WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960

1.-   TÌNH HÌNH CHUNG TRƯỚC ĐẢO CHÁNH

Sau khi thành lập năm 1955, tình hình an ninh và chính trị Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) khả quan được vài năm thì bị xáo trộn trở lại vào đầu thập niên 60, có thể vì nhiều lý do:

Thứ nhất, tại Hà Nội sau hội nghị Trung ương đảng ngày 13-5-1959 và Đại hội III đảng Lao Động (từ 5-9 đến 10-9-1960), Bắc Việt Nam (BVN) quyết định tấn công Nam Việt Nam (NVN) mà CS nói là”giải phóng” miền Nam bằng võ lực. Theo hiệu lệnh nầy, du kích cộng sản nằm vùng tại NVN từ năm 1954, hoạt động trở lại, quậy phá và tấn công khắp nơi. Miền Nam bắt đầu mất an ninh.

Thứ hai, hiến pháp VNCH ngày 26-10-1956 thừa nhận quyền tự do lập hội (điều 15), tự do nghiệp đoàn (điều 23), nhưng không đề cập đến quy chế chính đảng, quyền lập chính đảng và quyền đối lập chính trị. Chế độ Ngô Đình Diệm không chấp nhận bất đồng chính kiến và đối lập chính trị. Các đảng phái bị đánh dẹp trừ đảng Cần Lao do Ngô Đình Nhu lãnh đạo. Đảng Cần Lao là đảng duy nhất có quân ủy tức ủy ban đảng trong quân đội, ngược với truyền thống đứng ngoài các đảng phái chính trị của quân đội VNCH. Những lãnh tụ đối lập với chính quyền Diệm lần lượt bị bắt giam. (Sau nầy có một số tướng lãnh và sĩ quan gia nhập đảng phái là cá nhân bí mật vào đảng, trong khi tập thể quân đội đứng ngoài đảng.)

Ông Diệm đi vào con đường sùng bái cá nhân. Rõ nhất là ngay từ năm 1955, mỗi lần chào cờ bất cứ ở đâu, bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” đều được trình diễn tiếp ngay sau bản quốc ca.  Bài hát xưng tụng “Ngô tổng thống, Ngô tổng thống muôn năm...” Ông Diệm biết, nghe, và chứng kiến việc suy tôn mình trong các buổi lễ, mà không ra lệnh sửa sai, dẹp bỏ, nghĩa là ông Diệm đồng lòng với sự suy tôn nầy. (Bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” do Thanh Nam đặt lời, Ngọc Bích phổ nhạc.)

Sau khi củng cố được địa vị, trong công việc cai trị, tổng thống Diệm chỉ tin tưởng và trọng dụng những người trong gia đình, những đảng viên Cần Lao và những thủ hạ thân tín chung quanh gia đình của ông. (Vĩnh Phúc, Những huyền thoại & sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, California: Nxb. Văn Nghệ, 1998, tr. 24.) Ngoài ra, “Sau khi đã vững chỗ ngồi, ông [Diệm] quay qua thanh toán những người đã từng sát cánh với ông, đã từng phò tá ông trong những lúc hoạn nạn khó khăn…” (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 446), nên nhân tài lần lượt tránh xa ông Diệm, nếu không bị ông thanh toán.

Thứ ba, lúc đó dân chúng than phiền về nạn tham nhũng và lạm quyền của một số viên chức chính phủ hay đảng viên Cần Lao, càng ngày càng gia tăng, làm tổn hại đến uy tín chính trị của chế độ Diệm. Sách hồi ký của các tướng lãnh hay các nhân vật chính trị đương thời đều đề cập đến nạn tham nhũng thời kỳ nầy. (Ví dụ: các sách của Đỗ Thọ, Trần Văn Đôn, Nguyễn Trân, Nguyễn Bá Cẩn …) Tham nhũng thời ông Diệm còn giới hạn chứ không tràn lan như cộng sản ngày nay.

Quốc hội lập pháp khóa 2 được bầu ngày 30-8-1959. Cũng như quốc hội khóa trước, đại đa số đắc cử đều thân chính quyền. Tại Sài Gòn, Nguyễn Trân đắc cử ở quận I và Phan Quang Đán đắc cử ở quận II, nhưng cả hai đều bị “Ủy ban hợp thức hóa” của Quốc hội loại bỏ, vì cho rằng các ông vi phạm luật bầu cử. Ai cũng biết ông Diệm sử dụng Ủy ban hợp thức hóa của Quốc hội để loại bỏ những nhân vật đối lập. (Đoàn Thêm, 1945-1964, Việc từng ngày, Hai mươi năm qua, California: Xuân Thu tái bản, tr. 260.)

Chính phủ Diệm kiếm cách ngăn chận đối lập chính trị, nhưng cũng không cản được 18 chính khách trong Ủy Ban Tiến Bộ và Tự Do, hội họp tại khách sạn Caravelle ở Sài Gòn ngày 26-4-1960, cùng ký kháng thư công khai phản đối chế độ Diệm. Kháng thư nầy thường được gọi là “Tuyên ngôn Caravelle”, phản đối việc kiểm soát báo chí, tố cáo nạn bè phái và yêu cầu tổng thống Diệm nới rộng chính phủ, tái lập các quyền tự do căn bản. (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, California: Nxb. Xuân Thu , 1992, tr. 324.)  Mười tám người nầy là (theo thứ tự A, B, C, họ, chữ lót, tên): Hồ Văn Vui (linh mục), Huỳnh Kim Hữu, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Tăng Nguyên, Nguyễn Tiến Hỷ, Phạm Hữu Chương, Phan Huy Quát, Phan Khắc Sửu, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Hương, Trần Văn Lý, Trần Văn Tuyên, Trần Văn Văn. (Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, California: Nxb. Xuân Thu, 1989,  tt. 168-169.) Mười tám chính khách nầy thuộc nhiều tôn giáo khác nhau và có nhiều người đã từng giúp đỡ hay cộng tác với ông Diệm.

Các nhân sĩ ký tên vào bản “Tuyên ngôn Caravelle” không bị chính phủ Diệm bắt giam, một phần vì các nhân sĩ nầy uy tín khá lớn, thuộc nhiều thành phần xã hội, tôn giáo và chính trị, kể cả một số đã từng cộng tác với ông Diệm, và một phần khác vì áp lực của Tòa đại sứ Hoa Kỳ.

Lúc đó, về phía Hoa Kỳ, tòa đại sứ ngầm yêu cầu chính phủ Diệm tìm cách cải cách chính trị.  Có lần đại sứ Elbridge Durbrow thúc đẩy tổng thống Diệm nên gởi cố vấn Ngô Đình Nhu ra nước ngoài, nhưng tổng thống Diệm không nghe theo những yêu cầu về phía Hoa Kỳ.  (Thomas L. Ahern Jr., CIA and the House of Ngo, tr. 138.)

Để đáp ứng tình thế mới, tổng thống Diệm cải tổ chính phủ ngày 18-10-1960, không nới rộng mà chỉ thay đổi các chức vụ sau: bộ trưởng Quốc phòng: Nguyễn Đình Thuần thay Trần Trung Dung; bộ trưởng Nội vụ: Bùi Văn Lương thay Lâm Lễ Trinh; bộ trưởng Tư pháp: Nguyễn Văn Lượng thay Nguyễn Văn Sĩ.

