Hoa Kỳ không trung lập trong tranh chấp ở Thái Bình Dương
Tờ Wall Street Journal số ngày 29/11/2012 đăng tin nhà ngoại giao kỳ cựu Richard Armitage đã minh định với giới lãnh đạo Bắc Kinh rằng Hoa Kỳ không trung lập trong cuộc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư để tránh mọi hiểu lầm cho dù lập trường này chưa được bài tỏ công khai [1]. Theo ông nước Mỹ không thể đứng ngoài khi đồng minh bị hăm doạ hay xâm lấn.
Chuyến đi Trung Quốc của viên cựu Thứ Trưởng Ngoại Giao là do lời yêu cầu của chính phủ Mỹ khi tình trạng căng thẳng Nhật-Trung lên cao độ trong vài tháng trước. Ông Armitage nhận xét rằng việc này đã góp phần tạm làm lắng diụ mối quan hệ giữa hai nước thời gian gần đây.
Ngày 01/12/2012 Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết thừa nhận quần đảo Senkaku thuộc chủ quyền Nhật Bản. Ngay sau đó Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng phản đối cho rằng việc này đi ngược lại điều mà Hoa Kỳ vẫn thường nói là không can dự vào những cuộc tranh chấp chủ quyền của những nước khác[2] .Nhưng tiếp theo Bắc Kinh không có những biện pháp trả đủa cho thấy đây chỉ là một thông lệ phản ứng ngoại giao.
Lời phát biểu của ông Armitage đáng quan tâm vì Hoa Kỳ có hiệp ước phòng thủ với cả Nhật Bản và Phi Luật Tân, như vậy dẫn đến ý nghĩa bao hàm rằng Mỹ cũng sẽ không trung lập tại khu vực biển Đông khi các nước đồng minh bị đe doạ.
Như vậy trong số những quốc gia liên quan đến tranh chấp, Việt Nam ở vào thế khó khăn vì nhiều lý do:
- Không có một cường quốc quốc tế minh thị hậu thuẫn
- Chiụ áp lực nặng nề và trực tiếp về chính trị, kinh tế và quân sự do vị trí địa lý và những ràng buộc trên phưong diện đối ngoại song phương vớI Bắc Kinh
- Nhà cầm quyền và dân chúng không thống nhất trong lập trường đối xử với Trung Quốc
- Việt Nam dù có hậu thuẫn quốc tế nhưng sát biên giới bị bao vây dần dần từ Hoa Lục, Lào, Cam Bốt sang đến hải phận
Cho đến khi Việt Nam thống nhất ý chí và tạo được quan hệ bền vững với nước bạn thì những sự trợ giúp bên ngoài có thể được hiểu chỉ nhằm tạo rào cản trong chiến lược toàn cầu ngăn chận và làm tiêu hao thế lực của Trung Quốc. Nhưng bây giờ muốn thắt chặt bang giao với các cường quốc khác cũng sẽ bị cản trở từ nhiều phía khác nhau. Hai miền Nam Bắc đã là tiền đồn của Mỹ-Nga khiến bao nhiêu xương máu đổ ra dưới thời chiến tranh lạnh thì chúng ta phải thận trọng tránh không trở thành vùng xôi đậu trong cuộc tranh hùng Mỹ-Hoa vào thế kỷ 21.
