WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Tấn Dũng không từ chức là một may mắn cho Việt Nam

 

Nguyễn Tấn Dũng: "Tôi cũng không từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước quyết định phân công, giao phó cho tôi. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua".

 

Trong những ngày qua dư luận xã hội đã mổ xẻ, phân tích sôi động sự kiện “chất vấn” trong ngày 14/11 giữa đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và Thủ tướng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Nguyễn Tấn Dũng. Âm hưởng của sự ồn ào đến nay chưa dứt.

Nội dung của các bài viết đa phần ủng hộ tiếng nói của đại biểu Dương Trung Quốc, được cho là hiếm hoi, can đảm, gióng lên trong một xã hội bị bị miệng, giữa nghị trường với gần 500 đại biểu “đảng chọn dân bầu” có bằng cấp gật chuyên nghiệp trước các ý kiến của lãnh đạo.

Mọi người chủ yếu tập trung vào sự chỉ trích, mỉa mai thái độ trơ trẽn, nói không biết ngượng của Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời đại biểu Dương Trung Quốc.

Sẽ là thừa nếu tôi bổ sung thêm lời đáp cho câu hỏi tại sao Nguyễn Tấn Dũng không thể từ chức, bởi vì đã có quá nhiều người nói tới. Báo chí lề trái, lề đảng, nhiều trang web nước ngoài đã chỉ ra rất rõ. Ngay cả tờ “Petrotimes”, dù không dám thực sự thẳng thắn, trực diện, cũng đưa ra đến 6 nguyên do cắt nghĩa vì sao “từ chức… khó lắm“, trong đó quan trọng bậc nhất là đặc quyền, đặc lợi không chỉ dành riêng cho cá nhân quan lớn mà còn “một người làm quan cả họ được nhờ”.

Có lẽ đại biểu Dương Trung Quốc đã vội quên, nên muốn đi tắt đón đầu? Từ văn hoá “tập thể lãnh đạo”, trở lại với lần đầu tiên “cá nhân phụ trách” biết xin lỗi trong lịch sử của ĐCSVN, các vị lãnh đạo chóp bu đã phải suy tư trường kỳ tới hơn nửa thế kỷ!

Tính từ năm 1956, khi Hồ Chí Minh, người  đứng đầu ĐCSVN, xin lỗi toàn dân về sai lầm trong Cải Cách Ruộng đất, đã làm hàng trăm ngàn người bị chết và bị đấu tố nhục hình, phá huỷ tan hoang văn hoá làng thôn VN, đến thời điểm Hội nghị Trung Ương 6 năm 2012 khi Nguyễn Phú Trọng ngẹn ngào thừa nhận sai lầm của ĐCSVN và Nguyễn Tấn Dũng xin lỗi toàn dân trước Quốc hội vào ngày 20/10/2012, là một quãng đường dài… 56 năm!

Vậy mà chỉ trong 24 ngày (từ 20/10 đến 14/11) ông Dương Trung Quốc muốn Nguyễn Tấn Dũng đoạn tuyệt với văn hoá xin lỗi để làm tiên phong trong văn hóa từ chức? Đứa trẻ mới lọt lòng 6 tuần lễ làm sao có thể biết đi? Ngoại trừ trong chuyện cổ tích!

Nhận định của Bertrand Russel rất phù hợp với ông Dương Trung Quốc: “Các nhà khoa học thường biến những điều không thể thành những điều có thể. Còn các chính trị gia thì thích biến những điều có thể thành những điều không thể”.

Tưởng nói được lời xin lỗi đã là một bước đại nhảy vọt, ai ngờ dư luận không chấp nhận Nguyễn Tấn Dũng xin lỗi (suông), được xem như một động tác phủi tay sau tất cả những bê bối mà ông ta đã gây ra cho đất nước, đặc biệt trong giai đoạn trên cương vị Thủ tướng. Rất có thể đòi hỏi khắt khe của dư luận xuất phát từ tâm lý thất vọng khi biết ông X, người bị Bộ Chính Trị đề nghị kỷ luật, chính là Nguyễn Tấn Dũng, và đề nghị này đã bị chặn đứng trong cuộc bỏ phiếu của Ban Chấp Hành Trung ương, một sự việc vô cùng hi hữu, nếu không nói là chưa có tiền lệ trong nội bộ của ĐCSVN.