Một biến chuyển quốc tế ảnh hưởng nhiều đến nền chính trị Việt Nam là vào ngày 8-11-1960, trong cuộc tranh cử ở Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ John F. Kennedy, ứng cử viên đảng Dân Chủ, đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, đánh bại ứng cử viên của đảng Cộng Hòa là Richard Nixon. Nixon nguyên là phó tổng thống trong chính phủ Dwight David Eisenhower (tổng thống hai nhiệm kỳ1953-1961). Thay đổi tổng thống mới theo chính đảng đối lập ở Hoa Kỳ, báo hiệu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trên thế giới nói chung và về Việt Nam nói riêng sẽ có những thay đổi mới.

2.-   DIỄN TIẾN CUỘC ĐẢO CHÁNH

Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 do một nhóm sĩ quan cấp tá lãnh đạo.  Các nhân vật chính trong binh biến nầy là các trung tá Nguyễn Triệu Hồng, Vương Văn Đông, đại tá Nguyễn Chánh Thi (tư lịnh Lữ đoàn Nhảy dù), và các thiếu tá Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu…

Theo Nguyễn Chánh Thi, thì chính ông ta là người chủ xướng cuộc đảo chánh. (Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: một trời tâm sự, California: Nxb. Xuân Thu, 1987, tr. 115.)  Tuy nhiên, theo luật sư Hoàng Cơ Thụy, hai trung tá Nguyễn Triệu Hồng và Vương Văn Đông (tùng sự tại Đại học Quân sự Sài Gòn) mới là những người chủ xướng cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 và đại tá Nguyễn Chánh Thi hợp tác vào giờ chót. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nam Á, 2002, tr. 2824.)  Hoàng Cơ Thụy còn trưng ra bản cáo trạng của chính phủ Diệm sau khi cuộc đảo chánh thất bại, theo đó Vương Văn Đông và Nguyễn Triệu Hồng chủ xướng và ép Nguyễn Chánh Thi phải hợp tác.

Nhân vật chính về phía dân sự tham gia vào biến cố nầy lúc đầu là luật sư Hoàng Cơ Thụy.  Trong cuộc họp tại nhà Hoàng Cơ Thụy vào đêm trước ngày đảo chánh, có một nhân viên CIA tên là George Carver.  Về mặt nổi, Carver là một nhân viên USOM. (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 264-265.)

Lực lượng đảo chánh gồm 4 tiểu đoàn Nhảy dù (1, 3, 4, và 8) và Liên đoàn Biệt động quân.  Sáng ngày 11-11-1960, khoảng 3G:30, nhóm đảo chánh bao vây dinh Độc Lập và chiếm nhà Bưu điện Sài Gòn.  Viên sĩ quan phụ trách việc phá hệ thống điện thoại Sở Bưu điện thiếu hiểu biết chuyên môn, không phá được hệ thống khẩn cấp đặt dưới hầm nhà Bưu điện, nên từ dinh Độc Lập, nơi tổng thống ở và làm việc, tổng thống vẫn liên lạc được với bên ngoài. (Vĩnh Phúc, sđd. tr 266.)

Lực lượng đảo chánh tấn công thành Cộng Hòa (trên đường Thống Nhất, gần Thảo cầm viên tức Sở thú), nhưng Liên binh Phòng vệ Phủ tổng thống đóng ở đây, chống trả mãnh liệt.

Cho đến 5G:00 sáng ngày 11-11, phía đảo chánh chiếm được các vị trí sau đây:  Bộ tổng tham mưu Quân đội VNCH (gần Tân Sơn Nhất), Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, Nha tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia và Nha Cảnh sát đô thành (lúc đó ở vùng đường Nguyễn Cư Trinh -Võ Tánh), Bộ Tư lệnh Quân khu thủ đô (lúc đó ở Hòa Hưng) và bắt giam tư lệnh quân khu là trung tướng Thái Quang Hoàng.  Trong khoảng thời gian nầy (5G:00 sáng), một sĩ quan chỉ huy cuộc đảo chánh là trung tá Nguyễn Triệu Hồng bị tử thương ở gần dinh Độc Lập.

Lúc đó, trong Dinh Độc Lập, ngoài tổng thống Diệm, gia đình Ngô Đình Nhu, còn có Võ Văn Hải, chánh văn phòng tổng thống và đại úy Bằng, sĩ quan cận vệ, cùng bộ phận quân đội phòng thủ. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2843.)  Quân đảo chánh tìm bắt thiếu tướng Nguyễn Khánh, nhưng trước đó vài tuần, Nguyễn Khánh đã dọn đến một ngôi nhà mới, nên phe đảo chánh không biết.  Khi nghe súng nổ, Nguyễn Khánh kiếm cách trốn vào dinh Độc Lập lúc 3G:30 sáng. (Mark Moyar, Triumph Forsaken, the Vietnam War, 1954-1965, Cambridge: Cambridge University Press, 2006, tr. 110.)

Khoảng 8G:30 sáng 11-11-1960, Đài phát thanh Sài Gòn phát đi nhật lệnh của đại tá Nguyễn Chánh Thi, tự xưng là tổng tư lệnh quân đội cách mạng, gởi tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính, tố cáo nặng nề chính phủ Ngô Đình Diệm và kêu gọi quân đội hoàn thành nhiệm vụ cứu nước.

Trong khi đó, về phía chính phủ, tổng thống Diệm giao cho Võ Văn Hải, chánh văn phòng phủ tổng thống, nhiệm vụ liên lạc và nói chuyện với nhóm đảo chánh.  Khoảng trước 9 giờ sáng ngày 11-11-1960, ông Hải gặp Nguyễn Chánh Thi, rồi gặp Vương Văn Đông.  Ông Đông đồng ý điều đình, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm phải từ chức và “Hội đồng Cách mạng” sẽ bảo đảm an ninh cho gia đình ông Diệm ra nước ngoài. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2847.)

Trong dinh Độc Lập, từ sau 10 giờ sáng, tổng thống Diệm dùng hệ thống vô tuyến riêng, đọc lời kêu gọi các lực lượng trung thành với chính phủ đem quân về thủ đô dẹp cuộc đảo chánh, cứ khoảng 5 phút phát một lần. (Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)  Nguyên văn điện văn như sau: “Đây là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, ra lệnh cho Bộ chỉ huy các Quân khu:  Đêm nay hồi 3 giờ sáng, một số sĩ quan trung cấp đã bội phản và phỉnh gạt binh sĩ để mưu đảo chánh tại Thủ đô.  Hiện giờ Tổng tham mưu và Quân khu Thủ đô tạm thời gián đoạn liên lạc, một số sĩ quan cao cấp cũng mất liên lạc.  Vậy các Tư lệnh Quân khu phải bình tĩnh và tự vệ cẩn mật để chờ lệnh của sĩ quan liên lạc Phủ tổng thống.  Đại tá Trần Thiện Khiêm, Quân khu 5, phải cho đoàn Thiết giáp Mỹ Tho lên ngay đậu tại Phú Lâm chờ lệnh, và đại tá Trần Thiện Khiêm lấy một tiểu đoàn lên ngay tại Phú Lâm đợi lệnh.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)

Võ Văn Hải làm con thoi liên lạc giữa dinh Độc Lập và nhóm sĩ quan đảo chánh.  Sau khi ông Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ 3 tại nhà trung tướng Dương Văn Minh, lúc 12G:30 ngày 11-11-1960, Vương Văn Đông điện thoại và nói chuyện trực tiếp với tổng thống Diệm.  Tổng thống Diệm báo cho ông Đông biết là muốn cải tổ chính phủ thì phải theo thể thức hợp pháp, tức phải thông qua Quốc hội, nhưng ông Đông vẫn nhất quyết đòi tổng thống phải từ chức. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tt. 2849-2850.)

