WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

10 sự kiện thế giới 2012

1/ Barack Obama tái đắc cử
nhaObama7-11-f0d50
Ngày 7/11/2012 Obama đã tái đắc cử trong một chiến dịch tranh cử được đánh giá là tốn kém nhất từ trước tới nay. Kinh tế Mỹ chưa thoát hẳn ra khỏi trì trệ và tỉ lệ thất nhiệp vẫn cao nhưng Obama ‘ghi điểm’ do Mỹ tiêu diệt Osama bin Laden sau một thập kỷ truy lùng, rút hoàn toàn binh sĩ khỏi Iraq, dần giảm quân lực ở Afghanistan.

Trái với những dự đoán có phần sát nút trong quá trình tranh cử, Obama đã thắng áp đảo đối thủ Romney (303/ 203 đại cử tri). Obama sẽ tiếp tục một nhiệm kỳ mới và cũng là nhiệm kỳ cuối cùng theo hiến pháp Mỹ. Trong diễn văn thắng cử, ông nói “Tiến về phía trước vì các bạn. Tiến về phía trước vì các bạn đã xác nhận một lần nữa tinh thần đã giúp chúng ta chiến thắng cả chiến tranh và suy thoái, tinh thần đã đưa đất nước này khỏi vực thẳm của tuyệt vọng tới đỉnh cao của niềm tin. Niềm tin rằng trong khi mỗi chúng ta sẽ theo đuổi một giấc mơ riêng, thì chúng ta vẫn là một gia đình Mỹ và chúng ta cùng đi lên hay thất bại với nhau trong tư cách một quốc gia, một dân tộc.”

Năm nay, Obama lần thứ 2 được tạp chí danh tiếng Time bình chọn là “Nhân vật của năm”.

Nhiệm kỳ thứ 2 của Obama sẽ đầy thách thức cả lĩnh vực đối ngoại, cũng như đối nội.

2/ Putin trở lại điện Crem-li nhiệm kỳ 3

a7

Người đàn ông cứng rắn đã bật khóc khi đón nhận kết quả bầu cử đưa ông trở lại điện Crem-li lần thứ 3. Để có thể trở lại vị trí quyền lực này, Putin đã ‘lách’ qua Hiến Pháp Nga. Hiến pháp nước này không cho phép Tổng thống làm 3 nhiệm kỳ liên tục, nhưng lại là hợp pháp nếu lần thắng cử thứ 3 cách quãng với 2 lần đầu.

Putin đã làm Thủ tướng trong 4 năm để chờ thời cơ.

Theo Hiến pháp (đã sửa đổi) của Nga, nhiệm kỳ Tổng thống sẽ là 6 năm, thay vì 4 năm như trước kia và ông Putin có thể sẽ nắm quyền trong 12 năm tới.

Tuy vậy, đối lập Nga tố cáo đảng Nước Nga thống nhất của Putin gian lận bầu cử. Các đối thủ tiềm năng đều bị họ tìm cách loại bỏ và nhiều trò gian lận diễn ra ở các điểm bầu cử. Theo một số đánh giá của Phương Tây thì việc Putin quay lại Cremli là bước tụt lùi về dân chủ.

Giám đốc Human Rights Watch là ông Kenneth Roth nói: “Nước Nga, giống hệt như Kenya, Pakistan hay Nigeria – đang khoác lên mình chiếc áo choàng dân chủ cho những cuộc bầu cử. Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) cho rằng, nước Nga có các cuộc bầu cử như vừa qua đã là tốt lắm, để cố tình bỏ qua vấn đề cốt lõi: dân chủ đòi hỏi bầu cử tự do nhưng bên cạnh đó phải có báo chí tự do, quyền được biểu tình, hội họp và một xã hội dân sự”

3/ Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc
china_1

Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 diễn ra vào đầu tháng 11 với 1 dàn lãnh đạo mới. Nhưng kết quả bầu cử không có gì bất ngờ, giới phân tích chính trị thế giới từ lâu đã dự đoán Tập Cận Bình sẽ là Tổng bí thư, Lý Khắc Cường thủ tướng.