Ngay sau cuộc chất vấn giữa Dương Trung Quốc và Nguyễn Tấn Dũng, tôi đã nhận định trên Facebook rằng, đây là trò hề. Một số người tỏ ra không đồng tình. Thiết nghĩ, đã là trò hề, thì giả thiết về một cuộc chơi tung hứng hoàn toàn có thể là hiện thực.

Suy nghĩ của tôi có cơ sở, bởi vì trước thời điểm “chất vấn” không lâu, câu nói của ông Dương Trung Quốc về động thái xin lỗi của Nguyễn Tấn Dũng rằng, “thông điệp thành khẩn của Thủ tướng làm an lòng dân“, đã từng làm dư luận khó chịu, bất bình.

Hơn nữa, sau khi đọc bản “chất vấn”, ông Dương Trung Quốc đã để Nguyễn Tấn Dũng mặc sức huyên thuyên giải thích, mà không hề có phản ứng nào, dù chỉ lịch sự nhắc ông Dũng nhớ lại lời hứa khi nhận chức Thủ tướng vào năm 2006, “nếu không chống được tham nhũng thì sẽ từ chức” và lời khuyên “công chức cần phải có lòng tự trọng” của ông ta trong buổi nói chuyện tại Đại học quốc gia Sài Gòn trong ngày 21/10/2012.

Nếu tồn tại cái gọi là pháp luật để có thể nhìn nhận dưới góc độ của nó, thì quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội được đảm bảo bằng điều 98 của Hiến pháp 1992. Còn theo điều 2, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, “chất vấn” được hiểu là “một hoạt động giám sát” của đại biểu Quốc hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm của lãnh đạo cao nhất của nhà nước.

Trong bài “Chất vấn và kỹ năng chất vấn” của Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu Dân cử thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định “các vị đại biểu Quốc hội có thể chất vấn nhiều lần về một vấn đề, cho đến khi vấn đề đó được xử lý mới chấm dứt”.

Tôi không tin rằng, là một sử gia từng trải, một đại biểu quốc hội lâu năm, ông Dương Trung Quốc đã không ý thức được đầy đủ thực chất của “chất vấn” là gì.

Đề cao hay ca ngợi thái quá tiếng nói của đại biểu Dương Trung Quốc, theo tôi là thiếu cẩn trọng cần thiết trước những trò chơi trí trá, mị dân truyền thống trên sân khấu chính trị Việt Nam.

Nhưng dù sao, đề nghị của ông Dương Trung Quốc đã dẫn tới việc công chúng được nghe trực tiếp Nguyễn Tấn Dũng công khai bác bỏ việc từ chức, là một sự may mắn cho Việt Nam.

Bởi vì người Việt có đặc tính chóng quên, dễ dãi tự sướng đến độ phát cuồng. Tôi hình dung về một hình ảnh Việt Nam trong trường hợp Nguyễn Tấn Dũng từ chức.

Lúc bấy giờ hiệu ứng đàn vịt sẽ phát huy tối đa. Một con kêu cạc cạc, rồi hàng ngàn, hàng triệu con khác sẽ cạc cạc theo. Những dòng tít lớn trên trang nhất của 700 tờ báo lề đảng và các phương tiện truyền thông khác, sẽ tràn ngập những lời có cánh về hành động mang tính lịch sử, có một không hai của Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đầu tiên đã thực hiện bước đột phá, đầy trách nhiệm và tự trọng, người lính tiên phong đũng cảm của văn hoá từ chức, một nhà lãnh đạo có bản lĩnh và phẩm chất chính trị tuyệt vời, v.v. và v.v.

