Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960
1.- TÌNH HÌNH CHUNG TRƯỚC ĐẢO CHÁNH
Sau khi thành lập năm 1955, tình hình an ninh và chính trị Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) khả quan được vài năm thì bị xáo trộn trở lại vào đầu thập niên 60, có thể vì nhiều lý do:
Thứ nhất, tại Hà Nội sau hội nghị Trung ương đảng ngày 13-5-1959 và Đại hội III đảng Lao Động (từ 5-9 đến 10-9-1960), Bắc Việt Nam (BVN) quyết định tấn công Nam Việt Nam (NVN) mà CS nói là”giải phóng” miền Nam bằng võ lực. Theo hiệu lệnh nầy, du kích cộng sản nằm vùng tại NVN từ năm 1954, hoạt động trở lại, quậy phá và tấn công khắp nơi. Miền Nam bắt đầu mất an ninh.
Thứ hai, hiến pháp VNCH ngày 26-10-1956 thừa nhận quyền tự do lập hội (điều 15), tự do nghiệp đoàn (điều 23), nhưng không đề cập đến quy chế chính đảng, quyền lập chính đảng và quyền đối lập chính trị. Chế độ Ngô Đình Diệm không chấp nhận bất đồng chính kiến và đối lập chính trị. Các đảng phái bị đánh dẹp trừ đảng Cần Lao do Ngô Đình Nhu lãnh đạo. Đảng Cần Lao là đảng duy nhất có quân ủy tức ủy ban đảng trong quân đội, ngược với truyền thống đứng ngoài các đảng phái chính trị của quân đội VNCH. Những lãnh tụ đối lập với chính quyền Diệm lần lượt bị bắt giam. (Sau nầy có một số tướng lãnh và sĩ quan gia nhập đảng phái là cá nhân bí mật vào đảng, trong khi tập thể quân đội đứng ngoài đảng.)
Ông Diệm đi vào con đường sùng bái cá nhân. Rõ nhất là ngay từ năm 1955, mỗi lần chào cờ bất cứ ở đâu, bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” đều được trình diễn tiếp ngay sau bản quốc ca. Bài hát xưng tụng “Ngô tổng thống, Ngô tổng thống muôn năm...” Ông Diệm biết, nghe, và chứng kiến việc suy tôn mình trong các buổi lễ, mà không ra lệnh sửa sai, dẹp bỏ, nghĩa là ông Diệm đồng lòng với sự suy tôn nầy. (Bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” do Thanh Nam đặt lời, Ngọc Bích phổ nhạc.)
Sau khi củng cố được địa vị, trong công việc cai trị, tổng thống Diệm chỉ tin tưởng và trọng dụng những người trong gia đình, những đảng viên Cần Lao và những thủ hạ thân tín chung quanh gia đình của ông. (Vĩnh Phúc, Những huyền thoại & sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, California: Nxb. Văn Nghệ, 1998, tr. 24.) Ngoài ra, “Sau khi đã vững chỗ ngồi, ông [Diệm] quay qua thanh toán những người đã từng sát cánh với ông, đã từng phò tá ông trong những lúc hoạn nạn khó khăn…” (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 446), nên nhân tài lần lượt tránh xa ông Diệm, nếu không bị ông thanh toán.
Thứ ba, lúc đó dân chúng than phiền về nạn tham nhũng và lạm quyền của một số viên chức chính phủ hay đảng viên Cần Lao, càng ngày càng gia tăng, làm tổn hại đến uy tín chính trị của chế độ Diệm. Sách hồi ký của các tướng lãnh hay các nhân vật chính trị đương thời đều đề cập đến nạn tham nhũng thời kỳ nầy. (Ví dụ: các sách của Đỗ Thọ, Trần Văn Đôn, Nguyễn Trân, Nguyễn Bá Cẩn …) Tham nhũng thời ông Diệm còn giới hạn chứ không tràn lan như cộng sản ngày nay.
Quốc hội lập pháp khóa 2 được bầu ngày 30-8-1959. Cũng như quốc hội khóa trước, đại đa số đắc cử đều thân chính quyền. Tại Sài Gòn, Nguyễn Trân đắc cử ở quận I và Phan Quang Đán đắc cử ở quận II, nhưng cả hai đều bị “Ủy ban hợp thức hóa” của Quốc hội loại bỏ, vì cho rằng các ông vi phạm luật bầu cử. Ai cũng biết ông Diệm sử dụng Ủy ban hợp thức hóa của Quốc hội để loại bỏ những nhân vật đối lập. (Đoàn Thêm, 1945-1964, Việc từng ngày, Hai mươi năm qua, California: Xuân Thu tái bản, tr. 260.)
Chính phủ Diệm kiếm cách ngăn chận đối lập chính trị, nhưng cũng không cản được 18 chính khách trong Ủy Ban Tiến Bộ và Tự Do, hội họp tại khách sạn Caravelle ở Sài Gòn ngày 26-4-1960, cùng ký kháng thư công khai phản đối chế độ Diệm. Kháng thư nầy thường được gọi là “Tuyên ngôn Caravelle”, phản đối việc kiểm soát báo chí, tố cáo nạn bè phái và yêu cầu tổng thống Diệm nới rộng chính phủ, tái lập các quyền tự do căn bản. (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, California: Nxb. Xuân Thu , 1992, tr. 324.) Mười tám người nầy là (theo thứ tự A, B, C, họ, chữ lót, tên): Hồ Văn Vui (linh mục), Huỳnh Kim Hữu, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Tăng Nguyên, Nguyễn Tiến Hỷ, Phạm Hữu Chương, Phan Huy Quát, Phan Khắc Sửu, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Hương, Trần Văn Lý, Trần Văn Tuyên, Trần Văn Văn. (Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, California: Nxb. Xuân Thu, 1989, tt. 168-169.) Mười tám chính khách nầy thuộc nhiều tôn giáo khác nhau và có nhiều người đã từng giúp đỡ hay cộng tác với ông Diệm.
Các nhân sĩ ký tên vào bản “Tuyên ngôn Caravelle” không bị chính phủ Diệm bắt giam, một phần vì các nhân sĩ nầy uy tín khá lớn, thuộc nhiều thành phần xã hội, tôn giáo và chính trị, kể cả một số đã từng cộng tác với ông Diệm, và một phần khác vì áp lực của Tòa đại sứ Hoa Kỳ.
Lúc đó, về phía Hoa Kỳ, tòa đại sứ ngầm yêu cầu chính phủ Diệm tìm cách cải cách chính trị. Có lần đại sứ Elbridge Durbrow thúc đẩy tổng thống Diệm nên gởi cố vấn Ngô Đình Nhu ra nước ngoài, nhưng tổng thống Diệm không nghe theo những yêu cầu về phía Hoa Kỳ. (Thomas L. Ahern Jr., CIA and the House of Ngo, tr. 138.)
Để đáp ứng tình thế mới, tổng thống Diệm cải tổ chính phủ ngày 18-10-1960, không nới rộng mà chỉ thay đổi các chức vụ sau: bộ trưởng Quốc phòng: Nguyễn Đình Thuần thay Trần Trung Dung; bộ trưởng Nội vụ: Bùi Văn Lương thay Lâm Lễ Trinh; bộ trưởng Tư pháp: Nguyễn Văn Lượng thay Nguyễn Văn Sĩ.
Một biến chuyển quốc tế ảnh hưởng nhiều đến nền chính trị Việt Nam là vào ngày 8-11-1960, trong cuộc tranh cử ở Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ John F. Kennedy, ứng cử viên đảng Dân Chủ, đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, đánh bại ứng cử viên của đảng Cộng Hòa là Richard Nixon. Nixon nguyên là phó tổng thống trong chính phủ Dwight David Eisenhower (tổng thống hai nhiệm kỳ1953-1961). Thay đổi tổng thống mới theo chính đảng đối lập ở Hoa Kỳ, báo hiệu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trên thế giới nói chung và về Việt Nam nói riêng sẽ có những thay đổi mới.
2.- DIỄN TIẾN CUỘC ĐẢO CHÁNH
Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 do một nhóm sĩ quan cấp tá lãnh đạo. Các nhân vật chính trong binh biến nầy là các trung tá Nguyễn Triệu Hồng, Vương Văn Đông, đại tá Nguyễn Chánh Thi (tư lịnh Lữ đoàn Nhảy dù), và các thiếu tá Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu…
Theo Nguyễn Chánh Thi, thì chính ông ta là người chủ xướng cuộc đảo chánh. (Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: một trời tâm sự, California: Nxb. Xuân Thu, 1987, tr. 115.) Tuy nhiên, theo luật sư Hoàng Cơ Thụy, hai trung tá Nguyễn Triệu Hồng và Vương Văn Đông (tùng sự tại Đại học Quân sự Sài Gòn) mới là những người chủ xướng cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 và đại tá Nguyễn Chánh Thi hợp tác vào giờ chót. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nam Á, 2002, tr. 2824.) Hoàng Cơ Thụy còn trưng ra bản cáo trạng của chính phủ Diệm sau khi cuộc đảo chánh thất bại, theo đó Vương Văn Đông và Nguyễn Triệu Hồng chủ xướng và ép Nguyễn Chánh Thi phải hợp tác.
Nhân vật chính về phía dân sự tham gia vào biến cố nầy lúc đầu là luật sư Hoàng Cơ Thụy. Trong cuộc họp tại nhà Hoàng Cơ Thụy vào đêm trước ngày đảo chánh, có một nhân viên CIA tên là George Carver. Về mặt nổi, Carver là một nhân viên USOM. (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 264-265.)
Lực lượng đảo chánh gồm 4 tiểu đoàn Nhảy dù (1, 3, 4, và 8) và Liên đoàn Biệt động quân. Sáng ngày 11-11-1960, khoảng 3G:30, nhóm đảo chánh bao vây dinh Độc Lập và chiếm nhà Bưu điện Sài Gòn. Viên sĩ quan phụ trách việc phá hệ thống điện thoại Sở Bưu điện thiếu hiểu biết chuyên môn, không phá được hệ thống khẩn cấp đặt dưới hầm nhà Bưu điện, nên từ dinh Độc Lập, nơi tổng thống ở và làm việc, tổng thống vẫn liên lạc được với bên ngoài. (Vĩnh Phúc, sđd. tr 266.)
Lực lượng đảo chánh tấn công thành Cộng Hòa (trên đường Thống Nhất, gần Thảo cầm viên tức Sở thú), nhưng Liên binh Phòng vệ Phủ tổng thống đóng ở đây, chống trả mãnh liệt.
Cho đến 5G:00 sáng ngày 11-11, phía đảo chánh chiếm được các vị trí sau đây: Bộ tổng tham mưu Quân đội VNCH (gần Tân Sơn Nhất), Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, Nha tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia và Nha Cảnh sát đô thành (lúc đó ở vùng đường Nguyễn Cư Trinh -Võ Tánh), Bộ Tư lệnh Quân khu thủ đô (lúc đó ở Hòa Hưng) và bắt giam tư lệnh quân khu là trung tướng Thái Quang Hoàng. Trong khoảng thời gian nầy (5G:00 sáng), một sĩ quan chỉ huy cuộc đảo chánh là trung tá Nguyễn Triệu Hồng bị tử thương ở gần dinh Độc Lập.
