WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bài thơ “Lính mà em” của Phạm Tiến Duật hay Lý Thụy?

Chúng tôi ( TMH) vừa nhận được email của nhà thơ, nhà văn Lý Thụy Ý nói về bài thơ “Lính mà em” của bà đã từng in trên báo “Văn nghệ tiền phong” tại Sài Gòn năm 1967, sau đó in vào tập thơ “Khói lửa” của bà in năm 1972 tại Sài Gòn. Bài thơ này còn in trong tuyển tập: “Thơ tình năm 1975” của miền Nam.

Nhưng, lạ lùng thay, bài thơ “Lính mà em” của nhà thơ Lý Thụy Ý lại thấy nằm trong tuyển tập thơ Phạm Tiến Duật do nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản năm 2007, tất nhiên là bài thơ mang tên Phạm Tiến Duật (có sửa một số chữ in nghiêng) dưới đây.

Còn đây là lá thư điện tử của nhà thơ Lý Thụy Ý gửi chúng tôi (TMH):

Kính gởi nhà thơ Trần Mạnh Hảo

Tôi tình cờ đọc được trên trang mạng của Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Khắc Phục những luồng ý kiến về bài thơ “LÍNH MÀ EM” mà tôi là tác giả. Tôi, Lý Thụy ý, viết báo và làm thơ tại Sài gòn trước 1975, đã viết “Lính mà em” khoảng năm 1967-1968. Bài thơ sau đó đăng lên tuần báo Văn nghệ Tiền phong của Sài gòn, tạo được tiếng vang cho tên tuổi Lý Thụy Ý, và được đưa vào thi phẩm “Khói lửa 20″…

Đó là tâm tư của một người con gái thời chiến yêu lính, “đặc sệt” chất “Em gái hậu phương”, nói với người tình lính chiến hay dùng “Lính mà em” để biện hộ cho những lần thất hứa…Tôi tin rằng nhiều người Sài gòn vẫn còn nhớ “Lính mà em” của Lý thụy Ý, vì bài thơ được hai nhạc sĩ Y Vân và Anh Thy phổ nhạc, Hùng Cường hát và phát đi phát lại trên đài phát thanh nhiều lần…

Tôi gởi kèm cho ông 2 bài thơ, 1 được cho là của nhà thơ Phạm Tiến Duật (Ông Nguyễn Khắc Phục gần như khẳng định ). Bài thơ có lẽ được chép qua những người không “thuộc” cho lắm nên lôm côm và mất ý, tôi tin nếu Phạm Tiến Duật làm, chắc chắn sẽ hay hơn nhiều! Và một “Lính mà Em” của chính tác giả, Lý Thụy Ý, để ông thấy rõ sự khác biệt giữa “thật” và “tam sao thất bổn”…Thật ra, tôi đã đọc nhiều “Lính mà em”…và thất vọng khi thấy câu chữ hầu như…chẳng còn gì ngoài ba từ “Lính mà em!”

Hy vọng với sự khách quan, ông cho vài ý kiến, và tôi cũng chỉ biết ngậm ngùi khi mà bài thơ nầy giờ đây cũng đã nằm chễm chệ trong tập thơ cuối cùng của nhà thơ Phạm Tiến Duật với những câu cú…đáng buồn!

Cũng xin nói thêm rằng, chỉ có “người ngoài cuộc” là nói Lính mà Em của Phạm Tiến Duật, còn bản thân ông thì không thừa nhận. Trên báo TUỔI TRẺ số ra ngày Chủ nhật- 4-11-2007, trong bài “Một người lính đặc biệt trên đường mòn huyền thoại” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết về Phạm Tiến Duật có đoạn:( xin trích nguyên văn )”…Khi tôi đến, ông lấy tập thơ tặng tôi và mở tập  thơ ra chỉ cho tôi xem một bài thơ và nói đó không phải là thơ của ông, nhưng vì yêu quí mà những người làm sách đã đưa bài thơ đó vào. Đó là bài “Lính mà Em”. Phạm Tiến Duật nói đây là bài thơ của một nhà thơ nào đó của Sài gòn viết trước 1975…”(Nguyễn Quang Thiều).