Không khí lên đồng này sẽ tương tự như khi cả miền Bắc phát cuồng sung sướng và tự hào đón Phạm Tuân từ Liên Xô trở về sau chuyến bay vào vũ trụ trong năm 1980. Hàng triệu người đọc báo nghe đài đảng, rạo rực tin rằng Việt Nam đang cùng Liên Xô bước vào khoa học chinh phục vũ trụ, bèo hoa dâu đã được thử nghiệm phát triển trong môi trường mất trọng lượng, có thể mang hiệu quả kinh tế mang tính đột phá. Để rồi rất nhanh sau đó, nhiều tiếu lâm xuất hiện bôi bác về chuyến bay này, như bài thơ: Phạm Tuân, Phạm Tuẫn, Phạm Tuần – Anh lên vũ trụ anh mần cái chi – Việt Nam thiếu gạo thiếu mì – Anh lên vũ trụ làm gì hở anh?

Hoặc gần đây, khi Ngô Bảo Châu nhận Huân chương Fields, một giải thưởng có uy tín dành cho các nhà toán học dưới 40 tuổi, giá trị 15 ngàn đôla Canada, nhưng thực chất không có gì khủng khiếp đến mức dân chúng phấn hứng phát cuồng, tưởng như Việt Nam nằm ở đỉnh cao của toán học thế giới. Trong khi đó, gần với Giải Nobel hơn là giải thưởng toán học Abel, có giá trị khoảng 1 triệu đôla Mỹ. Thậm chí, cùng năm 2011, Grigory Perelman, nhà toán học người Nga đã từ chối nhận một giải thưởng toán học uy tín khác của Viện Toán học Mỹ Clay (CMI) trị giá cũng một triệu đôla, vì cho rằng, không biết cách kiểm soát cả vũ trụ nên ông chẳng cần tới tiền. Ở nhiều quốc gia khác, người nhận Giải thưởng Nobel khoa học cũng chỉ được chào đón chừng mực, khiêm nhường, không đâu tổ chức ầm ĩ và hoành tráng như ở Việt Nam. Mà chỉ với Huân chương Fields!

Vì phát rồ, nên mặc dù kinh tế khó khăn, nhà nước ngập trong núi nợ, thâm hụt ngân sách tăng đều như diều gặp gió, chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng vẫn hào phóng dành ngay 650 tỷ đồng (trên 30 triệu USD) thành lập Viện Toán Cao cấp, mà “không yêu cầu Viện phải nghiên cứu cái gì, việc sử dụng số kinh phí trên như thế nào là quyền của GS Ngô Bảo Châu”!!!

Nếu Nguyễn Tấn Dũng từ chức, cả nước lại sẽ một lần nữa lên đồng tập thể. Thể nào các tay bút có tiếng trong nước, bao gồm cả những người chẳng ưa gì Nguyễn Tấn Dũng, sẵn sàng quay ngoắt 180 độ để bôi son, trét vàng lên chân dung ông ta. Không chừng còn nảy sinh sáng kiến lấy tên Nguyễn Tấn Dũng đặt cho một đại lộ nào đó ở Sài Gòn, Hà Nội, hoặc dựng tượng đài ngay khi ông ta chưa kịp về hưu!

Cuộc lên đồng tập thể này may mắn đã không diễn ra, nhờ Nguyễn Tấn Dũng không từ chức.

Điều này làm cho hàng chục triệu người Việt cân bằng lại tâm lý, nhìn kỹ hơn chính mình, đoạn tuyệt với ảo tưởng, quay về với thực tế mà tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng để lại cho các thế hệ tiếp nối.

Đó là, lãnh thổ của VN (Hoàng Sa và một phần Trường Sa) đang bị Trung Quốc xâm chiếm và mưu đồ nô dịch hoá VN toàn diện, song song với sự gây hấn không ngừng leo thang. Động thái cho in hình ảnh đường Lưỡi Bò trên Biển Đông vào loại hộ chiếu gắn chip điện tử, khẳng định tham vọng truyền kiếp này bất di bất dịch.

Đó là, hình ảnh đất nước VN xấu nhất trong con mắt của cộng đồng quốc tế kể từ cuộc đổi mới năm 1986 tới nay, nơi có một nhà nước đàn áp nhân quyền hà khắc nhất Đông Nam Á (Foreign Policy).