Lúc đó, trong Dinh Độc Lập, ngoài tổng thống Diệm, gia đình Ngô Đình Nhu, còn có Võ Văn Hải, chánh văn phòng tổng thống và đại úy Bằng, sĩ quan cận vệ, cùng bộ phận quân đội phòng thủ. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2843.) Quân đảo chánh tìm bắt thiếu tướng Nguyễn Khánh, nhưng trước đó vài tuần, Nguyễn Khánh đã dọn đến một ngôi nhà mới, nên phe đảo chánh không biết. Khi nghe súng nổ, Nguyễn Khánh kiếm cách trốn vào dinh Độc Lập lúc 3G:30 sáng. (Mark Moyar, Triumph Forsaken, the Vietnam War, 1954-1965, Cambridge: Cambridge University Press, 2006, tr. 110.)
Khoảng 8G:30 sáng 11-11-1960, Đài phát thanh Sài Gòn phát đi nhật lệnh của đại tá Nguyễn Chánh Thi, tự xưng là tổng tư lệnh quân đội cách mạng, gởi tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính, tố cáo nặng nề chính phủ Ngô Đình Diệm và kêu gọi quân đội hoàn thành nhiệm vụ cứu nước.
Trong khi đó, về phía chính phủ, tổng thống Diệm giao cho Võ Văn Hải, chánh văn phòng phủ tổng thống, nhiệm vụ liên lạc và nói chuyện với nhóm đảo chánh. Khoảng trước 9 giờ sáng ngày 11-11-1960, ông Hải gặp Nguyễn Chánh Thi, rồi gặp Vương Văn Đông. Ông Đông đồng ý điều đình, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm phải từ chức và “Hội đồng Cách mạng” sẽ bảo đảm an ninh cho gia đình ông Diệm ra nước ngoài. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2847.)
Trong dinh Độc Lập, từ sau 10 giờ sáng, tổng thống Diệm dùng hệ thống vô tuyến riêng, đọc lời kêu gọi các lực lượng trung thành với chính phủ đem quân về thủ đô dẹp cuộc đảo chánh, cứ khoảng 5 phút phát một lần. (Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.) Nguyên văn điện văn như sau: “Đây là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, ra lệnh cho Bộ chỉ huy các Quân khu: Đêm nay hồi 3 giờ sáng, một số sĩ quan trung cấp đã bội phản và phỉnh gạt binh sĩ để mưu đảo chánh tại Thủ đô. Hiện giờ Tổng tham mưu và Quân khu Thủ đô tạm thời gián đoạn liên lạc, một số sĩ quan cao cấp cũng mất liên lạc. Vậy các Tư lệnh Quân khu phải bình tĩnh và tự vệ cẩn mật để chờ lệnh của sĩ quan liên lạc Phủ tổng thống. Đại tá Trần Thiện Khiêm, Quân khu 5, phải cho đoàn Thiết giáp Mỹ Tho lên ngay đậu tại Phú Lâm chờ lệnh, và đại tá Trần Thiện Khiêm lấy một tiểu đoàn lên ngay tại Phú Lâm đợi lệnh.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)
Võ Văn Hải làm con thoi liên lạc giữa dinh Độc Lập và nhóm sĩ quan đảo chánh. Sau khi ông Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ 3 tại nhà trung tướng Dương Văn Minh, lúc 12G:30 ngày 11-11-1960, Vương Văn Đông điện thoại và nói chuyện trực tiếp với tổng thống Diệm. Tổng thống Diệm báo cho ông Đông biết là muốn cải tổ chính phủ thì phải theo thể thức hợp pháp, tức phải thông qua Quốc hội, nhưng ông Đông vẫn nhất quyết đòi tổng thống phải từ chức. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tt. 2849-2850.)
Chiều 11-11-1960, Võ Văn Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ tư tại nhà tướng Lionel C. McGarr, người mới thay tướng Williams đứng đầu đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ. Ông Hải đưa ra giải pháp dung hòa là lưu giữ tổng thống Diệm và giải tán chính phủ, chỉ định một thủ tướng mới nhằm thành lập chính phủ lâm thời. Trung tá Vương Văn Đông đồng ý, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm chính thức tuyên bố giải tán chính phủ.
Tối hôm đó, lúc 8 giờ tối 11-11-1960, tổng thống Diệm điện thoại cho đại tướng Lê Văn Tỵ, giao cho ông Tỵ trách nhiệm lập chính phủ quân nhân. Đại tướng Lê Văn Tỵ công bố trên Đài phát thanh một bản nhật lệnh lúc 9 giờ tối 11-11-1960, gồm ba điểm chính, nguyên văn như sau: “Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa,/ Giữa lúc cuộc chính biến nghiêm trọng diễn ra tại Thủ đô, hôm nay tôi đã hội đàm với Tổng thống Ngô Đình Diệm và đã đi đến những thỏa thuận sau đây để duy trì sự đoàn kết của Quân đội: 1) Tổng thống đồng ý giải tán chính phủ hiện tại sau khi đã thảo luận về vấn đề quốc sự với Ủy ban Cách mạng. 2) Với sự đồng ý của Ủy ban Cách mạng, Tổng thống ủy thác cho một số sĩ quan trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm thành lập một chánh phủ quân nhân lâm thời. Chánh phủ nầy tiếp tục cuộc chiến đấu chống Cộng sản để bảo vệ Tổ quốc. 3) Ngay sau khi nhận được lệnh nầy, tất cả các đơn vị phải lập tức ngưng bắn, tiếp tục hoạt động trở lại và phải luôn luôn bình tĩnh đề cao cảnh giác đề phòng sự phá hoại của Việt Cộng. KBC 4002, ngày 12 thánh 11 năm 1960 / Đại tướng Lê Văn Tỵ/ Tổng tham mưu trưởng QĐ/ VNCH.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tt. 144-145.)
Đến 6G:20 sáng 12-11-1960, bản “Tuyên cáo của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa” được đưa lên Đài phát thanh do tổng thống Diệm đọc. (Mark Moyar, sđd. tr. 112.) Nguyên văn bản tuyên cáo như sau: “Quốc dân đồng bào,/ Tiếp theo cuộc nổi dậy tại Thủ đô tối nay, để cho Quân đội chúng ta được toàn vẹn trong cuộc chiến đấu chống cộng, Tôi, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã quyết định giải tán Chính phủ hiện thời. Tôi kêu gọi các Tướng lãnh Quân đội Việt Nam Cộng Hòa thành lập một Chánh phủ Lâm thời để có thể chiến đấu chống cộng và bảo vệ xứ sở. Đồng thời tôi sẽ phối hợp với Hội đồng Cách mạng thành lập một chánh phủ Liên hiệp. Để tránh đổ máu và trấn an dân chúng, tôi ra lệnh Hội đồng các tướng lãnh tìm tất cả các phương pháp thích nghi chấm dứt mọi cuộc tuyên truyền xuyên tạc và ngưng bắn./ Ngô Đình Diệm.” (Trích: Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2855.)
Trong khi đó, đại tá Trần Thiện Khiêm đem quân Sư đoàn 7 từ Mỹ Tho và đại tá Huỳnh Văn Cao đưa quân Sư đoàn 5 từ Biên Hòa về thủ đô cứu viện, đến Sài Gòn sáng 12-11. Lực lượng đảo chánh bắt đầu nao núng. Vào buổi chiều, các tiểu đoàn Nhảy dù rút lui dần dần. Quân trung thành với chính phủ Diệm làm chủ tình thế.
Trước khi phi trường Tân Sơn Nhất được quân chính phủ kiểm soát trở lại khoảng trưa ngày 12-11-1960, các sĩ quan đảo chánh dùng phi cơ C-47 rời khỏi Việt Nam, bắt theo trung tướng Thái Quang Hoàng làm con tin. Qua Cao Miên, trung tướng Hoàng xin trở về Việt Nam, và được Miên trả về Việt Nam ngày 15-11-1960. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)
Khoảng 6 giờ chiều ngày 12-11-1960, tổng thống Diệm tuyên bố trên đài phát thanh rằng chính phủ đã dẹp yên quân phiến loạn, hứa “sẽ tiếp tục phục vụ đất nước và dân tộc theo đường lối Cộng Hòa và Nhân vị...” (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập I-C, Houston: Nxb. Văn Hóa: 2000, tr. 194.) Ngày 15-11-1960, tổng thống Diệm thành lập Uỷ ban điều tra về cuộc đảo chánh 11-11-1960, do thiếu tá Trần Khắc Kính cầm đầu. Uỷ ban nầy làm việc đến cuối tháng 3-1961, thì hoàn tất hồ sơ.
3.- HẬU QUẢ CUỘC ĐẢO CHÁNH
Sau cuộc binh biến, chính phủ bắt giữ nhiều nhà chính trị đối lập như Phan Quang Đán, Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Phan Bá Cầm, Bùi Lương, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Chữ, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Thành Vinh, Trương Bảo Sơn, Lê Ngọc Chấn … vì liên hệ đến binh biến. Trong số nầy, một số người trước đây đã ký vào “Tuyên ngôn Caravelle” ngày 26-4-1960. Trần Văn Hương bị bắt ngày 12-11-1960, nhưng được thả trong vài tuần. (Hoàng Cơ Thụy, sđd., tr. 2866.) Nhất Linh Nguyễn Tường Tam bị bắt rồi được thả về.
Theo tác giả Nguyễn Tường Thiết (con của Nhất Linh), trong bài “Sự thật về cái chết của Nhất Linh”, nhật báo Người Việt, California ngày 1-2-2012, thì Nhất Linh biết trước cuộc đảo chánh sẽ xảy ra, nhưng Nhất Linh không tham gia và không liên hệ đến cuộc đảo chánh, nên chính quyền Diệm thả Nhất Linh. Theo Vĩnh Phúc, sđd. tt. 220-224, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam vào tỵ nạn trong Tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Sài Gòn. (Nhất Linh quen biết với các lãnh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng khi hoạt động ở Trung Hoa.) Đại sứ Vương Tử Kiện nhờ một linh mục Dòng Tên (Jésuite) người Bỉ trình bày với tổng thống Diệm. Tổng thống Diệm chuyển qua ông Nhu. Ông Nhu giao cho Trần Kim Tuyến. Ông Tuyến bảo lãnh với đại sứ Đài Loan. Tòa đại sứ Đài Loan giao Nhất Linh cho Công an Việt Nam. Nhất Linh bị giữ hai ngày, làm thủ tục rồi được thả về. Vĩnh Phúc dựa theo tài liệu của Trần Kim Tuyến.
Một nhân vật dân sự quan trọng trong cuộc binh biến ngày 11-11-1960 là Hoàng Cơ Thụy nhờ người Mỹ sắp đặt, giúp ông trốn thoát ra nước ngoài. (Mark Moyar, sđd., tr. 114.) Trong sách Việt sử khảo luận cuốn 5, Hoàng Cơ Thụy cho biết ông lưu vong từ 4-12-1960 đến ngày 20-11-1963 mới trở về sau khi chính phủ Diệm sụp đổ, nhưng không cho biết nơi lưu vong. Có tài liệu cho rằng ông Thụy trốn vào Tòa đại sứ Mỹ, qua Phi Luật Tân, rồi qua Nhật Bản.