Thật ra, những dư luận cũng đã qua khá lâu, nhưng gần đây tôi mới tình cờ biết được nên nghĩ tác giả Lính Mà Em lên tiếng cũng không thừa, trước hết để tránh sự ngộ nhận không đáng có, thứ hai là đưa ra nguyên bản bài thơ để những người yêu Lính mà em có một bài thơ đúng nghĩa.

Hy vọng không làm phiền nhà thơ.
Chân thành cám ơn.
   Lý Thụy Ý
 Sài gòn 22- 12- 2012

Lính mà em
Phạm Tiến Duật

    Em trách Anh gửi thư sao chậm trễ
    Em đợi hoài em sẽ giận cho xem
    Thư Anh viết bao giờ Anh muốn thế
    Hành quân hoài đấy chứ,
    Lính mà em!
    Anh gửi cho Em mấy nhành hoa dại
    Để làm quà không về được em ơi
    Không dự lễ Nô- Encùng em được
    Thôi đừng buồn em nhé,
    Lính mà em!
    Ngày nghỉ phép Anh cùng Em dạo phố
    Tay chiến binh đan năm ngón tay mềm
    Em xót xa đời anh nhiều gian khổ
    Anh mỉm cười rồi nói,
    Lính mà em!
    Qua xóm nhỏ anh ghi dòng lưu niệm
    Trời mưa to, hai đứa nép bên thềm
    Anh che em khỏi ướt tà áo tím
    Anh quen rồi không lạnh,
    Lính mà em!
    Anh kể em nghe chuyện trong này
    Trăng đầu mùakhông đủ viết thư đâu
    Thư Anh viết chữ mờ nét vụng
    Hãy hiểu dùm Anh nhé,
    Lính mà em!
    Ghét Anh ghê chỉ được tài biện hộ
    Làm cho người ta thêm nhớ thương
    Em xa lánh những ngày vui trên phố
    Để nhớ người hay nói,
    Lính mà em!

Tiểu sử Phạm Tiến Duật (Theo Bách khoa toàn thư)

Nowy obraz (1)Phạm Tiến Duật (14 tháng 1 năm 1941 – 4 tháng 12 năm 2007) là một nhà thơ Việt Nam với nhiều tác phẩm thơ tiêu biểu viết trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Tiểu sử:

Phạm Tiến Duật sinh ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Cha ông là nhà giáo, dạy chữ Hán và tiếng Pháp, còn mẹ làm ruộng, không biết chữ. Ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ. Trong thời gian này, ông sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn. Đây cũng là thời gian ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng. Năm 1970, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ, Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

Chiến tranh kết thúc, ông về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt nam. Ông sống ở Hà Nội, là Phó trưởng Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam. Ông cũng là người dẫn chương trình của một chương trình dành cho người cao tuổi của kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam.

Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012.

Ngày 19 tháng 11 năm 2007, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã ký lệnh tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì cho nhà thơ Phạm Tiến Duật[1].
Ngày 4 tháng 12 năm 2007, vào khoảng 8:50, ông mất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư phổi[2].

Đóng góp”

Ông đóng góp chủ yếu là tác phẩm thơ, phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ. Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái “tinh nghịch” nhưng cũng rất sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát trong đó tiêu biểu nhất là “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”.

Những tập thơ chính:

·Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970), nổi tiếng nhất với tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
·Ở hai đầu núi (thơ, 1981)
·Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983)
·Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994)
·Nhóm lửa (thơ, 1996)
·Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997)
·Tuyển tập Phạm Tiến Duật (in xong đợt đầu ngày 17-11-2007, khi Phạm Tiến Duật đang ốm nặng)

Ông được ca tụng là “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”, “cây săng lẻ của rừng già”, “nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là “có sức mạnh của một sư đoàn”.

