dân tộc. Một thí dụ nhỏ là khi sản xuất một cái muỗng (thìa) mang tên nước họ, vì tính tự hào Dân tộc họ cố sức sản xuất cái muỗng (thìa) với chất lượng cao nhất để xuất cảng ra nước ngoài để người tiêu dùng nể nang Dân tộc họ. Do đó sản phẩm của họ được mua nhiều và đất nước họ được phát triển“.

Trong hai bài “Thời nào Dân Việt sướng nhất?“ người viết đã so sánh mức lương người dân trong các thời đệ nhất, đệ nhị Cộng hoà với mức lương người dân Việt vào năm 2006 là năm có thể nói là sung túc nhất của thời kỳ XHCN trước khi xảy ra những cuộc khủng hoảng liên tục từ năm 2008. Kết quả cuộc so sánh là người dân trong thời đệ nhất Cộng hoà có mức lương cao nhất mặc dù tài chánh hỗ trợ từ nước ngoài vào nước ta thời đấy thấp nhất.

Tại sao thời đệ nhất Cộng hoà người dân sống sướng hơn thời năy mặc dù chế độ đó đã chấm dứt trước đây 49 năm? Chẳng lẽ người dân Việt thời bấy, theo logic được trên đây, yêu nước hơn các thời kỳ về sau? Việc chứng minh lòng yêu nước của người dân Việt thời bấy giờ rất khó khăn, chúng ta cùng lật lại những trang sử để cùng xem xét lòng yêu nước của lãnh tụ thời đó đại diện qua Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông.

Trong bài nhận xét ngắn này, chúng ta cùng tìm hiểu thân thế của Tổng thống Diệm là nền tảng hun đúc con người và cũng là nền tảng cho mọi quyết định hành động của ông. Sau đó chúng ta cùng xem xét một số tình huống ông giải quyết trên nển tảng quyền lợi đất nước hay quyền lợi bản thân?

Thân thế

Thân sinh của Tổng thống Ngô Đình Diệm là cụ Ngô Đình Khả, người đã sáng lập trường Quốc Học Huế là ngôi trường đầu tiên tại Việt Nam dậy theo chương trình Đông và Tây, và làm tới chức Thượng Thư Phụ Đạo Đại Thần thời Vua Thành Thái. Cụ Khả là bạn thân của các nhà cách mạng nổi danh thời đó như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Do mưu toan một cuộc cách mạng ôn hoà của Vua Thành Thái bị bại lộ, thực dân Pháp gán cho nhà Vua chứng bịnh điên, ép các quan trong triều đình ký sớ xin Vua thoái vị rồi đưa đi an trí ở Phi châu. Riêng chỉ có một mình cụ Ngô Đình Khả không ký, sau đó cụ từ quan và bị thực dân Pháp cho tước mọi quyền lợi, bổng lộc. Gia đình cụ sống rất khó khăn, cảm phục khí phách của đồng liêu, cụ Tôn Thất Hân đã ngần giúp cụ Khả mỗi tháng 10 đồng để chi dùng.[1]

Ngoài người cha ruột ông Diệm còn có một cha đỡ đầu đã đóng góp rất nhiều trong việc giáo dục tinh thần ông là Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài. Khi người Pháp tham lam muốn đào mả Vua Tự Đức để lấy của thì Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài là người duy nhất trong triều đình chống đối. Cho nên dân chúng miền Trung kính trọng khí tiết của hai cụ đã truyền tụng với nhau rằng: „Đày Vua không Khả, đào mả không Bài“

LM Trần Qúy Thiện đã mô tả nền giáo dục mà TT Diệm đã được hấp thụ như sau:

“Ngoài việc hấp thụ những đức tính cao đẹp và lòng yêu nước nồng nàn của thân phụ và nghĩa phụ, cậu Diệm còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho Giáo và Thiên Chúa Giáo. Thực vậy, nếu Nho Giáo đã hun đúc ông Diệm thành một con người thanh liêm, tiết tháo và cương trực thì nền giáo dục Thiên Chúa Giáo đã đào tạo ông Diệm thành một con người đày lòng bác ái, vị tha và công chính.[2]

Trước khi lìa đời, cụ Khả căn dặn ông Diệm rằng:

„Diệm con có đủ đức tính cần thiết để trở thành người lãnh đạo tốt, con phải lãnh đạo.“
và cụ nói với các con:

„Các con phải cùng với nó (ông Diệm) dành lại nền độc lập hoàn toàn, thì mới thực hiện được công cuộc cải tạo xã hội, xoá bỏ bất công được“.
Tất cả các con cụ đã thề sẽ cùng với ông Diệm thực hiện bằng được ước nguyện của cụ[3].

Khi Vua Bảo Đại lên ngôi vào năm 1932, nhà Vua đã mời ông Ngô Đình Diệm lúc đó là Tuần vũ Phan Thiết làm Thượng Thư Bộ Lại (Thủ tướng). Trong chức vụ quan trọng này ông đề xướng hai điều với chính quyền bảo bộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc Kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884 và hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận mọi vấn đề. Vì không được toàn quyền Pháp Pasquier chấp nhận, ông từ chức ngày 12 tháng 7 năm 1933[4].

Ông Diệm trở về sống tại nhà của thân sinh gần Huế và đi dậy học Thiên Hựu (Providence). Ông từ chối mọi sự mời mọc của Nhật, Việt Minh, Bảo Đại và không tham gia vào bất cứ chính quyền nào lập sau Đệ Nhị Thế Chiến. Có một lần ông bị Việt Minh bắt và giải đến Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh mời ông tham gia chính phủ nắm bộ nội vụ nhưng ông từ chối.

Năm 1951, ông Diệm qua Mỹ sống phần lớn trong các chủng viện Maryknall, Lakewood, Ossining và đi vòng quanh nước Mỹ để vận động độc lập cho Việt Nam. Tháng 5 năm 1953 ông sang Pháp, Bỉ. Tháng 6 năm 1954 ông nhận lời mời của Quốc trưởng Bảo Đại trở về Việt Nam làm Thủ tướng.