Đại hội Đảng CS Trung Quốc diễn ra giữa những đấu đá ở đỉnh cao quyền lực. Vụ án Bạc Hy Lai gây rúng động và tiếp đó là những bài báo trên Thời báo New York về tài sản của các nhà lãnh đạo. Theo đánh giá của báo chí quốc tế, dàn lãnh đạo mới của Trung Quốc vẫn mang tính bảo thủ và không có hy vọng gì vào sự tự đổi mới của Đảng CS Trung Quốc trong những năm tới.

Mục tiêu của Tập Cận Bình là tăng gấp đôi GDP vào năm 2020 và truy quét tham nhũng. Sau 2 thập niên tăng trưởng liên tục, có năm 2 con số, kinh tế Trung Quốc đang chững lại. 2 năm trước đây, Trung Quốc đã vượt Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ.

4/ Miến Điện dân chủ hóa
215781_web_Myanmar-US-Obama_Shri-2-

Tiến trình dân chủ hóa ở Miến Điện khởi phát từ năm 2011 nhưng đạt những bước tiến ngoạn mục trong năm 2012.

Miến Điện đã ân xá nhiều đợt tù nhân chính trị, cho phép đảng đối lập hoạt động trở lại, tranh cử quốc hội, cho phép tư nhân xuất bản báo chí và ngưng kiểm duyệt. Nhà nước, thậm chí đã hướng dẫn dân chúng cách thức tiếp cận với những vấn đề chính trị.

Diễn biến mới nhất, Tổng thống Obama tới thăm Miến Điện và trở thành tổng thống Mỹ đương chức đầu tiên đến thăm nước này. Chuyến thăm diễn ra ngay sau khi ông Obama tái đắc cử. Trước đó, Tổng thống U Thein Sein và lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi cũng đã viếng thăm Mỹ.

Mỹ và Liên minh châu Âu đang xóa bỏ dần các chế tài với Miến Điện, trong tương lai không xa sẽ bỏ hẳn cấm vận.

Tạp chí Foreign Policy đã xếp bà San Suu Kyi và ông Thein Sein trong danh sách 100 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới. Bà San Suu Kyi từ một nhân vật bị chính quyền coi là thù địch và giam lỏng gần 2 thập niên đã tỏa sáng như một biểu tượng của thế giới và của chính Miến điện.

Việc dân chủ hóa đã giúp Miến Điện thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc và vực dậy nền kinh tế kiệt quệ.

5/ Căng thẳng ở biển Đông và biển Nam Hoa gia tăng

Căng thẳng ở biển Đông tiếp tục gia tăng khi Trung Quốc cho xây dựng “thành phố Tam Sa” gồm toàn bộ Hoàng Sa và phần lớn Trường Sa. Tầu bè Việt Nam liên tục bị Trung Quốc lục soát, khám xét. Diễn biến mới nhất là việc cắt cáp tầu Bình Minh 2 mà báo chí Việt Nam gọi chệch đi là ‘làm đứt cáp’.

Với Philippines, tầu Trung Quốc liên tiếp ra vào khu bãi cạn Scarborough và đòi chủ quyền với vùng này. Căng thẳng biển đảo đã làm xấu mối quan hệ hai nước, ảnh hưởng đến kinh tế. Cụ thể Trung Quốc đã từ chối nhập khẩu một số mặt hàng nông sản của Philippines và khách Trung Quốc hủy những chuyến du lịch của họ tới đất nước này.

Với Nhật Bản, căng thẳng cũng gia tăng qua tranh chấp quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Nhiều đợt biểu tình dữ dội đã diễn ra ở Trung Quốc khiến các công ty Nhật phải chịu trận và tổn thất kinh tế không nhỏ. Một số công ty Nhật, trong đó có Toyota rút dần hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc sau diễn biến trên.