Đó là, quốc gia từng được xem là một con hổ kinh tế của châu Á, nay “đã mất tiếng gầm” (Christian Science Monitor), “từ hổ thành mèo” (Newsweek) với các vụ bê bối về tham nhũng ở mức độ và quy mô lớn chưa từng thấy; nợ xấu của hệ thống ngân hàng tiến tới 10% (gần mức 10,7% của Tây Ban Nha, quốc gia đang vật lộn với khủng hoảng nợ dù có trợ cứu của Liên minh Âu châu); các tập đoàn kinh doanh, xương sống của nền kinh tế thị trường định huớng XHCN, làm ăn thua lỗ nặng và nợ nần kỷ lục, đến hết năm 2011 là 1.229.400 tỷ đồng, tương đương 61 tỷ USD, nhiều hơn nửa GDP, dẫn tới sự sụp đổ của một số là “hầu như không có vẻ cường điệu, có thể gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng rất lớn” (Newsweek); nợ nước ngoài tăng gấp đôi trong nhiệm kỳ thủ tướng 2006 -2010 (từ 15,64 tỷ đôla lên 32,5 tỷ đôla), đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) suy giảm, trong bảy tháng đầu năm 2012 chỉ ở mức 8 tỷ đôla, bằng 66,9% so với cùng kì năm 2011; lạm phát trong tháng 11 đang tăng tốc (Bloomberg); và 3.000 văn bản quyết định thu hồi đất không đúng thẩm quyền gây ra oan trái, đau khổ chồng chất cho hàng triệu nông dân trên cả nước, làm đảo lộn trật tự đạo đức xã hội; người lương thiện, có công xây dựng nên chế độ bị cướp trắng tay, bị đàn áp dã man, nhiều người bỏ mạng, còn kẻ thực thi pháp luật thì trở thành côn đồ hung hãn, coi dân như kẻ thù.

Ngoài ra, cũng nên lưu ý rằng, Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục tại vị còn tránh được bi kịch khủng hoảng lãnh đạo ở thượng tầng kéo dài, có thể đẩy đất nước vào tình cảnh rối loạn hơn, khi đám kiêu binh của ông ta trong ngành an ninh và các khu vực kinh tế chủ chốt quậy tưng bừng trả đòn. Nồi cơm Việt Nam đã bị khê lại thêm nhão nhoét!

Nói cho cùng, như đã phân tích, việc Nguyễn Tấn Dũng không từ chức chẳng mang lại ý nghĩa gì cho sự thay đổi của đất nước. Ông Dũng ra đi sẽ có ông A, B, C… nào đó thay thế. Vẫn nguyên vẹn đó hệ thống độc tài toàn trị lạc hậu và ung thối bởi nạn tham nhũng.

Chừng nào ĐCSVN chưa chưa chấp nhận các thành phần dân tộc khác tham gia quản lý, điều hành một nhà nước dân cử với các tiêu chuẩn dân chủ phổ quát, chừng đó tương lai của Việt Nam vẫn tiếp tục bế tắc.

Việc Nguyễn Tấn Dũng không từ chức có tác dụng làm tăng thêm nhận thức của xã hội rằng, sự độc quyền quyết định sinh mệnh dân tộc của ĐCSVN, chứ không phải bất kỳ cá nhân nào, là vật cản chủ chốt trên con đường đi tới tiến bộ, văn minh và phát triển của dân tộc Việt.

Đã tới lúc chấm dứt mục tiêu đấu tranh nửa vời, sự thoả hiệp cải lương, niềm tin mù quáng, đối với tất cả, không chỉ với những người bất đồng chính kiến, mà cả với công chức có lương tri trong hàng ngũ ĐCSVN. Nếu đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, thì hệ thống chính trị độc quyền, đặc quyền, đặc lợi, không bị kiểm soát của một tổ chức đảng duy nhất, phải được thay thế bằng mô hình chính trị khác, thông qua một cuộc cách mạng quyết liệt, hoặc triệt để lột xác như Ba Lan, hoặc tiệm tiến nhưng dứt khoát như Miến Điện.