  
Lý Thụy Ý
 
Lính Mà Em

Mình trách anh hay hồi âm thư trễ
-Em đợi hoài! Em sẽ giận cho xem
Thư anh viết:- Bao giờ anh muốn thế
Hành quân hoài đấy chứ- Lính mà Em!

Anh gởi về em mấy cành hoa dại:
-Để làm quà không về được Noel
Không đi lễ nửa đêm cùng em gái
Thôi đừng buồn anh nhé- Lính mà em!

Anh kể chuyện hành quân nằm sương gối súng
Trăng tiền đồn không đủ viết thư đêm
Nên thư cho em nét mờ, chữ vụng
-Hãy hiểu dùm anh nhé- Lính mà Em!

Qua hành lang Eden ghi kỷ niệm
Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím
-Anh quen rồi, không lạnh- Lính mà em

Ngày về phép anh hẹn mình dạo phố
Tay chinh nhân đan năm ngón tay mềm
Mình xót xa đời anh nhiều gian khổ
Anh cười buồn khẽ nói:- Lính mà em!

Ghét anh ghê! Chỉ được tài biện hộ
Làm “người ta” càng thương mến nhiều thêm
Nên xa lánh những cuộc vui thành phố
Để nhớ một người hay nói LÍNH MÀ EM !

(Khói Lửa 20-1967)
 
Lính Mà Em, thơ Lý Thụy Ý, trong tập THƠ TÌNH NAM 1975 do gio-o.com tuyển chọn và giới thiệu.
 

Qua những bằng chứng trên đây, rõ ràng bài thơ “Lính mà em” là thơ của nhà thơ Lý Thụy Ý chứ không phải thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Chỉ cần nghe hơi thơ biết đây là thơ của một người phụ nữ, càng không phải phong cách thơ tinh nghịch, hóm hỉnh, nghiêng về bút pháp hiện thực của Phạm Tiến Duật.

Chắc là người chủ biên tuyển tập Phạm Tiến Duật (tập 1) là nhà văn Nguyễn Khắc Phục đã có sự nhầm lẫn đáng tiếc khi thực hiện tuyển tập thơ này. Mong nhà văn Nguyễn Khắc Phục cho công luận biết vì sao một bài thơ của nữ thi sĩ Việt Nam Cộng hòa làm cho lính miền Nam lại biến thành bài thơ của nhà văn cộng sản miền Bắc làm cho lính miền Bắc trong khi hai bên đang ở hai chiến tuyến giao tranh?

Bài thơ “Lính mà em” của nhà thơ Lý Thụy Ý viết năm 1967, khi Phạm Tiến Duật chưa nổi tiếng ngoài miền Bắc . Trong cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ năm 1969, chùm thơ của Phạm Tiến Duật được giải nhất, bạn đọc mới biết tên tác giả này.

Chúng tôi xin giới thiệu thêm hai bài thơ của chị Lý Thụy Ý để thấy hơi thơ cùng hơi thơ của ‘Lính mà em” là do một người viết:

Nowy obrazLý Thụy Ý: Những Bài Thơ Viết Trước 1975
 
Mang ý tưởng về những người lính chiến
Từng đêm buồn gác bên súng vào Thơ
Phương trời xa – theo ánh hỏa châu mờ
Nghe chiến trận về gần miền đô thị
1968
 
 
Lính  Mà Em!
 
Mình trách anh hay hồi âm thư trễ
- Em đợi hoài! Em sẽ giận cho xem
Thư anh viết: – Bao giờ anh muốn thế
Hành quân hoài đấy chứ – Lính mà Em!
 
Anh gởi về em mấy cành hoa dại:
- Để làm quà không về được Noel
Không đi lễ nửa đêm cùng em gái
Thôi đừng buồn anh nhé – Lính mà em!
 
Đêm biên giới kê đầu lên báng súng
Trăng tiền đồn không đủ viết thư đêm
Nên thư cho em nét mờ, chữ vụng
- Hãy hiểu dùm anh nhé – Lính mà Em!
 