© Đoàn Hưng Quốc
© Đàn Chim Việt
———————————————–
[1] Wall Street Journal 29/11/2012: U.S. Not Neutral in Island Dispute, Armitage Told Beijing http://blogs.wsj.com/chinarealtime/2012/11/29/u-s-not-neutral-in-island-dispute-armitage-told-beijing/
[2] RFA-03-12-2012: Trung Quốc phản đối Mỹ công nhận chủ quyền của Nhật trên đảo Senkaku http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/ch-op-us-bil-scsea-12032012094426.html?searchterm=senkaku
Hãy nhìn Mỹ một cường quốc cuả Thế giới,luôn luôn phải tỏ ra cho Thế giới biết nhất là phe đồng minh
cuả mình một đàn anh cả ,và cũng một thế dưạ cuả tất cả những nước nhỏ ,nếu như làm mất niềm tin ấy
thì không một ai còn muốn liên minh với Mỹ ,và cũng như thế Mỹ sẽ bị cô lập không ai cộng tác,với mình
mặc dù quân sự mạnh nhất thế giới cũng cần phải có đồng minh ….cho nên dù muốn ,dù không Mỹ bao
giờ cũng phải giữ uy tín cuả một người đàn anh trên thế giới,cho nên không có việc đứng khoanh tay nhìn kẻ cướp,côn đồ đang quấy phá ,lộng hành khắp các nơi .nhưng có một điều Mỹ đã trải mỏng quá
nhiều lực lượng trên thế giới nhất là Trung Đông,nay vì Á Châu trở nên quan trọng trong khu vực nên
Mỹ đã phải gấp rút quay trở lại để cân bằng lực lượng tại đây không ngoài mục đích bao vây TQ ,mà còn ngăn chặn sự bành trướng ,thực dân mới cuả TQ.Điều dễ hiểu mà Mỹ lúc thế này ,thế khác trước sự
ngông cuồng cuả TQ đó cũng là mang niềm tin đến cho đồng minh cuả mình đến các nước trong khu vực
Á châu mà đó cũng để cho con Gấu Bk biết rằng đừng có mà hung hăng quá chớn Tôi không để yên đâu
không phải anh mang mấy con Tàu rỉ sét ra mà hù hoạ các nước nhỏ,hơn nưã làm gì Mỹ cũng phải có
Quốc hội Mỹ chấp nhận,cho nên mỹ dè dặt,lời nói chấn an đồng minh cuả Mỹ và đồng thời cũng cảnh cáo
TQ đừng có mà tưởng bở tôi đứng ngoài để cho anh muốn làm gì thì làm đâu …? dù những nước không có hiệp ước an ninh với Mỹ tôi cũng không ngồi yên ,….để dễ hành động và có bàn tay cuả MỸ can dự vào nên Mỹ đã để cho các nước đàn em Như Nhật cánh tay mặt,Ấn,Úc sẽ động thủ trước …ba nước naỳ
mà cùng hành động thÌ Thằng Tàu cũnng chỉ còn sương bọc da thôi…Mỹ như con Hổ Phục chờ khi cần
mới ra tay không bị mang tiếng là gây chiến.cho nên thấy rõ Ấn Độ ,Đô Đốc Hải quân đã khẳng định là Ấn sẽ cho lực lượng Haỉ quân để bảo vệ giàn khoan đang khai thác ở Biển Đông khu vực cuả VN.
anh TQ dám động đến những dàn khoan cuả ấn không….? chờ mà xem ,nếu cả gan như một con chó
điên thì việc gì sẽ xẩy ra,hay đó cũng là bị mắc mưu cuả Mỹ rồi,thòng lọng cuả Ấn thắt trước rồi Nhật và Úc sẽ xiết lại ,MỸ là cuộn dây đó,các nước khác như philippine,VN sẽ cũng đứng nhìn,hay ăn theo tuỳ
sức lực sẵn có .Nếu VN lãnh đạo sáng suốt có tầm nhìn chiến lược lợi dụng lúc này chiếm lại đảo Hoàng sa,và Trường Sa đã mất ,đất liền lấy laị Aỉ Nam Quan,Thác bản Giốc,bãi Tục lãm thu hồi lại tất cả .TQ
đã bị lóc hết thịt còn da bọc sương sao đứng vững,trong nội điạ các nước như Mãn,Mông,Tân Cương,
Tây Tạng nổi lên dành lại độc lập .đến thời kỳ TQ phải đền tội và trả giá :”Quả Báo Nhãn Tiền “
Các ông đừng mơ Mỹ đứng ra chống Trung quốc để bảo vệ các nước nhỏ như Việt nam , giữ nhà thì nên tự giữ lấy , đừng nên nhờ thằng khác , chúng nó như nhau cả thôi , các ông nghĩ sao khi Trung quốc cũng là ” đồng minh đang bị hăm dọa ” của Mỹ ?
Ông ĐHQ phân tích vị thế của VN hiện nay không có gì sai nhưng ĐCSVN phải đàn áp các cuộc biểu tình chống TQ vì cấp lãnh đạo của ĐCSVN ở vào cái thế không đặng đừng và họ hiểu rõ hơn những gì ĐHQ hiểu,hiện VN bị bao vây tứ phía( biển cũng như trong đất liền)chưa kể đến đạo quân thứ năm và sự lũng đoạn về kinh tế ,chính trị.TQ không bao giờ BẮN 1 PHÁT SÚNG để thôn tính VN mà chính VN dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN sẽ tự nguyện nằm trong vòng tay TQ vì không còn cách nào khác để có thể tồn tại và các thành phần lãnh đạo lo vơ vét ngày nào hay ngày ấy , điều này người dân ít học cũng nhận thấy .