Những văn bản pháp luật phá hoại Nhà nước pháp quyền
Gần đây, cộng đồng mạng xôn xao việc Nghị định 71/2012/NĐ-CP bắt đầu được thực hiện ráo riết từ 10/11/2012 về việc sử dụng xe không chính chủ bị phạt một khoản bằng tiền cả tháng lương công chức lâu năm/lần. Theo dõi sự xôn xao, những phát ngôn của quan chức cảnh sát và cách thực hiện quy định pháp luật này, mới thấy một điều: Những quy định này trong thời điểm hiện nay đã cố tình phá hoại ý thức xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Luật để phục vụ cuộc sống hay cuộc sống phục vụ luật?
Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội, là phương tiện thực hiện và bảo để bảo vệ chủ quyền và an ninh trật tự của đất nước, an ninh trật tự của cộng đồng của xã hội và quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân. Với một nhà nước pháp quyền, mọi tổ chức, công dân đều phải thực thi nghiêm chỉnh những điều luật pháp đã quy định. Với những mục đích như trên, thì pháp luật sinh ra là để phục vụ cuộc sống, phục vụ xã hội.
Pháp luật cũng có những quy định rõ ràng về chức
năng, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân các công dân phải thực hiện các điều luật đúng với quy định. Để thực thi pháp luật nghiêm minh, thì điều hết sức cần thiết là các văn bản pháp luật phải có cơ sở để thực hiện, nói cách khác là luật phải có thực tế, bám sát đời sống xã hội mới mong có thể thực hiện nghiêm túc.
Người ta đã thấy phá sản những đề nghị, những dự án luật như đo vòng ngực chị em phụ nữ khi thi bằng lái xe, quy định xe máy đi theo ngày chẵn, lẻ theo biển số, thu phí giao thông nhằm làm đường biên giới, hải đảo… Thậm chí, có ông nghị còn đề nghị cả một dự án về “luật nhà thơ”. Rõ ràng, không ai có thể thực hiện những quy định pháp luật trái khoáy và ảo tưởng, nên khi đưa ra những văn bản pháp luật không thực tế, để rồi không thực hiện, thì chính những tổ chức ra văn bản đó đã phá hoại ý thức tôn trọng pháp luật của người dân.
Ở nước ta, đã có thời có nhiều quy định không có tính pháp luật lại được thi hành tràn lan, gây bao hậu quả nghiêm trọng trong xã hội mà nhiều khi chỉ là ý thích của một cá nhân độc tài, thiếu hiểu biết. Thế hệ chúng tôi, nghĩ lại không ai không giật mình khi những năm 1976-1980, công an có thể đứng chặn đường rạch quần ống loe, cắt trọc đầu bất cứ ai mà họ thấy… ngứa mắt hoặc cắt quai dép lê đang đi. Người ta cũng đã có thể bắt đi tù bất cứ ai can tội ‘nghe đài địch’ mà đài địch là những đài nào, thì không ai quy định, miễn là người bắt cho rằng đó là đài địch thì đi tù. Bất cứ ai, miễn là cán bô địa phương, cũng có thể chặn bắt người, khám xét, lục soát vì nghi ngờ điều gì đó hoặc nhiều khi chỉ là… thích khám xét.
Thế rồi đến thời kỳ hội nhập với thế giới, xã hội đòi hỏi phải có luật, nhà nước luôn kêu gào xây dựng nhà nước pháp quyền, thì xuất hiện một rừng luật. Cũng thời gian này, nhiều quy định có tính luật pháp, nhiều văn bản luật pháp được đưa ra như để làm trò đùa vì không có giá trị thực hiện hoặc không thể thực hiện trong thực tế.