Có lẽ những nhận định của tôi giống với sự lạc quan của Jonathan London, giáo sư tại Khoa Nghiên cứu châu Á và quốc tế của Đại học Hồng Kông trên “South China Morning Post” rằng, “Bi kịch của Thủ tướng Việt Nam là một dấu hiệu hy vọng của sự thay đổi”.

Tuy nhiên, chẳng có sự thay đổi nào xảy ra trong một nhà nước độc tài toàn trị mà chỉ nhờ sự dấn thân của một số cá nhân đơn lẻ, thiếu vắng sự nối kết rộng rãi có tổ chức với quần chúng, trong khi đa số còn lại thụ động cam phận, chờ đợi phép màu xuất hiện.

Ngày 25/11/2012

© 2012 Lê Diễn Đức – RFA Blog

16 Phản hồi cho “Nguyễn Tấn Dũng không từ chức là một may mắn cho Việt Nam”

  1. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. . .không từ chức . . .và Hiếp Dâm. . .?

    TT Nguyễn Tấn Dũng sẽ thức tỉnh quay về với dân tộc. . .sẽ là Tổng Thống VN, sẽ thả hết dân được tự do. . .dân mình giàu to rồi ! Mọi người đều lái ô tô con, ô tô mẹ đi mần ruộng, chài lưới như tui ! ! Ối giời ơi! Tưởng tượng tới đó mà Tư tui tự sướng run lên !

    Xin bật mí với bà con chút xíu nhé: thủ tướng là người cùng quê với Tui đó. . .tui không ngờ quê tui có người Tài-Đức như vậy! Hèn chi nhà thờ Từ Đường của dòng họ ổng To- Bự quá chừng chừng.

    Nhưng niềm vui của tui chưa đạt “Yêu Cầu ” thì tin Xấu đến: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng HIẾP DÂM cô Nhung nào đó rồi thủ tiêu để bịt miệng! Trời ơi! Thật vậy sao? ? ?

    Theo tin, ông Phan Đình Minh phỏng vấn kỹ sư Lê Anh Hùng ở Hà Nội cho biết TT Dũng đã hiếp dâm cô Nhung rồi dứt căn luôn! Kỳ sư Hùng còn cho biết PTT Hoàng Trung Hải đã ghi, chụp cảnh đó để Bắt Chẹt TT tài Đứt của tui nữa! ! !

    Tui tự hỏi, không lẽ thủ tướng của tui đi theo con đường Bi Đát của Bác đi đối với Nông Thị Xuân!?

    Xin quí vị vào và nghe: http://www.RadioSaigonDallas-1600am .
    Hãy vào mục Phỏng vấn & Hội thoại để kiểm chứng giúp tui, chứ tin nầy làm tui. .Sụp. .trước khi Thần tượng của tui. .Sụm !
    Xin quí vị làm ơn nghe giúp Tư tui! Bái Tạ! Bái Tạ!

  2. Tôi rất đồng ý bài viết nầy của anh Lê Diễn Đức, xin bổ sung thêm là Nguyễn Tấn Dũng sau khi vào chức Thủ Tướng năm 2006 trở thành một trong những tay tham nhũng nhất nước.

    Nguyễn Tấn Dũng đã tham ô quá nhiều qua những món tiền Vinashin Vinalines, dự án Boxit, Ecopark … Gia đình Dũng như con gái Nguyễn Kim Phượng cũng hốt bạc tỉ trong các dự án Ngân Hàng , con trai Nguyễn Thanh Nghi giữ chức thứ trưởng Bộ Xây dựng đã đấu thầu gần hết các dự án lớn.

    Góp thêm ý trong bài viết tác giả Lê Diễn Đức là Nguyễn Tấn Dũng đã tham ô quá nhiều và gia đình Nguyễn Tấn Dũng xem như đã hốt gần hết tiền trong ngân khố Việt Nam .

    Nếu bây giờ Nguyễn Tấn Dũng từ chức thì một Thủ Tướng mới của CSVN lên thay và bắt đầu tham ô lại từ đầu thì lúc đó sẽ khổ cho VN nhiều hơn nữa.