Số thiệt hại nhân mạng trong cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là: 20 thường dân và 23 quân nhân thiệt mạng, trong đó có trung tá Nguyễn Triệu Hồng; số bị thương khoảng 54 thường dân và 214 quân nhân. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)
Về phương diện chính trị, trong thời gian quân đảo chánh làm chủ Đài phát thanh, chính phủ Diệm bị chỉ trích nặng nề. Trên đài Phát thanh, những sai lầm của chính phủ lâu nay bưng bít, nay có cơ hội được đưa ra ánh sáng và truyền đi công khai khắp nước.
Trong khi thương thuyết với phe đảo chánh, tổng thống Diệm công khai hứa trên đài phát thanh sẽ giải tán chính phủ, thành lập chính phủ lâm thời, nhưng khi lật ngược được tình thế, ông Diệm không giữ lời hứa, quay qua đàn áp những người đảo chánh và các nhóm đối lập mạnh mẽ hơn. Tổng thống, kiêm nhiệm tổng tư lệnh quân đội VNCH, còn hứa hẹn với đại tướng tổng tham mưu trưởng để ông nầy ra nhật lệnh trấn an các sĩ quan đảo chánh. Vì nghe lời thượng cấp, các sĩ quan nầy bị đàn áp. Dân chúng và quân đội nghĩ gì về việc nầy? Lúc đó dưới quyền lực của chế độ Diệm, không ai dám nói ra, nhưng sự thất hứa của tổng thống đã phải trả giá ba năm sau: Khi đảo chánh bùng nổ trưa ngày 1-11-1963, từ dinh Gia Long, tổng thống Diệm điện thoại cho trung tướng Trần Văn Đôn trong nhóm đảo chánh lúc 3G.30 chiều hôm đó, hỏi lý do động binh và yêu cầu các tướng đảo chánh đến dinh Gia Long điều đình, nhưng phía đảo chánh không chấp thuận, vì sợ bị sập bẫy như cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960. (Mark Moyar, sđd., tr. 268.)
KẾT LUẬN
Như thế, tổng thống Ngô Đình Diệm gặp nhiều chống đối vào khoảng cuối nhiệm kỳ đầu; những người tài giỏi giúp ông Diệm lần lượt tránh xa ông; những bất mãn về nạn tham ô của các quan chức; và nhất là sự chống đối của những đảng phái đối lập và những nhà bất đồng chính kiến.
Thông thường, một chế độ không chấp nhận bất đồng chính kiến, tiêu diệt đối lập chính trị, thì giới đối lập chính trị bị dồn vào thế phải hoạt động bí mật và vì sự sống còn của chính mình, kiếm cách lật đổ chế độ để tự giải thoát. Trong giai đoạn 1954-1955, Ngô Đình Diệm đã từng nhờ đại tá CIA Mỹ là Edward G. Lansdale để ổn định tình hình, thì lần nầy các sĩ quan đảo chánh cũng nhờ người Mỹ, tạo cơ hội cho người Mỹ can thiệp vào chuyện nội bộ VNCH.
Như thế, có thể nói cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là tiếng chuông báo động công khai cho chế độ Diệm về những phản đối tiềm tàng trong các tầng lớp dân chúng khác nhau, nhưng rất tiếc sau khi dẹp yên cuộc đảo chánh, tổng thống Diệm chẳng mấy quan tâm đến tiếng chuông báo động nầy. Phải chăng vì vậy mà cuối cùng chế độ Diệm kết thúc một cách bi thảm năm 1963?
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 01-11-2012)
Đàn Chim Việt
CÓ HẠNG
Tên này dốt có hạng
Nên khoe càng thêm chán
Tự nhiên vạch lưng mình
Khiến thiên hạ phỉ báng
Tưởng chưng được cái gì
Chỉ màu sơn lạng quạng
Dốt nát càng nói bừa
Đúng là thứ láng cháng
Khờ khạo không biết mình
Quả là đồ tự mãn
Nghĩ mình hay trong đời
Thật chỉ loài bạng nhạng
GIÓ NGÀN
Trả lời cho câu hỏi số một hoàn toàn đầy Ý nghĩa và đúng sự thật !
Thiên đàng hay địa ngục không cần đi đâu xa, mà ở ngay trước mắt,
Trước mắt còn Đảng Cộng Sản , thì đương nhiên Viet nam là địa ngục tran giang !
Hoa KỲ mà Chung Sơn sống không đi theo định huớng XHCN , và tôn trọng tôn giáo, tin tưởng vào Thuợng đế , dan chu , bởi vậy nước MỸ sẽ là một thiên đàng so với Việt nam
Đảng Cộng Sản vô cùng thành công khi tạo dựng ra những ĐỊA NGỤC trần gian kinh hoàng HƠN CẢ ĐẠI NGỤC CỦA THÁNH KINH!
Đời sống người dân miền Nam từ năm 1977 đến 1985 VÔ CÙNG CƠ CỰC ÂU LO VÀ SỢ HÃI bởi kế hoạch năm năm của Đảng ta trên toàn quốc lần thứ nhất & lần thứ nhì thông qua hai kỲ Đại Hội Đảng IV & V
Sản phẫm lương thực sút giãm NGHIÊM TRỌNG vì chính sách ép buộc cưỡng bức Nông Dân vào tập đòan sản xuất ở nông thôn theo lề lối quy định GIA’O DIEU XHCN
Nạn đói bắt đầu xảy ra và ngày càng trầm trọng ngay trên vựa lúa của Đông dương!
( GIÁO HỘI & NHÀ THỜ KHÔNG ĐỦ TƯ CÁCH ĐỂ LÀM DÂN VIỆT TA ĐÓI THÊ THẢM 10 NAM NHƯ ĐẢNG CỘNG SẢN TA )
Xin ĐỌC VÀ NGHIỀN NGẪM về nổi khổ của địa ngục trần gian Ở Việt Nam ta từ một đoạn trích rat ngắn sau đây:
Trích từ Tuổi Trẻ : ” Năm 1978, một lần họp với lãnh đạo các tỉnh Tây Nam bộ bàn về giá mua lúa. Theo chỉ đạo của Chính phủ, giá lúa mua không quá 8 đồng/kg, kể cả lúa giống. Nếu theo chỉ đạo này thì sẽ không mua được lúa để xuống giống cho kịp vụ đông xuân, hệ quả năm sau còn thiếu đói trầm trọng nữa. !!!…”
*******************************
Chương trình ” Đánh Tư sản Và Cải Tạo Công Thuơng Nghiệp ” làm kinh tế hoàn toàn kiệt quệ Và nhân dân sống cho hoảng sợ cùng cực Vì ai cũng sợ BỊ CHỤP MŨ LÀ TƯ SẢN rồi bị cải tạo bỏ tù hoặc đi KINH TẾ MỚI !
( GIÁO HỘI & NHÀ THỜ KHÔNG ĐỦ TƯ CÁCH TẠO DỰNG RA THỨ ĐỊA NGỤC TRẦN GIANG NÀY KHIẾN DÂN HOẢNG SỢ ĐẾN CÙNG CỰC NHƯ ĐẢNG TA )
Một lần nữa ,Xin ĐỌC VÀ NGHIỀN NGẪM về nổi khổ của địa ngục trần gian Ở Việt Nam ta từ một đoạn trích sau đây
Trích Vietbao.Vn : ”
…. thành phố chỉ còn các doanh nghiệp loại vừa như các chủ nhà in, chủ xưởng thủ công, chủ cửa hàng, cửa hiệu… Các ông chủ này; kể cả những người làm nghề chuyên môn và chỉ là tiểu chủ như chủ hiệu thuốc tây bị buộc phải kê khai tài sản, vốn liếng rồi trưng thu, tịch thu, trưng mua và buộc họ không được làm kinh doanh, phải chuyển qua sản xuất nông nghiệp, nhiều người phải rời khỏi thành phố.
Nhiều cửa hàng nhỏ, vốn liếng chẳng có bao nhiêu ( !!!! ), một số tiệm ăn, tiệm cà phê.!.. cũng bị niêm phong, định giá và chuyển qua sản xuất quốc doanh, hợp tác xã
Để thực thi, những tổ công tác mật được gấp rút thành lập, bắt đầu rà soát, lên danh sách những hộ gia đình kinh doanh, những gia đình giàu có phải vào diện “cải tạo tư sản”. !!!
Nguyên tắc hàng đầu của các chiến dịch này là bí mật, bất ngờ. Những ông chủ, bà chủ chỉ bàng hoàng nhận biết những gì xảy ra khi cửa mở và tổ công tác đặc biệt bất ngờ có mặt, đọc quyết định “kê biên tài sản” của họ(!!!!)
Những cửa hàng, nhà cửa bị tịch thu trở thành tài sản công và thường sẽ thành một cửa hàng quốc doanh hoặc thậm chí NHÀ Ở CHO CÁN BỘ (????
Tài sản bị niêm phong xong, mọi người trong gia đình đó phải chuẩn bị nhận quyết định đi “xây dựng vùng kinh tế mới” !”
Những hành động trên làm kinh tế bị tê liệt Và đương nhiên tình trạng KHỐN KHÓ BẦN CÙNG ĐẾN CÙNG CỰC gia tăng NHANH CHÓNG Vì tài sản bị tướt đoạt bần cùng hóa !!
CHO NÊN , THIÊN ĐÀNG NGAY TRƯỚC MẮT CHỚ KHÔNG CÓ TRÊN MÂY NẾU THỂ CHẾ CÔNG SẢN XỤP ĐỔ LÀ VẬY !
Sẽ trình bày tiếp Về địa ngục trần giang của CHỦ NGHĨA XÃ HỘI GIÁO ĐIỀU DO ĐẢNG CỘNG SẢN TA TIẾN HÀNH
(Sẽ còn tiếp tục….)
GIÁO HỘI & NHÀ THỜ THUA XA ĐẢNG TA NHIÊU LẮM !
( Sẽ còn tiếp tục….)
Được tin cụ Quách Tòng Đức là cựu Đổng Lý văn phòng Cố TT Ngô Đình Diệm vừa qua đời ngày Chủ Nhật 25/11/201 tại Paris hưởng thô 96 tuổi.
Trong cuộc tâm tình của cụ Quách Tòng Đức với ông Lâm Lễ Trinh năm 2005, cụ Đức “tỏ ra dè dặt đối với dư luận cho rằng TT Diệm kỳ thị Phật giáo. Cụ cho biết TT Diệm thường tiếp xúc với các vị tu hành thuộc mọi tôn giáo, đặc biệt Phật giáo; không bỏ qua dịp viếng thăm một số chùa như chùa Sư Nữ của Sư bà Diệu Huệ (mẹ giáo sư Bữu Hội) ở Phú Lâm, chùa Diệu Đế ở Huế..v..v..Chính cụ Đức đã nhiều lần chuyển đến tay ông Mai Thọ Truyền, chủ chùa Xá lợi và Hội trưởng Hội Phật giáo Nam Việt những số tiền giúp đở. Một chuyện mà ít người biết là TT Diệm đã hiến cho Đức Đạt Lai Lạt Ma trọn số tiền 15.000 mỹ kim, giải thưởng Leadership Magsaysay tặng cho Tổng thống. Vì lý do chánh trị, quyết định này không được công bố.