Chiều 11-11-1960, Võ Văn Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ tư tại nhà tướng Lionel C. McGarr,  người mới thay tướng Williams đứng đầu đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ.  Ông Hải đưa ra giải pháp dung hòa là lưu giữ tổng thống Diệm và giải tán chính phủ, chỉ định một thủ tướng mới nhằm thành lập chính phủ lâm thời.  Trung tá Vương Văn Đông đồng ý, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm chính thức tuyên bố giải tán chính phủ.

Tối hôm đó, lúc 8 giờ tối 11-11-1960, tổng thống Diệm điện thoại cho đại tướng Lê Văn Tỵ, giao cho ông Tỵ trách nhiệm lập chính phủ quân nhân.  Đại tướng Lê Văn Tỵ công bố trên Đài phát thanh một bản nhật lệnh lúc 9 giờ tối 11-11-1960, gồm ba điểm chính, nguyên văn như sau: “Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa,/ Giữa lúc cuộc chính biến nghiêm trọng diễn ra tại Thủ đô, hôm nay tôi đã hội đàm với Tổng thống Ngô Đình Diệm và đã đi đến những thỏa thuận sau đây để duy trì sự đoàn kết của Quân đội: 1) Tổng thống đồng ý giải tán chính phủ hiện tại sau khi đã thảo luận về vấn đề quốc sự với Ủy ban Cách mạng.  2) Với sự đồng ý của Ủy ban Cách mạng, Tổng thống ủy thác cho một số sĩ quan trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm thành lập một chánh phủ quân nhân lâm thời.  Chánh phủ nầy tiếp tục cuộc chiến đấu chống Cộng sản để bảo vệ Tổ quốc.  3) Ngay sau khi nhận được lệnh nầy, tất cả các đơn vị phải lập tức ngưng bắn, tiếp tục hoạt động trở lại và phải luôn luôn bình tĩnh đề cao cảnh giác đề phòng sự phá hoại của Việt Cộng.  KBC 4002, ngày 12 thánh 11 năm 1960 / Đại tướng Lê Văn Tỵ/ Tổng tham mưu trưởng QĐ/ VNCH.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tt. 144-145.)

Đến 6G:20 sáng 12-11-1960, bản “Tuyên cáo của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa” được đưa lên Đài phát thanh do tổng thống Diệm đọc. (Mark Moyar, sđd. tr. 112.)  Nguyên văn bản tuyên cáo như sau: “Quốc dân đồng bào,/ Tiếp theo cuộc nổi dậy tại Thủ đô tối nay, để cho Quân đội chúng ta được toàn vẹn trong cuộc chiến đấu chống cộng, Tôi, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã quyết định giải tán Chính phủ hiện thời.  Tôi kêu gọi các Tướng lãnh Quân đội Việt Nam Cộng Hòa thành lập một Chánh phủ Lâm thời để có thể chiến đấu chống cộng và bảo vệ xứ sở. Đồng thời tôi sẽ phối hợp với Hội đồng Cách mạng thành lập một chánh phủ Liên hiệp.  Để tránh đổ máu và trấn an dân chúng, tôi ra lệnh Hội đồng các tướng lãnh tìm tất cả các phương pháp thích nghi chấm dứt mọi cuộc tuyên truyền xuyên tạc và ngưng bắn./ Ngô Đình Diệm.” (Trích: Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2855.)

Trong khi đó, đại tá Trần Thiện Khiêm đem quân Sư đoàn 7 từ Mỹ Tho và đại tá Huỳnh Văn Cao đưa quân Sư đoàn 5 từ Biên Hòa về thủ đô cứu viện, đến Sài Gòn sáng 12-11.  Lực lượng đảo chánh bắt đầu nao núng.  Vào buổi chiều, các tiểu đoàn Nhảy dù rút lui dần dần.  Quân trung thành với chính phủ Diệm làm chủ tình thế.

Trước khi phi trường Tân Sơn Nhất được quân chính phủ kiểm soát trở lại khoảng trưa ngày 12-11-1960, các sĩ quan đảo chánh dùng phi cơ C-47 rời khỏi Việt Nam, bắt theo trung tướng Thái Quang Hoàng làm con tin.  Qua Cao Miên, trung tướng Hoàng xin trở về Việt Nam, và được Miên trả về Việt Nam ngày 15-11-1960. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)

Khoảng 6 giờ chiều ngày 12-11-1960, tổng thống Diệm tuyên bố trên đài phát thanh rằng chính phủ đã dẹp yên quân phiến loạn, hứa “sẽ tiếp tục phục vụ đất nước và dân tộc theo đường lối Cộng Hòa và Nhân vị...” (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập I-C, Houston: Nxb. Văn Hóa: 2000, tr. 194.)  Ngày 15-11-1960, tổng thống Diệm thành lập Uỷ ban điều tra về cuộc đảo chánh 11-11-1960, do thiếu tá Trần Khắc Kính cầm đầu.  Uỷ ban nầy làm việc đến cuối tháng 3-1961, thì hoàn tất hồ sơ.

3.-   HẬU QUẢ CUỘC ĐẢO CHÁNH

Sau cuộc binh biến, chính phủ bắt giữ nhiều nhà chính trị đối lập như Phan Quang Đán, Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Phan Bá Cầm, Bùi Lương, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Chữ, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Thành Vinh, Trương Bảo Sơn, Lê Ngọc Chấn … vì liên hệ đến binh biến.  Trong số nầy, một số người trước đây đã ký vào “Tuyên ngôn Caravelle” ngày 26-4-1960.   Trần Văn Hương bị bắt ngày 12-11-1960, nhưng được thả trong vài tuần. (Hoàng Cơ Thụy, sđd., tr. 2866.)  Nhất Linh Nguyễn Tường Tam bị bắt rồi được thả về.

Theo tác giả Nguyễn Tường Thiết (con của Nhất Linh), trong bài “Sự thật về cái chết của Nhất Linh”, nhật báo Người Việt, California ngày 1-2-2012, thì Nhất Linh biết trước cuộc đảo chánh sẽ xảy ra, nhưng Nhất Linh không tham gia và không liên hệ đến cuộc đảo chánh, nên chính quyền Diệm thả Nhất Linh. Theo Vĩnh Phúc, sđd. tt. 220-224, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam vào tỵ nạn trong Tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Sài Gòn.  (Nhất Linh quen biết với các lãnh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng khi hoạt động ở Trung Hoa.)  Đại sứ Vương Tử Kiện nhờ một linh mục Dòng Tên (Jésuite) người Bỉ trình bày với tổng thống Diệm.  Tổng thống Diệm chuyển qua ông Nhu.  Ông Nhu giao cho Trần Kim Tuyến.  Ông Tuyến bảo lãnh với đại sứ Đài Loan.  Tòa đại sứ Đài Loan giao Nhất Linh cho Công an Việt Nam.  Nhất Linh bị giữ hai ngày, làm thủ tục rồi được thả về. Vĩnh Phúc dựa theo tài liệu của Trần Kim Tuyến.

Một nhân vật dân sự quan trọng trong cuộc binh biến ngày 11-11-1960 là Hoàng Cơ Thụy nhờ người Mỹ sắp đặt, giúp ông trốn thoát ra nước ngoài. (Mark Moyar, sđd., tr. 114.)  Trong sách Việt sử khảo luận cuốn 5, Hoàng Cơ Thụy cho biết ông lưu vong từ 4-12-1960 đến ngày 20-11-1963 mới trở về sau khi chính phủ Diệm sụp đổ, nhưng không cho biết nơi lưu vong.  Có tài liệu cho rằng ông Thụy trốn vào Tòa đại sứ Mỹ, qua Phi Luật Tân, rồi qua Nhật Bản.