    Từ đây tới hết nhiệm kỳ, gia đình Nguyễn tấn Dũng có thể sẽ còn tham thêm một ít nữa chứ không nhiều như trước đây. Nếu thay người mới vào chức Thủ Tướng chẳng may gia đình ông nầy có 10 người con như Nguyễn Kim Phượng thì dân VN sẽ khổ dài dài .

  3. Ngày nào còn sự tồn tại của Nguyễn Tấn Dũng thì ngày đó chẳng những người dân Việt nam không tin vào Đảng và Nhà nước này mà Thế giới không ai giám đầu tư vào Việt nam nữa. Như thế uy tín của Đảng CSVN càng mất đi nghiêm trọng và nguy cơ bị cô lập, bị lật đổ càng lớn hơn vì lòng dân càng căm phẫn hơn và muốn thay đổi nó. Như vậy ông Nguyễn Tấn Dũng đang đứng đó đào mồ chôn Đảng CS Việt nam. Cảm ơn ông đã và đang làm cho ngày tàn của Đảng CS Việt nam càng đến nhanh hơn.

  4. SUỐI NGÀN says:

    TỪ HAY KHÔNG TỪ

    Dẫu mà từ chức hay không
    Vẫn đều tối hậu ở quyền người ta
    Không từ thì hết nhiệm kỳ
    Sẽ ngồi hay ở tự mình quyết sao
    Nên Dương Trung Quốc tào lao
    Nại ra văn hóa để rao chữ “từ”
    Ông quên chuyện khác ở đời
    Ấy là trách nhiệm bởi người phân công
    Ngay ông cũng có khác gì
    Mình không từ, bảo người ta phải từ
    Ôi thôi rắc rối việc đời
    Nại ra “văn hóa” có trời mới hay
    Mình văn sao bảo người văn
    Hóa ra cũng kiểu lăn xăng vậy mà
    Mà thôi trong cõi người ta
    Có Dương Trung Quốc còn là hơn không

    TRĂNG NGÀN
    (26/11/12)

  5. Thằng Bờm says:

    Ông Dũng không từ chức là một may mắn cho VN ; Đúng. Chỉ vì đơn giản một điều là luật biển của VN phải đợi đến ngày 01/01/2013 mới hạ hồi phân giải. Nếu luật biển VN đi đúng chuẩn mực quốc tế và sau đó ít lâu, quốc hội Hoa Kỳ ( chắc chắn sẽ) thông qua UNCLOS , vai trò của ông Dũng sẽ sống còn với biển đông.

    _ Chiến lược an ninh quốc tế ở biển đông đòi hỏi Hoàng sa-Phú Lâm phải trở về với VN ở trong chuẩn mực cộng đồng quốc tế.
    _ Hoàng sa-Phú Lâm có trở về với VN hay không là do thực thi trọn vẹn UNCLOS.
    _ Nếu TQ không chịu thực thi UNCLOS thì VN hiện nay, chỉ có ông Dũng nói chuyện được với quốc tế (đừng suy nghĩ theo chức vụ của hệ thống chính trị) để yêu cầu quốc tế hổ trợ.
    _ Ông Dũng muốn nói chuyện với quốc tế thì VN phải đi theo những chuẩn mực quốc tế để phù hợp với chiến lược an ninh quốc tế ở biển đông.
    (vòng luẩn quẩn cắc ké là mẹ kỳ nhông, kỳ nhông là ông kỳ đà, kỳ đà là cha cắc ké.)

    Với vai trò đó, ông Dũng sẽ không còn làm kinh tế như đã từng vụng về. Ông sẽ làm một cái gì đó …cao hơn ? !
    Với đặc tính “ngẫu hứng con ngựa ô,…đêm phương nam nằm nghe… sấm nổ”….
    Mọi người sẽ đét vào mông mình mà thật lòng “may sao hồi đó anh 3 không chịu từ chức”.