Quyết định 1315/QĐ-TTg cấm hút thuốc nơi công cộng của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2010. Theo đó, người có hành vi hút thuốc nơi công cộng sẽ bị xử lý từ nhắc nhở, cảnh cáo đến phạt tiền 50.000-100.000 đồng cho mỗi lần vi phạm. Những tưởng khi lệnh được ban hành thì tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng sẽ được cải thiện, tuy nhiên vẫn diễn ra tình trạng nhiều người cứ vô tư hút thuốc ngay dưới… biển cấm hút thuốc lá. Oái oăm thay, nhiều khi người vi phạm điều này lại chính là cảnh sát. Cho đến nay, chưa có một thông tin nào về bất cứ một ai bị nhắc nhở hoặc bị phạt vì quyết định này của Thủ Tướng. Như vậy, ý thức của người dân về một quyết định của Thủ tướng Chính phủ sẽ nhờn, và tính nghiêm minh của luật pháp đã không được coi trọng.
Còn nhớ một lần đã rất lâu, ông Thủ tướng trước đây đã quả quyết: “Bất cứ một chiến sĩ cảnh sát giao thông nào mà cầm 5000 của người dân, thì sẽ bị đuổi khỏi ngành”. Thế nhưng, thực tế chắc vì sợ cầm 5.000 bị đuổi nên cảnh sát giao thông cầm từ 50.000 trở lên cho… an toàn?
Vì sao vẫn sinh ra những luật trên trời?
Sở dĩ những văn bản pháp luật sinh ra, rồi bỏ đó nhiều khi cứ như chuyện đùa, đưa ra cho thiên hạ bàn tán, làm trò cuời rồi để đó không thực thi, nhưng vẫn không bỏ. Điều này là có lý do. Thay vì làm những điều luật có tính khả thi và minh bạch để xã hội thực thi nghiêm túc, thì nhà nước đã đưa ra những văn bản pháp luật mù mờ, khó hiểu, ít có giá trị thực tiễn nhưng cứ để đó. Rồi khi cần cho những trường hợp nhà nước thích, thì cứ thế mà đưa ra áp dụng.
Người ta có cảm giác rằng, xã hội Việt Nam như một vùng biển cạn. Trong đó hệ thống luật đã rải đầy dưới đáy, có đủ loại lưới to, lưới nhỏ, lưới lớn lưới bé… đủ cả, kể cả các loại lưới không được dùng vì phá hoại môi sinh. Thế nhưng những tấm lưới đó vẫn cứ tồn tại chờ sẵn, xã hội như bầy cá cứ vô tư bơi lội qua lưới không hề gì. Nhưng khi ông ngư phủ nhà nước muốn bắt một con cá nào, sẽ có sẵn loại lưới đó kéo lên. Và đương nhiên, chú cá đó quẫy đằng trời vì lưới đã quy định cho chú và điều cơ bản là ngư phủ muốn bắt riêng chú mà thôi.
Những văn bản, những điều luật mù mờ, khó hiểu nhằm mục đích ai giải thích thế nào cũng được, thích giải thích và áp dụng cho ai cũng xong. Điều cơ bản ở chỗ là anh là ai, để được giải thích và áp dụng các điều luật như thế nào. Bởi giải thích và áp dụng luật như thế nào là quyền của nhà nước.
Ví dụ như cái Nghị định 38/CP quy định “cấm tập trung đông người nơi công cộng, muốn tập trung phải xin phép”. Tuy nhiên, ngay cả thế nào là đông người, vẫn không có một quy định cụ thể. Sau này mới nghe quy định rằng cứ 5 người trở lên là đông. Tuy vậy, nếu có cả chục ngàn người, tập trung ca ngợi đảng huy hoàng, nhà nước vinh quang, hoặc chiến thắng được một trận bóng đá, thì không cần xin phép bất cứ ai mà không hề gì. Vậy nhưng, nếu anh biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, thì dù chỉ đứng nhìn, cũng có thể bị bắt ngay lập tức và đưa về đồn và đã có cái Nghị định 38/CP đã có quy định không được tập trung đông người nơi công cộng(!)
Vậy ra, mục đích xây dựng luật đâu phải vì xây dựng nhà nước pháp quyền, đơn giản chỉ để phục vụ nhà nước cầm quyền mà thôi.
Hợp lý và bất hợp lý. Tận thu?