Giáo hội ở trong quốc gia chứ không phải quốc gia ở trong giáo hội

Dưới thời Pháp các chủng viện Công giáo không chịu ảnh hưởng, kiểm soát bởi chính quyền. Vào năm 1958/59 Tổng thống Ngô Đình Diệm cho thay đổi luật Chủng viện Công giáo, điều luật mới xếp hệ thống giáo dục Chủng viện Công giáo tương đương với các trường tư thục, dưới sự chi phối của Nha Tư thục. Hàng giáo phẩn Công giáo coi đây là một cưỡng chế tự do tôn giáo. Các Linh mục nhiều điạ phận đồng loạt đứng lên phản đối. Đức Khâm sứ Toà thánh trực tiếp can thiệp nhưng Tổng Thống Diệm nhất định không thay đổi. Một số Linh mục xin vào yết kiến, Tổng thống nghe xong rồi trả lời rất ngắn ngủi „Giáo hội ở trong quốc gia chứ không phải quốc gia ở trong giáo hội[5]“.

Chủ quyền quốc gia, quyền lợi Tổ quốc là trên hết

Năm 1961 cộng sản gia tăng khủng bố nên Tổng thống Diệm cần phải tăng cường quân đội. Hoa kỳ cũng cho tăng viện trợ quân sự và lợi dụng tình thế họ đòi hỏi Tổng Thống Diệm phải cải cách, „biến miền Nam Việt Nam thành một chế độ chính trị dân chủ theo kiểu Mỹ và để người Mỹ đồng cai trị miền Nam[6]“. Đòi hỏi này Tổng Thống Diệm không chấp thuận và đề nghị chính phủ Mỹ ký kết với Việt Nam một hiệp nghị phòng thủ song phương tương tự như Mỹ đã ký kết với Đại Hàn nhưng không được Tổng Thống Kennedy đáp ứng. Một số chính khách Mỹ, trong đó có Đại sứ Elbridge Durbrow với chủ chương cứng rắn là buộc Tổng Thống Diệm chấp nhận đề nghị cải cách của Mỹ. Nếu không thì lật đổ ông và kiếm người thay thế.

Có lần ông Nhu đặt câu hỏi với ông John Mecklin, một người Mỹ có chủ trương lật đổ TT Diệm, Giám đốc sở báo chí Hoa Kỳ kiêm phát ngôn viên toà Đại sứ Mỹ tại Sàigòn, tại sao chính phủ Mỹ không giúp Việt Nam như kiểu giúp Tito ở Nam Tư là viện trợ vật chất nhưng không xâm phạm vào hiện tình của xứ được giúp đỡ? Qua cuốn sách của ông John Meklin được xuất bản vào năm 1965 mang tựa đề „Mission in torment: an intimate account of the U.S. role in Vietnam“ (Sứ mệnh trong đau khổ: một mật báo về vai trò của Mỹ tại Việt Nam) đòi hỏi cải cách của Mỹ được nêu trên dẫn đến việc thành lập một chính quyền trong bóng tối thuộc Toà Đại sứ Mỹ, nhiệm vụ của chính quyền trong bóng tối này là xét những việc cần làm sau đó đốc thúc chính quyền miền Nam Việt thi hành.

Đại úy Lê Châu Lộc cho biết trước khi tiếp xúc với Đô đốc Felt vào năm 1962, Tổng thống Diệm rất đăm chiêu, đọc kỹ nhiều tài liệu và thảo luận với rất nhiều người. Trong phần người Mỹ muốn đưa quân vào tham chiến tại Việt Nam, Tổng thống Diệm đã nói với Đô đốc Felt với đại ý như sau:

“Trong cuộc chiến đấu chống lại Cộng sản quốc tế chúng tôi cần sự giúp đỡ. Ngó quanh khắp thế giới không ai có thể giúp chúng tôi, ngoài người MỹNhưng cuộc chiến này tế nhị lắm! không chỉ thuần tuý giao tranh bằng súng đạn, mà có cả chiến tranh tâm lý, có công tác tuyên truyền. Chúng tôi vừa mới đuổi được người Pháp đi sau bao nhiêu năm chúng tôi chịu ssự đô hộ của họ. Nếu bây giờ người Mỹ lại tới đây, hiện diện trên đất nước tôi bằng những đạo quân tác chiến. Người dân Nông thôn vốn chất phát, họ sẽ nghĩ rằng người Mỹ đến đây cũng chẳng khác chi người Pháp trước kia. Như thế tôi biết làm sao giải thích cho đồng bào tôi hiểu. Vì dân tôi rất nặng lòng với nền độc lập, không muốn chủ quyền bị xâm phạm… Tôi mong rằng người Mỹ hiểu cho tôi. Vì nếu tôi chấp nhận cho quân đội tác chiến Mỹ ở đây, tôi nói làm sao với dân tôi bây giờ?[7]“

Trong cuộc đi viếng vùng Tràm chim với Tổng Thống Diệm và một số Bộ trưởng, Đại sứ Nolting có dò ý yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cho Mỹ sử dụng căn cứ Cam Ranh, tháng 3.1963 đại ttướng Harkins lại ngỏ ý qua ngã tướng Khánh, nhưng Tổng Thống Diệm đều từ chối[8]

Tháng 10 năm 1963 nhân dịp về thăm nhà tại Huế Tổng Thống Diệm đã hàn thuyên rất lâu với cụ Võ Như Nguyện, một cựu cộng sự viên thân tín mà Tổng Thống Diệm đã quen biết từ thuở ông thường đi lại với cụ Phan Bội Châu. Tổng thống cho cụ Nguyện biết mưu toan của Mỹ muốn làm cuộc đảo chánh và nguy hiểm đang chờ ông:

„Sẽ nguy hiểm lắm! Mỹ sẽ chơi sỏ tôi. Nếu tôi accepter (chấp nhận) những chuyện của hắn (thay đổi cho Mỹ đem quân vào Việt Nam) thì yên, nhưng còn chi uy tín của Tổng Thống, còn chi uy tín của nước Việt Nam.[9]“

Trong quyển „Bên giòng lịch sử“ Linh mục Cao Văn Luận đã viết lại cuộc gặp gỡ của ông với TT Diệm vào tháng 10,1963, sau cuộc viễn du Hoa kỳ ông đã đề nghị với TT Diệm:

„-…Bây giờ, thưa cụ chúng ta cần người Mỹ, lệ thuộc nhiều vào người Mỹ, chịu ảnh hưởng nặng nề vì sự thương hay ghét của họ. Nếu không vì những lợi ích thiết thực mà phải cải tổ chính phủ, thì cũng nên vì để làm hài lòng người Mỹ mà cải tổ, để họ khỏi phá hoại. Cụ cũng đã hiểu câu châm ngôn “ai chi tiền thì kẻ đó cai trị”. Hiện nay người Mỹ đang chi tiền. Nếu cụ cứng rắn quá sẽ bị bẻ gẫy.