Số thiệt hại nhân mạng trong cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là: 20 thường dân và 23 quân nhân thiệt mạng, trong đó có trung tá Nguyễn Triệu Hồng; số bị thương khoảng 54 thường dân và 214 quân nhân. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)

Về phương diện chính trị, trong thời gian quân đảo chánh làm chủ Đài phát thanh, chính phủ Diệm bị chỉ trích nặng nề. Trên đài Phát thanh, những sai lầm của chính phủ lâu nay bưng bít, nay có cơ hội được đưa ra ánh sáng và truyền đi công khai khắp nước.

Trong khi thương thuyết với phe đảo chánh, tổng thống Diệm công khai hứa trên đài phát thanh sẽ giải tán chính phủ, thành lập chính phủ lâm thời, nhưng khi lật ngược được tình thế, ông Diệm không giữ lời hứa, quay qua đàn áp những người đảo chánh và các nhóm đối lập mạnh mẽ hơn.  Tổng thống, kiêm nhiệm tổng tư lệnh quân đội VNCH, còn hứa hẹn với đại tướng tổng tham mưu trưởng để ông nầy ra nhật lệnh trấn an các sĩ quan đảo chánh.  Vì nghe lời thượng cấp, các sĩ quan nầy bị đàn áp.  Dân chúng và quân đội nghĩ gì về việc nầy?  Lúc đó dưới quyền lực của chế độ Diệm, không ai dám nói ra, nhưng sự thất hứa của tổng thống đã phải trả giá ba năm sau:  Khi đảo chánh bùng nổ trưa ngày 1-11-1963, từ dinh Gia Long, tổng thống Diệm điện thoại cho trung tướng Trần Văn Đôn trong nhóm đảo chánh lúc 3G.30 chiều hôm đó, hỏi lý do động binh và yêu cầu các tướng đảo chánh đến dinh Gia Long điều đình, nhưng phía đảo chánh không chấp thuận, vì sợ bị sập bẫy như cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960. (Mark Moyar, sđd., tr. 268.)

KẾT LUẬN

Như thế, tổng thống Ngô Đình Diệm gặp nhiều chống đối vào khoảng cuối nhiệm kỳ đầu; những người tài giỏi giúp ông Diệm lần lượt tránh xa ông; những bất mãn về nạn tham ô của các quan chức; và nhất là sự chống đối của những đảng phái đối lập và những nhà bất đồng chính kiến.

Thông thường, một chế độ không chấp nhận bất đồng chính kiến, tiêu diệt đối lập chính trị, thì giới đối lập chính trị bị dồn vào thế phải hoạt động bí mật và vì sự sống còn của chính mình, kiếm cách lật đổ chế độ để tự giải thoát.  Trong giai đoạn 1954-1955, Ngô Đình Diệm đã từng nhờ đại tá CIA Mỹ là Edward G. Lansdale để ổn định tình hình, thì lần nầy các sĩ quan đảo chánh cũng nhờ người Mỹ, tạo cơ hội cho người Mỹ can thiệp vào chuyện nội bộ VNCH.

Như thế, có thể nói cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là tiếng chuông báo động công khai cho chế độ Diệm về những phản đối tiềm tàng trong các tầng lớp dân chúng khác nhau, nhưng rất tiếc sau khi dẹp yên cuộc đảo chánh, tổng thống Diệm chẳng mấy quan tâm đến tiếng chuông báo động nầy.  Phải chăng vì vậy mà cuối cùng chế độ Diệm kết thúc một cách bi thảm năm 1963?

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 01-11-2012)

Đàn Chim Việt

 

730 Phản hồi cho “Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960”

  1. Nguyen Trong Dan says:

    Trích từ Chung sơn ” ….Nếu những điều trưng dẫn về Catô lích của tôi sai, xin chỉ ra, tôi sẽ lấy lại và xin lỗi. Đa tạ.”
    OK

    Hồng Kông cấm lưu hành kinh thánh hồi nào?

    Những gì Ngô Đình Nhu nói , có băng ghi âm ” post ” lên YOUTUBE cho bà con nghe với !!! (Bên MỸ gọi là…. hard evidence !)

    ( TRÍCH TỪ MỘT CUỐN TIỂU THUYẾT ” ĐỆ NHẤT PHU NHÂN…” , GIỐNG NHƯ ” VÁN BÀI LẬT NGỮA , HƯ CẤU THÊM THẮT ĐỂ ĐỌC CHO HAY , ĐÂU THỂ GỌI LÀ SỰ THẬT !)

    Biết Nguyễn Trọng Dân là ai mà dám tấn phong ngon la`nh chien Nguyen Trong Dan ” ?

    1. Jean-Marie de Lanessan:

    Trích từ Chung son: Toàn quyền De Lanessan hồi đầu thế kỷ thứ 20’s viết “Khi nhà nước thuộc điạ vừa thành hình khoảng đầu những năm 1900 thì tài sản nhà chung (Tức hội truyền giáo Pháp) gấp đôi tài sản cả 3 nước Đông Dương cộng lại, tức là tài sản của giáo hội Vatican tại Đông Dương tom góp bởi cướp bóc, khai thác nô lệ nhân công rẻ mạt, hầm mỏ tài nguyên vv…Sách lược của Vatican ở ĐD đã thế thì ở cả thế giới thì cũng thế! lẽ dĩ nhiên

    NguYễn Trọng Dân : SAI ! LỜI TRÍCH toàn là SUY DIỄN bắt đầu bằng chữ “tức là tài sản…, tức…. ” ( Đọc KỸ đi rồi thấY ) KHÔNG PHẢI NGUYEN VĂN ! Không có giá trị dẫn chứng!

    Ghi Chú : tài liệu tham khảo thêm Về trích dẫn sai của Chung sơn : L’Indo-Chine française, étude politique, économique et administrative sur la Cochinchine, le Cambodge, l’Annam et le Tonkin

    2. Trích từ Chung Sơn: Thomas Aquinas : “ … nghĩa là tất cả những gì đụng đến chúa, đến kinh thánh là các chien sẽ gầm lên mà bảo vệ, bất kể là chúng sai, lạc như thế nào như lời tuyên bố của ông thánh Thomas Aquinas : “ Chúng ta phải nói trắng là đen nếu giáo hội muốn thế”,

    NguYễn Trọng Dân : NGUYÊN CÂU VĂN CỦA TÁC GIẢ BỊ CẮT BỎ BÓP MÉO THÊ THẢM !

    TOÀN BỘ NGUYÊN VĂN CÂU NÓI TRÍCH TỪ Spiritual Exercises of St. Ignatius Loyola CHO MỌI NGƯỜI THẤY SỰ BÓP MÉO: ” To be right in everything, we ought always to hold that the white which I see, is black, if the Hierarchical Church so decides it, BELIEVING that between Christ our Lord, the Bridegroom, and the Church, His Bride, THERE IS THE SAME SPIRIT which governs and directs us for the salvation of our souls. ”

    ẨN Ý của tác giả , THEO Ý QUA , LÀ CHỈ KÊU GỌI XÓA BỎ sự khác biệt Về Đấng Tạo Hóa ( BLACK & WHITE ) trong nhận thức bản thân (which I see ) VỚI MỘT NIỀM TIN LÀ chỉ có một Đấng Tạo Hóa duY nhất….( THERE IS THE SAME SPIRIT which governs and directs us for the salvation of our souls ) ,

    XIN NHẮC LẠI , ĐÂY KHÔNG PHẢI ĐẠO CỦA QUA, AI MUỐN PHỤC THÌ PHỤC , AI MUỐN CHÊ THÌ CHÊ , AI MUỐN DỊCH KHÁC CŨNG KHÔNG SAO NHƯNG PHẢI TRÍCH NGUYÊN VĂN CÂU NÓI

    Trích từ Chung Sơn : “Mà nào phải chỉ có Dêsu được “Set up” phủ mẹ của mình để tạo ra chính mình để Charlie Nguyễn gọi đó là một vết nhơ loạn luân trong Bible đâu mà còn nhiều lắm, như chuyện sau khi Cain vì ghen ghét em mình đã được chúa ưu ái hơn mà đã giết Abel đi,và để sinh ra 2 con thì Cain đã phải “phủ” ai? Khi đó chỉ có Eva là mẹ hiện hữu dưới trần gian??? Lại một chuyện loạn luân con phủ mẹ vì chúa muốn thế??? Và 2 cô con gái ông lot phải “hiếp” cha để lấy giống khi cha say “hết biết” vì chúa muốn thế??? Một thánh Abraham ngủ với em gái…Một thánh David…cướp vợ người.Thì cũng vì chúa muốn thế???”