Qua hành lang Eden ghi kỹ niệm
Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím
- Anh quen rồi, không lạnh- Lính mà em
Ngày về phép anh hẹn mình dạo phố
Tay chinh nhân đan năm ngón tay mềm
Mình xót xa đời anh nhiều gian khổ
Anh cười buồn khẽ nói:- Lính mà em!
 
Ghét anh ghê! Chỉ được tài biện hộ
Làm  “người ta” càng thương mến nhiều thêm
Nên xa lánh những cuộc vui thành phố
Để nhớ một người hay nói LÍNH MÀ EM!
KL 20-1967

Vì…
Viết trong mùa hè đỏ lửa
 
Vì tất cả những người trong cuộc chiến
Đều mỉm cười chấp nhận chuyện chia ly
Vì chúng mình là người trong cuộc chiến
Em không buồn khi tiễn bước anh đi
Vì hai tiếng Việt Nam trìu mến quá
Nên hàng hàng lớp lớp tiếp chân nhau
Vì mãnh đất quê hương kiều diễm quá
Nên hoa ngụy trang áo chiến chóng phai màu!
Vì Trường Sơn còn kiêu hùng ngạo nghễ
Nên từng đoàn chim sắt lướt tung mây
Vì Cửu Long còn từng cơn sóng vỗ
Nên tàu đi những chuyến hải trình dài
Vì thương người bên kia bờ vĩ tuyến
Nên vạn bàn tay chung sức đắp con đường
Còn ngăn cách bởi dòng sông Bến Hải
Và nhịp cầu mang hai chữ Hiền Lương!
Vì dưới bóng quân kỳ bay phất phới
Còn những người lính trẻ đứng hiên ngang
Nên như ngày xưa tiễn Người ra quan ải
Em hai tay nâng rượu tiển đưa Chàng…
1972


Tiểu sử Lý Thụy Ý

- Tên thật Nguyễn Thị Phước Lý, Sinh nhật vào ngày : 02-04-1947
- Quê nội: Quảng Nam – Quê ngoại: Thừa Thiên – Huế
- Làm thơ, viết văn, viết báo ở đất Sài Gòn từ giữa thập niên 60 thế kỷ XX.
Lý Thụy Ý, một nữ văn, thi sĩ nổi danh từ trước 1975 , khởi sự viết  cho tuần báo ‘ Văn Nghệ Tiền Phong’ , thư ký tòa soạn tờ báo này trông  coi mục Văn nghệ Kaki  ( Văn nghệ lính)

Sau  1975 , Lý Thụy Ý  , bạn cải tạo các nhả văn, báo   Thanh Thương  Lý Đại  Nguyên ,  văn sĩ Doãn Quốc Sỹ vv..  ở trại tập trung nào đó trên Cao nguyên  (tôi không nhớ rõ niên hạn  năm cải tạo), sau về tp. HCM  lấy chồng , viết văn , sáng tác.

Những tác phẩm chính:
Thơ: – Khói lửa 20 (1972) – Thơ tình Lý Thụy Ý (1995) – Kinh tình yêu (2003)
Văn: – Theo triền nắng đổ (1970) – Người sau tuyến lửa (1972) – Bông hồng không tỏa hương (1992) – Ngọc lai (1993) – Khuya hoang (1994) – Những mùa xuân chín (1999)

48 Phản hồi cho “Bài thơ “Lính mà em” của Phạm Tiến Duật hay Lý Thụy?”

  1. phu pha says:

    Giấy , mực thừa thãi, lộng ngôn bừa bãi, cãi lộn trên mạng để làm chi, thiếu gì cách để “những gì của Chúa sẽ phải thuộc về Chúa”.Hơn nữa, để cho Người ta yên, đừng “đao to-búa lớn” cả với những người đã khuất.

  2. TÔ Mã Ý says:

    Lý Thụy Ý có chồng là sĩ quan Biệt Động Quân.
    Người lính trẻ hy sinh rất sớm.
    Lý Thụy Ý làm thơ thương chồng.