Xin chia buồn cùng gia quyến và kính chúc hương linh cụ Đức sớm siêu thoát để về nơi cõi Phật.
Những chuyện ông Chưng Sơn viết ở trên khó có thể tin.
Lấy lý trí suy xét thì nó đầy ác ý và xuyên tạc. Trước khi đọc sách của ai thì cần phải biết nhân thân, tư cách của tác giả. Chỉ có thể coi là khả tín khi người đó có nhân thân tốt và có uy tín, còn những kẻ thù ghét ông Diệm thì chỉ thu góp, trích dẫn từ những bài chống ông Diệm để bôi đen!
Tôi chỉ muốn nhìn đẹp về con người, kể cả người đó là HCM hay bất cứ ai. Nếu ông Chưng Sơn đưa ra được những lập luận tốt đẹp về con người ấy thì tôi rất cám ơn và sẵn sàng tham khảo như bài viết dưới đây về:
Con người của chí sĩ Ngô Đình Diệm.
“Nhiều sách vở và tài liệu đã nóí về cuộc đời chánh trị và riêng tư của TT Ngô Đình Diệm. một lãnh tụ cương trực, khí khái, chống cộng cố hữu (anti-communiste invétéré) cũng như bướng bỉnh với đế quốc, bất luận Pháp, Tàu hay Mỹ. Theo ông QTĐ, TT Diệm có cái uy nghiêm riêng phát xuất từ một gương mặt phúc hậu, một tác phong cương nghị, một giọng Huế ấm áp, một lối nhìn thẳng vào người đối thoại. Một nốt ruồi đen thấy rỏ trên gò má dưới mắt trái của Tổng thống được các nhà tử vi xem như báo hiệu một số mạng nhiều buồn phiền và tang tóc. Ông không nặng lời hay gắt gỏng với cấp thừa hành, khi không vừa ý.
Phong cách của TT Diệm làm cho những người tiếp xúc với ông phải kính nể. Sau cái bề ngoài trầm tỉnh, TT Diệm là một con người cuồng nhiệt, một hỏa diệm sơn, kiên trì trong mục đích, không nhân nhượng trên những đức tin căn bản. Trong chín năm làm việc tại Dinh, ông Đức cũng có dịp chứng kiến một ít trường hợp – vì lý do đặc biệt – Tổng thống thịnh nộ, quát tháo, đập bàn .. Những “trận bão” này, tuy nhiên, qua mau, Tổng thống tự kềm chế cấp thời vì bản tánh của ông bộc trực, không cố chấp, không thâm độc như Hồ Chí Minh. Ông có thể độc thoại hàng giờ khi nói đến những đề tài mà ông nghiền ngẫm như chủ thuyết cộng sản, ấp chiến lược, khu trù mật, dinh điền, cải tổ hành chánh, hay văn hoá Khổng Mạnh. Mái tóc đen nhánh, dáng người thấp, chân đi hai hàng lạch bạch nhưng mau lẹ. Rất sùng đạo, xem lễ mỗi buổi sáng tại hoặc một phòng riêng trong Dinh, hoặc nhà nguyện Dòng Chúa Cứu thế. Trang phục màu trắng, cà vạt đen quanh năm, không thay đổi. Làm việc bất chấp giờ giấc, với nhịp độ làm các người thân cận mệt nhoài. Khi có vấn đề khẩn, ông cho mời nhân viên hữu trách vào Dinh để đàm đạo thâu đêm. Bằng không, ông đọc phúc trình, hồ sơ đến khuya, uống trà, hút thuốc nhưng không bao giờ hút hết phân nửa điếu thuốc.
TT Diệm kinh lý không biết mệt, có khi mỗi tuần đi suốt hai ba ngày, đến các tiền đồn hẻo lánh, làng Thượng xa xôi, xử dụng mọi phương tiện chuyên chở: máy bay, ghe, tàu, xe jeep, trực thăng….. Ông không hùng hồn trước đám đông nhưng rất thoải mái và thân mật ở giữa những nhóm nhỏ, không quan cách, không mị dân”.
Trích những câu nói trong truyện dựa sử đã được tiểu thuyết hóa : ” Đệ Nhất Phu Nhân Trần Lệ Xuân…” của nhà Văn Hòang Trong Miên thì có gì đâu phải tin haY nghi ngờ.
Lỗi lầm này rất là thuờng tình, ví dụ như ngày nay , ai cũng nói Tào Tháo nói : ” Ta thà phụ người chớ …..” Thật ra đó là lời văn tài ba của La Quán Trung mà thôi để miêu tả nhân vật Tào Mạnh Đức Vô cùng linh động trong truyện Tam Quốc Chí
Bình dân bá tánh nói riết lâu ngày thành ra Tào Tháo nói , quên bẳng là Ý Văn của La Quán Trung trong truyện Tam Quốc Chí
********************************
Mọi người cứ yên trí, từng bước một , kế hoạch triệt hạ uy tín các Tôn giáo , phun đủ thứ khói mù vớ vẫn của Đảng Ta sẽ bị chúng ta bẽ gãy nếu lòng chúng ta không dị biệt sân si với các tôn giáo khác !
LÝ LUẬN NÀY KHÔNG ĐƯỢC SUÔNG SẼ :
Nghi thu coi ” Con trai của một Việt Gian ” không có nghĩa là người này sẽ đi theo Tía mà thành Việt Gian.
Ví dụ điển hình là Cù Huy Hà Vũ có ông bố Cộng Sản to tổ bố Cù Huy Cận làm đến bộ trưởng mà ông con Cù Huy Vũ đang ngồi tù 5 NĂM Vì điều luật 88 vì chống lại Đảng ta thì sao?
Thành ra phun miệng chưởi ông Cù Huy Hà Vũ là cộng sản khốn nạn hóa ra làm trò cười???
Chưa thấy Ngô Định Diệm tuyên bố sẽ tận tụy cho quyền lợi của ” MẫU Quốc Phú Lang Sa khi làm Tổng thống” nhưng lại thấy Hồ Chí Minh cương quyết đấu tranh cho sự thắng lợi của Quốc tế Vô Sản , đồng Ý Tố Hữu viết thơ khoc lãnh tụ Stalin của Liên Xô Vị Đại, ” thuơng cha thuơng một, thuơng ông…. đến mười “!!! Thành thử ra , bọn đảng Viên Công Sản Việt Nam đâu có dân tộc khỉ gì !!!
Nếu thật sư anh em Ngô định Diệm , như Nguyễn nói , đi đêm Với Công Sản thì hóa ra hai anh em ” con chiên Công Giáo trơ trẽn ” này tìm đủ cách để né tránh chiến tranh leo thang?
Lại còn ” trận trọng chưng cành đào của Hồ Chí Minh ” tặng như vậy là phù hợp với đường lối ” hòa Hợp Hòa Giải ” của Đảng ta, đâu thể là “Việt Gian” dựa trên lập trường của Đảng ?
Hồ Chí Minh ở ngoài Bắc đương thời với Ngô Đình Diệm sát hại bao nhiêu người tại miền Bắc trong kỲ cải cách ruộng đất ? ( 250000 người ? ) Thi hành kế hoạch XHCN 5 năm lần thứ I thông qua Đại Hội III đưa đời sống miền Bắc lên chế độ tem phiếu thê thảm cở nào, nhận viện trợ của Cộng Sản Trung Quốc khiến Việt Nam mắc cái trồng lệ thuộc ra làm sao ?
Bây giờ đã biết rõ hết mọi việc của lịch sử , nếu Chung Sơn buộc phải quay ngược thời gian sống lại thời gian đó , thì Chung Son chọn miền nào để sống?
Miền Nam của Ngô Đình Diệm “tham nhũng, đàn áp, khủng bố đại thất nhân tâm ” hay miền bắc của “Bác” , XHCN tốt tươi trong mùa Đấu Tố ?
Nguyễn viết; “Không biết mắc cở, anh em Diệm và Nhu đã đi đêm với CS. Diệm đã trân trọng chưng cành đào do Hồ Chí Minh tặng trong dinh Độc Lập .”
Đây cũng là đề tài tôi muốn tranh luận với BS LẠI MẠNH CƯỜNG khi ông viết rằng; “Hãy tránh trích dẫn linh tinh lời ông này bà kia, mà nhìn vào những sự kiện lịch sử (facts) rồi động não (brainstorm) tìm lời giải đáp.
Chẳng hạn, chuyện Ngô Đình Nhu đi vào rừng ở quận Tánh Linh tiếp xúc với Phạm Hùng nói chuyện hòa giải hòa hợp vào năm 1962 là có thật chăng ???
PH chỉ là anh bí thư ở trung ương cục miền Nam (cục R), có dám cãi lại NGHỊ QUYẾT của Đại hội toàn đảng CS 1960 hạ quyết tâm giải phóng miền Nam bằng vũ lực và chúng đã cho thiết lập bộ máy chiến tranh khổng lồ trong Nam qua sự cho người thăm dò rồi mở con đường mòn Hồ Chí Minh đưa người và vũ khí đạn dược … vào Nam ùn ùn, và đã đánh thắng một vài trận để gây tiếng vang (như trận Ấp Bắc) !
Nguyên tắc của CS là tập thể chỉ huy cá nhân phụ trách, PH chỉ là kẻ thi hành chứ ko phải là những khuôn mặt polycy-makers. Cho nên tôi cho trong trường hợp này Nhu “đi không lại về không”, nhưng bị mang tiếng là đi đêm với CS, để rồi sau này Tôn Thất Đính mượn cớ đó mà bào chửa cho hành động phản chủ của Đính sau này!”
Tiếc rằng, sau khi tôi đề nghị BS Cường! “Nếu muốn tranh luận nghiêm chỉnh, xin hãy trả lời thẳng vào những câu hỏi ở trên của Trực Ngôn. Hãy đưa những bằng chứng cụ thể để minh chứng khẳng định của BS, đừng huyên thuyên, trích dẫn lung tung và vòng vo tam quốc nữa!” thì ông biến mất!
Trên nguyên tắc, muốn có những cuộc tiếp xúc công khai, thẳng thắn, thì trước hết phải thăm dò để biết đối phương nghĩ gì và muốn gì. Vì vậy những cuộc tiếp xúc âm thầm và không chính thức thường được coi là “đi đêm”, trong cảnh ngữ này thì chữ “đi đêm” không có gì là tiêu cực hay là xấu cả.
Nếu tin đồn “Diệm đã trân trọng chưng cành đào do Hồ Chí Minh tặng trong dinh Độc Lập” là có thật, thì phải nói là việc “đi đêm” của ông Diệm đã thành công, đã được ông Hồ chấp nhận thương thảo, sẽ có những cuộc tiếp xúc công khai và chính thức sẽ được diễn ra, và nhân dân hai miền đất nước sẽ được tham gia vào tiến trình hoà bình VN.
Như vậy, nó sẽ không tệ hại như một số người nghĩ, sẽ tránh được cuộc chiến tranh tàn khốc như đã xảy ra. Nó sẽ cũng không phải “Nhu đi không lại về không” như BS LẠI MẠNH CƯỜNG nói. Nhưng rất tiếc ông Diệm đã bị lật đổ và bị sát hại ngày 2.11.1963 để đất nước lâm vào cảnh chiến tranh tang thương. Miền Bắc leo thang chiến tranh “Chống Mỹ cứu nước” khi Mỹ đổ quân ồ ạt vào miền Nam.