Trở lại Nghị định 71/2012/NĐ-CP đã nói ở trên, khi đưa ra, người dân thấy choáng về những quy định được ghi trong đó. Phải nói thẳng thắn rằng việc sang tên đổi chủ khi mua bán phương tiện giao thông cũng như các tài sản khác là điều phải làm, là hợp lý. Không ai không muốn đi chiếc xe mang tên chính mình khi bỏ tiền ra mua.
Song điều bất hợp lý ở chỗ là nhà nước đã tận thu phí quá cao của người dân khi họ thực hiện điều này. Cứ tính con số được đưa ra thì cả nước có 30 triệu xe máy, 600.000 xe ôtô. Và cũng ít có ai cả đời đi một chiếc xe mà không sang nhượng, chuyển đổi một vài lần là ít. Thử tính với mức thu phí 15% khi chuyển nhượng mua bán/lần. Cứ tính mỗi chiếc xe máy trung bình 10.000.000 đồng, thì con số sẽ là 45 ngàn tỷ đồng. Và tương tự, số tiền thu thuế ô tô khi chuyển nhượng tính cho mỗi chiếc ô tô trung bình là 500 triệu, con số sẽ là 45 ngàn tỷ đồng nữa. Như vậy, chỉ riêng số thu phí một lần chuyển chủ của ô tô và xe máy, số tiền thu được của người dân là ít nhất là 90.000 tỷ đồng. Chắc đủ để bù cho Vinashin? Điều bất hợp lý hơn, là khi mua lần đầu, những chiếc xe này đã phải trả một lượng thuế cao gấp nhiều lần so với giá cả thế giới, chứ không cần so sánh giá cả Việt Nam. Rồi cứ thế nhà nước ngồi thu chồng lượt thuế này lên lượt thuế khác.
Với con số đầu xe kể trên, thực hiện Nghị định 71/2012/NĐ-CP nhà nước sẽ thu về số tiền phạt của 40% số xe chưa sang tên đổi chủ là khoảng 13.400-14.400 tỷ đồng từ người dân, đấy là chưa kể nhà nước còn định thu cả xe đạp điện, coi chừng tiến tới sẽ thu cả tiền thuế giày dép hay nạng gỗ thương binh thì còn lớn hơn nhiều. Con số khá hấp dẫn. Nhưng thực hiện được cũng toát mồ hôi vì không đơn giản cứ muốn là phạt. Bởi vì người dân ngày nay không còn là người dân ngày xưa, nên việc thi hành cũng không đơn giản chỉ theo ý nhà nước. Mặt khác việc chồng chéo các văn bản pháp luật, sự luộm thuộm trong các quy định đã tự gây khó cho việc thực hiện những điều nhà nước muốn làm.
Chính vì thế, đến hôm nay, đã 3 ngày Nghị định có hiệu lực, thì việc xử phạt theo ý muốn của nhà nước vẫn không thể tiến hành.
Sau hàng loạt những kiến nghị thu phí, nâng phí và tăng phạt các kiểu, thể hiện sự cơn khát tài chính nạo vét nguồn tiền của người dân đã lên đến đỉnh điểm, thì cái nghị định này cũng chỉ thể hiện rõ hơn cơn khát đến độ nào. Song dù khát, thì việc giải khát cũng không dễ dàng thực hiện một cách tùy tiện và duy ý chí.
Những văn bản pháp luật đưa ra, để rồi không thực hiện, hay không thể thực hiện, ngoài việc tốn thời gian công sức của xã hội, thì còn có một tác dụng hết sức tai hại khác, đó là biến những quy định, những văn bản pháp luật thành trò đùa và tập cho người dân thái độ coi thường pháp luật mà thôi.
Đó chính là những văn bản phá hoại nhà nước pháp quyền.
Hà Nội, ngày 13/11/2012
Theo blog J.B NHV
Bài viết của anh Nguyễn Hữu Vinh rất hay, thực tế và mang tính xây dựng rất cao!
Thông thường việc “sang tên xe” chỉ mang tính lệ phí “trước bạ” được qui định cho từng loại xe, không kể cũ mới hay giá cã. Thí dụ cho xe gắn máy là 50 hoặc 100 ngàn ĐVN. Xe hơi là 500 ngàn hay 1 triệu ĐVN chẳng hạn!