Ông Diệm có dáng suy nghĩ, lo lắng, chú ý hơn lúc đầu một chút:

- Nếu bây giờ chúng ta nhượng bộ Mỹ một bước thì Mỹ sẽ đòi thêm, biết nhượng bộ đến bao giờ cho vừa lòng họ? Tôi muốn võ trang cho Bảo An, Dân Vệ, Thanh niên Chiến Đấu, Mỹ không chịu. Tôi muốn tăng cường quân đội, Mỹ từ chối không chiụ cấp vũ khí và phương tiện, Mỹ chỉ mưốn đưa quân sang Việt Nam thôi[10]“.

Trân quý mạng sống người dân, mạng sống người lính

4 giờ chiều ngày 01.11.1963 đại sứ Lodge lần thứ hai trong ngày gọi điện thoại nói chuyện với Tổng Thống Diệm, đề nghị anh em Tổng thống Diệm rời dinh Gia Long đến tỵ nạn tại Toà đại sứ Mỹ và sau đó sẽ thu xếp để anh em ông xuất ngoại, nhưng Tổng thống Diệm đã từ chối. Đến 4:30 Tướng Đôn điện đàm cùng Tổng thống Diệm yêu cầu ông từ bỏ mọi quyền hành và xuất ngoại vì quân đội đã đứng lên đảo chánh và đã vây chặt thành Cộng Hoà cùng dinh Gia Long. Tổng thống Diệm nói như quát trong điện thoại „Quân mô? Vây ở mô?“. Thực sự lực lượng đảo chánh không đáng kể. Sư đoàn 5 còn ở ngoài đô thành. Phú Lâm, Khánh Hội, Chợ Lớn, Cầu Chữ Y, Thị Nghè còn bỏ trống. Các Tướng lãnh tưởng rằng, khi đọc hiệu triệu trên đài phát thanh thì các cánh quân của Quân đoàn ÌI (trong đó có sư đoàn 5) đã vây chặt thành Cộng Hoà và dinh Gia Long. Trên thực tế quân đảo chính còn rời rạc, lẻ tẻ, chưa vượt qua được cầu Phan Thanh Giản và cầu Thị Nghè vì bị Lữ Đoàn Phòng vệ Phủ Tổng Thống chận lại.[11]

Đại Tá Duệ đã tường thuật rằng, ông được báo cáo từ nhiều nguồn cho biết phòng thủ ở Bộ Tổng tham mưu rất sơ sài chỉ có một số tân binh quân dịch ở Quang Trung lên tăng cường mà thôi nên ông đề nghị Tổng thống cho quân kéo lên đánh thẳng vào Bộ Tổng tham mưu bắt các Tướng.Tổng thống không đồng ý và ra lệnh qua sĩ quan tùy viên rằng [12]:
„Bảo Duệ đừng nóng nảy, Tổng Thống đang liên lạc với các tướng lãnh để cố tránh đổ máu“

Cụ Cao Xuân Vỹ lúc đó ở cạnh Tổng thống Diệm lên tiếng đồng ý với ý kiến của Đại tá Duệ bị Tổng thống Diệm lên tiếng trách:

„Tôi là Tổng tư lệnh quân đội. Tôi lại ra lệnh cho quân đội đánh quân đội à? Tôi còn mặt mũi thấy quân đội nữa không? Có chi thì ngồi giải quyết, chứ quân đội là để chống Cộng, sao lại đem đánh nhau?[13]“

Trong bài phỏng vấn với ông Minh Võ, cụ Cao Xuân Vỹ cho biết lúc đó không phải chỉ có Lữ đoàn Phòng vệ phủ Tổng thống xin lên tấn công mà còn đại đội Biệt kích thuộc Lực lượng Đặc biệt cũng báo cáo là phòng vệ các Tướng ở Bộ Tổng tham mưu rất yếu, xin được cùng 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn Phòng vệ Phủ Thổng thống đột kích bắt sống các Tướng đảo chánh. Nhưng Tổng thống Diệm.

Từ nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn, sáng ngày 02/11/1963 Tổng thống Diệm đã liên lạc với các Tướng đảo chánh và các Tướng đã cho xe „rước“ Tổng thống và ông cố vấn Nhu về Bộ Tổng tham mưu.

Theo tiết lộ của LM Jean, ông đã thuyết phục anh em Tổng thống Diệm không nên gặp các tướng đảo chánh, nhưng hai ông từ chối[14]:

„Xin Tổng thống và ông Cố vấn nghĩ lại. Chính tôi sẽ dưa Tổng thống và ông Cố vấn đến một nơi an toàn nhất.“

Tổng Thống Diệm:
Cảm ơn Cha, tôi thấy không có gì nguy hiểm cả. Cá nhân tôi đã dâng trọn cho Chúa và Mẹ Maria nhưng tôi vẫn còn là nguyên thủ quốc gia. Tôi còn trách nhiệm với dân.“

Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu bị các tướng đảo chánh mà Tổng thống Johnson gọi là “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” (a goddam bunch of thugs) ra lệnh giết chết trên chiếc xe M113 sau khi họ đón hai ông từ nhà thờ Cha Tam.

Phản ứng sau cuộc sát hại TT Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu

Khi đuợc tin ông Diệm bị lật đổ, ông Hồ Chí Minh nói với ký giả cộng sản danh tiếng, Wilfrid Burchett: „Tôi không thể ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế“”.