Nói rằng: “Nếu không trừ khử chế độ Diệm thì VN mất vào tay CS lâu trước 1975″ thì chỉ là suy đoán, nói lấy được của những kẻ tiểu não, không hiểu biết gì về chính trị!.
Viết rằng: “Con chiên Mít hiểu chưa ? ? ?
Thật không còn liêm sỉ gì nữa !” thì ông Nguyễn đang tự chửi rủa chính mình!
Đã dốt, không biết, không chịu suy nghĩ, học hỏi, lại thích nói bừa chửi bậy, đáng trách là thế!
Thư gửi Toàn quyền Pháp Decoux, 21/8/1944 của Đức cha Phêrô Máctino Ngô Đình Thục:
“…một gia đình mà phụ thân đã phục vụ nước Pháp ngay từ
khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho
nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu,
dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan
Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ An, Hà Tĩnh….”
Thư gửi Toàn quyền Pháp Decoux, 21/8/1944
Các giáo dân nghĩ sao khi quý hàng năm rầm rộ tổ chức lễ mà quý vị gọi là Khôi Phục Tinh Thần Ngô Đình Diệm, con trai của 1 việt gian ?
Con chiên VN thường trơ tráo láo khoét, nham nhở, cố đấm ăn sôi bào chữa cho đồng đạo ” Nếu còn chánh phủ Ngô Đ Diệm, VN đã không mất vào tay Cộng Sản ”
Không biết mắc cở, anh em Diệm và Nhu đã đi đêm với CS. Diệm đã trân trọng chưng cành đào do Hồ Chí Minh tặng trong dinh Độc Lập .
Nếu không trừ khử chế độ Diệm thì VN mất vào tay CS lâu trước 1975 .
Con chiên Mít hiểu chưa ? ? ?
Thật không còn liêm sỉ gì nữa !
Thơ của GM Ngô Đình Thục gởi toàn quyền Pháp Decoux, lời lẽ biện minh cũng giống như đơn xin học trường thuộc địa để phục vụ nước Pháp của ông Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành)
“Tôi vinh hạnh, xin một đặc ân với lòng nhân từ cao cả của ông được thu nhận vào học Trường Thuộc địa như một học sinh nội trú.
Hiện tại tôi là nhân viên của Hãng Sácgiơ Rêuyni (Chargeurs Réunis)(2) tàu Amiran Latusơ Tơrêvin”.
Lê Lai nên giữ phép lịch sự tối thiểu của một con người, không nên tru tréo xấc xược như thế!
Phải hiểu rằng trong lúc túng cùng thì Hàn Tín còn phải luồn trôn anh hàng thịt giữa chợ, Tôn Tẩn còn phải giả điên để cứu mạng, thì những lời lẽ của GM Ngô Đình Thục nói với Pháp để cứu em mình cũng không có gì khó hiểu, đó là chưa kể đến việc những kẻ xấu đã cố tình xuyên tạc để bôi bác.
Nguyễn Tất Thành cũng thế, năn nỉ để xin vào học trường thuộc địa với mưu ý thế nào thì chỉ có ông ấy mới biết!
Những kẻ có tâm địa xấu đã xuyên tạc, qui tội đào mả của Phan Đình Phùng cho ông Ngô Đình Khả, nhưng rất nhiều tài liệu đã nói rằng chuyện đào mả là do Nguyễn Thân.
Nếu Lê Lai còn chút liêm sỉ của một con người thì hãy ngừng ngay thái độ xuyên tạc, gắp lửa bỏ tay người và nhục mạ người đã chết, không có thể nói lên sự thật và biện minh cho mình.
Ông Trực Ngôn ơi Hàn Tín nuốt nhục luồn háng thằng hàng thịt giữa chợ nó khác hẳn cái dụ : ” Cha tôi, và toàn gia nhiều lần đưa mạng sống ton ton đi theo những đoàn quân xâm lược làm chó săn đánh hơi cho tây để sát hại đồng bào” và ” Cha tôi đã đưa lưng ra ngay đầu tiên (theo sự diễn giải của LL) cho tây cỡi giữa lúc các quan khác còn đang do dự” thì quá rõ ràng dồi còn gì nữa ông Trực gì đó ơi, Chán như con dán, cứ ngụy biện mãi thôi!!!
Cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, cái miệng không vành nên méo tứ tung! Cũng vì không vành nên cái miệng thiên hạ tha hồ nói ngược nói xuôi!
Năm 1956 mặc dù miền Nam đã thu về một mối, nhưng tình hình đất nước còn ngổn ngang, Tổng thống Ngô Đình Diệm tuyên bố: “Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ” nhưng “nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc“.
Những kẻ tim đen, xấu miệng lên tiếng chỉ trích ông Diệm, cho rằng ông “phá hoại” hoà bình.
Đến năm 1962 đất nước đã khá ổn định, có quân đội hùng mạnh, kinh tế vững, ông Diệm mưu tìm cách giải quyết thống nhất trong hoà bình (ở thế mạnh) với ông HCM, không để Mỹ đổ quân vào VN, thì bọn tim đen miệng toét lại chửi ông Diệm là ”Nếu còn chánh phủ Ngô Đ Diệm, VN đã không mất vào tay Cộng Sản. ”
Hận thù ông Diệm đến nỗi tâm trí đâm ra mụ mị, mù quáng, không còn biết phân biệt được điều hay lẽ phải. Những kẻ như vậy mới thật là không còn biết liêm sỉ là gì!
Xin lỗi đã gõ lộn, bỏ chữ “không” mới đúng.
Đính chỉnh lại như sau: bọn tim đen miệng toét lại chửi ông Diệm là: ”Nếu còn chánh phủ Ngô Đình Diệm, VN đã mất (?) vào tay Cộng Sản từ lâu trước 1975.”
Chán thật! Con chien Trường Giang có đọc bàn kiến nghị của 18 chính khách làm tại khách sạn Caravelle không vậy, tìm đọc lại đi xem chế độc có quân đội hùng mạnh, kinh tế vững như thế nào? Tất cả điều you viết nó đều lộn ngược cả ở trong bản nhận định đó hiểu chưa?
Quân đội mạnh mà đánh đâu thua đó : Trận tua hai, trận ấp bắc. Kinh tế mạnh mà dân khổ phải theo CS như bản nhận định Của một nhân sĩ đã sống trong thời NĐD, xin triách dẫn : À! Đây có một tài liệu của người trí, Le nguyên Long kết luận rất giống sự duy luận của Chưng sơn tôi xin gìới thiệu cho bạn đọc thưởng thức :
Tóm lại: Ông Diệm Đã Làm Hỏng Đại Cuộc, đã sát hại nhiều phần tử quốc gia, đã tự tâm thiên vị làm hư Công giáo, đã kỳ thị khủng bố Phật giáo đã Lường Gạt Phản Bội Và Vô Cùng Tham Quyền Cố Vị. (Ông đã vận động Quốc Hội thông qua đạo luật cho ông ứng cử lần thứ 3).
Do những hành động tham nhũng, đàn áp, khủng bố đại thất nhân tâm như đã kể trên, của bộ máy chính quyền gia nô, do ông lãnh đạo, đã xô đẩy hàng hàng lớp lớp thanh niên, phụ lão, những người vốn không phải Cộng Sản đã ngã về Cộng Sản.
Ông Diệm hô hào chống Cộng, độc quyền chống Cộng, cho đến đầu năm 1963 thì toàn quốc ở trong cái thế cài răng lược với Cộng Sản và ông đã tuyên bố trước đó: “Tổ Quốc Lâm Nguy!”.
Nghĩa là năm 1963 85% nông thôn dưới sự khống chế của CS, trong khi đó các con chiên chắc vẫn đang êm ấm trong các xóm đạo???
Hễ ai viết kác ý các ông thì đều là “con chiên” cả?
Cái não trạng ghét công giáo đã làm cho các ông mất trí rồi, chỉ còn biết hót như con vẹt vô tri!
Quá xá….thúi…
Cò mồi Vc ngậm phân phun phãn động thì giáo điếm….ngậm phân phun….Cato. Phun trên cái quép sai của chúng không ai thèm đọc, bèn qua phun phân trên DCV…
Cato tẩy chay cộng sản quyết liệt, xứ nào bảnh nhất trên thế giới cũng có…Cato, cho nên lũ Cộng và giáo điếm cho hát láo thế nào đi nữa, cũng bị thiên hạ…nhổ phẹt phẹt.
Những cái màn…sách này, trang nọ, dòng thứ mấy; hoặc chun vô thư viện này thư viện nọ moi…tài liệu láo…
Coi bộ hơi xưa…
Với thời buổi…google, các anh điếm nên kiếm mánh khác để….phun phân anh em Ngô đình Diệm và đạo Gia tô. Phun theo kiểu xưa, hết…linh rồi…
Mắc cười quá. Điếm cứ nà hát tỉnh, như thiệt…
Nì, nghe kụ noái đi hí! Thiênhạ ngậm phân phun nhau còn TiênNgu mi thì ngậm ‘kít’ phun xàlách đó phải ko? Cha truyền con nối mà! Ngày mô cũng ngậm cũng phun nên cho dù đã phun ra hết mà cái miệng vẫn thúi, thành ra cứ nhổ ‘phẹt phẹt’ hoài, chán kwá hí !!!
Càtôma-giáo tẩy chay cộngsản kwyếtliệt là vì cọngsản vôthần vốn là thằng con phản nghịch của ‘độcthần’ thiếnchuá đó mà! Ko có thiếnchuá một thằng thì lấy mô ra chủnghĩa vôthần cọngsản chơ hí? Chù đến chừ mà cấy thằng tu nghiên(g) tiên ngu mi chưa biết ra cấy nớ hay răng??? Uổng cho mi thờ kụ mần thầy hí!!!
Con gì…kêu đây?
Tiên Ngu…lòng thành, chỉ là…nhỏ nhẹ khuyên nhủ lũ điếm, bỏ cái tật điếm cho đở…thúi, có ngậm phân phun ai đâu chớ?
Chú không biết cãm ơn, còn chửi…đổng anh Tiên Ngu, là sao?
Muốn…thúi hoài à?
Ngoan cố vậy?
Đã là bốc phét thì biết đếch gì luân lý lễ phép, chỉ biết chửi càn nói bậy thôi!
Người có học thức và tử tế thì đâu có ai bốc phét như thế!
Hãy giả dụ rằng cụ Khả đã giúp Pháp đánh lại dân chống Pháp. Đó là tội riêng của ông ta hay của triều Nguyễn? Các quan khác có phải đều có nhiệm vụ phò nhà Nguyễn và chịu cai trị của Pháp, bằng không thì phải từ chức, rút lui?
Nếu cha ông Diệm có tội với người chống Pháp, người con không thể làm khác cha hay sao? Con có phải chịu mọi tội của cha hay không? Nếu lớp con của những đảng viên CSVN bây giờ không còn chấp nhận đảng và chủ nghĩa ĐCS theo đuổi, họ không có quyền bác bỏ đảng và chế độ CS để xây dựng VN à? Hậu duệ của 3 triệu đảng viên, nếu cách mạng dân chủ cho VN sau này thành công, phải cho đi “cải tạo”, đi kinh tế mới, không được học cao, hoàn toàn không được tham chính dù họ có tài năng và tâm trí của một người tự do, yêu VN thực sự?