Càng thêm vô lý khi một chiếc xe gắn máy đã mua 5 năm trước đây với giá 40 triệu, bây giờ chỉ còn bán được 5 triệu mà phải chịu tốn phí sang tên 15% = tức 6 triệu ?
Ai sẽ phải trả tốn phí này? Người mua thì vô lý (vì quá mắc) kẻ bán lại càng vô lý hơn!
“Chém dân quá nặng” khi sang tên xe đổi chủ, khiến dân phát khớp, mua xe mà không dám sang tên, để rồi bị luật “Đinh La Thăng” với ‘phạt xe không chính chủ’, chỉ tạo nên những bất cập mà thôi…
Vì vậy tôi đồng ý với anh Vinh rằng;
“Những văn bản pháp luật đưa ra, để rồi không thực hiện, hay không thể thực hiện, ngoài việc tốn thời gian công sức của xã hội, thì còn có một tác dụng hết sức tai hại khác, đó là biến những quy định, những văn bản pháp luật thành trò đùa và tập cho người dân thái độ coi thường pháp luật mà thôi…/…Đó chính là những văn bản phá hoại nhà nước pháp quyền“.
Cám ơn anh Vinh và ĐCV.Info
NÓI VỀ Ý NGHĨA VÀ TÍNH CÁCH CỦA PHÁP LUẬT
Ý nghĩa và tính cách của pháp luật trước hết là ý nghĩa và tính cách phổ quát. Có nghĩa pháp luật nhằm áp dụng chung cho tất cả mọi người, không chỉ riêng cho cá nhân hay nhóm cá nhân nào. Tính cách áp dụng đã thế thì tính cách làm luật cũng thế. Các văn bản pháp lý nào không phải luật đều chỉ là các văn bản dưới luật. Văn bản luật chỉ có thể do Quốc hội lập pháp tạo ra. Văn bản dưới luật chỉ có thể do nhà nước, chính phủ, hay hành pháp tạo ra. Luật như vậy phải do sự biểu quyết chung của Quốc hội. Văn bản dưới luật như nghị định, quy định … chỉ có thể do chính phủ trung ương hay các cấp địa phương ban hành tùy theo phạm vi aps dụng. Nói chung luật thì mang tính cách chung nhất, các văn bản dưới luật đều chỉ có tính cách cục bộ, nhất thời, riêng biệt, không thể có tính phổ biến.
Trong ý nghĩa như vậy, trong một đất nước tự do, dân chủ thật sự, luật chỉ có thể do Quốc hội làm ra, vì là dại diện chung cho toàn dân, không thể có cơ quan nào đứng trên Quốc hội để làm ra luật. Có nghĩa tất cả mọi người, không loại trừ bất kỳ bất cứ tổ chức hoặc chế định nào có thể đứng ngoài, đứng trên để chỉ đạo Quốc hội phải làm luật theo ý mình. Nếu có trường hợp như vậy chỉ có thể là một nhà nước độc tài, độc đoán, chuyên quyền, bất chấp dân chủ, bất chấp Quốc hội, bất chấp nhân dân.