Nguyễn Hữu Thọ nói với báo Nhân Dân: „Sự lật đổ Diệm là một món quà mà Trời ban cho chúng tôi.“

Khi tướng Võ Nguyên Giáp và những đồng chí còn sống sót của ông gặp Ông McNamara ở Hà Nội tháng 11 năm 1995, họ nói rằng: „Chính sách Kennedy ở Việt Nam sai lầm hết chỗ nói. Ngô Đình Diệm là một người có tinh thần quốc gia, không khi nào ông chịu để cho người Mỹ dành quyền điều khiển chiến tranh, và sự người Mỹ dành quyền đã đưa người Mỹ đến thất bại đắt giá. Cho nên, kết quả của cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm năm 1963 là sự kết thúc sớm [sự hiện diện] Hoa Kỳ ở Việt Nam, một điều đáng làm cho người ta ngạc nhiên“ [15]

Những người gần gũi Tổng thống giờ phút cuối kể lại cho họ hàng, bè bạn về cách hành xử của Tổng thống mặc dù cái chết bản thân mình đang cận kề, nhưng nhất quyết không để người khác phải đổ máu để bảo vệ bản thân ông. Nên dân chúng đã truyền nhau câu vè:

„Đày Vua không Khả,
đào mả không Bài,
hại dân không Diệm“

Bài học từ Tổng thống Ngô Đình Diệm

Lòng yêu nước, tinh thần Dân tộc là sợi dây chắc chắn nhất, bền bỉ nhất và chân thành nhất liên kết mọi con dân của Dân tộc.Vì sự liên kết đó dựa trên một nền tảng duy nhất là quyền lợi Dân tộc, Tổ quốc. Tổ quốc Việt Nam đã được cha ông chúng ta gầy dựng và gìn giữ từ hơn 4000 năm qua cho dù phải trải qua nhiều cuộc chiến với kẻ thù xâm lược. Dân tộcViệt Nam đáng tự hào là có được những trang sử oai hùng với Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi vv… Dân tộc và đất nước chỉ được phát triển thực sự, nếu những tinh hoa của Dân tộc được phát huy.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một tấm gương sáng về cho sự thanh liêm, lòng yêu nước, tính tự cường, sự bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước mà mọi con dân nước Việt cần phải nuôi dưỡng và phát huy. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, gìai đoạn đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Giai đoạn mà chính người Việt lại đàn áp, bắt bớ, đánh đập, giam tù đồng bào của mình, bởi vì họ thổ lộ lòng yêu nước lên tiếng đòi hỏi quyền lợi Dân tộc, đòi hỏi chủ quyền đất nước. Giai đoạn mà lòng ái quốc, tinh thần Dân tộc bị trừng phạt, hèn nhát, tinh thần vọng ngoại được ban thưởng. Chính sách này rõ ràng nhằm tiêu diệt Dân tộc Việt Nam.

Là người Việt Nam, chúng ta phải có trách nhiệm bằng mọi cách hoá giải Quốc nạn hiện nay để giao lại cho thế hệ sau một Tổ quốc Việt Nam tốt đẹp hơn Tổ quốc mà chúng ta đã nhận lại từ thế hệ trước.

Xã hội biến chuyển không ngừng, đặc biệt là tốc độ biến chuyển xã hội trong giai đoạn toàn cấu hoá hiện nay rất nhanh đến độ khó lường trước được. Chế độ chính trị tại Việt Nam do đó sớm muộn rồi cũng sẽ thay đổi không bằng cách này cũng bằng cách khác.

Những trang lịch sử Việt Nam sau này chắc chắn sẽ không ca tụng ông Tổng Bí thư A, Chủ tịch B, Thủ tướng C có được gia tài kếch sù trị giá 10 tỉ Mỹ kim mà lịch sử sẽ nguyền rủa các ông đã không thi hành trách nhiệm của mình đối với đất nước mà chỉ biết lợi dụng chức vụ vơ vét của công làm giầu bản thân và gia đình để mặc người dân phải sống vất vưởng, khổ cực.

Nhưng lịch sử Việt Nam sẽ ca ngợi các ông bà trong ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN tương tự như lịch sử thế giới hiện nay đang ca ngợi Gorbachov và lịch sử Miến Điện sẽ ca ngợi Chính quyền Quân nhân Miến Điện. Nếu các ông, bà vì Nước, vì Dân từ bỏ quyền lợi cá nhân, đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Dân tộcViệt Nam, đồng thời thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ ôn hoà tương tự như ở Miến Điện. Vì đó là điều kiện triệt hạ hệ thống tham nhũng rất hệ thống và qui mô hiện hữu từ vài chục năm qua trên đất nước Việt Nam và đó cũng là điều kiện để mọi tầng lớp người dân Việt hết lòng, hết sức tham gia tái kiến thiết quê hương.

Tháng 11 năm 2012

© Nguyễn Hội

© Đàn Chim Việt

————————————————–

[1] Nguyễn văn Minh: Giòng họ Ngô Đình giấc mơ chưa đạt.
[2] LM Trần Quý Thiện: Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm Với Những Bài Học Lịch Sử.
[3] Nguyễn văn Minh: Giòng họ Ngô Đình giấc mơ chưa đạt.
[4] Có tài liệu ghi ngày 01.09.1933
[5] Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 112, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước)
[6] Hoàng Ngoc Thành; Thân Thị Nhân Đức: Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tr.198.
[7] Vĩnh Phúc: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, Tr. 462-464, Nhà xuất bản Tam Vĩnh 2006
[8] Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 477, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước)
[9] Vĩnh Phúc: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, Tr. 488, Nhà xuất bản Tam Vĩnh 2006
[10] Cao Văn Luận: „Bên Giòng Lịch Sử“ http://truyen.catbui.info/re.php?keng=9783
[11] Nguyễn Hữu Duệ: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh T.T. NGÔ ĐÌNH DIỆM; Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 470, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước)
[12] Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 521-522, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước)
[13] Vĩnh Phúc: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, Tr. 579, Nhà xuất bản Tam Vĩnh 2006
[14] Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 549, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước)
[15] Tôn Thất Tùng: Cộng sản nghĩ sao về Tổng thống Ngô Đình Diệm?

100 Phản hồi cho “Bài học yêu nước qua tấm gương Ngô Đình Diệm”

  1. Trung Kiên says:

    Với chín năm, 1954-1963 vừa khôi phục lại miền Nam, dẹp loạn sứ quân, đương đầu với những khó khăn, áp lực bởi thực dân Pháp và Mỹ, lại vừa phải chiến đấu chống lại cuộc xâm lăng của CS-Bắc Việt…Thế mà ông Diệm đã vượt được mọi khó khăn để xây dựng nền Đệ Nhất Cộng Hoà và tạo nền móng DÂN CHỦ – TỰ DO cho miền Nam Việt Nam.