Các ông mù quáng, giống y như CS!
Nó chứ còn ai vào đây nữa mà giống hay không giống!
Chỉ có CS mới bao che tội ác cho nhau, bôi nhọ ông Diệm và VNCH.
Mọi người cứ yên trí, từng bước một , kế hoạch triệt hạ uy tín các Tôn giáo , phun đủ thứ khói mù vớ vẫn của Đảng Ta sẽ bị chúng ta bẽ gãy nếu lòng chúng ta không dị biệt sân si với các tôn giáo khác !
Thưa ông Việt Quốc.
Rất đồng ý với ông câu : ” cái mặt… el lờ ……, TRÂU GIÀ NGU XUẨN CHÚNG ĐÂU CÓ NGÁN DAO PHAY ” – Hay quá xá , có ai nghĩ ra 1 ví von chính xác tượng hình như ông Việt Quốc ! Ta xem nó chính xác như thế nào nhe :
– Tài sản VNCH , CHA RÀ RÂN TỘC mang đi bán mà không có 1 thằng VNCH nào phát giác ! Chỉ rùm ben khi chính Túng Qườ nó công khai cái CÔNG HÀM 1958 trên báo của nó. Nhân dân Quốc – Cộng đều té ngữa ! Cái tài này Khổng Minh phải lạy mà bái CHA làm sư !
– Ký bán tài sản xong, Hồ ..” .el.. lờ” hí hửng nhận viện trợ của giặc truyền kiếp từ cây kim, sợi chỉ, nón cối v.v… để đánh cho thằng xâm lược Mỹ nhào, mặc dầu ngày đó QĐ Mỹ chưa có mặt ở miền Nam! Chẳng qua cái ” đánh Mỹ cứu nước” chỉ là bình phong để Hồ.. éo thực thi cái quyền được ĐÁNH THUÊ, cái quyền được làm TÔI MỌI của Hồ cho bề trên của mình là thằng giặc Tàu. ‘ dạ, anh Hai yên tâm, em quyết đốt cháy cả dãy Trường Sơn ra tro để dành lại cái gông ” Bắc thuộc” mà bọn dân VN đã từng bị trồng vào cổ cả ngàn năm” !! – Cái tâm vô đạo đức, thú vật !
– Sau khi nắm được quyền ! Hồ triều kiến Mao xin chỉ thị để …giết dân ! thế là 1 cuộc CCRĐ bùng nỗ trên khắp miền Bắc, thành tích: giết cả triệu địa chủ, thậm chí vài sào đất vẫn được tôn là đại chủ để …được chết ! cướp bốc vô kể, lần đầu tiên trong lịch sử, dân Việt được Hồ dạy nghề …thổ phỉ, vì của cải họ có thể đặt diều, vu khống để hại chết người, sau đó là chia chát tài sản ! Đạo đức suy đồi đến nhục nhã như vậy !
– Năm 1968, nôn nóng hoàn thành sớm công tác được bề trên giao, Hồ cho tổng tấn công miền Nam vào tết Mậu Thân. Thân phận hèn hạ, tôi mọi mà tưởng mình là …. Quang Trung, Hồ tấn công ngay tết Mậu Thân sau khi đã thỏa thuận ngưng chiến ăn tết. Không ngờ tổ Quang Trung không đãi ngộ kẻ ác : đại bại, thay VC chết chồng chất đầy đường. Ngược lại cũng mang cho Hồ 1 thành quả rất đáng nễ : 8.000 dân Huế bị thảm sát !
Sau phỏng G…., hậu duệ của hắn tiếp tục vác mặt …éo..l đi dâng đất, nhường biển. Nay 1 huyện Tam Sa được thành lập…. “thỏa với lòng BÁC ước mong” là vậy .Hic ! Ăn cái gióng gì mà ngu xuẫn, và hèn hạ như vậy ! Bởi thế nhân dân họ nói rằng ” BƯNG BÔ” là rất phải lẽ.
Đúng là ” ConTRÂU GIÀ mặt el…lờ đầu đàn NGU XUẪN ĐÂU CÓ NGÁN gì DAO PHAY” !!!!
Rất cảm ơn Việt Quốc.
Tối qua dậy uống nước rồi liếc qua net thì thấy bài trả lời những điểm thắc mắc của Chưng Sơn, nhưng khi đọc song thì thấy lại găp một ông “chien bị mê nặng” mà phần trả lời thì xem như chưa có gì, nghĩa là trả lời cho gọi là có để đỡ mang tiếng là trốn tránh vậy, Câu hỏi sô 1, quan trọng tôi mong có sự trả lời, thì ông Nguyen Trong Dan lờ tịt’s và lái nhẹ nhàng sang cái vấn đề quốc cộng là đề taì hoàn toàn khác biệt!!! Thế có nản không? Thôi đi ngủ tiếp để mai tính. Tôi nhủ.
Đang thiu thiu ngủ thì bỗng nhiên nghe tiếng đập cửa có vẻ gấp rút, chạy vội ra xem chuyện gì, thì thấy 1 ông da trắng, đẹp giai, trẻ, tóc dài quăn quăn nâu nâu, trông có vẻ quen lắm, mặc một cái aó choàng mầu trắng cũ, có vài lỗ thủng nhỏ, trên tay cầm đôi cánh chim lớn mầu trắng, chưa hết ngỡ ngàng thì ông này đẩy cửa bước vào, đi thẳng xuống bếp kéo ghế ngồi một cách tự nhiên như người Cần Thơ!!! Tôi cũng chẳng biết làm sao hơn cũng đành kéo ghế ngồi trước mặt ông chờ đợi trong dò xét.
Người đàn ông da trắng ngước lên nhìn tôi gương mặt buồn rầu trong sự khẩn trương sau vài giây im lặng ông ta thốt lên : “Phải, anh ngạc nhiên lắm phải không? Ta chính là Dêsu đây”. Tôi ngồi thẳng người lên thảng thốt
…
BBT: Cắt vì quá dài dòng. Đề nghị góp ý ngắn gọn.
Trả lời cho câu hỏi số một hoàn toàn đầy Ý nghĩa và đúng sự thật !
Đảng Cộng Sản vô cùng thành công khi tạo dựng ra những ĐỊA NGỤC trần gian kinh hoàng HƠN CẢ ĐẠI NGỤC CỦA THÁNH KINH!
Đời sống người dân miền Nam từ năm 1977 đến 1985 VÔ CÙNG CƠ CỰC ÂU LO VÀ SỢ HÃI bởi kế hoạch năm năm của Đảng ta trên toàn quốc lần thứ nhất & lần thứ nhì thông qua hai kỲ Đại Hội Đảng IV & V
Sản phẫm lương thực sút giãm NGHIÊM TRỌNG vì chính sách ép buộc cưỡng bức Nông Dân vào tập đòan sản xuất ở nông thôn theo lề lối quy định GIA’O DIEU XHCN
Nạn đói bắt đầu xảy ra và ngày càng trầm trọng ngay trên vựa lúa của Đông dương!
( GIÁO HỘI & NHÀ THỜ KHÔNG ĐỦ TƯ CÁCH ĐỂ LÀM DÂN VIỆT TA ĐÓI THÊ THẢM 10 NAM NHƯ ĐẢNG CỘNG SẢN TA )
Xin ĐỌC VÀ NGHIỀN NGẪM về nổi khổ của địa ngục trần gian Ở Việt Nam ta từ một đoạn trích rat ngắn sau đây:
Trích từ Tuổi Trẻ : ” Năm 1978, một lần họp với lãnh đạo các tỉnh Tây Nam bộ bàn về giá mua lúa. Theo chỉ đạo của Chính phủ, giá lúa mua không quá 8 đồng/kg, kể cả lúa giống. Nếu theo chỉ đạo này thì sẽ không mua được lúa để xuống giống cho kịp vụ đông xuân, hệ quả năm sau còn thiếu đói trầm trọng nữa. !!!…”
*******************************
Chương trình ” Đánh Tư sản Và Cải Tạo Công Thuơng Nghiệp ” làm kinh tế hoàn toàn kiệt quệ Và nhân dân sống cho hoảng sợ cùng cực Vì ai cũng sợ BỊ CHỤP MŨ LÀ TƯ SẢN rồi bị cải tạo bỏ tù hoặc đi KINH TẾ MỚI !
( GIÁO HỘI & NHÀ THỜ KHÔNG ĐỦ TƯ CÁCH TẠO DỰNG RA THỨ ĐỊA NGỤC TRẦN GIANG NÀY KHIẾN DÂN HOẢNG SỢ ĐẾN CÙNG CỰC NHƯ ĐẢNG TA )
Một lần nữa ,Xin ĐỌC VÀ NGHIỀN NGẪM về nổi khổ của địa ngục trần gian Ở Việt Nam ta từ một đoạn trích sau đây
Trích Vietbao.Vn : ”
…. thành phố chỉ còn các doanh nghiệp loại vừa như các chủ nhà in, chủ xưởng thủ công, chủ cửa hàng, cửa hiệu… Các ông chủ này; kể cả những người làm nghề chuyên môn và chỉ là tiểu chủ như chủ hiệu thuốc tây bị buộc phải kê khai tài sản, vốn liếng rồi trưng thu, tịch thu, trưng mua và buộc họ không được làm kinh doanh, phải chuyển qua sản xuất nông nghiệp, nhiều người phải rời khỏi thành phố.
Nhiều cửa hàng nhỏ, vốn liếng chẳng có bao nhiêu ( !!!! ), một số tiệm ăn, tiệm cà phê.!.. cũng bị niêm phong, định giá và chuyển qua sản xuất quốc doanh, hợp tác xã
Để thực thi, những tổ công tác mật được gấp rút thành lập, bắt đầu rà soát, lên danh sách những hộ gia đình kinh doanh, những gia đình giàu có phải vào diện “cải tạo tư sản”. !!!
Nguyên tắc hàng đầu của các chiến dịch này là bí mật, bất ngờ. Những ông chủ, bà chủ chỉ bàng hoàng nhận biết những gì xảy ra khi cửa mở và tổ công tác đặc biệt bất ngờ có mặt, đọc quyết định “kê biên tài sản” của họ(!!!!)
Những cửa hàng, nhà cửa bị tịch thu trở thành tài sản công và thường sẽ thành một cửa hàng quốc doanh hoặc thậm chí NHÀ Ở CHO CÁN BỘ (????
Tài sản bị niêm phong xong, mọi người trong gia đình đó phải chuẩn bị nhận quyết định đi “xây dựng vùng kinh tế mới” !”
Những hành động trên làm kinh tế bị tê liệt Và đương nhiên tình trạng KHỐN KHÓ BẦN CÙNG ĐẾN CÙNG CỰC gia tăng NHANH CHÓNG Vì tài sản bị tướt đoạt bần cùng hóa !!
CHO NÊN , THIÊN ĐÀNG NGAY TRƯỚC MẮT CHỚ KHÔNG CÓ TRÊN MÂY NẾU THỂ CHẾ CÔNG SẢN XỤP ĐỔ LÀ VẬY !