Câu nói hay ý tưởng Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý, đó là câu nói hoàn toàn nhảm nhí, đã có một thời trước đây từng khá phổ biến trên đầu môi chót lưỡi của nhiều người, nhiều cán bộ nhà nước. Câu nói này có thể được phát sinh ra từ trong đầu óc độc đoán của Trường Chinh hay Lê Duẩn trước đó mà có. Có thể chính các ông Lê Duẩn, Trường Chinh khi ấy trong bụng dư biết nói như vậy là phi lý, chỉ là khẩu hiệu giả tạo, nhưng vẫn cứ nói vì hoàn toàn mù quáng hay hoàn toàn bất chất sự thật. Cả nước khi ấy chỉ nằm dưới chế độ hoàn toàn độc đoán, nên cả toàn dân, cả Quốc hội, cả tầng lớp trí thức đều chịu phép, đều nhu nhược, phải câm miệng để sống, không có ai từng dám lên tiếng. Đó chính là sự hèn kém của một xã hội là như vậy, sự hèn kém của một đất nước, một dân tộc cũng là như vậy. Sự hèn kém đó không phải bản chất của họ, nhưng vì họ phải chịu phép của các cá nhân độc tài nắm quyền toàn trị gây ra. Nói cụ thể, cá nhân đó không ai khác hơn là Trường Chinh và Lê Duẩn. Cả hai ông này đều nhân danh chủ nghĩa nghĩa, nhân danh học thuyết, nhân danh nhân dân, nhân danh chế độ, nhân danh Đảng, thật ra không ai ngoài ra chỉ là bản thân hai ông đó. Tất cả mọi cái còn lại chỉ là sự nhân danh của hai cá nhân duy nhât, mà thật sự những điều nhân danh đó đều không có thực chất, bởi vì chúng đều không tồn tại hay hoạt động độc lập, trái lại chỉ tồn tại và hoạt động phụ thuộc và chính sự nhân danh của hai cá nhân nắm chuyên quyền nói trên. Đó là thời kỳ gọi là bao cấp, thực chất là toàn trị cá nhân trong suốt hai mươi năm và cho đến thời kỳ đổi mới sau đó nó mới phần nào đó chấm dứt.
Vậy thì trở về nguồn gốc của mọi sai trái đó về mặt nguyên thủy đó là cái gì. Đó là quan niệm hay ý tưởng hoàn toàn lệch lạc, phiến diện của Mác. Mác cho rằng chỉ có giai cấp mới là đầu tàu, là động lực xã hội, không có xã hội nói chung. Giai cấp đó Mác cho là giai cấp công nhân vô sản. Luận điểm này về sau đã được Lênin triển khai áp dụng và nó trở thành cốt lõi, khung sườn của mọi nhà nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô đứng đầu, cho tới khi Liên Xô hoàn toàn tan rã, sụp đổ. Mác cho rằng nói luật pháp là của chung xã hội là nói theo kiểu tư sản. Bởi theo Mác luật pháp là thượng tầng kiến trúc thuộc về mặt ý thức hệ, còn hạ tầng cơ sở chính là kinh tế. Sự đấu tranh giai cấp chính là nguyên nhân của luật pháp, hay luật pháp là luật pháp của giai cấp thống trị. Có nghĩa Mác đã hoàn toàn phủ nhân ý nghĩa cá nhân con người, ý nghĩa phổ biến của xã hội, Mác chỉ nhìn thấy giai cấp công nhân, vô sản là duy nhất. Sở dĩ có điều méo mó đó là vì Mác đã hoàn toàn mù quáng vào ý niệm biện chứng theo kiểu hồ đồ, vớ vẩn, huyền hoặc của Hegel. Từ đó cũng phủ nhận cả con người cụ thể, xã hội cụ thể.
Xã hội cụ thể là xã hội được hình thành nên bởi nhiều giai cấp luôn luôn tiến hóa và biến chuyển theo lịch sử phát triển. Kinh tế phát triển là do khoa học kỹ thuật, do phát triển của văn minh, văn hóa nói chung, không phải duy chỉ do đấu tranh giai cấp như niềm tin hoàn toàn dốt nát, mê muội, khờ khạo của Các Mác. Bởi yếu tố con người mới là cái duy nhất cụ thể trong xã hội. Con người có bản chất riêng, có kết quả của giáo dục, có nổ lực của phát triển, có yếu tố ảnh hưởng do xã hội, lịch sử làm nên các thành tố chung của toàn xã hội. Bởi vậy lịch sử con người hay lịch sử xã hội là một kết quả tổng hợp của toàn thể lịch sử xã hội và nó góp phần làm toàn xã hội phát triển, không phải chỉ có giai cấp vô sản nhất thời, hay giai cấp công nhân cũng chỉ là thành tố như mọi thành tố khác. Tính cách mê tín, ngụy tín, cuồng tín, hay ngụy biên của Mác vào ý nghĩa của giai cấp công nhân như là đầu tàu của phát triển lịch sử chẳng qua là sự rồ dại, diên cuồng, dốt nát, phi xã hội, phản khoa học của Mác. Thế nhưng sau khi nhà nước gọi là vô sản của Lênin thiết lập, áp dụng nguyên lý toàn trị vào xã hội, khiến quan điểm đó trở thành ý hệ chính thức, trở thành nguyên lý chỉ đạo, trở thành khẩu hiệu tuyên truyền không thể một ai chống lại cho đến khi gần bảy mươi năm sau nhà nước Liên Xô hoàn toàn sụp đổ, nó mới được thật sự chấm dứt. Đó là chưa nói những thành phần trí thức gà mờ, lương lẹo, cũng hùa theo một cách phản trí thức để kiếm sống, để phát triển quyền lợi cá nhân của mình.