    Đau đớn thay, ông Ngô Đình Diệm đã bị ngay chính những người mệnh danh là NVQG đang tâm lật đổ và sát hại, rồi sau đó họ đã hèn hạ, bịa chuyện xuyên tạc, vu khống và bôi xấu ông Diệm, vị lãnh tụ đầu tiên của VNCH, để chạy tội!

    Cái chết của ông Diệm kéo theo hai người em là Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và thêm một người có công lớn với chế độ là ông Phan Quang Đông!

    Biến Động Miền Trung
    Liên Thành

    Sau khi đọc những gì ông Liên Thành viết, những gì ông Đông viết cho vợ trước khi bị xử tử, rồi đối chiếu với bản “KHẨU CUNG PHAN QUANG ĐÔNG” do những người “mệnh danh cách mạng” ghi lại, tôi thấy có nhiều điều trong “bản khẩu cung” không ổn, có một cái gì đó không tự nhiên, khiên cưỡng (!)

    Có thật đó là những lời nói của ông Phan Quang Đông, hay do những bàn tay đao phủ cố ý giàn dựng để giết ông???

    Vụ tuyên án tử hình ông Giuse Phan Quang Đông sau 01-11-1963”
    L/S Trịnh Quốc Thiên

    Cho đến nay, với những bịa đặt dối trá của những tên phản tướng viết chạy tội, cho phép tôi nghi ngờ “bản khẩu cung” này của ông Phan Quang Đông…

    Xin phép DCV cho tôi post những links hướng dẫn lên đây để bạn đọc thẩm định.

    Cám ơn tác giả Liên Thành và LS Trịnh Quốc Thiên.

    • Phạm Quốc Thái says:

      Bọn tướng lãnh bất tài vô đức giết ông Diệm, phá nát nền Đệ Nhất Cộng Hoà, là Dương Văn Minh và đồng bọn đã cùng với Mỹ khai tử VNCH, dâng miền Nam cho CSVN ngay từ ngày 1.11.1963.

      Nhờ vào tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân và dân VNCH mà miền Nam tự do đã cầm cự được thêm 12 năm, cho đến ngày 30.4.1975 mới bị sụp đổ!

  2. conmeo says:

    Đất nước VN không của riêng ai nên chế độ nào phản dân hại dân độc tài đạo phiệt là bị nhân dân kéo xuống. Đừng có cố vực nó dậy, tô son trét phấn cho người mang mười chữ bất: bất trung, bất nghĩa, bất tín, bất trí, bất tài… như NDD để phè phỡn bòn rút nhân dân nữa.

  3. Sự thật vẫn là sự thật says:

    Sự thật vẫn là sự thật. Cá nhân con người có thể xuyên tạc sự thật, nhưng lịch sử qua nhân chứng thật không thể bị xuyên tạc. Hy vọng những kẻ không chấp nhận sự thật bằng nhãn quan bất đồng tiêu cực để bôi nhọ người mình không thích hãy cố gắng nhìn lại lương tâm của sự xét đoán sai lạc xem có bị cắn rứt hay không. Cầu chúc cho đất nước Việt có ngày thịnh vượng và luôn đoàn kết chung tay để sánh vai cùng các lân bang cho bớt tủi nhục. Cám ơn tác giả có bài viết hay và trung thực.

    • conmeo says:

      Muốn biết sự thật thì cứ đọc thông tin đa chiều, đối lập, ngoại quốc, phe mình phe ta như Nhật kỳ Đỗ thọ, Bên giồng lịch sử, hình ảnh nhân dân miền Nam ăn mừng nhà Ngô bị lật đổ, tài liệu từ các giáo phái, đạo giáo, dân thường, văn nghệ sĩ ( Phạm Duy) Hồi ký phạm Duy, chứ đừng nghe con mèo bôi nhọ nghe heheheh.

      • MẠNH says:

        Sự thật vẫn là sự thật. Chế độ Cộng Hòa của 2 vị tổng thống, dân miền Nam sống sung túc mặc dù đang đối đầu với cuộc chiến xâm lược của Đại Hán qua bàn tay của tên HCM. để trồng cái gông Bắc thuộc vào vận mệnh dân tộc. Điều này có ai thấy cần bàn cải gì không ? Tên Lê Duẩn đã tuyên bố ” ta đánh đây là đánh cho LX – TQ” !! Tại sao dân 1 nước VN lại đánh cho LX -TQ ?!! Anh đã lòi cái đuôi chỉ là 1 tên HÈN, PHẢN QUỐC làm tay sai cho ngoại bang để hại lại dân tộc VN !
        – NĐD chết vì không cho lính Mỹ tham chiến vào miền Nam, điều này đã nói lên lập trường của vị T.T họ Ngô. Một đằng quơ quào, bán biển đảo để ĐÁNH DÙM thằng giặc cướp nước TQ một cách VÔ LIÊM SĨ và THÚ VẬT. Một đằng thì nhất quyết không cho ngoại bang can thiệp vào tình hình đất nước . Qủa là 2 con người đã thể hiện rõ 2 bản chất : YÊU NƯỚC và BÁN NƯỚC !
        Và khi cái ÁC chiến thắng cái THIỆN, tức là cái BÁN NƯỚC nó thắng được cái YÊU NƯỚC, thì cái gì nó đến rồi nó sẽ phải đến : Một VN của ngày nay khi mà biển, đảo, tài nguyên bị giặc Tàu nó thâu tóm 1 cách NHỤC NHÃ, đến 1 đức bé gái 5 tuổi đời còn biết ôm băng rôn chốn TQ, thế mà có những tên như ” conmeo” , ” concho” lại giả vờ bị đui bẩm sinh, không nghe, không biết, không thấy ! chúng cứ tiếp tục ” meo” , ” gâu” trên các diễn đàn khi có những bài nói về 1 con người đúng nghĩa của 2 chữ con người như cụ NĐD đây .