    NGUYỄN TRỌNG DÂN : CHỈ TRÍCH LOAN LUAN NHƯ VẬY LÀ SAI ! TẠI SAO?

    QUAN NIỆM CỦA KHỔNG GIÁO VỀ CHUYỆN ĂN NGŨ ĐÀN BÀ ĐÀN ÔNG SAO CHO PHẢI LẼ MÀ NẾU KHÔNG THÌ BỊ COI LÀ LOẠN LUÂN CHƯA KỊP TRÀN TỚI VÙNG NÀY VÀO THỜI GIAN NÀY .

    QUAN NIỆM NGÀY NAY COI CHUYỆN CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH ” TÁ LẢ BÙNG BINH ” ĐÓ LÀ BẬY , NHƯNG MẤY NGÀN NĂM TRƯỚC TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ,BIẾT ĐÂU CHỪNG NGUYÊN TẮC BỘ LẠC LẠI KHÔNG CHO PHÉP ” TÁ LẢ ” VỚI NGƯỜI NGOÀI BO LAC THÌ SAO?

    VÍ DỤ CÁC VUA AI CẬP , ANH EM CHA CON CHÚ BÁC “TÁ LẢ LẪN NHAU” MÀ KHÔNG ĐƯỢC LẤY NGƯỜI NGOÀI VÌ MÁU HOÀNG TỘC PHẢI DUY TRÌ LẪN NHAU TRONG DÒNG HỌ.

    LỊCH SỮ ĐẶC THÙ CỦA VÙNG TRUNG ĐÔNG CHO THẤY TÍNH CHẤT BỘ LẠC QUYẾT ĐỊNH MỌI PHẢ HỆ VÀ ẢNH HUỞNG ĐẾN CHINH TRỊ TÔN GIÁO Xuat Phat CỦA VÙNG NÀY

    ÁP ĐẶT QUAN NIỆM CỦA KHỔNG GIÁO NGÀY NAY MÀ PHÁN XÉT SINH HOẠT ĂN Ở BÔ LẠC CỦA MIỀN TRUNG ĐÔNG MẤY NGÀN NĂM TRƯỚC, E RẰNG MÉO MÓ LỆCH LẠC KHÔNG KHÁCH QUAN

  2. DucToan says:

    Tôi là người công giáo nhưng tôi không tin vào chúa bởi nó phản khoa học. Giêsu đáng được kính trọng, ko phải ông là vị chúa, mà ông chỉ là người trần mắt thịt nhưng có tư tưởng giải phóng nôlệ.

  3. thông tin says:

    Tiểu sử Ngô Đình Khả
    Sinh năm 1850; quán làng An-Xá, tổng Đại-Phong, huyện Lệ-Thủy, tỉnh Quảng-Bỉnh. Con ông Ngô Đình Dinh. Được một cố đạo nhận làm con nuôi, gửi qua Penang (Hạ Châu) ở Mã Lai Á (Malaysia) học trường nhà dòng. Bỏ tu, đi làm thông-sự cho Pháp, thăng chức Chánh Phòng thông sự ở Dinh Khâm-Sứ tại Huế dưới thời Khâm-Sứ Trung-Kỳ Pierre Paul Rheinart.

    Tháng 6-1895: Theo Nguyễn Thân đi đánh dẹp tổ-chức “Cần Vương” của Phan Đình Phùng ở vùng Hà-Tĩnh/Nghệ-An.

    Tháng 12-1895: Ngự-sử Phan Đình Phùng từ-trần, Ngô Đình Khả cho đào mộ Phan Đình Phùng, đốt xác, trộn tro với thuốc súng mà bắn đi.

    Tháng 2-1896: Được phong Thái Thường Tự Khanh (Chánh Tam Phẩm), giữ chức Thương-Biện Viện Cơ-Mật.

    Năm 1905: Được cất nhắc lên chức Tổng-Quản Cấm-Thành (Surintendent du Palais) và có ảnh-hưởng lớn với Vua Thành-Thái.

    Năm 1907: Vận-động chống-đối việc hủy-bỏ chế-độ quân-chủ ở Huế; do đó, bị thất-sủng. Về hưu. Chết năm 1925.

    *

    Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu có tìm thấy được trong Văn-Khố Pháp, vào tháng 1-1983, nhiều tài-liệu liên-quan đến gia-đình họ Ngô, trong đó có một lá thư của Ngô Đình Thục, Giám-Mục Vĩnh-Long, gửi cho Toàn-Quyền Jean Decoux vào mùa hè năm 1944, sau khi Mật-Thám Pháp khám-phá ra tổ-chức “Đại-Việt Phục-Hưng” rồi truyền lệnh truy-nã Ngô Đình Diệm, và câu-lưu tại-gia Ngô Đình Khôi cùng Ngô Đình Nhu.

    Nội-dung bức thư có đoạn tạm-dịch ra Việt-ngữ là:

    “Nếu hoạt-động của hai em tôi được chứng-tỏ là có hại cho quyền-lợi của nước Pháp, thì – với tư-cách của một giám-mục, của một người An-Nam, và với tư-cách là người con của một gia-đình mà phụ-thân tôi (Ngô Đình Khả) đã nhiều lần liều mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành-quân mà cha tôi đã cầm đầu dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ-huy, tại Nghệ-An và Hà-Tịnh – tôi, tự đáy lòng, không chấp-nhận (hoạt-động của các em tôi)…

    “Có thể tôi lầm, tuy nhiên tôi xin thú thực là không tin – rằng các em tôi đã phản lại truyền-thống của gia-đình chúng tôi, một gia-đình đã tự gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan-lại bây giờ hầu hết đều chống lại Pháp và chỉ quyết-định thiên về Pháp-quốc khi thấy có lợi riêng…

    “Tôi nêu ra điều này khi xét thấy rằng phụ-thân tôi (Ngô Đình Khả) đã từng được vinh-dự phục-vụ nước Pháp dù sinh-mạng bị hiểm-nguy, và khi xét đến quá-trình lâu dài của các em tôi (Khôi, Nhu), một quá-trình được hình-thành bằng lòng tận-tụy vô-bờ của các em tôi đối với nước Pháp, mà không sợ phải hy-sinh mạng sống của mình cho nước Pháp…”

    Thành-tích đánh giết các nhà ái-quốc chống Pháp (một cách độc-địa, hèn-hạ như trên) thì bọn thực-dân cũng như dân-chúng đã thấy rõ-ràng. Còn về thành-tích do-thám phá-hoại nội-tình triều-đình Việt-Nam thì sao?