    Nếu ngược lại hoàn toàn, mọi người sẽ đét vào mông anh 3 và cũng thật lòng ” may sao hồi đó chả không chịu từ chức ; nếu từ chức ; chả dzọt mất tiêu rồi, lấy đâu mà đét vào mông chả”.

    Mọi “ngài” trên thượng tầng VN đều rỏ cả nhưng họ đã “bất lực” vì VN hôm nay là một phương tiện tham gia giao thông trên “xa lộ toàn cầu”; không phải “chiếc xe VN” ưa chạy kiểu gì cũng được.

    Mọi việc “đơn giản” y như là anh 3 Tàu “đang giởn” với quốc tế.

  6. d says:

    Rất chính xác …Khi nhà nước độc tài PV BÁO CHÍ – phỏng vấn , chất vấn đều có thể bị *( CÒ MỒI & HỐI LỘ ) Bài viết này mổ xẻ , tường tận trong các chế độ lên đồng tập thể ” tự sướng có sự định hướng , chỉ đạo từ những ông trời con …trong cung vua phủ chúa tập thể . Lần trước Nguyễn tấn Dũng cũng được 1 ĐBQH cò mồi câu hỏi về chủ quyền biển đảo mà Nguyễn tấn Dũng trả lời tuy ngập ngừng nhưng ko vấp khi nơi Hoàng sa , Biển Đông là chủ quyền của VN bị TQ đánh chiếm năm 1974 do chệ độ VNCH quản lý . Báo chí LỀ PHẢI VN cũng viết theo đơn đặt hàng ,cò mồi và có sự mua bán .
    QH VN là sân khấu diển tuồng trước nhân dân VN dưới sự chỉ đạo toàn diện của BCT đcs VN không có gì có thể thay đổi ngoài đcs VN . ND VN đừng quá tin những màn trình diễn có sắp đặt hoặc khơi mào của đcs VN là một sự ngộ nhận ….

  7. NHUNGUYEN says:

    Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của Anh LÊ DIỄN ĐỨC khi cho rằng NTD không từ chức là điều may mắn cho dân tộc VIỆT bỡi vì nếu NTD từ chức thì có người khác thay thế ;rối lại học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại bán đất ;bán biển tiếp cho TÀU để vỗ béo cho gia đình và gia cố cho ghế ngồi của mình.
    Những gì mà người dân TÂ Y TẠNG phải chịu đựng trong thời gian vừa dưới chế độ hà khắc TQ hy vọng sẽ thức tỉnh NTD quay về với dân tộc và vớí thế lực hiện có lên nắm quyền hành ;tuyên bố làm TỔNG THỐNG ;thả hết tù chính trị;ổn định xã hội để chuẩn bị đối phó với sự xâm lược của TQ.

  8. Lu Quá Sắc says:

    Anh Lê Diễn Đức nói đúng đấy.
    Người Pháp họ nói là kiểu này kiểu ” Démonstration par l’ABSURDE”.
    Hoan hô Mr. Đức một cái.

  9. DâM Tiên says:

    Ấy, xin thưa như ri rà. Năm 2006, khi CSVN sắp bình bầu thủ tướng,
    thì Hố Cẩm Đào sai Gỉa Khánh Lâm sang, rằng : Hồ Cẩm Đào chúng
    tôi ..hẩu lớ với ông Tấn Dũng.

    Bên kia bờ…biển, thì chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ cũng bươn bải sang
    VN mà rằng, Hoa Kỳ chúng tôi OK ông Tấn Dũng.

    Thế cho nên, cả và cái đoảng CS nay, cũng chẳng thể nào hạ bệ
    được Tấn Dũng. Thưa có phải chăng , ngài Tony Blair ?

  10. nguenha says:

    Sau khi nghe Nguyễn tấn Dũng trả lời câu hỏi của Đại bểu DTQ về “văn hóa từ-chức”: ” Tôi chưa xin Đảng một chức vụ gì,và tôi cũng chưa bao giờ từ chối bất cứ nhiệm vụ nào mà Đảng giao”,người dân chỉ còn ngửa mặt lên trời mà chửi đổng: “Tổ cha Đảng!!!”(xin lổi)

Leave a Reply to Lu Quá Sắc