      • Sự thật says:

        Ngày Việt Cộng chiếm toàn bộ sài gòn, lúc đó tôi thấy dân sài gòn tràn ra 2 lề đường đón chào Việt Cộng và ăn mừng Việt Cộng chiến thắng và tôi cũng không hiểu tại sao lại có quá nhiều người như vậy trong khi trước kia họ chống cộng? Những người này chắc bây giờ mới thấm cuộc sống sau mấy chục năm ngày họ ăn mừng chiến thắng. Ngày ông Ngo Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị ám sát, chính tôi thấy nhiều người buồn khóc,chỉ có số ít vui mừng và nhóm này chẳng khác hơn ai hết là nhóm kích động về tôn giáo…

      • Bút Thép VN says:

        Cũng vì quá nhẹ dạ, dễ tin lời tuyên truyền của VC mà ngày nay nhiều bà “mẹ anh hùng” và gia đình liệt sĩ trở thành nạn nhân, dân oan. Khi biết mình bị lừa thì đã trễ!

        http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/gia-inh-me-viet-nam-anh-hung-cung-phai.html

        “Gia đình Mẹ Việt nam Anh Hùng cũng phải thống thiết kêu gào cứu giúp vì bị đe dọa giết chết khi đi khiếu kiện suốt 30 năm nay vẫn chưa được giải quyết, không có lời phúc đáp. ( Đơn kêu cứu của gia đình Mẹ Việt nam Anh hùng tỉnh Khánh Hòa )”

        Miu hãy gõ vào đọc mà đối chiếu để mở mắt ra!

      • Bút Thép VN says:

        Còn như Miu vẫn chưa hiểu, chưa mở được mắt ra, thì vào đây mà đọc mà nghe này:
        http://www.youtube.com/watch?v=dEz3aUWGZLY&feature=related

  4. Tien Ngu says:

    Xác Phan đình phùng bị Khã trộn với thuốc súng bắn đi?

    Có thiệt hôn đó cha nội? Bữa đó Sơn có mặt tại chổ, tai nghe mắt thấy chắc? hay tài liệu giáo điếm…chứng minh?

    Mắc cười quá. Chuyện….phong thần bán bánh kẹp thế mà Sơn tàng tàng mang ra…láo tỉnh.

    Khâm phục.

    • TRĂNG NGÀN says:

      LUẬN VÀ LÝ

      Điều cần thiết của luận chính là lý. Luận mà không lý là luận ngu dại, dốt nát. Lý mà không luận là non yếu, không ai tin được, không thuyết phục ai được. Cho nên lý và luận luôn đi đối với nhau như hình với bóng, như hai mặt của một vấn đề là như thế. Mọi sự tuyên truyền dối gạt dù nó xuất phát từ nguyên nhân, lý do, mục đích nào cũng đều là gian tà, bởi vì nó luôn luôn ngụy lý, ngụy luận. Người ta chỉ có thể nói tình ngay lý gian, không ai nói được tình gian lý ngay là như thế. Lý gian là lý của của cách tà ma. Tình gian thì tự bản chất nó là gian rồi, lý ngay không thể có được, hay chỉ là ngụy tạo để bênh vực, lấp liếm cho tình gian đó, hoặc là gian cả về lý nữa, thế thôi.
      Ở Huế và cả miền Trung trước kia không ai không biết câu “Đày vua không Khả, đào Mả không Bài”. Câu này là câu cửa miệng của nhiều người lúc đó nên không thể không khách quan hay không thể không là sự thật được. Câu này nhằm xác nhận tư cách, phẩm chất cơ bản của hai ông Khả và Bài, còn mọi nhận định, dữ kiện khác cũng phải qua đó mà nhận thức thì mới gọi là thần trọng hay chính xác được.

      NON NGÀN
      (16/11/12)

      • NựcNội says:

        Kụ NonNgàn nuận ní cái kiểu chi mô mà nạ kwá! Nì hí, khi đọc cái câu ”Đày vua ko Khả, đào mả ko Bài” thì ai cũng thấy ngay rằng đó là một sự ”thanh minh, ThanhNga” hay cải chính, hoặc chối chạy một việc đã xảy ra mà người ta cứ cho là ”mình” làm! Ở đây người chối chạy là là 2 nhânvật kwyềnkao, chứctrọng, vàng bạc đầy kho cho nên việc dùng kwyềnhành và tiền bạc để đặt vè bắt ép hoặc thuê trẻ con hát đồngdao thì kwá dễ!!! Phải???

      • ĐỈNH NGÀN says:

        LƯỠI KHÔNG XƯƠNG

        Ở đời lưỡi vốn không xương
        Tha hồ mà nói vạn đường cũng xong
        Thế nên cốt ở tấm lòng
        Giữ điều ngay thẳng mới mong thành người
        Còn như treo trả ngược xuôi
        Cũng là cóc nhái ruồi bu vậy mà
        Nên gần chỉ thấy lá đa
        Còn xa mới thấy cây đa to đùng
        Người khôn giữ mức trung dung
        Còn bao anh dại đều cùng lệch pha
        Quý hồ trong cõi người ta
        Chỉ người chính đính mới ra con người

        THƯỢNG NGÀN
        (16/11/12)

      • Trung Kiên says:

        Đừng vội bức xúc và cũng không nên nực nội, mà hãy bình tâm suy xét về câu:

        Đày Vua không Khả, Đào mả không Bài“.

        Những kẻ xấu miệng tìm mọi cách dèm pha, vu khống. Chỉ vì bọn họ quá ghen tương, ích kỷ hẹp hòi, nên bị che lấp trí khôn, cố tình xuyên tạc sự thật và biến câu khen ngợi trên đây thành châm biếm đối với hai vị tiền bối khả kính!

        Cụ Nguyễn Hữu Bài thuộc một dòng họ nổi danh trong lịch sử : NGUYỄN TRÃI (1380-1442), đại công thần của Vua Lê Thái Tổ mà các thế hệ Nguyễn Hữu là hậu duệ.

        Năm 1907, Thượng Thư Ngô Đinh Khả, thân phụ của Tổng Thống Ngô Đinh Diệm, đã phản đối việc lưu đày Vua Thành Thái, 28 tuổi, sang đảo La Réunion.

        Năm 1908 Khâm Sứ Mahé hành động như một thổ phỉ, đòi khai quật mộ Vua Tự Đức để lấy vàng bạc châu báu. Cụ Nguyễn Hữu Bài đã chống đối quyết liệt hành động thô bạo này.

        Hai vị Thuợng Thư đã bất kể hậu quả, chống đối công khai các hành vi bất xứng của Pháp. và thái độ của các Cụ đã được dân chúng ca ngợi và truyền tụng :

        Đày vua không Khả, Đào mả không Bài” là thế!