Sẽ trình bày tiếp Về địa ngục trần giang của CHỦ NGHĨA XÃ HỘI GIÁO ĐIỀU DO ĐẢNG CỘNG SẢN TA TIẾN HÀNH
GIÁO HỘI & NHÀ THỜ THUA XA ĐẢNG TA NHIÊU LẮM !
Vậy à! Chính Ngô Đình Diệm ” mở cửa cho Việt Cộng vào à. Vậy là Ngô Đình Diệm này xứng đáng lãnh huân chương Kháng Chiến Chống MỸ của Đảng ta .
Xin “người hùng” Lê Lai hãy đọc những gì Đảng ta viết về chế độ do cái tên ” MỞ CỬA ” Ngô Đình Diệm cầm đầu:
*******************
SAU ĐÂY LÀ MỘT ĐOẠN VĂN TRÍCH TRONG SÁCH HỌC của bộ môn LỊCH SỬ ĐẢNG :
” ….Trong khi ở miền Bắc, cách mạng XHCN tiến nhanh , vững và ổn định theo kế hoạch 5 năm lần I sau kỲ Đại hội III, THÌ CÁCH MẠNG Ở MIỀN NAM GẶP MUÔN NGÀN KHÓ KHĂN.
Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm được sự hậu thuẩn của đế quốc MỸ và đồng minh , chối bỏ cam kết tổng tuyển cử từ hiệp định Giơ ne Vơ , đồng thời ra sức đàn áp, giết hại và bỏ tù các cán bộ trung kiên nòng cốt của Cách Mạng còn ở lại miền Nam hoạt động.
Hậu quả là rất nhiều cơ sở Cách Mạng bị phá vở , một số phải ngừng hoạt động hoàn toàn để bảo toàn. Tính đến hết năm 1956 , trên hai mươi ngàn cán bộ trung kiên nồng cốt bị giam cầm và bị hãm hại !
Chính quyền tai sai Ngô Đình Diệm con` liên tục gia tăng đàn áp và gây biết bao nợ máu đối với đồng bào miền Nam.
Chúng lê máy chém đi khắp mọi miền , bắt hết mọi phần tử mà chúng cho rằng hay nghi ngờ có liên hệ đến Việt Minh.
Chúng tạo ra các khu “trù mật ” hay “ấp chiến lược ” nhầm tách ly và cô lập người dân ở nông thôn ra khỏi ruộng làng thân yêu, đồng thời khiến đồng bào không có cơ hội gần gũi với Tổ Chức , khiến mọi quá trình vận động tuyên truyền của ta bị tê liệt.
TUY CM Mien Nam BỊ TỔN THẤT VÀ THIỆT HẠI NẶNG NỀ , nhung vững tin vào lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam và tính tất thắng của Cách Mạng Xã Hội Chũ nghĩa , Đảng đã sáng suốt đề ra nghị quyết trong Đại Hội III như sau:
” Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là: đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông – Nam á và thế giới…
Để bảo đảm cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam giành được toàn thắng, đồng bào ta ở miền Nam cần ra sức xây dựng khối công nông binh liên hợp và thực hiện một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống Mỹ – Diệm lấy liên minh công nông làm cơ sở. Mặt trận này phải đoàn kết các giai cấp và các tầng lớp yêu nước, dân tộc đa số, các dân tộc thiểu số, các đảng phái yêu nước và các tôn giáo, và tất cả những người có khuynh hướng chống Mỹ – Diệm.
Mục tiêu phấn đấu của mặt trận này là hòa bình, độc lập dân tộc, tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa bình thống nhất Tổ quốc. Công tác mặt trận phải nhằm đoàn kết tất cả những lực lượng có thể đoàn kết, TRANH THỦ bất cứ lực lượng nào có thể tranh thủ, TRUNG LẬP những thế lực cần phải trung lập, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân vào phong trào đấu tranh chung chống Mỹ – Diệm nhằm giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất Tổ quốc. ” ( hết trích )
****************************
Diem “Mở cửa ” kiểu này thì thì Đảng ta quá buồn.
Để dành công sức đó thẳng tay vạch trần thảm họa và tội ác Đảng Cộng Sản lên đầu dân Việt ta có phải hay hơn không?
Hơn nữa , muốn đấu tranh chống thảm họa Cộng Sản trên đất Việt thì những người Việt không cộng sản phải đoàn kết lại, không vì dị biệt tôn giáo mà chia rẽ , không vì cách trở thành thị nông thôn mà khinh khi , không vì khác sắc tộc màu da xuất xứ mà nghi kỴ.
Giáo dân Công Giáo Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt mình , không thể không tham dự trong khối đoàn kết Không Cộng sản đấu tranh cho tự do dân chủ.
Đảng Cộng sản Việt Nam còn không mau lợi dụng để mà đào thêm hố sâu ngăn cách !
Những kẻ ác tâm xấu miệng tìm mọi cách bôi nhọ ông Diệm. Nhưng người lớn tuổi và nổi danh như cụ Phan Bôi Châu thì lại tỏ ra quí mến ông Diệm mà bài thơ dưới đây chứng minh điều ấy:
Bài Thơ Của Cụ Phan Bội Châu Tặng Ông Ngô Đình Diệm:
http://chauxuannguyen.wordpress.com/2012/10/26/ve-mot-bai-tho-cua-cu-phan-boi-chau-tang-ong-ngo-dinh-diem/
“Ai biết trời Nam hãy có người,
Sịch nghe tưởng ngỡ sấm bên tai.
Lông hồng coi nhẹ vàng muôn lượng,
…(kiểm duyệt bỏ).. .
Phơi tỏ cùng trời gan đỏ chói,
Nhá nhem thây kệ mắt đen thui.
Ví chăng kịp lúc làm vai vế,
Sau ngựa Châu xin quất ngọn roi.”
(Sào Nam Phan Bội Châu)
Nếu chịu khó tìm thì trong một lúc, một giai đọan nào đó cũng sẻ có những nhận định khen ngợi Ngô Đình Diệm, thường là những thời trước khi nhà Ngô có toàn quyền trong tay, cụ Phan có lẽ viết những câu này tặng khi Diệm còn là một vi quan trong sạch, còn ảnh hưởng nho giáo, khi chưa bị nhuộm đen hoàn toàn bởi quyền lực và giáo lý Catô lích.
Chứ nếu cụ Phan sống vào thời 60-63 thì chắc cụ cũng đành phải gọi anh em nhà Ngô là “Son of a bicth” mà thôi :-)
Xin đính chính Thay vì : ” Son of a bicth” mà thôi :-)” Đã đánh máy sai, xin đọc là :
“Son of a bitch” mà thôi :-)” Đa tạ.
Tôi thay mặt VNCH xin lỗi vì đã sinh ra những người hèn, ăn bám ngoại bang nên thua trận, xin lỗi vì những người VNCH cũ sau 40 năm vẫn còn u mê, lạc lối, nói nhăng noi cuội trên ĐCV
Đa tạ!
Thưa, cái màn cò mồi VC…giả dạng thường dân, hay nằm vùng lòn lách nói láo…
Coi bộ hơi xưa…
Hiện nay nhắm con mắt, ai cũng thấy Cộng láo tung cò mồi…4 phương tám hướng, cố hát cho chúng để…khõi bị dân VN nguyền rủa, vớt chỗi chà vô mặt, cho bỏ tật…láo.
Bám ngoại bang phá hại VN, chính nà…Cộng láo. Thương cha thương mẹ thương thầy, thương mình thương một, thương Stalin….thương mười…
Bởi có nịnh Stalin như thế, Nga nó mới cho súng mà….giết dân, cãi cách…
Bác và các chú có thể sai, nhưng hai bác Stalin và Mao, chẳng bao giờ…sai cả…
( nay đã…lòi mặt chuột, là hai tên….trời đánh không chết, giết người hàng loạt…)
Có nịnh như thế, Tàu Cộng mới bơm cho bác đồ chơi mà về…giựt le lối xóm, nhát ma dân ngu…
Ấy nà chưa kể đến chuyện bác và Pạm v Đống ký giấy bán biển đảo VN cho Tàu đó nghe…
Láo và tự sướng vừa thôi, cò à…
Việt gian Cộng sản: Tay sai ngoại bang, ăn bám ngoại bang, xin vũ khí giết hại dân Việt, rước giặc Tàu về dày mả tổ?
Lê Duẫn – Bí thư thứ nhất đảng CSVN-: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.” (Vũ Thư Hiên,” Đêm giữa ban ngày”, tr. 422.)
Nhà văn Dương thu Hương viết:” So với tội đem bom đạn và thuốc khai quang của đế quốc Mỹ đổ xuống nước Việt Nam thì tội phá nát sơn hà Việt Nam của Hồ chí Minh còn nặng gấp ngàn lần”.
Nhà văn Tô Hải (ở Việt nam): “Không có ông Hồ, không có cái đảng này thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em, họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau, đâu đến nỗi thua xa những nước cũng thuộc địa như nước tôi đến cả thế kỷ về mọi mặt.”
***Tin Reuteurs – 16/5/1989
HONG KONG (Reuteurs)
Lần đầu tiên Trung Quốc thú nhận đã gửi hơn 300.000 lính chiến đến Việt Nam để chiến đấu chống lại lực lượng Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam.
Hãng Thông tấn bán chính thức của Trung Quốc (China News Service) trong một bài báo cho biết Trung Quốc đã gởi 320.000 lính sang Việt Nam trong những năm 1960. Trung Quốc cũng đã chi trên 20 tỷ USD để viện trợ quân đội chính quy Bắc Việt của Hà Nội và các đơn vị quân du kích Việt Cộng. Bài báo trích “Lịch Sử Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” do Nhà Xuất bản Văn khố Nhà nước phát hành, cho biết có hơn 4.000 binh sĩ Trung Quốc đã thiệt mạng trong chiến tranh.
Trong suốt cuộc chiến, Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc của Mỹ rằng binh sĩ của họ đang tham chiến tại Việt Nam.
Báo cáo của tình báo Mỹ vào lúc đó đã cho hay về các về đơn vị chiến đấu Mỹ đã thấy những binh sĩ trong quân phục và vũ trang của Trung Quốc cùng mang phù hiệu của Trung Quốc.
Trích- (Pho Nang 2012/07/27- Trần Trung Đạo):Có một thời không ít người dân miền bắc còn tin rằng những khẩu CKC, AK47 của mấy chị dân quân đã từng bắn hạ những F-4 Fantom, F-111 của Mỹ. Theo lời kể của cựu Thiếu Tướng Yevgeni Antonov, nguyên trưởng đoàn cố vấn quân sự của Liên Xô tại Việt Nam trong một bài báo trên tờ Pravda nhân dịp đánh dấu 30 năm cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, Liên Xô đã gởi nguyên một trung đoàn phòng không với đầy đủ vũ khí và trang bị sang Việt Nam tham chiến và 13 người lính phòng không Liên Xô đã chết trên đất bắc. Những chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, kể cả chiếc chiến đấu cơ F4 Fantom của Thượng Nghị Sĩ John McCain (đúng ra là A-4 Skyhawk theo tiểu sử của Thượng Nghị Sĩ John McCain), cũng từ hỏa tiễn của các đơn vị Hồng quân Liên Xô chứ không phải từ “Bộ đội phòng không anh hùng”, nói chi là các chị dân quân núp bên bờ ruộng như trong mấy bức ảnh tuyên truyền của đảng.