Liên quan tới Á châu và những tranh chấp gia tăng với Trung Quốc, Mỹ tuyên bố sẽ chuyển trọng tâm của họ về châu lục này.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta phát biểu hồi tháng 6/2012 đưa ra kế hoạch dịch chuyển phần lớn tàu chiến và lực lượng hải quân tới khu vực Thái Bình Dương trước năm 2020.

6/ Trung Đông vẫn bất ổn

Trung Đông tiếp tục bất ổn sau Cách Mạng hoa Nhài. Trừ Tunisia tương đối ổn định, Ai Cập còn nhiều lúng túng và biểu tình vẫn nổ ra với hàng trăm ngàn người tham dự trên quảng trường Tahrir để phản đối sự lạm quyền của Tổng thống.

Diễn biến mới nhất, bản Hiến pháp mới của Ai Cập đã được thông qua hôm 24/12/2012, mặc dù có chỉ trích “gian lận phiếu” từ phe đối lập.

Nước kế bên, Syria liên tiếp xảy ra bạo động triền miên, bất chấp những thỏa thuận ngưng bắn. Theo những thống kê mới nhất, gần 50 ngàn sinh mạng đã bị cướp đi ở đất nước này kể từ khi nội chiến, trong đó chủ yếu là thường dân. Hàng trăm ngàn dân Syria phải qua các nước láng giềng lánh nạn tạo nên một làn sóng di cư mới và là gánh nặng với các quốc gia châu Âu vốn cũng đang phải đối phó với khủng hoảng.

Trong khi đó, giao tranh ác liệt vẫn diễn ra ở dải Gaza. Ngày 14-11, ngay sau khi tuyên bố tiến hành chiến dịch quân sự quy mô lớn mang tên “Trụ cột quốc phòng”, Israel thực hiện hàng chục cuộc không kích và pháo kích nhằm vào các cơ sở huấn luyện, kho vũ khí đạn dược của phong trào Hamas khiến hơn một ngàn người thương vong.

7/ EU tiếp tục khủng hoảng

Sau rất nhiều cuộc họp thượng đỉnh với các gói cứu trợ, EU vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng.

Khủng hoảng khởi phát từ Hy Lạp từ 2 năm trước khi chi phí cho các khoản nợ Chính phủ liên tục tăng lên; lãi suất của nợ công khiến ngân sách kiệt quệ. Cuộc khủng hoảng sau đó đã lan sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland và tiếp theo là Ý trong khu vực đồng euro. Pháp đang là quốc gia có nhiều nguy cơ tụt hạng tín dụng. Cộng hòa Sip cũng đã bị đẩy tới bờ vực để nhận gói cứu trợ.

Nạn thất nghiệp tăng cao tới vài chục phần trăm ở các quốc gia khủng hoảng. Khủng hoảng nợ công đã đe dọa sự tồn tại của đồng tiền Euro. Nhiều nước, trong đó có Ba Lan tiếp tục trì hoãn và có khả năng không gia nhập khu vực đồng tiền chung Euro nữa. Khủng hoảng tài chính cũng dẫn tới những khủng hoảng về chính trị khiến cho thủ tướng Ý, thủ tướng Hy Lạp phải từ chức và nó cũng ảnh hưởng tới việc bầu chọn tổng thống Pháp.

Theo nhiều dự đoán, EU có khả năng vẫn chưa giải quyết được khủng hoảng nợ công vào năm tới. Nhiều nước ở EU muốn ‘dụ’ Trung Quốc mua trái phiếu chính phủ để phần nào giúp giải quyết cuộc khủng hoảng kéo dài.

8/ Kim Jong- un nối ngôi
595691

Kim Jong- un chính thức trở thành lãnh tụ Bắc Triều Tiên từ tháng 4/2012 sau khi Kim Jong-Il mất. Đất nước với 25 triệu dân này có quân đội hơn 1 triệu và là đội quân lớn thứ 4 thế giới sau Mỹ, Nga, Trung Quốc. Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân và có tên lửa với khả năng “bắn tới tận nước Mỹ”.