    Ông Ngô Đình Khả được Pháp phong chức “Tổng-Quản Cấm-Thành” tức là Cảnh-Sát Công-An Đại-Nội. Trong một cuộc họp tại Tòa Khâm-Sứ Pháp vào lúc 4:15 chiều ngày 14-8-1906, có mời các Thượng-Thư Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hộ, Bộ Hình, và Bộ Công của triều-đình Việt Nam tham-dự, tài-liệu của Pháp có ghi:

    “Ngài Thượng-Thư Bộ Lại lưu ý là ông Ngô Đình Khả, chỉ-huy Thị-Vệ, đảm-trách tổng-cai-quản hoàng-cung, sẽ phải được mời tham-dự, để ông ấy cung-cấp tất cả các tin-tức liên-quan đến các nhân-vật kia, mà ông ta hiểu-biết tận-tường hơn bất-cứ người nào khác…” ( …M. NGO DINH KHA, Chef des Thi Ve chargé de la haute directions du Palais devra être invité à fournir tous renseignements concernant ces personages qu’il connait mieux que tout autre.)

    Nhất cử nhất động của Vua Thành-Thái đều bị ông Ngô Đình Khả theo-dõi, ghi-nhận, và báo-cáo lên quan thầy Pháp.

    Nếu Pháp đày Vua Thành-Thái (ra khỏi hoàng-thành) thì ông Khả sẽ mất hoàn-cảnh và cơ-hội rình-rập vị vua yêu nước này, để lập-công với chủ (như Giám-Mục Ngô Đình Thục sau này đã kể công).

    • Quang Phan says:

      Tháng 02/1983, hai sử gia Vũ ngự Chiêu và Nguyễn Thế Anh đã công bố khắp thế giới một tài liệu vô cùng quan trọng, tại văn khố Pháp liên quan tới giai đoạn 1911 của Hồ chí Minh. Đó là 2 lá thư xin nhập học Trường Thuộc Địa (Ecole Coloniale) viết ngày 15/09/1911 và một lá viết tại New York ngày 15/12/1912 cầu xin tổng thống Pháp và bộ trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp ban ơn cho được vào học . Trong thư , Hồ chí Minh bộc lộ rõ lòng yêu nước Pháp đến mức nồng nàn quằn quại: ‘Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc ân được nhận vào học nội trú Trường Thuộc Địa. Tôi hiện đang làm công trong công ty Chargeurs Réunis (trên tàu Amiral Latouche-Tréville) để sinh sống. Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào, nhưng rất khao khát học hỏi. Tôi ước mong trở nên hữu ích cho nhà nước đại Pháp,cũng là hữu ích đối với đồng bào tôi, bằng cách làm cho họ được hưởng ích lợi của nền học vấn Pháp…”.

      Điều trên chứng tỏ rằng Hồ chí Minh bỏ nước ra đi chỉ với mục đích tìm đường làm quan -làm Việt Gian tay sai cho Pháp- để giải quyết chuyện cơm ăn áo mặc của riêng mình, chứ không hề có ý định cứu nước giúp dân như Trần Dân Tiên từng viết sách ca tụng mịnh

      Sử gia Vũ Ngự Chiêu, trong tác phẩm Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, gọi thời đại của Hồ Chí Minh là “Thời của những đồ tể”. Ông viết như sau (tập 3, trang 872): “Khí thế Việt Minh tỏa rộng nhanh khắp ba Kỳ, đánh dấu “thời của những đồ tể”. Cảnh cắt tiết, mổ bụng, khoét mắt, buộc đá ném xuống sông các nạn nhân (mò tôm) lan tràn, gây hoảng sợ và căm phẫn trong nhiều giai tầng xã hội”.

      Nhiều người đã thở dài khi nghĩ rằng, phải chi Hồ chí Minh được nhận vào trường Thuộc Địa, thì với bản chất bất lương như vậy, cùng lắm y chỉ là một tham quan Việt gian làm tay sai cho Pháp mà thôi. Nhờ đó đất nước và dân tộc Việt Nam ngày nay có thể thoát được nổi trường hận cùng khốn tận tuyệt dưới bàn tay tàn độc của một Hồ Chí Minh làm tay sai cho các thế lực quốc tế, từ Liên Xô, Trung Cộng, Pháp, Tàu Trắng và Hoa Kỳ. ( Trích)

      Ðơn xin học nội trú trường Thuộc Ðịa của Nguyễn Tất Thành tức Hồ Chí Minh gởi Bộ trưởng bộ Thuộc Ðịa Pháp
      ——————————————————————————–
      Marseille le15 Septembre 1911 À Monsieur le Ministre des Colonies
      Monsieur le Ministre
      J’ai l’honneur de solliciter de votre bienveillance la faveur d’être admis à suivre les cours de l ‘ École Coloniale comme interne .
      Je suis actuellement employé à la Compagnie des Chargeurs Réunis pour ma substance à soi de l’Amiral Latouche Tréville.
      Je suis entièrement dénué de ressources et avide de m’ instruire . Je désirerais devenir utile à la France vis à vis de mes compatriotes et pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de l’ instruction .
      Je suis originaire de la province de Nghê-an, en Annam.
      En attendant votre réponse que j ‘ espère favorable, agréez, Monsieur le Ministre , mes plus respectueuses hommages et l ‘ assurance de ma reconnaissance anticipée .
      Nguyễn-tất Thành,
      né à Vinh, en 1892 ,fils de Mr Nguyễn sinh Huy, sous docteur es-lettre
      Étudiant Francais , quốc ngữ, caractère chinois
      Tạm dịch :
      Marseille ngày 15 tháng chín 1911
      Kính gởi ông Bộ Trưởng bộ Thuộc Ðịa
      Kính thưa ông Bộ Trưởng ,
      Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng tốt của ông ban đặc ân cho tôi được nhận vào nội trú trường Thuộc địa.
      Tôi hiện làm công nhân trong công ty Chargeurs Réunis để mưu sinh ( trên tàu Amiral Latouche-Tréville) .
      Tôi hoàn toàn không có tài sản và khao khát được học hỏi. Tôi mong ước trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời có thể làm cho họ hưởng được lợi ích về học vấn.
      Tôi gốc tỉnh Nghệ An, xứ An Nam .
      Trong lúc chờ đợi sự trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi, xin ông Bộ Trưởng nhận nơi đây lòng tôn kính và tri ân trước của tôi.
      Nguyễn Tất Thành, sinh tại Vinh năm 1892 , con của ông Nguyễn sinh Huy, Phó Bảng. Học sinh pháp văn, quốc ngữ, chữ Hán.

    • Lê Lai says:

      Như thế này mà ai còn nói là Ngô Đinh Khả là yêu nước thì thật là một loại cẩu xực “Catô Lích” rồi và cẩu tặc thì làm thế nào sanh được hổ tử phải hôn? Vậy thì cẩu tặc thì sanh cẩu tử là đúng rồi còn gì? Các chien muốn làm chien thật hay chien giả thì tùy các người thôi!!!

      • Tien Ngu says:

        Lài à, bớt….tự sướng với nhau đi Lài.
        Bơm nhau cạch cạch nghe giống Trần dân Tiên bơm Hồ chí Minh quá.

        Toàn nà…tiến sỉ không hè, nghe mắc ấy quá. Tiền sỉ Trần chung Ngọc, tiến sỉ Vũ ngự Chiêu, tiến sỉ Tiên Ngu, tiến sỉ Liên Xô, tiến sỉ cam pu chia,…

        Mấy em mà tiến sỉ thứ thiệt, em nào cũng rất khiêm nhường, thật thà, làm việc có ích. Không có em nào tiều nhân bỉ ổi, chuyên ngậm phân phun…láo cả.

        Xưa, thông tin còn hạn hẹp, dân trí…mù mờ, vẽ chuyện nói láo còn xí gạt được các em nông nô. Thời buổi này coi bộ…khó xí gạt…

        Ngô đình Diệm một đời thanh bạch, có phun phân cha con, anh em, cả giòng họ ông ấy, thì cũng như phun….bông gòn mà thôi.