Cho nên kiểu các người như Lê Duẩn, Trường Chinh, thực chất không có sáng kiến hay tư tưởng gì mới mang lại hữu ích cho đất nước, trái lại chỉ cóp theo các bài bản có sẳn từ Liên Xô, Trung Quốc để áp vào cho đất nước, dân tộc Việt Nam trọn gần một thế kỷ mà ai cũng rõ.
Bởi vậy ngày nay, muốn có ý nghĩa và giá trị thật sự của pháp luật phải trở về quan niệm thực tế về pháp luật là nguyên lý quản lý của toàn xã hội, không phải chỉ riêng của giai cấp nào, đặc biệt là sự nhân danh, sự phịa đặt của Mác mà trên kia đã nói.
Như vậy, pháp luật chính đáng phải là pháp luật của toàn dân, mọi thành phần giai cấp, mọi thành phần công dân, không loại trừ ai, không loại trừ giai cấp nào. Bởi mọi cá nhân luôn biến chuyển, mọi giai cấp luôn biến chuyển, không có cá nhân hay giai cấp nào hoàn toàn trụ lại như quan điểm mơ hồ, ngô nghê, ấu trĩ, hạn hẹp, sai trái, mê tín, huyền hoặc của Mác. Trong tính cách đó, một nhà nước dân chủ không ai được quyền lãnh đạo Quốc hội, vì Quốc hội chính là cơ quan quyền lực toàn dân cao nhất. Một chế độ dân chủ chân chính thì không thể nhân danh giai cấp nào, nhân danh cá nhân nào. Nhân danh học thuyết Mác, nhân danh bác Hồ, nhân danh giai cấp công nhân một cách giả tạo, đó chỉ là những thứ ngôn ngữ đầu môi chót lưỡi của những cá nhân lợi dụng xã hội, không thực chất yêu xã hội hoặc yêu dân yêu nước.
Bởi vì luật pháp đúng nghĩa chỉ là một kỹ thuật về mặt khoa học xã hội. Không có luật pháp kiểu ý thức hệ theo quan điểm dốt nát và điên loạn của Mác. Luật pháp là kỹ thuật thực tế để giữ cho xã hội hoạt động hiệu quả, tiết kiểm, hữu lý, khoa học thế thôi. Quan niệm luật pháp là thuộc giai cấp, là nhằm mục đích xây dựng một tương lai xã hội lý tưởng nào đó chỉ là sự nhân danh, là điều hoàn toàn không tưởng, thậm chí là sự gàn bướng và sự dốt nát của những cá nhân dùng quyền lực lợi dụng hay lạm dụng được để làm nhiễu, để khống chế mọi người và xã hội. Trong tính cách luật pháp là kỹ thuật về nguyên tắc quản lý xã hội theo khách quan và khoa học đòi hỏi, luật pháp không thể quy định mọi thứ tối đa mà chỉ có thể cấm đoán một số các hành vi tối thiểu nhằm khống chế, ngăn chặn mọi điều sai trái, tai hại cho xã hội mà mọi kẻ xấu, phạm pháp có thể phạm phải.