Sau khi lên ngôi, Kim Jong- un đã thực hiện các cuộc thanh trừng những người có nguy cơ chống đối. Đầu tiên Kim nhắm vào những người không tỏ ra buồn khổ hay khóc lóc trong đám tang Kim Jong-il. Mới đây, Triều Tiên đã xử tử một số quan chức cấp cao, trong đó có cả Kim Chol – thứ trưởng Bộ Lực lượng vũ trang – vì “hành vi uống rượu” trong thời gian diễn ra tang lễ cố chủ tịch Kim Jong Il.

Cùng với ông Kim Chol, khoảng một chục quan chức quân đội có liên quan đến “bê bối tình dục” hoặc “uống rượu” cũng bị xử tử, trong đó bao gồm một phó tổng tham mưu trưởng và một tư lệnh quân đoàn tiền tuyến. Báo chí nước ngoài mô tả, Triều Tiên đã xử tử viên tướng này bằng đại bác. Kim Jong- un tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc thanh trừng.

Ngày 12/12/12, Triều Tiên đã phóng tên lửa Unha-3 để “đưa vệ tinh lên vũ trụ” “vì mục tiêu hòa bình”. Nhưng Hoa Kỳ xem đây là vụ bắn thử tên lửa xuyên lục địa trá hình. Trước đó, Triều Tiên cũng đã nhiều lần thử tên lửa. Nhiều nhận định cho rằng, Bình Nhưỡng sẽ tiến hành một vụ thử nghiệm hạt nhân mới.

Chế độ Bắc Hàn bị cả thế giới cô lập nhưng lại được Bắc Kinh hậu thuẫn. Một Triều Tiên thống nhất và lớn mạnh, theo nhận định của các nhà phân tích, không nằm trong mong muốn của Trung Quốc.

9/ Tự thiêu liên tục ở Tây Tạng

Theo một thống kê chưa đầy đủ, đã có khoảng 70 vụ tự thiêu trong 2 năm qua ở Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi Trung Quốc tiến hành một “cuộc điều tra nghiêm túc” về những tự thiêu tự này nhưng cho tới nay chính quyền Trung Quốc gần như làm ngơ mà đổ lỗi cho sự xúi giục từ bên ngoài.

Hình ảnh tự thiêu ở Tây Tạng đã khiến thế giới xúc động. Nhưng chính quyền Trung Quốc thay vì đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Tây Tạng về một khu tự trị, điều duy nhất mà họ làm cho tới nay là phát bình cứu hỏa cho cảnh sát tuần tra!

Những vụ tự thiêu gia tăng vào thời điểm diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 18 của Trung Quốc ở Bắc Kinh.

Người dân Tây Tạng cũng liên tiếp biểu tình và hàng ngàn người bị giam giữ trong các nhà tù hà khắc của Trung Quốc.

10/ Thế giới phát sốt với “Gangnam Style”

Ca khúc “Gangnam Style” của rapper người Hàn Quốc – Psy lập kỷ lục trên YouTube khi trở thành video được xem nhiều nhất với hơn 1 tỉ lượt truy cập. “Gangnam Style” được đăng tải lên mạng vào 7/2012 và nhanh chóng trở thành video clip được yêu thích nhất mọi thời đại.

Với điệu nhảy phi ngựa cùng giai điệu vui nhộn, Psy bất ngờ trở nên nổi tiếng ở khắp mọi nơi. Rất nhiều nhân vật nổi tiếng, kể cả các chính trị gia đã bắt chước điệu nhảy ngựa độc đáo của Psy, từ Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki – Moon đến Tổng thống Mỹ – Barack Obama, đại sứ Ba Lan ở Trung Quốc, ông già Noel, Ngải Vị Vị.v.v. Nhiều công sở, trường học, thậm chí nhà tù cũng nhảy Gangnam Style.

Tên thật của diễn viên Hàn Quốc là Park Jae-Sang (lấy nghệ danh Psy).

20121221164540_gangnam-style

© Đàn Chim Việt

Phản hồi