        Thấy thương các giáo điếm quá…

    • Trần Trung Dung says:

      Phải xét hoàn cảnh đất nước thời đó để biết rằng cụ Ngô Đình Khả có yêu nước hay không?

      Hãy đọc Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử lược, (quyển II, Bộ Giáo dục Trung Tâm Học liệu xuất bản, Sài Gòn 1971) để biết Hiệp ước 1984 được ký kết giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn (Việt Nam) thường lấy theo tên gọi của viên công sứ người Pháp (Patenôtre). Hiệp ước này có 19 điều khoản, trong đó có điều khoản: “nước Nam chấp nhận cho nước Pháp bảo hộ, có việc gì giao thiệp với ngoại quốc thì do nước Pháp chủ trì, nước Nam không phải thần phục nước nào nữa“.

      Do bối cảnh đó, những gì GM Ngô Đình Thục viết như trên cũng chẳng có gì để trách cứ. Nhà Nguyễn đã chấp nhận để cho Pháp bảo hộ Việt Nam, tức là triều đình lúc ấy đã hợp tác với Pháp toàn diện.

      Vậy cụ Khả cũng chỉ là một trong số hàng ngàn, vạn người trong chính quyền thời đó làm theo phận sự do nhà Nguyễn trao phó.

      Có chăng là vì cụ Ngô Đình Khả cũng như Ngô Đình Diệm là người công giáo nên những kẻ ghét công giáo (hoặc là có kẻ giựt dây) lấy cớ đó để bôi nhọ.

      Người ký hiệp ước bảo hộ với Pháp thì không bị chỉ trích. Người ủng hộ Pháp tích cực như Nguyễn Thân cũng không bị chỉ trích, nhưng cha con cụ Khả thì bị nhắm bắn tơi bời, vì sao thế?

      Xét về mặt này ta có thể nhìn ra hậu trường của nó, và biết được những kẻ đánh phá công Giáo và gia đình Họ Ngô là ai!

      • Chưng Sơn says:

        Các anh tự trấn an mình một cách buồn cười, nào có ai có mưu đồ gì mà các anh phải nỗ lực bẻ gẫy? Phải chi các anh đồng tế các thần tượng nhà Ngô của các anh trong khuôn viên của các anh một cách riêng tư thì chẳng ai dám động đến, nhưng ngược lại các anh ồn ào đưa ra trước công luận mà lại trắng trợn biến nạn nhân thành thủ phạm, biến kẻ 3 đời làm kẻ phản bội lại truyền thống tổ tiên thành ra yêu nưóc và hạ nhục nạn nhân của họ thì bất lương quá và làm người ta phải lên tiếng để nhắc nhở các anh đừng quá kiên cưõng với sự thật lịch sử chứ họ có làm gì khác đâu? Nên nhớ nhà Ngô đã hạ ngục những chiến sĩ đã từng chống Pháp, chống cộng, đàn áp Phật tử một cách thậm vô lý và tàn bạo, ngày nay với thời đại thông tin mà các anh vẫn muốn đổi trắng thay đen thì đấy là một cố gắng ngông cuồng vô vọng mà thôi.
        NĐ Nhu tuyên bố là đã bàn với GM Thục là trong 10 năm sẽ biến miền Nam thành một quốc gia theo Catô Lích hết và được cụ thể hoá bằng lời thề Cần Lao là một trưng dẫn theo trình tự phù hợp với nhưng biến cố đã xãy ra, Chưng Sơn tôi có bịa ra được những điều này đâu mà các anh nói là âm mưu? Chỉ cần các anh nhận định là chính các anh đã quay lưng với sự thật thì mọi sự sẽ trở thành sáng tỏ ngay thôi, thật là dễ mà khó thay!!!

  4. Người HN says:

    @Truc Bach: ăn nói ba láp như ông không ai muốn đối thoại và nói chuyện, mặc dù ông đã già rồi nhưng tôi cũng nói để ông biết như vậy, muốn được người khác tiếp chuyện hãy thể hiện mình có nhân cách ngang bằng với người khác!

    • quang phan says:

      Một trăm tên đại Việt gian Hồ chí Minh, một trăm tên đại Việt gian Nguyễn phú Trọng có bò vào đây sủa những lời tuyên truyền bịp bợm cũng chẳng thuyết phục được ai, huống hồ mấy tên nằm vùng cắc ké này . Lọc cọc gõ máy tính đến cả hàng mấy trăm ý kiến dòng dã cả mấy tuần nay rốt cuộc chỉ nghe thiên hạ chửi . Ha ha .

    • Trần Việt says:

      hi, nói chung là vào đây để xem mấy người CC tự sướng với nhau, xem họ chửi bậy tri trét nhau thế nào thôi, họ có ở đâu trên trái đất này thì đầu óc cũng tăm tối như nhau, cũng chỉ suy nghĩ như vậy, nói như vậy, và hành động như vậy mà thôi!

  5. Austin Pham says:

    Xin mời quý vị thưởng lãm một bài báo nho nhỏ để biết tại sao có nhiều “anh em” quá “bức xúc” trên diễn đàn. Nói thiệt Bác mà còn sống thì cũng …đái chứ đừng nói gì Cam bốn triệu một tháng ( phân xã viên của VNTTX thì lãnh khoảng $700/tháng, có chỗ ăn ngũ trong cơ quan, thường mướn một căn nhà lớn cho 3 gia đình có mang theo cả vợ con tại nước sở tại. Chi phí là do VNTTX đài thọ, nhiệm kỳ là 3 năm rồi về nước cho nhóm khác qua ).
    http://www.voatiengviet.com/content/bao-dong-ton-giao-con-cuong-mong-chinh-quyen-ngung-dan-ap/1511781.html
    Sớm hay muộn thì cũng theo chân…Bác mà thôi nghen anh em. Chúc may mắn.