    ———————————————————————

    Này ơi, PT Duật phải trả thơ về cho LTY, aka Ý Yên
    ( trùng tên thơ với một thi quân VNCH là Ý Yên…)

    thì, kẻ man trá Cộng phỉ cũng phải trả tên Saigon cho
    Saigon. Thank You so much, Trần Mạnh Hảo. TMY

  3. Phan Văn Minh says:

    Lời góp ý của Thi sỹ Lý Thụy Ý với nhà văn Nguyễn Khắc Phục chủ biên Tập thơ của tác giả Phạm Tiến Duật sơ sót đã in Linh Mà Em của Lý Thụy Ý rất nhẹ nhàng và rất văn hóa và Bà cũng nói khi Phạm Tiến Duật còn sống cũng không nhận đó là bài thơ của minh. Sai sót thì sửa lại có gì ghê gớm và cải vả nhau đâu mà người Lấy tên là Hạ Sĩ phó viết những câu từ phản ứng rất là vô văn hóa. tôi nghỉ người này bị tâm thần mới có những lời viết quá thô lỗ như trên. Còn nhiều lời phản hồi khác đều mang tinh chất xây dựng.

    • Builan says:

      VỪA THỐI VỪA DƠ
      Bạn PVM còn lấy que khoeò quậy lên là chi ???
      Bài nầy POST đã gàn môt năm rôi (23/12/12) !

      CỘNG SẢN MÀ EM!
      Này em gái, nằm im nghe anh kể
      Chuyện ngày xưa, nhắc lại để… mà thương
      Anh bộ đội cụ hồ quân giải phóng
      Vì miền Nam đói rét… phải lên đường.

      Bác đã bảo vì miền Nam ruột thịt
      Cứu anh em dẫu đốt cả trường sơn
      Giặc kềm kẹp… dân Nam như xác lá
      Mỹ xâm lăng, cả nước phải căm hờn

      Qua vĩ tuyến nón anh rơi lộp độp
      Vì ngước cao chót vót để nhìn xem
      Anh chính ủy bảo miền Nam nghèo lắm
      Nên hiểu rằng: Lời cộng sản mà em!

      Đến Nha Trang, biển xanh anh bật khóc
      Như trẻ thơ lạc mẹ giữa phố phường
      Dăm kẻ lạ, tò mò giương đôi mắt
      Có lẽ anh đã lạc cõi thiên đường.

      Ở Sài Gòn, dân thành thường xỏ lá
      Bộ đội ơi, miền Bắc có cà rem?
      Nét hớn hở, tỉnh bơ như Hà Nội
      Ồ thiếu gì, ăn không hết phải phơi khô!

      Ở ngoài Bắc, Ti Vi ai cũng có
      Sáng sớm ra thì nó chạy đầy đường
      Anh nhìn chiếc đồng hồ hai người lái
      Mắt thèm thuồng, cứ nhìn thấy là thương.

      Anh tự mãn quê anh nhiều cà chớn
      Còn cà phê thì uống chẳng cần tem
      Ghé vào tiệm mua nửa đôi nịt vú
      Lọc cà phê, ừ cộng sản mà em!

      Và cứ thế, các anh lên lãnh đạo
      Sửa rồi sai, sai sửa vẫn cứ sai
      Mấy chục năm nướng dân làm thí nghiệm
      Cộng sản mà em, siêu việt thiên tài!

      Bước tiệm tiến…Hoàng Trường Sa dâng bán
      Vì ân tình Trung Việt nghĩa anh em
      Để kết cuộc chúng ta cùng Tổ Quốc
      Xin chớ buồn…vì cộng sản mà em!