Cũng theo lời kể của cựu trung tướng Liên Xô Yevgeni Antonov, chỉ huy lực lượng phòng không Liên Xô tại Việt Nam từ 1969 đến 1970, Việt Nam chỉ là một phòng thí nghiệm cho vũ khí Liên Xô. Họ muốn đích thân xử dụng vũ khí để chuẩn bị cho việc máy bay Mỹ và NATO oanh tạc vào nội địa Liên Xô trong trường hợp có chiến tranh giữa hai khối sau này.
*** Ngoài ra, quân cộng sản Bắc Hàn cũng đã từng tham chiến với quân đội Miền Bắc. Ngoại trưởng Bắc Hàn Paek Nam Sun, nhơn khi sang thăm Việt Nam từ ngày 25 đến 27-03-2000, đã đến viếng nghĩa trang nơi chôn 14 quân nhân Bắc Hàn. Năm nào nghĩa trang này cũng được các viên chức sứ quán Bắc Hàn viếng thăm. Theo một bản tin của thong tấn xã Nam Hàn Yonhap, đa số quân nhân Bắc Hàn tử trận đều là phi công chiến đấu. Các phi công này đóng tại phi trường Kép, thuộc huyện, tỉnh nói trên vào những ngày đầu của cuộc chiến, khoảng 1967-1968. Những phi công này đã bị phi cơ Hoa-kỳ bắn hạ khi họ bay lên nghinh chiến .
*** Trích – “Viện trợ quân sự cho Việt Nam trong chiến tranh”- Trọng Ðạt- :
Viện trợ quốc tế cho miền Bắc:
Theo bản tin của BBC.com ngày 10 Tháng Năm 2006 một buổi hội thảo qui mô tổng kết cuộc chiến tranh Việt Nam đã được tổ chức tại Sài Gòn trong hai ngày 14 và 15 Tháng Tư năm 2006, cuộc hội thảo tập hợp nhiều tham luận của các sử gia và tướng lãnh trong quân đội Bắc Việt. Trong số các bài đọc ở hội thảo, tác giả Trần Tiến Hoạt và Lê Quang Lạng thuộc Viện Lịch Sử Quân Sự Cộng Sản Việt Nam có bài tham luận về nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa dành cho miền Bắc trong cuộc chiến.
Tham luận ghi nhận trong 21 năm chiến đấu, Việt Nam “đã nhận được sự ủng hộ chí nghĩa, chí tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em”.
Bài viết thống kê những con số về vũ khí, đạn dược và trang bị kỹ thuật mà khối xã hội chủ nghĩa CS đã viện trợ.
Khối lượng hàng quân sự Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN viện trợ từ năm 1955 đến 1975 qua từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1955-1960: Tổng số 49,585 tấn gồm: 4,105 tấn hàng hậu cần, 45,480 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật trong đó Liên Xô viện trợ 29,996 tấn, Trung Quốc viện trợ 19,589 tấn.
Giai đoạn 1961-1964: Tổng số 70,295 tấn gồm 230 tấn hàng hậu cần, 70,065 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, trong đó Liên Xô: 47,223 tấn: Trung Quốc 22,982 tấn, các nước XHCN khác 442 tấn.
Giai đoạn 1965-1968: Tổng số 517,393 tấn, gồm 105,614 tấn hàng hậu cần và 411,779 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, trong đó Liên Xô 226,969 tấn, Trung Quốc 170,798 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 119,626 tấn.
Giai đoạn 1969-1972: Tổng số 1,000,796 tấn gồm 316,130 tấn hàng hậu cần, 684,666 tấn hàng vũ khí, trang bị kỹ thuật trong đó Liên Xô: 143,793 tấn, Trung Quốc 761,001 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 96,002 tấn.
Giai đoạn 1973-1975: Tổng số 724,512 tấn gồm 75,267 tấn hàng hậu cần, 649,246 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật, trong đó Liên Xô: 65,601 tấn, Trung Quốc 620,354 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác: 38,557 tấn.
Tính tổng cộng qua 20 năm, theo thống kê chính thức của Việt Nam, số viện trợ mà Việt Nam nhận được là 2,362,581 tấn hàng hóa, khối lượng hàng hóa qui đổi thành tiền tương đương 7 tỷ Rúp (tiền Nga).
Về chủng loại vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến đấu, các tác giả ở Viện lịch sử quân sự cho biết số liệu như sau:
Súng bộ binh (khẩu): Liên Xô 439,198, Trung Quốc 2,227,677, các nước khác 942,988.
Súng chống xe tăng (khẩu): Liên Xô 5,630, Trung Quốc 43,584, các nước khác 16,412.
Súng cối các loại (khẩu): Liên Xô 1,076, Trung Quốc 24,134, các nước khác 2,759.
Ðạn tên lửa (quả): Liên Xô 10,169.
Máy bay chiến đấu (chiếc) Liên Xô 316; Trung Quốc 142.
Trong hai giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, Trung Cộng đóng vai trò chủ chốt trong quân viện cho CSVN, khối hàng viện trợ của họ chiếm đa số so với Nga và các nước khác.
(Viện trợ quân sự cho Việt Nam trong chiến tranh- Trọng Ðạt)
- CSVN bắt đầu cuộc gây chiến xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1954, và đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 Việt Nam Cộng Hòa chúng ta sụp đổ. Theo tài liệu đúc kết từ Đại Hội 4 của CSVN năm 1976, ít nhất là 4.000.000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường Việt Nam Cộng Hòa, gồm cả số người chết trên đường xâm nhập từ Bắc vào Nam. Nhưng theo nhà văn nữ (cựu cộng sản) Dương Thu Hương thì số người chết lên đến 10.000.000 người.
Theo tài liệu trong cuốn The Vietnam War Almanac, General Editor: John S. Bowman, Barnes & Noble, Inc., New York, 2005, trang 358, số tổn thất về nhân mạng được ước tính như sau:- Nam Việt Nam: Chết 185,528; bị thương 499,026.
Cả hai miền: 415,000 thường dân chết; 936,000 bị thương.
19/11/2012 at 00:19
Thời hạn 24 tiếng đồng hồ đã hết kể từ khi kết quả tìm tòi dưới đây của tui được đăng trên trang mang DCVinfo mà không ghi nhận được một ý kiến chống đối hay bằng chứng nào trái ngược từ phía đảng Cộng sản Việt nam hay đồng bọn . Vậy là đã rõ rằng toàn thể đảng Cộng sản Việt nam từ Hồ chí Minh, đồng bọn và hậu duệ của chúng ngày nay thảy đều là tay sai ngoại bang, ăn bám ngoại bang, rước ngoại bang về dày mả tổ giết dân lành.
Tài liệu này được tự do xử dụng không cần phải xin phép .
Nay kính cáo
16/11/2012
Doctin says:
16/11/2012 at 22:03
Ý kiến của tôi là:
-Từ Hồ chí Minh, Lê Duẫn, Võ nguyên Giáp.. ngày trước cho đến Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng ngày nay và toàn thể các đảng viên Việt cộng đều là tay sai ngoại bang .
- Từ Hồ chí Minh, Lê Duẫn, Võ nguyên Giáp.. ngày trước cho đến Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng ngày nay và toàn thể các đảng viên Việt cộng đều ăn bám ngoại bang .
- Từ Hồ chí Minh, Lê Duẫn, Võ nguyên Giáp … ngày trước cho đến Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng ngày nay và toàn thể các đảng viên Việt cộng đều rước ngoại bang ,mang súng đạn và quân lính giết dân thường, rước voi về dày mả tổ .
Trong vòng 24 giờ sắp tới , nếu Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng, Võ nguyên Giáp , 3 triệu đảng viên Việt cộng , Thích trí Quang, Thích nhất Hạnh , những tên du kích Việt cộng và du sinh lấp ló trên DCVinfo không đưa ra được những phản biện có tính cách thuyết phục thì coi như những ý kiến của tôi hoàn toàn đúng , và cũng yêu cầu sử gia Trần gia Phụng ghi nhận lời thách thức lịch sử này .
ĐÂY RỒI
Đây rồi lại bênh nhân danh
Anh là lá cỏ tưởng mình củ khoai
Ôi thôi ngán ngẫm cho đời
Suốt đầy thế kỷ thảy toàn nhân danh
Kiểu này cũng kiểu lưu manh
Chưởi người mạt hạng còn mình thì sao
Cho dầu người xấu thế nào
Nhưng mình phải tốt mới ra con người
Hay chi đâu đám “Cộng hòa”
“Cộng hòa” giả dạng, Cộng hòa thật sao
Cộng hòa không phải tào lao
Mới là đích thực con người Việt Nam
HƯƠNG NGÀN
Thằng Ngàn vừa dốt lại vừa ngu
vừa hèn vừa đểu như loài ma cô
Sao không rúc đĩ bến tầu?
Chui đầu ghép chữ làm hề mà chi?
Viết ra lộ dốt ngay rồi.
Cái biết thiếu sót mà đòi dậy khôn!
Ngàn nên tự biết trí mình
Về nhà học kỹ hãy ra đời múa may!
Chưng Sơn đã dậy mấy bài
Thế mà Ngàn vỡn lì lì Trơ trơ?
Hay Ngàn mặt đã quyệt bơ???
Thế nên sĩ diện đã trôi xuống cầu???
THỜI ĐIỆN TỬ
Thời điện tử mạng như là thế giới
Cùng đọc vào có cả triệu người kia
Ai phải quấy, ai đàng hoàng đứng đắn
Ai là phường hạ cấp, dạng lưu manh
Ai vì đời, hay vì dân vì nước
Ai vì mình, như một lũ hôi tanh
Thiên hạ thấy, và đều luôn đánh giá
Thật tội thay, bao kẻ ít học hành
Đã dốt nát, còn lưu manh là thế
Chua Sĩ ơi, mày cùng bọn Chưng Sơn !
NGÀN KHƠI
(29/11/12)
Thể hiện cái vô giáo dục, cái vô học của XHCN đây sao hở ông Chua sĩ ? Bài thơ trên là ông tự chửi ông đấy thôi. NGU quá !
Chửi người lại hoá rủa mình
Chui đầu ghép chữ tang tình tình tang
Chua Sĩ ngôn ngữ ngang tàng
Liêm sỉ đã mất, điếm đàng ngưu lang?
Phải chi ăn nói ăn nói đàng hoàng
Xứng danh Chua Sĩ họ hàng vui lây
Khổ thay Chua Sĩ nơi này
Hổ danh cha mẹ đã tày công sinh.
Tên này nếu không thuộc loại lưu manh xảo trá đế mất trí thì cũng bị hâm hâm mát mát.
VNCH là gì mà phải xin lỗi?
VC bán đất bán biển cho TQ, giết dân thì nó câm họng. Bây giờ nấp dưới đũng quần VNCH để ăn nói lung tung. đúng là tên gian manh xỏ lá.
Các chien non ơi cụ Riệm, Nhu đã phá nát miền Nam và mở cửa mời CS vào cai trị đó, đừng vừa ăn cướp vừa la làng nữa ai cũng biết nhà Ngô là Tam Đai Việt Gian rồi!!!