Như vậy, nói chung lại, tính cách hay ý nghĩa của luật pháp và chính trị là cái gì càng đơn giản càng tốt. Luật pháp và chính trị càng phức tạp đó chỉ là cái bẫy của xã hội. Đơn giản có nghĩa người dân có thể làm mọi cái luật pháp không cấm đoán, chính trị không cấm đoán. Không phải điều hoàn toàn ngược lại. Có như vậy xã hội mới có thể có tự do, dân chủ như một đòi hỏi chính đáng và cần thiết thật sự. Phăp luật đơn giản có nghĩa là pháp luật chỉ do Quốc hội hoàn toàn tự do quyết định theo ý chí toàn dân một cách chung nhất theo các nguyên tắc nền tảng nhất. Mọi chi tiết thực hành là theo yêu cầu thực tế của hành pháp, không phải các cá nhân trong hành pháp nắm quyền tha hồ ban bố mọi nguyên tắc pháp lý gì mà mình ngẫu hứng muốn tạo ra như thế. Chính trị đơn giản cũng vậy, đó là ý chí của toàn dân mỗi lúc, không phải theo một bài bản, một học thuyết, một ý thức hệ, hay thậm chí theo di chúc hoặc ý muốn của bất kỳ ai đi trước cả. Hay nói khác đi, chính trị càng phức tạp lại càng giả tạo, giả dối, vì nó không khách quan, thực chất, không phù hợp với thực tế hay theo ý chí cao nhất của toàn thể nhân dân nói chung. Bởi vậy không thể có một luật pháp, một quan điểm, một đảng phái, một chủ thuyết nào lại đứng được trên Quốc hội, trên toàn dân. Bởi như thế là hoàn toàn sai trái. Nguyên lý dân chủ, tự do luôn luôn là nguyên lý áp dụng cho những người đang sống, quyền của mọi người đang sống, một cách hoàn toàn bình đẳng, chính đáng, cần thiết, và hoàn toàn thực tế thế thôi. Chính sự thử thách đối với năng lực của một dân tộc, của mọi người, cũng không ngoài những ý nghĩa cùng các giá trị cũng như sự vượt qua hay sự lý giải được những bài toàn hoàn toàn đơn giản và tự nhiên như thế đó.
ĐẠI NGÀN
(14/11/12)
Đúng là cái Nghị định 71/2012/NĐ-CP này là có vấn đề thật vì khi nó vừa ra đời đã gặp phải những phản ứng không đồng thuận từ phía người dân và có phần nào không phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Với khoảng trên 40% người tham gia giao thông là đi xe không chính chủ và tình trạng này đã tồn tại nhiều năm trước đây chưa được đề cập đến, những chiếc xe được bán đi bán lại nhiều lần đến mức người ta còn chẳng biết chủ cũ của nó là ai, còn sống hay đã chết nữa do đó bất chợt người ta đề cập đến giấy tờ chính chủ, bất chợt người ta người ta xây dựng Nghị định đòi xử phạt thì người dân bị sốc cũng là đúng thôi vì thế chính phủ cần phải nghiên cứu lại. Tuy nhiên khi nói đây là “Những văn bản pháp luật phá hoại nhà nước pháp quyền ” thì chưa đúng vì các văn bản này đều xuất phát từ thực tế lối sống kiểu nông dân manh mún, nhỏ nhen và vô tổ chức của nhiều cá nhân mà thôi. Nhiều người mua xe cũ để dùng nhưng không chịu sang tên đổi chủ để tránh nộp thuế chứ không phải là do họ ngèo không có tiền mua xe mới, nhiều người lại coi cái cá nhân của mình cao hơn xã hội do đó có thể vứt rác bừa bãi, hút thuốc ở mọi nơi mà không cần để ý đến biển cấm và pháp luật… do đó nghị định này ra đời cũng có một tác dụng là để cảnh báo và tiến tới chấm dứt tình trạng trốn thuế mà thôi. Giống như câu chuyện về đội mũ bảo hiểm, ý thức chấp hành pháp luật của người dân về chuyển nhượng, sang tên, đổi chủ sẽ dần trở thành thói quen với tất cả mọi người thôi.