      NGUYÊN THẠCH

  4. hạ sĩ phó says:

    phạm tiến duật là tên nào vậy, việt cộng hả? Nếu đã là việt cộng thì ‘nàm thao’ lói được tiếng ‘lính mà em’ vì bọn thổ phỉ việt cộng kêu đám lâu la côn đồ của chúng nà bộ đội, bằng chứng là nhà thơ Hữu Loan trong Màu tím hoa sim có câu ‘Nàng có ba người anh đi bộ đội’, sau này ở miền nam Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) sửa lại là …’đi quân đội’. Đây là chứng minh tên thợ thơ phạm tiến duật đã vờ vịt vơ vét nhằm như vẹm bài thơ ‘Lính mà em’ của thi nhân VNCH, ôi tại sao ‘văn – hóa – đồi – trụy – của – Mĩ – Ngụy” mà ‘nại’ ‘hiếm quí’ đến thế khiến cho bọn đã thú việt cộng sanh lòng tà gian ‘giải phóng’ rồi gán cho bài thơ ấy ‘nà’ của tớ.
    Thành kính tri ân nhà thơ (bần dân không dám gọi là thi sĩ) Lí Thụy Í đã cho biết mình là tác giả bài thơ được phổ nhạc Lính mà em mà thời giấy giờ ai cũng biết và cũng thích nhất là kề hạ thần lúc bấy giờ – lúc bản Lính mà em đã nổi tiếng – là lính mới tò te cũng bạo mồm bạo miệng khoe khoan với ‘em gái hậu phương là … Lính mà em theo như bản nhạc chứ hoàn toàn không biết đó là bài thơ Lính mà em của Lí Thụy Í được phổ nhạc. Như vậy, hạ sĩ phó tôi trân trọng xin mấy ÔNG NỬA NGƯỜI NỬA NGỢM NỬA ĐƯỜI ƯƠI ĐỪNG VỜ VỊT, VÊNH VÁO, VU VƠ, VƠ VÉT VUN VÍT GIỐNG VẸM CỦA NGƯỜI TA LÀM CỦA MÌNH. Bản chất của bọn này (việt cộng) là như vậy. Cái gi của cesar hãy trả lại cesar cái gì của hồ thì giữ cho hồ ĐỪNG NHẬP NHÙ ĐÁNH LẬN CON ĐÊN BÉ CÁI NHẦM.

    VẸM VÀO (MIỀN NAM VIỆT NAM) VÊNH VÁO, VỜ VỊT, VU VƠ, VỚ VẨN, VƠ VÉT . . . VỌT.

  5. tracy says:

    Bài thơ Lính Mà Em, chắc chắn là của bà Lý Thụy Ý viết ra, vì hồi tôi còn nhỏ lắm đã nghe bài thơ này phổ nhạc, và được 2 ca sĩ nổi tiếng hát kích động nhạc thời bấy giờ (hình như vào cuối thập niên 60′s hay đầu 70′s ) là Mai Lệ Huyền- Hùng Cường hát trên đài truyền hình số 9. Hùng Cường đã chết nhưng Mai Lệ Huyền vẫn còn sinh hoạt nghệ thuật. Hay đề nghị TT Asia mời bà MLH hát lại bài này?