  5. Trung Kiên says:

    Cũng là người viết về ông Diệm, nhưng tác giả Nguyễn Hội đã cống hiến độc giả “mâm cỗ” với những thức ăn chế biến bằng thịt ngon, cá tươi và những hạt cơm trắng ngần, thơm ngon, qua những điều tốt đẹp mà ông Diệm đã cống hiến cho nhân dân Việt Nam. (Cám ơn tác giả Nguyễn Hội)!

    Ngược lại, Đại Nghĩa và Trần Gia Phụng trưng cho độc giả thấy mâm cỗ “Ngô Đình Diệm” bằng những miếng thịt xương xẩu cùng với cơm gạo hẩm có mùi hôi… mà hai người này đã bỏ công lượm lặt từ những kẻ quấy hôi, phá thối ông Diệm!

    Những con người này thiếu cái tâm là ở chỗ đó!

  6. May Vu says:

    Tấm gương YÊU NƯỚC của Tổng Thóng Ngô đình Diệm ?
    Đăt CÂU HỎI – Ông yêu NƯỚC nào ? Dân tộc nào ?
    Tham khào qua Ba cay truc ,Saigon echo,NVCL .,Sách hiếm , Thì mổi BÌNH LUÂN ,NHÂN XÉT riêng một KIỂU ,Và Viêt nam chúng ta có Văn hóa TIÊU CỤC (TỐT KHOE XẤU CHE ) và sự bao che ,dung dưỡng (giống như U.S /Mỷ đen ) nên các CỘNG ĐỒNG đầy dẩy TỆ NẠN ?
    TÔN GIÁO và CHÍNH QUYỀN riêng biệt (Seperate CHURCH and STATE ) ,TT ở Hoa kỳ nhiều năm mà quên mất ? Dân số VN lúc đó 17 triệu (1 triệu di cư CG ) Câu hỏI và trả lời mấy Pro hoài NGÔ đả CÓ sẳn rồi là chính XÁC hơn ai hết ? KHỎI BÀN CẢI (luật biễn đông TQ Tôn thất Thiện ) thành Tôn thất THIỆT (dối ) ? Do đó TT yêu Dân nào nước nào thì mới có 1/11/63 xãy ra .?
    - Còn về ẤP CHIẾN LƯỢC Công lao Cố vấn N-Đ- Nhu lập ra KHẢ NĂNG ngăn chăn đươc Cộng sản ?
    - GIỎI như vậy làm sao Mỷ /U.S lật đổ ,cắt viên trợ ? Van lý trường thành nào cãn được quân NGUYÊN MONG CỔ , ? ẤP CHIẾN LƯỢC nào kiên cố bằng căn cứ KHE SANH ? ĐIÊN BIÊN PHỦ ? VN Miền nam có hàng NGÀN ấp ,xả ,quận ,nhất là TỈNH lớn gấp gần 10 căn cứ Khe sanh , 1 tớ 3 sư đoàn mới có khả phòng thủ ,mà Hoa kỳ phải bỏ mà DI ĐỘNG ? Quân lính MNVN có khả năng bao nhiêu mà bảo vệ khi chiến tranh DU KÍCH trở nên QUY ƯỚC ?
    - Và Nếu VN ,TT không lật đổ ..thì SẺ ra sao ? (của ông Thiện ý ) nhà quân sư chiến lươc ..biết lá BĐQ biên phòng đồng hóa Biệt kích US /Mỷ Trai B nào ,chỉ huy đồng bào DÂN TỘC (Thượng ) ,,? Lúc cón cố vấn U,S còn giử được ,và giao cho ông Thiện Ý thành THIẾN Ý ?
    Để trả lời nếu TT Ngô đình Diêm không lật đồ thì ông và tôi CHÚNG TA ĐÃ tị nạn tại nghỉa trang THƯƠN
    TIẾC (Biên hòa ) rồi ? Và tính tới 37 năm thì thêm 20 triệu chiến sỉ ,đồng bào hi sinh ? MNVN giáp RỪNG (Lào ,Kampuchia ) không như NAM HÀN Xung quanh là BIỄN ,cho nên U,S Hoa kỳ càng cắt sớm VIỆN TRỢ là chúng ta về NƯỚC TRỜI sớm hơn ?
    Thật ra PHỦ PHÀNG người cám ơn là CỤ SÁU THẸO (TT Nguyển vThiệu ) tham gia đảo chánh 1/11 là
    ngưới BỎ CHẠY và kế là TT hai (2) ngày Dương văn Minh ĐẦU HÀNG mà ông và tôi + gần 3 triệu dân VN có CƠ HỘI rời xứ sang đây và “ĐỜI SỐNG TỐT ,ĂN NÊN LÀM RA ” mả cố tình quên mất ? nhưng mấy ông hoài NGÔ luôn miêng phải CHẮC CHẮN càm ơn CỤ DIÊM (là chuyện không bàn cải được ) CỨNG NHẮC ,chịu thua mấy ông luôn ?

  7. Vô Vi says:

    Tôi không biết có đúng là Cần Lao Công Giáo hoặc ông Diệm đã thề thốt như ông Chưng Sơn viết hay không. Tôi chỉ biết những câu trên là của ông Chưng Sơn viết ra, nên đã mạo muội góp ý với Ông bên bài ‘Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960′, và xin lập lại ở đây rằng:

    1/ Cộng Sản là tội ác của nhân loại, Liên Xô đã vứt bỏ CNCS vào thùng rác từ những năm 1991. Năm 2006 Hội Đồng Châu Âu đã lên án CS và đồng hoá chủ nghĩa này với tội ác. Vậy những ai thề thề tiêu diệt CS vô thần đều đáng được khen ngợi!
    2/ Đảng phái phải góp phần xây dựng xã hội và đất nước, đảng phái mà phá hoại, làm loạn thì đáng bị tiêu diệt. Vậy những ai thề tiêu diệt các đảng phái phản loạn đều là những người yêu nước, hoan hô!
    3/ Đạo Phật đặt trên 2 nền tảng cốt lõi là Nhân Quả và Luân hồi, dậy chúng nhân tu thân tích đức. Hãy nhớ 14 lời dạy của Đức Phật:
    1/ Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
    2/ Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
    3/ Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    4/ Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị
    5/ Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình
    6/ Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
    7/ Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti
    8/ Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã
    9/ Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
    10/ Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ, trí tuệ
    11/ Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
    12/ Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung
    13/ Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
    14/ An ủi lớn nhất của đời người là bố thí

    Tất cả những kẻ lạm dụng Phật giáo để kích động hận thù, chia rẽ thì đều là ma quỉ, Satan. Vậy những Phật tử thề tiêu diệt Phật Giáo ma qủy đều rất đáng được kính phục, vì như thế là can đảm, dám đứng ra bảo vệ Phật Pháp và Đạo Phật của mình.