Truyện ngụ ngôn của La Fontaine là lý của kẻ mạnh luôn luôn là phải đúng. Con chó sói một khi đã muốn ăn thịt cừu con thì cứ lấy cớ bắt tội con cừu là tại sao mày dám uống nước trên dòng suối của tao. Tao phải ăn mày để trị tội .
Ở VN quốc hội dại diên cho Đảng. Luật làm ra cũng phục vụ cho ý đồ đen tối của Đảng. Có luật rồi Đảng cũng chẳng cần tôn trọng luật. Do vậy tôi đề nghị với Đảng là VN khỏi cấn luật lệ gì cả, vì Đảng là luật rồi. Ông N.P. Trọng chỉ đạo “giữ nguyên điều 4 HP” và ” đất đai vẫn sở hữu toàn dân”…vậy Đảng trên cả luật, Ngay cả HP tôi cũng đề nghị hủy bỏ luôn…
Những sáng kiến của đỉnh cao trí tuệ không những làm cho con dân việt lao đao mà ngay đến cả thế giới cũng phải bỏ của chạy lấy người.
Người dân cật lực kiếm tiền,
Nhà nước cật lực (kiếm cách) moi tiền người dân.
Từ các ông lãnh đạo đất nước Sang Trọng Dũng xuống tới mấy ông đại biểu quốc hội, cán bộ đảng viên các bộ ban ngành, và xuống tới mấy anh công an con đảng bạn nhà nước (không phải bạn dân) có ông nào đem luật ra cai trị dân? Hiến pháp của Việt Nam dưới chế độ cộng sản chỉ để trang trí đánh lừa thế giới, còn tất cả bọn chúng cai trị người dân bằng bạo lực và nhà tù. Đừng bao giờ trông mong cộng sản cai trị dân theo luật, vì nếu theo luật pháp thì cộng sản sẽ không còn tồn tại.
kbc
Năm 1975,CS vào miền Nam,tay cầm mả tấu,chân đi dép râu!! Một đạo quân “thổ-phỉ” không hơn không kém.
Vì sao vậy?? Suốt thời gian HCM ngự trị trên Miền Bắc,dương sự đã thiết lập một xả-hội “,rừng rú”,cai trị
Dân bằng “Lệnh”! Lệnh bằng miệng,lệnh bằng tay,lệnh bằng giấy,lệnh bằng cái “gật đầu”…tất cả cái lệnh đó
đẻ ra cái Tòa-Án quái gở gọi Là Tòa án Nhân dân, mà quý vị đả thấy trong Cải-cách ruộng đất!! Từ cái Xả-hội đó, đương nhiên đẻ ra đạo quân thổ phỉ!! Cho đến hôm nay ,CS đả thành công biến cả nước thành “thổ-phỉ”,
không thổ phỉ sao được,Đất nước mất vào tay Địch,mà vẩn cười,vẩn nói,vẩn nhậu,vẩn ăn chơi….các Tướng -lảnh quân đội vẩn tay bắt,mặt mừng với kẻ địch…Thế nghĩa là gì ??
Phải dài dòng như vậy để thấy tên Đinh-la Thăng là tên “thổ phỉ” hạng gộc!! Từ Tập doàn Sông Dà,Vina
shin…Ở đâu có bước chân của Y đi qua nơi đó đều thâm-lạm hàng tỷ Đô-la!! Bây giờ dến Bô Giao thông
người Dân phải nai lưng đóng thuế cho y kiếm chát,diều nầy không có lạ gì.Dân VN bây giờ như” Cá nằm trên thớt”,thớt đây chính là Đảng CSVN!! Có lời khuyên với đồng bào trong nước: Chừng nào còn mở miệng nói “Bác Hồ”,thì chừng đó, còn cầm dao tự chém vào mình,thì đừng than van!!
-”Nghị định 71/2012/NĐ-CP”,ý định mà từ NGU & TÁO TỢN vượt qua sức tưởng tượng của mọi người,sáng kiến của vị bộ trưởng chỉ có ở VN nhằm mục đích cướp ngày trắng trợn,bù đắp cho các tập đoàn giòi bọ do CP lập ra.