  6. Thaophuong says:

    …. Em thương mến ! Anh đã không hồi thư cho em như mình hằng mong ước vì có những cuộc hành quân trên muôn nẽo đường heo hút gió cuốn lẫn bụi mù .. Xin hãy hiểu rằng : bởi anh là Lính mà em..
    — Đêm nay .. Mảnh trăng thượng tuần treo lơ lững trên cao .. Hắt xuống nơi đây , chổ anh nằm gối đầu lên báng súng .. Mơ một ngày về phép để dạo phố cùng em ! Thông cảm cho anh giữa tiền đồn xa xôi ngái ngôi cách trở , dưới ánh trăng mờ giòng chữ viết vội nhưng vĩnh viễn chỉ trao gửi cho em .. Mùa giáng sinh đã trở lại .. Chốn kinh kỳ chắc hẳn em mong đợi và đang chuẩn bị giận hờn vì thư hồi âm quá chậm .. Vài cánh hoa rừng anh xin hái gửi tặng em .. Đó là món quà nhỏ nhoi nhưng đậm màu sắt son cùng chung thuỷ .. Bận hành quân .. Nhớ dùm anh là Lính mà em ..
    —-Sài gòn bây giờ chắc hẳn rộn lên , giữa hành lang của Eden ngày cũ , chiều nào bên nhau , ( ngày phép hiếm hoi coi như vàng ngọc ) em xót xa khi chợt nhận ra bàn tay sần sùi sỏi đá của người yêu .. Bảo rằng sao đời anh nhiều đau khổ .. Nghe buồn hơn chuyện tình thời khói lửa điêu linh .. Em yêu đời lính chiến , nhưng giận hờn khi nghe câu trả lời : ừ ! Lính mà em
    —-Biết không anh , khi xa vắng Sài thành , nơi yên bình vó ngựa xe tấp nập , chẳng có em trong giòng người dạo phố , chẳng có em giữa những cuộc vui nhộn nhịp .. Vì đời mình sống trong khoảng khắc chờ đợi .. Thư tình nơi xa ấy .. Không biết khi nào đến , hay chỉ vỏn vẹn vài ba chữ : LÍNH MÀ EM
    ( thân kính về cô Thuỵ Ý & hương hồn thân phụ )

  7. bảyrôthầygòn says:

    Có llẻ nhiều người không biết Thụy Ý là tác gỉ bài thơ phổ nhạc LME,nhưng bài hát “linh mà Em” thì hầu như ai củng đả nghe qua ,trên RV ,radio,bande cassette nhất là nhửng người lính vnch. vào cuối thập niên 60,đầu 70 và sau này ở hải ngoại…(ThúyNga,Asia chủ đề về linh) . .Và nay ,người làm thơ là Thụy Ý đả lên tiếng,đòi lại “bản quyền” (có chứng cớ) và Phạm tiến Duật,qua nguyểnquanglập.ĐẢPHỦNHẬN bài thơ phổ nhạc đó không phải của anh ta,ngoài ra ý thơ,lời thơ đều thể hiện tư tưởng của Em gái hậu phương miền Nam nói về người yêu là Lính cộng hòa “tà aó tím,dạophố,đi cinê,ăn kem. aó che em khọi mưauớt ….Nhửng giân hờn mong manh ,nhửng lời trách nhẹ nhàng và câu biện hộ đầy tính thuyết phục ,có chút kiêu hảnh thì không thể của PhạmtiếnDuật ,nhất là đời quân ngủ anh gắn bó với Trường Sơn.làm sao có nhửng vần thơ lảng mạng ,đầy tinh tiểu tư sản như vậy được.
    Theo tôi thì không cần phải nghi ngờ gì nửa về bài thờ “tam sao thất bổn” trong cuốn thơ in cuả PTD và ngay chính tác giả củng đả phủ nhận. Tuy nhiên nhà thơ dả không có một đính chánh ,xóa bỏ ngay trong cuốn thơ hay xé đi trang thơ đó và nếu nó dính vào bài thơ khác của anh ,thi anh yêu cầu nhà xuất bản in lại…Đó llà điều đáng tiếc ,dáng phàn nàn .,mang tính mặc nhiên công nhận..
    Vàcủng đáng phàn nàn khi bài viết mang cái tựa đầy tính nghi ngờ ,nhâp nhằng ,không khẳng định trên đây.Và nhửng ngưòi yêu thơ ,yêu nhạc trong thời gian 5,10 năm nửa sẻ giở bài thơ bài hát ra để thắc mắc. Một chuyện không đáng vì nó rỏ ràng rồi !
    Củng như trước đây một người nử trẻ thành phố HCM đả có in tập thơ mỏng của một thi sỉ miền Nam nhưng lấy tên cô ta là tác giả (bị phát hiện,nhưng không biết giải quyết ra sao ?.
    Mong nhà thơ ,nhà xuất bản lên tiếng đính chánh ,phủ nhận và xin lổi tác giả Thụy Ý.
    (7rtg)

Leave a Reply to Builan