    • ChuNghien says:

      Đừng ngu mà diệt quỷ ma
      Satan quỷsứ là cha chung đó con à!
      Không ma, ai đẻ ra cha?!,
      Ma đe chúng sợ, chúng mới thờ cha con à!!!

      • Bút Thép VN says:

        ChúNghiện phát nghiện nữa rồi
        Sata quỷ sứ chúng thừa mưu mô
        Là cha những kẻ hồ đồ
        Việt gian, giả dối, hận thù, điêu ngoa

  8. xoathantuong says:

    Một bài viết rất đáng đọc.

    Cần thẩm định lại giá trị của ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
    Tôn Thất Thiện
    http://www.bacaytruc.com/index.php?option=com_content&view=article&id=100:cn-thm-nh-li-gia-tr-ca-ong-ngo-inh-dim-ton-tht-thin&catid=35:hi-lun&Itemid=56

    Trích đoạn:

    “- Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, Một cuộc cách mạng, của Tiến sĩ Phạm Văn Lưu, và Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn.

    …Tác phẩm của hai Tiến sĩ Phạm Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Tấn … là một công trình sử học, đúng nghĩa của nó, nghĩa là thỏa mản những tiêu chuẩn về khoa học của những trường đại học lớn của thế giới: khảo sát tường tận, hoàn toàn khách quan, dữ kiện được cân nhắc kiểm tra kỹ lưởng, trình bày một cách bình tĩnh, vô tư, ngôn ngữ đứng đắn…

    Hai tác giả trên đây tốt nghiệp từ Đại Học Monash University ở Melbourne, Úc, và đã từng là giáo sư của đại học đó. Họ đã chọn Việt Nam và giai đoạn Ngô Đình Diệm là đề tài luận án tiến sĩ, và những bài họ viết được trích từ luận án của họ.

    …Tuyên truyền Cộng sản và các giới phản chiến “politically correct” Tây Phương đã không ngớt quả quyết rằng Ông Diệm là người của Mỹ, được Mỹ lựa chọn và đưa lên làm thủ tướng và yểm trợ hết mình. Phần khác, gần đây lại có tác giả quả quyết rằng: Ngô Đình Diệm do chính phủ Pháp đưa lên cầm quyền và được Pháp hổ trợ.

    Cả hai luận cứ nêu trên đều là những quả quyết vu vơ, và đã bị TS Phạm Văn Lưu phản bác với những dữ kiện rất vũng chắc không thể phủ nhận được, vì rút ra từ các điện văn mật trao đổi giữa những tòa đại sứ Mỹ ở Paris, Sài Gòn, Bộ Ngoại Giao Mỹ và Tòa Bạch Ốc, và với chính phủ Pháp. Các điện văn đó được bạch hóa và phổ biến trong những năm gần đây đã cho ta biết được sự thực đích xác về những gì đã xảy ra ở Việt Nam trong những năm 1954-1956, thời gian mà Ông Diệm chấp chánh và ổn định tình hình.

    …Lý do thật sự của thái độ nầy là sự bực bội của họ trước thái độ cứng rắn, không nhân nhượng của Ông Diệm. Nói cho đúng, quan chức Pháp cũng như quan chức Mỹ ở Sài Gòn hồi đó bực bội với Ông Diệm vì Ông tỏ ra một người không dễ bảo. Nói trắng ra, Ông Diệm không chịu làm bù nhìn, dù là của Pháp hay của Mỹ, nhất là khi những đề nghị của họ vi phạm độc lập, danh dự, và tương lai của Việt Nam.”

  9. quang phan says:

    Thành tích triệt hạ “cách mạng” là đây :

    Trong cuốn ‘Về Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước’, tướng Bắc Việt Văn Tiến Dũng, trên trang 16, đã thú nhận: ”Chỉ tính trong 4 năm từ 1955-1958: Cả miền Nam tổn thất 9 phần 10 số cán bộ, đảng viên. Ở Nam Bộ, khoảng 7 vạn cán bộ, đảng viên ta bị địch giết, gần 90 vạn cán bộ bị bắt… Riêng Trị-Thiên chỉ còn 160 so với 23.400 đảng viên trước đó”

    Trong tài liệu Phản Bội Hay Chân Chính do cán bộ cộng sản Lê Văn Chấp soạn thảo có đoạn viết như sau:
    “Thành tích chống Cộng của mật vụ Ngô Đình Cẩn/Dương Văn Hiếu (Đoàn Công Tác Đặc Biệt) thật kỳ diệu. Chúng đánh thẳng vào cơ quan đầu não của các Đảng bộ miền Trung như Liên Khu Ủy 5, Tỉnh ủy Thừa Thiên, Thành ủy Huế, rồi Đà nẵng. Tiến xuống miền Nam, chúng tấn công Đặc Khu ủy Sài gòn Chợ lớn, Thủ biên, Cần thơ. Nổi bật nhất là mật vụ miền Trung đánh bắt gọn các lưới Tình Báo Chiến Lược (TBCL) của ta trải suốt từ Bến Hải đến Sài gòn chỉ có một năm” .

    Ngô triều mang “nợ máu” với “nhân dân” như vậy nên ngày nay được tự do ngôn “loạn” trên các trang mạng hải ngoại, bọn du kích nằm vùng “trăm hoa đua nở” chửi rủa “bọn đồ tể ngày xưa”.

  10. Trần Bảo Thịnh says:

    Lịch sử không bao giờ có chữ “nếu”, mà đã là “nếu” thì không phải là lịch sử nữa, vì Lịch sử là những gì đã diễn ra.

    Tôi vào web bacaytruc đọc được bài viết nầy của tác giả Thiện Ý: NẾU TỔNG THỐNG DIỆM KHÔNG BỊ LẬT ĐỔ VÀ SÁT HẠI, VIỆT NAM SẼ RA SAO?

    Khi đọc xong bài viết tôi ngồi nghiệm lại những gì đã xảy ra ở Việt Nam, bỗng cảm thấy có cùng một suy nghĩ như tác giả.

Mục phản hồi đã đóng