  6. Chưng Sơn says:

    Mấy hôm nay trời bão computer bị liệt, không lên mạng được, hôm nay trở lại thấy chien múa may quá, chien NT Dan múa hăng nhất, hắn làm như catô lích oan ức vì bị những người biết chuyện vu oan giá hoạ không bằng. Chien Dan chịu khó trích dẫn cả báo, tài liệu của ViCi về cái vụ vài năm đầu VC bị mật vụ của Nhu phá vỡ thiệt hại tới cả hàng vài chục ngàn và được trưng dẫn bởi chính tài liệu của họ thật, “Gốm thật” nhưng như tôi đã nói, người Catô Lích làm gì thì thường là hỏng, thì vụ chống Cộng cũng vậy thôi, mới nghe thì tưởng ngon nhưng là thuộc loại phim dở đoạn, giữa đoạn cuối. Mới đầu thì cũng có vài thành qủa nhưng sau vì lời thề 1/ THỀ TIÊU DIỆT CS VÔ THẦN 2/ THỀ TIÊU DIỆT CÁC ĐẢNG PHÁI PHẢN LOẠN 3/ THỀ TIÊU DIỆT PHẬT GIÁO MA QUỶ. Nên lực lượng CS lại mạnh giỏi như thánh gióng sau đó, đó là lời giải tại sao CS mạnh hẳn lên sau trong và sau khi nhà Ngô Sụp đổ và sau đó là VNCH đổ theo!!!
    Như nhận định của nhân sĩ Lê Nguyen Long : “ Chính sách cai trị thất nhân tâm của ông Diệm đã đẩy hàng hàng lớp lớp người quốc gia qua phía bên kia”
    Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, một lãnh tụ của Đảng Đại Việt cũ, trong một cuộc phỏng vấn của báo Người Việt về “Nguyên nhân gây nên sự sụp đổ làm mất Việt Nam” đã trả lời vì Ngô Đình Diệm đã tiêu diệt hết các lực lượng đảng phái và giáo phái.
    Gốm thật, chien ta khi cần trích dẫn tài liệu thì TL/ VC cũng chẳng từ, nhưng khi nói đọc những TL sự thật LS như Cao Huy Thuần, Giao Điểm, Sách Hiếm thì chien dãy lên đành đạch kêu be be rùm trời, thế là thế nào?
    Như tôi đã nói, tôi chỉ ưu tiên quan tâm đến những đổi trắng thay đen của các chien về v/đ NĐD mà thôi, ngăn ngừa họ tiếp tục lừa bịp dư luận biến nạn nhân của Diệm, Nhu thành thủ phạm, biến kẻ xấu xa thành yêu nưóc thương dân. Vây yêu cầu ông Nguyen Trong Dan khi tranh luận với tôi về những sự kiện liên can đến nhà Ngô thì đừng bưng v/đ CS vào đây để làm hoả mù nghe chửa???
    Còn lời tuyên bố của nghiện Nhu về chỉ 10 năm là sẽ biến miền Nam thành Catô lích hết và lời thề Cần Lao thi lẽ ra các you phải tự đi tìm vì trong lúc đi tìm thì khá hơn lên về đầu óc vì tiếp xúc thêm được với T/L sự thật tốt hơn nghe chửa?
    Nhưng thôi, ta làm ơn cho mấy you lần này nữa thôi đó nha : Về lời tuyên bố của Nhu là trong còng 10 năm sẽ biến miền Nam thành công giáo hết là ở trong cuốn : “Đệ nhất Phu Nhân” Trang 428 của Hoàng Trọng Miên. Còn Lời thề Cần Lao ở trong cuốn : “Cần Lao Cách Mạng Đảng, trang 322 & 408 (sđd) Của Chu Bằng Lĩnh tức nhà văn Mặc Thu trong nhóm Tự Do hợp tác với BS Trần Kim Tuyến trong những năm đầu của chế độ. Còn chi tiết chính quyền HK loại kinh thánh là loại dâm thư thì đấy là một mẩu tin khoảng độ nửa trang, đăng nằm 2006 hoặc 2007 nay đã qúa lâu có lẽ đã lạc đâu đó, khi nào tim lại được sẽ lại quote lên chứ có khó gì đâu?
    Nhưng trong khi chờ đợi thì con chien có muốn có một món còn hẫp dẫn hơn cái chuyện lẻ tẻ kia nhiều đó là LỜI THỀ DÒNG TÊN Các con chien có muốn không??? Nếu được bưng nó lên mạng bảo đảm con chien sẽ hãnh diện làm con cái chúa lắm đó.

    • Tào Lao says:

      Theo tôi có lẽ Chung Sơn nên “vạch đầu gối” ra mà nói chuyện còn “bổ ích” hơn.

    • quang phan says:

      ***Ông Nguyễn Ngọc Huy- thuộc đảng Đại Việt, đã sống lưu vong tại Pháp từ 1956-1963, đã nói: ‘’Tôi không đồng ý cách hành động của ông Nhu. Nhưng tôi công nhận ông Nhu là một người khá, ông không bao giờ giết hại những người có lập trường chống cộng, có tư cách…dù họ đã âm mưu dùng võ lực để lật đổ chính quyền Diệm. Khi ở Pháp về vào năm 1963, tôi đã gặp được đầy đủ các đồng chí của Đại Việt như anh Hà Thúc Ký, anh Đoàn Thái dù họ đã bị Nhu giam giữ lâu năm’’. (Biến Cố Chính Trị Việt Nam Hiện Đại/Phạm văn Lưu ).
      Ông Huy về sau sáng lập đảng Tân Đại Việt và Phong trào Quốc Gia Cấp Tiến

      ***Năm 1958, ông Hà thúc Ký ( được đề cử làm tổng bí thư đảng Đại Việt Cách Mạng năm 1965) vì bất đồng chính kiến với chính phủ Ngô Đình Diệm và vì có liên quan đến vụ biến động Ba Lòng ở miền Trung, bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam. Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh ( hiện ở tiểu bang Louisiana)- thầy thuốc riêng của tổng thống Diệm- cho biết ông Diệm chỉ thị cho bác sĩ Trần Kim Tuyến mỗi tuần hai lần đến chăm nom sức khỏe cho ông Hà Thúc Ký.
      Ngoài ra, ông Diệm còn mật lệnh cho ông Cao Xuân Linh ( em ông Cao Xuân Vĩ) ngầm giúp đỡ tài chánh cho bà Hà Thúc Ký để có phương tiện cho các con ăn học.
      Trong tác phẩm Sống Còn Với Dân Tộc- xuất bản năm 2009, nhận định về cá nhân tổng thống Ngô Đình Diệm, ông Hà Thúc ký cho biết cá nhân ông khi còn là sinh viên đã từng ngưỡng mộ ông Diệm. Ông có cảm tình với ông Diệm vì hành động từ chức thượng thư vì không không muốn bị lệ thuộc vào bọn thực dân Pháp. Và cho đến nay, ông cho biết mỗi khi nghĩ đến việc tổng thống Diệm bị sát hại thì cái thiện cảm mà ông đã dành cho ông Diệm lúc thời sinh viên lại trở lại. Ông cho biết mỗi khi nghĩ đến tổng thống Diệm, ông vẫn bùi ngùi tiếc thương cho con người suốt đời nặng lòng lo toan cho đất nước.

      ***”…Thân phụ của Hồ chí Minh là cụ Nguyễn sinh Sắc qua đời ở Cao Lãnh ( tỉnh Kiến Phong). Tổng thống Ngô Đình Diệm đã chỉ thị ngôi mộ của ông cụ được chăm sóc tốt. Đó là một nghĩa cử đẹp của ông Diệm đối với đối thủ chính trị của mình là Hồ chí Minh”.

  7. Trúc Bạch says:

    Xin lỗi các anh chị Thiên Lôi, May vu, Bitch, NADL….các anh chị chỉ có khả năng chui vào những bài viết này để xả rác, trong khi những bài viết về việc quân Tàu in hộ chiếu có hình lưởi bò, hay quân Tầu ra luật khám xét tàu bè trên biện Đông….thì các anh chị câm như hến, hoặc trốn biệt dưới gầm giường.

    Ù má, xin lỗi các anh chị, ngày nay bọn csVN còn hèn hạ, cam tâm nô lệ Tầu gấp ngàn lần Ngô Đình Diệm làm tay sai “đế quốc Mỹ”

    Ngày hôm qua, (2/12) tại Hà Nội, thằng Nguyễn Phú Trong đã hãnh diện nói với thằng ủy viên bộ chính trị đảng csTQ Lý kiến Quốc rằng :

    ‘Quan hệ hai Đảng, hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai nước dày công vun đắp, nay đã trở thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện’.

    Chưa có một ông tổng thống hay một tướng lãnh VNCH nào nói câu :” Việt Nam đời đời nhớ ơn Mỹ” như Hồ Chí Minh và Phùng Quang Thanh đã nói :

    ” Nhân Dân VN đời đời nhớ ơn Mao chủ tịch và nhân dân TQ” (Hồ Chí Minh)

    “Quân đội VN mãi mãi nhớ ơn TQ” (Phùng Quang Thanh) .

    Vậy thử hỏi chế độ nào mới thực sự làm tay sai, bán nước cho ngoại bang ?

    Đúng là một lũ “S.O.B” !

Mục phản hồi đã đóng